Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu thành phân hóa học và thử độc tính cấp, tác dụng tăng lực của cây sâm cau (curculigo orchioides gaertn , hypoxidaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
THỬ ĐỘC TÍNH CẤP, TÁC DỤNG TĂNG LỰC
CỦA CÂY SÂM CAU
(Curculigo orchioides Gaertn., Hypoxidaceae)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
THỬ ĐỘC TÍNH CẤP, TÁC DỤNG TĂNG LỰC
CỦA CÂY SÂM CAU
(Curculigo orchioides Gaertn., Hypoxidaceae)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN


MÃ SỐ:
Ngƣời hƣớng dẫn:

60720406

TS. Phƣơng Thiện Thƣơng
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển

HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phương Thiện Thương (Khoa
Hóa phân tích - Tiêu chuẩn, Viện Dƣợc liệu) và PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
(Bộ môn Dƣợc cổ truyền - Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội), là những ngƣời thầy
đã hƣớng dẫn, chỉ bảo em, luôn góp ý và giúp đỡ em, đƣa ra những ý kiến quý
báu để hoàn thiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Khiêm (Trung tâm Nghiên
cứu trồng và chế biến cây thuốc) đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
để em hoàn thành luận văn đúng thời hạn.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên khoa Hóa Phân tích –
Tiêu chuẩn, Viện Dƣợc liệu đặc biệt là ThS. Vũ Văn Tuấn - ngƣời đã luôn theo
sát, hƣớng dẫn cho em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các chị khoa Dƣợc lý – Sinh hóa, Viện Dƣợc
liệu đã luôn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi và hết lòng giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Sau cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh trai và bạn bè
đã luôn ở bên cạnh ủng hộ, động viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này!

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2015
Học viên
DS. Nguyễn Bích Ngọc


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................................... 2
1.1.

TỔNG QUAN VỀ CHI CURCULIGO GAERTN........................................................ 2

1.1.1.

Vị trí phân loại ...................................................................................................... 2

1.1.2.

Đặc điểm thực vật chi Curculigo Gaertn .............................................................. 2

1.1.3.

Phân bố của chi Curculigo Gaertn. ....................................................................... 2

1.1.4.

Đặc điểm một số loài thuộc chi Curculigo Gaertn. ở Việt Nam .......................... 3

1.2.


TỔNG QUAN VỀ CÂY SÂM CAU ............................................................................ 5

1.2.1.

Đặc điểm thực vật và phân bố .............................................................................. 5

1.2.2.

Thành phần hóa học.............................................................................................. 6

1.2.3.

Độc tính và tác dụng sinh học của Curculigo orchioides Gaertn. ...................... 14

1.2.4.

Công dụng của sâm cau ...................................................................................... 19

1.2.5.

Các vấn đề cần nghiên cứu ................................................................................. 20

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VẦ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................... 20
2.1. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................................... 21
2.2. PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ................................................................................... 21
2.2.1. Thuốc thử, dung môi, hoá chất ................................................................................ 21
2.2.2. Trang thiết bị và máy móc ...................................................................................... 21
2.2.3. Động vật thí nghiệm ................................................................................................ 22
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 22
2.3.1. Nghiên cứu thành phần hóa học .............................................................................. 22

2.3.2. Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng tăng lực ........................................................ 23
2.4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 25
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 26
3.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC ........................................................................................... 26
3.1.1. Định tính bằng các phản ứng ống nghiệm ............................................................... 26
3.1.2. Định tính bằng phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng ....................................................... 28
3.2. CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ THÂN RỄ SÂM CAU ............ 29
3.2.1. Chiết xuất ................................................................................................................ 29
3.2.2. Phân lập ................................................................................................................... 29
3.2.3. Kiểm tra độ tinh khiết của các chất phân lập đƣợc ................................................. 32
3.2.4. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập đƣợc ........................................................ 34


3.3. ĐỘC TÍNH CẤP............................................................................................................ 38
3.4. TÁC DỤNG TĂNG LỰC CỦA CAO ETHANOL SÂM CAU TRÊN MÔ HÌNH TRỤ
QUAY ROTA-ROD ............................................................................................................. 39
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ...................................................................................................... 42
4.1. VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC ..................................................................................... 42
4.1.1. Kết quả định tính ..................................................................................................... 42
4.1.2. Kết quả phân lập các chất từ thân rễ sâm cau ......................................................... 43
4.2. VỀ ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG TĂNG LỰC .............................................................. 46
4.2.1. Độc tính cấp ............................................................................................................ 46
4.2.2. Tác dụng tăng lực .................................................................................................... 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... .
PHỤ LỤC ................................................................................................................................... .


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AchE


: Acetylcholin esterase

ALP

: Alkalin phosphatase

ALT

: Alanin aminotransferase

AMPA

: α-amino-3-hydroxy-5-methyl-4-isoxazolpropionic acid

AST

: Aspartat aminotransferase

BDNF

: Yếu tố dinh dƣỡng thần kinh xuất phát từ não

CDCl3

: CHCl3 (với 2H đƣợc ký hiệu là D)

DEPT

:Distortionless Enhancement by Polarization Transfer


DPPH

: 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

EGCG

: Epigallocatechin gallat

FSH

: Hormon kích thích nang trứng

GGT

: γ-glutamyl transferase

GLC

: Sắc ký khí lỏng

HPA

: Hạ đồi - Tuyến yên - Tuyến thƣợng thận

HPLC

: Sắc ký lỏng hiệu năng cao

IC50


: Nồng độ ức chế 50% đối tƣợng thử (Inhibitor concentration)

IR

: Phổ hồng ngoại

LD50

: Liều gây chết 50% đối tƣợng thử

LH

: Hormon kích thích thể vàng

MC3T3-E1 : Tế bào tạo hình xƣơng
MMP-1

: Matrix metalloproteinase-1

MS

: Phổ khối (Mass Spectroscopy)

