Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hành vi cảm thán trong truyện ngắn của nguyễn thị thu huệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.24 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

BẠCH QUỲNH HOA

HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên, năm 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

BẠCH QUỲNH HOA

HÀNH VI CẢM THÁN TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS- TS Hà Quang Năng


Thái Nguyên, năm 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả
nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chƣa đƣợc công bố trong một công
trình nào khác.
Tác giả luận văn

Bạch Quỳnh Hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này đƣợc hoàn thành theo chƣơng trình đào tạo Cao học Ngôn ngữ
khóa 21, giai đoạn 2013 – 2015 của trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Thái
Nguyên.
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi của tập thể thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo
bộ phận Quản lý Sau Đại học và Ban Giám hiệu trƣờng đại học Sƣ phạm Thái
Nguyên, cùng các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hƣớng dẫn nghiên cứu
khoa học cho lớp Cao học K21 - Ngôn ngữ học. Thầy cô đã luôn tạo điều kiện cho
em có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học.

Đặc biệt, em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới
PGS- TS Hà Quang Năng - ngƣời thầy rất nghiêm khắc, nhiệt tình, tận tâm
trong công việc đã truyền thụ nhiều kiến thức quý báu cũng nhƣ kinh nghiệm
nghiên cứu khoa học cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn
Bạch Quỳnh Hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... iv
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tƣợng, mục đích và nhiệm vụ ................................................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 5
6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT ........................................................................... 6
1.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ .................................................................. 6
1.1.1 Khái niệm "hành vi ngôn ngữ" ................................................................. 6

1.1.2. Các loại hành vi ngôn ngữ ...................................................................... 7
1.1.2.1. Hành vi tạo lời ...................................................................................... 7
1.1.2.2. Hành vi mƣợn lời ................................................................................. 7
1.1.2.3. Hành vi ở lời......................................................................................... 7
1.1.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời ........................................................ 7
1.1.4. Phân loại hành vi ở lời ............................................................................ 8
1.1.4.1. Hành vi ở lời trực tiếp .......................................................................... 9
1.1.4.2. Hành vi ở lời gián tiếp .......................................................................... 9
1.2. Hành vi cảm thán ..................................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm "hành vi cảm thán" .............................................................. 10
1.2.2. Các thành tố của hành vi cảm thán........................................................ 11
1.2.2.1. Đối tƣợng cảm thán ............................................................................ 11
1.2.2.2. Nội dung cảm thán ............................................................................. 13
1.3. Hành vi cảm thán và câu cảm thán .......................................................... 13
1.3.1. Khái niệm câu cảm thán ........................................................................ 13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii

/>

1.3.2. Mối quan hệ giữa hành vi cảm thán và câu cảm thán ........................... 14
1.4. Lý thuyết hội thoại ................................................................................... 15
1.4.1. Khái niệm hội thoại ............................................................................... 15
1.4.2. Vận động hội thoại ................................................................................ 16
1.4.2.1. Sự trao lời ........................................................................................... 16
1.4.2.2. Sự trao đáp ......................................................................................... 16
1.4.2.3. Sự tƣơng tác ....................................................................................... 17
1.4.3. Cấu trúc hội thoại .................................................................................. 18
1.4.3.1. Cấu trúc hội thoại theo trƣờng phái phân tích hội thoại ................... 18
1.4.3.2. Cấu trúc hội thoại theo trƣờng phái phân tích diễn ngôn ................. 18
1.4.3.3. Cấu trúc hội thoại theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ – Pháp ............... 19

1.4.4. Các quy tắc hội thoại ............................................................................. 20
1.4.4.1. Quy tắc điều hành luân phiên lƣợt lời ................................................ 21
1.4.4.2. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại.......................................... 21
1.4.4.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự ....................... 21
1.5. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ ..... 22
Tiểu kết ............................................................................................................... 23
Chƣơng 2: CÁC PHƢƠNG TIỆN BIỂU HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THỊ THU HUỆ ........................... 24
2.1. Phƣơng tiện thể hiện hành vi cảm thán trong truyện ngắn của nhà văn
Nguyễn Thị Thu Huệ ...................................................................................... 24
2.1.1. Dùng từ cảm thán .................................................................................. 24
2.1.1.1. Kết quả thống kê, phân loại ............................................................... 24
2.1.1.2. Phân tích ............................................................................................. 24
2.1.2.Sử dụng quán ngữ .................................................................................. 32
2.1.2.1. Kết quả thống kê, phân loại ............................................................... 33
2.1.2.2.Phân tích .............................................................................................. 35
2.2. Các loại hành vi cảm thán trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ .... 37
2.2.1. Hành vi cảm thán trực tiếp .................................................................... 38
2.2.1.1. Hành vi cảm thán có các từ cảm thán đi kèm ..................................... 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

2.2.1.1.1. Hành vi cảm thán sử dụng từ cảm thán đích thực ........................... 38
2.2.1.1.2. Hành vi cảm thán sử dụng từ cảm thán lâm thời............................. 40
2.2.1.2. Hành vi cảm thán nhận diện qua dấu chấm than ("!")................................49

2.2.2 Hành vi cảm thán gián tiếp .................................................................... 50
2.2.2.1. Câu hỏi nhằm mục đích thể hiện hành vi cảm thán ........................... 50
2.2.2.2. Câu cầu khiến nhằm mục đích thể hiện hành vi cảm thán ................. 54

2.2.2.3. Câu kể nhằm mục đích thể hiện hành vi cảm thán ............................ 56
TIỂU KẾT .......................................................................................................... 59
Chƣơng 3: CHỨC NĂNG VỀ HÀNH VI CẢM THÁN CỦA HỘI THOẠI
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ .................................... 61
3.1. Dẫn nhập .................................................................................................. 61
3.2. Chức năng duy trì cuộc thoại của hành vi cảm thán ................................ 62
3.2.1. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi hỏi ..................... 62
3.2.1.1. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi hỏi nhằm
mục đích để trả lời ........................................................................................... 63
3.2.1.2. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi hỏi mục đích
để khẳng định .................................................................................................. 63
3.2.1.3. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi hỏi nhằm
mục đích ra lệnh, cầu khiến............................................................................. 64
3.2.1.4. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp hành vi hỏi mục đích để
trách móc, mỉa mai .......................................................................................... 65
3.2.2. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi cầu khiến .......... 66
3.2.3.1. Hành vi cảm thán hồi đáp hành vi cầu khiến để yêu cầu, ra lệnh ...... 66
3.2.3.2. Hành vi cảm thán hồi đáp hành vi cầu khiến để khuyên ................... 67
3.2.3.3. Hành vi cảm thán hồi đáp hành vi cầu khiến thúc giục ..................... 67
3.2.3. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán ........... 68
3.2.2.1. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán tích cực ... 68
3.2.2.2. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán tiêu cực ... 69
3.2.4. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi thông báo .......... 70
3.2.5. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi thuyết phục ....... 71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

