Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phân tích hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện nội tiết TW năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 78 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI




LÊ THỊ QUỲNH ANH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KÊ ĐƠN
THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
NỘI TIẾT TRUNG ƢƠNG NĂM 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ




HÀ NỘI - 2015
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ QUỲNH ANH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KÊ ĐƠN
THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
NỘI TIẾT TRUNG ƢƠNG NĂM 2014
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn:
1.PGS.TS.Nguyễn Thị Song Hà
2.ThS.Lê Thị Uyển
Nơi thực hiện:
1.Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dƣợc


2.Bệnh viện Nội Tiết Trung Ƣơng





HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập suốt năm năm tại trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội và quá trình nghiên cứu của em tại Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng.
Với tình cảm chân thành, em xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc nhất tới PGS.TS.NGUYỄN THỊ SONG HÀ, Trƣởng Phòng Sau Đại Học,
Giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dƣợc, dù bận rất nhiều công việc nhƣng
luôn tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện
luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thạc Sỹ Lê Thị Uyển- Trƣởng khoa Dƣợc
Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng và tất cả các anh chị trong khoa Dƣợc đã giúp đỡ,
tạo điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian làm đề tài tại bệnh viện.
Em cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Bộ môn Quản lý
và Kinh tế Dược, các thầy cô trong trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã truyền đạt kiến
thức và hết sức quan tâm, tạo điều kiện cho em học tập, nghiên cứu, hoàn thành
khóa luận.
Cuối cùng xin dành lời cảm ơn tới những ngƣời bạn luôn sát cánh, sẻ chia
trong mọi hoàn cảnh và cảm ơn gia đình đã luôn là nguồn động viên tinh thần lớn
lao nhất cho con trong suốt cuộc đời.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2015.
Sinh viên
Lê Thị Quỳnh Anh.





MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Danh mục các bảng
Danh mục chữ viết tắt
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN 3
1.1.Một số quy định về đơn thuốc, kê đơn và sử dụng thuốc. 3
1.1.1 Đơn thuốc. 3
1.1.2 Những quy định về đơn thuốc ngoại trú. 3
1.1.3 Về kê đơn tốt. 5
1.1.4 Sử dụng thuốc. 7
1.2 Một số chỉ số sử dụng thuốc của WHO cho các cơ sở khám chữa bệnh. 7
1.2.1 Ý nghĩa của các chỉ số sử dụng thuốc. 7
1.2.2 Những chỉ số sử dụng thuốc cơ bản. 8
1.3 Vài nét về tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới và ở nƣớc ta trong
những năm gần đây. 10
1.3.1 Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới. 10
1.3.2. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam. 13
1.4 Một vài nét về bệnh nội tiết và Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng. 15
1.4.1 Một vài nét về bệnh nội tiết. 15
1.4.2 Vài nét về Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng. 16
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1.Đối tƣợng, địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu: 18
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 18
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu. 18
2.2.2 Phƣơng pháp chọn mẫu và kĩ thuật lấy mẫu. 20
2.2.3 Phƣơng pháp thu thập số liệu. 21
2.2.4 Phƣơng pháp phân tích, trình bày và xử lý số liệu. 21

2.3 Các chỉ số nghiên cứu. 22
2.3.1 Phân tích việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú 22
2.3.2 Phân tích tính hợp lý của đơn thuốc và chi phí của đơn thuốc. 23
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 27
3.1.Kết quả nghiên cứu. 27
3.1.1 Phân tích việc thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn thuốc ngoại trú
tại Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng. 27
3.1.2 Phân tích tính hợp lý của đơn thuốc thông qua một số chỉ số về sử dụng
thuốc. 30
3.2 Bàn luận 46
3.2.1.Về phân tích việc thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú của BVNTTW. 46
3.2.2 Về phân tích tính hợp lý của đơn thuốc và chi phí đơn thuốc. 47
Kết luận và đề xuất 54
1.Kết luận 54
2.Đề xuất 55
Tài liệu tham khảo 56
Phụ lục 1 Phiếu thu thập thông tin 59
Phụ lục 2 Các tƣơng tác tra cứu đƣợc theo nguồn Drugs.com 61
Phụ lục 3 Các đơn không thực hiện đúng Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú 65








Danh mục các bảng

Bảng 1.1. Số bệnh nhân điều trị tại BVNTTW 17

Bảng 2.1. Nhóm chỉ số thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú. 22
Bảng 2.2. Chỉ số phân tích về tính hợp lý của đơn thuốc. 23
Bảng 2.3. Nhóm chỉ số phân tích các tƣơng tác thuốc trong đơn tra cứu bằng
Drugs.com/Drug Interactions Checker. 25
Bảng 2.4. Nhóm chỉ số phân tích các tƣơng tác trong đơn tra cứu bằng Drug Fact
Comparison 2009. 25
Bảng 2.5. Chỉ số phân tích về chi phí của đơn thuốc. 26
Bảng 3.1. Tỷ lệ phân bố bệnh trong số lƣợng đơn khảo sát tại BVNTTW năm 2014 27
Bảng 3.2. Tình hình thực hiện quy chế kê đơn ngoại trú tại BV. 28
Bảng 3.3. Số thuốc trung bình cho mỗi đơn. 30
Bảng 3.4. Kết quả về tỷ lệ thuốc nội tiết đƣợc kê trong đơn. 31
Bảng 3.5. Tỷ lệ đơn kê có thuốc tiêm, vitamin và khoáng chất, kháng sinh. 32
Bảng 3.6. Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nƣớc, thuốc nhập ngoại đƣợc kê trong đơn 33
Bảng 3.7. Tỷ lệ thuốc nằm trong DMTSD tại BV, tỷ lệ thuốc nằm trong DMTTY 34
Bảng 3.8. Số ngày điều trị 35
Bảng 3.9. Tỷ lệ đơn kê phù hợp với chẩn đoán. 35
Bảng 3.10. Tỷ lệ thuốc kê trong đơn thuộc hạng AN. 36
Bảng 3.11. Số tƣơng tác tra cứu đƣợc trên phần mềm Drug Fact Comparison 2009.
37
Bảng 3.12. Số tƣơng tác tra cứu đƣợc trên trang web online Drugs.com/Drug
Interactions Checker. 37
Bảng 3.13. Tƣơng tác tra cứu đƣợc theo Drug Fact Comparison 2009. 37
Bảng 3.14. Một số tƣơng tác phổ biến trong đơn tra cứu theo Drugs.com/ Drug
Interactions Checker. 39
Bảng 3.15. Chi phí trung bình theo nhóm số lƣợng thuốc đƣợc kê trong đơn. 41
Bảng 3.16. Chi phí trung bình và biên độ chi phí. 42
Bảng 3.17. Chi phí kê đơn thuốc nội tiết. 43
Bảng 3.18. Chi phí kê đơn thuốc vitamin và khoáng chất, thuốc tiêm, kháng sinh. 44
Bảng 3.19. Chi phí kê đơn thuốc sản xuất trong nƣớc, nhập ngoại. 44
Bảng 3.20. Chi phí kê thuốc hạng AN trong đơn 45



