Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá độc tính và tác dụng giải lo âu, chống trầm cảm của cao chiết ban di thực (hypericum perforatum l ) trên động vật thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ PHƢƠNG THANH

ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG
GIẢI LO ÂU, CHỐNG TRẦM CẢM CỦA
CAO CHIẾT BAN DI THỰC
(HYPERICUM PERFORATUM L.)
TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ PHƢƠNG THANH

ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG
GIẢI LO ÂU, CHỐNG TRẦM CẢM CỦA
CAO CHIẾT BAN DI THỰC
(HYPERICUM PERFORATUM L.)
TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÍ- DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 60 72 04 05



Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế
2. TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng
HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế, TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng, người thầy, người cô luôn
nhiệt tình giúp đỡ, hết lòng chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
tôi thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Dược lựctrường Đại học Dược Hà Nội; các anh chị chuyên viên, nghiên cứu viên, kỹ thuật
viên ở Phòng Dược lí- sinh hóa, Viện Dược liệu đã tận tình giúp đỡ cũng như quan
tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy cô giáo cùng cán bộ
trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ, mang lại cho tôi
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo và các phòng ban
khác trong trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành tốt chương trình đào tạo tại trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự yêu thương và biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn
bè đã luôn bên tôi, ủng hộ tôi và là chỗ dựa tinh thần của tôi khi gặp khó khăn trong
học tập cũng như trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2015
Học viên cao học

Phạm Thị Phƣơng Thanh



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………

1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN………………………………………………

3

1.1. Lo âu và rối loạn lo âu…………………………………………………

3

1.1.1. Lo âu………………………………………………..........................

3

1.1.2. Dịch tễ học rối loạn lo âu…………………………………………

3

1.1.3. Phân loại………………………………………………………….

4

1.1.4. Sinh hóa thần kinh trong rối loạn lo âu……………………………


5

1.1.5. Điều trị rối loạn lo âu theo y học hiện đại…………………………

6

1.1.6. Sử dụng dược liệu trong điều trị rối loạn lo âu……………………

8

1.2. Các mô hình thực nghiệm trên động vật đánh giá tác dụng giải lo âu
của thuốc…………………………………………………………

9

1.3. Dƣợc liệu ban Âu và tác dụng dƣợc lí trên tâm thần/thần kinh……

11

1.3.1. Đặc điểm thực vật, phân bố, sinh thái……………………………

11

1.3.2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến…………………………………

12

1.3.3. Thành phần hóa học………………………………………………


12

1.3.4. Tác dụng dược lí trên tâm thần/thần kinh của dược liệu ban Âu…

17

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…

17

2.1. Nguyên liệu, hóa chất và trang thiết bị………………………………

17

2.1.1.Dược liệu ban di thực và cao chiết………………………………

18

2.1.2. Động vật thí nghiệm………………………………………..............

19

2.1.3. Hóa chất và trang thiết bị nghiên cứu………………………………

22

2.2. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………

23



2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………

24

2.3.1. Phương pháp đánh giá tác dụng giải lo âu, chống trầm cảm của cao
chiết ban di thực…………………………………………………………

24

2.3.1.1. Gây stress trên chuột bằng phương pháp nuôi cô lập ……………

25

2.3.1.2. Mô hình không gian mở.................................................................

25

2.3.1.3. Mô hình chữ thập nâng cao……………………………………

26

2.3.1.4. Mô hình tương tác cộng đồng……………………………………

27

2.3.2. Phương pháp đánh giá độc tính của cao chiết ban di thực………

27


2.3.2.1. Độc tính cấp của cao chiết ban di thực…………………………

28

2.3.3.2. Phương pháp đánh giá độc tính bán trường diễn của cao chiết ban di
thực…………………………………………………………………

30

2.4. Xử lí số liệu……………………………………………………………

31

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………

31

3.1. Tác dụng giải lo âu và chống trầm cảm của cao chiết ban di thực trên
chuột chịu stress do nuôi cô lập ……………………………………

31

3.1.1. Tác dụng giải lo âu của cao chiết ban di thực trên chuột chịu stress do
nuôi cô lập............................................................................................

34

3.1.2. Tác dụng chống trầm cảm của cao chiết ban di thực trên chuột chịu
stress do nuôi cô lập..........................................................................


36

3.2. Kết quả đánh giá độc tính cấp tính và độc tính bán trƣờng diễn của
cao chiết ban di thực.........................................................................

36

3.2.1. Độc tính cấp của cao chiết ban di thực......................................

39

3.2.2. Độc tính bán trường diễn của cao chiết ban di thực..............

39

3.2.2.1. Tình trạng chung và thể trọng của động vật thí nghiệm.............

39

3.2.2.2. Các thông số huyết học của động vật thí nghiệm................

41

3.2.2.3. Các thông số sinh hóa đánh giá chức năng gan và thận của động vật
thí nghiệm..............................................................................
3.2.2.4. Xét nghiệm mô bệnh học.......................................................
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………

43
46

46


4.1. Về tác dụng giải lo âu và chống trầm cảm của cao chiết ban di thực
trên chuột chịu stress do nuôi cô lập........................................................

46

4.1.1. Gây stress cho chuột bằng nuôi cô lập..........................................

46

4.1.2. Tác dụng giải lo âu của cao chiết ban di thực trên chuột chịu stress do
nuôi cô lập...........................................................................................

48

4.1.3. Tác dụng chống trầm cảm của cao chiết ban di thực trên chuột chịu
stress do nuôi cô lập.............................................................................

49

4.2. Về độc tính cấp tính và độc tính bán trƣờng diễn của cao chiết ban di
thực.....................................................................................................

50

4.2.1. Độc tính cấp tính của cao chiết ban di thực.................................

50


4.2.2. Độc tính bán trường diễn của cao chiết ban di thực..................

51

KẾT LUẬN………………………………………................................

