Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Báo cáo thực tập tham quan nhà máy xử lý nước thải bình hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG



BÁO CÁO

THỰC TẬP THAM QUAN
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (thuộc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị,
đường Phạm Hùng, xã Bình Hưng huyện Bình chánh, Tp.HCM.

Lớp

: NCMT3A

Nhóm

:6

GVHD

: Th.S Cao Thị Thúy Nga
Th.S Đặng Thị Bích Hồng

Tp.HCM, ngày 13 tháng 4 năm 2012

… NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN …


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng



…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………

1.Tổng quan về nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng.
2


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng là một nhà máy xử lý nước thải có công
suất lớn nhất Tp.HCM hiện nay, với công suất đạt 141.000 m 3/ngày. Nhà máy áp dụng
những công nghệ xử lý nước hiện đại và tân tiến nhất, trong đó bao gồm công nghệ xử lý

bùn hoạt tính cải tiến.
Nhà máy được xây dựng vào tháng 11/2004 với vốn đầu tư ODA (Nhật Bản)
là 100 triệu USD. Diện tích lưu vực là 824,8 ha cho 425.830 người và sau khi xử lý chỉ
tiêu BOD ≤ 50 mg/l và SS ≤ 100 mg/l (đạt chỉ tiêu loại B, TCVN 5945:2005).
Nhà máy phấn đấu đến năm 2020 nâng công suất xử lý lên thành 512.000
m3/ngày áp dụng cho 1.390.282 người. Chất lượng nước đầu ra sau khi xử lý, hàm lượng
BOD ≤ 20 mg/l và hàm lượng SS ≤ 50 mg/l.
Nhà máy hiện tại bao gồm: nhà bảo vệ, cửa xả nước, trạm bơm nâng (3 bơm
chìm, tổng công suất 133,3 m 3/phút), nhà xử lý bùn (sơ cấp và thứ cấp), nhà kho, nhà ủ
phân, nhà điều hành chính, khu xử lý (10 bể lắng sơ cấp, 10 bể sục khí, 10 bể lắng thứ
cấp), nhà khử trùng (4 bể khử trùng).

1.1 Lịch sử hình thành:
Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Đô thị TP. Hồ Chí Minh:
- Tiền thân là Công ty Chiếu sáng - Vỉa hè - Thoát nước thuộc Sở Nhà Đất và Công
trình công cộng được thành lập theo Quyết định số 47/QĐ-UB ngày 29/4/1980
của Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
-

Công ty Thoát nước Đô thị là doanh nghiệp nhà nước được thành lập lại (trên cơ sở

chia tách công ty Chiếu sáng - Vỉa hè - Thoát nước) theo quyết định số 34/QĐ-UB ngày
26/01/1993 của Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
-

Công ty Thoát nước Đô thị chuyển đổi thành Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động

Công ích theo quyết định số 5348/QĐ-UB-KT ngày 02/10/1997 và quyết định số
6952/QĐ-UB-KT ngày 03/12/1997 của UBND TP.Hồ Chí Minh.


3


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng
-

Công ty Thoát nước Đô thị chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn một

thành viên Thoát nước Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 2884/QĐUBND ngày 05/7/2010 của UBND TP.Hồ Chí Minh; Điều lệ công ty được ban hành theo
Quyết định số 2314/QĐ-UBND ngày 09/05/2011 của UBND TP.Hồ Chí Minh.

1.2 Quá trình phát triển:
- 1980 – 1990: Công ty Chiếu sáng-Vĩa hè-Thoát nước có 4 đội duy tu với gần 200
CBCNV thực hiện công tác duy tu nạo vét hệ thống thoát nước, quản lý duy tu hệ thống
đèn chiếu sáng khu vực nội thành; 1988 điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức, thành lập 5 xí
nghiệp: 3 xí nghiệp duy tu thoát nước theo khu vực: Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, xí
nghiệp chiếu sáng, xí nghiệp vỉa hè; với lực lượng CBCNV khoảng 230 người.
- 1990 – 1995: năm 1993 sau khi chia tách xí nghiệp chiếu sáng, xí nghiệp vỉa hè; công
ty còn lại 3 xí nghiệp duy tu thoát nước; với chức năng quản lý, duy tu hệ thống thoát
nước và kênh rạch cho khu vực nội thành hiện hữu với diện tích khoảng 140 km 2; lực
lượng CBNCV khoảng 300 người.
- 1995 – 2000: năm 1998 mở rộng phạm vi phục vụ đến các khu vực ngoại thành với
diện tích khoảng 510 km2; công ty thành lập lại 4 xí nghiệp duy tu thoát nước (1, 2, 3, 4);
lực lượng CBNCV khoảng 400 người.
- 2000 – 2005: sau khi phân cấp một số khối lượng hệ thống hạ tầng về các quận, huyện;
thành lập lại 6 xí nghiệp duy tu thoát nước, 1 xí nghiệp duy tu kênh rạch; lực lượng
CBNCV trên 600 người; phục vụ hệ thống thoát nước bao phủ 20/22 quận, huyện (trừ
Nhà Bè, Cần Giờ).
- 2005 – 2011: sau khi tiếp nhận hệ thống thoát nước hoàn thành từ các dự án, khối

