Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Đánh giá việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện tw 108 năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐỖ THÀNH ĐỨC

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ KÊ
ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
TRUNG ƢƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

ĐỖ THÀNH ĐỨC

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ KÊ
ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
TRUNG ƢƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC


MÃ SỐ: 60720412

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Sơn Nam

HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến TS. NGUYỄN SƠN NAM, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận
tình chỉ bảo giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo, cán bộ bộ môn Tổ chức
quản lý Dược đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và các thầy cô giáo
trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi trong
thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các cán bộ nhân viên khoa Dược Bệnh
viện Trung ương Quân đội 108 đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu
nghiên cứu của luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân
trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ và bạn bè tôi, những người luôn ở bên, động
viên và giúp đỡ trong suốt thời gian tôi sống, học tập trên giảng đường cũng
như sau này trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015


Học viên

Đỗ Thành Đức


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

3

1.1.

Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú

3

1.1.1. Sự hình thành Quy chế

3

1.1.2. Nội dung chính của Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

4

1.1.3. Nội dung của một đơn thuốc


5

1.1.4. Điều kiện của người kê đơn

5

1.1.5. Quy định về ghi đơn thuốc

6

1.1.6. Một số nguyên tắc khi kê đơn

6

1.1.7. Một số chỉ số sử dụng thuốc

7

1.2.

Sơ lƣợc về Bảo hiểm y tế

8

1.2.1. Khái niệm về BHYT

8

1.2.2. Vai trò của BHYT


9

1.2.3. Các phương thức chi trả của BHYT
1.3.

Thực trạng kê đơn và thực hiện quy chế kê đơn

10
10

1.3.1. Trên thế giới

10

1.3.2. Tại Việt Nam

11

1.4.

Vài nét về bệnh viện và khoa Dƣợc - Bệnh viện TƢQĐ 108

13


1.4.1. Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện

13


1.4.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ khoa Dược

15

1.4.3. Biên chế tổ chức khoa Dược - Bệnh viện TƯQĐ 108

15

1.4.4. Cơ sở vật chất khoa Dược - Bệnh viện TƯQĐ 108

16

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

17

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

17

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

17

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

17

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu


17

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

17

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

19

2.2.3. Cách lấy mẫu

20

2.3. Các biến số trong nghiên cứu

21

2.3.1. Các biến số trong khảo sát một số chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú

21

2.3.2. Các biến số trong khảo sát thực trạng thực hiện Quy chế kê đơn

22

thuốc ngoại trú
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu

25


2.4.1. Khảo sát một số chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện TƯQĐ

25

108
2.4.2. Khảo sát thực trạng thực hiện Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại
bệnh viện TƯQĐ 108

27


2.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu

28

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

29

3.1. Khảo sát các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện TƢQĐ

29

108
3.1.1. Số chẩn đoán trung bình

29

3.1.2. Số thuốc kê trong đơn


29

3.1.3. Về sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tiêm và vitamin

34

3.1.4. Thuốc được kê trong DMTBV

41

3.1.5. Chi phí trung bình của một đơn thuốc

42

3.2. Thực trạng thực hiện Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh

43

viện TƢQĐ 108
3.2.1. Ghi thông tin bệnh nhân

43

3.2.2. Quy định ghi chẩn đoán, ngày kê đơn, ký và ghi (hoặc đóng dấu)

45

họ tên bác sỹ kê đơn
3.2.3. Quy định đánh số khoản, sửa chữa đơn và gạch phần đơn trắng


46

3.2.4. Quy định ghi tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, tên generic),

46

tên BD 1 thành phần, tên BD nhiều thành phần
3.2.5. Quy định ghi hàm lượng (nồng độ) và số lượng thuốc

49

3.2.6. Hướng dẫn sử dụng ghi trong đơn

50

CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN

53

4.1. Về các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện TƢQĐ 108

53


4.1.1. Chẩn đoán

53

4.1.2. Số thuốc trong đơn


53

4.1.3. Đơn thuốc kê kháng sinh, thuốc tiêm và vitamin

54

4.1.4. Thuốc kê trong danh mục

55

4.2. Về việc thực hiện Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện

55

TƢQĐ 108
4.2.1. Ghi thông tin bệnh nhân

55

4.2.2. Ghi tên thuốc

56

4.2.3. Ghi nồng độ (hàm lượng), số lượng

57

4.2.4. Ghi hướng dẫn sử dụng


57

4.3. Mặt hạn chế của đề tài

59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

60

KẾT LUẬN

60

KIẾN NGHỊ

61


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BD

Biệt dược

BHYT

Bảo hiểm y tế

BN


Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y tế

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTCY

Danh mục thuốc chủ yếu

HDSD

Hướng dẫn sử dụng

INN

Thuốc gốc quốc tế (Intermational Nonproprietary
Name)