v

/>


3.2.6. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi kể ...................... 72
3.2.7. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi chửi ................... 73
3.2.8. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi đánh giá ............ 74
3.2.9. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi nhắc nhở ........... 75
3.3. Chức năng dẫn nhập cuộc thoại của hành vi cảm thán ............................ 75
3.3.1. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại thể hiện bằng hành vi cầu khiến ... 76
3.3.2.Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại thể hiện bằng hành vi chào,
hô gọi ............................................................................................................... 77
3.3.3. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để tuyên bố, thông báo ........... 78
3.3.4. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để chửi .................................... 78
3.3.5. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để nhận xét, đánh giá .............. 79
3.3.6. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để đe dọa ................................. 80
3.4. Chức năng kết thúc cuộc thoại của hành vi cảm thán .............................. 80
3.4.1. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại đƣợc thực hiện gián tiếp bằng
biểu thức của hành vi cầu khiến ..................................................................... 81
3.4.2. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại đƣợc thực hiện gián tiếp bằng
biểu thức của hành vi nhận xét, đánh giá ....................................................... 82
3.4.3. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại đƣợc thực hiện gián tiếp bằng
biểu thức của hành vi than thở ....................................................................... 83
3.4.4. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại đƣợc thực hiện gián tiếp bằng
biểu thức của hành vi tuyên bố, thông báo .................................................... 84
3.4.5. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại đƣợc thực hiện gián tiếp bằng
biểu thức của hành vi chửi ............................................................................. 85
Tiểu kết ............................................................................................................... 87
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN vi


/>

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng thống kê, phân loại từ cảm thán ............................................................... 24
Bảng thống kê, phân loại quán ngữ đƣa đẩy ..................................................... 33
Bảng thống kê chức năng của hành vi cảm thán trong hội thoại ...................... 60
Bảng thống kê chức năng duy trì cuộc thoại của hành vi cảm thán .................. 60
Bảng thống kê chức năng dẫn nhập cuộc thoại của hành vi cảm thán .............. 75
Bảng thống kê chức năng kết thúc cuộc thoại của hành vi cảm thán ................ 79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngữ dụng học là một bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu việc sử dụng ngôn
ngữ trong mối quan hệ với các nhân tố giao tiếp. Tuy ra đời chƣa lâu song bộ môn
khoa học này đã phát triển mạnh mẽ cả về lí thuyết, cả về những nghiên cứu cụ thể,
khiến ngôn ngữ học không còn nằm trong hệ thống khép kín của cấu trúc luận nội tại
mà đã đi vào thực tế đa dạng của đời sống ngôn ngữ. Nghiên cứu các hành vi ngôn
ngữ, đặc biệt là hành vi ở lời, là phần việc quan trọng của ngữ dụng học. Từ khi lý
thuyết hành vi ngôn ngữ ra đời, ngƣời ta bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực hoạt động thực
hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, tức nghiên cứu ngôn ngữ dƣới góc độ vai trò
hành chức của nó.
Trong giao tiếp, để bày tỏ đƣợc ý định, mục đích của mình, ngƣời ta thƣờng
dùng nhiều loại hành vi ngôn ngữ. Trong đó hành vi cảm thán là hành vi thể hiện rõ
nhất tình cảm, cảm xúc của con ngƣời. Hành vi này thƣờng đƣợc biểu thị bằng câu

cảm thán gắn liền với giao tiếp, với môi trƣờng sử dụng tức là môi trƣờng hội thoại.
Là một gƣơng mặt tiêu biểu của văn xuôi nữ sau Đổi mới, Nguyễn Thị Thu
Huệ ngay từ những truyện ngắn đầu tiên đã tìm ngay cho mình một vị trí xứng đáng
trên văn đàn văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Không thuộc số những nhà văn
viết nhiều, Thu Huệ chỉ viết khi câu chuyện đã đầy ắp trong tim óc cần hiện diện ra
thành câu chữ. Vì thế hơn hai mƣơi năm cầm bút, số lƣợng bà viết không thật nhiều.
Chúng đƣợc tập hợp trong sáu tập: Cát đợi (1992); Hậu thiên đường (1993); Phù thủy
(1995); Nào, ta cùng lãng quên (2003); 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2010);
và gần đây nhất là tập Thành phố đi vắng (2012). Bà cũng là nữ nhà văn đã tạo dựng
đƣợc phong cách riêng và đặc biệt có duyên với các giải thƣởng: Giải nhất cuộc thi
sáng tác về Hà Nội, Giải nhất cuộc thi Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Tặng thƣởng Hội
nhà văn với tác phẩm Hậu thiên đường. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các khía
cạnh khác nhau đối với truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Tuy nhiên ở bình diện
ngôn ngữ chƣa đƣợc chú ý nhiều, trong đó, hành vi cảm thán trong truyện ngắn của
Thu Huệ vẫn là đề tài chƣa từng đƣợc nghiên cứu.
Trên đây là lí do để chúng tôi chọn đề tài: “Hành vi cảm thán trong truyện
ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ”

