Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan trong bài “ vẽ chân dung ” trong môn mĩ thuật lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS

NAÊM HOÏC: 2010 - 2011
*Đề tài: Nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh khi sử dụng
đồ dùng trực quan trong bài “ vẽ chân dung ” lớp 8.
1
1.TÓM TẮT:
Các môn học ở phổ thông nói chung, THCS nói riêng đều có sự liên
quan móc nối dù ít nhiều về kiến thức, kĩ năng và thái độ nhằm làm cho tri
thức của HS thêm phong phú. Cả thế giới từ cổ - kim - đông - tây ở đâu có
trường học thì sẽ có nhiều môn để học trong đó có môn mĩ thuật. Sự móc nối
kiến thức ở các môn học chỉ có HS là người thấy rõ nhất, bởi nhắc đến kiến
thức môn mĩ thuật, các em thấy mình đã học ở các môn học khác. Lúc đó
trong các em sẽ thức tỉnh những kiến thức đã học, được nghe hoặc nói tới,
như vậy đỡ mất thời gian suy nghĩ tìm tòi. Trong học tập mà kiến thức nào
cũng coi như mới là học tập thiếu sự liên hệ, học như vậy chỉ là tiếp nhận thụ
động, kiến thức sẽ rời rạc. Vậy môn học nào có dính dáng đến mĩ thuật
Nói chung đa số môn học đều dính dáng đến mĩ thuật và kiến thức bài
”vẽ chân dung” cũng có trong kiến thức các môn học khác, ví dụ: trong Văn
học khi diễn tả chân dung Thúy Kiều, Thúy Vân, Từ Hải Diễn tả chân dung
các anh hùng dân tộc, trong môn Lịch sử. Diễn tả đặc điểm dân tộc khác
nhau trong môn Địa lí v v thì nhà văn (người viết dùng là - từ - câu -
đoạn , mĩ thuật là - nét - hình - màu sắc - hình khối Kiến thức các môn khác
sẽ là bổ ích, thông qua lời văn và cách diễn tả gây cảm hứng cho HS khi học
môn mĩ thuật.
Thực tế hiện nay, HS THCS đang gặp nhiều khó khăn khi vẽ các đề tài
về người như: Hình ảnh mẹ, bộ đội, hoặc hoạt động con người như đề tài trò
chơi dân gian, an toàn giao thông, đề tài học tập có bài vẽ nào liên quan đến
vẽ người, các em cảm thấy lo sợ và tìm cách đối phó như nhờ sự giúp sức của


người lớn, thậm chí nhờ họa sĩ hoặc sao chép của nhau bằng cách dùng giấy
can lại.
Việc này do ở lớp 6 và lớp 8 chỉ có một vài tranh minh hoạ cho một số
bài, hình ảnh thường chụp ở SGK ra, không đẹp và không tạo được sự hứng
thú cho HS, chủ yếu các em được thầy cô giới thiệu sơ lược vì thời gian chỉ
có 45 phút; giáo viên thị phạm thậm chí còn hạn chế, thiếu thực tế.
2
Còn đối với chương trình ở lớp 7 và lớp 9 thì không có bài vẽ người cụ
thể, tóm lại tranh minh hoạ về người cho các em quan sát còn rất ít, không
đáp ứng được yêu cầu bộ môn. Trong khi đó, phần đông giáo viên ngại làm
đồ dùng dạy học (ở đây là tranh ảnh về người) để phục vụ cho tiết dạy của
mình vì nguyên nhân chính vẫn là người rất khó vẽ và vẽ không giống sẽ gây
phản cảm đối với HS và dẫn đến việc HS sợ phải tiếp xúc với bài vẽ người là
vậy.
Giải pháp của tôi là qua việc sử dụng đồ dùng trực quan đẹp và sinh
động như tranh ảnh hướng dẫn cách vẽ nhiều hơn trong SGK, ảnh thật làm
hình gợi ý, người thật làm mẫu vẽ , trong phần dạy lí thuyết chiếm khoảng 30
đến 35 phút (thường thì các bài dạy môn mĩ thuật sẽ có thời gian khoảng từ
15-18 phút lí thuyết thời gian còn lại là thực hành).
Đề tài này tập trung nghiên cứu phương pháp áp dụng cho bài ”vẽ
chân dung” lớp 8 đạt được hiệu quả trong quá trình làm bài tập của bài vẽ
chân dung và vẽ chân dung bạn, việc áp dụng quá trình nghiên cứu vào lớp
8a1 (lớp thực nghiệm) được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy bài vẽ chân
dung. Kết quả nghiên cứu cho ta thấy việc dạy bài ”vẽ chân dung” lớp 8
không đơn thuần là dạy theo từng bước vẽ cụ thể như SGK đã hướng dẫn là
được mà phải biết kết hợp các đồ dùng trực quan sinh động ngoài SGK và cho
học sinh quan sát nhiều chân dung người cũng như ảnh chụp chân dung người
thật kết hợp thêm phương pháp (trực quan, vấn đáp và luyện tập ) dạy học
của giáo viên trên lớp thì vấn đề học sinh lớp 8 học bài ”vẽ chân dung” sẽ
được từ vẽ chưa đạt yêu cầu thành vẽ đạt và vẽ đẹp theo yêu cầu của giáo

