Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn một số kinh nghịêm dạy văn bản nhật dụng lớp 8, 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.29 KB, 13 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAO LÃNH
Trường THCS Bình Thạnh

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
“ Một số kinh nghịêm dạy văn bản nhật dụng lớp 8, 9”

Giáo viên thực hiện: Lê Ngọc Thuy
Tổ: Văn – Nhạc – Hoạ - GDCD
MỤC LỤC
Năm học: 2011- 2012.

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lí do chọn đề tài.
2.Cơ sở lí luận.
3.Cơ sở thực tiễn.
II. Mục đích và phương pháp nghiêng cứu.
1.Mục đích nghiên cứu.
2.Phương pháp nghiên cứu.
III. Giới hạn của đề tài.
IV. Kế hoạch thực hiện.
B. PHẦN NỘI DUNG.
I. Cơ sở lí luận.
II. Cơ sở thực tiễn.
III. Thực trạng và mâu thuẫn của vấn đề.
1.Thực trạng của vấn đề.
2.Mâu thuẫn của vấn đề.
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề.


a.Về kiến thức.
b.Về phương tiện dạy học.
c.Xác định mục tiêu đặc thù của văn bản nhật dụng.
d.Về phương pháp dạy học.
e.Vận dụng linh hoạt các phương pháp đặc trưng của văn bản.
V. Hiệu quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
C. PHẦN KẾT LUẬN.
I. Ý nghĩa của nhan đề đối với công tác.
II. Bài học kinh nghiệm.
III. Khả năng áp dụng.
IV. Những đề xuất và kiến nghị.

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
1. Cơ sở lí luận.
Kính thưa quý đồng nghiệp thân mến !
Như tất cả quý đồng nghiệp đã biết “văn học là nhân học”.Văn học có vai trị rất quan
trọng trong đời sống cũng như trong sự phát triển tư duy của con người nói chung, thế hệ
học sinh nói riêng.
Bởi văn học là một mơn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Văn học ln giáo dục ý thức,
hình thành nhân cách, phẩm chất tốt cho người học sinh. Không những thế mà văn học
cịn là mơn học thuộc nhóm cơng cụ, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các mơn học khác
như: Sử học, sinh học, địa lí, hố học, giáo dục cơng dân,... Vì thế học sinh học tốt mơn
văn thì có thể hỗ trợ các kiến thức của môn học khác cũng được tốt hơn. Ngược lại học
tốt các mơn học khác cũng có thể giúp học sinh học tốt môn văn.
Tuy nhiên để đạt được điều đó, hơn ai hết mỗi giáo viên giảng dạy phải biết kết hợp
chặt chẽ giữa biện pháp “học đi đôi với hành”, phải biết gắn kết kiến thức giữa lý thuyết

với thực tiễn của cuộc sống gần gũi hằng ngày, bằng cách tăng cường tiết thực hành, giảm
tải giờ học lý thuyết. Có thế trong giờ học văn mới gây hứng thú, thu hút học sinh say mê,
chăm chú nghe giáo viên truyền đạt nội dung bài học một cách sâu sắc.
Đặc biệt khi Bộ giáo dục tiến hành đổi mới đồng loạt giáo dục THCS cùng với việc
biên soạn lại SGK các mơn học tư tưởng theo hướng tích cực hố hoạt động học tập của
học sinh thì Bộ giáo dục đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy
học ở các môn. Riêng đối với chương trình Ngữ văn ở THCS được xây dựng theo tinh
thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với
chúng là thể loại tác phẩm, chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội
dung. Vì thế chương trình địi hỏi ngồi u cầu về tính tư tưởng phù hợp tâm lí với từng
đối tượng lứa tuổi của học sinh THCS mà cần phải có nội dung cập nhật, gắn kết với đời
sống thực tại, để giúp học sinh tiếp xúc, tập làm quen, hiểu sâu sắc đúng đắn về những
vấn đề gần gũi, quen thuộc trong đời sống ngày nay đã và đang được mọi người đặc biệt
quan tâm như: Vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng, các tệ nạn xã hội đến mức báo
động, sự gia tăng dân số, hút thuốc có hại cho sức khoẻ, quyền trẻ em,... Do đó, khơng có
kiểu văn bản nào khác ngồi văn bản nhật dụng mới đủ tiêu chuẩn hướng bạn đọc đến
những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng hiện nay đang được các ban ngành, các cấp
lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương cũng như cộng đồng xã hội hết sức quan tâm.
Riêng đối với tôi là một giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 8,
lớp 9 nên bản thân nhận thấy và hiểu được những thực tế trên, tôi luôn bận tâm, trăn trở,
cố gắng suy nghĩ nghiên cứu sâu hơn về đề tài này để trang bị cho mình những phương
pháp dạy học văn bản nhật dụng trong chương trình SKG Ngữ văn lớp 8, lớp 9 có hiệu
quả tốt nhất, gây hứng thú cho học sinh yêu thích học giờ văn.
2. Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay, khơng ít học sinh có xu hướng khơng thích học hoặc xem nhẹ các mơn học
xã hội nói chung, mơn ngữ văn nói riêng. cũng chính vì thế chất lượng kiến thức mà học
sinh tiếp thu ngày càng có chiều hướng giảm sút. Phần đơng các học sinh khơng say mê,
u thích học mơn văn mà chỉ say mê học những mơn tự nhiên (tốn, lí, hố,...) nhằm

