Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

skkn NÂNG CAO HỨNG THÚ và kết QUẢ học GIẢI TOÁN có lời văn của học SINH lớp 11 BẰNG PHƯƠNG PHÁP dạy học TÍCH cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.11 KB, 36 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG TH – THCS GÁO GIỒNG
*****

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC GIẢI TOÁN
CÓ LỜI VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 1/1 BẰNG PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

HỌ VÀ TÊN: HUỲNH THỊ THÚY NGA
GIÁO VIÊN: LỚP 1/1
TRƯỜNG: TH – THCS GÁO GIỒNG

Gáo Giồng, tháng 03 năm 2012

-1-


MUC
̣ LUC
̣

Trang

Trang phụ bìa............................................................................................................i
Mục lục....................................................................................................................1
Danh mục các cụm từ viết tắt..................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................5


3. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................5
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu............................................................5
6. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................6
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................6
8. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu..............................................................7
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm một số thuật ngữ..........................................................................8
1.2. Tổng quan về dạy giải toán có lời văn trong lớp 1......................................8
1.3. Các PPDH tích cực đặc trưng cho giải toán có lời văn ở lớp 1...............15
1.4. Quy trình giải một bài toán có lời văn.......................................................15
Chương 2: THỰC TRẠNG Ở LỚP 1/1 CỦA TRƯỜNG TH – THCS
GÁO GIỒNG, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1. Vài nét về lớp khảo sát 1/1...........................................................................16

2.2. Hiện trạng của lớp 1/1 trước tác động............................................. 16
2.3. Thực trạng về hứng thú và kết quả học toán có lời văn trước tác động
của học sinh lớp 1/1 ở trường TH – THCS Gáo Giồng
2.2.1. Mục tiêu khảo sát trước tác động.......................................................17
2.2.2. Nội dung khảo sát trước tác động.......................................................17
2.2.3. Đối tượng điều tra khảo sát.................................................................17
2.2.4. Phương pháp điều tra khảo sát............................................................17
-2-


2.2.5. Kết quả khảo sát về về hứng thú học toán có lời văn của học sinh lớp
1/1 trước tác động..................................................................................................17
2.4. Một số nhận xét rút ra sau khi khảo sát trước tác động về hứng thú và
kết quả học toán có lời văn của HS lớp 1/1.......................................................18

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
Ở LỚP 1/1 CỦA TRƯỜNG TH – THCS GÁO GIỒNG, HUYỆN CAO
LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
3.1. Các giải pháp tác động của GV...................................................................19

3.2. Xử lý kết quả trước và sau tác động của HS...................................26
3.3. Kiểm chứng giả thiết..........................................................................27
3.4. Nhận xét về kết quả tác động............................................................28
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................33
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
-3-


Cụm từ viết tắt

Nghĩa cụm từ viết tắt

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

HTTC


Hình thức tổ chức

HS

Học sinh

LV

Lời văn

GV

Giáo viên

ĐDDH

Đồ dùng dạy học

PHẦN MỞ ĐẦU

-4-


1. Lí do chọn đề tài
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được pháp chế hoá trong luật
Giáo dục, điều 24.2 “Phương pháp Giáo dục Phổ thông phải phát huy tính tích cực tự
giác chủ động, sáng tạo hoạt động của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học: Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Chương trình toán ở Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng có nhiều mạch kiến

thức khác nhau trong đó nội dung giải bài toán có lời văn là có tính vận dụng thực tế
rất cao. Nội dung của bài toán là những vấn đề gần gũi và thường gặp trong đời sống.
Chính vì thế mà HS có thể áp dụng những kiến thức đã học vào xử lý những tình
huống thực tế và cũng thông qua thực tế mà kiểm tra, đánh giá lại kiến thức đã học có
phù hợp thực tiễn chưa. Từ đó hình thành kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá cho HS.
Tuy nhiên trong thực tiễn việc dạy bài toán có lời văn về cơ bản chất lượng
giảng dạy nội dung này còn chưa cao cụ thể:
Về khách quan: Trường TH – THCS Gáo Giồng là một trường vùng sâu, đa
phần HS có hoàn cảnh khó khăn, gia đình nghèo. Phụ huynh HS chưa quan tâm nhiều
đến việc học của con em mà hầu như khoán trắng cho GV. Nên việc dạy và học ở đây
còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là những nội dung khó đòi hỏi học sinh phải tổng hợp
nhiều mặt kiến thức khác nhau.
Về phía giáo viên: Thường dùng biện pháp quở trách, giữ ở lại trường phụ đạo
sau khi tan học, phạt, thuyết phục, vv...vì HS không chú ý lắng nghe giảng bài, không
tham gia xây dựng bài và nói chuyện trong giờ học. PPDH chưa phát huy tính tích cực
của HS. Việc vận dụng các PPDH đặc trưng của GV còn hạn chế. Do việc va chạm
thực tế còn hạn chế nên thiếu kinh nghiệm trong vận dụng những PPDH đặc trưng cho
dạng toán có lời văn.
Về phía học sinh: HS lớp 1/1 học các bài toán có lời văn một cách thụ động,
lười suy nghĩ, trông chờ vào những bạn khá giỏi. Nên việc thực hành giải các bài tập
của lớp còn rất chậm và HS còn sai rất nhiều.