Danh mục các đồ thị
Hình 3.1. Tỷ lệ% số lƣợng các thuốc trong nhóm thuốc nội tiết 31
Hình 3.2. Tỷ lệ% số lƣợng thuốc nội tiết so với tổng số thuốc 31
Hình 3.3. Tỷ lệ số đơn kê thuốc tiêm, vitamin và khoáng chất, kháng sinh. 32
Hình 3.4. Tỷ lệ số lƣợng thuốc sản xuất trong nƣớc, thuốc nhập ngoại. 33
Hình 3.5. Tỷ lệ chi phí các thuốc trong nhóm thuốc nội tiết. 43
Hình 3.6. Tỷ lệ chi phí kê đơn thuốc nội, thuốc ngoại. 45



Danh mục chữ viết tắt

BN: Bệnh nhân.
BV: Bệnh viện.
BVNTTW: Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng.
BYT: Bộ Y tế.
DMT: Danh mục thuốc.
DMTTY: Danh mục thuốc thiết yếu.
DMTSD: Danh mục thuốc sử dụng.
ĐTĐ: Đái tháo đƣờng.
TPCN: Thực phẩm chức năng.
STT: Số thứ tự.
WHO: Tổ chức Y tế Thế giới.











1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, tình trạng sức
khỏe của ngƣời dân Việt Nam đã đƣợc cải thiện đáng kể, tuổi thọ trung bình tăng
lên và đạt 73,1 cao nhất trong các nƣớc đang phát triển ở châu Á có mức thu nhập
tƣơng đƣơng[7]. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam cũng có những thay đổi quan trọng
theo hƣớng tích cực nhƣ giảm thiểu đƣợc tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để đạt
đƣợc những thành tựu to lớn đó không thể không nhắc đến sự đóng góp xứng đáng
của hệ thống sản xuất, cung ứng thuốc.
Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhƣng lĩnh vực dƣợc phẩm Việt
Nam vẫn tăng trƣởng khá mạnh. Định vị ngành Dƣợc Việt Nam, theo IMS Health
thuộc nhóm 17 nƣớc đang phát triển với tốc độ tăng trƣởng doanh thu của doanh
nghiệp Dƣợc Việt Nam đạt khoảng 23%giai đoạn 2008-2012, tăng trƣởng đứng thứ
2 trong nhóm các quốc gia mới nổi[4]. Thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe
ngày càng gia tăng về số lƣợng, đa dạng, phong phú về chủng loại. Tuy nhiên, việc
lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bất hợp lí, không có kiểm soát đã và đang gây ra
nhiều tai họa cho ngƣời bệnh. Bên cạnh đó,tác động bởi các lợi ích kinh tế từ ngƣời
bán, doanh nghiệp Dƣợc đối với bác sỹ phần nào làm sai lệch việc thực hiện kê đơn
thuốc.
Trƣớc thực tế đó, Bộ Y tế đã ban hành quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn
lần đầu tiên kèm Quyết định số 1847/2003/QĐ-BYT ngày 28/5/2003 và sau đó để
hoàn thiện quy chế kê đơn Bộ Y tếra Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày
01/02/2008 ban hành Quy chế kê đơn thuốc ngoại trú, bãi bỏ Quy chế kê đơn và bán
thuốc theo đơn năm 2003.
Với mong muốn đánh giá kiểm tra tình hình thực hiện quy chế kê đơn ngoại

trú và nâng cao chất lƣợng kê đơn, sử dụng thuốc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Phân tích hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương
năm 2014” với hai mục tiêu:



2
1. Phân tích việc thực hiện quy chế chuyên môn về kê đơn thuốc ngoại trú
tại BVNTTW năm 2014.
2. Phân tích tính hợp lý của đơn thuốc và chi phí của đơn thuốc thông qua
một sốchỉ số sử dụng thuốc tại BVNTTW năm 2014.
Chúng tôi hy vọng rằng kết quả nghiên cứu thu đƣợc và những ý kiến đề
xuất sẽgóp phần nâng cao chất lƣợng kê đơn và sử dụng thuốc của Bệnh viện Nội
tiết Trung ƣơng.











3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1.Một số quy định về đơn thuốc, kê đơn và sử dụng thuốc.
1.1.1Đơn thuốc.
Đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sỹ cho ngƣời bệnh, là cơ sở

pháp lý cho việc chỉ định dùng thuốc,bán thuốc và cấp thuốc theo đơn.Bác sỹ có thể
chỉ định điều trị cho ngƣời bệnh vào đơn thuốc (theo mẫu quy định của Bộ Y tế)
hoặc vào sổ y bạ, sổ điều trị bệnh mạn tính[6],[10].
Đơn thuốc là tổng hợp các loại thuốc, bao gồm cả thuốc bắt buộc phải bán
theo đơn và những thuốc có thể mua tự do.Đó là một “y lệnh” hƣớng dẫn cho các
bệnh nhân ngoại trú và nội trú cần uống,bôi,thoa,phun, dán hay tiêm truyền. Đơn
thuốc liệt kê tên thuốc, số lƣợng, liều lƣợng, số lần dùng thuốc trong ngày,thời điểm
dùng thuốc (trƣớc, trong hay sau bữa ăn).Một đơn thuốc đƣợc xem là chuẩn phải đạt
đƣợc các yêu cầu: hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn trong dùng thuốc và tiết kiệm
[40].
1.1.2 Những quy định về đơn thuốc ngoại trú.
 Điều kiện của người kê đơn thuốc.
Theo điều 3 của Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú do BYT Việt Nam
ban hành kèm Quyết định số 04/2008/TT-BYT ngày 01/02/2008 quy định điều kiện
của ngƣời kê đơn nhƣ sau:
Đang hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp có bằng tốt nghiệp Đại học
Y và đƣợc ngƣời đứng đầu cơ sở phân công khám, chữa bệnh.
Đối với các tỉnh có vùng núi, vùng sâu, vùng cao, hải đảo xa xôi, vùng khó khăn
và những nơi chƣa có bác sỹ, Sở Y tế có văn bản ủy quyền cho Trƣởng Phòng Y tế
huyện chỉ định y sĩ của Trạm Y tế thay thế cho phù hợp với tình hình địa phƣơng
[6].