lượng quản lý trên 1.000 km, các trạm bơm, nhà máy xử lý nước thải, với phạm vi phục
vụ 23/24 quận, huyện (trừ huyện Cần Giờ); lực lượng CBNCV khoảng 800 người; công
ty thành lập lại 16 xí nghiệp: 10 xí nghiệp duy tu thoát nước theo lưu vực, 2 xí nghiệp

4


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng
vận hành các nhà máy xử lý nước thải, 1 xí nghiệp vận hành trạm bơm, đập ngăn triều, 2
xí nghiệp thi công hạ tầng, 1 xí nghiệp tư vấn.

2.Nguồn gốc, thành phần, tính chất nước thải đầu vào.
Nước thải đầu vào của Nhà máy xử lý nước Bình Hưng đa phần là nước thải
sinh hoạt từ các khu dân cư bao quanh nhà máy, một phần khác là nước thải từ các nhà
máy, xí nghiệp, các cơ quan chuyên ngành ở các khu vực lân cận.
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng tập trung nước thải từ các quận 1, 3, 4, 5,
8, 10, quận Tân Bình, quận Bình Chánh và một phần của quận 6.
Thành phần nước thải đầu vào mà nhà máy tiếp nhận, bao gồm các chỉ tiêu
quan trọng như: BOD = 80-300 mg/l, SS = 80-200 mg/l……… Thành phần nước thải
đầu vào càng dao động càng gây khó khăn cho việc vận hành hệ thống xử lý.
Tính chất nước thải đầu vào

Trạm cân

5


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng


3.Quy trình công nghệ xử lý.

4.Các hạng mục công trình trong hệ thống xử lý.
6


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng

4.1 Bơm nâng:
Nhà máy xử lý nước còn xây dựng thêm Trạm bơm Đồng Diều nằm ở vị trí
giao thoa giữa Kênh Đôi và Nhà máy chính (khu Đồng Diều, phường 4, quận 8,
Tp.HCM) với công suất 30.000 m3/ngày nhằm mục đích trung chuyển nước thải từ các
tuyến cống bao trong lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – Kênh Đôi – Kênh Tẻ về nhà
máy xử lý nước thải Bình Hưng.
Trạm bơm Đồng Diều có diện tích 0,6 ha, đường kích khoảng 2200mm và sâu
15m được xây dựng ngoài mục đích trung chuyển nước thải, nó còn nhằm làm giảm chi
phí cho các đường ống dẫn nước từ các khu vực đưa về nhà máy.
Hiện tại, Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng có 3 bơm chìm với công suất
mỗi bơm là 66,7 m3/phút. Các bơm chìm được xây dựng từ sâu 7m lên cao 7m. Mục đích
của trạm bơm là đưa nước thải đi vào các khu xử lý.

Trạm bơm nâng
7


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng


4.2 Bể lắng sơ cấp:
Nước thải từ trạm bơm được dẫn theo các đường ống đưa vào bể lắng sơ cấp.
Nhà máy xây dựng 10 bể lắng sơ cấp và chia thành 2 ngăn.
Mỗi bể lắng sơ cấp sâu từ 3,5 đến 5m và thời gian lưu nước khoảng 30
phút.Mỗi bể có lắp thêm vòi phun phá bọt.
Phần bùn dư trong bể lắng sơ cấp đều là bùn dễ lắng được nhà máy chuyển qua
bể cô đặc trọng lực (thời gian lưu không quá 4 giờ).
Bể lắng sơ cấp được dùng để lắng các loại cặn lơ lửng có kích thước lớn trong
nước thải như cát, đá, sỏi có thể gây nguy hại cho các công trình xử lý phía sau.