NMDA

: N-methyl-D-aspartat

HMG-CoA : Hydroxy-3-methylglutaryl coenzym A
1


H-NMR

13

C-NMR

: Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân của proton
: Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân của 13C

m-RNA

: ARN thông tin

r-RNA

: ARN ribosom

ROS

: Gốc tự do (Reactive Oxygen Spieces)


UV

: Phổ tử ngoại (Ultra Violet Spectroscopy)

VEGF

: Yếu tố tăng trƣởng nội mô mạch máu


YHCT

: Y học cổ truyền

βAP

: β-amyloid peptid

δ

: Độ dịch chuyển hóa học (đơn vị tính là ppm)


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

STT

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3


Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

Tên bảng
Kết quả định tính dƣợc liệu thân rễ sâm cau bằng phản ứng
hóa học
Kết quả định tính cắn phân đoạn thân rễ sâm cau bằng các
phản ứng hóa học
Số liệu phổ 1H (500 MHz) và

13


C-NMR (125 MHz) của

SC1 và SC2
Kết quả thử độc tính cấp của cao đặc sâm cau
Thời gian bám trung bình trên trụ quay của chuột tại thời
điểm trƣớc và sau khi uống cao đặc sâm cau 60 phút
Thời gian bám trung bình trên trụ quay của chuột tại thời
điểm trƣớc và sau khi uống cao đặc sâm cau 7 ngày
Thời gian bám trung bình trên trụ quay của chuột tại thời
điểm trƣớc và sau khi uống cao đặc sâm cau 14 ngày
Trọng lƣợng trung bình chuột tại thời điểm ngày 0, ngày 7,
ngày 14

Trang
26

27

35
38
39

39

40

40



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

STT

Hình

Tên hình

1

Hình 1.1

Curculigo orchioides Gaertn.

6

2

Hình 2.1

Cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.)

21

3

Hình 3.1

Sắc ký đồ định tính nhóm phenolic trong thân rễ sâm cau


28

4

Hình 3.2

Sắc ký đồ định tính nhóm saponin trong thân rễ sâm cau

29

5

Hình 3.3

Sơ đồ chiết xuất, phân đoạn các chất từ thân rễ sâm cau

31

6

Hình 3.4

7

Hình 3.5

Kiểm tra các chất phân lập đƣợc bằng hệ dung môi số 1

33


8

Hình 3.6

Kiểm tra các chất phân lập đƣợc bằng hệ dung môi số 2

33

9

Hình 3.7

Quy trình phân lập các chất từ cắn ethyl acetat thân rễ
sâm cau

Công thức cấu tạo các hợp chất SC1, SC2, SC3 và tƣơng
tác HMBC của hợp chất SC2

Trang

32

37


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây sâm cau còn gọi là cây ngải cau, cồ nốc lan, có tên khoa học là Curculigo
orchioides Gaertn. thuộc họ Tỏi voi lùn (Hypoxidaceae) là cây thân cỏ, mọc hoang ở
các tỉnh vùng núi phía Bắc nƣớc ta. Ở Trung Quốc, thân rễ sâm cau đƣợc tán thành
bột, sắc nƣớc làm thuốc bổ, trị suy nhƣợc cơ thể, đau lƣng, viêm khớp và viêm thận

mạn tính. Ở Ấn Độ, Nepal và Philippines thân rễ sâm cau dùng làm thuốc lợi tiểu, tăng
cƣờng chức năng tình dục, chữa bệnh ngoài da, loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu…; sâm cau
còn là thành phần chính trong bài thuốc cổ truyền điều trị sỏi tiết niệu của Ấn Độ [16].
Ở Papua New Guinea, thân rễ và lá sâm cau đƣợc hơ nóng cho mềm rồi chà xát trên cơ
thể để tránh thụ thai [42].
Theo Y học cổ truyền Việt Nam, sâm cau có vị cay, tính ấm, có tác dụng trợ
dƣơng, trừ hàn, cƣờng dƣơng, mạnh gân xƣơng [16]. Đồng bào các dân tộc thƣờng sử
dụng thân rễ cây sâm cau (thƣờng gọi là tiên mao) nhƣ một loại thuốc bổ - có thể dùng
riêng hoặc kết hợp cùng với các vị thuốc khác - để điều trị các bệnh nhƣ: liệt dƣơng,
đau lƣng, viêm khớp, viêm thận, vàng da, vô sinh... [15]. Mặc dù đã đƣợc ngƣời dân
sử dụng từ rất lâu trong dân gian, nhƣng ở Việt Nam vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu về
thành phần hóa học và tác dụng dƣợc lý của dƣợc liệu này. Năm 2001, tác giả Nguyễn
Thị Phƣơng Lan công bố kết quả định tính sơ bộ về thành phần hóa học, tác dụng
chống oxy hóa và tác dụng tăng lực của dƣợc liệu sâm cau thu hái tại Tuyên Quang
[12].
Để có thêm cơ sở khoa học cho việc sử dụng sâm cau làm thuốc, đồng thời phát
huy hơn nữa giá trị, vai trò của cây sâm cau trong y dƣợc học, chúng tôi tiến hành đề
tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và thử độc tính cấp, tác dụng tăng lực của
cây sâm cau – Curculigo orchioides Gaertn., họ Hypoxidaceae” với các mục tiêu:
- Nghiên cứu thành phần hóa học của thân rễ sâm cau (Curculigo orchioides
Gaertn., Hypoxidaceae).
- Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của 3-4 chất tinh khiết trong thân rễ
sâm cau.
- Đánh giá độc tính cấp, tác dụng tăng lực của cắn chiết ethanol từ thân rễ sâm
cau.

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1.

TỔNG QUAN VỀ CHI CURCULIGO GAERTN.