3



chạy theo nhu cầu thực tế của thời đại. Chính điều đó lại càng địi hỏi người giáo viên dạy
ngữ văn phải sáng tạo, tìm ra những biện pháp truyền thụ nội dung bài học đến với học
sinh một cách dễ hiểu nhất hay phải tạo được giờ học thu hút, làm học sinh thêm u
thích học mơn văn và luôn mong chờ đến giờ học văn. Để làm được việc này thì người
giáo viên phải có tâm huyết, nhiệt tình với nghề, phải tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu
trong tiết học để kịp thời khắc phục những thiếu xót, rút kinh nghiệm cho bản thân vào
những tiết giảng dạy sau.
Trong chương trình SGK THCS có đưa vào một số văn bản mới, đó chính là văn bản
nhật dụng. Văn bản nhật dụng chiếm số lượng không nhiều (chỉ chiếm 10% trong chương
SGK THCS (tổng số gồm 13 bài, riêng ở khối 8, 9 chiếm 6/10 bài).Với số lượng ít ỏi như
thế, nhưng trước kia lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề phương pháp dạy học văn bản
nhật dụng. Vì thế trong giờ giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng gặp khơng ít khó
khăn, dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa đạt được kết quả cao.
Bản thân tơi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn lớp 8, 9 được 5 năm và trong
quá trình giảng dạy của mình cũng như khi dự giờ q đồng nghiệp, tơi nhận thấy cịn rất
nhiều hạn chế cả về phương pháp dạy học và kiến thức truyền đạt nội dung bài giảng đến
đối tượng học sinh.
Cũng từ những lí do trên, tơi đã cố gắng nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm dạy
văn bản nhật dụng ở khối 8, 9 ” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy văn bản nhật
dụng và cũng để học sinh thêm yêu thích học giờ văn ngày càng nhiều hơn.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu.
1. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm đưa ra hướng giải quyết một số thắc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học,
để từ đó bản thân có thêm kinh nghiệm dạy tốt phần văn bản nhật dụng, đồng thời cũng
đáp ứng được nhu cầu đổi mới của chương trình Ngữ văn lớp 8, 9 THCS hiện nay.
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy
văn bản nhật dụng lớp 8, 9 THCS.
Ngoài ra cịn có thể bổ sung thêm lí luận về phương pháp dạy học văn bản nhật dụng.

2. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã dùng một số biện pháp sau:
Phương pháp quan sát: Thông qua những tiết dự giờ quý đồng nghiệp, từ đó bản thân
có thể thấy được những ưu điểm- khuyết điểm trong bài dạy của quý đồng nghiệp.
Phương pháp so sánh: Với phương pháp này tơi có thể phân loại, đối chiếu kết quả
nghiên cứu.
Ngồi ra tơi cịn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác: Đọc tài liệu tham khảo
qua cuốn “ Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt” của
tác giả Trần Đình Chung; Sách thiết kế bài giảng của tiến sĩ Nguyễn Minh Đường; Quyển
dạy học Ngữ văn của Nguyễn Trọng Hoàn- Hà Thanh Huyền. Thống kê kết quả học tập
của học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng quý đồng nghiệp.
III. Giới hạn của đề tài.
Khái quát những vấn đề có liên quan đến văn bản nhật dụng.
Đề tài nghiên cứu trọng tâm là dựa vào 6 văn bản nhật dụng trong chương trình SGK
lớp 8, 9 (Thơng tin trái đất năm 2000; Ơn dịch thuốc lá; Bài toán dân số; Phong cách Hồ