52

KIẾN NGHỊ........................................................................................

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ALAT

Alanin Amino Transferase

ASAT

Aspartat Amino Transferase

BZD

Benzodiazepin


CYP

Cytochrom

DSM-IV-TR

Diagnostic

and

Statistical

Manual

of

Disorders, 4th Edition, Text Revision
EPM
GABA

Elevated plus maze
Gama amino butyric acid

ICD- 10

International Classification of Diseases, Tenth
Revision
IMAO
Monoamino oxidase inhibitors
LD


Lethal dose

OFT

Open field test

RLLA

Rối loạn lo âu

SSRI

Serotonin selective reuptake inhibitors

Mental


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Ảnh hưởng của mẫu thử lên thời gian lưu lại tay hở và số


33

lần di chuyển vào tay hở của chuột đã gây stress cô lập
3.2

Ảnh hưởng của mẫu thử lên thời gian vào buồng có chuột/

35

buồng không có chuột của chuột đã gây stress cô lập
3.3

Số chuột chết trong 72 giờ đầu của thử độc tính cấp

37

3.4

Tình hình chung của chuột trong 7 ngày thử nghiệm độc

38

tính cấp
3.5

Ảnh hưởng của cao chiết ban di thực đến thể trọng của thỏ

39

thí nghiệm

3.6

Ảnh hưởng của cao chiết ban di thực đến các thông số

40

huyết học của thỏ thí nghiệm
3.7

Ảnh hưởng của cao chiết ban di thực đến các thông số sinh

41

hóa đánh giá chức năng gan của thỏ thí nghiệm
3.8

Ảnh hưởng của cao chiết ban di thực đến các thông số sinh
hóa đánh giá chức năng thận của thỏ thí nghiệm

42


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình
2.1

Tên hình
Dược liệu ban di thực (H. perforatum L. , Hypericaceae) thu hái


Trang
17

tại Mộc Châu, Sơn La
2.2

Sơ đồ quy trình chiết xuất cao khô ban di thực

20

2.3

Mô hình môi trường mở

20

2.4

Dụng cụ chữ thập nâng cao

21

2.5

Dụng cụ cho thí nghiệm đánh giá tương tác cộng đồng

22

2.6


Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

24

2.7

Sơ đồ thiết kế các thí nghiệm đánh giá tác dụng dược lí trong

29

nghiên cứu
2.8

Sơ đồ quy trình đánh giá độc tính bán trường diễn của cao chiết

31

ban di thực
3.1

Ảnh hưởng của mẫu thử lên thời gian vào vùng trung tâm của

34

chuột đã gây stress cô lập
3.2

Ảnh hưởng của mẫu thử lên số lần vào buồng có chuột/ buồng

43


không có chuột của chuột đã gây stress cô lập
3.3

Cấu trúc vi thể gan của lô thỏ chứng sau 30 ngày thí nghiệm

43

3.4

Cấu trúc vi thể gan của lô thử 1 sau 30 ngày uống mẫu thử

44

3.5

Cấu trúc vi thể gan của lô thử 1 sau 30 ngày uống mẫu thử

44

3.6

Cấu trúc vi thể thận của lô thỏ chứng sau 30 ngày thí nghiệm

45

3.7

Cấu trúc vi thể thận của lô thử 1 sau 30 ngày uống mẫu thử


45

3.8

Cấu trúc vi thể thận của lô thử 2 sau 30 ngày uống mẫu thử

45


ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm thần chiếm tỉ lệ cao nhất hiện
nay trên thế giới. Theo phân tích thống kê của Viện sức khỏe tâm thần Hoa Kì năm
2008, khoảng 273 triệu người trên thế giới (chiếm 4,5% dân số thế giới) và 40 triệu
người tại Mĩ (tương đương 18% dân số) từng mắc chứng bệnh này. Trong xã hội
hiện đại, với nhịp sống ngày càng hối hả và con người ngày càng bận bịu với công
việc, với các mối quan hệ thì rối loạn lo âu cũng tăng nhanh cùng với sự giàu có và
thành công của con người. Bệnh gây ra những tác động không nhỏ đến chất lượng
cuộc sống, năng suất lao động của người bệnh nói riêng và của cả xã hội nói chung.
Hiện nay có nhiều thuốc tân dược điều trị rối loạn lo âu với cơ chế tác dụng chủ yếu
liên quan đến quá trình tổng hợp, giải phóng và chuyển hóa của các chất dẫn truyền
thần kinh trong não như serotonin, noradrenalin và dopamin. Tuy nhiên vẫn còn
nhiều vấn đề tranh luận về hạn chế của các thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa dược
như: tình trạng lệ thuộc thuốc, quen thuốc, hội chứng cai thuốc khi dừng điều trị,
nhiều tác dụng không mong muốn và nguy cơ tương tác với nhiều nhóm thuốc khác.
Vì vậy, nhu cầu nghiên cứu các thuốc mới, thuốc có nguồn gốc dược liệu có hiệu
quả, độ an toàn cao, ít hoặc không có tác dụng phụ và giá thành hợp lí như một liệu
pháp bổ sung, thay thế cho thuốc tổng hợp hóa dược là rất cần thiết [75].
Cây ban Âu (Hypericum perforatum L., họ Hypericaceae) hay còn được gọi
với tên cỏ Thánh John (St. John’s wort) có nguồn gốc tự nhiên ở châu Âu, Tây Á,

Bắc Phi và phân bố rộng rãi ở Bắc Mĩ và Australia. Ban Âu là cây thuốc cổ truyền
của các nước châu Âu và hiện là cây thuốc có tiếng nhất trong điều trị các rối loạn
tâm thần kinh như trầm cảm, rối loạn lo âu với lượng tiêu thụ hàng năm đứng vào
top 10 trên thế giới. Ở Việt Nam, Viện Dược liệu đã nghiên cứu di thực thành công
cây ban Hypericum perforatum L. trong đề tài cấp Bộ Y tế “ Nghiên cứu di thực và
quy trình trồng trọt cây ban Hypericum perforatum L. để chiết xuất sản phẩm chứa
hypericin” từ năm 2007- 2011. Mặc dù trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên
cứu chứng minh tác dụng của các hợp chất trong cây ban Âu dùng làm nguyên liệu