1.1.1. Vị trí phân loại
Theo tài liệu Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam
của tác giả Nguyễn Tiến Bân thì chi Curculigo thuộc ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta), lớp Hành (Liliopsida), phân lớp Hành (Liliidae), nằm trong bộ Hành
Liliales thuộc họ Tỏi voi lùn (Hypoxidaceae) [1].
Theo tài liệu Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc của tác giả Vũ Văn Chuyên,
chi Curculigo trƣớc đây đƣợc xếp vào họ Thủy tiên (còn gọi là họ Lan - Huệ)
(Amaryllidaceae) nhƣng hiện giờ đƣợc tách ra thành họ Hypoxidaceae [9]. Phạm
Hoàng Hộ, Đỗ Tất Lợi xếp chi này trong họ Amaryllidaceae [11], [13], việc phân loại
nhƣ vậy cũng giống nhƣ phân loại trong Flora of China [25].
Việc phân loại chi Curculigo G. dựa trên hệ thống phân loại của A. L.
Takhtajan năm 1987 về nhóm thực vật có hoa và các nhóm thực vật bậc cao có mạch
khác, chỉnh lý một phần theo hệ thống năm 1996 của A. L. Takhtajan: chi Curculigo
Gaertn. đƣợc xếp vào họ Tỏi voi lùn (Hypoxidaceae) trong bộ Haemodorales, phân lớp
Hành (Liliidae), lớp Hành (Liliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) [2], [8].
1.1.2. Đặc điểm thực vật chi Curculigo Gaertn.
Cây thảo, sống lâu năm thƣờng có thân rễ củ. Lá hình ngọn giáo hoặc hình dải,
thƣờng xếp nếp, thƣờng mọc từ rễ. Cụm hoa chùm, hình trứng hoặc hình đầu, ở ngọn
một cán hoa mọc từ rễ, dài nhiều hay ít. Hoa có cuống hoặc không, màu vàng, bao hoa
đính trực tiếp trên bầu hoặc trên một mỏ dài nằm trên bầu. Lá đài 3, tràng 3, rời, hầu
nhƣ giống nhau về hình dạng và kích thƣớc, trải ra thành hình sao. Nhị 6 xếp hai dãy,
không có chỉ nhị hoặc trên một chỉ nhị dài; bao phấn dài có 2 ô sát nhau, song song,
hƣớng trong. Bầu hạ, 3 ô có nhiều noãn. Quả không mở, có vỏ quả mỏng có mỏ hoặc
không [8], [25].
1.1.3. Phân bố của chi Curculigo Gaertn.
Chi Curculigo Gaertn. có khoảng 20 loài phân bố tại các vùng nhiệt đới và cận

nhiệt đới, trong đó có 7 loài đã đƣợc tìm thấy tại Trung Quốc là Curculigo capitulata
(Lour.) O. Ktze., Curculigo breviscapa S. C. Chen., Curculigo gracilis (Kurz), C.

2


orchioides Gaertn., C. sinensis S. C. Chen., C. glabrescens (Ridley) Merrill và C.
crassifolia (Baker) J. D. Hooker [25], [42]. Theo M. Asif chi Curculigo Gaertn. có
khoảng 10 loài trong đó có 3 loài đƣợc tìm thấy ở Ấn Độ là Curculigo capitulata
(Lour) O. Ktze., Curculigo orchioides Gaertn. và Curculigo latifolia Dryand. Ex Ait.
[19]
Theo Phạm Hoàng Hộ, chi Curculigo ở Việt Nam hiện có khoảng 7 loài [11].
Theo Võ Văn Chi, chi Curculigo Gaertn. gồm 14 – 15 loài phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, ở Việt Nam có 7 - 8 loài, nhƣng thƣờng thấy 5 loài
sau là: C. capitulata (Lour.) Kuntze, C. disticha Gagnep., C. latifolia Dryand., C.
gracilis (Kurz) Hook.f., C. orchioides Gaertn. [8].
Tác giả Đỗ Tất Lợi chỉ đề cập đến 1 loài là Curculigo orchioides Gaertn. [13].
Trong chi Curculigo thì loài Curculigo orchioides Gaertn. đƣợc phân bố rộng rãi, phổ
biến hơn cả. Nó đƣợc tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào,
Campuchia, Malaysia, Philippines, Indonesia, Pakistan, Papua New Guinea… Ở nƣớc
ta, Curculigo orchioides Gaertn. hay còn gọi là sâm cau (ngải cau…) phân bố ở Sơn
La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ba Vì, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Kon Tum, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu [8], [13]. Mặc dù phân bố ở nhiều địa
phƣơng nhƣng trữ lƣợng sâm cau trong tự nhiên đang giảm do bị khai thác thƣờng
xuyên (các tỉnh phía Bắc). Ngoài ra môi trƣờng sống của cây bị tàn phá do mở rộng
canh tác. Tại các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, ngải cau đã trở nên hiếm thấy rõ
rệt, có nơi đã bị mất hẳn, cây đang bị đe dọa ở mức nguy cấp (mức EN) và đã đƣợc
đƣa vào sách đỏ Việt Nam.
1.1.4. Đặc điểm một số loài thuộc chi Curculigo Gaertn. ở Việt Nam
 Curculigo capitulata (Lour) O. Ktze.