4


Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giới hồ bình; Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền
được bảo vệ và phát triển của trẻ em).
IV. Kế hoạch thực hiện.
Thời gian: + Bắt đầu thực hiện nghiên cứu vào 10/ 11/2011.
+ Hoàn thành sáng kiến vào 07/03/2012.
Địa điểm: Trường THCS Bình Thạnh.
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả học sinh khối 8, 9 của trường THCS Bình Thạnh.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
Như chúng ta đã hiểu, văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hay
là một kiểu văn bản mà nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung

văn bản mà thôi. Đấy là những văn bản có nội dung gần gũi, mang tính thời sự kịp thời
đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống trước mắt con người và cộng đồng xã hội ngày
nay như: Vấn đề về môi trường, dân số, tác hại thuốc lá, quyền trẻ em,...Văn bản nhật
dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
Mục tiêu của việc học văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS nói
chung, ở khối 8, 9 nói riêng, thứ nhất là góp phần giúp các em học sinh có trình học vấn
cấp Trung học cơ sở và cũng để chuẩn bị nền tảng cho các em tiếp tục nâng cao trình độ
học vấn bước vào cấp THPT. Thứ hai là giúp các em tự rèn luyện ý thức, nhân cách để
trở thành người có ích cho xã hội. Đó là những con người biết hướng tới những tư tưởng
tốt đẹp, có tinh thần tự lập, có tấm lịng u thương, biết q trọng tình cảm gia đình, bạn
bè, tơn trọng sự cơng bằng, lẽ phải, biết đem tài trí của mình cống hiến, phục vụ lợi ích
chung cho xã hội, cho đất nước.
Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn lớp 8, 9 tồn tại dưới nhiều kiểu văn
bản khác nhau. Đó có thể là văn bản nghị luận ( Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho
một thế giới hồ bình; Tun bố thế giới về quyền sống còn, quyền được bảo vệ và phát
triển của trẻ em), hoặc có thể là một bài báo thuyết minh khoa học (Thông tin về trái đất
năm 2000; Ôn dịch thuốc lá) hay từ một câu chuyện vui ( Bài toán dân số),... Từ các hình
thức đó, những vấn đề thời sự cập nhật của cá nhân và cộng đồng hiện đại được khơi dậy,
sẽ đánh thức và làm giàu tình cảm trong mỗi con người giúp các em học sinh dễ hoà nhập
hơn với cuộc sống xã hội mà chúng ta đang sinh sống.
II. Cơ sở thực tiễn.
Nghiên cứu thực trạng của việc dạy văn bản nhật dụng ở khối 8, 9 THCS Bình Thạnh.
Tôi nhận thấy về mặt ý nghĩa , nội dung của các văn bản nhật dụng đều đề cập đến những
vấn đề quen thuộc, gần gũi, bức thiết đối với đời sống xã hội ngày nay. Đồng thời cùng
với sự phát triển về tâm lí và nhận thức của học sinh, các vấn đề được đề cập trong văn
bản nhật dụng ngày càng một phức tạp hơn.
Do văn bản nhật dụng mới được đưa vào học ở chương trình cải cách 5 năm nay,
nhưng việc thi cử ít đề cập đến, kết quả là cho học sinh học để biết mà thơi. Căn cứ vào
tình hình hiện tại, khi học sinh học các văn bản nhật dụng trong chương trình thì học sinh
thường có thái độ chủ quan, lơ là, khơng ham học. Song song đó, chủ yếu phương thức

biểu đạt của các văn bản nhật dụng thường là nghị luận xã hội, nên tính lí luận nhiều, khơ
khan giờ học thường căng thẳng, nặng nề mang tính áp đặt, vì thế học sinh khó tiếp thu
nội dung bài học, giáo viên dạy văn bản này cũng không kém phần nặng nề.