1


cho bào chế sản phẩm hỗ trợ điều trị lo âu, trầm cảm; tuy nhiên, cây ban di thực
trồng trọt trong điều kiện đất đai và khí hậu của Việt Nam lại chưa có một nghiên
cứu đầy đủ nào để đánh giá tác dụng này.
Các tác dụng giải lo âu chủ yếu được triển khai trên các mô hình kinh điển.
Gần đây, mô hình gây stress do cô lập đã được sử dụng để nghiên cứu sự thay đổi
sinh lí thần kinh từ đó dẫn đến những thay đổi đáp ứng của động vật thực nghiệm
với tác dụng của thuốc. Từ đó mô hình cũng đã được sử dụng trong các nghiên cứu
đánh giá tác dụng an thần, giải lo âu của một số dược liệu ở Nhật [59], [60], [74].
Tại Việt Nam, mô hình đã bắt đầu được triển khai nhưng những nghiên cứu sử dụng
mô hình này còn hạn chế.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài mang tên “ Đánh giá độc tính và tác dụng
giải lo âu, chống trầm cảm của cao chiết ban di thực (Hypericum perforatum
L.) trên động vật thực nghiệm ” với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Đánh giá tác dụng giải lo âu, chống trầm cảm của cao chiết ban di thực trên
chuột chịu stress do cô lập.
2. Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của cao chiết ban di thực.

2



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Lo âu và rối loạn lo âu
1.1.1. Lo âu
Lo âu (anxiety) được định nghĩa là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm
giác lo sợ lan tỏa, khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng: đau đầu, vã mồ hôi,
hồi hộp, cảm giác siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu vùng thượng vị và bứt rứt,
không thể ngồi yên hoặc đứng yên một chỗ [13].
Dựa trên các tiêu chuẩn như khả năng kiểm soát lo âu, cường độ, thời gian kéo
dài và hành vi kèm theo, người ta phân biệt lo âu bình thường với lo âu bệnh lí. Lo
âu được xem như là bình thường khi phù hợp với tình huống và mất đi khi tình
huống đã được giải quyết. Lo âu bệnh lí là sự lo sợ quá mức trước một tình huống
xảy ra, có tính chất vô lí, lặp lại; các triệu chứng thường nặng, kéo dài dai dẳng, ảnh
hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh. Trong khi lo âu bình thường có thể
được điều trị hiệu quả bằng liệu pháp tâm lí thì bệnh nhân mắc lo âu bệnh lí cần
được khám toàn diện về cơ năng và tâm thần để được điều trị phù hợp theo nguyên
nhân.
Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm lí phổ biến, có xu hướng ngày
càng gia tăng, thường kết hợp với nhiều loại rối loạn khác như mất ngủ, trầm cảm,
rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi. Ngoài các rối loạn lo âu (RLLA) trong đó lo âu là
triệu chứng quan trọng và nổi bật nhất, lo âu còn gặp trong nhiều bệnh lý tâm thần
và bệnh hệ thống khác. Trầm cảm và lo âu thường đi kèm với nhau; khoảng 3/4
bệnh nhân trầm cảm có lo âu kèm theo và trên 1/2 bệnh nhân lo âu có biểu hiện
trầm cảm rõ rệt [29].
1.1.2. Dịch tễ học rối loạn lo âu
Được Sigmund Freud nghiên cứu từ gần một thế kỷ trước, cho đến nay RLLA
vẫn luôn là một lĩnh vực thu hút quan tâm của nhiều nhà khoa học. Chỉ mới trong
vòng vài thập niên trở lại đây, các nhà khoa học và thầy thuốc thực hành đã xây
dựng nên các tiêu chuẩn chẩn đoán, đánh giá tỷ lệ của các RLLA khác nhau, hiểu

được phần nào cơ sở tâm lý - sinh học cũng như phát triển một số liệu pháp hóa

3


dược và tâm lý có hiệu quả. Các điều tra cho thấy các rối loạn này không chỉ hay
gặp mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như hoạt động của
người bệnh; làm tăng nguy cơ lạm dụng rượu, ma túy và ý định tự sát. Các nghiên
cứu tại Hoa Kỳ cho thấy các RLLA gặp nhiều hơn các rối loạn khí sắc, các rối loạn
lạm dụng ma túy. Cứ 4 người thì có 1 người đáp ứng các tiêu chuẩn của ít nhất một
RLLA và tỷ lệ bệnh chung trong 1 năm là 17,7%. Phái nữ thường bị rối loạn lo âu
nhiều hơn phái nam với tỉ lệ bệnh chung suốt đời của hai phái lần lượt là 30,5% và
19,2%, tỷ lệ này giảm ở tầng lớp có thu nhập cao [29]. Theo dự án nghiên cứu
National Comorbidity Survey trong năm 2005 (dự án nghiên cứu về tỉ lệ các rối
loạn tâm thần ở người Mỹ) 58% bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm có rối loạn lo
âu, trong số đó 17,2% là rối loạn lo âu lan tỏa, 9,9% là rối loạn hoảng sợ. Bệnh nhân
rối loạn lo âu cũng có tỉ lệ cao bị trầm cảm. Ngoài ra 22,4% bệnh nhân mắc ám ảnh
sợ xã hội, 9,4% bệnh nhân sợ khoảng trống và 2,3% rối loạn hoảng sợ. Nhiều
trường hợp các triệu chứng không đủ mạnh để chẩn đoán là rối loạn lo âu hay trầm
cảm khi đó chẩn đoán đầu tiên của bệnh nhân sẽ được áp dụng.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về dịch tễ học RLLA còn rất hạn chế. Tuy nhiên
theo ghi nhận của bác sĩ Nguyễn Văn Nuôi, bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí
Minh, số lượng bệnh nhân đến khám với rối loạn lo âu có xu hướng ngày càng gia
tăng.
1.1.3. Phân loại
Theo phân loại DSM-IV-TR của Hiệp Hội tâm thần Hoa Kỳ (2000) và Hệ
thống phân loại bệnh tật quốc tế ICD-10, rối loạn lo âu được chia thành các loại
[16], [29], [49]:
 Rối loạn lo âu toàn thể (generalized anxiety disorder)
 Rối loạn ám ảnh – cưỡng chế (obsessive – compulsive disorder)