Tên Việt Nam: sâm cau lá lớn, cồ nốc lan
Cây thảo, sống nhiều năm, có thân rễ to và nhiều rễ. Lá 5 - 6 mọc từ gốc, có
lông, bẹ và cuống dài 30 – 60 cm. Phiến lá thon, thuôn dài 30 - 80 cm, rộng 7 - 15 cm,
xếp theo gân dọc, không lóng. Cụm hoa có trục nhiều lông, mang nhiều hoa màu vàng,
sít nhau và nhiều lá bắc, hoa có lông dày, phiến hoa hình trứng, mặt trong không có

3


lông. Nhị 6, chỉ nhị dài, bầu có vòi nhụy dài. Quả mọng, xoan, đƣờng kính 4 - 5 mm
[7], [8], [11], [25].
Phân bố: Trong rừng, ở những nơi ẩm ƣớt, độ cao từ 300 – 2200 m; Nam Trung Quốc,
Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal,
Papua New Guinea, Philippines, Sikkim, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam:
phân bố ở Lạng Sơn, Hà Nội, Hòa Bình, Đồng Nai [1], [9]; cây thƣờng mọc dƣới tán
rừng xanh, ẩm.
 Curculigo latifolia Dryand. Ex Ait.
Tên thƣờng gọi: cồ nốc lá rộng, sâm cau lá rộng
Cây thảo, cao tới gần 1 m, nhẵn. Lá mọc từ rễ, phiến lá dài 30 - 40 cm, rộng 6 8 cm, nhọn hai đầu, cuống lá dài 20 - 30 cm, có khía, có bẹ ở gốc. Cụm hoa mọc từ
gốc, làm thành một đầu dày đặc đính trên một cán hoa ngắn (3 – 4 cm), có lông; đầu
hình trứng bao bởi nhiều lá bắc hình nhọn, có nhiều hoa. Bao hoa màu vàng, nằm trên
một cái mỏ dài ở phía trên bầu, lá đài 3 hình thuôn, có vài cái lông xám rải rác ở lƣng.
Cánh hoa 3 hơi ngắn và hẹp hơn lá đài, nhẵn. Nhị 6, xếp hai dãy bằng nhau, chỉ nhị
bằng bao phấn. Bầu có lông không rậm lắm thót lại thành mỏ dài mang bao hoa ở
ngọn, đầu nhụy hình đầu chia 3 thùy lõm. Ra hoa vào tháng 6 - 7 [8].
Phân bố: Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia. Ở nƣớc ta có
gặp ở Kontum, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Dƣơng [8].
 Curculigo disticha Gagn.
Tên Việt Nam: cồ nốc song đính, cồ nốc hai hàng, rau báo rừng
Cây cỏ cao 60 – 80 cm, gốc có sợi. Lá mọc từ rễ có cuống, có bẹ, phiến lá hình

ngọn giáo, thon hẹp ở hai đầu, dài 30 - 40 cm, rộng 4,5 - 6 cm, không lông, gân nhiều,
cuống lá dài 15 - 20 cm. Cụm hoa mọc từ rễ, trên cán dài 3 cm, có lông rải rác thành
bó; đầu hoa dẹp, ít dày đặc, dài 4 cm, gần dạng ngù. Lá bắc xếp hai dãy, hình dải ngọn giáo, dài 4 - 2 cm, rộng 6 - 3 mm, không lông, có 9 gân song song. Hoa 10 - 12,
dài bằng lá bắc, với bao hoa có chân dài. Lá đài xoan – tù, dài 3,5 mm rộng 2,5 mm có
lông ở lƣng. Cánh hoa giống và gần bằng lá đài, có ít lông ở lƣng. Nhị 6 xếp hai hàng,
chỉ nhị hầu nhƣ không có. Bầu dài 6 mm phía trên có mỏ dài, có lông nhung rậm, vòi
dạng sợi, đầu nhụy dạng chấm, xẻ 2 - 3 thùy rất ngắn. Quả hình thoi dài 2 cm [8], [11].

4


Phân bố: Việt Nam, Lào. Ở nƣớc ta có gặp từ Quảng Trị vào Gia Lai và Đồng Nai, có
trồng ở thảo cầm viên ở Thành phố Hồ Chí Minh.
 Curculigo tokinensis Gagn.
Tên Việt Nam: cồ nốc Bắc Bộ
Cây cỏ cao 20 cm, thân rất ngắn. Lá cao 20 - 30 cm, rộng 0,5 - 1,2 cm, xếp dọc;
cuống không phân biệt với phiến. Hoa giữa đáy lá, không cọng, có lá hoa không lông,
dài 2 - 4 cm. Hoa ít, vàng, noãn có lông, nhị 6, nuốm hình cầu [11]
Phân bố: Ở Việt Nam cây đƣợc phân bố ở Đà Lạt
 Curculigo gracilis (Kurz) Hook.f.
Tên Việt Nam: tam lăng, cồ nốc mảnh, lòng thuyền, tiên mao hoa thƣa
Cây thảo sống lâu năm, có thân giả do các bẹ lá áp sát nhau. Lá dài, phiến dài
45 - 60 cm, rộng 5 - 7 cm, nhọn hai đầu, gân nhiều. Cụm hoa ở đầu một cán hoa có
lông đen, dài 20 cm, đầu cong lại thành dạng nón, bao bởi nhiều lá bắc hình dải nhọn
và có nhiều lông rậm ở mặt lƣng. Chùm hoa cao 8 - 10 cm, với 10 - 20 hoa, có cuống 1
- 2,5 cm, có lông. Bao hoa đính trên bầu. Lá đài 3, thuôn, nhọn, có lông nhiều ở mặt
lƣng. Cánh hoa cũng giống lá đài nhƣng hơi tiêu giảm hơn. Nhị 6 xếp hai dãy bằng
nhau, bao phấn thuôn, không có chỉ nhị. Bầu không có mỏ, nằm ngay dƣới bao hoa, có
lông rất rậm, vòi mảnh. Quả hình bầu dục dài 2 cm, có cọng. Hạt nhiều, màu đen, có
sọc [8], [11], [25].

Phân bố: Cây mọc trong rừng rậm ở những nơi ẩm ƣớt có độ cao 1000 m. Loài
Curculigo gracilis phân bố ở một số nơi nhƣ Trung Quốc, Campuchia, Nepal, Thái
Lan, Việt Nam [8], [25]. Ở Việt Nam: gặp ở Lào Cai, Hà Tây, Ninh Bình vào đến
Quảng Trị [8], [11]
1.2.