viên và hứng thú học mĩ thuật sẽ tăng lên mức độ cao hơn.
Còn lớp 8a2 ( lớp đối chứng ) khi không được tác động thì điểm số
chênh lệch rõ rệt và được chứng minh qua thực tiễn dạy học ở trường THCS.
Tóm lại kết quả: lớp 8a1 có số HS vẽ bài đẹp và tốt hơn số HS lớp 8a2.
Qua việc nghiên cứu đã chứng thực việc sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy
bài vẽ chân dung đạt hiệu quả cao hơn là áp dụng theo cách dạy thông
3
8.76
thường được hướng dẫn trong SGK , và làm tăng hứng thú của HS trong bài
học một cách rõ rệt:
- Bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là
- Bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là
- Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy P
- Chênh lệch giá trị (SMD)
- Bài kiểm tra hứng thú của lớp thực nghiệm có t-test (p) là: 0.0001
- Chênh lệch giá trị (SMD) là: 0,81
Điều đó chứng minh rằng sử dụng đồ dùng trực quan sẽ nâng cao hứng thú
và kết quả học tập của học sinh khi dạy bài “ vẽ chân dung ” lớp 8 ở
trường THCS.

2.GIỚI THIỆU:
Trong quá trình dạy học môn Mĩ Thuật thì không ít giáo viên và học
sinh thường ngán ngại phải tiếp xúc đến phần học ” vẽ người” trong chương
trình học.
Đối với học sinh thì những bài vẽ người trong tranh đã khó mà ”vẽ
chân dung” còn khó hơn vì ngoài những phương pháp vẽ chân dung tương
đối nhiều còn đòi hỏi phải có nét đẹp về thẫm mĩ và tình cảm trong tranh vẽ
thông qua sự kích hoạt những cảm xúc về con người trong bản thân người vẽ
thì bài vẽ mới đẹp và có hồn (hay sinh động).
Đối với giáo viên thì đây là phần có kiến thức đa dạng và phức tạp mà

không phải bất cứ giáo viên với sự nỗ lực học tập và nghiên cứu là có thể thực
hiện được những bài chân dung sinh động và có hồn cho HS xem, tuy mục
4
7.41
0.0002
0.70
đích của môn Mĩ Thuật ở THCS là không phải đào tạo một họa sĩ hoặc người
làm mĩ thuật chuyên nghiệp nhưng người giáo viên dạy mĩ thuật phải tạo cho
học sinh một yêu cầu thẫm mĩ nhất định đối với môn mình phụ trách, học sinh
mới không nhàm chán nếu như những bài học cứ tương tự nhau (như vẽ tranh,
vẽ trang trí, vẽ theo mẫu ) qua từng cấp học, bậc học.
Do đó giáo viên phải chú trọng yêu cầu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng,
hình thành năng lực cảm thụ nghệ thuật, giáo dục tình cảm, hứng thú thẩm mĩ,
thái độ tích cực, tinh thần chủ động sáng tạo, ý thức cố gắng vươn lên trong
việc học mĩ thuật của học sinh.
Vấn đề nghiên cứu này nảy sinh là việc rút kinh nghiêm từ những năm
học trước khi dạy học bài ” vẽ chân dung ” lớp 8. Các em dù đã học xong bài
vẽ chân dung và vẽ chân dung bạn mà khi thể hiện một bài vẽ chân dung
hay áp dụng vào bài vẽ tranh hay vẽ tượng chân dung lớp 9 vẫn không thể vẽ
đúng tỉ lệ và trông tương đối đẹp, nhưng quan trọng hơn là các em chưa cảm
nhận được nét đẹp trên gương mặt một người thông qua hình vẽ cũng như
tình cảm của người vẽ khi thể hiện ”mặt người” sẽ gây hứng thú như thế nào
đối với người vẽ cũng như người xem.
Vì vậy để thay đổi hiện trạng trên đề tài đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu
nguyên nhân và cách giải quyết bằng việc dạy theo các phương thức khác
nhau để có cách dạy học sinh động và hiệu quả đối với bài ” vẽ chân dung”
bằng cách đưa vào chương trình học những đồ dùng trực quan sinh động
ngoài SGK, mẫu thật, để đưa vào áp dụng cho bài dạy.
Thời gian gần đây qua tìm hiểu một số quyển sách hướng dẫn về các
cách vẽ chân dung đạt hiệu quả ”về hướng dẫn căn bản hình họa chân dung”