5


Học văn bản nhật dụng không chỉ để mở rộng sự hiểu biết tồn diện mà cịn rút ngắn
khoảng cách giữa nhà trường với xã hội.
Đặc biệt đối với người giáo viên giảng dạy văn bản nhật dụng, có trình độ, có năng
lực, có nghiên cứu sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy, tài liệu có liên quan đến văn bản
nhật dụng vẫn chưa đủ mà cần phải luôn tìm tịi qua các phương pháp, qua thực tế, qua tin
tức thời sự trong và ngồi nước, các thơng tin được cập nhật từng năm, từng ngày. Để từ
đó áp dụng vào từng bài dạy cụ thể sẽ kích thích được tính tị mị, tạo hứng thú cho học
sinh vui vẻ, thoải mái khi học tiết văn bản này.
* Các nội dung cụ thể trong đề tài.
a. Hệ thống các văn bản nhật dụng của đề tài:
Lớp
8

9

Tên văn bản

Đề tài nhật dụng của
văn bản
- Thông tin về trái đất năm - Mơi trường.
2000.
- Ơn dịch, thuốc lá.
- Tệ nạn xã hội.

- Bài toán dân số.
- Dân số.
- Phong cách Hồ Chí Minh. - Hội nhập với thế giới và
bảo vệ bản sắc văn hoá
dân tộc.
- Đấu tranh cho một thế giới - Bảo vệ hồ bình, chống
hồ bình.
chiến tranh.
- Tun bố thế giới về sự - Quyền của trẻ em.
sống còn, quyền được bảo
vệ và phát triển của trẻ em.

b. Đặc điểm nội dung và hình thức của những văn bản nhật dụng trong đề tài.
* Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 8:
Văn bản “Thông tin về trái đất năm 2000” là văn bản thuyết minh trình bày về tác hại
của bao bì ni lơng đối với môi trường và sức khỏe con người. Đã đến lúc ta phải nhìn
nhận lại thói quen dùng bao ni lơng trong sinh hoạt hằng ngày để có hành động, biện
pháp thiết thực bảo vệ môi trường sống của chúng ta bằng cách hưởng ứng lời kêu gọi:
“Một ngày không dùng bao bì ni lơng” . Thơng điệp này chính là nội dung nhật dụng của
văn bản “Thông tin về Trái Đất năm 2000” .
Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” là văn bản thuyết minh cung cấp cho bạn đọc về tác hại
của thuốc lá đối với sức khỏe và có thể làm suy thoái đạo đức con người. Ý nghĩa của văn
bản này không chỉ là cảnh báo cho mỗi người về nạn nghiện thuốc lá có sức tàn phá, huỷ
diệt sức khỏe con người, gây nên các tệ nạn xã hội. Từ đó kêu gọi mọi người chung tay
ngăn ngừa tệ nạn nghiện thuốc lá.
Văn bản “Bài toán dân số” từ câu chuyện vui về một bài toán cổ liên hệ sang chuyện
không vui về việc gia tăng dân số trên trái đất bằng một phép tốn lơgic. Mục đích của
văn bản này là báo động về sự bùng nổ dân số trên thế giới. Vì thế “Bài tốn dân số”
được xem là một văn bản nhật dụng phục vụ cho chủ đề “dân số và tương lai của nhân


6


loại”. Bài tốn này càng có ý nghĩa thời sự đối với các nước nghèo nàn, lạc hậu, đông
dân, chậm phát triển, trong đó có Việt Nam.
* Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 9:
“Phong cách Hồ Chí Minh” là văn bản nhằm trình bày cho bạn đọc hiểu và quý trọng
vẻ đẹp giản dị mà thanh cao của Bác. Từ nội dung trên, chủ đề nhật dụng cần được khai
thác đó là sự kết hợp hài hồ giữa tinh hoa văn hoá dân tộc với tinh hoa văn hố thế giới.
Một vấn đề khơng chỉ có ý nghĩa cập nhật mà cịn có ý nghĩa lâu dài thường xuyên của
các thế hệ, nhất là lớp trẻ Việt Nam ngày nay cần phải ra sức học tập rèn luyện theo
phong cách, lối sống của Bác .
“Đấu trang cho một thế giới hịa bình” là văn bản nghị luận nói lên sự huỷ diệt tàn
khốc của chiến tranh hạt nhân đến toàn bộ sự sống trên trái đất. Chủ đề của văn bản này
là kêu gọi mọi người cùng nhau đứng lên đấu tranh cho một thế giới hoà bình, chống
chiến tranh phi nghĩa. Đây là vấn đề chính trị cấp thiết, nóng bỏng trong đời sống của
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
“Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” văn
bản thể hiện sự quan tâm toàn diện, sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với các quyền của
trẻ em được hưởng trên toàn thế giới. Các nội dung được thảo trong bản tun bố đã tốt
lên tính nhân đạo của cộng đồng quốc tế dành cho tất cả trẻ em đều được ni dưỡng,
chăm sóc, được đến trường, được tham gia vui chơi giải trí và tham gia các trò chơi lành
mạnh. Chăm lo cho trẻ em cũng chính là chăm lo cho sự phát triển lâu dài và bền vững
của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Đây cũng là ý nghĩa chính của văn bản muốn cập nhật.
III. Thực trạng và mâu thuẫn của vấn đề.
1. Thực trạng của vấn đề.
Qua thực tế 5 năm được phân cơng trực tiếp dạy lớp, góp ý và trao đổi cùng quý đồng
nghiệp qua những tiết dự giờ. Bản thân tôi nhận thấy khi giáo viên khai thác, giảng dạy
văn bản nhật dụng thường mắc phải một số hạn chế sau:
- Giáo viên coi các văn bản này là một thể loại cụ thể giống như truyện, kí... nên chỉ