TỔNG QUAN VỀ CÂY SÂM CAU

1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố
Tên Việt Nam: sâm cau, ngải cau, cồ nốc lan [8]
Cây thảo, lâu năm, cao khoảng 20 - 40 cm. Thân rễ mập, hình trụ dài, mọc
thẳng, thót lại hai đầu, mang nhiều rễ phụ [8]. Lá 3 - 6 hình , mọc tụ họp thành túm,
xếp nếp tựa nhƣ lá cau, dài 20 - 30 cm, rộng 2,5 – 3 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt
nhẵn gần nhƣ cùng màu, gân song song rất rõ, bẹ lá to và dài, cuống lá dài khoảng 6 -

5


10 cm. Cụm hoa nằm trên một trục ngắn và mảnh giữa các bẹ lá, gồm 3 – 5 hoa màu
vàng. Lá bắc hình trái xoan nhọn, lá đài 3, có lọng dài ở lƣng; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6
xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi có lông rậm kéo dài thành mỏ; đầu nhụy
hình trái xoan, chia 3 nhánh mập [7], [8], [13], [16]. Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm
chứa 1 – 4 hạt. Cây sinh trƣởng tốt trong mùa mƣa ẩm, ra hoa quả hàng năm, mùa hoa
là tháng 5 - 7 [16]. Bộ phận dùng: thân rễ.
Phân bố: cây mọc ở những vùng núi cao 1600 m, phía Nam và Tây Nam Trung Quốc;
Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Myanma, Pakistan, Papua New
Guinea, Philippines, Thái Lan, Việt Nam [8], [25]. Ở Việt Nam: cây mọc trên các đồi
cỏ, nơi ẩm mát, ở một số địa phƣơng nhƣ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng [8].

Hình 1.1: Curculigo orchioides Gaertn.

1.2.2. Thành phần hóa học
Các kết quả nghiên cứu trên thế giới đã công bố và cho biết thành phần hóa học
chính trong sâm cau và có tác dụng dƣợc lý bao gồm: phenolic glycosid [62], [67]; các
hợp chất aliphatic hydroxyl ceton; các saponin thuộc nhóm cycloartan và nhóm ursan
[24]; flavon; alcaloid [24], [42]. Bên cạnh đó cây còn chứa một số thành phần khác
nhƣ: steroid; đƣờng tự do nhƣ glucose, manose, xylose; chất nhầy; hemicellulose;
polysaccharid và acid glucuronic [24], [64].
Ở Việt Nam, nghiên cứu về cây sâm cau (Curculigo orchioides) nói chung và
thành phần hóa học của loài này nói riêng là một vấn đề mới. Cho đến nay, chỉ có một
nghiên cứu về cây sâm cau của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Lan (2001) đã đƣợc công
6


bố. Nghiên cứu đã xác định đƣợc tên khoa học của cây sâm cau (Curculigo orchioides
Gaertn.) mọc hoang ở Sơn Dƣơng, Hà Giang, xác định sơ bộ thành phần hóa học, tác
dụng chống oxy hóa và tăng lực của thân rễ sâm cau. Theo đó, kết quả định tính cho
thấy thân rễ sâm cau Việt Nam có chứa phytosterol, đƣờng khử, saponin, chất béo,
caroten. Ngoài ra nghiên cứu cũng phân lập đƣợc một hợp chất tinh khiết là acid 4hydroxy-3-methoxybenzoic từ dịch chiết aceton – nƣớc của cây sâm cau [12].
COOH

OCH3
OH

Acid 4-hydroxy-3-methoxybenzoic
1.2.2.1.

Hợp chất phenolic glycosid

Đây là nhóm hợp chất chính trong sâm cau. Theo các nghiên cứu trên thế giới,
nhóm phenolic trong cây thƣờng ở dạng glycosid với nhiều loại đƣờng khác nhau nhƣ

glucose, manose, xylose và acid glucuronic [19].
Năm 1983, Michinor Kubo (Nhật) cùng các cộng sự đã phân lập đƣợc từ thân rễ
sâm cau một phenolic glucosid mới đặt tên là curculigoside A (1) có cấu trúc hóa học:
5-hydroxy-2-O-β-D-glucopyranosylbenzyl-2,6-dimethoxybenzoat [24]. Theo Fu Daxu
và công sự (2004), thân rễ sâm cau có chứa curculigoside C (3), curculigoside A (1),
curculigoside B (2) và acid 2,6-dimethoxylbenzoic [26]. Trong nghiên cứu của Josep
Vall và cộng sự (2006), đã phân lập từ cây sâm cau hai phenolic cũ là curculigoside A
(1), curculigoside B (2) và hai glucosid mới là benzylbenzoat – curculigoside C (3) và
curculigoside D (4) [55].

7


STT

R1

R3

R5

Tài liệu

Curculigoside (1)

OH

H

OCH3


[24]

Curculigoside B (2)

OH

H

OH

[26]

Curculigoside C (3)

OH

OH

OCH3

[26], [54]

H

OH

OCH3

[29], [54]


Curculigoside D (4)
(Orchioside A)

Dall’ Acqua và cộng sự cũng đã phân lập và bằng các phƣơng pháp 1D-NMR,
2D-NMR và MS đã xác định đƣợc cấu trúc của hai phenolic glycosid trong thân rễ của
loài Curculigo orchioides thu tại tỉnh Nawalparasi (Nepal), một là curculigoside E ((5methyl-2-O-β-D-glucopyranosid)-3,5-dimethoxy-4-O-[β-D-glucopyranosyl-(16)-βD-glucopyranosid]benzoat) (5) và chất còn lại là đồng phân quang học của crassifoside
B (một hợp chất phenolic đƣợc tìm thấy trong thân rễ loài Curculigo crassifolia) [37],
đƣợc đặt tên là orchioside D (6) [24].

Curculigoside E

Orchioside D

8


Các nhà khoa học Trung Quốc dựa trên HRMS, FAB-MS, NMR đã xác định
đƣợc cấu trúc của curculigine B, curculigine C lần lƣợt là: 2,4-dichloro-3-methyl-5methoxyphenol-O-β-D-apiofuranosyl-(16)-β-D-glucopyanosid (7); 2,4,6 -trichloro
-3-methyl-5-methoxyphenol-O-β-D-xylopyranosyl-(16)-β-D-glucopyranosid

(8)

[16], [24], [62].