KS


Kháng sinh

TƯQĐ

Trung ương Quân đội

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

TB

Trung bình

SL

Số lượng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số về chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú ................................. 21
Bảng 2.2. Các biến số về việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú ...... 22
Bảng 2.3. Chỉ tiêu về chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú ....................................... 25
Bảng 2.4. Các chỉ số thực hiện Quy chế kê đơn ............................................. 27
Bảng 3.1. Số chẩn đoán trung bình ................................................................. 29
Bảng 3.2. Số thuốc kê trong đơn thuốc ngoại trú ........................................... 30
Bảng 3.3. Sự phân bố số thuốc trong một đơn thuốc BHYT .......................... 31
Bảng 3.4. Sự phân bố số thuốc trong một đơn thuốc DV................................33
Bảng 3.5. Tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh, thuốc tiêm và vitamin....34
Bảng 3.6. Tỷ lệ chi phí đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh,............................35

Bảng 3.7. Số kháng sinh trung bình trong 1 đơn thuốc có kê kháng sinh ...... 36
Bảng 3.8. Sự phân bố số kháng sinh trong đơn thuốc BHYT ........................ 37
Bảng 3.9. Sự phân bố số kháng sinh trong đơn thuốc DV..............................38
Bảng 3.10. Sự phân bố đơn thuốc có vitamin trong đơn thuốc BHYT .......... 39
Bảng 3.11. Sự phân bố đơn thuốc có vitamin trong đơn thuốc DV................40
Bảng 3.12. DMTBV đối với đơn thuốc ngoại trú ........................................... 42
Bảng 3.13. Chi phí của một đơn thuốc............................................................ 42
Bảng 3.14. Ghi thông tin bệnh nhân ............................................................... 43
Bảng 3.15. Ghi địa chỉ bệnh nhân ................................................................... 44
Bảng 3.16. Ghi chẩn đoán, ngày kê đơn, ký và ghi(hoặc đóng dấu) .............. 45
Bảng 3.17. Quy định đánh số khoản, sửa chữa đơn và gạch phần đơn trắng..46
Bảng 3.18. Ghi tên thuốc trong đơn thuốc ngoại trú theo số đơn.................. 47
Bảng 3.19. Ghi tên thuốc trong đơn thuốc ngoại trú theo tần suất ................. 48
Bảng 3.20. Ghi hàm lượng (nồng độ) thuốc, số lượng thuốc ......................... 49
Bảng 3.21. Ghi hướng dẫn sử dụng theo đơn thuốc ....................................... 50
Bảng 3.22. Ghi hướng dẫn sử dụng theo lượt thuốc ....................................... 51


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Thẻ BHYT ........................................................................................... 45


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là tài sản vốn quý nhất của con người. Nhu cầu về chăm sóc
sức khỏe của người dân ngày càng được chú trọng. Hệ thống Bệnh viện phát
triển mạnh mẽ từng bước đảm bảo được việc khám chữa bệnh, cung ứng
thuốc đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời và giá cả cạnh tranh. Đặc biệt, các Bệnh
viện Quân đội đóng vai trò quan trọng, liên tục đổi mới về mọi mặt để đáp
ứng nhu cầu khám chữa bệnh và cung ứng thuốc tới người dân. Trong nền
kinh tế thị trường như hiện nay, số lượng và chủng loại thuốc ngày càng

phong phú và đa dạng, góp phần đảm bảo cung ứng đủ thuốc, có chất lượng
cho nhu cầu điều trị.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không hợp lý đã và đang là vấn đề đáng
quan tâm của mọi quốc gia, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và xã
hội. Nó làm tăng chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe, làm giảm chất
lượng điều trị, đồng thời làm tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại cho
chính bệnh nhân. Bên cạnh đó, hiện tượng kê đơn thuốc không phù hợp với
chẩn đoán, lạm dụng kháng sinh…còn rất phổ biến [4].
Vì vậy, Bộ Y tế cũng đã ban hành rất nhiều văn bản, trong đó có Quyết
định 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 hướng dẫn quy chế kê đơn thuốc
trong điều trị ngoại trú để tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc [6].
Ngay cả khi triển khai quy chế này, các bệnh viện công lập, tư nhân, phòng
khám tư nhân cũng thực hiện không giống nhau. Nhằm phản ánh được phần
nào việc thực thi văn bản này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá việc thực
hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Trung ƣơng Quân đội
108 năm 2015.” với 2 mục tiêu sau:
1. Khảo sát một số chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện Trung
ương Quân đội 108