-5-


Đây chính là lí do thúc đẩy tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Nâng cao hứng
thú và kết quả học toán có lời văn của học sinh lớp 1/1 bằng Phương pháp dạy học
tích cực”.
Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp tôi tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả dạy và học nội dung bài toán có lời văn của học sinh lớp 1/1 ở trường TH

– THCS Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm ra phương pháp dạy học (PPDH) tích cực và
HTTC dạy học bài toán có lời văn lớp 1 sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của
HS lớp 1/1, điều kiện thực tế dạy học ở trường TH – THCS Gáo Giồng.

3. Giả thuyết nghiên cứu
Có việc sử dụng PPDH tích cực trong dạy toán có LV ở lớp 1/1 sẽ làm tăng
hứng thú học tập của HS.
Có việc sử dụng PPDH tích cực trong dạy toán có LV ở lớp 1/1 làm tăng kết quả
học tập của học sinh.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Việc sử dụng PPDH tích cực trong dạy toán có LV ở lớp 1/1 sẽ làm tăng hứng
thú học tập của học sinh không?
Việc sử dụng PPDH tích cực trong dạy toán có LV ở lớp 1/1 sẽ làm tăng kết quả
học tập của học sinh không?

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: PPDH tích cực đặc trưng trong dạy bài toán có lời văn
của lớp 1/1 ở trường TH – THCS Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Khách thể nghiên cứu: HS lớp 1/1 tại trường TH – THCS Gáo Giồng, huyện
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

6. Phạm vi nghiên cứu

-6-



Do bị hạn chế về thời gian và đề tài PPDH tích cực đặc trưng cho bài toán có lời
văn của lớp 1/1 khá rộng cũng như khả năng nghiên cứu của bản thân có hạn nên đề tài
chỉ tập trung vào:
• PPDH tích cực đặc trưng cho bài toán có lời văn ở lớp 1.
• Đề tài thực hiện trong tất cả các giờ dạy toán ở lớp 1/1. Trong thời gian từ cuối
11/2011 đến 03/2012 tại trường TH – THCS Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp quan sát
7.2. Phương pháp phỏng vấn điều tra
Tìm hiểu và thu thập thông tin về kiến thức của HS trong quá trình học tập
thông qua bài kiểm tra.
Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến để tìm hiểu về hứng thú của HS trong quá trình
học tập thông qua phiếu khảo sát.
7.3. Phương pháp phân tích - thống kê
Để tổng hợp các số liệu từ quá trình điều tra, khảo sát và rút ra nhận xét để làm
cơ sở cho việc phân tích đánh giá kết quả khảo sát.
7.4. Phương pháp thực nghiệm
Áp dụng các PPDH tích cực đặc trưng của giải toán có LV trong quá trình giảng
dạy trên lớp để rút ra nhận xét và kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Khảo sát thực trạng ở lớp 1/1của trường TH – THCS Gáo Giồng,
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Chương 3: Đề xuất giải pháp, vận dụng và kiến nghị
Phần kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


-7-


8. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu
Thời gian

Nội dung

Từ 09/2011 đến 10/2011

Lập đề cương.

Từ 10/2011 đến 11/2011

Khảo sát thực trạng và viết chương 1.

Từ 11/2011 đến 02/2012

Tiến hành thực nghiệm sư phạm.

Từ 02/2012 đến 03/2012

Khảo sát thực tế và viết chương 2.

Từ 03/2012

Điều chỉnh và hoàn thành.

PHẦN NỘI DUNG
-8-



Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm một số thuật ngữ
“Phương pháp dạy học”
PPDH là cách thiết kế, tổ chức hệ thống hoạt động dạy - học của GV và HS, thể
hiện sự tương tác giữa thầy và trò nhằm để đạt được mục đích cuối cùng là HS hiểu và
vận dụng được nội dung kiến thức (do nhà trường, mục tiêu của chương trình đặt ra).
Do đó, PPDH bao gồm cả PP dạy lẫn PP học, là hai hoạt động khác nhau về đối tượng
nhưng thống nhất nhau về mục đích, tác động qua lại với nhau và là hai mặt của một
quá trình, nếu thiếu một trong hai mặt này, PPDH cũng như quá trình dạy học coi như
không diễn ra. Trong thể thống nhất này, PP dạy giữ vai trò chỉ đạo còn PP học có tính
độc lập tương đối nhưng chịu sự chi phối của PP dạy và có ảnh hưởng ngược lại đến
PP dạy. (Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXB Giáo dục, trang 207)
“Phương pháp dạy học tích cực”
PPDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ việc vận dụng các PPDH theo hướng
lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS. (Đổi mới
phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXB Giáo dục, trang 207)
“Bài toán có lời văn”
Bài toán có LV thực chất là vấn đề đặt ra cần được giải quyết. Bài toán có LV
còn được gọi là toán đố, có nghĩa là phải có “đố” dựa vào yếu tố đã cho trước. Bài toán
có LV gồm 2 phần rõ tệt:
Dữ kiện: Phần đã cho gồm các số và mối quan hệ giữa các số.
Câu hỏi: Phần chưa biết cần phải tìm.
(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tiểu học môn Toán, NXB Giáo dục 2006)
1.2. Tổng quan về dạy giải toán có lời văn trong lớp 1

1.2.1. Mục tiêu dạy giải toán có lời văn trong lớp 1
Sau khi học giải toán có LV ở lớp 1 mức độ yêu cầu HS cần đạt là
- Biết giải các bài toán về “thêm”, “bớt” (giải bằng một phép tính cộng hoặc trừ).