Bể lắng sơ cấp

8


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng

4.3 Bể sục khí:
Sau khi đi qua bể lắng sơ cấp, nước thải tiếp tục được dẫn sang bể sục khí.
Tương tự bể lắng sơ cấp, bể sục khí gồm 10 bể và chia làm 4 ngăn.
Thời gian lưu nước của mỗi bể là 2,74 giờ. Đường ống khuếch tán khí bên
trong bể vận hành với 20% công suất đặt ở một bên bể sục khí theo hướng dòng nước
chảy vào bể. Ngăn thứ nhất có 1 đường ống sục khí, ngăn thứ hai có 2 đường ống, ngăn
thứ ba có 3 đường ống và ngăn cuối cùng chỉ có 1 đường ống sục khí.
Trong ngăn thứ nhất của bể sục khí, nhà máy có lắp một đường ống dẫn bùn
vào để làm điều kiện tiếp xúc ban đầu cho vi sinh vật trong nước thải không bị sốc tải và
giúp cho quá trình xử lý của hệ thống dễ dàng hơn.
Quá trình sục khí vào bể nhằm mục đích cung cấp oxy cho vi sinh vật hoạt
động


9


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng

Bể sục khí ngăn thứ nhất (đường cống phía trên bên phải tấm hình là đường
dẫn bùn hoạt tính đưa vào bể)

4.4 Bể lắng thứ cấp:
Bể lắng thứ cấp gồm 10 bể nằm sau bể sục khí, tiếp tục quá trình xử lý nước
thải. Thời gian lưu nước của bể khoảng hai giờ.
Bên trong bể lắng thứ cấp có lắp thanh cào bùn giống như bể lắng sơ cấp.
Nhưng tốc độ cào bùn của bể lắng thứ cấp chậm hơn vì trong bể lắng thứ cấp, các bông
bùn có kích thước nhỏ hơn và trong bể lắng sơ cấp chủ yếu có đá, sỏi….
Bùn từ bể lắng thứ cấp có thể tuần hoàn về trở lại bể sục khí (khoảng 25%
bùn), phần bùn dư còn lại được đưa sang bể chứa bùn dư. Do bùn đầu ra của bể lắng sơ

10


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng
cấp là bùn khó lắng nên chúng được đưa qua thiết bị cô đặc ly tâm (tốc độ quay là 1000
vòng/phút).
Mục đích của bể lắng thứ cấp là lắng bùn hoạt tính

Bể lắng thứ cấp


4.5 Bể tách nước ly tâm:
Sau khi bùn đã được cô đặc sẽ chuyển sang phần tách nước ra khỏi bùn. Mục
đích là làm giảm thế tích bùn trước khi chuyển sang giai đoạn làm phân Compost.
B

Bùn dư ở Bể lắng thứ cấp

ù

(1% bùn + 99% nước)

n

11


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng

B

Máy cô đặc ly tâm



(4% bùn + 96% nước)

B



M
á
y
Lý do cần thiết kế bồn Polymer là vì Polymer có phản ứng hóa học là phản ứng
trùng ngưng, là phản ứng kết hợp nhiều monome tạo thành Polymer và một sản phẩm phụ
(chủ yếu là nước). Mà trong các monome tạo thành Polymer có ít nhất hai nhóm chức có
khả năng tách nước.

4.8 Bể khử trùng:
Nước thải sau khi xử lý của nhà máy phải được đưa qua bể khử trùng trước khi
xả ra môi trường.Mục đích xây dựng bể khử trùng là loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh nguy
hiểm chưa được hoặc không thể loại bỏ trong quá trình xử lý nước thải.

12


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng
Bể khử trùng của nhà máy chia làm 4 ngăn và được thiết kế theo hình zic-zac.
Chất khử trùng là nước Javel (Hypochlorit Natri - NaClO), theo TCXD 51-2008 (7.198
trang 79), lượng Javel xử lý nước thải nhà máy sử dụng là 3g/m 3 nước thải và nồng độ
Javel là 12%.
Lí do nhà máy sử dụng Javel làm chất khử trùng nước thải vì nó là một chất
oxy hóa mạnh hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của các loài vi sinh, kể cả tảo
và giáp xác. Ngoài ra, Javel rất dễ sản xuất và sử dụng, giá thành rẻ, hạn chế được quá
trình thất thoát trong khí sử dụng.

Bể khử trùng

4.7 Làm phân Compost:

Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy sau khi xử lý sinh ra khoảng 40 tấn
bùn/ngày.