1


2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về hành vi cảm thán và câu cảm thán
Từ cuối những năm 80 trở lại đây, ở Việt Nam vấn đề hành vi ngôn ngữ đã
thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học. Các công trình nghiên cứu về
hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi cảm thán nói riêng đã đƣợc đƣa vào giảng dạy
trong các trƣờng học. Cảm thán trở thành vấn đề ngữ dụng quen thuộc. Câu cảm thán
là một trong bốn kiểu câu phân theo mục đích nói năng: Câu tường thuật, Câu nghi
vấn, Câu cảm thán và Câu cầu khiến. Việc phân chia nhƣ trên đƣợc đề cập nhiều trong
các tác phẩm nghiên cứu về ngữ pháp học và cả trong ngữ dụng học. Đó là các công

trình: Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân, Đại cƣơng ngôn ngữ học, tập 2, phần viết
về ngữ dụng học của Đỗ Hữu Châu, Dụng học Việt Ngữ của Nguyễn Thiện Giáp…
Ngoài ra có nhiều bài nghiên cứu về từ cảm thán, câu cảm thán nhƣ: Sắc thái cảm thán
qua một số từ cảm thán trong tiếng Việt và ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt
thực hành (Tạp chí Khoa học - KHXH - ĐHQGHN, số 6/1999); Một số hình thức hỏi
biểu thị cảm thán trong tiếng Việt (Tạp chí Ngôn ngữ, số 10/2003, Hà Nội). Đặc biệt là
luận án TS Câu cảm thán trong tiếng Việt của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2004
nghiên cứu khái niệm, cấu trúc, đặc điểm về hình thức của câu cảm thán trong tiếng
Việt, nghiên cứu câu cảm thán từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng để nêu lên đƣợc các
giá trị cơ bản của câu cảm thán trong tiếng Việt, giúp hiểu thấu đáo các nét sắc thái
cảm thán đƣợc thể hiện trong câu cảm thán và tầm tác động của câu cảm thán trong
hành thức.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về hành vi cảm thán chƣa nhiều. Theo thu
thập của chúng tôi có các công trình nghiên cứu của các tác giả sau: Hà Thị Hải Yến,
Phạm Kim Thoa. Luận án tiến sĩ của tác giả Hà Thị Hải Yến (2004): Hành vi cảm thán
và sự kiện lời nói cảm thán trong tiếng Việt. Luận án đã nghiên cứu hành vi cảm thán,
sự kiện, lời nói cảm thán trong hội thoại, cụ thể là trong cặp thoại, đoạn thoại và trong
một số hình thức hội thoại đặc biệt nhƣ lời than khóc trong lễ tang, nhật kí, điếu văn,
văn tế. Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu về hành vi cảm thán và sự kiện lời nói cảm
thán trong hội thoại tiếng Việt. Luận án đã xây dựng định nghĩa về hành vi cảm thán,
sự kiện lời nói cảm thán; chỉ ra đƣợc biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi của hành vi

2


cảm thán trong sự kiện lời nói cảm thán, phân loại hành vi cảm thán, đồng thời đƣa ra
cấu trúc hình thức của sự kiện lời nói cảm thán trong tiếng Việt. Qua đó, luận án khẳng
định vị trí, vai trò của hành vi cảm thán, sự kiện lời nói cảm thán trong hội thoại tiếng
Việt. Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Kim Thoa (2009): Hành vi cảm thán trong
Truyện Kiều. Luận văn đã khảo sát, tìm hiểu các phƣơng tiện thể hiện hành vi cảm

thán và các loại hành vi cảm thán trong Truyện Kiều. Từ đó tác giả tìm hiểu sâu thêm
về vai trò của hành vi cảm thán trong việc xây dựng hình tƣợng nhân vật và thể hiện
thái độ của tác giả Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Luận văn đã mở ra một hƣớng
nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều dƣới góc độ ngữ dụng học. Bên cạnh đó còn có
đóng góp của hai luận văn nghiên cứu về hành vi cảm thán trong tác phẩm của Vũ
Trọng Phụng là hành vi cảm thán trong ba tiểu thuyết Số đỏ, Giông tố, Làm đĩ và hành
vi cảm thán trong một số phóng sự của ông.
2.2. Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Thị Thu Huệ
Nguyễn Thị Thu Huệ là cây bút trẻ tiêu biểu của nền văn học hiện đại sau 1975.
Nguyễn Thị Thu Huệ có một phong cách viết độc đáo, thu hút nhiều độc giả và các
nhà nghiên cứu khoa học. Theo khảo sát của chúng tôi cho đến nay có khá nhiều công
trình nghiên cứu về sự nghiệp của bà, song chủ yếu tìm hiểu, nghiên cứu từ góc độ văn
học của các tác giả sau: Bùi Thị Duyên với công trình nghiên cứu khoa học có tên đề
tài “Nhân vật nữ trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Việt Nam (qua sáng
tác của Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư)”; Nguyễn Thị Hoa
với luận văn thạc sĩ “Nhân vật nữ trong truyện ngắn ba tác giả nữ Y Ban, Võ Thị Hảo,
Nguyễn Thị Thu Huệ” (năm 2003), Lê Thị Hƣơng Thủy với luận văn thạc sĩ khoa học
ngữ văn có tên đề tài là “Truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì đổi mới ” (qua
sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lí Lan) (năm 2004).
Ngoài ra còn có luận văn thạc sĩ khoa học của tác giả Lê Thị Tuyết với tên đề tài
“Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ , Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng
Diệu” (năm 2010)...Bên cạnh đó còn có khá nhiều bài tiểu luận, bài viết đƣợc in trên
các tạp chí. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên chủ yếu mới từ góc độ văn học,
chƣa có công trình nào nghiên cứu về hành vi cảm thán trong tuyển tập truyện ngắn
của Nguyễn Thị Thu Huệ.

3


Nhƣ vậy, căn cứ vào tình hình thực tiễn nghiên cứu về hành vi cảm thán và về

tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ, chúng tôi chƣa thấy có công trình nghiên cứu nào về tác
phẩm của bà. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Hành vi cảm thán trong truyện ngắn của
Nguyễn Thị Thu Huệ” làm đề tài cho luận văn của mình.
3. Đối tƣợng, mục đích và nhiệm vụ
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu nghiên cứu hành vi cảm
thán trong hai tập truyện ngắn : “37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ” và tập “Thành
phố đi vắng”.
3.2. Mục đích
Chúng tôi vận dụng lý thuyết về hành vi ngôn ngữ và lí thuyết hội thoại để
nghiên cứu các phƣơng tiện biểu thị hành vi cảm thán, các loại hành vi cảm thán và
chức năng của hành vi cảm thán trong tuyển tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ.
Phục vụ hiệu quả trong việc giảng dạy Ngữ văn phần Tiếng Việt. Ngoài ra còn phục
vụ cho giảng dạy một số tác phẩm văn học trong nhà trƣờng phổ thông, đặc biệt là một số
tác phẩm văn học hiện đại sau 1975.
3.3. Nhiệm vụ
Luận văn có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nắm vững và biết vận dụng những cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài để
xác lập một khung lí thuyết cho đề tài luận văn.
- Khảo sát, thống kê, phân loại các phƣơng tiện thể hiện hành vi cảm thán, các
loại hành vi cảm thán trong tuyển tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ.
- Tìm hiểu chức năng của hành vi cảm thán trong hội thoại: Chức năng dẫn
nhập cuộc thoại, chức năng duy trì cuộc thoại và chức năng kết thúc cuộc thoại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu chúng tôi để tiến
hành thống kê khảo sát và phân loại các phƣơng tiện thể hiện hành vi cảm thán, các
loại hành vi cảm thán, chức năng của hành vi cảm thán trong hội thoại.