4

 Nội dung của một đơn thuốc.
Trên thế giới không có một tiêu chuẩn thống nhất nào về kê đơn thuốc và
mỗi quốc gia có quy định riêng phù hợp với điều kiện của đất nƣớc mình. Tuy
nhiên, yêu cầu quan trọng đó là đơn thuốc phải thật rõ ràng. Đơn thuốc phải hợp lệ

và chỉ định chính xác thuốc phải sử dụng [35].Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế
Thế giới thì một đơn thuốc đầy đủ bao gồm các nội dung sau:
1. Tên, địa chỉ của ngƣời kê đơn, số điện thoại (nếu có).
2. Ngày,tháng kê đơn.
3. Tên gốc của thuốc, hàm lƣợng.
4. Dạng thuốc,tổng lƣợng thuốc.
5. Hƣớng dẫn sử dụng, cảnh báo.
6. Tên,địa chỉ,tuổi của bệnh nhân.
7. Chữ ký của ngƣời kê đơn [35].
 Quy định về ghi đơn thuốc.
Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đƣợc ban hành kèm theo Quyết định
số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 quy định về ghi đơn thuốc nhƣ sau:
Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu sổ quy định kèm theo Quy chế này.
Ghi đủ các mục in trong đơn, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác.
Địa chỉ ngƣời bệnh phải ghi chính xác số nhà,đƣờng phố hoặc thôn, xã.
Với trẻ em dƣới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ.
Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trƣờng hợp thuốc có
nhiều hoạt chất).
Ghi tên thuốc, hàm lƣợng, số lƣợng, liều dùng, cách dùng của mỗi thuốc.
Số lƣợng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
Số lƣợng thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc viết thêm số 0 phía
trƣớc nếu số lƣợng chỉ có một chữ số.



5
Nếu có sửa chữa đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh.
Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng. Ký, ghi (hoặc đóng dấu ) họ tên ngƣời kê
đơn [6].
1.1.3 Về kê đơn tốt.

Kê đơn tốt là sự chỉ định thuốc cho điều trị dựa vào quá trình suy luận logic trên
những thông tin chính xác và khách quan. Kê đơn tốt phải đảm bảo sự cân bằng
giữa các yếu tố hợp lý, an toàn và kinh tế, tôn trọng sự lựa chọn của bệnh nhân [31].
 Đơn thuốc tốt.
Một đơn thuốc tốt yêu cầu bệnh nhân phải đƣợc kê loại thuốc thích hợp ở đúng liều
lƣợng trong khoảng thời gian hợp lý và với chi phí thấp nhất cho họ và cộng đồng
[39].
Một đơn thuốc tốt phải đáp ứng đầy đủ các thông tin tiêu chuẩn yêu cầu cho một
đơn thuốc gồm có:
Nội dung của một đơn thuốc.
Cách ghi nội dung của một đơn thuốc và cách bố trí các mục ghi trong đơn theo
quy định của từng quốc gia [31].
 Những yêu cầu về kê đơn tốt.
Theo hƣớng dẫn thực hành kê đơn thuốc tốt của Tổ chức Y tế Thế giới, để
thực hiện đƣợc quá trình kê đơn thuốc tốt, ngƣời thầy thuốc cần phải tuân thủ theo
quá trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bƣớc:
Bƣớc 1: Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân. Quá trình này cần đƣợc thực
hiện một cách thận trọng dựa trên sự quan sát kỹ lƣỡng của bác sỹ, mô tả bệnh của
bản thân bệnh nhân, tiền sử bệnh, X-quang, kết quả xét nghiệm và các thăm khám
khác.
Bƣớc 2: Xác định mục tiêu điều trị. Việc xác định mục tiêu điều trị giúp ngƣời
thầy thuốc tránh đƣợc việc sử dụng nhiều thuốc không cần thiết, tập trung vào bệnh
lý của bệnh nhân.



6
Bƣớc 3: Xác định phƣơng pháp điều trị đã đƣợc chứng minh hiệu quả, an toàn,
kinh tế và phù hợp với bệnh nhân nhất trong số các phƣơng án điều trị khác nhau,
kể cả phƣơng án không dùng thuốc. Thẩm định lại sự phù hợp của thuốc đã lựa

