Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giám sát phản ứng có hại của thuốc trên bệnh nhân ung thư phổi tại khoa chống đau bệnh viện k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.76 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THU HÀ

GIÁM SÁT PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA
THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ
PHỔI TẠI KHOA CHỐNG ĐAU
BỆNH VIỆN K
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THU HÀ

GIÁM SÁT PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA
THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ
PHỔI TẠI KHOA CHỐNG ĐAU
BỆNH VIỆN K
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ-DƯỢC LÂM SÀNG


MÃ SỐ: 60720405

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.Hoàng Thị Kim Huyền
TS.Đoàn Lực

HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS. Hoàng Thị Kim
Huyền – Người thầy luôn tận tâm hướng dẫn và dìu dắt tôi qua từng bước đi
quan trọng trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đoàn Lực – Trưởng khoa Chống
đau, Bệnh viện K Trung ương – Người thầy đã tận tình ủng hộ, hướng dẫn và
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể bác sĩ, điều dưỡng khoa Chống đau,
Bệnh viện K Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học
và tập thể các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội, những người đã tận
tâm dạy dỗ, trang bị cho tôi các kiến thức và kỹ năng trong học tập, nghiên cứu.
Cảm ơn các cán bộ Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, những người
thân, bạn bè – những người đã luôn ở bên, quan tâm, tin tưởng, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thu Hà



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................................3
1.1. Ung thư phổi ………............................................................................................... 3
1.1.1. Dịch tễ học ……………………………………………………………..........3
1.1.2. Phân loại ung thư phổi ………………………………………………...…….3
1.1.3. Một số liệu pháp điều trị ung thư phổi ……………………………………...5
1.2. Một số thuốc điều trị ung thư phổi thường dùng …………………………….12
1.2.1. Nhóm các alkaloid và các chất có nguồn gốc tự nhiên ………………........12
1.2.2. Các phức hợp Platin hữu cơ ......................................................................15
1.2.3. Các thuốc thuộc nhóm kháng chuyển hóa .................................................16
1.2.4. Một số phác đồ đa trị liệu trong điều trị ung thư phổi ...............................18
1.3. Phản ứng có hại của thuốc (ADR) ................................................................19
1.3.1. Định nghĩa phản ứng có hại của thuốc ……………………………….........20
1.3.2. Phân loại phản ứng có hại của thuốc .........................................................20
1.3.3. Nguyên nhân gây ra ADR ………………………………………….............20
1.3.4. Phương pháp theo dõi phát hiện ADR ……………………………………..21
1.3.5. Phản ứng có hại của thuốc điều trị ung thư phổi .......................................23
1.3.6. Một số công trình nghiên cứu về phản ứng có hại của thuốc điều trị ung thư
phổi....................................................................................................................25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................27
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................27
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ..................................................................................27
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................................27
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................27

2.1.4. Thời gian nghiên cứu .................................................................................27


2.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................27
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu..............................................................................28
2.2.3. Cách tiến hành nghiên cứu ........................................................................28
2.2.4. Cách chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................28
2.3. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................29
2.3.1. Mô tả thực trạng phản ứng có hại của thuốc điều trị ung thư phổi tại Khoa

Chống đau - Bệnh viện K...................................................................................29
2.3.2. Đánh giá tình hình giám sát phản ứng có hại của thuốc trên bệnh nhân ung

thư phổi theo quy trình giám sát ADR của Trung tâm DI & ADR Quốc gia.....31
2.4. Tiêu chuẩn đánh giá .....................................................................................31
2.4.1. Đánh giá phản ứng có hại của thuốc ..........................................................31
2.4.2. Quy trình báo cáo ADR .............................................................................32
2.4.3. Thời gian trì hoãn gửi báo cáo ADR .........................................................32
2.4.4. Đặc điểm báo cáo ADR .............................................................................32
2.4.5. Chất lượng báo cáo ADR ...........................................................................33
2.5. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................35
3.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu.............................................................35

3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu..................................................35
3.1.2. Các phác đồ hóa chất điều trị ung thư phổi.................................................35
3.1.3. Tỉ lệ bệnh nhân đổi phác đồ và lí do đổi phác đồ. ......................................36
3.2. Mô tả thực trạng phản ứng có hại của thuốc điều trị ung thư phổi tại Khoa
Chống đau – Bệnh viện K.....................................................................................38

3.2.1. Thông tin về thuốc nghi ngờ gây ADR........................................................38
3.2.2. Các biểu hiện ADR được ghi nhận nhiều nhất............................................40
3.2.3. Liên quan giữa các phác đồ hóa chất điều trị ung thư phổi và biến cố bất lợi
AE………………………………………………………………….........................42
3.2.4. Thời gian xuất hiện ADR trên bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ...............44


3.2.5. Mức độ nghiêm trọng của ADR..................................................................45
3.2.6. Biện pháp xử trí phản ứng có hại của thuốc điều trị ung thư phổi...............46
3.3. Đánh giá tình hình giám sát ADR trên bệnh nhân ung thư phổi theo quy trình
của Trung tâm DI & ADR Quốc gia………..........................................................47
3.3.1. Tóm tắt một số đặc điểm về báo cáo ADR thu được...................................47
3.3.2. So sánh quy trình báo cáo ADR trước và tại thời điểm nghiên cứu.............47
3.3.3. Thời gian trì hoãn gửi báo cáo ADR...........................................................49
3.3.4. Đánh giá chất lượng báo cáo.......................................................................50