- Biết trình bày bài giải gồm: Câu lời giải, phép tính và đáp số.
-9-


1.2.2. Nội dung chương trình và các mức độ cần đạt về giải toán có LV
Bài toán có LV là một trong những mạch kiến thức quan trọng trong
chương trình toán Tiểu học, được dạy xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 theo trình tự
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Chúng ta có thể khái quát chương
trình giải toán có LV ở Tiểu học theo sơ đồ sau
TOÁN CÓ LV

Toán hợp

Toán đơn

Giai đoạn
chuẩn bị

Giai đoạn
chính thức

Toán điển
hình

Toán không
điển hình

Bài toán có LV đầu tiên được học ở lớp 1 là loại bài toán đơn. HS chính
thức được học vào học kì 2 của lớp 1. Tuy nhiên để bước vào giai đoạn chính
thức học toán có LV, HS đã trãi qua một giai đoạn chuẩn bị từ rất sớm và rất dài.

Vì thế mà ta nói rằng việc dạy học toán đơn qua 2 giai đoạn.
 Giai đoạn chuẩn bị học giải toán có LV

Ngay từ đầu học kì I, sau khi học xong phép cộng trong phạm vi 3 HS bắt đầu
làm quen với việc giải toán thông qua tranh ảnh, hình vẽ để viết phép tính thích hợp
vào ô trống.

Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô
vuông cho HS chọn ghi phép tính và kết quả của hình vẽ. Ban đầu để giúp HS dễ thực
hiện, sách giáo khoa ghi sẵn các số và kết quả:

Ví dụ 1: Bài 5 (Toán 1, trang 46)
- 10 -


a)

Ở bài toán này HS hình thành kĩ năng
giải toán miệng kết hợp với ghi phép tính
vào ô trống.
Chẳng hạn:
Chỉ yêu cầu HS nói: Có 1 quả bóng,
1

2 = 3

có thêm 2 quả bóng nữa là 3 quả bóng.
Chỉ yêu cầu HS viết dấu cộng vào ô
trống để có: 1+2=3


Ví dụ 2: Bài 4 (Toán 1, trang 47)
a)

Đến bài này mức độ yêu cầu tăng dần
Hình ảnh trực quan.

HS phải viết cả phép tính và kết quả
mà không cho trước số như ví dụ 1.
HS có thể nói và viết 1 trong 2 cách
C1: Có 3 con chim, có thêm 1 con
chim nữa là 4 con chim.
3+1=4
C2: Có 1 con chim, có thêm 3 con
chim nữa là 4 con chim.
1+3=4

Lưu ý: Cần động viên HS diễn đạt - trình bày miệng ghi phép tính đúng. Bởi lẽ,
thông qua ngôn ngữ của các em diễn đạt sẽ là cơ sở hình thành tư duy toán học một

- 11 -


cách nhanh nhất. Do đó, khi dạy dạng bài này cần động viên HS viết được nhiều phép
tính để tăng cường khả năng diễn đạt.
Dạng toán này HS được rèn luyện liên tục từ bài phép cộng trong phạm vi 3, 4,
5, phép trừ trong phạm vi 3, 4, 5, phép cộng phép trừ trong phạm vi 6, 7, 8, 9, 10. Tất
cả những bài toán này nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng giải toán miệng và xác định
phép tính đúng, phù hợp với bài toán.
Dần dần mức độ yêu cầu được nâng lên thông qua bài toán được tóm tắt bằng
hình vẽ và sơ đồ lời bắt đầu từ bài Bảng cộng bảng trừ trong phạm vi 10. Đây cũng là

lúc HS tiếp xúc với kí hiệu toán học.
Ví dụ 3: Bài 3 (Toán 1, trang 87)
a)

HS nói theo 2 cách:
Hình ảnh trực quan.

C1: Có 4 chiếc thuyền màu xanh thêm
3 chiếc thuyền màu trắng. Vậy có tất cả 7
chiếc thuyền.
C2: Có 3 chiếc thuyền màu trắng thêm
4 chiếc thuyền màu xanh. Vậy có tất cả 7
chiếc thuyền.
HS có thể viết phép tính vào ô trống:
4+3=7 hoặc 3+4=7 và nêu được bài toán
theo phép tính.
Ở câu b HS dựa theo tóm tắt mà ghi
được phép tính đúng nhất vào ô trống. Cần

b)

Có: 10 quả bóng
Cho: 3 quả bóng
Còn: … quả bóng?

động viên HS nói miệng bài toán theo tóm
tắt.
10-3=7
Có 10 quả bóng, cho 3 quả bóng. Hỏi
còn lại bao nhiêu quả bóng?