1


2. Khảo sát thực trạng thực hiện Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại
bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
việc thực hiện quy chế kê đơn để hướng tới sử dụng thuốc hợp lý, an toàn,
hiệu quả.

2



Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1.

Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú

1.1.1. Sự hình thành Quy chế
Thập niên những năm 90, trước thực tế sử dụng thuốc không hợp lý và
an toàn của người bệnh dẫn đến những tác hại cho sức khỏe, việc ban hành
tạm thời Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn theo quyết định số 488/QĐ –
BYT ra ngày 03/04/1995 là một việc cấp thiết và phù hợp với hoàn cảnh nước
ta khi đó.
Quy chế này được ban hành với mục đích:
1. Góp phần đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và đạt hiệu
quả phòng và chữa bệnh cao, đồng thời ngăn chặn việc người bệnh tự dùng
một số thuốc cần phải có chỉ định của bác sỹ, dẫn đến những tác hại cho sức
khỏe.
2. Xác định trách nhiệm của bác sỹ trong việc khám bệnh, kê đơn và
trách nhiệm của dược sỹ trong việc cung ứng thuốc.
3. Chấn chỉnh việc kê đơn, cung ứng thuốc chưa hợp lý, thực hiện các
công ước và thông lệ quốc tế về kê đơn và cung ứng thuốc cho người tiêu
dùng.
Sau một thời gian thực hiện Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn tạm
thời cùng với sự xuất hiện ngày càng phong phú, đa dạng các loại thuốc mới.
Kèm theo đó là những lợi nhuận “hoa hồng” không nhỏ từ phía các công ty,
các hãng dược phẩm dành cho bác sỹ đã tác động rất lớn đến việc kê đơn của
bác sỹ và sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống y tế càng làm cho việc quản lý
kê đơn và sử dụng đã khó khăn nay càng trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy,
Bộ Y tế đã chính thức ban hành Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn lần
đầu tiên kèm theo quyết định số 1847/2003/QĐ – BYT ngày 28/05/2003

nhằm chấn chỉnh lại việc kê đơn, cung ứng thuốc trong giai đoạn này. Sau
một thời gian thực hiện, Quy chế này cho thấy có nhiều điều chưa phù hợp,
3


đặc biệt là việc quản lý nhóm thuốc Opioids. Theo hướng dẫn của WHO thì
cần phải tiến tới cân bằng trong chính sách quốc gia về kiểm soát Opioids,
nghĩa là làm sao phải đảm bảo sự sẵn có Opioids dùng cho mục đích y tế.
Để Quy chế kê đơn ngày càng hoàn thiện và thích ứng được điều kiện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, ngày 01/02/2008 Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số
04/2008/QĐ – BYT ban hành Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú, bãi bỏ Quy chế
kê đơn và bán thuốc theo đơn năm 2003. Theo Quy chế mới [6], trước mắt
bác sỹ phải kê đơn theo danh mục 30 nhóm thuốc. Đối với nhóm thuốc gây
nghiện, người kê đơn phải tuân thủ theo đúng các quy định: chữ cái đầu tiên
của tên thuốc phải viết hoa, thêm số 0 ở trước số lượng trong trường hợp số
lượng là số có 1 chữ số…Riêng các thực phẩm chức năng vì không được coi
là thuốc do đó sẽ không được ghi các sản phẩm này trong đơn thuốc.
1.1.2. Nội dung chính của Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sỹ cho người bệnh, là
cơ sở pháp lý cho việc chỉ định dùng thuốc, bán thuốc và cấp thuốc theo đơn.
Bác sỹ có thể chỉ định điều trị cho người bệnh vào đơn thuốc (theo mẫu qui
định của BYT) hoặc sổ y bạ, sổ điều trị bệnh mạn tính gọi chung là đơn thuốc.
Đơn thuốc là chỉ định của người thầy thuốc đối với bệnh nhân nhằm
giúp họ có được những thứ thuốc theo đúng phác đồ điều trị.
Đơn thuốc là tổng hợp các loại thuốc, bao gồm cả thuốc bắt buộc phải
bán theo đơn và những thuốc có thể tự mua. Đó là một “y lệnh” hướng dẫn
cho bệnh nhân cần uống, bôi, thoa, phun, dán hay tiêm truyền. Đơn thuốc liệt
kê tên thuốc, số lượng, liều lượng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời điểm
dùng thuốc (trước, trong hay sau bữa ăn). Một đơn thuốc được xem là chuẩn