R1

R2

Curculigine B


Glc(6-1)Apiose

H

Curculigine C

Glc(6-1)Xylose

Cl

Từ thân rễ Curculigo orchioides Gaertn, Garg cùng cộng sự (1989) đã tìm ra
một phenolglycosid mới đặt tên là corchioside A, có cấu trúc hóa học: orcinol-3-β-Dxylopyranosyl-(16)-β-D-glucopyranosid (9) [27], [29]. Zuo A.X. cũng nghiên cứu
thành phần hóa học dịch chiết ethanol của thân rễ sâm cau Curculigo orchioides và thu
đƣợc các phenolic glycosid là orcinoside A, B, C [68].

R1

R2

R3

R4

Orcinoside A

OH

CH3


OGlc

CH3

Orcinoside B

OH

CH3

CH3

OGlc

Orcinoside C

CH3

OH

CH3

OGlc

Từ phân đoạn dịch chiết ethyl acetat của cao chiết ethanol 95o của cây sâm cau,
Zhen-Hui Wang và các cộng sự (2013) đã phân lập đƣợc 5 dẫn chất chlorophenolic
glucosid. Chúng lần lƣợt đƣợc xác định là các curculigine E, F, G, I, H và một hợp
chất phenolic glycoside là orcinoside H, trong đó hợp chất orcinoside là hợp chất mới
tại thời điểm công bố [65].


9


Tên hợp chất

STT
1

Công thức
R1

Curculigine E (C14H18Cl2O7) (10)
OH

R1 = OCH3 ; R2 = CH3
2

3

4

5

6

7

8

Cl


Cl

2
O

Curculigine F (C14H18Cl2O7) (11)

1

HO
HO

R1 = CH3 ; R2 = OCH3

R2

O
OH 1'

Curculigine H (C15H20Cl2O8) (12)
R1 = Cl ; R2 = H
Curculigine I (C15H20Cl2O8) (13)
R1 = H ; R2 = Cl
Curculigine G (14)
R1 = OCH3 ; R2 = Cl ; R3 = H
CH3

Orcinoside H (15)
OR3


R1 = OCH3 ; R2 = H ; R3 = H
Orcinol glucoside

O

(16)

HO
O

HO

R1 = OH ; R2 = H ; R3 = H
Orcinol glucoside B

R2

OH

R1

(17)

R1 = OH ; R2 = H ; R3 = COCH3

1.2.2.2.

Hợp chất aliphatic hydroxyceton


Các hợp chất aliphatic hydroxyceton phân lập đƣợc trong thân rễ C. orchioides:
Tên hợp chất aliphatic

STT

Công thức

Tài
liệu

3-(2-methoxypropyl)-4-

CH3(CH2)24CH(CH3)CH(COCH3)CH2

methylnonacosan-2-on (18)

CH(OCH3)CH3

4-acetyl-2-methoxy-5-

CH3CH2CH(CH3)(CH2)7CH(OH)

methyltriacontan (19)

(CH2)18CO(CH2)4CH3

3

27-hydroxytriacontan-6-on (20)


CH3(CH2)4CO(CH2)20CHOH(CH2)2CH3 [40]

4

23-hydroxytriacontan-2-on (21)

CH3CO(CH2)20CHOH(CH2)6CH3

[40]

CH3(CH2)18CHOHCO(CH2)18CH3

[38]

1
2

5
6

21-hydroxytetracontan-20-on
(22)

4-methylheptadecanoic acid (23) CH3(CH2)12CH(CH3)(CH2)2COOH

10

[38]
[37]


[38]


1.2.2.3.

Hợp chất saponin triterpennoid

Các triterpen tìm thấy trong thân rễ sâm cau đa số là thuộc nhóm cycloartan, có
duy nhất một triterpen thuộc nhóm ursan có tên là: 31-methyl-3-oxo-20-ursen-28-oic
acid

(24)

[16]. Misra Triguna N., Singh Ram S. (1990) đã phân lập đƣợc curculigol

từ thân rễ của loài C. orchioides Gaertn. Cấu trúc của hợp chất này đƣợc xác định là:

(24-methylcycloart-7-en-3β,20-diol)

(25)

[16], [39]

Hỗn hợp các saponin thu đƣợc từ cao ethanol của thân rễ sâm cau, Xu Junping
và Xu Rensheng (1992) sử dụng sắc ký cột silica gel, cột RP-18 và HPLC đã tách
đƣợc các aglycon, tiếp theo dùng phƣơng pháp MS, 1D-NMR, 2D-NMR đã xác định
đƣợc cấu trúc của aglycon mới này là curculigenin A, B, C [64]. Sau đó 13
curculigosaponin đƣợc tìm ra và đƣợc ký hiệu từ A đến M, trong đó curculigosaponin
AJ đều mang khung chung của curculigenin A; curculigosaponin KM có phần
genin là curculigenin B [63], [64].

O
HO
OR2

R1O

Curculigenin A
(3β,11α,16β - trihydroxycycloartan-24-on) [59], [61], [62]

11


Hợp chất

STT

R1

R2

Tài liệu

1

Curculigenin A (26)

H

H


[64]

2

Curculigosaponin A (27)

Glc

H

[64]

3

Curculigosaponin B (28)

H

Ara(p)

[64]

4

Curculigosaponin C (29)

Glc

Ara(p)


[64]

5

Curculigosaponin D (30)

Glc(2-1)Glc

H

[64]

6

Curculigosaponin E (31)

Glc(2-1)Glc

Ara(p)

[64]

7

Curculigosaponin F (32)

Glc(2-1)Glc(3-1)Glc

H


[64]

8

Curculigosaponin G (33)

Glc(2-1)Rham

H

[64]

9

Curculigosaponin H (34)

Glc(2-1)Rham

Ara(p)

[64]

10

Curculigosaponin I (35)

Glc(2-1)Rham(3-1)Glc

H


[64]

11

Curculigosaponin J (36)

Glc(2-1)Rham(3-1)Glc

Ara(p)

[64]

Curculigenin B
STT

1.2.2.4.