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………..............................................................52
4.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu..........................................................52
4.2. Mô tả thực trạng phản ứng có hại của thuốc điều trị ung thư phổi tại Khoa
Chống đau - Bệnh viện K..............................................................................54
4.3. Đánh giá tình hình giám sát phản ứng có hại của thuốc trên bệnh nhân ung
thư phổi theo quy trình giám sát ADR của Trung tâm DI & ADR Quốc gia.....59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………........................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. Mẫu phiếu thu thập thông tin bệnh nhân nghiên cứu

PHỤ LỤC 2. Phân độ độc tính theo tiêu chuẩn của Viện Ung thư quốc gia
Hoa Kỳ 2000 (NCI - CTC)
PHỤ LỤC 3. Định nghĩa ký hiệu T, N, M theo AJCC và UICC 2009
PHỤ LỤC 4. Cách chấm điểm chất lượng một báo cáo ADR theo thang


điểm vigiGrade
PHỤ LỤC 5. Quy trình thu thập báo cáo ADR của Trung tâm DI & ADR
Quốc gia
PHỤ LỤC 6. Danh sách bệnh nhân trong nghiên cứu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1: Phân nhóm giai đoạn UTP theo ký hiệu TNM và dưới
nhóm
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi và giới tính
Bảng 3.2: Các phác đồ hóa chất điều trị ung thư phổi
Bảng 3.3: Tỉ lệ bệnh nhân đổi phác đồ
Bảng 3.4: Các thuốc được báo cáo nhiều nhất
Bảng 3.5: Các phác đồ được báo cáo nhiều nhất
Bảng 3.6: Tỉ lệ bệnh nhân gặp phải ADR theo phân loại tổ chức cơ
thể
Bảng 3.7: Các biểu hiện ADR được ghi nhận nhiều nhất
Bảng 3.8: Liên quan giữa các phác đồ hóa chất điều trị ung thư và
biến cố bất lợi AE (Tỉ lệ %)
Bảng 3.9: Thời gian xuất hiện ADR
Bảng 3.10: Mức độ nghiêm trọng của các ADR thường gặp
Bảng 3.11: Các biện pháp xử trí ADR của thuốc điều trị ung thư phổi
Bảng 3.12: So sánh một số thay đổi chính trong quy trình báo cáo

5

35
36
37
39
40
41
42
43
44
45
47
48

ADR của Khoa Chống đau Bệnh viện K
Bảng 3.13: Thời gian trì hoãn gửi báo cáo ADR (ngày)
Bảng 3.14: Tần suất báo cáo ADR theo thời gian báo cáo

49
50

Bảng 3.15: Lí do không báo cáo

51


DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
Hình 3.1: Lí do đổi phác đồ

Trang

38


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADR

Adverse drug reaction
(Phản ứng có hại của thuốc)

AE

Adverse event
(Biến cố bất lợi)

CEM

Cohort Event Monitoring
(Theo dõi biến cố thuần tập)

NCI-CTC

Nation Cancer Institue - Common
Toxicity Criteria
(Phân độ độc tính theo tiêu chuẩn Viện
Ung thư Hoa Kỳ)

TT-BYT

Thông tư - Bộ Y tế


UTP

Ung thư phổi

UTPKPTBN

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

UTPTBN

Ung thư phổi tế bào nhỏ

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi (UTP) là bệnh lí ác tính thường gặp nhất và là nguyên
nhân tử vong hàng đầu do ung thư ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam,
ghi nhận ung thư giai đoạn 2010 tỷ lệ mắc mới ở nam giới cao nhất (20,36%),
nữ giới chiếm tỷ lệ cao thứ 3 (10,5%) trong đó giai đoạn III và IV chiếm
84,5%. UTP được chia thành 2 nhóm chính là: ung thư phổi không phải tế bào
nhỏ (UTPKPTBN) và ung thư phổi tế bào nhỏ (UTPTBN), trong đó
UTPKPTBN chiếm 80-85%. Hai nhóm này có phương pháp điều trị và tiên
lượng khác nhau.
Trong những năm 1950 và 1960, phẫu thuật và xạ trị là các phương
pháp điều trị chính cho ung thư phổi giai đoạn sớm hoặc khu trú; chỉ duy nhất
chăm sóc giảm nhẹ là lựa chọn cho trường hợp bệnh ở giai đoạn lan rộng.