4



4.2. Phƣơng pháp phân tích, miêu tả
Chúng tôi tiến hành phân tích ngữ liệu, miêu tả các hiện tƣợng, để thấy đƣợc
một cách cụ thể đặc điểm hành vi cảm thán trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu
Huệ. Từ đó rút ra nhận định tổng quát về đối tƣợng nghiên cứu.
4.3. Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn
Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi tiến hành sử dụng để phân tích các truyện
ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ với vai trò là ngữ liệu để rút ra các phƣơng tiện thể
hiện hành vi cảm thán, các chức năng của hành vi cảm thán trong hội thoại.
5. Đóng góp của luận văn
- Đƣa ra cách tiếp cận mới đối với truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ trên cơ
sở kiến thức liên ngành ngôn ngữ và văn học.
- Đóng góp thực tiễn vào việc phân tích và giảng dạy một số tác phẩm văn
chƣơng trong nhà trƣờng, đặc biệt là đối với một số truyện ngắn hiện đại sau 1975.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết
- Chƣơng 2: Các phƣơng tiện thể hiện hành vi cảm thán trong các truyện ngắn
của Nguyễn Thị Thu Huệ.
- Chƣơng 3: Chức năng hành vi cảm thán trong hội thoại tập truyện ngắn của
Nguyễn Thị Thu Huệ.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ
1.1.1. Khái niệm "hành vi ngôn ngữ"

Trong giao tiếp, con ngƣời thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau bằng cách
sử dụng ngôn ngữ. Các hành động này tuy đƣợc thể hiện hết sức đa dạng nhƣng đều
đƣợc gọi chung là các hành vi ngôn ngữ. Hành vi ngôn ngữ là một loại hành động
đặc biệt mà phƣơng tiện là ngôn ngữ.
J.T. Austin - một nhà triết học ngƣời Anh là ngƣời có công đầu trong việc
xây dựng lý thuyết hành vi ngôn ngữ trong cuốn sách đƣợc công bố sau khi ông qua
đời How to do things with words. Ngƣời phát triển lí thuyết này là nhà triết học
J.Searle với công trình Speech Acts.
Ở Việt Nam, từ cuối những năm 1980 trở lại đây, vấn đề hành vi ngôn
ngữ đã thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học. Các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ học Việt Nam đã trình bày khái niệm “hành vi ngôn ngữ” nhƣ sau:
Theo Đỗ Hữu Châu: "Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta
thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Một hành động
ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U
cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C"[7; 88].
Nguyễn Thiện Giáp gọi hành vi ngôn ngữ là hành động ngôn từ, ông cho rằng:
"Các hành động được thực hiện bằng lời là hành động ngôn từ... Hành động ngôn từ
chính là ý định về mặt chức năng của một phát ngôn" [14; 337-338].
Trong "Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học", hành vi ngôn ngữ đƣợc
các nhà nghiên cứu định nghĩa là: "Một đoạn lời nói có tính mục đích nhất định được
thực hiện trong những điều kiện nhất định, được tách biệt bằng các phương tiện tiết
tấu - ngữ điệu và hoàn chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm - âm học mà người nói và
người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong hoàn cảnh giao tiếp nào
đó"[40; 107]
Nhƣ vậy, "hành vi ngôn ngữ" chính là một hành động sử dụng ngôn từ nhằm
tác động đến ngƣời tiếp nhận lời trong giao tiếp; nó gắn liền với hoạt động nói
năng của con ngƣời và mang tính chất xã hội.

6



1.1.2. Các loại hành vi ngôn ngữ
Austin cho rằng hành động ngôn ngữ có ba loại hành vi lớn là acte
locutoire, acte perlocutoire, acte illocutoire, Đỗ Hữu Châu đã dịch là: hành vi tạo
lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời.
1.1.2.1. Hành vi tạo lời
Là hành động nói tạo ra một chuỗi các âm thanh có nghĩa làm thành nội
dung mệnh đề (nội dung phán đoán) trong lời. Từ đó ý nghĩa của lời đƣợc xác lập.
Đây là phần ý nghĩa biểu thị nội dung mệnh đề.
1.1.2.2. Hành vi mượn lời
Là những hành động “mượn” phƣơng tiện ngôn ngữ, đúng hơn là mƣợn các
phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận
hoặc chính người nói. Hành động mượn lời khi thực hiện một phát ngôn là hành vi
nhằm gây ra những biến đổi trong nhận thức, trong tâm lý (xúc động, yên tâm, bực
mình, phấn khởi...), trong hành động vật lý có thể quan sát đƣợc gây ra một tác động
nào đấy đối với ngữ cảnh.
1.1.2.3. Hành vi ở lời
Hành vi ở lời (còn đƣợc gọi là hành động ngôn trung) là những hành động
ngƣời nói thực hiện ngay khi nói năng nhằm gây ra những hiệu quả ngôn ngữ, tức là
chúng ta gây ra một phản ứng ngôn ngữ tƣơng ứng ở ngƣời nhận. Đó là hành động nói
đƣợc thực hiện bằng một lực thông báo của một phát ngôn (lực ngôn trung) thể hiện
mục đích giao tiếp nhất định của lời (đích ngôn trung) nhƣ trần thuật, hỏi, cầu khiến
làm nên ý nghĩa ngôn trung. Đích ngôn trung và lực ngôn trung đều đƣợc dùng làm
tiêu chí nhận diện hành động ngôn trung bởi vì cùng một mục đích ngôn trung lại có
thể đƣợc thực hiện bằng những lời mang lực ngôn trung khác nhau.
Nhƣ vậy, khi thực hiện một phát ngôn, ngƣời nói thực hiện ba loại hành vi
này, trong đó hành vi ở lời đƣợc các nhà ngữ dụng học quan tâm nhất, đồng thời đây là
loại hành động tạo nên sắc thái giao tiếp phong phú, chính vì vậy ở luận văn này chúng
tôi chỉ đi sâu vào phân tích, khảo sát đối tƣợng nghiên cứu hành vi ở lời.
1.1.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời

Đỗ Hữu Châu định nghĩa: "Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những
điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ

7


cảnh của sự phát ngôn ra nó."[7; 111]. Theo Austin, điều kiện sử dụng các hành vi ở
lời là các điều kiện "may mắn", nếu chúng đƣợc đảm bảo thì hành vi mới "thành
công", đạt hiệu quả.
Sau khi điều chỉnh và bổ sung vào những điều kiện may mắn của Austin, Searle
đã gọi chúng là những điều kiện sử dụng hay điều kiện thoả mãn. Ông cho rằng có bốn
điều kiện sử dụng các hành vi ở lời sau:
a. Điều kiện nội dung mệnh đề chỉ ra bản chất nội dung của hành động. Nội dung
mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo nghiệm, xác tín hay
miêu tả), hay một hàm mệnh đề (đối với câu hỏi khép kín, tức những câu hỏi chỉ có hai
khả năng có hoặc không; phải, không phải…). Nội dung của mệnh đề có thể là hành
động của ngƣời nói (hứa hẹn), hay một hành động của ngƣời nghe (lệnh, yêu cầu).
b. Điều kiện nội dung chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của ngƣời phát ngôn
về năng lực, lợi ích, ý định của ngƣời nghe và về mối quan hệ giữa ngƣời nói,
ngƣời nghe. Ví dụ khi ra lệnh, ngƣời nói phải tin rằng ngƣời nhận lệnh có khả năng
thực hiện hành động quy định trong lệnh…sự hứa hẹn có ý muốn thực hiện lời hứa
và ngƣời nghe cũng thực sự mong muốn lời hứa đƣợc thực hiện. Khảo nghiệm, xác
tín, không những đòi hỏi ngƣời nói nói một cái gì đó đúng mà còn đòi hỏi anh ta
phải có những bằng chứng.
c. Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lý tƣơng ứng của ngƣời
phát ngôn. Xác tín, khảo nghiệm đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín; lệnh đòi
hỏi lòng mong muốn; hứa hẹn đòi hỏi ý định của ngƣời nói….
d. Điều kiện căn bản đƣa ra kiểu trách nhiệm mà ngƣời nói hoặc ngƣời nghe
bị ràng buộc khi hành vi ở lời đó đƣợc phát ra. Trách nhiệm có thể rơi vào hành
động sẽ đƣợc thực hiện (lệnh, hứa hẹn) hoặc đối với tính chân thực của nội dung

(một lời xác tín buộc ngƣời nói phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của điều
đƣợc nói ra)
1.1.4. Phân loại hành vi ở lời
Ngƣời ta chia các hành vi ngôn ngữ ra hai loại: hành vi ở lời trực tiếp và
hành vi ở lời gián tiếp.

8


1.1.4.1. Hành vi ở lời trực tiếp
Theo Đỗ Hữu Châu, hành vi ở lời trực tiếp đƣợc hiểu là: "...các hành vi ngôn
ngữ chân thực, nghĩa là các hành vi được thực hiện đúng với các điều kiện sử dụng,
đúng với các đích ở lời của chúng đúng với các điều kiện sử dụng."[7; 145].
George Yule thì quan niệm: "Chừng nào có mối liên hệ trực tiếp giữa một cấu
trúc và một chức năng, thì ta có một hành động nói trực tiếp" [43; 110] và Nguyễn
Thiện Giáp cũng có chung quan điểm nhƣ vậy.
Ví dụ 1: “Trời ơi!Những kẻ đã phá hoại ta lại là những kẻ ruột thịt và thân thiết
nhất với ta. Phải thế nào bây giờ…” [1; 116]
Đây là phát ngôn trong truyện ngắn “Thiếu phụ không chồng” của nhân vật Hảo
với hành vi cảm thán thể hiện trực tiếp thái độ đau khổ, phẫn uất, thất vọng, bất lực
khi biết chồng mình ngoại tình với chính em gái mình là My.
1.1.4.2. Hành vi ở lời gián tiếp
Sử dụng hành vi ở lời trực tiếp sẽ hạn chế đƣợc hiện tƣợng mơ hồ về nghĩa,
song trong cuộc sống không phải lúc nào ngƣời ta cũng có thể nói thẳng ra ý định của
mình. Chính vì vậy ngƣời ta hay mƣợn hành vi ngôn ngữ này để biểu đạt hiệu quả ở
lời của một hành vi ngôn ngữ khác tạo thành hành vi ở lời gián tiếp. Vấn đề này đã
đƣợc Austin, Searle và nhiều nhà ngôn ngữ trên thế giới quan tâm nghiên cứu và làm
sáng tỏ hơn.
Thuật ngữ hành vi ở lời gián tiếp là do Searle đặt ra. Theo ông, "... một hành vi
ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua một hành vi ở lời khác sẽ được gọi là một

hành vi gián tiếp"[9; 60]. George Yule và Nguyễn Thiện Giáp cũng có cùng quan
điểm mà Searle đặt ra. Nguyễn Đức Dân lại cho rằng: "Một hành vi ngôn ngữ được
gọi là gián tiếp khi dạng thức ngôn ngữ của hành vi tại lời không phản ánh trực tiếp
mục đích của điều muốn nói"[10; 229].
Hành vi ở lời gián tiếp đƣợc Đỗ Hữu Châu quan niệm nhƣ sau: "Trong thực tế
giao tiếp, một phát ngôn thường không phải chỉ có một đích ở lời... Hiện tượng người
giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành
vi ở lời khác được gọi là hiện tượng sử dụng hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp. Một
hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành

9


vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và
ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác"
[7; 145-146].
Ví dụ 2 : “- Anh im đi. Ai cho anh xúc phạm tôi? anh là bố tôi hay sao mà
phán xét tôi như thế? Anh nói vô lí thế mà cũng nghe được hả?..” [1; 141]
Đây là những câu hỏi tu từ của nhân vật cô gái, mục đích không phải để hỏi mà
thể hiện tâm trạng tức giận, đau khổ khi bị thói ghen tuông gia trƣởng vô lối của ngƣời
yêu hành hạ trong truyện ngắn “Tình yêu ơi, ở đâu?”
Hành vi ở lời gián tiếp nhiều khi mang lại hiệu quả cho mục đích giao tiếp hơn
là cách nói trực tiếp, góp phần tạo nên sự phong phú của ngôn ngữ hội thoại, vừa là
môi trƣờng để hành vi ngôn ngữ bộc lộ các khả năng vốn có. Tuy vậy, không thể tuỳ
tiện dùng mọi hành vi ở lời trực tiếp để tạo ra mọi hành vi ở lời gián tiếp. Ngƣời sử
dụng ngôn ngữ cần dựa vào những điều kiện nhất định để lựa chọn cách sử dụng hành
vi ở lời trực tiếp hay gián tiếp để đạt đƣợc mục đích giao tiếp.
1.2. Hành vi cảm thán
1.2.1. Khái niệm "hành vi cảm thán"
Theo Từ điển tiếng Việt, từ cảm thán là từ "biểu thị tình cảm, cảm xúc”. Từ cảm

thán đồng thời là phƣơng tiện biểu thị hành vi cảm thán.
Trong nghiên cứu ngôn ngữ học đã có nhiều quan niệm khác nhau đƣợc đƣa ra
về hành vi này. Nguyễn Thiện Giáp gọi hành vi cảm thán là hành động biểu cảm và
định nghĩa "...người nói thể hiện trạng thái tâm lí của mình đối với sự tình trong nội
dung mệnh đề, như xin lỗi, phàn nàn, chúc mừng, cảm ơn, hoan nghênh. Đặc trưng
của hành động biểu cảm là : làm từ ngữ khớp với thực tại, người nói cảm thấy tình
huống" [14; 384]
Còn Yule thì gọi hành vi cảm thán là hành động bộc lộ "...là những thứ hành
động trình bày cái mà người nói cảm nhận. Chúng bộc lộ những trạng thái tâm lí và
có thể trình bày sự hài lòng, nỗi đau khổ, sự ưa thích, sự không ưa thích, niềm hoan hỉ,
hoặc nỗi buồn... Những hành động này có thể do cái mà người nói hoặc người nghe
gây ra, nhưng chúng đều là nói lên kinh nghiệm của người nói" [ 43; 107]

10


Trong luận án tiến sĩ ngữ văn: “Hành vi cảm thán và sự kiện lời nói cảm thán”
tác giả Hà Thị Hải Yến cũng đƣa ra một cách hiểu về hành vi cảm thán:" Cảm thán là
một hành vi ngôn ngữ mà người nói thực hiện, nhằm bộc lộ trạng thái tình cảm, cảm
xúc không thể kìm nén của mình trước sự tác động của một sự vật, sự việc hay sự kiện
nào đó đã, đang hoặc sắp xảy ra" [ 42; 20].
Nhƣ vậy khi nghiên cứu về hành vi cảm thán, các nhà nghiên cứu đều thống
nhất quan niệm: hành vi cảm thán là một hành vi ngôn ngữ bộc lộ tình cảm, cảm xúc
mang tính tức thời, tự phát ở mọi lúc, mọi nơi. Cảm thán chỉ đƣợc thực hiện khi trạng
thái tâm lí đang tồn tại ở một mức độ nào đó không thể không nói ra.
* Một số đặc trƣng nhận diện hành vi cảm thán: Hành vi cảm thán đƣợc biểu thị trong
những câu có dấu hiệu hình thức:
- Có từ ngữ cảm thán chuyên biệt
- Có từ hoặc tổ hợp từ biểu thị cảm xúc đau đớn, buồn bực, vui sƣớng
hạnh phúc,...hoặc bộc lộ thái độ lo lắng, sợ hãi, giận dữ, ngạc nhiên,...

* Một số kiểu kết cấu đặc trƣng biểu thị hành vi cảm thán:
- Kiểu kết cấu: x ơi là x ( x là danh từ): con ơi là con, cháu ơi là cháu,...
- Kiểu kết cấu:

động từ + cả + danh từ

: bực cả mình, lộn cả ruột,...

- Kiểu kết cấu:

danh từ + với

: con với cái

với chả + danh từ

: đất với chả nƣớc
sử với chả sách

động từ + với

: ăn với nói

với chả + động từ

: ân với chả hận

1.2.2. Các thành tố của hành vi cảm thán
1.2.2.1. Đối tượng cảm thán
Dựa vào cách hiểu trên về hành vi cảm thán, tác giả Hà Thị Hải Yến trong

luận án tiến sĩ ngữ văn đã phân loại bốn đối tƣợng cảm thán: sự vật, sự việc thuộc về
ngƣời cảm thán; sự vật, sự kiện thuộc về ngƣời tiếp nhận cảm thán; sự vật, sự kiện
thuộc về ngƣời thứ ba, sự kiện thuộc về ngoại cảnh.
- Sự vật, sự kiện thuộc về ngƣời cảm thán

11


Ví dụ 3 : “Trời ơi! Những kẻ đã phá hoại ta lại là những kẻ ruột thịt và thân
thiết nhất với ta. Phải thế nào bây giờ…” [1; 116]
Đây là phát ngôn của nhân vật Hảo với hành vi cảm thán thể hiện trực tiếp thái
độ đau khổ, phẫn uất, thất vọng, bất lực khi biết chồng mình ngoại tình với chính em
gái mình là My.
- Sự vật, sự kiện thuộc về ngƣời tiếp nhận cảm thán
Ví dụ 4: “...Những trò đó là của đàn ông. Em là con gái, phải giữ bản tính
của mình chứ!” [1;32]
Đây là phát ngôn của thầy chủ nhiệm không bằng lòng và góp ý chân tình với
Hoài khi biết cô có lối sống ngang tàng, phá phách. Hành vi cảm thán này hƣớng về
đối tƣợng ngƣời nghe là Hoài trong truyện ngắn “Xin hãy tin em”
- Sự vật, sự kiện thuộc về ngƣời thứ ba
Ví dụ 5 : “Thằng khốn nạn! Nó bỏ vợ bỏ con bơ vơ. Lại lừa con tôi. Tôi phải
giết nó! Thân tàn ma dại rồi con ơi!...!” [1; 162]
Sự việc nhân vật chàng trai yêu và đi chơi tối với cô gái, bị ngƣời mẹ hiểu
lầm rằng con gái bà và anh quan hệ với nhau, bà đau khổ thật sự và quát mắng con gái.
Nhân vật anh là ngƣời thứ ba. Sự kiện này không thuộc về ngƣời cảm thán (ngƣời mẹ),
cũng không thuộc về ngƣời tiếp nhận cảm thán (cô con gái), mà thuộc về nhân vật
chàng trai trong truyện ngắn “Biển ấm”
-