Curculigenin C (37)

Hợp chất

R1

Tài liệu

1

Curculigenin B (38)

H


[63], [64]

2

Curculigosaponin K (39)

Glc(2-1)Glc(3-1)Glc [63], [64]

3

Curculigosaponin L (40)

Glc(2-1)Rham

[63], [64]

4

Curculigosaponin M (41)

Glc(3-1)Glc

[63], [64]

Các hợp chất khác

Tiwari và Misra (1976) tìm thấy trong thân rễ loài C. orchioides hai hợp chất
flavonoid [54]. Các hợp chất này đều thuộc nhóm flavon.


12


OCH3

OH

OCH3

OH

CH3O

O

OCH3

OCH3

O

OR

5

O

O

OH


2

7

O

O

(R = α-L-Xyl-(4-1)-β-D-Glc)
5,7-dimethoxymyricetin-3-O-α-L-

3’,4’,5’-trimethoxy-6,7-

xylopyranosyl-(41)-β-D-

methylendioxyflavon (43)

glucopyranosid (42)
Có 1 alcaloid duy nhất đƣợc Rao và cộng sự (1978) phân lập đƣợc từ thân rễ
sâm cau là lycorin. Tuy nhiên, hàm lƣợng alcaloid này ở chi Curculigo vẫn chƣa đƣợc
nghiên cứu kỹ. Ngoài ra còn có các hợp chất chứa nitơ khác cũng đã đƣợc tìm thấy ở
loài C. orchioides.
Hợp chất

STT

Công thức

Tài liệu


OH
HO

1

Lycorin (44)

[16] [46]

O
N

O

N

2

N,N,N’,N’-tetramethylsuccinamid (45)

N
O

[44]

O

O


3

Methyl-N-acetyl-N-hydroxycarbamat (46)

O

O

[44]

N
OH

4

3-acetyl-5-carbomethoxy-2,4,4,6tetrahydro-1,2,3,5,6-oxatetrazin (47)

O
N
HN

O

[44]

N
O

NH


O

Ngoài ra, một lƣợng lớn các acid béo đƣợc phân lập từ dịch chiết dầu của rễ
loài C. orchioides bằng TLC - GLC, gồm: palmitic (48), oleic (49), linoleic (50),
arachidic (51) và behenic acid (52) [50]. Có 3 hợp chất steroid tìm đƣợc từ thân rễ C.
orchioides là: sitosterol (53) [29], stigmasterol (54) [29], yuccagenin (55) [46].

13


1.2.3. Độc tính và tác dụng sinh học của Curculigo orchioides Gaertn.
1.2.3.1.

Độc tính

Theo Dƣợc điển Trung Quốc (2010), Curculigo orchioides có độc tính và liều
lâm sàng khuyến cáo cho ngƣời trƣởng thành là 3 – 9 g/ngày. Liều LD50 của cao chiết
ethanol là 215,9 g/kg. Trong thử nghiệm độc tính trƣờng diễn của Curculigo
orchioides, sử dụng mức liều 120 g/kg trong 6 tháng trên chuột cống thấy xuất hiện
những tổn thƣơng trên gan, thận và cơ quan sinh sản của chuột [22].
Nie Y. và cộng sự (2013) cho rằng tác dụng gây độc cho gan có thể do thành
phần triterpenoid ceton có trong cao ethanol [42]. Thông thƣờng khi uống sâm cau ở
liều khuyến cáo không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay độc tính nào. Tuy nhiên nếu
uống nhiều trong khoảng thời gian dài có thể xuất hiện một số tác dụng nhƣ ra mồ hôi
lạnh, tê cóng chân tay. Vì vậy, chỉ sử dụng ở mức liều mà đã chắc chắn tính an toàn
của chế phẩm. Chống chỉ định với những ngƣời âm hƣ, những ngƣời bị nhiễm lạnh do
các tác nhân ngoại cảnh [42]
Nghiên cứu về độc tính của C. orchioides tại Việt Nam còn ít và đa số các
nghiên cứu đều thực hiện với dạng trà tan Tiên mao 3 g/gói, do khoa Dƣợc bệnh viện
YHCT Trung ƣơng sản xuất. “Nghiên cứu độc tính cấp diễn và bán trƣờng diễn của trà

thuốc Tiên mao” do Dƣơng Minh Sơn và cộng sự thực hiện (2007) trên chuột nhắt
trắng chủng Swiss và trên thỏ. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp trên 5 nhóm chuột
trong 7 ngày với mức liều tăng dần từ 10 g/kg tới 30 g/kg là đa số các chuột chỉ giảm
hoạt động, nằm và ngủ trong 2 - 3 giờ, sau đó tất cả đều hoạt động và ăn uống bình
thƣờng, không có chuột nào chết. Do đó nghiên cứu vẫn chƣa xác định đƣợc liều LD50
bằng đƣờng uống. Kết quả thử độc tính bán trƣờng diễn trên thỏ với mức liều uống 9
g/3 lần/ngày, theo dõi trong 6 tuần, chƣa thấy có các dấu hiệu thay đổi về các thành
phần máu và chức năng gan, thận có ý nghĩa thống kê so với trƣớc điều trị [15]
Kết quả “Khảo sát tính an toàn của trà Tiên mao trên bệnh nhân bị rối loạn
cƣơng dƣơng” của Trần Quốc Bình và Dƣơng Minh Sơn thực hiện (2011) trên 31 bệnh
nhân bị mắc bệnh rối loạn cƣơng dƣơng tại Khoa ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền
Trung ƣơng trong 3 tháng cho thấy uống trà tiên mao với liều 9 g chia 3 lần/ngày

14


không gây ra các tác dụng không mong muốn, không làm thay đổi các chỉ số cận lâm
sàng, huyết học, sinh hóa [3].
1.2.3.2.