Một số liệu pháp hóa trị mới được phát hiện trong những năm 1960. Đến
những năm 1970 xuất hiện phác đồ hóa chất chứa platin. Và vào những năm
1980, có thêm nhiều bằng chứng lâm sàng chứng minh hiệu quả của các phác
đồ có chứa platin khi kết hợp với các hóa chất khác và khi phối hợp với xạ trị
[16]. Mặc dù làm tăng đáp ứng điều trị và kéo dài thời gian sống thêm cho
bệnh nhân nhưng hóa trị liệu cũng có mặt trái của nó khi gây ra những phản
ứng có hại có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Trên thực tế, các phản ứng có hại của thuốc xảy ra nhiều hơn so với
báo cáo. Với bệnh nhân phải trải qua nhiều đợt hóa trị liệu, việc được chỉ định
một đợt truyền hóa chất hay không còn phụ thuộc vào việc bệnh nhân có dung
nạp và vượt qua được đợt truyền hóa chất trước đó hay không. Điều này cũng
có nghĩa rằng người bệnh có vượt qua được những phản ứng có hại của hóa
chất ở những đợt điều trị trước đó hay không trước khi bước vào đợt điều trị
tiếp theo. Vì vậy phòng ngừa và xử trí phản ứng có hại của thuốc kịp thời sẽ
góp phần bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và kinh tế.

1


Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 23/2011/TT-BYT
“Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh” và Thông tư
số 21/2013/TT-BYT trong đó Điều 8 quy định về giám sát phản ứng có hại
của thuốc và các sai sót trong điều trị [2].
Bệnh viện K Trung ương là bệnh viện đầu ngành chuyên khoa ung thư
của cả nước với quy mô 1000 giường bệnh với khoảng 17000 bệnh nhân nội
trú mỗi năm [3]. Trong quá trình điều trị, việc xuất hiện phản ứng có hại của
hóa chất chống ung thư khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị và
làm giảm chất lượng sống cho người bệnh. Tuy nhiên các báo cáo liên quan
đến nhóm thuốc này gửi về Trung tâm DI & ADR Quốc gia chỉ chiếm tỉ lệ rất
nhỏ: 23 trong tổng số 482 báo cáo ở Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2014 [7].

Thực tế vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào đánh giá về phản ứng có hại
của hóa chất điều trị ung thư tại bệnh viện K, từ đó giúp cải thiện hiệu quả của
các phác đồ hóa trị liệu. Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Giám sát phản ứng có hại của thuốc trên bệnh nhân ung thư phổi tại
Khoa Chống đau - Bệnh viện K” với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng phản ứng có hại của thuốc điều trị ung thư phổi tại
Khoa Chống đau- Bệnh viện K.
2. Đánh giá tình hình giám sát phản ứng có hại của thuốc trên bệnh
nhân ung thư phổi theo quy trình giám sát ADR của Trung tâm DI
& ADR Quốc gia.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính xuất phát tại phổi (ung thư phổi tiên
phát) bắt nguồn từ nhóm tế bào tại phổi, các tế bào này tăng trưởng ngoài tầm
kiểm soát, lấn át tế bào bình thường hoặc từ nơi khác di căn đến phổi (ung thư
phổi thứ phát) [1].
Ung thư phổi là bệnh ung thư hay gặp, tiên lượng còn nhiều hạn chế do
đa số bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
1.1.1. Dịch tễ học
Theo số liệu về tỉ lệ ung thư ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh giai
đoạn từ năm 1995 - 1996, và từ đó ước tính chung tỉ lệ mắc ung thư ở Việt
Nam năm 2000, nam giới có khoảng 36.021 người chiếm tỷ lệ 91,5/100.000
dân và ở nữ giới có khoảng 32.786 người, chiếm tỉ lệ 81,5/100.000 dân. Ung
thư phổi đứng hàng đầu ở nam giới. Ước tính cả nước hàng năm có khoảng
6.905 ca ung thư phổi mới mắc. Trong số các trường hợp ung thư phổi nhập
viện, 62,5% không còn khả năng phẫu thuật.

Ung thư phổi phần lớn thấy ở những người thuộc lứa tuổi 40 - 60. Nếu
nghiên cứu tần số bệnh theo các lứa tuổi thì nhận thấy lứa tuổi càng cao càng
có tần số mắc bệnh cao [1], [4].
1.1.2. Phân loại ung thư phổi
a. Phân loại theo giải phẫu bệnh:
Tùy thuộc vào hình dạng tế bào dưới kính hiển vi, ung thư phổi được
chia làm hai loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải
tế bào nhỏ. Mỗi loại ung thư phát triển và lan theo những cách khác nhau, do
đó cũng được điều trị khác nhau.
1-Ung thư tế bào nhỏ (small-cell carcinoma): chiếm tỉ lệ khoảng 20%
các loại ung thư phổi, tỉ lệ sống sau 5 năm chỉ có 5%. Có liên quan nhiều nhất
3


tới hút thuốc lá, tính chất xâm lấn mạnh và là typ ung thư phế quản có tiên
lượng xấu nhất.
2-Ung thư tế bào không nhỏ (non small-cell carcinoma): thường gặp
hơn ung thư phổi tế bào nhỏ (khoảng 80%) và nó thường phát triển và lan
chậm hơn, được chia làm 3 loại và được đặt tên theo loại tế bào từ đó ung thư
phát triển:
- Ung thư tế bào tuyến (adenocarcinoma)
- Ung thư tế bào vảy (squamous-cell carcinoma)
- Ung thư tế bào lớn (large-cell carcinoma)
b. Phân loại mô bệnh học các khối u phổi năm 2001 của WHO
1- Ung thư biểu mô dạng biểu bì
2- Ung thư biểu mô tuyến
3- Ung thư tế bào lớn
4- Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
5- Ung thư biểu mô tuyến - vẩy:
6- Ung thư biểu mô đa hình thái