phải đảm bảo các yêu cầu: hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn trong điều trị và
tiết kiệm.

4


1.1.3. Nội dung của một đơn thuốc
Trên thế giới không có một tiêu chuẩn thống nhất nào về kê đơn thuốc
và mỗi quốc gia có qui định riêng phù hợp với điều kiện của đất nước mình.
Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng nhất đó là đơn thuốc phải rõ ràng. Đơn thuốc
phải có tính hợp lệ và chỉ định chính xác thuốc phải sử dụng. Theo khuyến
cáo của WHO thì một đơn thuốc đầy đủ bao gồm các nội dung sau:
1. Tên, địa chỉ của người kê đơn
2. Ngày, tháng kê đơn
3. Tên gốc của thuốc, hàm lượng
4. Dạng thuốc, tổng lượng thuốc
5. Hướng dẫn sử dụng, cảnh báo
6. Tên, tuổi, địa chỉ của bệnh nhân
7. Chữ ký của người kê đơn
1.1.4. Điều kiện của ngƣời kê đơn
Theo điều 3 của Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ban hành
kèm theo quyết định số 04/2008/QĐ – BYT ngày 01/02/2008 qui định của
người kê đơn như sau [5]:
1. Các bác sỹ đang hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp có
bằng tốt nghiệp Đại học Y và được người đứng đầu cơ sở phân công khám,
chữa bệnh
2. Đối với các tỉnh có vùng núi, vùng sâu, vùng cao, hải đảo xa xôi, vùng
khó khăn và những nơi chưa có bác sĩ: Sở Y tế có văn bản uỷ quyền cho
Trưởng phòng Y tế huyện chỉ định y sĩ của Trạm Y tế thay thế cho phù hợp
với tình hình địa phương.


5


1.1.5. Quy định về ghi đơn thuốc
Theo điều 7, Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú được ban
hành kèm theo quyết định số 04/2008/QĐ – BYT ngày 01/02/2008 quy định
về ghi đơn thuốc như sau [5]:
1. Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu sổ quy định kèm theo Quy chế này;
2. Ghi đủ các mục in trong đơn; chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác;
3. Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn,
xã;
4. Với trẻ dưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ;
5. Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu
ghi tên biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp
thuốc có nhiều hoạt chất);
6. Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng của mỗi
thuốc;
7. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa;
8. Số lượng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc viết
thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số;
9. Nếu có sửa chữa đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh;
10. Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng. Ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên
người kê đơn.
1.1.6. Một số nguyên tắc khi kê đơn
Việc kê đơn thuốc phải thực hiện đúng quy chế kê đơn và dựa trên
những nguyên tắc sau đây [4], [5], [7]:
+ Khi thật cần thiết phải dùng đến thuốc.
+ Đúng mẫu đơn quy định
+ Thuốc phải ghi theo tên gốc với thuốc đơn chất

+ Kê những thuốc tối thiểu cần thiết và phải có đầy đủ thông tin về thuốc

6


+ Chọn thuốc hợp lý cho người bệnh cụ thể, hợp lý về giá và hiệu quả.
+ Chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái bệnh lý của người bệnh
+ Liều hợp lý
+ Chỉ định dùng thuốc đúng: thời gian, khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc
+ Hạn chế, thận trọng trong các phối hợp nhiều thuốc hoặc dùng thuốc
hỗn hợp nhiều thành phần.
+ Thận trọng với các phản ứng phụ, phản ứng có hại của thuốc.
1.1.7. Một số chỉ số sử dụng thuốc
Để đánh giá cũng như giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong bệnh
viện, Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định về các hoạt động kê
đơn thuốc trong bệnh viện: Thông tư 23/2011/TT-BYT hướng dẫn sử dụng
thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh; Quyết định 04/2008/QĐ - BYT
ban hành kèm theo quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú; Thông tư
21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và
điều trị trong bệnh viện [6], [7], [8].
Theo thông tư 23/2011/TT-BYT có quy định
Thuốc chỉ định cho ngƣời bệnh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh;
b) Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh;
c) Phù hợp với tuổi và cân nặng;
d) Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có);
đ) Không lạm dụng thuốc.
Lựa chọn đƣờng dùng thuốc cho ngƣời bệnh
a) Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của

thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.