chú ý dựa vào các điểm của thể loại như: cốt truyện, nhân vật, tình huống, sự việc ghi
chép để phân tích nội dung.
- Giáo viên thường chú ý khai thác và bình giảng trên nhiều phương diện của sáng tạo
nghệ thuật như: cốt truyện, nhân vật, cách kể mà chưa chú trọng đến vấn đề xã hội đặt ra
trong văn bản gần gũi với học sinh. Ví dụ trong văn bản “ Thông tin về trái đất năm
2000” giáo viên chỉ giúp học sinh nắm được đặc tính khơng phân hủy và tác hại của bao
bì ni- lơng gây ra mà chưa cho học sinh liên hệ với bản thân mình, vấn đề mơi trường
trong xã hội.
- Q nhấn mạnh yêu cầu gắn kết tri thức trong văn bản với đời sống mà giáo viên
chú ý nhiều tới liên hệ thực tế, dẫn đến việc khai thác kiến thức chưa đầy đủ.
- Vốn kiến thức của giáo viên còn hạn chế, thiếu sự mở rộng.
- Giaó viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như các biện pháp
tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh. Trong tiết học thường khô khan, thiếu
sinh động, chưa kích thích hứng thú và sự yêu thích của học sinh khi học văn.
- Về phương tiện dạy học mới chỉ dừng lại ở việc dùng bảng phụ, phiếu học tập, trong
khi đó có một số văn bản nếu học sinh được xem những tranh ảnh minh họa, đoạn băng

7


ghi hình, sơ đồ tư duy, sẽ giúp tiết học thêm sinh động hơn rất nhiều. Ví dụ như khi dạy
văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”, hầu hết GV khơng chú ý đến vấn đề này.
- Gi viên cịn có tâm lý phân vân khơng biết có nên sử dụng phương pháp bình
giảng khi dạy những văn bản này khơng và nếu có thì nên sử dụng ở mức độ như thế nào?
- Giờ dạy tẻ nhạt, không thực sự thu hút sự chú ý của học sinh.
- Học sinh chưa biết liên hệ thực tế, chưa biết giải quyết vấn đề nêu ra trong văn bản
nhật dụng.
*Nguyên nhân của thực trạng trên là:
+ Như ta đã biết, văn bản Nhật dụng chiếm số lượng khơng nhiều ( chỉ chiếm 10%
trong chương trình SGK THCS), nhưng trước đó lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề

PPDH văn bản nhật dụng. Cho nên giáo viên ít có kinh nghiệm, giờ giảng dạy cịn lúng
túng về phương pháp.
+ Giaó viên chưa có điều kiện sử dụng máy chiếu đều đặn nên việc mở rộng kiến thức
cho các em bằng hình ảnh, đoạn phim, bài dân ca Bắc Bộ,…cịn rất hạn chế.
+ Gi viên chưa xác định đúng mục tiêu đặc thù của bài học vản bản Nhật dụng.
+ Gi viên ít sưu tầm tư liệu có liên quan đến văn bản nhật dụng để bổ sung bài học
thêm phong phú.
+ Học sinh chưa hứng thú, không hợp tác với giáo viên trong giờ học .
+ Đồng thời, hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 8, 9 tồn tại dưới nhiều
kiểu văn bản khác nhau. Đó có thể là văn bản nghị luận ( Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu
tranh cho một thế giới hịa bình; Tun bố thế giới về sự sống cịn, quyền được bảo vệ và
phát triển của trẻ em). Cũng có thể là một bài báo thuyết minh khoa học ( Thơng tin về
ngày trái đất năm 2000; Ơn dịch, thuốc lá).
Từ thực trạng trên nên kết quả của việc học văn bản nhật dụng năm 2009-2010 qua bài
kiểm tra đạt như sau:
Lớp
Điểm 8-> 10 Điểm 5-> 7
Điểm 1-> 4
Lớp 8a2, a3 6-> 8.6%
37-> 52.9%
27-> 38,5%
(70 HS)
Lớp 9a5, a6 4-> 6.2%
31-> 47.7%
30-> 46.1%
(65 HS)
2. Mâu thuẫn của vấn đề.
Trường THCS Bình Thạnh là một trường thuộc vùng sâu của huyện Cao Lãnh. Tuy
trường có một cấp (cấp 2) nhưng có đội ngũ giáo viên khá đơng, đều u nghề, có tâm
huyết với nghề, có năng lực chun mơn và dày dạn kinh nghiệm giảng dạy.