7- U carcinoid
8- Ung thư biểu mô tuyến phế quản
9- Ung thư biểu mô không xếp loại.
c. Phân loại TNM của WHO về ung thư phổi 2009
Tháng 2 năm 2009, dựa trên cơ sở dữ liệu 81.015 bệnh nhân được chẩn
đoán là ung thư phổi, Hội Nghiên cứu Ung thư phổi quốc tế (IASLC) đã đưa
ra bản phân loại lần thứ 7 với một số thay đổi trong hướng điều trị và tiên
lượng bệnh, đặc biệt ở những giai đoạn sớm, có khả năng phẫu thuật.
Hệ thống phân loại giai đoạn TNM được xây dựng trên 3 tiêu chí: T- u
tiên phát (Primary Tumor), N- hạch vùng (Regional Lymph Nodes) và M- di
căn xa (Distant Metastasis) (Phụ lục 3) [1], [4].

4


Bảng 1.1: Phân nhóm giai đoạn UTP theo ký hiệu TNM và dưới nhóm
T/M

Dưới nhóm

N0

N1

N2

N3

T 1a


Ia

IIa

IIIa

IIIb

T 1b

Ia

IIa

IIIa

IIIb

T 2a

Ib

IIa

IIIa

IIIb

T 2b


Iia

IIb

IIIa

IIIb

T 3 >7

IIb

IIIa

IIIa

IIIb

T 3 xâm lấn

IIb

IIIa

IIIa

IIIb

T 3 vệ tinh


Iib

IIIa

IIIa

IIIb

T 4 xâm lấn

IIIa

IIIa

IIIb

IIIb

T 4 nốt khác thùy, cùng bên

IIIa

IIIa

IIIb

IIIb

M 1a nốt đối bên


IV

IV

IV

IV

M 1a lan tràn màng phổi

IV

IV

IV

IV

M 1b

IV

IV

IV

IV

R


R

T1

R

R

R

R

R

R

T2
R

R

R

T3
R

R

R


R

R

R

R

T4

R

R

R

R

R

M1
R

R

R

R

R


1.1.3. Một số liệu pháp điều trị ung thư phổi:
Tùy vào từng giai đoạn phát triển của bệnh mà bác sĩ xác định mục tiêu
của việc điều trị là chữa trị, kiềm chế bệnh để kéo dài sự sống hoặc kiểm soát
triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tật nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Cũng
như đối với phần lớn các ung thư khác, có 3 phương pháp điều trị ung thư
phổi, đó là: phẫu thuật, tia xạ hoặc điều trị nội khoa bằng hóa trị liệu hoặc cho
thuốc điều trị triệu chứng.
Phân loại ung thư phổi tế bào nhỏ (UTPTBN) và không phải tế bào nhỏ
(UTPKTBN) có ý nghĩa trong điều trị.
a. Phẫu thuật

5


Là phương pháp điều trị tốt nhất, được lựa chọn đầu tiên với UTP giai
đoạn còn phẫu thuật được. Song phương pháp này không phải áp dụng được
cho tất cả các bệnh nhân. Thường chỉ định phẫu thuật cho những bệnh nhân
UTPKTBN chưa di căn từ giai đoạn I đến IIIA, khi mà thể trạng chung của
người bệnh còn tốt, ít đau, chưa có giảm cân và ho ra máu, tổn thương khu
trú. UTPTBN lan tỏa nhanh và di căn sớm thường ít khi có chỉ định phẫu
thuật. Chỉ áp dụng với các giai đoạn O đến giai đoạn IIIa. Từ giai đoạn IIIb
chống chỉ định mổ. Có 3 loại hình phẫu thuật thường được áp dụng:
- Cắt thùy phổi: Áp dụng đối với ung thư ở thùy phổi mà nội soi xác
định tổn thương phế quản ngoại vi. Cắt thùy phổi kèm theo vét hạch vùng rốn
thùy.
- Cắt lá phổi: Thường kèm theo vét hạch rốn phổi và trung thất, áp
dụng đối với ung thư ở phế quản gốc và/hoặc ung thư đã xâm lấn cực phế
quản thùy trên. Có thể cắt lá phổi kèm theo cắt một phần màng tim, thành
ngực.

- Phẫu thuật tiết kiệm nhu mô phổi bằng cắt phân thùy, cắt góc, cắt
không điển hình, áp dụng đối với ung thư nhỏ nằm ngoại vi và chức năng hô
hấp hạn chế.
Sau 3 loại hình phẫu thuật này có thể phối hợp tia xạ hậu phẫu nhằm
vào hạch trung thất, hạch thượng đòn hai bên và vùng thành ngực bị xâm lấn
[1].
a. Xạ trị
Điều trị xạ trị là sử dụng các sóng điện từ hoặc các hạt nguyên tử để tiêu
diệt tế bào ung thư. Xạ trị nhằm hạn chế sự phát triển của khối u, ức chế sự
hoạt động của các tế bào lan tràn rải rác xung quanh khối u trước và sau phẫu
thuật.