- 12 -


Ở bài toán này HS làm quen với dạng tóm tắt bằng hình vẽ và bằng sơ đồ lời.
HS dựa vào tóm tắt ấy mà viết phép tính thích hợp. Điều này cũng làm cơ sở cho sau
này HS biết cách ghi tóm tắt hoặc nhìn vào tóm tắt mà đọc được lời bài toán.
Các dạng toán trên được củng cố, rèn luyện cho đến khi HS chính thức bước
vào học bài toán có LV.
 Giai đoạn chính thức học giải toán có LV
Bắt đầu học kì 2 của lớp 1, HS chính thức học giải toán có LV với 2 bài mở đầu:
- Bài toán có LV.
- Giải toán có LV.
Ở bài “Bài toán có LV” HS làm quen với giải toán thông qua bài tập viết số
thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
Ví dụ 4: Toán 1, trang 115
Bài tập 1:

Bài tập 2:

- Hình ảnh trực quan.

- Hình ảnh trực quan.

- Bài toán: Có … bạn, có thêm … bạn

- Bài toán: Có … con thỏ, có thêm … con

đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu


thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu

bạn?

con thỏ?
Đối với 2 bài tập này, HS dựa vào trực quan, kết hợp với những kiến thức trước

đó HS đã làm miệng thì có thể dễ dàng làm được bài toán theo các yêu cầu.
Loại bài tiếp theo HS phải dựa vào trực quan và một phần lời giải đã ghi sẵn để
viết câu hỏi của bài toán.
Bài tập 3: Viết tiếp câu hỏi của bài toán:

Bài tập 4: Nhìn tranh viết tiếp vào chỗ

- Hình ảnh trực quan.

chấm để có bài toán:

- Bài toán: Có 1 gà mẹ và có 7 gà con.

- Hình ảnh trực quan.

Hỏi ………………………?

- Bài toán: Có … con chim đậu trên cành,
có thêm … con chim bay đến.
Hỏi …………………………………?

Ta nhận thấy rằng đây là dạng toán được nâng lên nên độ khó của nó cũng nhiều
hơn. Vì đa số HS rất khó xác định được câu hỏi để viết cho đúng (lần đầu tiên). Tuy

- 13 -


nhiên với nhiều ví dụ sau đó HS sẽ hình thành được kĩ năng viết câu hỏi để có bài toán.
Có thể nói học sinh tiếp cận với đề một bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và
yêu cầu hoàn thiện. Tư duy HS từ hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết.
Giải toán có lời văn ban đầu thực hiện bằng phép tính cộng là phù hợp với tư duy HS.
Cấu trúc một đề toán gồm 2 phần: phần cho biết và phần hỏi, phần cho biết gồm
có 2 yếu tố.
Tiếp tục “Bài giải toán có LV”: Để hình thành cách giải các bài toán có lời văn,
sách giáo khoa đã nêu một bài toán, phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để
HS làm quen (Bài toán –trang 117).
Giáo viên cần cho HS nắm vững đề toán, thông qua việc tóm tắt đề toán. Biết
tóm tắt đề toán là yêu cầu đầu tiên để giải một bài toán có lời văn.
Bài giải gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính và đáp số.
Chú ý rằng tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm tắt
cần được luyện kỹ để HS nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Câu lời giải trong bài
giải không yêu cầu mọi HS phải theo mẫu như nhau, tạo điều kiện cho HS diễn đạt câu
trả lời theo ý hiểu của mình. Qui ước viết đơn vị của phép tính trong bài giải HS cần
nhớ để thực hiện trong khi trình bày bài giải.
Bước đầu phần thực hành HS chỉ ghi phép tính khi đã có sẵn câu lời giải, gợi ý
tóm tắt và gợi ý đáp số.
Ví dụ 5: Toán 1, trang 117
Bài tập 1:
- Trực quan.
- Đề bài: An có 4 quả bóng, bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?
Tóm tắt

Bài giải


An có: ….. quả bóng

Cả hai bạn có:

Bình có: …. quả bóng

…………………= …….. (quả bóng)

Cả hai bạn có: … quả bóng?

Đáp số: … quả bóng.
- 14 -


Tiếp theo, cho HS tự ghi câu lời giải, phép tính và đáp số.
Ví dụ 6: Bài tập 3 (toán 1, trang 118)
- Trự quan.
- Đề bài: Đàn vịt có 5 con ở dưới ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con?

Tóm tắt

Bài giải

Dưới ao: ….. con vịt

……………………………………………...

Trên bờ: …. con vịt

………………………………………………


Có tất cả: … con vịt ?

………………………………………………

Các dạng bài tập này được làm đi làm lại rất nhiều lần. Và khi HS đã có kiến
thức cơ bản thành thạo về giải bài toán có LV bằng một phép tính cộng thì HS bắt đầu
học giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ ở bài Giải toán có LV (tiếp theo).
Vì HS đã biết cách giải một bài toán có LV là thế nào nên ở bài học này HS dựa
vào đề bài toán, tóm tắt và câu lời giải để ghi phép tính đúng cho bài tập 1 (chỉ lưu ý
HS các từ khóa và các khái niệm). Đến bài tập 2 HS tự thực hiện toàn bộ các bước giải
một bài toán có LV là: Ghi dâu lời giải, phép tính và đáp số.
Ví dụ 7: Bài tập 1, 2 (toán 1, trang 148)
Bài tập 1: Có 8 con chi đậu trên cây, sau Bài tập 2: An có 8 quả bóng, An thả 3 quả
đó có 2 con bay đi. Hỏi trên cây còn lại bóng bay đi. Hỏi An còn lại mấy quả
bao nhiêu con chim?

bóng?