chọn cho bệnh nhân. Sự phù hợp đƣợc đánh giá trên 3 khía cạnh: (1) Sự phù hợp
giữa tác dụng và dạng dùng của thuốc với bệnh nhân, (2) Sự phù hợp của liều dùng
hàng ngày, (3) Sự phù hợp của quá trình điều trị. Đối với mỗi khía cạnh cần phải
kiểm tra mục đích điều trị, hiệu quả (chỉ định và sự liên quan đến liều dùng) và an
toàn (chống chỉ định, tƣơng tác thuốc, nhóm thuốc có nguy cơ cao) có đƣợc đảm
bảo.
Bƣớc 4: Bắt đầu điều trị.Cần đƣa ra những chỉ dẫn cho bệnh nhân.Ví dụ nhƣ viết
một đơn thuốc rõ ràng, cẩn thận, ngắn gọn nhƣng dễ hiểu cho bệnh nhân.
Bƣớc 5: Cung cấp thông tin, hƣớng dẫn sử dụng và cảnh báo cho bệnh nhân. Cần
phải cung cấp cho bệnh nhân ít nhất các thông tin sau: Các tác dụng của thuốc;
hƣớng dẫn sử dụng (cách dùng, thời gian dùng, bảo quản ….);cảnh báo (không nên
dùng khi nào, liều tối đa, thời gian điều trị đầy đủ); hẹn gặp lần tới, xác minh mọi
thông tin có rõ ràng đối với bệnh nhân.
Bƣớc 6: Giám sát điều trị. Nếu nhƣ bệnh đƣợc chữa khỏi thì ngừng quá trình điều
trị, hoặc nếu phƣơng pháp điều trị này có hiệu quả nhƣng bệnh vẫn chƣa khỏi hẳn
thì cần xem lại có tác dụng phụ nào nghiêm trọng hay không. Nếu có thì cân nhắc
lại liều dùng hoặc chọn thuốc khác, nếu không thì tiếp tục điều trị.Trƣờng hợp bệnh
không đƣợc chữa khỏi thì phải nghiên cứu lại tất cả các bƣớc trên [35].
Ngoài ra, để đảm bảo một đơn thuốc hợp lý cũng cần phải lƣu ý đến tƣơng
tác thuốc, vì khi sử dụng đồng thời hai hay nhiều thuốc có tƣơng tác với nhau, tác
dụng của thuốc này có thể bị thay đổi bởi thuốc khác, một số trƣờng hợp có thể làm
tăng độc tính của thuốc dẫn tới hậu quả bất lợi cho ngƣời dùng. Trong một số
trƣờng hợp kết hợp hai thuốc tƣơng tác để làm tăng hiệu quả của thuốc cũng nên
đƣợc áp dụng để giảm liều của từng thuốc đơn lẻ [12].



7
1.1.4 Sử dụng thuốc.
Sử dụng thuốc là một bƣớc trong quy trình cung ứng thuốc khép kín gồm: lựa chọn

thuốc, mua sắm, phân phối và sử dụng. Các bƣớc này đều có vai trò quan trọng nhƣ
nhau, bƣớc này tạo tiền đề và ảnh hƣởng tới các bƣớc tiếp theo.
 Sử dụng thuốc hợp lý.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Thông tƣ 21/2013-TT-BYT định nghĩa sử dụng
thuốc hợp lý là “việc dùng thuốc đáp ứng đƣợc yêu cầu lâm sàng của ngƣời bệnh ở
liều thích hợp trên từng cá thể ngƣời bệnh (đúng liều, đúng khoảng cách đƣa thuốc
và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng đƣợc những yêu cầu về chất lƣợng, khả năng
cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho ngƣời bệnh
và cộng đồng” [30].
Sử dụng thuốc hợp lý bao gồm:
- Thuốc sử dụng cho bệnh nhân đảm bảo có hiệu lực, an toàn, chi phí hợp lý và
đúng liều lƣợng, đúng dạng bào chế và thời gian dùng.
- Phù hợp với từng bệnh nhân, có liên quan đến chống chỉ định và các tác dụng
không mong muốn của thuốc.
- Giao phát đúng, đủ thuốc và kèm theo hƣớng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc kê
đơn một cách hợp lý [30].
 Sử dụng thuốc không hợp lý.
Sử dụng thuốc không hợp lý bao gồm các trƣờng hợp kê đơn thuốc không cần thiết,
kê sai thuốc điều trị, kê đơn và cấp phát các thuốc không có hiệu lực, không an
toàn, không kê các thuốc có hiệu lực và sẵn có, bệnh nhân dùng thuốc sai[30].
1.2 Một số chỉ số sử dụng thuốc của WHOcho các cơ sở khám chữa bệnh.
1.2.1 Ý nghĩa của các chỉ số sử dụng thuốc.
Năm 1985 tại Nairobi, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức một hội
thảo quan trọng về vấn đề sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Kể từ đó những nỗ lực
ngày càng tăng nhằm cải thiện vấn đề sử dụng thuốc. Một công cụ thiết yếu để đánh



8
giá việc sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế là mô tả các mô hình sử dụng thuốc và

hành vi kê đơn thuốc [11],[36].
Mục đích chính của chƣơng trình này là xác định giới hạn những chỉ số có
thể mô tả tình trạng sử dụng thuốc ở một quốc gia, một khu vực hay mỗi cơ sở y
tế.Những chỉ số này cho phép các nhà lập kế hoạch, nhà quản lý và nghiên cứu về
sức khỏe có sự so sánh cơ bản tình trạng giữa các khu vực khác nhau hoặc ở những
thời điểm khác nhau.Khi cần thiết có sự can thiệp để nâng cao việc sử dụng thuốc
có thể sử dụng những chỉ số này để đánh giá mức độ tác động của các can thiệp. Nó
có thể đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ giám sát đơn giản bởi bất kể ai và bất kể khi
nào để đánh giá nhanh chóng, hiệu quả những vấn đề bất cập tiềm tàng trong sử
dụng thuốc, và sau đó sẽ ƣu tiên, tập trung để cải thiện những vấn đề này [11],[36].
1.2.2 Những chỉ số sử dụng thuốc cơ bản.
Các chỉ số sử dụng thuốc đã đƣợc xây dựng và sử dụng để đánh giá việc thực hiện
tại các cơ sở y tế tập trung vào 3 lĩnh vực liên quan đến việc sử dụng thuốc trong
chăm sóc sức khỏe ban đầu:
- Thực hành kê đơn thuốc của các thầy thuốc.
- Những yếu tố cơ bản trong việc chăm sóc ngƣời bệnh, bao gồm cả thăm khám lâm
sàng và cấp phát thuốc.
- Khả năng sẵn có các yếu tố cần thiết để hỗ trợ cho sử dụng hợp lý, an toàn chẳng
hạn nhƣ những thuốc thiết yếu quan trọng và thông tin tối thiểu về thuốc.
 Các chỉ số kê đơn thuốc.
Chỉ số kê đơn đánh giá việc thực hiện kê đơn của thầy thuốc tại các cơ sở y tế về
một số vấn đề quan trọng liên quan đến sử dụng thuốc hợp lý,an toàn. Các chỉ số về
kê đơn thuốc bao gồm:
- Số thuốc trung bình trên một lần khám.



9
- Tỷ lệ phần trăm thuốc đƣợc kê bằng tên gốc hay tên theo danh pháp quốc tế
(INN).