6


Phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân. Mục đích là phá
hủy khối u khi nó còn nhỏ (thường có đường kính 6 cm) và không có di căn.
Đối với những khối u lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u. Phương
pháp điều trị này kéo dài đời sống của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi
bệnh.
Tùy theo mục đích sử dụng, có 2 phương pháp dùng tia xạ: Tia xạ triệt
căn và tia xạ tạm thời.
- Tia xạ triệt căn
Phương pháp này được áp dụng từ giai đoạn O đến giai đoạn IIIa cho
những bệnh nhân còn mổ được nhưng lại từ chối mổ hoặc không thể mổ do
tình trạng sức khỏe. Thực hiện tia xạ bằng máy telecobalt năng lượng cao,
máy betatron và những máy gia tốc với liều vào khối u, hạch trung thất và
hạch thượng đòn. Liều trung bình từ 55 - 65Gy trong 6-7 tuần.
Kết quả tổng quát của tia xạ với mục đích triệt căn thua xa phẫu thuật
cắt bỏ. Song nó thường cải thiện được chất lượng và thời gian sống cho bệnh

nhân,
- Tia xạ tạm thời
Phương pháp này được áp dụng ở giai đoạn IIIb và giai đoạn IV, nhằm
làm giảm hoặc hết những triệu chứng khó chịu gây nên bởi khối u đã tiến
triển như ho không dứt, đau ngực, khó thở, nuốt khó hay hội chứng về động
mạch chủ trên. Tia xạ tạm thời cũng giúp ích rất nhiều khi có di căn xương
gây đau đớn và có thể phối hợp với phẫu thuật đối với những di căn vào
xương dài.
Điều trị tia xạ chỉ có tác dụng làm giảm bớt thể tích u và các triệu
chứng. Các trường hợp thất bại khi điều trị tia xạ chủ yếu do thể bệnh ít đáp
ứng tia hoặc do bệnh nhân bỏ cuộc. Thời gian sống thêm phụ thuộc giai đoạn
bệnh. Sống thêm 5 năm với giai đoạn I khoảng 50%, giai đoạn II khoảng

7


30%, giai đoạn IIIa khoảng 10 - 15%, giai đoạn IIIb dưới 5% và giai đoạn IV
chỉ 2% [1].
b. Hóa trị liệu
Điều trị hóa chất là phương pháp sử dụng các thuốc ức chế phát triển,
nhân lên của tế bào ung thư và thải loại chúng khỏi cơ thể, thông qua phản
ứng hủy tế bào và độc với tế bào.
Phương pháp này được sử dụng trước hết cho những bệnh nhân mà
khối u đã lan rộng hoặc tái phát. Tuy nhiên phương pháp này lại rất nhạy cảm
trong trường hợp ung thư giảm biệt hóa tế bào nhỏ và sớm lan tỏa vào cơ thể.
Nguyên tắc sử dụng hóa chất
- Chọn thuốc phù hợp với tế bào ung thư nhạy cảm và dùng thuốc với
liều cao nhất, ít tác dụng không mong muốn.
- Phối hợp các hóa chất để tránh kháng thuốc, nâng cao hiệu quả điều
trị và giảm tác dụng không mong muốn, nên phối hợp các hóa chất có vị trí và

cơ chế tác dụng khác nhau.
- Không phối hợp nhiều thuốc có cùng độc tính trên cùng một cơ quan.
Các nhóm điều trị hóa chất
- Điều trị triệu chứng: Nhằm giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến
khối u, cải thiện chất lượng sống và thời gian sống cua bệnh nhân ung thư giai
đoạn muộn
- Điều trị tân bổ trợ: Nhằm mục đích làm giảm bớt khối u, giảm thực
hiện các biện pháp điều trị tại chỗ dễ dàng hơn hoặc bảo tồn được cơ quan, bộ
phận có khối u.
- Điều trị bổ trợ: Nhằm mục đích tiêu điệt các ổ vi di căn, làm giảm
nguy cơ tái phát, tăng thời gian sống cho bệnh nhân
- Điều trị tại chỗ tại vùng nhằm tăng nồng độ thuốc tại khối u trong khi
làm giảm thiểu được tác dụng độc với toàn thân của thuốc.
8


Theo dõi sau điều trị hóa chất
- Theo dõi định kỳ sau điều trị 3 tháng/ lần trong 2 năm đầu, 6 tháng/
lần sau 3 năm tiếp theo và hàng năm cho những năm sau đó. Theo định kỳ
bao gồm
+ Khám lâm sàng
+ Chụp X- quang phổi
+ Chụp cắt lớp phổi
+ Xét nghiệm các chất chỉ điểm u: SCC, CEA, CA19.9
+ Làm các xét nghiệm khác khi nghi ngở các tổn thương tái phát, di căn
+ Hỗ trợ người bệnh ngừng hút thuốc lá
- Với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ
Trung bình hiệu quả đạt được chỉ khoảng 20 – 25%. Thời gian sống
thêm trung bình so với những bệnh nhân chỉ được điều trị bằng triệu chứng
thấp, chỉ khoảng vài tuần đến vài tháng.