Sự vật, sự kiện thuộc về ngoại cảnh, cuộc sống xung quanh


Ví dụ 6: “ Xe dừng lại trên đỉnh dốc
Bà thốt lên: Yên bình quá!” [1; 459]
Cảnh vật nên thơ của thiên nhiên là những sự kiện đã tác động đến ngƣời nói
khiến họ thốt lên một phát ngôn cảm thán.
Qua các ví dụ nêu trên, có thể thấy chính sự vật, sự kiện là những nhân tố quan
yếu làm nảy sinh các trạng thái cảm xúc của ngƣời nói, khiến họ không thể kìm giữ nổi
tâm trạng của mình và buộc phải thực hiện hành vi cảm thán. Tuy vậy, để đƣợc cộng
đồng chấp nhận và tuân theo thì hành vi cảm thán phải đạt đến một ngƣỡng nhất định.
Do đó, trong thực tế, ngƣời ta chỉ cảm thán khi cảm xúc ở ngƣỡng cho phép và đƣợc
mọi ngƣời chấp nhận. Nếu chƣa đến ngƣỡng mà ngƣời nói đã cảm thán thì hành vi
cảm thán đó bị coi là không hợp tự nhiên và nhiều khi còn bị ngƣời nghe phê phán.

12


1.2.2.2. Nội dung cảm thán
Trong giao tiếp hàng ngày, có một số vấn đề thƣờng đƣợc cảm thán đó là:
- Cảm thán về lĩnh vực riêng tƣ: là những hành vi cảm thán bắt nguồn từ
nguyên nhân thuộc về lĩnh vực riêng tƣ của đời sống con ngƣời, gồm tinh thần và thể
chất.Thông thƣờng, ngoại cảnh là nguyên nhân làm nảy sinh các trạng thái tâm lí nhƣ
vui sƣớng, hạnh phúc hay lo sợ, đau buồn,...
Ví dụ 7 : “Tại sao? Mà Dương là anh rể em, có thích cũng không được phép.
Đó là tội loạn luân!” [1;113]
Đây là phát ngôn của nhân vật Hảo nói với My trong truyện ngắn “Thiếu phụ
chưa chồng” thể hiện tâm trạng đau khổ, phẫn uất đến tột cùng khi biết đƣợc mối quan
hệ ngoại tình bất chính giữa em gái và chồng mình. Nếu hành vi cảm thán thuần về thể
chất thì lí do dẫn đến cảm thán chính là trạng thái sinh lí đối với chủ thể phát ngôn,
nhƣ: mệt mỏi, đau đớn, đói,...
Ví dụ 8:“Về ngủ đi. Em đi xa chắc mệt lắm!” [1;158]

- Cảm thán về lĩnh vực đời sống xã hội
Nguyên nhân dẫn đến loại cảm thán này xuất phát từ những vấn đề xã hội nhƣ:
văn hoá, xã hội, chính trị, chế độ, tôn giáo, tâm linh,...
Ví dụ 9 : “Anh đói quá! Có gì ăn không? Tối nay đi xem phim nhé? Phim
“Xác chết trên cao nguyên”, thấy bảo như phim ma của Mĩ mà ở các quán giải khát
mình vẫn ngồi uống rồi xem ấy!..” [1;170]
Đây là phát ngôn của nhân vật Đàm nói chuyện với Thanh trong truyện ngắn
“Xin hãy tin em” thể hiện thái độ hồ hởi, vui vẻ , có chút vô tâm không để ý đến sự
đau khổ của Hoài.
1.3. Hành vi cảm thán và câu cảm thán
1.3.1. Khái niệm câu cảm thán
Câu cảm thán giữ vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp tiếng Việt. Đây
là loại câu đặc biệt cả về mặt nội dung ý nghĩa lẫn hình thức biểu hiện và có giá trị
biểu cảm rất lớn. Về loại câu này hiện nay có nhiều cách hiểu nhƣ sau:
Trong Từ điển tiếng Việt, câu cảm thán đƣợc tƣờng giải là câu "biểu lộ
tình cảm, cảm xúc". Câu cảm thán còn đƣợc gọi là câu biểu cảm.

13


Trong cuốn Câu trong tiếng Việt do Cao Xuân Hạo chủ biên, câu cảm thán
đƣợc xác định "là câu của một hành động ngôn trung bộc lộ cảm xúc, tình cảm".
Các tác giả cho rằng có loại câu cảm thán điển hình (là câu cảm thán đặc biệt) và
câu cảm thán không điển hình (là các câu có nguyên hình thức trần thuật hoặc có
hình thức trần thuật kết hợp với những đại từ không xác định làm chúng có dáng dấp
câu hỏi).
"Câu cảm thán dùng để bộc lộ những cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói
đối với sự vật hay hiện tượng được nói đến" [20; tr.98]. Hoàng Trọng Phiến gọi câu
cảm thán bằng thuật ngữ "câu than gọi" và cho rằng loại câu này "...thể hiện hành vi
bộc lộ những cảm nghĩ, suy tư nội tâm, thái độ của chủ thể phát ngôn trước một sự