 Rối loạn hoảng sợ (panic disorder) bao gồm có hoặc không có ám sợ khoảng
rộng (agoraphorbia)
 Rối loạn ám sợ khoảng rộng không có tiền sử rối loạn hoảng sợ
 Rối loạn ám ảnh xã hội (social phorbia)
 Rối loạn stress sau chấn thương (post-traumatic stress disorder, PTSD)
4


 Rối loạn stress cấp (acute stress disorder)
1.1.4. Sinh hóa thần kinh trong rối loạn lo âu
Các nghiên cứu sinh lý bệnh và dược lý tại thời điểm hiện tại đề xuất mối liên
quan của RLLA với 3 cơ chế chính [29]:
- Kiểu noradrenalin: lo âu, tăng nhạy cảm và phản ứng quá mức với các tác nhân
kích thích dẫn đến ức chế receptor 2 adrenergic trung ương.
- Kiểu benzodiazepin: triệu chứng lo âu có thể do giảm hoạt động hệ GABAA, chất
dẫn truyền ức chế của thần kinh trung ương.
- Kiểu serotonin: các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ liên quan đến sự thâm hụt
serotonin dẫn tới giảm hoạt động của con đường dẫn truyền serotonin.
Trong rối loạn lo âu toàn thể, hiệu quả điều trị của các benzodiazepin và
buspiron đã hướng các nghiên cứu sinh học vào các hệ thống dẫn truyền thần kinh
GABA và serotonin. Các benzodiazepin (chất chủ vận receptor benzodiazepin) có
tác dụng làm giảm lo âu trong khi flumazenil (chất đối kháng receptor
benzodiazepin) lại làm tăng lo âu. Mặc dù chưa có bằng chứng về sự bất thường của
các receptor benzodiazepin trong rối loạn lo âu toàn thể, một số nhà nghiên cứu đã
tập trung vào thùy chẩm là vùng có mật độ receptor benzodiazepin cao nhất trong
não; các vùng não khác được cho là có liên quan đến rối loạn lo âu toàn thể gồm:
các hạch đáy não, hệ viền và vỏ não thùy trán. Do buspiron là chất chủ vận receptor
5-HT1A nên có giả thuyết rằng có sự bất bình thường trong điều chỉnh hệ
serotonergic. Các hệ thống dẫn truyền thần kinh khác cũng đã được nghiên cứu
trong rối loạn lo âu toàn thể bao gồm noradrenergic, glutamat và cholecystokinin

[29].
Trong rối loạn hoảng sợ, một số nghiên cứu về cơ sở sinh học nhận thấy các
triệu chứng của rối loạn này có liên quan đến các bất thường sinh học trong cấu trúc
và chức năng não. Các nghiên cứu này đã đưa đến giả thuyết cho rằng sự rối loạn
điều chỉnh (dysregulation) của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên có liên quan
đến sinh lý bệnh của rối loạn hoảng sợ. Hệ thần kinh giao cảm của một số bệnh
nhân mắc chứng rối loạn hoảng sợ được cho là bị tăng trương lực giao cảm, thích
ứng chậm với các kích thích mạnh và đáp ứng quá mức với các kích thích trung
5


bình. Các hệ thần kinh chính được cho là có liên quan bao gồm noradrenergic,
seroroninergic và acid gamma-aminobutyric (GABA). Sự rối loạn hoạt động hệ
serotonergic rất rõ rệt trong rối loạn hoảng sợ. Nhiều nghiên cứu với các thuốc chủ
vận – đối kháng hỗn hợp receptor serotonin đã làm tăng lo âu, các đáp ứng này có
thể do sự tăng nhạy cảm với serotonin sau synap trong rối loạn hoảng sợ. Cũng có
bằng chứng tiền lâm sàng cho rằng sự giảm chất dẫn truyền loại ức chế GABA cục
bộ trong hạnh nhân đáy bên, não giữa và dưới đồi có thể gây ra các đáp ứng sinh lý
giống lo âu. Các dữ liệu sinh học đã tập trung vào não giữa, hệ viền (có thể liên
quan tới lo âu viễn tưởng) và vỏ não trước trán (có thể liên quan tới né tránh ám
ảnh). Trong số các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau có liên quan, hệ
noradrenergic được chú ý nhiều nhất, đặc biệt với receptor α-adrenergic trên synap.
Vai trò của các receptor này được thăm dò qua thử nghiệm dược lý trên động vật
thực nghiệm với clonidin (chủ vận receptor α2) và yohimbin (đối kháng receptor α2)
gây ra các hoạt động giống hoảng loạn ở các bệnh nhân rối loạn hoảng loạn [29].
1.1.5. Điều trị rối loạn lo âu theo y học hiện đại
Bên cạnh liệu pháp tâm lý, việc sử dụng các thuốc hóa dược đóng vai trò quan
trọng trong điều trị tất cả các thể lo âu. Ba nhóm thuốc giải lo chính sử dụng trong
điều trị bao gồm: thuốc chống trầm cảm, các benzodiazepin và các chất chủ vận
receptor 5-HT1A của serotonin [4], [5], [22], [29].