Bài giải

Bài giải

Số con chim còn lại là:

……………………………………………

……………… = …… (con)

……………………………………………


Đáp số: ….. con

- 15 -

Đáp số: …………………


Tiếp theo sau đó là rất nhiều bài toán củng cố về giải toán bằng 1 phép tính trừ.
Riêng ở các bài luyện tập chung thì cả hai dạng toán giải bằng một phép tính cộng và
một tính trừ liên tục xuất hiện.

1.3. Các PPDH tích cực đặc trưng cho giải toán có lời văn trong toán lớp 1
Dạy học giải toán có LV cũng vận dụng các PPDH tích cực như: PP thảo luận
nhóm, PP quan sát, PP đàm thoại, PP trò chơi học tập, PP giảng giải minh họa,…
Nhưng việc sử dụng các PP đó thôi chưa đủ, người GV cần phải vận dụng nhiều những
PPDH đặc trưng cho toán có LV như PP luyện tập thực hành, PP nêu vấn đề, PP sơ đồ
đoạn thẳng, PP loại thể và PP tính ngược. Tuy nhiên muốn đạt kết quả cao thì việc vận
dụng phối hợp cùng một lúc các PP này cần phù hợp cho từng hoạt động cụ thể.
Ví dụ: Đối với phần hình thành kiến thức mới tùy theo nội dung từng bài mà GV
có thể phối hợp sử dụng các PP như
-

PP nêu vấn đề.

-

PP theo loại thể.

-


PP thảo luận nhóm.

-

PP quan sát.

-

PP giảng giải minh họa.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc phối hợp cùng một lúc hai hay nhiều PP khác
nhau trong cùng một hoạt động đối với những HS có khả năng tiếp thu khác nhau.
Ví dụ: Đối với phần thực hành làm bài tập
-

HS khá - giỏi: Phần thực hành làm bài tập dùng PP luyện tập thực hành,

PP nêu vấn đề, PP thảo luận nhóm, PP tính ngược.
-

HS trung bình –yếu: Phần thực hành làm bài tập dùng PP luyện tập thực

hành, PP quan sát, PP loại thể, PP giảng giải minh họa, PP sơ đồ đoạn thẳng.
1.4. Quy trình giải một bài toán có lời văn
- 16 -


Bước 1: Tìm hiểu kĩ đề bài
Bước 2: Tìm cách giải

- Xác định câu lời giải
- Xác định phép tính
Bước 3: Trình bày bài giải (Cần trình bày theo thứ tự)
Câu lời giải  Phép tính  Đáp số.
Bước 4: Kiểm tra lại
Chương 2: THỰC TRẠNG Ở LỚP 1/1 TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG CỦA
TRƯỜNG TH – THCS GÁO GIỒNG, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1. Vài nét về lớp khảo sát 1/1
Lớp 1/1 là một lớp ở điểm chính của trường TH – THCS Gáo Giồng, huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tổng số HS của lớp là 35/21 (nữ). Trong đó có 1 HS khuyết tật
và 7 HS lưu ban (là những học sinh cá biệt). Đa số các em điều thuộc gia đình khó
khăn, cha me làm nông nghiệp nên ích khi quan tâm đến việc học của các em. HS của
lớp 1/1 vẫn còn rất nhiều em chưa qua mẫu giáo nên lớp 1 là những ngày đầu HS được
làm quen với việc học, với các chữ số …. Hơn nữa, do số lượng học sinh cá biệt của lớp
cũng chiếm số lượng nhiều nên ảnh hưởng rất lớn đến việc học của lớp.

2.2. Hiện trạng của lớp 1/1 trước tác động

GV thường quở trách, giữ ở lại
trường sau khi tan học phụ đạo
thêm, phạt, thuyết phục, vv...

Vận dụng các PPDH tích cực
đặc trưng cho giải toán có lời
văn của GV còn hạn chế.

HS lớp 1/1 kết quả học chưa cao
và không hứng thú khi học giải
toán có LV ở trên lớp.


PPDH chưa phát huy tính tích
cực của HS

- 17 -


Là lớp 1 duy nhất của trường nên số
lượng HS đông. GV không có điều kiện
huynh
HSvềchưa
tâmkết quả học
2.3.Phụ
Thực
trạng
hứngquan
thú và
toántrình
có LV
trước
động
đốigiải
chiếu
độ của
HStác
giữa
cáccủa
lớpHS
đến việc học của con em.
lớp 1/1 ở trường TH – THCS Gáo Giồng cũng như không thể trao đổi ý kiến khi


2.3.1. Mục tiêu khảo sát trước tác động
dạy nội dung khó là giải toán có LV.
2.3. Thực trạng về hứng thú và kết quả học giải toán có LV trước tác động của HS
lớp 1/1 ở Trường TH – THCS Gáo Giồng
2.3.1. Mục tiêu khảo sát trước tác động
Tìm hiểu và thu thập thông tin về hứng thú và kết quả học tập giải toán có lời
văn của HS lớp 1/1 trong quá trình học tập.