Do ở vùng sâu, các phương tiện truyền thông chưa đa dạng, khiến khả năng tiếp thu
thông tin của các em chậm và không nhiều, đồng thời giáo viên cũng chưa thể sử dụng
các phương tiện dạy học hiệu quả.
Việc học của các em được gia đình quan tâm chu đáo, đa số học sinh tích cực và có ý
thức cao trong học tập.

8


Song bên cạnh đó, vẫn cịn rất nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, mãi
chơi, bị lơi cuốn vào các trị chơi điện tử làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các
em yếu, kém.
Trước những thực trạng và mâu thuẫn trên tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng giờ dạy sau.
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
Giáo viên cần có sự chuẩn bị về mặt kiến thức và kỉ năng của bài dạy.
a. Về kiến thức:
Giáo viên không chỉ xác định đúng mục tiêu kiến thức của văn bản mà cịn phải trang
bị thêm cho mình những kiến thức mở rộng, hỗ trợ cho bài giảng như thu thập các tư liệu
có liên quan đến bài giảng trên các nguồn thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình,
mạng internet, báo chí, sách vở, tranh ảnh, âm nhạc...).
VD: Khi dạy bài “Ôn dịch, thuốc lá”, giáo viên cần chuẩn bị thêm tranh ảnh về những
người xanh xao, gầy ốm, bệnh tật do hút
thuốc lá mà ra. Vì thế, mọi người không nên
hút thuốc lá.

Bệnh ung thư Không
phổi hút thuốc

b.Về phương tiện dạy học:

Các phương tiện dạy học truyền thống như: SGK, bảng đen, phấn trắng, phiếu học tập
chưa thể đáp ứng được hết yêu cầu dạy học văn bản nhật dụng. Giaó viên có thể chuẩn bị
thêm các tư liệu như: đĩa nhạc CD, phim ảnh, mẫu chuyện, đoạn thơ, sơ đồ tư duy,... sẽ
khiến các em thêm hào hứng và vui vẻ ham học hơn trong giờ văn.
Vậy có thể nói khi dạy học văn bản nhật dụng, giáo viên có nhiều cơ hội hơn cho đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, nhờ đó mà các bài học văn bản Nhật dụng
sẽ khắc phục được tính thơng tin tẻ nhạt đơn điệu. Từ đó, hiệu quả dạy học văn bản nhật
dụng sẽ tăng lên.

9


c. Xác định mục tiêu đặc thù của văn bản nhật dụng:
Gi viên cần nhấn mạnh vào hai khía cạnh chính: Trang bị kiến thức và trao dồi tư
tưởng, tình cảm thái độ cho học sinh. Nghĩa là qua văn bản, cung cấp và mở rộng hiểu
biết cho học sinh về những vấn đề gần gũi, bức thiết đã và đang diễn ra trong đời sống xã
hội hiện đại.
d. Về phương pháp dạy học:
Dạy học phải phù hợp với phương thức biểu đạt của mỗi văn bản. Không thể hiểu
đúng nội dung tư tưởng văn bản nếu không đọc từ các dấu hiệu hình thức của chúng. Nên
dạy học văn bản nhật dụng cũng phải theo nguyên tắc đi từ dấu hiệu hình thức tới khám
phá mục đích giao tiếp trong hình thức ấy.
VD: Khi dạy văn bản được tạo lập bằng phương thức thuyết minh như “Ôn dịch, thuốc
lá” thì hoạt động dạy học tương ứng sẽ là tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung văn bản
từ các dấu hiệu hình thức của bài thuyết minh khoa học như: Tiêu đề bài văn (Em hiểu
như thế nào về nhan đề “ Ôn dịch , thuốc lá ?. Dấu phẩy đặt giữa nhan đề có tác dụng gì?
Có thể sửa nhan đề này thành “Dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ơn dịch được
khơng?”. Vì sao? ). Đặc điểm của lời văn thuyết minh ( Đoạn văn nào nói về tác hại của
thuốc lá đến sức khỏe con người? Tác hại này được phân tích trên những chứng cớ nào?
Các chứng cớ được nêu có đặc điểm gì? Từ đó cho thấy mức độ tác hại của thuốc lá đối