 Các thuốc chống trầm cảm ức chế chọn lọc tái thu hồi serotonin (SSRI)
- Các thuốc trong nhóm: fluoxetin, paroxetin, fluvoxamin, sertralin, citalopram,
escitalopram.
- Cơ chế: Ức chế chọn lọc tái thu hồi serotonin về bọc dự trữ ở tận cùng tế bào thần
kinh trước synap, làm tăng hoạt tính serotoninergic trung ương.
- Chỉ định điều trị lo âu: Các SSRI hiện là nhóm thuốc lựa chọn đầu tay trong
nhiều thể lo âu bao gồm: rối loạn ám ảnh cưỡng chế (fluvoxamin, paroxetin,
sertralin và fluoxetin), rối loạn hoảng loạn (paroxetin và sertralin), rối loạn ám ảnh
xã hội (paroxetin và sertralin), rối loạn stress sau chấn thương (paroxetin, sertralin
và fluoxetin) do hoạt phổ giải lo âu rộng và khả năng dung nạp tương đối tốt so với
các nhóm thuốc khác.
6


- Tác dụng không mong muốn: rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, đầy
bụng), rối loạn tình dục (giảm ham muốn, giảm cực khoái), rối loạn giấc ngủ, hội
chứng cai thuốc và tương tác thuốc (ức chế enzym chuyển hóa thuốc CYP2D6,
CYP2C19, gây hội chứng serotonin khi dùng cùng tryptophan, lithi, IMAO và các
thuốc chống trầm cảm 3 vòng).
 Các thuốc chống trầm cảm ba vòng
- Các thuốc trong nhóm: imipramin, clomipramin, doxepin.
- Cơ chế: Ức chế tái thu hồi serotonin và noradrenalin về bọc dự trữ ở tận cùng tế
bào thần kinh trước synap, làm tăng hoạt tính serotoninergic và noradrenergic trung
ương.
- Chỉ định điều trị lo âu: Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng hiện được xếp vào
nhóm thuốc lựa chọn thay thế (second line) trong điều trị rối loạn lo âu toàn thể, rối
loạn hoảng loạn có ám sợ khoảng rộng và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
- Tác dụng không mong muốn: gây rối loạn thần kinh và tâm thần (hoang tưởng,
ảo giác, ác mộng, lo lắng, lú lẫn…), kháng cholinergic (gây hạ huyết áp thế đứng,
khô miệng, táo bón), rối loạn nội tiết (rối loạn kinh nguyệt, giảm tình dục…),

độc tính cao hơn SSRI trong trường hợp quá liều, hội chứng cai thuốc khi ngừng đột
ngột.
 Các benzodiazepin (BZD)
- Các thuốc trong nhóm: diazepam, alprazolam, clonazepam.
- Cơ chế: là chất chủ vận receptor benzodiazepin, một phần của phức hợp
“GABAA-kênh Cl-”có nhiều ở đồi thị, hệ viền và vỏ não. Sự gắn của BZD vào
receptor tạo thuận lợi cho tác dụng ức chế của GABA, tăng số lần mở kênh Cl- qua
trung gian GABA.
- Chỉ định điều trị lo âu: Các BZD hiện là nhóm thuốc lựa chọn thay thế trong một
số thể lo âu như: rối loạn hoảng loạn (alprazolam và clonazepam), rối loạn ám sợ xã
hội (clonazepam). Do tác dụng bất lợi trên nhóm bệnh nhân có RLLA kèm theo
trầm cảm hay nhóm bệnh nhân lạm dụng/nghiện rượu nên vị trí của BZD trong điều
trị bị hạn chế hơn so với các SSRI. Khác với SSRI và thuốc chống trầm cảm 3

7


vòng, BZD khởi phát tác dụng rất nhanh, do đó thường được chỉ định phối hợp điều
trị với SSRI trong giai đoạn đầu.
- Tác dụng không mong muốn: an thần, tổn thương về nhận thức (khó tập trung,
giảm trí nhớ, quên thông tin mới), mất phối hợp vận động, suy hô hấp, lạm dụng
thuốc (tái phát, bật lại và hội chứng cai thuốc).
 Chất chủ vận từng phần receptor 5-HT1A (buspiron)
- Chỉ định điều trị lo âu: Chỉ có hiệu quả trong điều trị rối loạn lo âu toàn thể. Do
khởi phát tác dụng chậm đồng thời không chắc chắn về hiệu quả chống tái phát khi
dùng lâu dài nên buspiron được coi là thuốc lựa chọn thay thế.
- Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ
(lúc bắt đầu dùng thuốc), đôi khi gây rối loạn vận động, chứng máy cơ. Nhìn chung,
buspiron dung nạp tốt hơn so với BZD, ít gây bất lợi hơn trên đối tượng bệnh nhân
cao tuổi.

1.1.6. Sử dụng dược liệu trong điều trị rối loạn lo âu
 Vai trò của dược liệu trong điều trị rối loạn lo âu
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp hóa dược thì việc sử dụng các
thuốc hóa dược trong điều trị RLLA hiện nay khá phổ biến. Ưu điểm của các thuốc
này là đã được chứng minh hiệu quả rõ rệt trên lâm sàng. Tuy nhiên vẫn còn những
lo ngại về tính an toàn khi sử dụng lâu dài các thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa
dược này như khả năng lệ thuộc thuốc, hội chứng cai thuốc xảy ra khi dừng điều trị
và nguy cơ tương tác thuốc bất lợi với nhiều nhóm thuốc khác. Vì vậy, sử dụng các
thuốc và sản phẩm có nguồn gốc dược liệu có khả năng dung nạp tốt hơn hiện được
coi là hướng tiếp cận mới của các nhà nghiên cứu trong việc tìm ra phương pháp
điều trị rối loạn lo âu, đồng thời khắc phục những hạn chế của thuốc hóa dược.
 Sử dụng dược liệu trong điều trị rối loạn lo âu theo Y học phương Tây
Một số dược liệu đã được sử dụng trong y học phương Tây cũng như các
nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lo âu như:
+ Valerian (Valeriana officinalis L.), họ Valeriaceae, còn gọi là cây nữ lang. Thân
và rễ được sử dụng rộng rãi để điều trị mất ngủ, giải lo âu, an thần. Cơ chế tác dụng