2.3.2. Nội dung khảo sát trước tác động
- Tìm hiểu về kiến thức trong quá trình học tập của HS lớp 1/1.
- Tìm hiểu về hứng thú trong quá trình học tập của HS lớp 1/1.

2.3.3. Đối tượng điều tra khảo sát
Đối tượng khảo sát của đề tài là HS của lớp 1/1 trường TH – THCS Gáo Giồng

2.3.4. Phương pháp điều tra khảo sát
- Khảo sát hứng thú của HS: Nội dung của phiếu đề cập đến là sự đánh giá của
HS về mức độ khó, dễ của việc học giải toán có LV ở lớp 1, sự đánh giá của HS về các
hình thức học tập mà các em thích thú, những thuận lợi và khó khăn mà HS gặp phải
khi học giải toán có LV thông qua phiếu phỏng vấn kết hợp quan sát trực tiếp khi HS
học những nội dung có liên quan đến giải toán có LV.
- Khảo sát kiến thức của HS: Thông qua bài kiểm tra.
2.3.5. Kết quả khảo sát về hứng thú học giải toán có LV của học sinh lớp 1/1
trước tác động
- Trường: TH – THCS Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Lớp: 1/1
- Hệ thống câu hỏi trong phiếu khảo sát gồm 6 câu
- Tổng số phiếu khảo sát là 35 phiếu.
- 18 -



- Tổng số HS khảo sát 35/21 (nữ)

 Kết quả khảo sát hứng thú của HS
Ý kiến khảo sát hứng thú học các nội dung về giải
toán có LV của HS

Tháng

(lớp 1/1)
Số lượng có hứng thú

Tỉ lệ (%)

09

14

40

11

17

48,6

Bảng thống kê 2.1
 Kết quả khảo sát kiến thức của HS
Điểm


Kết quả điểm học hàng tháng học các nội dung về giải toán có LV của HS
(lớp 1/1)
09

9- 10

SL
13

11
%
SL
37,1
15
Bảng thống kê 2.2

%
42,9

Ghi chú: Trong bảng thống kê không có tháng 10 vì HS của trường nghỉ lũ.
2.4. Một số nhận xét rút ra sau khi khảo sát trước tác động về hứng thú và kết
quả học các nội dung về giải toán có LV của HS lớp 1/1
Về hứng thú học các nội dung về giải toán có LV của HS: Đa số HS chưa tập
trung chú ý nghe GV giảng bài, HS chưa tích cực chủ động trong việc xây dựng bài.
Khả năng lĩnh hội tri thức mới của HS còn rất hạn chế. Một số tiết thì vẫn còn HS chưa
hoàn thành bài tập ngay tại lớp và chưa hoàn thành yêu cầu GV đặt ra. HS còn ỉ lại vào
bạn bè nên chất lượng các giờ họcToán chưa cao.
- 19 -



Về kết quả học các nội dung về giải toán có LV của HS: Nhìn chung, kết quả
học tập của HS thấp cụ thể là số HS đạt đểm 9 - 10 trong quá trình khảo sát chỉ từ 13
đến 15 HS. Nguyên nhân do HS còn lười suy nghĩ đợi chờ GV hoặc GV yêu cầu đến
đâu làm đến đó thiếu sáng tạo trong quá trình học tập.
Tóm lại, qua quá trình khảo sát lớp 1/1 trước tác động đã thu được các số liệu về
mức độ hứng thú vá kết quả học tập thực tế của lớp. Đây chính là cơ sở để đưa ra
những giải pháp và tiến hành áp dụng các giải pháp này vào quá trình học giải bài toán
có LV ở cuối học kì I và giữa học kì II để nâng cao hứng thú và kết quả học tập của HS
lớp 1/1 tại trường TH – THCS Gáo Giồng.
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC Ở
LỚP 1/1 CỦA TRƯỜNG TH – THCS GÁO GIỒNG, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH
ĐỒNG THÁP

3.1. Các giải pháp tác động của GV

GV tự bồi dưỡng và
học hỏi thêm kinh
nghiệm.

Áp dụng các PPDH
đặc trưng

Hướng dẫn HS hiểu
khái niệm

Nâng cao
hứng thú và
kết quả học
giải toán có

LV của HS
lớp 1/1.

Hướng dẫn phụ huynh
cách tổ chức cho HS
học ở nhà.

Hướng dẫn cách giải
và các bước trình
bày một bài giải.

Bố trí lại chỗ ngồi
cho HS.
Sử dụng PP loại thể.

- 20 -


 Hướng dẫn cho HS hiểu các khái niệm: Để lựa chọn phép tính đúng cho bài
toán thì ngay từ giai đoạn chuẩn bị GV phải cung cấp cho HS các khái niệm về “thêm”,
“bớt” và xác định được các loại từ khóa nào là thuộc khái niệm “thêm” (thực hiện phép
tính cộng). Loại từ khóa nào thuộc khái niệm “bớt” (thực hiện phép tính trừ). Thông
qua tìm hiểu, nghiên cứu về các đề bài sau đây là các loại từ khóa thường dùng ở
chương trình toán lớp 1 mà GV cần lưu ý cho HS.
- Thêm (phép tính cộng): Thêm, mua thêm, trồng thêm, cho thêm, treo thêm, …
- Bớt (phép tính trừ): Đem bán, bay đi, cho bạn, thả đi, lấy ra, cắt đi, ….
 Hướng dẫn cách giải: Để giải được bài toán có LV phải qua 4 bước