Tác dụng sinh học

Tác dụng chống oxy hóa
Nghiên cứu in vitro của Bafna và Mishra (2005) đã thấy cao methanol của thân
rễ Curculigo orchioides có hiệu quả rất tốt trong việc dọn các gốc tự do nhóm
superoxid, có tác dụng trung bình đối với các gốc tự do DPPH, nitric oxid và có tác
dụng ức chế quá trình peroxid lipid [20]. Theo Wu và cộng sự, các hợp chất phenolic
là yếu tố chính tạo nên tác dụng chống oxy hóa của C. orchioides [60].
Bằng những thực nghiệm của mình Wang đã chỉ ra các curculigoside cản trở tác
dụng phá hủy tế bào nội mô tĩnh mạch rốn ngƣời của H2O2 đồng thời cũng làm giảm

quá trình apoptosis tế bào. Apoptosis là một chu trình hoạt động của sự lão hóa, chết tế
bào, sự tích lũy H2O2 trong tế bào chính là tác nhân châm ngòi cho quá trình apoptosis.
Các curculigoside ức chế hoạt động của caspase-3 (một protease tham gia vào quá
trình phân hủy DNA) và protein p53 mRNA (đây là hai yếu tố đƣợc coi là chìa khóa
khởi động quá trình apoptosis tế bào) nên có tác dụng ức chế quá trình apoptosis [59]
Các curculigoside còn tác động lên protein ở tế bào da ngƣời: làm tăng biểu
hiện của protein procollagen type I và làm giảm biểu hiện của protein MMP-1, điều
này cho thấy các curculigoside có thể có tác dụng tốt trong điều trị sự lão hóa da ngƣời
[34]
Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Lan (2001) cũng đã
cho thấy tác dụng chống oxy hóa in vitro của polyphenol chiết từ thân rễ sâm cau khá
cao (64,1%) [12]
Tác dụng bảo vệ, chống độc cho gan
Qua các nghiên cứu của Rao và cộng sự (1996) đã cho thấy tác dụng chống
nhiễm trùng và bảo vệ gan của C. orchioides. Nhóm tác giả đã chỉ ra tác dụng bảo vệ,
chống độc cho gan là do sâm cau có tác dụng đối kháng với một số chất có khả năng
gây độc cho gan nhƣ rifampicin.. [47], [48]. Các curculigenin A và curculigol đã đƣợc
nghiên cứu và sàng lọc thấy có tác dụng chống độc cho gan do chúng đối kháng với
tác dụng của thioacetamid và galactosomin [16]

15


Nghiên cứu của Venukurma và Latha (2002) thực hiện trên chuột cống đã đƣợc
tiêm CCl4, sau đó cho dùng cao đặc chiết từ thân rễ C. orchioides cho thấy: cao
methanol có tác dụng làm tăng lƣợng tiêu thụ thức ăn và làm chuột tăng cân đồng thời
làm giảm tới mức bình thƣờng nồng độ của AST, ALT, ALP, GGT, lipid, triglycerid,
cholesterol trong huyết thanh [57]. Ngoài việc chỉ ra tác dụng đối kháng của cao
methanol với một số chất gây độc ở gan nhƣ paracetamol, rifampicin, CCl4,
Venukurma còn chỉ ra cơ chế bảo vệ gan của cao methanol cũng tƣơng tự nhƣ

Silymarin là thông qua các tác dụng: chống oxy hóa nên có thể vô hiệu hóa các gốc tự
do gây hại; ổn định màng tế bào gan và ngăn chặn chất độc từ ngoài nhiễm vào trong
tế bào gan; tăng cƣờng tổng hợp rRNA, giúp sự tổng hợp protein nhằm thúc đẩy phục
hồi các tế bào gan bị tổn thƣơng và kích thích sự phát triển các tế bào gan mới; ức chế
sự biến đổi gan thành tổ chức xơ, giảm sự hình thành các sợi collagen đƣa đến xơ gan.
Ngoài ra, cao chiết methanol còn chứa một số enzym chống oxy hóa nhƣ glutathion
transferase [49], [56].
Rajesh và cộng sự (2000) cũng nghiên cứu về Kamilari - một sản phẩm của
Ayurvedic có chứa thành phần là C. orchioides, có hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị xơ
gan do rƣợu [45]
Tác dụng điều hòa miễn dịch
Nghiên cứu của Bafna và cộng sự chỉ ra rằng cao methanol của thân rễ C.
orchioides có tác dụng làm tăng số lƣợng bạch cầu, tăng lƣợng kháng thể dịch thể ở
những chuột đƣợc điều trị ức chế miễn dịch bằng cyclophosphamid. Điều này cho thấy
cao methanol của thân rễ sâm cau có tác dụng kích thích miễn dịch bằng cả hai cơ chế
miễn dịch là thông qua trung gian tế bào và thông qua kháng thể dịch thể [21]. Các
glucosid phenolic từ sâm cau đóng vai trò khá quan trọng trong việc điều hòa miễn
dịch cơ thể do chúng có tác dụng làm tăng hàm lƣợng kháng thể dịch thể [33].
Lacaille - Dubois và Wagner cũng nghiên cứu tác dụng sinh học của các
curculigosaponin - cycloartan loại saponin triterpen từ thân rễ sâm cau, kết quả cho
thấy các curculigosaponin kích thích sự tăng sinh của tế bào lympho ở lách chuột nhắt
trắng, tác dụng của curculigosaponin trên kháng thể vẫn chƣa rõ rệt [42]. Các
curculigosaponin C và F thúc đẩy sự tăng sinh tế bào lympho ở lách chuột nhắt trắng,

16


×