7


b) Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc
khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc
với thuốc chỉ dùng đường tiêm.
Các chỉ số sử dụng thuốc được ban hành kèm theo thông tứ số 21/TTBYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ y tế bao gồm các chỉ số liên quan đến
kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú [8]
Các chỉ số kê đơn
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN)
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do Bộ y tế ban
hành
Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc
- Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách
quan
1.2.

Sơ lƣợc về Bảo hiểm y tế (BHYT)


1.2.1. Khái niệm về BHYT
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, ai cũng muốn mình sống khỏe
mạnh, ấm no, hạnh phúc. Song, trong đời sống không phải lúc nào cũng được
như ý muốn và dù cho khoa học có phát triển tới đâu đi nữa thì bệnh tật, rủi ro
8


vẫn cứ xảy ra. Việc dành những khoản tiền chi đột xuất cho khám chữa bệnh
luôn là nỗi lo của các gia đình có thu nhập thấp. Hơn nữa, cùng với sự phát
triển của kinh tế, đời sống con người được nâng cao, nhu cầu chăm sóc sức
khỏe ngày một nâng lên. Trước nhu cầu bức thiết về việc khám chữa bệnh,
BHYT đã nhanh chóng phát triển và trưởng thành, góp phần to lớn trong việc
thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe người dân.
BHYT là một chính sách xã hội, BHYT do nhà nước tổ chức thực hiện
nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các
tổ chức, cá nhân, để thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ
BHYT khi ốm đau.
Bản chất của BHYT là sự chia sẻ rủi ro, nhằm giảm nhẹ khó khăn cho
người bệnh và gia đình khi bị ốm đau, bệnh tật mà vẫn đảm bảo được yêu cầu
chữa trị tốt nhất không làm ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình họ, góp phần
chăm sóc sức khỏe cho dân cư [28].
BHYT có hai hình thức chủ yếu là BHYT bắt buộc và BHYT tự
nguyện.
Nguồn thu của BHYT chủ yếu từ phí BHYT (hay do đóng BHYT) phụ
thuộc vào tiền lương (đối với người làm công ăn lương) hoặc thu nhập (đối
với các đối tượng khác)
Quỹ BHYT được sử dụng vào hai mục đích chính:
- Chi bảo hiểm bệnh tật bao gồm cả chi phí khám chữa bệnh (thuốc,
dịch truyền, xét nghiệm, vật tư y tế, dịch vụ y tế …)

- Chi trợ cấp lương cho người lao động do ốm đau phải nghỉ việc
1.2.2. Vai trò của BHYT
BHYT có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, nó ra đời
đáp ứng mọi nguyện vọng của người dân, BHYT thúc đẩy sự phát triển của y
tế, tăng thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu khám chữa bệnh và sự phát
triển của ngành y tế [29]
9


+ BHYT tạo ra sự công bằng trong khám chữa bệnh
+ BHYT là một hoạt động giúp cho người tham gia BHYT giải quyết
được khó khăn về kinh tế khi ốm đau
+ BHYT làm tăng chất lượng trong khám chữa bệnh và quản lý y tế.
+ BHYT góp phần làm giảm chi tiêu ngân sách của Nhà nước vào y tế
+ BHYT ra đời còn góp phần đề phòng và hạn chế những căn bệnh
hiểm nghèo theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”
1.2.3. Các phƣơng thức chi trả của BHYT
Hiện nay trên thế giới có nhiều phương thức chi trả khác nhau, mỗi
phương thức chi trả đều có ưu nhược điểm và có sự khác nhau về chất lượng
của các dịch vụ y tế được cung cấp, khả nămg kiểm soát chi phí y tế, trách
nhiệm của các bên tham gia và chi phí quản lý. Không có mô hình, phương
thức chi trả nào là hoàn hảo. Trong BHYT, ngoài quỹ BHYT và người tham
gia bảo hiểm, còn có đối tượng thứ ba là nhà cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ y tế như Bệnh viện, bác sỹ, điều dưỡng, công nghiệp dược phẩm…
Ba phương thức chi trả của BHYT:
+ Thanh toán theo định suất: là thanh toán theo định mức chi phí khám
bệnh, chữa bệnh và mức đóng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế được đăng ký
tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Thanh toán theo gía dịch vụ: là thanh toán dựa trên chi phí của thuốc,
hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng cho người

bệnh.
+ Thanh toán theo trường hợp bệnh: là hình thức thanh toán trọn gói để
đảm bảo khám bệnh, chữa bệnh cho trường hợp bệnh đã được chẩn đoán xác
định
1.3.