- Tỷ lệ phần trăm những lần khám có kê đơn thuốc kháng sinh.
- Tỷ lệ phần trăm số lần khám có kê đơn thuốc tiêm.
-Tỷ lệ phần trăm thuốc đƣợc kê có trong danh mục thuốc thiết yếu hoặc danh mục
thuốc cần thiết tại cơ sở.
-Tiền thuốc trung bình.
- Phần trăm số tiền thuốc dùng để mua thuốc kháng sinh.
- Phần trăm số tiền thuốc dùng để mua thuốc tiêm.
-Kê đơn theo hƣớng dẫn điều trị[11],[30],[36].
 Các chỉ số chăm sóc bệnh nhân.
Các chỉ số chăm sóc bệnh nhân thể hiện các yếu tố quan trọng về những gì mà
ngƣời bệnh trải qua tại cơ sở y tế, và họ đã đƣợc chuẩn bị tốt nhƣ thế nào để giải
quyết thuốc đã đƣợc kê đơn và cấp phát. Các chỉ số chăm sóc bệnh nhân gồm có:
- Thời gian khám trung bình.
- Tỷ lệ thuốc đƣợc cấp phát thực tế.
- Thời gian phát thuốc trung bình.
- Phần trăm số thuốc đƣợc dán nhãn đầy đủ.
- Hiểu biết của bệnh nhân về liều dùng[11],[30],[36].
 Các chỉ sốcơ sở y tế.
Việc kê đơn hợp lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến môi trƣờng làm việc.
Hai yếu tố đặc biệt quan trọng là cung ứng đầy đủ thuốc thiết yếu và tiếp cận thông



10
tin đầy đủ, tin cậy về những thuốc này. Chỉ số cơ sở y tế giúp đánh giá đƣợc hai yếu
tố trên bao gồm:
- Khả năng sẵn có củathuốc thiết yếu.
- Khả năng sẵn có các thuốc thiết yếu quan trọng [11], [36].
1.3 Vài nét về tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới và ở nƣớc ta
trong những năm gần đây.

1.3.1 Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới.
Hiện nay, vấn đề sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế đang trở
thành vấn đề đƣợc toàn thế giới quan tâm, nhất là trong khi mô hình bệnh tật liên
tục biến đổi, nhiều dịch bệnh mới xuất hiện cũng nhƣ sự ra đời của càng nhiều hoạt
chất, chế phẩm thuốc. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy tình trạng kê đơn bất
hợp lý, lạm dụng thuốc còn rất phổ biến nhƣkê quá nhiều thuốc cho một bệnh nhân,
lạm dụng thuốc tiêm trong khi dạng uống thông thƣờng đã đạt đƣợc hiệu quả điều
trị, lạm dụng sử dụng kháng sinh, sai sót trong liều dùng, đƣờng dùng, kê đơn
không theo hƣớng dẫn điều trị, bệnh nhân tự điều trị hoặc không tuân thủ điều trị.
Kết quả nghiên cứu của 35 nƣớc trên thế giới giai đoạn 1988- 2002 có áp
dụng các chỉ số sử dụng thuốc của WHO đã phản ánh thực trạng kê đơn bất hợp
lý.Tình trạng lạm dụng và sử dụng bừa bãi kháng sinh thể hiện qua tỷ lệ 45% bệnh
nhân đƣợc kê thuốc kháng sinh.Ở Pakistan (1998), Đông Bengal, Ấn Độ (1999) con
số này lên tới 70%.75% ngƣời lớn và trẻ em ởReitrea nhận thuốc kháng sinh khi có
chẩn đoán nhiễm trùng đƣờng hô hấp trên do virus. Tại Indonesia, chỉ 46% bệnh
nhân dƣới 5 tuổi mắc bệnh tiêu chảy đƣợc chỉ định ORS trong khi 73% số bệnh
nhân này đƣợc chỉ định kháng sinh đƣờng uống. Với bệnh nhân trên 5 tuổi,36% chỉ
định ORS, 91% đƣợc kê kháng sinh đƣờng uống và 25% đƣợc kê kháng sinh đƣờng
tiêm [38]. Ngay tại châu Âu một số các nƣớc đang sử dụng gấp ba lần số lƣợng
kháng sinh trên đầu ngƣời so với các nƣớc khác với hồ sơ bệnh tƣơng tự. Sử dụng
kháng sinh tràn lan dẫn tới vấn nạn kháng kháng sinh trên toàn thế giới. Ƣớc tính
chi phí hàng năm vì kháng kháng sinh ở Mỹ từ 4.000- 5.000 triệu USD và ở châu
Âu là 9.000 triệu euro [37].



11
Ngoài ra,kết quả còn cho thấy 90% thuốc tiêm đƣợc kê không thực sự cần
thiết. Sử dụng quá nhiều thuốc tiêm đặc biệt phổ biến ở các nƣớc có thu nhập thấp.
Ở Zaire trẻ lên 2 tuổi nhận đƣợc trung bình 24 mũi tiêm và tại Moldova 39- 57%

dân số nhận đƣợc một mũi tiêm mỗi năm. Nó thực sự là một hiểm họa khi mà điều
kiện để thực hiện tiêm an toàn chƣa đƣợc đảm bảo [38].
Khoảng 60% các thuốc đƣợc kê bằng tên generic thậm chí tại Pakistan, Ấn
Độ và Namibia dƣới 50% số thuốc đƣợc kê bằng tên generic. Trung bình 60% các
thuốc đƣợc kê theo danh mục thuốc thiết yếu. Đặc biệt ở Namibia năm 2001 tỉ lệ
này chỉ đạt 12% [38].Ở các nƣớc phát triển và đang phát triển, ít hơn 40% bệnh
nhân trong chăm sóc ban đầu khu vực công cộng và 30% bệnh nhân khu vực tƣ
nhân đƣợc kê đơn theo đúng hƣớng dẫn điều trị [37].
Những năm gần đây rất nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện nhằm liên tục
kiểm tra tình tình kê đơn. Nghiên cứu tại bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Đại học
Y Hawassa, Nam Ethiopia hồi cứu 1.290 đơn thuốc trong vòng hai năm từ tháng 12
năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 thu đƣợc kết quả khá khả quản. 98,7% và 96,6%
số thuốc đƣợc kê theo tên generic, danh mục thuốc thiết yếu. Số thuốc trung bình
trên toa là 1,9 với khoảng giới hạn số lƣợng thuốc trong khoảng 1 đến 4 thuốc. Tuy
nhiên tỷ lệ đơn kê kháng sinh và thuốc tiêm tƣơng ứng 58,1%, 38,1% vẫn ởmức khá
cao[26].
Bên cạnh đó, nội dung cần thiết trong đơn không đƣợc ghi đầy đủ, đơn khó
đọc,lỗi thôngtin do đánh máy cũng dẫn tới chất lƣợng kê đơn yếu kém.Một nghiên
cứu cắt ngang đánh giá thực trạng kê đơn thuốc đã đƣợc thực hiện tại sáu bệnh viện
lớn và các nhà thuốc của Peshawar, Pakistan trong tháng Tƣ và tháng Năm năm
2011. 1.097 toa thuốc với 3.640 loại thuốc đƣợc phân tích để đánh giá tính toàn diện
của đơn kê, số lƣợng thuốc trung bình trong một đơn,tần suất kê các nhóm thuốc và
số lƣợng biệt dƣợc đƣợc kê. Kết quả cho thấy không có đơn thuốc nào chứa đủ các
phần thiết yếu của một đơn thuốc, 58,5% đơn thuốc khó đọc, 89% và 98,2% đơn
thuốc không có tên và số đăng kí của bác sỹ. Hơn 78% đơn thuốc không có chẩn