8


do acid valerenic ức chế enzym GABA-transaminase, dẫn đến tác dụng an thần
[20].
+ Kava Kava (Piper methysticum G Forst), họ Piperaceae: là một loại thực vật sống
ở vùng đảo Thái Bình Dương, rễ được sử dụng để điều trị lo âu, căng thẳng và bồn
chồn; ngoài ra Kava Kava còn có tác dụng chống co thắt và giãn cơ [17], [75].
+ Hops (Humulus lupulus), họ Cannabinaceae: còn gọi là hoa bia, có tác dụng dịu
thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu. Hops thường được sử dụng kết hợp với valerian
[47], [81].
Ngoài ra, các dược liệu Matricaria recutita L., Ginkgo biloba L. (bạch quả),
Passiflora incanata Linneaus (lạc tiên) và Scutellaria laterifola Georgi. cũng được

ghi nhận về hiệu quả ban đầu trong thử nghiệm lâm sàng [55].
1.2.

Các mô hình thực nghiệm trên động vật đánh giá tác dụng giải lo âu của

thuốc
Hiện nay, phần lớn các thuốc mới được tìm ra nhờ phương pháp tiếp cận cổ
điển trong các mô hình thí nghiệm trên động vật. Ưu điểm của phương pháp là khả
năng dự đoán khá cao, tuy nhiên nhược điểm là có ít thông tin được cung cấp về cơ
chế phân tử liên quan đến các tác dụng của thuốc quan sát được và luôn cần có các
mô hình mới để phát hiện các thuốc với cơ chế tác dụng mới [79]. Các mô hình thực
nghiệm được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu tâm thần kinh cho phép xác
định các cơ chế hoạt động và sinh hóa thần kinh dựa trên tác dụng của thuốc. Tùy
vào điều kiện từng phòng thí nghiệm, mục đích và đối tượng nghiên cứu mà có thể
lựa chọn các mô hình khác nhau trong nghiên cứu; các tiêu chí cần xem xét là độ tin
cậy và tính hợp lí của mô hình [29].
Mô hình lo âu trên động vật được phân thành hai nhóm chính theo tính chất
của sự kích thích và những đáp ứng gây ra [26], [29], [41], [43], [79]:
- Nhóm 1: thử nghiệm quan sát hành vi liên quan đến phản xạ có điều kiện của
động vật với việc thường xuyên căng thẳng và đau đớn (Conditioned responses).
+ Mô hình xung đột (Conflict tests: Geller-Seifter conflict, Vogel conflict)
+ Thử nghiệm bốn tấm (Four-plate test)
+ Thử nghiệm phản ứng cảm xúc có điều kiện (Conditioned emotional response)
9


+ Mô hình kích thích điện não (Electrical brain stimulation)
+ Thử nghiệm gây sợ hãi (Fear-potentiated startle)
+ Thử nghiệm né tránh chủ động/thụ động (Active/passive avoidance)
- Nhóm 2: thử nghiệm quan sát hành vi liên quan đến các phản ứng bẩm sinh

(innate) hoặc tự phát (spontaneous) của động vật thí nghiệm khi đặt động vật vào
điều kiện kích thích gây căng thẳng nhưng không liên quan đến cảm giác đau hoặc
sự khó chịu của chúng.
+ Mô hình chữ thập nâng cao (Elevated plus maze, EPM), chữ T nâng cao (Elevated
T maze, ETM), mô hình mê cung nước (Water maze test)
+ Mô hình hai ngăn sáng tối (Light/dark exploration)
+ Mô hình tương tác cộng đồng (Social interaction)
+ Mô hình môi trường mở (Open field test), mô hình đo hoạt động tự nhiên của
chuột (Spontaneous activity test)
+ Mô hình bảng lỗ (Hold board)
+ Mô hình đe dọa bởi động vật ăn thịt (Predator)
+ Mô hình cầu thang (Staircase test)
Tại Việt Nam, một số loài trong chi Stephania Lour. [2], [11], bột alcaloid lá
sen [9], hoạt chất Majonosid- R2 trong sâm Việt Nam [12], dược liệu xấu hổ
(Mimosa pudica L., Mimosaceae) [3], tinh dầu từ vỏ quả chi Citrus họ Rutaceae [1],
và nhiều dược liệu khác đã được đánh giá tác dụng giải lo âu, an thần và chống trầm
cảm trên động vật thực nghiệm.
 Mô hình môi trường mở
Mô hình môi trường mở (OFT) là mô hình đánh giá hoạt động tự nhiên, khả
năng khám phá và tình trạng lo lắng của chuột khi được đặt vào một môi trường
mới khác biệt hoàn toàn môi trường sống bầy đàn [76]. Vùng trung tâm là vùng
nằm chính giữa, có khoảng không gian xung quanh khác biệt với vùng viền ngoài
giáp với các bức tường của mô hình [34]. Hoạt động vận động tự nhiên của chuột
được đo lường qua số đường kẻ chuột đi qua và số lần đứng lên bằng hai chân. Số
lần vào trung tâm và thời gian lưu lại trung tâm là những chỉ tiêu giúp đánh giá khả
năng khám phá và tình trạng lo lắng của chuột [26], [69]. Ngoài các tiêu chí quan
10