Những thuốc được sử dụng nhiều nhất là cyclophosphamid,
amethoterine, doxorubicin,

cisplatin, bleomycin,

vincristin,

vindesin,

flouracin.
Hiện nay có 2 loại thuốc tác dụng tại đích là Iressa (gefitinib) và
Tarceva (erlotinib) đã được FDA chấp nhận dùng để điều trị UTPKTBN sau
khi đã dùng ít nhất một loại thuốc khác.
Bội nhiễm thường thấy đi kèm với tiến triển của ung thư phổi, do vậy
cần phải điều trị bằng thuốc khàng sinh phù hợp. Cũng như vậy đối với các
loại thuốc dạng atropin để làm giảm tiết xuất đờm dãi và ứ tắc phế quản. Đôi
khi nếu thấy khó thở nghiêm trọng thì cho tiêm corticoid để tác động lên
những biểu hiện phù nể ở trong lồng ngực và các cơ quan khác.
- Với những ung thư biểu mô giảm biệt hóa tế bào nhỏ

9


Hiện nay, điều trị bằng hóa chất là cách điều trị cơ bản đối với mọi loại
ung thư giảm biệt hóa tế bào nhỏ. Phương pháp này có thể kéo dài thời gian
sống thêm tới 20 – 24 tháng và đôi khi còn hơn thế nữa.
Những thuốc thường được sử dụng là: doxorubicin, vincristin,
etoposide, cyclophosphamide, belustin, amethopterin, procarbazin.
Thường thì hiệu quả của việc điều trị bằng hóa chất rất đáng kể. Nó
biểu hiện ngay trong liều đầu tiên hoặc liều thứ hai. Trong trường hợp không

có đáp ứng thì nên thay đổi công thức ngay.
c. Điều trị phối hợp
- Phẫu thuật và xạ trị
Xạ trị có thể thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật. Tia xạ tiền phẫu được
đánh giá tốt hơn và được thử nghiệm thường xuyên hơn tia xạ hậu phẫu. Một
số trường hợp tia xạ góp phần làm cho bệnh nhân ung thư từ chỗ không phẫu
thuật được (vì bệnh ở giai đoạn muộn) trở thành phẫu thuật triệt căn được, do
vậy tăng hiệu quả điều trị lên rất nhiều.
- Phẫu thuật và hóa trị
Điều trị hóa chất sau mổ được sử dụng nhiều trong ung thư phế quản –
phổi. Hóa chất thường được sử dụng là cyclophosphamid dùng theo những
phác đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên phương pháp này vẫn có những lập
luận trái chiều và cần được nghiên cứu thêm.
- Xạ trị và hóa trị
Sự phối hợp tia xạ và hóa chất nhiều khi đưa lại kết quả tốt hơn là điều
trị đơn độc một phương pháp. Tia xạ trực tiếp vào khối u nguyên phát sẽ làm
giảm thể tích của khối u lớn, vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho hóa chất tiêu
diệt tế bào ung thư còn lại.
Ngược lại một số loại hóa chất sẽ làm tăng sức chịu đựng của tế bào
lành đôi với tia xạ như cyclophosphamid, cytosin… do vậy có thể nâng liều

10


xạ lên cao để điều trị triệt để khối ung thư. Bên cạnh đó hóa chất sẽ tiêu diệt
tất cả các tế bào ung thư đã di căn xa mà tia không tới được [1], [4], [5].
d. Một số phương pháp trị liệu khác
- Điều trị triệu chứng
Ho: cho Terpin codein 4 – 6 viên/ngày.
Ho máu: ho máu nhẹ thường không phải xử trí. Ho máu nặng

>200mL/24 giờ thường cần tiến hành các phương pháp trị liệu như: soi phế
quản can thiệp, chụp và nút động mạch phế quản, phẫu thuật. Trường hợp
điều trị nội khoa dùng morphin 10mg x 1 ống tiêm dưới da, kháng sinh phòng
nhiễm trùng.
Đau ngực: cho các loại giảm đau, theo phác đồ bậc thang:
+ Bậc 1: Các thuốc giảm đau không có morphin
 Nhóm paracetamol (Efferalgan) 0,5g-1g x4 lần/ngày.
 Salicylic, aspirin (Aspegic) 0,25-1g x4 lần/ngày.
 Feldene 20mg: 1viên/lần x2-3 ngày.(Tiêm bắp 1ống/lần x1-2 ngày)
+ Bậc 2: Các thuốc dạng morphin nhẹ kết hợp với các thuốc khác:
 Efferalgan codein: uống 4-6 giờ/lần.
 Dextropropoxyphen: uống 4-6 giờ/lần.
+ Bậc 3: Morphin được chỉ định khi các thuốc khác không có tác dụng,
dùng đường uống, tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch. Thêm thuốc nhuận tràng như
lactulose hoặc peristatin đề phòng táo bón.
Liều 10mg-120mg/ngày, tăng dần tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
Khó thở:
+ Oxy qua ống thông mũi 1-3 L/phút.
+Corticoid: depersolone 30mg x 2-3 ống/ngày hoặc methylprednisolon
40mg x 2-3 ống/ngày qua đường tĩnh mạch khi u lớn, chèn ép khí phế quản
lớn, tĩnh mạch chủ trên (kết hợp thuốc chống đông).