12
đoán hoặc chỉ đề cập triệu chứng. Liều lƣợng, thời gian sử dụng, chữ ký của bác sĩ

và hƣớng dẫn sử dụng thuốc không đƣợc viết đầy đủ chiếm tỷ lệ 63,8%, 55,4%,
18,5% và 10,9% tƣơng ứng của các đơn thuốc.Số lƣợng thuốc trung bình là 3,32 ±
1,2 thuốc, trong đó đơn kê nhiều nhất là 11 thuốc. Có hơn 70% đơn kê từ ba thuốc
trở lên[33].
Nghiên cứu của Sanchez (2013) đƣợc tiến hành nhằm đánh giá bản chất, tần
suất và các nguyên nhân có thể của sai sót trong sử dụng thuốc tại một nhà thuốc
cộng đồng ở Tây Ban Nha. Trong 13 tháng nghiên cứu với tổng số 42.000 đơn
thuốc có tới 1.127 lỗi kê đơn. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra lỗi là đơn không
đọc đƣợc chiếm 26,2% [34].
Nghiên cứu khác trên chín hệ thống nhà thuốc cộng đồng ở vùng Nottingham
nƣớc Anh báo cáo 196 trƣờng hợp gặp vấn đề về kê đơn. Các đơn thuốc chứa thông
tin không đầy đủ hoặc không chính xác chiếm tới hai phần ba. Thiếu thông tin hoặc
lỗi thông tin do đánh máy, sao chép gần nhƣ là nguyên nhân hay gặp nhất[25].
Vấn đề sử dụng thuốc hiện nay vẫn còn nhiều điều phải đáng bàn. Để đảm
bảo sử dụng thuốc hợp lý,an toàn cần có mối quan hệ chặt chẽ giữa thầy thuốc,
ngƣời cung ứng thuốc và bệnh nhân – ngƣời trực tiếp sử dụng thuốc. Bệnh nhân có
tuân thủ điều trị một cách đầy đủ hay không cũng góp phần quan trọng tới hiệu quả
điều trị bệnh. Mặc dù vậy theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới trung bình 50%
bệnh nhân không sử dụng đúng các thuốc đƣợc chỉ định và chỉ có dƣới 60% bệnh
nhân hiểu đúng cách dùng thuốc đã kê đơn [35].
Một cuộc khảo sát bệnh nhân ở 11 quốc gia trên toàn thế giới cho thấy 22,3%
số bệnh nhân đƣợc dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng cấp tính tại cộng
đồng thừa nhận không hoàn thành điều trị.Nhiều bệnh nhân dùng liều thấp hơn hoặc
chỉ dùng trong thời gian ngắn 3 ngày thay vì 5 ngày. Tuy nhiên, tỷ lệ tuân thủ rất
khác nhau giữa các nƣớc, Trung Quốc và Nhật Bản có tỷ lệ không tuân thủ cao nhất
còn Italy và Hà Lan ở mức thấp nhất [37].



13

Do số lƣợng ngày càng tăng của bệnh nhân mắc tiểu đƣờng, tim mạch, các
vấn đề sức khỏe tinh thần,động kinh, tắc nghẽn phổi mạn tính,việc tuân thủ điều trị
mạn tính đang trở nên rất quan trọng. WHO đã có cái nhìn tổng quan về sự tuân thủ
trong các điều kiện y tế khác nhau và đƣa ra kết luận rằng tuân thủ điều trị là một
vấn đề phức tạp,chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố ở các cấp độ khác nhau nhƣ: yếu
tố kinh tế- xã hội, yếu tố liệu pháp điều trị, yếu tố bệnh nhân, yếu tố điều kiện hệ
thống y tế. Theo ƣớc tính,sự tuân thủ điều trị dài hạn trong dân số chung là 50%
nhƣng ở những nƣớc đang phát triển tỷ lệ này sẽ thấp các nƣớc phát triển phƣơng
Tây [37].
1.3.2. Tình hình kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam.
Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài
khuynh hƣớng chung của thế giới, đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm,
vitamin, kê quá nhiều thuốc cho một đơn …Những bất cập này đã và đang tồn tại
trong hệ thống y tế và cần có các biện pháp khắc phục cụ thể, kịp thời nhằm hƣớng
tới sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế.
Năm 2010, tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc đã sử dụng
của nƣớc ta chiếm 37,7%[9].Thống kê các báo cáo về tình hình sử dụng thuốc tại
bệnh viện của Bộ Y tế cho thấy kháng sinh chiếm khoảng 36%tổng chi phí mua
thuốc, hóa chất[20].Việc kê đơn trực tiếp ảnh hƣởng tới diễn biến sử dụng kháng
sinh với tỷ lệ cao. Nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa năm 2012 cho thấy
91% đơn ngoại trú BHYT, 77% đơn tự nguyện có kê kháng sinh[21]. Cùng năm
2012,tỷ lệ đơn ngoại trú có kê kháng sinh ở bệnh viện Nhi Thanh Hóa là 82,6%[18],
ở bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc là 57,8%[22]. Năm 2013, ởbệnh xá Quân Dân y kết
hợp Trƣờng sỹ quan lục quân II, tỷ lệ đơn có kháng sinh là 53,25%[24]. Bên cạnh
đó, mặc dù đã có quy định về kê đơn và bán thuốc theo đơn nhƣng ngƣời bệnh vẫn
có thể mua thuốc kháng sinh và các thuốc khác trực tiếp từ nhà thuốc, quầy thuốc
bán lẻ.Tự điều trị còn xảy ra phổ biến trong khi tự chẩn đoán rất thiếu chính xác.
Theo một nghiên cứu tại cộng đồng năm 2007, 78% kháng sinh đƣợc mua trực tiếp