với sức khỏe con người như thế nào? ),... Mặc dù các phương thức biểu đạt chủ yếu của
văn bản nhật dụng là thuyết minh và nghị luận nhưng các văn bản này thừơng đan xen
các yếu tố, các phương thức khác như: tự sự, biểu cảm. Khi đó giáo viên cũng cần chú ý
đến yếu tố này.
VD: Văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hịa bình” có kết hợp phương thức lập luận
với biểu cảm thì người dạy sẽ chú ý phân tích lí lẽ và chứng cứ, từ đó tìm hiểu thái độ của
tác giả. Ví dụ khi phân tích phần cuối của văn bản. Phần cuối của văn bản có hai đoạn.
Đoạn nào nói về “chúng ta” chống vũ khí hạt nhân? Đoạn nào là thái độ của tác giả về
việc này? Em hiểu thế nào về “bản đồng ca của những người địi hỏi một thế giới khơng
có vũ khí và một cuộc sống hịa bình, cơng bằng”? Ý tưởng của tác giả về việc mở “một
nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân” bao gồm những thơng
điệp gì? Em hiểu gì về thơng điệp đó của tác giả? Như thế với việc căn cứ vào phương
thức biểu đạt của mỗi văn bản, giáo viên và học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận nội dung, từ đó
hiểu được mục đích giao tiếp trong các văn bản ấy.
e. Vận dụng linh hoạt các phương pháp đặc trưng của văn bản:
Trong dạy học văn bản nhật dụng có nhiều phương pháp: phương pháp đàm thoại, đọc
diễn cảm, giảng bình,...Trong đó chú trọng nhất là phương pháp đàm thoại bằng cách đặt
hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh theo mức độ từ dễ đến khó, rồi liên hệ với thực tế đời
sống.
VD: Khi dạy bài: “Phong cách Hồ Chí Minh”, giáo viên có thể đặt câu hỏi sau:
- Văn bản cho ta thấy những vẻ đẹp nào của Bác ?

10


-Vì sao có thể nói phong cách của Bác là sự nhào nặn của 2 nguồn văn hóa ?
-Trong tình hình hội nhập và giao thoa nền văn hóa ngày nay, em học tập được điều gì
từ Bác?
Khi dạy văn bản nhật dụng, giáo viên không nên quá coi trọng phương pháp giảng
bình. Bởi bình văn là bày tỏ lời hay ý đẹp trong văn chương, đối tượng bình phải là

những tác phẩm mang vẻ đẹp văn chương. Theo tôi, một số văn bản giàu chất văn chương
như “ Phong cách Hồ Chí Minh giáo viên có thể sử dụng lời bình giảng nhưng khơng nên
đi qúa sâu. Cịn đối với những văn bản nhật dụng khơng nhằm mục đích cảm thụ văn
chương thẩm mĩ như “ Bài toán dân số; Thơng tin về trái đất năm 2000; Ơn dịch, thuốc
lá” thì giáo viên khơng thể bình phẩm được những vẻ đẹp hình thức nào cũng như những
nội dung sâu kín nào trong đó. Do vậy, khi dạy giáo viên cần chú ý điều này để tránh sa
vào tình trạng khai thác kĩ lưỡng văn bản mà giảm đi tính chất thực tiễn, gần gũi và cập
nhật của văn bản nhật dụng. Giaó viên cần hướng học sinh biết liên hệ những kiến thức
đã học vào cuộc sống thực tế hằng ngày.
Như vậy ta thấy mục đích của việc học văn bản nhật dụng chủ yếu là giúp cho học
sinh dễ dàng hoà nhập với đời sống thực tế xã hội ngày nay. Chính vì thế giáo viên khi
dạy lớp cần phải tạo ra giờ học thoải mái, sinh động, khơng gây cảm giác gị ép hay ức
chế học sinh. Có như thế thì tiết học mới thu hút, kích thích sự hào hứng, gây hứng thú
cho học sinh thêm yêu thích học giờ văn.
V. Hiệu quả áp dụng sáng kiến.
Áp dụng từ những giải pháp trên vào tiết dạy văn bản nhật dụng lớp 8a3, a5 và lớp
9a5, a6 năm học 2011- 2012 cũng tại điểm trường THCS Bình Thạnh đạt kết quả như
sau:
Lớp
Điểm 8-> 10
Lớp 8a3, a5 16-> 21,9%
(73 HS)
Lớp 9a5, a6 12-> 19,1%
(63 HS)