Mô hình giải bài toán có LV
Bài toán


Tóm tắt

Bài giải

Cách giải

Bước 1: Tìm hiểu kĩ đề bài
Để hiểu nội dung đề bài cần cho HS hiểu rõ cách diễn đạt bằng lời văn của đề
bài, nắm được ý nghĩa và nội dung của đề bài thông qua việc tóm tắt bài toán bằng sơ
đồ hoặc hình vẽ. Khó khăn đầu tiên của HS khi học giải toán có LV chính là về mặt
ngôn ngữ. Bởi lẽ, các đề bài toán thường là sự kết hợp giữa 3 thứ ngôn ngữ: Ngôn ngữ
tự nhiên, ngôn ngữ toán học và ngôn ngữ kí hiệu (chữ số, các dấu phép tính, các dấu
quan hệ, các dấu ngoặc, …)
Do đó, một trong những cách làm giúp HS hiểu được đề bài là yêu cầu HS nhắc
lại đề bài theo cách diễn tả của mình dựa vào tóm tắt của bài toán. Điều này giúp HS
nhớ được đề bài và suy nghĩ về nó.
Chú ý: Vấn đề đặt ra ở bước này là Làm cho HS biết được bài toán gồm 2 phần:
- 21 -


- Phần thông tin của bài toán (là 2 yếu tố)
- Phần thông tin cần tìm (câu hỏi).
Muốn vậy thì ngay bài đầu tiên của giai đoạn chính thức học toán có LV GV
phải hướng dẫn cho HS phân biệt được hai phần này.
Ví dụ: (Bài 1, trang15)
- Hình ảnh trực quan.
- Bài toán: Có … bạn, có thêm … bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
Sau khi HS đã điền phần còn trống dựa vào hình ảnh trực quan thì GV cần phân
tích cho HS thấy được 2 phần của bài toán có LV bằng cách gợi ý về các số vừa điền

vào là phần đã cho của bài toán. Còn phần còn lại gọi là phần chưa biết hay phần hỏi
(dấu hiệu là chữ “hỏi” và dấu “?”).
Đến bài tập 2, trang 115 thì yêu cầu HS tự xác định và nêu lại bài toán có LV
gồm những phần gì.
Từ việc xác định các phần trong bài tập 1, 2 HS sẽ dễ dàng làm được các bài tập
điền phần hỏi còn thiếu ở bài tập 3 và 4.
Kết thúc bài học về “Bài toán có LV” HS đã có thể hiểu và phân tích được một
đề bài toán hoàn chỉnh.
Bước 2: Tìm cách giải
GV viên cần tổ chức cho HS đi tìm hướng giải cho bài toán. Điều quan trọng ở
bước này là cần cho HS xác định câu lời giải, lựa chọ phép tính thích hợp với các từ
khóa.
Xác định câu lời giải
Dạng bài

Các cách giúp HS xác định câu lời giải
Cách đặt câu lời giải
Ví dụ
- C1: Lấy dòng thứ 3 của tóm tắt Ví dụ 1: Bài 1, trang 122
đến dấu “:”.

Bài toán có
tóm tắt

Tòm tắt

- C2: Số + Đơn vị tính + Dòng thứ

Có: 4 bóng xanh


3 của tóm tắt đến dấu “:”

Có: 5 bóng đỏ

- C3: Thêm chữ “Số” vào dấu “…”

Có tất cả: … quả bóng?

trên dòng thứ 3 của tóm tắt. Lấy cả *Các câu lời giải có thể đặt:
- 22 -


dòng làm câu lời giải.

- Có tất cả.
- Số quả bóng có tất cả.

- Có tất cả số quả bóng.
- C1: Dùng bút chì gạch dưới từ Ví dụ 1: Bài 1, trang 122
“hỏi”, từ “bao nhiêu hay mấy”. Lấy

Tổ em có 5 bạn nam, 5 bạn

Bài toán chỉ cụm từ ở giữa hai từ vừa gạch làm nữ. Hỏi tổ em có tất cả bao nhiêu
có đề bài

câu lời giải.

bạn?


- C2: Dùng bút chì gạch dưới từ

*Các câu lời giải có thể đặt:

+ “Hỏi”.

- Có tất cả.

+“Bao nhiêu hay mấy”: Viết thêm - Tổ em có tất cả số bạn là.
chữ “số” ở ngay phía dưới.
+Dấu “?”: Viết thêm từ “là”.
Lấy cụm từ bắt đầu sau chữ “hỏi”.
- C1: Thêm chữ “Số” vào dấu “…” Ví dụ: Bài 4, trang 151
trên dòng thứ 3 của tóm tắt.Lấy cả
Các bài toán dòng làm câu lời giải.

Tòm tắt
Có: 15 hình tròn

có yếu tố

- C2: Số + Đơn vị tính + Dòng thứ

Tô màu: 4 hình tròn

hình học

3 của tóm tắt đến dấu “:”

Không tô màu: … hình tròn?

*Các câu lời giải có thể đặt:
- Không tô màu số hình tròn.
- Số hình tròn không tô màu.