11


+ Thuốc giãn phế quản nếu có co thắt phế quản lan tỏa.
- Điều trị hỗ trợ
Chỉ áp dụng cho khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn
không điều trị được bằng các phương pháp kể trên, bao gồm chăm sóc bệnh
nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau. Ở hầu hết các bệnh nhân ung thư,

kết quả điều trị tốt nhất khi ung thư được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cần có một chế độ ăn thích hợp, nghỉ ngơi, chăm sóc về y tế và giải trí đôi khi
giúp ích cho bệnh nhân.
- Miễn dịch trị liệu
Được chỉ định khi đã loại bỏ được hầu hết các tế bào ung thư. Mục đích
là tăng cường số lượng, chất lượng của các tế bào miễn dịch chống lại tế bào
ung thư. Có thể dùng LH1, levamisol, BCG nhằm kích thích chức năng thực
bào [1].
- Điều trị hướng đích:
Là sử dụng những chất ức chế tyrosine kinase của thụ thể của yếu tố
tăng trưởng biểu bì EGFR (epidermal growth factor receptor) như chất thay
thế cho hoá trị liệu ở một số bệnh nhân chọn lọc và các kháng thể đơn dòng
như bevacizumab phối hợp với hoá trị liệu. Nên cá thể hoá việc điều trị dựa
trên các đặc điểm mô học và phân tử học của khối u. Nên đánh giá khối u về
mặt mô học để tìm sự hiện diện đột biến của EGFR khiến nó trở nên nhạy
cảm với các chất ức chế tyrosine kinase EGFR.
Erlotinib và gefitinib là những phân tử nhỏ ức chế EGFR tyrosine
kinase. Điều trị đơn độc bước đầu bằng các tác nhân này có vẻ như hiệu quả
hơn so với hoá trị liệu ở những bệnh nhân có đột biến EGFR [1].
1.2. Một số thuốc điều trị ung thư phổi thường dùng
1.2.1. Nhóm các alkaloid và các chất có nguồn gốc tự nhiên
a. Các Alkaloid

12


Gồm các hóa chất thuộc nhóm taxane: paclitaxel và docetaxel. Đây là
nhóm hoạt chất được sử dụng phổ biến nhất trong các phác đồ hóa chất điều
trị ung thư phổi hiện nay. Một số đặc điểm của nhóm hoạt chất này như sau
[4], [16], [21]:

 Paclitaxel:
- Cơ chế tác dụng: thuốc liên kết đặc hiệu với beta – tubulin của vi ống và
ngăn cản sự phân ly của chúng, làm vi ống bị đông cứng dẫn đến sự phân bào
bị ngừng lại.
- Chỉ định: ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, ung thư buồng trứng,
Kaposi’s Sarcoma, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đầu cổ…
- Liều dùng: truyền tĩnh mạch với liều 175 mg/m2 trong 3 giờ, lặp lại sau ít
nhất 3 tuần.
- Độc tính: suy tủy, viêm thần kinh ngoại vi, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa, ban
da, đau cơ, khớp.
- Thận trọng: phản ứng quá mẫn cảm/ dị ứng nặng. Nguy cơ suy tủy ở bệnh
nhân suy gan vừa và nặng. Cần thường xuyên kiểm tra công thức máu, theo
dõi các chức năng sinh tồn. Không tiêm động mạch.
- Tương tác thuốc: paclitaxel phải được dùng trước cisplatin trong liệu pháp
phối hợp. Thận trọng sử dụng đồng thời các chất ức chế cytochrome P450C8
& CYP3A4. Dùng đồng thời với các chất chống ung thư khác làm tăng nguy
cơ suy tủy.
 Docetaxel:
- Cơ chế tác dụng: thuốc gắn đặc hiệu với tiểu đơn vị β của tubulin của vi cấu
trúc hình ống, ức chế sự tháo rời vi cấu trúc hình ống thành dạng monomer, là
quá trình cần thiết để cung cấp năng lượng cho tế bào.
- Chỉ định: ung thư phổi không phải tế bào nhỏ di căn hoặc tiến triển, ung thư
vú, ung thư tụy, ung thư buồng trứng.
- Liều dùng: 75mg/m2/ lần x 3 tuần /lần.
13


- Độc tính: viêm dây thần kinh ngoại vi, độc với tủy xương, rối loạn tuần
hoàn, buồn nôn, nôn, viêm gan….
- Thận trọng: không dùng thuốc khi bilirubin lớn hơn ngưỡng trên của người

bình thường (NTCNBT) và /hoặc SGOT và SGPT > 3,5 lần NTCNBT,
phosphatase kiềm > 6 lần NTCNBT.
- Tương tác thuốc: tương tác với thuốc bị chuyển hóa bởi cytochrom P4503A4.
b. Các chất có nguồn gốc tự nhiên
 Etoposide
- Cơ chế tác dụng: làm gãy chuỗi ADN do tương tác với ADN topoisomeraseII hoặc tạo thành các gốc tự do.
- Chỉ định: ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư tinh hoàn, lympho Hodgkin và
không Hodgkin, bạch cầu tủy cấp, u nguyên bào nuôi.
- Liều dùng: + Truyền tĩnh mạch 35mg/m2/ 24h, trong ngày.
P