Điểm 5-> 7
45-> 61,6%

Điểm 1-> 4
12-> 16,5%


41-> 65,1%

10->15,8%

Như vậy qua kết quả kiểm tra trên, tôi nhận thấy khi áp dụng những giải pháp dạy
mà tơi nêu lên trong đề tài hồn tồn có thể thực hiện đựơc đối với học sinh Trường
THCS Bình Thạnh. Đồng thời khi áp dụng như thế thì học sinh học hứng thú hơn, bởi tạo
được tâm lí thoải mái cho học sinh học.

C. PHẦN KẾT LUẬN SÁNG KIẾN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác.

11


Nhìn chung khi Bộ giáo dục đào tạo đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS nói
chung, lớp 8, 9 nói riêng về một số văn bản nhật dụng là rất cần thiết. Vì qua việc học tập
các căn bản đó đã giúp cho học sinh vừa cập nhật được những vấn đề mang tính thời sự
nóng bỏng của xã hội đòi hỏi mọi người chung tay giải quyết, vừa giúp học sinh tập làm
quen, tiếp xúc được rất nhiều điều từ bài học để có thể áp dụng vào cuộc sống tốt hơn và
học sinh cũng có thể tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức tự lập, lòng nhân ái, biết yêu quý gia
đình, bạn bè,… cùng cộng đồng tạo lập một cuộc sống văn minh, tất cả vì tương lai thế
giới ngày mai trong sạch không ô nhiễm môi trường, không chất chứa các tệ nạn xã hôi,
… Do đó việc vận dụng các giải pháp trên vào bài giảng là hồn tồn hợp lí, sẽ góp phần
giúp giáo viên dạy tốt hơn và học sinh học tốt hơn.
II. Bài học kinh nghiệm.
Qua thực hiện đề tài trên tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên cần tăng cường sưu tầm thêm tranh ảnh, đọan phim, bài ca dao, dân ca,
khúc nhạc, sơ đồ tư duy, tư liệu có liên quan đến văn bản nhật dụng.

- Giáo viên cần chọn giải pháp dạy học thích hợp áp dụng riêng cho từng văn bản,
chứ khơng dạy cho tất cả các văn bản.
- Giáo viên không nên gò ép học sinh trong giờ học mà trái lại cần động viên, khuyến
khích học sinh tham gia tiết học với tâm lí vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng.
- Khi dạy giáo viên cần làm rõ trọng tâm nội dung bài học, tránh để học sinh hiểu sai
vấn đề mà văn bản muốn đề cập đến.
- Khích lệ học sinh nên sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học của
mình.
III. Khả năng áp dụng.
Hiện nay khơng ít giáo viên đã và đang ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào cơng tác
giảng dạy của mình. Điều đó cho thấy khả năng áp dụng những phương pháp giảng dạy
trong đề tài này rất khả thi. Vì vậy chúng ta nên mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng
dạy nhằm mang lại hiệu quả cao trong tiết dạy của mình cũng như chất lượng học tập của
học sinh ngày càng được nâng cao.
III. Những đề xuất và kiến nghị.
- Thư viện nhà trường cần đầu tư thêm tranh ảnh, tư liệu, băng hình dành giảng dạy
cho văn bản nhật dụng.
- Cần tạo ra nhiều sân chơi hơn nữa để học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học
áp dụng vào cuộc sống thực tế.
- Trang bị thêm máy chiếu để khi giáo viên giảng dạy không bị trùng tiết với gi
viên khác.
Bình Thạnh ngày 10 tháng 03 năm 2012
Người viết
Lê Ngọc Thuỷ
Ý kiến nhận xét của HĐKH trường
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

12



................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Ý kiến nhận xét của HĐKH cấp trên
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

13



×