14
từ nhà thuốc mà không cần đơn. Ở khu vực nông thôn, kiến thức về sử dụng kháng
sinh còn rất hạn chế,ngay cả các cán bộ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn
cung cấp kháng sinh không cần thiết cho các trƣờng hợp cảm cúm thông thƣờng.
Khi kháng sinh đƣợc sử dụng, loại, liều dùng, thời gian điều trị thƣờng không đƣợc
tuân thủ theo hƣớng dẫn.Do vậy, tình trạng kháng kháng sinh ở nƣớc ta đã ở mức
độ cao và không ngừng gia tăng [20].
Kê đơn vitamin, thuốc tiêm khi không cần thiết gây lãng phí cũng cần phải
nói tới. Kê vitamin có thể đã thành thói quen của bác sỹ, hoặc đôi khi bệnh nhân đòi
hỏi các bác sỹ kê đơn trong khi thực chất bệnh nhân không cần dùng tới thuốc.Tại
bệnh viện Nhi Thanh hóa, số đơn kê vitamin chiếm tỷ lệ 42,8% [18],tại bệnh viện
Phụ sản Thanh Hóa 93% đơn ngoại trú BHYT có kê vitamin[21]. Nghiên cứu năm
2013 của Hà Thị Thanh Tú 74% đơn ngoại trú tại bệnh xá Quân Dân y kết hợp
Trƣờng sỹ quan lục quân II có kê vitamin [24].
Việc chấp hành thực hiện quy chế chuyên môn về kê đơn và bán thuốc theo
đơn vẫn chƣa nghiêm túc. Theo Lê Thùy Trang, hoạt động kê đơn tại bệnh viện E
năm 2009 còn nhiều sai sót. 88,67% số đơn không ghi đầy đủ tên, tuổi, chẩn đoán
và ngày kê đơn,22% đơn ghi không rõ liều dùng, cách dùng, 40% đơn không ghi
thời gian dùng, 85,33% số đơn không ghi đầy đủ họ tên, chữ ký của bác sỹ và chỉ có
30,86% số thuốc đƣợc kê tên generic[23]. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Hữu
Nghị cũng phản ánh tỷ lệ sai sót trong kê đơn thuốc ngoại trú đối với các thuốc
thuộc diện quản lý đặc biệt là 80%, 53,3% ghi sai sót về số lƣợng thuốc, sai sót kê
đơn quá ngày tối đa cho phép chiếm 57,7%[17]. Ghi đơn thuốc theo tên biệt dƣợc,
không ghi theo tên gốc, kê các thuốc đắt tiền, hoặc kê các thuốc đƣợc tiếp thị còn
tồn tại trong một số bộ phận thầy thuốc. Năm 2012, chỉ có 24% số thuốc trong đơn
kê tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa đƣợc ghi bằng tên gốc[18].Nghiên cứu tại bệnh xá
Quân Dân y kết hợp Trƣờng sỹ quan lục quân II năm 2013 thì tỷ lệ này là 39,9%
[24]. Theo Trần Thị Hằng ở bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc vào năm 2011 chỉ 8,5%




15
số thuốc đƣợc ghi bằng tên gốc, còn lại hầu hết thuốc đƣợc kê bằng tên biệt
dƣợc[16].
1.4 Một vài nét về bệnh nội tiết và Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng.
1.4.1 Một vài nét về bệnh nội tiết.
Bệnh nội tiết nằm trong nhóm bệnh không lây nhiễm, đó là các rối loạn của
hệ thống nội tiết [5]. Tuyến nội tiết là tuyến không có ống dẫn tiết nên các chất do
tuyến tiết ra ngấm thẳng vào máu rồi đƣợc vận chuyển tới mỗi cơ quan và ảnh
hƣởng tới hoạt động của cơ quan đó. Các tuyến nội tiết trong cơ thể ngƣời gồm có:
vùng dƣới đồi, tuyến tùng, tuyến yên, tuyến cận giáp, tuyến giáp, tuyến thƣợng
thận, tuyến tụy và tuyến sinh dục [14].
Theo ƣớc tính của Global Burden of Diseases Study 2013, có 38 triệu ngƣời
chếttrên toàn thế giới vì bệnh không lây nhiễm vào năm 2013, chiếm 70% trƣờng
hợp tử vong. Tỷ lệ này cao gấp ba lần so với tử vong do bệnh lây nhiễm, tỷ lệ tử
vong của bà mẹ, trẻ sơ sinh và suy dinh dƣỡng[27]. Tại những nƣớc có thu nhập cao
và phát triển, bệnh không lây nhiễm chiếm tỷ lệ tử vong cao nhƣng các ca tử vong
lại xuất hiện muộn. Ví dụ nhƣ Phần Lan nơi bệnh không lây nhiễm gây ra 91%
trƣờng hợp tử vong, song hầu hết các ca tử vong đều ở độ tuổi 70-80. Bệnh không
lây nhiễm thƣờng bị hiểu nhầm chỉ là vấn đề sức khỏe của các nƣớc có thu nhập
cao. Trong khi đó, gánh nặng của các bệnh này ở các nƣớc có thu nhập thấp và
trung bình thậm chí còn cao hơn các nƣớc có thu nhập cao.
Có nhiều loại bệnh không lây nhiễm khác nhau, tuy nhiên hiện nay nhiều
chính sách của Liên Hợp Quốc và WHO tập trung vào bốn nhóm bệnh chính mà
một trong số đó chính là bệnh đái tháo đƣờng. Theo thống kê năm 2014, 387 triệu
ngƣời trên toàn thế giới mắc bệnh đái tháo đƣờng và tần suất cứ 12 ngƣời sẽ có 1
ngƣời mắc bệnh. Tây Thái Bình Dƣơng có tỷ lệ mắc nhiều nhất khoảng 138 triệu
ngƣời, Đông Nam Á có 75 triệu ngƣời mắc bệnh, xếp thứ ba là các nƣớc châu Âu
với 52 triệu ngƣời mắc bệnh. 77%ngƣời bị đái tháo đƣờng đang sống ở những nƣớc

có thu nhập thấp và trung bình. Ƣớc tính sẽ gia tăng thêm 205 triệu ngƣời mắc đái
tháo đƣờng vào năm 2035. Gánh nặng của bệnh đái tháo đƣờng rất lớn, năm 2014