Thực trạng kê đơn và thực hiện quy chế kê đơn

1.3.1. Trên thế giới

10


Trong nững năm gần đây, nhu cầu thuốc trên thị trường thế giới có sự
gia tăng mạnh mẽ do sự phát triển của dân số thế giới và sự gia tăng của tuổi
thọ, nhu cầu dùng thuốc nhiều, dùng các loại thuốc có tỷ trọng chất xám cao
nên thường đắt [31].
Trong vấn đề sử dụng thuốc tồn tại hai vấn đề lớn. Đó là:
+ Sự tiêu thụ thuốc chưa đồng đều giữa các nước phát triển và đang
phát triển [32].
+ Vấn đề đáng chú ý là việc kê đơn không hợp lý, không an toàn, còn
bệnh nhân thì không tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ, tình trạng bác sỹ kê
đơn nhầm lẫn vẫn còn, còn lạm dụng thuốc, phối hợp thuốc không đúng,
không ghi đủ liều lượng, dạng thuốc vẫn còn diễn ra. Tình trạng kê quá nhiều
thuốc cho một bệnh nhân, lạm dụng kháng sinh tiêm, kê đơn kháng sinh cho
bệnh không nhiễm trùng vẫn còn diễn ra [33].
Thị trường dược phẩm khối các nước ASEAN có một số đặc điểm
chung là thuốc thông dụng chiếm thị phần bình quân khoảng 40%, trong đó
Singapore thấp nhất là 9%, Việt Nam cao nhất là 70% (theo đánh giá của
IMS), thuốc generic chiếm một tỷ trọng cao hơn các nước có thu nhập cao.

Điều này nói lên vấn đề là người dân ở các nước có thu nhập thấp ưu tiên lựa
chọn thuốc generic mỗi khi sử dụng thuốc. Thuốc generic là một thị trường
tiềm năng đồng thời là một giải pháp lựa chọn để người dân các nước đang
phát triển có khả năng tiếp cận với thuốc thiết yếu theo chính sách của WHO.
1.3.2. Tại Việt Nam
Kê đơn thuốc là một trong những quy định mà Bộ Y tế yêu cầu nghiêm
ngặt nhất đối với thầy thuốc. Thế nhưng trên thực tế, một trong những lỗi
thường gặp nhất của thầy thuốc lại vẫn liên quan đến kê đơn thuốc. Kê đơn
thuốc không đúng với yêu cầu chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp là một
hiện tượng không hiếm gặp ở một số thầy thuốc. Những lỗi thường gặp của
thầy thuốc khi kê đơn đó là viết nhầm tên thuốc, thiếu hiểu biết về thuốc,
11


nhầm lẫn về liều lượng, đặt nhầm dấu thập phân ở hàm lượng, nhầm lẫn về
tần suất dùng thuốc trong ngày, viết chữ quá khó đọc, không thận trọng khi
dùng chữ viết tắt, không chú ý đến tương tác, không chú ý điều chỉnh liều
lượng, không quan tâm đến tiền sử bệnh của người dùng thuốc [30].
Năm 2005, Bộ Y tế tổ chức hội nghị đánh giá thực hiện chỉ thị
05/2004/CT – BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc
trong các bệnh viện đã cho thấy việc kê quá nhiều thuốc cho người bệnh, dẫn
đến tương tác thuốc khi điều trị.
Tại các bệnh viện, việc kháng sinh được sử dụng phổ biến có thể còn
do các bác sỹ kê đơn theo kinh nghiệm, và đôi khi kê đơn kháng sinh nhằm
mục đích phòng bệnh, điều trị theo kiểu bao vây. Kê đơn kháng sinh thực tế
phải dựa vào kết quả kháng sinh đồ, đây là một xét nghiệm không được dùng
phổ biến tại Việt Nam do tốn kém và thời gian có kết quả lâu (khoảng 3-5
ngày). Chính điều này đã tạo thói quen kê thuốc kháng sinh phổ rộng, phối
hợp nhiều thuốc kháng sinh cho một bệnh nhân hoặc thay đổi kháng sinh
trong một đợt điều trị. Kết quả nghiên cứu của Trần Nhân Thắng năm 2012