sát như hoạt động ngắm vuốt, số lượng phân và nước tiểu chuột [27], [51], [62]…

cũng giúp đánh giá tình trạng lo lắng của chuột. Có thể kể đến một số dược liệu
được đánh giá tác dụng trên mô hình này như: Foeniculum vulgare M. [52],
Spondias Mombin L. [19], Nardostachys jatamansi D.C. [71].
 Mô hình chữ thập nâng cao
Mô hình chữ thập nâng cao (EPM) là mô hình kinh điển sử dụng trong sàng
lọc các thuốc có tác dụng giải lo âu với chỉ tiêu đánh giá là số lần chuột vào tay hở
và thời gian chuột lưu lại ở cánh tay hở. Nguyên tắc của mô hình dựa trên tâm lí
căng thẳng, sợ hãi với những khu vực hở và cao, thái độ thăm dò, khám phá của
động vật thí nghiệm với môi trường mới và lạ. Mô hình được sử dụng trong rất
nhiều nghiên cứu bởi mô hình thích hợp để đánh giá nhiều hợp chất tác dụng thông
qua nhiều hệ receptor như GABA, serotonin, dopamin với độ lặp lại cao [24], [29],
[33], [80]. Mô hình EPM đã được dùng để đánh giá tác dụng giải lo âu của một số
dược liệu: Apocynum venetum L. [46], Panax ginseng C.A.Meyer (nhân sâm) [32],
Passiflora incarnata L. [36]...
 Mô hình tương tác cộng đồng
Rối loạn hành vi tương tác cộng đồng và nhận thức cộng đồng là đặc trưng
của nhiều chứng rối loạn tâm thần như trầm cảm, tự kỉ, rối loạn lưỡng cực, rối loạn
ám ảnh cưỡng chế, tâm thần phân liệt [37], [50]. Để phát triển các liệu pháp điều trị
cho các bệnh tâm thần nêu trên, các nhà khoa học sử dụng các mô hình động vật và
các thử nghiệm phù hợp. Thử nghiệm ba buồng được phát triển bởi tác giả Crawley
(2004) và được sử dụng rộng rãi để đánh giá ái lực cộng đồng và trí nhớ cộng đồng
trên chuột [63]. Nguyên lí của thử nghiệm này dựa trên sự lựa chọn của chuột- loài
động vật có tính cộng đồng cao, chuột có xu hướng thích viếng thăm vào buồng có
chuột đồng loại hay thích một mình. Theo đó, tính hòa đồng trong trường hợp này
được định nghĩa là khuynh hướng viếng thăm chuột khác khi được so sánh với thời
gian một mình tại một buồng có điều kiện tương tự [35].
1.3. Dƣợc liệu ban Âu và tác dụng dƣợc lí trên tâm thần/thần kinh
1.3.1. Đặc điểm thực vật, phân bố, sinh thái

11



Cây lưu niên, thường cao từ 0,3 m đến 1 m. Thân cây thẳng, thân gỗ, nhiều
nhánh và phân nhánh từ nửa thân phía trên của cây. Lá cây mọc đối, không cuống,
hình dạng hơi thuôn, dài 1,5 cm đến 3 cm, rộng 1,5 mm đến 5 mm. Lá màu vàng
xanh với những chấm nhỏ trong suốt xuyên qua mô và có một vài chấm đen ở mặt
dưới của lá. Cây có rất nhiều hoa (một thân có khoảng 25 hoa đến 100 hoa) mọc
thành chùm ở ngọn và đỉnh cành. Đường kính hoa khoảng 2 cm, có 5 cánh, màu
vàng sáng với những chấm đen nổi bật. Đài hoa nhọn với những tuyến chấm nhỏ
trong mô. Hoa có nhiều nhị tập hợp tại đế hoa trong 3 túi. Hoa thường xuất hiện từ
cuối xuân đến đầu hoặc giữa hè. Khi hoa và vỏ hạt bị ép sẽ tạo thành dịch lỏng màu
đỏ nhạt hay đỏ tía. Quả dài 5 mm đến 10 mm, chia làm 3 ngăn, có nhiều hạt, là dạng
quả có đầu dính. Hạt dài 1mm. Trung bình 1 cây có khoảng 15000 hạt đến 34000
hạt và biến động do các yếu tố địa lý, điều kiện thời vụ và khả năng cạnh tranh của
cây trong quần thể .
Ban Âu là loài cây bản xứ từ châu Âu, nó đã được du nhập vào Mỹ, Australia
và mọc hoang dại trên nhiều đồng cỏ. Cây phân bố địa lý tự nhiên theo nhiệt độ ở
vùng cận nhiệt đới hoặc Bắc Mỹ, Châu Âu, Tiểu Á, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc
[42], [61].
1.3.2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phần trên mặt đất được thu hoạch khi cây bắt đầu ra hoa [42].
1.3.3. Thành phần hóa học
Thành phần các chất đã được xác định có trong ban Âu có thể chia thành 6
nhóm chính bao gồm: (1) naphthodianthron, (2) phloroglucinol, (3) flavonoid, (4)
biflavon, (5) phenylpropanoid và (6) proanthocyanidin. Ngoài ra, còn có một lượng
nhỏ tannin, xanthon, tinh dầu và acid amin.
 Naphthodianthron
Các hợp chất này là thành phần đặc trưng của chi Hypericum. Chúng có màu
đỏ tươi và có tính quang động. Hypericin và pseudohypericin là các chất chính
thuộc nhóm này đã được phân lập từ ban Âu. Các dẫn chất proto của chúng là

protohypericin và pseudoprotohypericin cũng đã được phân lập nhưng chúng không
bền và dễ dàng chuyển thành hypericin và pseudohypericin [67].
12


OH

O

OH

OH

O

OH

H3C

OH

H3C

OH

R

OH

R


OH

OH

O

OH

OH

Hypericin

R= CH3

Pseudohypericin

R= CH2OH

O

OH

Protohypericin

R = CH3

Pseudoprotohypericin

R= CH2OH


Hypericin và pseudohypericin có chủ yếu trong hoa và lá ban Âu. Hàm lượng
của chúng thay đổi theo thời kỳ sinh trưởng của cây và cao nhất khi cây ra hoa (từ
0,03% - 0,3% so với dược liệu khô). Hàm lượng pseudohypericin thường cao hơn
hypericin 2 đến 4 lần [67]. Hàm lượng tổng của cả hypericin và pseudohypericin
được gọi là hypericin toàn phần vào khoảng 0,1– 0,15% [42].
 Phloroglucinol