P

+ 50 mg/m2/24h, trong 5 ngày.
P

P

+ Liều uống gấp đôi liều tiêm truyền.
- Độc tính: suy tủy, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, hạ huyết áp khi
truyền nhanh, rụng tóc, nổi mẩn.
- Thận trọng: người cao tuổi, trẻ em, người suy gan, ức chế tủy, thoát mạch.
- Tương tác thuốc: thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc kháng histamine,
rượu, cyclosporine [4], [16], [21].
 Topotecan
- Cơ chế tác dụng: ức chế topoisomerase I làm ổn định phức hợp enzym ADN, không cho phép gắn lại các ADN đã bị tháo, ức chế tổng hợp ADN.
- Chỉ định: ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư buồng trứng, hội chứng loạn sản
tủy, bệnh bạch cầu đơn nhân.

14



- Liều dùng: truyền tĩnh mạch 1,5mg/m2 trên 30 phút, một trong 5 ngày đầu
P

P

tiên trong chu kỳ 21 ngày.
- Độc tính: suy tủy, sốt, hội chứng giả cúm, buồn nôn, nôn.
- Thận trọng: tiền sử bệnh phổi mô kẽ, xơ phổi, ung thư phổi, phơi nhiễm của
lồng ngực với phóng xạ và/ hoặc các yếu tố kích thích dòng tế bào. Khi lái xe/
vận hành máy.
- Tương tác thuốc: thuốc gây độc tế bào khác [4], [16], [21].
 Vinorelbine
- Cơ chế tác dụng: gắn đặc hiệu vào tubulin ngăn cản tạo vi cấu trúc hình ống,
là thành phần quan trọng của thoi gián phân và ức chế sự tách đôi nhiễm sắc
thể. Ức chế đặc hiệu pha M của chu kỳ tế bào.
- Chỉ định: ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, ung thư vú đã di căn.
- Liều dùng: 25-30mg/m2/1 tuần, truyền tĩnh mạch 20-30 phút, tiêm tĩnh mạch
P

P

5-10 phút.
- Độc tính: ức chế tủy xương, rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu, thiếu máu,
buồn nôn, nôn.
- Thận trọng: bệnh nhân suy thận và bệnh lý tim mạch tắc nghẽn. Giảm liều
cho bệnh nhân suy gan.
- Tương tác thuốc: vaccine, phenytoin, itraconazol [4], [16], [21].
1.2.2. Các phức hợp Platin hữu cơ

 Cisplatin
- Cơ chế tác dụng: tạo thành liên kết chéo ở trong cùng một sợi hoặc giữa hai
sợi của phân tử ADN, làm thay đổi cấu trúc của ADN, từ đó ức chế sự tổng
hợp của ADN.

15


- Chỉ định: ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư buồng trứng, tinh hoàn,
carcinoma đầu cổ, u lympho không Hodgkin.
- Liều dùng: 50-100 mg/m2, truyền tĩnh mạch một lần trong 6-8h, 3-4 tuần
P

P

một lần. Truyền tĩnh mạch chậm 15-20mg/m2/lần trong 5 ngày, 3-4 tuần một
P

P

đợt.
- Độc tính: suy tủy, rối loạn tiêu hóa, độc với thần kinh, thị giác.
- Thận trọng: thuốc dễ gây thương tổn chức năng thận, thương tổn thính giác,
suy tủy xương, mất nước và dị ứng với hợp chất có platin. Cần chú ý đặc biệt
khi dùng phối hợp cisplatin với các thuốc gây độc nhiều trên thận hoặc với
các thuốc hóa trị liệu chống ung thư khác dễ bị tích lũy khi có thương tổn
thận.
- Tương tác thuốc: các thuốc độc với thận và với tai như các kháng sinh
aminoglycosid hoặc các thuốc lợi niệu tác dụng trên quai Henle làm tăng tác
dụng độc trên thận và trên tai của cisplatin. Cisplatin tương tác với phenytoin

[4], [16], [21].
1.2.3. Các thuốc thuộc nhóm kháng chuyển hóa
 Gemcitabine
- Cơ chế tác dụng: ức chế ADN – polymerase, phosphoryl hóa thành dạng
diphosphat và triphosphat, ức chế tổng hợp ADN. Thuốc có tác dụng trên pha
S của chu kỳ tế bào.
- Chỉ định: ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, ung thư vú, carcinoma tụy,
ung thư buồng trứng.
- Liều dùng: tiêm tĩnh mạch 1g/m2/lần/tuần, 3-4 tuần liên tục, chu kỳ 4 tuần.
P

P

- Độc tính: ức chế tủy xương, rối loạn tiêu hóa.

16


×