Lưu ý: Tùy vào khả năng của HS mà hướng dẫn lựa chọn cho phù hợp
- Đối với HS khá giỏi sau khi hướng dẫn thì việc xác định câu lời giải là khá đơn
giản. Tuy nhiên vấn đề khó đối với GV là cần tổ chức cho HS đặt câu lời giải theo
nhiều cách khác nhau.
- Đối với HS trung bình – yếu: Đặt câu lời giải là nội dung rất khó có thể hướng
dẫn HS theo cách dễ nhất cho HS làm quen và dần dần phát triển kĩ năng.
Đối với lớp 1/1 những HS trung bình – yêú thường được hướng dẫn theo cách sau
Ví dụ: (Bài tập 1, trang 122)
An có 4 quả bóng xanh và 5 quả bóng đỏ. Hỏi An có tất cả bao nhiêu quả bóng?
- 23 -


- GV cho HS xác định các từ “hỏi – bao nhiêu”.
- Cho HS dùng bút chì gạch bỏ 2 từ này ở SGK.
- Xác định câu lời giải là phần ở giữa hai chỗ vừa gạch bỏ và cho nói miệng
nhiều lần câu này.
Xác định phép tính
- Cho HS nêu lại phép tính theo các từ khóa.
- Cho HS gạch dưới các số.
- Xác định đơn vị: Là từ đứng phía sau của các số vừa gạch dưới.
Bước 3: Trình bày bài giải (Cần trình bày theo thứ tự)
- Câu lời giải.
- Phép tính.
- Đáp số.
Bước 4: Kiểm tra lại
Đây là bước không bắt buộc đối với quá trình giải toán nhưng là bước không thể

thiếu trong dạy học toán có LV. Bước này có mục đích:
- Kiểm tra, rà soát lại bài giải.
- Sử dụng PP tính ngược để so sánh các cách giải.
- Suy nghĩ khai thác bài toán.
Đối với lớp 1, mục đích cơ bản là rèn cho HS thói quen kiểm tra, rà soát lại công
việc giải bài toán của mình. Riêng đối với HS khá – giỏi tập cho thói quen suy luận
ngược để so sánh kết quả bài toán (một tư duy toán học cơ sở).
 Áp dụng các PPDH đặc trưng:
Dùng PPDH nêu vấn đề tổ chức dạy kiến thức mới cho HS
- Giúp HS tái hiện tri thức cũ về toán có LV ở giai đoạn chuẩn bị.
- Nêu nội dung kiến thức mới thành một hay nhiều tình huống có vấn đề để kích
thích HS suy nghĩ.
- Giúp đỡ HS giải quyết vấn đề bằng cách phối hợp các hình thức khác nhau
như hình thức cá nhân hay thảo luận nhóm.
- Cho lớp thảo luận sau khi HS trình bày cách giải quyết tình huống có vấn đề.
- 24 -


- Rút ra đáp án đúng nhất về giải bài toán có LV.
- Cho HS vận dụng trực tiếp kiến thức mới vào giải các bài tập.
Dùng PP luyện tập thực hành để tổ chức cho HS giải toán có LV
- Sau phần kiến thức mới, HS thực hành trực tiếp vận dụng vào giải bài tập. GV
cần gợi ý, hướng dẫn để HS nhớ lại kiến thức và cách giải để vận dụng vào từng bài
tập.
Ví dụ: Bài tập 3, trang 129
Kiến thức cần gợi ý cho HS nhớ lại là: Các bước giải toán có LV, cách tìm câu
lời giải, khái niệm các từ khóa, cách cộng các số tròn chục.
- Giúp HS tự luyện tập thực hành theo khả năng của bản thân
- Tạo sự giúp đỡ, hổ trợ lẫn nhau giữa các HS với nhau.
- Khuyến khích HS kiểm tra kết quả thực hành.

- Khích lệ cho HS tìm ra cách đặt câu lời giải hay.
Dùng PP sơ đồ đoạn thẳng hướng dẫn HS giải toán có LV
Đây là PP trực quan rất sinh động giúp HS dễ hiểu và dễ làm. Đối với những
tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng HS đặt câu lời giải rất dễ dàng. Ngoài ra, nếu dùng PP
này HS viết phép tính ít sai so với bài toán chỉ sử dụng ngôn ngữ trực tiếp và việc
hướng dẫn HS cách giải cũng được rút ngắn thời gian đặt biệt là những HS yếu có kĩ
năng đọc chữ còn chậm.
- Dùng đoạn thẳng tóm tắt bài toán.
- Dùng đoạn thẳng thay thế cho các đại lượng trong bài toán.
- Biểu diễn các số đã cho và các số cần tìm bằng đoạn thẳng,
Tuy nhiên việc vận dụng PP này vào giải toán có LV ở lớp 1 còn là cơ sở tốt
nhất cho HS học tốt phần giải toán có LV ở các lớp tiếp theo.
 Bố trí lại chỗ ngồi cho HS:
Thời gian trước tác động, lớp 1/1 chú ý xếp chỗ ngồi theo phương châm đôi bạn
cùng tiến. Tuy nhiên bản thân cảm thấy không hiệu quả vì HS trung bình - yếu thường
xem bài bạn mà làm (HS lớp 1 quá nhỏ chưa thể sử dụng được biện pháp này một cách

- 25 -


×