tại BV Bạch Mai cho kết quả: tỷ lệ đơn có kháng sinh là 32,3% với đơn thuốc
không có BHYT và 20,5% với đơn thuốc BHYT; việc sử dụng kháng sinh kết
hợp tương đối phổ biến: 45,9% với các đơn thuốc không có BHYT và 37,67%
với các đơn thuốc BHYT và chủ yếu là kết hợp 2 kháng sinh [19]. Tại BV Đa
khoa Vĩnh Phúc năm 2011, có đến 59,5% đơn thuốc ngoại trú và 61,8% hồ sơ
bệnh án khảo sát có kê kháng sinh [16]. Nghiên cứu tại BV nhân dân 115 cuối
năm 2007 đến đầu năm 2008 và tại BV TƯQĐ 108 năm 2010 cũng cho tỷ lệ
khá tương đồng 26,5 – 28% [17],[22].
Vitamin cũng là một nhóm thuốc thường được bác sỹ kê đơn như là
thuốc bổ trợ. Khảo sát ở bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010: có 35% đơn thuốc
có kê vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B phối hợp với các khoáng chất như
Mg, Fe… , không có tình trạng bác sỹ kê nhiều loại vitamin trong cùng một
12


đơn [12]. Tương tự, khảo sát tại bệnh viện Nhân dân 115, tỷ lệ này là 38%
[17]. Trong khi đó, tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 có đến
46,3% đơn thuốc ngoại trú và 43,5% hồ sơ bệnh án có kê vitamin [16]
Mặc dù Quy chế kê đơn của Bộ Y tế đã quy định việc ghi tên thuốc:
kê tên hoạt chất hoặc ghi tên biệt dược kèm tên hoạt chất trong ngoặc đơn;
ghi địa chỉ chính xác đến số nhà, đường phố hoặc thôn, xã… [5], nhưng
nhiều đơn thuốc được ghi không đúng mẫu quy định của Bộ Y tế. Theo kết
quả nghiên cứu tại BV Phổi TƯ năm 2009, do chưa ứng dụng phần mềm kê
đơn trên máy tính nên tỷ lệ thực hiện theo quy chế ghi các thông tin bệnh
nhân và thuốc là chưa cao. Có 35 % đơn thuốc khảo sát ghi rõ ràng, đầy đủ
địa chỉ bệnh nhân chính xác đến số nhà, đường phố hoặc thôn, xã; 100,00%
ghi đầy đủ thông tin bệnh nhân; chẩn đoán bệnh có ghi nhưng còn nhiều viết
tắt; 62% số đơn thuốc ghi tên thuốc theo tên hoạt chất; 83% số đơn ghi đầy đủ
hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc; 99% số đơn ghi đầy đủ hướng dẫn sử
dụng trong đơn, 100,00% đơn ghi đầy đủ liều dùng; 95% số đơn có ghi thời

điểm dùng thuốc [11]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Song Hà và Nguyễn Thị
Phương Lan năm 2011 ở bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010 cũng cho kết quả
tương tự với 43,5% số đơn ghi rõ ràng, đầy đủ địa chỉ bệnh nhân chính xác
đến số nhà, đường phố hoặc thôn, xã; 100,00% đơn ghi đầy đủ tên bệnh nhân;
100,00% số đơn ghi đầy đủ chẩn đoán bệnh nhưng viết tắt khá nhiều; 95% số
đơn ghi liều dùng, thời gian dùng thuốc nhưng đa số chưa có hướng dẫn cụ
thể [14].
1.4.