13


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng
Bùn sau khi trải qua công đoạn tách nước, sẽ được chuyển sang nhà chứa phụ.
Sau đó, bùn sẽ được đưa vào nhà lên men sơ cấp. Tại đây, bùn được phơi trải trong 15
ngày nhằm mục đích làm giảm độ ẩm của bùn.

Nhà lên men sơ cấp

14


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng

Nhà lên men thứ cấp
Sau đó, bùn được chuyển sang nhà lên men thứ cấp phân loại độ ẩm các loại
bùn theo nhiều ngăn. Bùn sau khi đạt được yêu cầu sẽ được vận chuyển đi ứng dụng cho
quá trình Compost.
Mục đích của quá trình này là tận dụng lượng bùn có nhiều chất hữu cơ làm
phân Compost cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trình, hạn chế chất thải ra môi trường.

5.Bảng thống kê lượng nước xử lý của nhà máy xử lý nước thải Bình
Hưng.
Thời gian


Lưu lượng đã xử lý

2009
2010
2011
Total

13 814 584
32 665 660
37 644 575
84 124 819

Lưu lượng trung
bình/ngày
63 553
89 495
103 136

Ngày thấp nhất

Ngày cao nhất

8 244
5 136
36 285

187 653
151 922
150 213


15


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng

6.Hình ảnh các vi sinh vật có trong nước thải.

Amoeba

Rotifers

16


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng

Ciliate

E.Coli

7.Những sự cố trong khi vận hành xử lý ở nhà máy.
7.1 Sự vận hành tiến trình bùn hoạt tính:

17


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng

GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng
- Nạp dòng nhận có kiểm soát, để dễ dàng vận hành quá trình xử lý, hạn chế những nguy
hại cho các thiết bị, máy móc. Ví dụ khi rút bùn ra khỏi bể sục khí, nếu rút bùn quá chậm
sẽ dẫn đến quá trình phân hủy kỵ khí, còn nếu rút bùn quá nhanh sẽ làm hao tốn chi phí
vận hành.
-Duy trì lượng oxy hòa tan và mức độ trộn. Lượng oxy cung cấp cho bể sục khí < 1 mg/l.
Nếu lượng oxy cung cấp lớn quá sẽ làm vỡ bông bùn, và nếu nhỏ quá thì quá trình sẽ
chuyển sang xử lý kỵ khí.
-Kiểm soát tốc độ bơm bùn hoạt tính hồi chảy. Nếu lượng bùn thải bỏ nhiều sẽ không có
đủ phần chất hữu cơ đầu vào cho vi sinh vật. Nếu lượng bùn thải bỏ ít, các vi sinh vật
dạng sợi không đi qua bể lắng được.
- Duy trì nồng độ dung dịch hỗn hợp thích hợp.

7.2 Sự cố trong khu xử lý:
 Ngay quá trình nước thải đi từ bể lắng sơ cấp → bể sục khí → bể lắng thứ cấp, nếu
xuất hiện các chất độc trong nước thải. Chúng sẽ gây nguy hiểm cho hệ thống phía sau
hoặc ảnh hưởng đến chất lượng bùn.
→ Nhà máy thiết kế một thanh chặn ngay bên cạnh các bể xử lý. Khi sự cố trên
xảy ra, ngưng ngay quá trình xử lý và mở lối thoát nước ra khỏi bể đưa đi khử trùng.
Nước đầu ra ở bể lắng thứ cấp rất trong nhưng khi đi sang bể khử trùng lại có rất nhiều
cặn lơ lửng. Trong khi hàm lượng MLSS ở bể lắng thứ cấp thì lại giảm đi từng ngày.
→ Nguyên nhân là do sự cố ở thanh chặn ngay bên cạnh các bể xử lý làm cho
bùn theo đường đó đi vào bể khử trùng.

18


Báo cáo thực tập tham quan Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
GVHD: Th.S Cao Thị Thúy Nga – Th.S Đặng Thị Bích Hồng


- Tìm hiểu tổng quan về nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
- Nguồn gốc, thành phần và tính chất nước thải đầu vào
- Quy trình công nghệ xử lý tại nhà máy
- Các hạng mục công trình trong hệ thống xử lý: chức năng, cấu tạo, nguyên tắc
hoạt động, các thông số kỹ thuật (kích thước, số lượng, vật liệu, thời gian lưu nước,
lưu bùn, ....), hình ảnh.
- các thong số đầu vào đầu ra của nước thải sinh hoạt.
- thời gian đo đạt các thong số của các bể, hệ thống.
- Các thông số đo đạc, đánh giá hiệu quả xử lý.
- Nhận xét về hệ thống xử lý.

19



×