O

R

O

O

OH

O

R

O

OH

O

Hyperforin


R=H

Hyperfirin

R=H

Adhyperforin

R = CH3

Adhyperfirin

R = CH3

Hai hợp chất phloroglucinol đã xác định được trong ban Âu là hyperforin
(2,0% - 4,5%) và adhyperforin (0,2% - 1,9%). Chúng chỉ tìm thấy trong hoa và quả:
khoảng 2%/ 0,2% trong hoa, 4,4%/1,8% trong quả chín và 4,5%/1,6% trong quả
xanh [67].
 Flavonoid

13


Flavonoid là một nhóm hoạt chất có hàm lượng 2-4% trong dược liệu ban Âu
[42], [67]. Các flavonol aglycon đã phân lập được gồm có kaempferol, luteolin,
myricetin và quercetin. Trong các glycosid phân lập được từ ban Âu có hyperosid
(hyperin), rutin, quercitrin, isoquercitrin [67], [68].
OH
HO


O

OH
OR

OH

O

Quercetin

R=H

Hyperosid

R = Gal

Rutin

R = Glc-Rha

Quercitrin

R = Rha

Isoquercitrin

R = Glc

 Biflavonoid

Có 2 biflavon được xác định có trong ban Âu là 3,8’’-biapigenin (0,1–0,5%),
amentoflavon (0,01–0,05%). Amentoflavon đã được chứng minh có tác dụng chống
viêm, giảm đau và có thể gắn vào các receptor của benzodiazepin ở não với ái lực
có thể so sánh với diazepam [67].
HO

OH

O

OH

O

OH

OH

HO

O
OH

O

HO

OH

OH


O

O HO

O
OH

O

3,8’’-Biapigenin

Amentoflavon
 Phenylpropanoid

Acid chlorogenic được xác định có khoảng 1% trong cao chiết ban Âu. Ngoài
ra còn có acid caffeic, acid p-coumaric [67].

14


HO

COOH
O

HO

O
RO


O
OH

OH

R

HO
OH

Acid chlorogenic

R = OH

Acid p-coumaric

R=H

Acid caffeic

R=H

Acid ferulic

R = CH3

 Tinh dầu
Tinh dầu của ban Âu chứa các hợp chất aliphatic (2-methyl octan, n-nonan, ndecan, n-undecan, n-tetradecanol, 2-methyl-decan và 2-methyl-dodecan) và
terpenoid (-pinen, -pinen, geraniol, -caryophyllen, -farnesen, humulen và

germacren D) [39], [61].
 Các thành phần khác
- Hợp chất xanthon: 1,3,6,7-tetrahydroxyxanthon và kielcorin C (0,01%).
- Carotenoid, cholin, nicotinamid, -sitosterol, acid béo, aminoacid, vitamin C,
pectin, tannin hydroperoxycadiforin [48].
1.3.4. Tác dụng dược lí trên tâm thần/thần kinh của dược liệu ban Âu
* Tác dụng trên thần kinh trung ƣơng
- Tác dụng chống trầm cảm:
+ Cao khô ban Âu (chứa 0,2% hypericin) có tác dụng chống trầm cảm trên mô hình
bơi cưỡng bức và treo đuôi chuột dựa trên quan sát hành vi ở chuột nhắt trắng, chủ
yếu là giảm thời gian bất động [21].
+ Nghiên cứu của Bukhari I.A. và Dar A. cho thấy cao chiết từ ban Âu làm giảm
thời gian bất động của chuột nhắt trắng trên mô hình bơi cưỡng bức. Tác dụng
chống trầm cảm này phụ thuộc liều (tác dụng cao nhất ở mức liều 90 mg/kg cân
nặng chuột, tiêm phúc mạc) [28].
- Tác dụng giải lo âu:

15


+ Kumar V. và cộng sự ghi nhận cao chiết cồn 50% của Hypericum perforatum L. ở
mức liều 100 và 200 mg/kg cân nặng chuột cống trắng có tác dụng giải lo âu trên
mô hình môi trường mở, mô hình chữ thập nâng cao [54].
+ Trong Y học cổ truyền phương Tây, dạng trà và cồn thuốc ban Âu được dùng
điều trị lo âu, trầm cảm, mất ngủ, phù và viêm dạ dày [53].
Cơ chế tác dụng của hypericin là ức chế sự tạo thành cytokin interleukin 6 và
1β ở bạch cầu đơn nhân, dẫn đến làm giảm giải phóng corticotropin, do đó giảm sự
tạo thành cortisol. Hypericin cũng có thể ức chế tái thu hồi serotonin, norepinephrin
và dopamin dẫn đến giảm mức độ biểu hiện của beta adrenoreceptor và tăng mức độ
biểu hiện của receptor serotonin 5- HT2A và 5- HT1A.

Rất nhiều cơ chế sinh hóa thần kinh của hyperforin đã được giả định, bao gồm
ức chế sự tái thu hồi serotonin, norepinephrin và acetylcholin. Một số nghiên cứu
khác lại chỉ ra rằng hyperforin tác động đến serotonin, dopamin, norepinephrin, acid
γ- aminobutyric, và L- glutamat, trong đó serotonin được cho là đóng vai trò quan
trọng nhất. Ngoài ra còn một số cơ chế khác như giảm biểu hiện beta
adrenoreceptor ở vỏ não và receptor 5- HT2 và giải phóng synaptosom.
Một số thành phần khác của ban Âu như flavonoid cũng có tác dụng ức chế
monoamin oxidase A [25], [30], [64], [73].

16


×