16
đã có 4,9 triệu ngƣời chết vì đái tháo đƣờng, cứ 7 giây lại thêm một trƣờng hợp từ
vong vì căn bệnh này. Bên cạnh đó gánh nặng chi phí y tế của đái tháo đƣờng lên
tới 612 tỷ USD [28].
Bệnh lý tuyến giáp cũng là một trong những bệnh phổ biến của tuyến nội
tiết. Các vấn đề về rối loạn tuyến giáp đã đƣợc báo cáo tại hơn 110 quốc gia trên thế
giới với 1,6 tỷ ngƣời có nguy cơ và cần một hình thức bổ sung iốt. Hầu hết những
ngƣời trong số này là ở các nƣớc đang phát triển nhƣ ở châu Á, châu Phi và Mỹ
Latin. Tại Pakistan khoảng 20 triệu ngƣời sống trong vùng thiếu i-ốt, 8 triệu ngƣời
cho thấy tình trạng thiếu i-ốt và ít nhất 1 triệu ngƣời có rối loạn thần kinh liên quan
đến tuyến giáp [29]. Trong vài thập kỉ vừa qua, tỷ lệ mắc bệnh ung thƣ tuyến giáp
tăng liên tục và tăng mạnh trên toàn thế giới [32].
Tại Việt Nam, bệnh lý không lây nhiễm đã chiếm 66% tổng gánh nặng bệnh
tật. Năm nhóm bệnh không lây nhiễm có tỷ trọng lớn nhất bao gồm: tim mạch, ung
thƣ, đái tháo đƣờng, tắc nghẽn phổi mạn tính và bệnh tâm thần –thần kinh. Kết quả
điều tra về đái tháo đƣờng ở Việt Nam cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đƣờng lứa
tuổi 30–69 toàn quốc là 2,7% vào năm 2002, đã tăng gấp đôi lên 5,4% năm 2012.
Đây là điều đáng báo động khi tỷ lệ đái tháo đƣờng gia tăng nhanh hơn dự báo. Tỷ
lệ rối loạn dung nạp glucose cũng tăng lên từ 7,7% năm 2002 lên 12,8% năm 2012.
Ƣớc tính, năm 2010 tỷ lệ đái tháo đƣờng ở nhóm tuổi từ 20–79 là 2,9% tƣơng ứng
1,65 triệu ngƣời bị bệnh và dự báo sẽ tăng lên 3,42 triệu ngƣời vào năm 2030, gia
tăng 88.000 ngƣời một năm[7].Cùng trong nhóm bệnh lý nội tiết với đái tháo
đƣờng, bƣớu cổ đƣợc Bộ Y tế quy định là một trong tám bệnh xã hội cần dứt điểm.
Theo một con số thống kê chƣa đầy đủ, trên toàn nƣớc ta có khoảng 3.000.000
ngƣời mắc bệnh bƣớu cổ các loại. Hàng năm có khoảng 115.000 ngƣời đƣợc khám

và chữa bệnh về bƣớu cổ [15].
1.4.2 Vài nét về Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
 Giới thiệu chung về Bệnh viện Nội tiết Trung ương.



17
Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng là bệnh viện tuyến cuối về điều trị các bệnh nội
tiết và rối loạn chuyển hóa.Bệnh viện đƣợc thành lập ngày 16/9/1969 có tên là Bệnh
viện Nội tiết và đƣợc đổi tên thành Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng vào 7/12/2009.
Trong những năm qua, ngoài thực hiện công tác khám, điều trị theo chỉ tiêu Bộ Y tế
giao, Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng còn đảm nhiệm 02 chƣơng trình Phòng chống
các rối loạn thiếu hụt iod và Phòng chống đái tháo đƣờng.
Do tốc độ phát triển bệnh nhanh chóng dẫn tới số lƣợng bệnh nhân ngày
càng đông. Để giảm quá tải, bệnh viện đã triển khai thêm cơ sở Tứ Hiệp- Thanh Trì
đi vào hoạt động (11/2012) song song với cơ sở 1 ở Thái Thịnh.
 Tình hình khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Số lƣợng bệnh nhân điều trị ở viện đƣợc thể hiện qua bảng 1.1:[3].
Bảng 1.1. Số bệnh nhân điều trị tại BVNTTW.
Năm
Số lƣợt
khám bệnh
Số BN
nội trú
Số BN
ngoại trú
Tỷ lệ % BN
nội trú
Tỷ lệ % BN
ngoại trú

2012
174.848
9.344
165.504
5,3
94,7
2013
195.949
13.222
182.727
6,8
93,2
2014
224.129
17.824
206.305
8,0
92,0

Hàng năm, bệnh viện đón tiếp hàng trăm nghìn bệnh nhân đến khám chữa
bệnh từ khắp mọi miền trong cả nƣớc và số lƣợng này ngày càng tăng qua các
năm.Số liệu từ bảng 1.1 cho thấy phần lớn bệnh nhân khám, chữa bệnh tại BV là
BN điều trị ngoại trú chiếm trên 90%. Mặt khác, đặc thù của các bệnh nội tiết –
chuyển hóa là bệnh mạn tính, cần điều trị lâu dài, duy trì nên công tác kê đơn ngoại
trú có vai trò rất quan trọng, cần đƣợc liên tục kiểm tra, đánh giá để nâng cao chất
lƣợng sử dụng thuốc, chất lƣợng khám chữa bệnh của bệnh viện.
Vì vậy, để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quảkê đơn, sử dụng thuốc
chúngtôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú
tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2014”.

×