Vài nét về bệnh viện và khoa Dƣợc - Bệnh viện TƢQĐ 108

1.4.1. Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện
Bệnh viện TƯQĐ 108 là bệnh viện tuyến cuối của toàn quân, Viện nghiên
cứu khoa học Y - Dược Lâm sàng, Cơ sở đào tạo sau đại học ở bậc học tiến sỹ
y học, Thành viên y tế chuyên sâu của Hà Nội và cả nước, là Bệnh viện trực

13


thuộc Bộ Quốc phòng, chịu sự quản lý chuyên môn của Cục Quân y - Bộ
Quốc phòng, được thành lập ngày 1/4/1951 với nhiệm vụ ban đầu là phục vụ
thu dung và điều trị cho các thương bệnh binh trong chiến dịch tiến công của
quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Hiện nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là Bệnh viện hạng đặc biệt
Quốc gia với biên chế 1.260 giường bệnh, đối tượng phục vụ là Bộ đội tại ngũ
trở lên hoặc do tuyến cuối chuyển đến, các đối tượng BHYT (theo chỉ thị
58/1998/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ), tham gia khám chữa bệnh cho
nhân dân. Bệnh viện có nhiệm vụ quan trọng, đó là chăm sóc sức khỏe cho
cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước cũng như của các nước Lào,
Campuchia.

Biên chế tổ chức của Bệnh viện gồm 15 khoa nội, 11 khoa ngoại và
chuyên khoa, 19 khoa cận lâm sàng, 3 viện, 4 trung tâm và khối cơ quan trực
thuộc. Ban giám đốc có 12 phòng ban. Đội ngũ cán bộ khoa học của Bệnh
viện được đào tạo cơ bản tại các học viện, nhà trường ở trong và ngoài nước.
Với số lượng trên 500 bác sỹ, gồm 24 Giáo sư, Phó Giáo sư, 107 Tiến sỹ, 92
Thạc sỹ, 57 Bác sỹ Chuyên khoa II, 35 Bác sỹ Chuyên khoa I, 228 Bác sỹ.
Ban lãnh đạo gồm 1 Giám đốc, 1 Chính ủy và 4 Phó giám đốc phụ trách các
lĩnh vực khác nhau gồm: Nội, Ngoại, Kế hoạch tổng hợp, Nghiên cứu khoa
học.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện
ngày càng được bổ sung nâng cấp hiện đại. Năm 2007, Bệnh viện đã đưa vào
hoạt động trung tâm kỹ thuật cao, labo sinh học phân tử, tòa nhà phục vụ cán
bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước A11, trung tâm Cyberknife. Nhiều trang
thiết bị hiện đại đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả: Cyberknife, Máy chụp
cộng hưởng từ, máy điện tim 3 bút ghi, 6 bút ghi, siêu âm màu 3, 4 bình diện,
hệ thống phá sỏi ngoài cơ thể 2 tiêu cự, máy điều trị chẩn đoán bằng đồng vị
phóng xạ, máy laze điều trị [15], [20].
14


1.4.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ khoa Dƣợc - Bệnh viện TƢQĐ 108
1.4.2.1. Vị trí
Khoa Dược bệnh viện là một chuyên khoa trực thuộc Ban Giám Đốc
Bệnh viện. Khoa Dược là tổ chức cao nhất đảm nhận mọi công việc về Dược
không chỉ có tính chất thuần túy của một chuyên khoa mà còn thêm tính chất
của một bộ phận quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an
toàn trong khám chữa bệnh, nhất là trong sử dụng thuốc.
1.4.2.2. Chức năng, nhiệm vụ khoa Dược - Bệnh viện TƯQĐ 108
Khoa Dược có chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Lập kế hoạch, cung cấp, đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư y tế đầy đủ, kịp

thời đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý của Bệnh viện.
+ Pha chế thuốc theo danh mục sử dụng của Bệnh viện.
+ Duy trì các qui chế dược tại Bệnh viện.
+ Kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tham gia thông tin,
tư vấn về thuốc, theo dõi phản ứng có hại của thuốc trong toàn Bệnh viện.
+ Đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao… Dự trữ các cơ số thuốc đề
phòng thiên tại, thảm họa và chiến tranh.
+ Quản lí kinh phí sử dụng thuốc, hóa chất tại các khoa trong Bệnh viện.
+ Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và là cơ sở thực hành của các
trường Đại học y dược, các trường trung học y tế.
+ Huấn luyện và giúp đỡ các tuyến khi có nhu cầu.
1.4.3. Biên chế tổ chức khoa Dƣợc - Bệnh viện TƢQĐ 108
Biên chế có 60 cán bộ, nhân viên, trong đó Dược sỹ Đại học và trên
Đại học: 16, Dược sỹ Trung học: 44.
Tổ chức của khoa:
+ 01 chủ nhiệm khoa
+ 02 phó chủ nhiệm khoa
+ Có 4 ban: - Dược chính kiểm nghiệm
15


×