kiện, sự tình, hiện tượng mong tìm một sự chia sẻ của người tiếp ngôn" [31; 367].
Nhƣ vậy những quan niệm đều thống nhất ở một điểm: Câu cảm thán là
câu sử dụng các từ ngữ chuyên biệt để biểu thị những cảm xúc mạnh, đột ngột, có
tính bộc phát của ngƣời nói, thƣờng đƣợc dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt và phong cách ngôn ngữ văn chƣơng.
1.3.2. Mối quan hệ giữa hành vi cảm thán và câu cảm thán
Về mặt nội dung biểu hiện, hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng: câu
cảm thán là loại câu biểu thị cảm xúc, tình cảm, trạng thái tâm lí đặc biệt. Sự thể
hiện đó thƣờng đƣợc thông qua các phƣơng tiện đặc biệt là từ, cụm từ và ngữ điệu.
Về mặt hình thức biểu hiện, các nhà nghiên cứu quan niệm rằng: Từ cảm
thán chính là hình thức biểu hiện tiêu biểu của câu cảm thán. Tuy vậy, câu cảm
thán còn có thể dùng các phƣơng tiện tình thái khác nhƣ thực từ, trợ từ, phó từ, kết
từ, ngữ điệu,... và một số cấu trúc không bao hàm từ cảm thán.
Trong mối tƣơng quan giữa hành vi cảm thán với câu cảm thán, có thể
nhận thấy rằng: "hành vi cảm thán" là một khái niệm thuộc ngữ dụng học còn "câu
cảm thán" là khái niệm thuộc cú pháp học. Khái niệm "hành vi cảm thán" có
thể trùng với khái niệm "câu cảm thán", đặc biệt khi nó chỉ là biểu thức ngữ vi
nguyên cấp, không có thành phần mở rộng, ví dụ: "Ối !", "Chao ôi !", "Khốn thay
!"... Ở góc độ ngữ pháp, các ví dụ đƣợc coi nhƣ những câu cảm thán đặc biệt, ở góc
độ ngữ dụng, đó là các hành vi cảm thán.

14


Cấu trúc của câu cảm thán thƣờng gồm hai phần: phần cảm thán + phần nêu lí do
cảm thán. Trong đó, phần cảm thán biểu thị hành vi cảm thán đƣợc coi là trung tâm,
phần nêu lí do cảm thán đƣợc coi là thành phần mở rộng để giải thích lí do cảm thán.
Hành vi cảm thán khi có thành phần mở rộng là các hành vi ngôn ngữ khác
đi kèm sẽ tạo nên phát ngôn ngữ vi cảm thán (ví dụ: Ối giời ôi, chết tôi rồi !). Khái
niệm "hành vi cảm thán" tƣơng tự khái niệm "câu cảm thán" có yếu tố cảm thán đi

cùng nòng cốt câu. Vì vậy, có thể kết luận rằng: cấu trúc của hành vi cảm thán
tƣơng đƣơng mô hình của câu cảm thán.
1.4. Lý thuyết hội thoại
1.4.1. Khái niệm hội thoại
Từ năm 1970, hội thoại đã trở thành đối tƣợng chính thức của phân ngành
ngôn ngữ học ở Mĩ, sau đó là Anh, Pháp và đến nay là hầu hết các nƣớc trên thế giới.
Hiện nay ở Việt Nam , các nhà ngôn ngữ học đã đƣa ra nhiều quan niệm khác nhau về
vấn đề này.
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) hội thoại “là sử dụng một ngôn
ngữ để nói chuyện với nhau” [30, 444]
Đỗ Hữu Châu không đƣa ra định nghĩa hội thoại nhƣng khẳng định tầm quan
trọng của nó: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, có
cũng là hình thức cơ sở cho mọi hoạt động ngôn ngữ khác”[7, 201]
Tác giả Nguyễn Đức Dân chỉ rõ hơn đặc điểm của hội thoại: “Trong giao tiếp hai
chiều, bên này nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trò của hai bên thay đổi:
bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại. Hoạt
động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất là hội thoại” [11; 76]
Đỗ Thị Kim Liên thì cho rằng: “Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn
ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp trong một ngữ cảnh nhất định mà
giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến
một đích nhất định” [21; 18]
Nhƣ vậy có thể hiểu hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thƣờng
xuyên diễn ra trong đời sống con ngƣời. Ngôn ngữ hội thoại tồn tại ở hai dạng: ngôn ngữ
nói và ngôn ngữ viết.

15


1.4.2. Vận động hội thoại
Bất kì cuộc thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: sự trao lời, sự trao đáp và sự

tƣơng tác. Đây đƣợc coi là những điều kiện cần và đủ để hình thành nên một cuộc giao
tiếp hoàn chỉnh và đúng thể thức.
1.4.2.1. Sự trao lời
Đây là vận động đầu tiên xuất hiện trong một cuộc hội thoại. “Trao lời là vận
động mà Sp1(vai nói) nói lƣợt lời của mình và hƣớng lƣợt lời của mình về phía Sp2 (vai
nghe) nhằm làm cho Sp2 nhận biết đƣợc rằng lƣợt lời đƣợc nói ra đó là giành cho
Sp2.”[ 7; 205]
Ví dụ 10: “Đừng đi anh. Hãy tin em. Hãy tha lỗi cho em! Em yêu anh! – Hoài
nức nở, ánh nước loang loáng trên khuân mặt có những nét rất đẹp nhưng thoáng vẻ
nhầu nhò.” [1; 26]
Phát ngôn trên là của Sp1 (Hoài) hƣớng đến Sp2 (Thắng) trong truyện ngắn “Xin hãy
tin em” với mong muốn đƣợc Thắng tha lỗi và tin vào tình yêu và sự thay đổi của Hoài.
Trong lời trao, sự có mặt của Sp1 là tất yếu, không thể thiếu. Sự có mặt đó thể
hiện ở nhiều dấu hiệu nhƣ: từ xƣng hô ngôi thứ nhất, tình cảm, thái độ, quan điểm của
Sp1 trong nội dung lời trao. Ngoài ra còn phải kể đến những yếu tố phi lời khác nhƣ:
điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…; qua những yếu tố hàm ẩn tiền giả định trong giao
tiếp, qua những yếu tố ngôn ngữ tƣờng minh nhƣ lời hô gọi, chỉ định, lời thƣa gửi…
1.4.2.2. Sự trao đáp
Trao đáp hay còn gọi là sự đáp lời là lời mà Sp2 (vai nghe) dùng để đáp lại lời
của Sp1( ngƣời nói). Phải có lời trao đáp thì một cuộc thoại mới chính thức đƣợc
hình thành.
Ví dụ 11:
“Sp1: “ Đừng đi anh. Hãy tin em. Hãy tha lỗi cho em! Em yêu anh! – Hoài nức
nở, ánh nước loang loáng trên khuân mặt có những nét rất đẹp nhưng thoáng vẻ nhầu
nhò.” [1; 26]
Sp2: Tôi không ở thêm một phút nào nữa. Vĩnh biệt cô! Lần cuối cùng xin cô
đừng tìm tôi mà vô ích!”[1;26]
Đây là lời trao đáp của Sp2 (nhân vật Thắng) thông báo với Sp1 (nhân vật Hoài)
trong truyện ngắn “Xin hãy tin em” về việc mình cƣơng quyết từ chối, chia tay với Hoài.


16


×