do Hoài An , Quang Minh biên soạn, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
và nghiên cứu qua ĐDDH của thầy Trần Trung Hiền GV trường THCS Hùng
Vương Thành Phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai đã đạt giải nhì cấp tỉnh ĐDDH
bài ”vẽ chân dung” nhận thấy có thể tóm tắt nội dung và đưa vào chương
trình học ở lớp 8 nên đã thúc đẩy việc áp dụng và viết nên đề tài.
5
Việc áp dụng một số tài liệu tham khảo này vào dạy trong bài học để
cải thiện điểm số cũng như mức độ hứng thú của các em đối với bài học và từ
đó hình thành nên cảm nhận về con người trong mỗi HS khi vẽ chân dung sẽ
diễn tả được các trạng thái trên gương mặt như vui, buồn, cười, khóc, trầm tư,
suy nghĩ từ đó các em sẽ biết quan tâm đến bạn bè và người thân bên cạnh
của mình nhiều hơn.!
Trong phần nghiên cứu của đề tài, giáo viên dạy môn mĩ thuật sẽ áp
dụng việc sử dụng đồ dùng trực quan để nâng cao sự hứng thú và kết quả
học tập của học sinh trong bài “vẽ chân dung” ở lớp 8.
*Vấn đề nghiên cứu:
1.Nâng cao hứng thú của HS khi sử dụng đồ dùng trực quan trong bài
vẽ chân dung lớp 8.
2.Nâng cao kết quả học tập của HS khi sử dụng đồ dùng trực quan để
dạy bài vẽ chân dung lớp 8.
*Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
1.GV dạy môn mỹ thuật sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học có
làm tăng hứng thú học tập của HS lớp 8 khi học bài vẽ chân dung không ?
2. Việc sử dụng đồ dùng trực quan có làm tăng kết quả học tập của HS
và đánh giá của GV trong bài vẽ chân dung lớp 8 không?
Giả thuyết là “có”, sử dụng đồ dùng trực quan sẽ làm tăng hứng thú và
kết quả học tập của HS trong bài vẽ chân dung lớp 8.
3. PHƯƠNG PHÁP:
a. Khách thể nghiên cứu:
Tôi lựa chọn hai lớp 8a1 và 8a2 của trường THCS vì có nhiều điều kiện

thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng.
*Giáo viên:
6
Người nghiên cứu là một giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật đã dạy
được 7 năm và là giáo viên dạy giỏi có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao
trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
*Học sinh:
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng
nhau về sỉ số và giới tính, thành tích học tập môn mĩ thuật của tháng 11 cụ thể
như sau:
*Về hạnh kiểm:
LỚP SỐ HS SỐ LƯỢNG
TỐT KHÁ TB YẾU
8A1 42 35 7 0
8A1_NỮ 19 18 1 0
8A2 41 35 6 0
8A2_NỮ 26 24 2 0
*Ý thức học tập:
Tất cả HS ở hai lớp này đa số đều tích cực, chủ động
b.Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu về kết quả học tập của hai nhóm:
Trong phần nghiên cứu này tôi chọn hai lớp nguyên vẹn: 8a1 làm nhóm
thực nghiệm và nhóm 8a2 làm nhóm đối chứng
7
LỚP SỐ
HS
SỐ LƯỢNG / TỈ LỆ
GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
8A1 42 30 71.43 8 19.05 3 7.14 1 2.38

8A1_NỮ 19 16 84.2
1
2 10.5
3
1 5.26
8A2 41 30 73.17 6 14.63 4 9.76 1 2.44
8A2_NỮ 26 23 88.4
6
2 7.69 1 3.85
Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động với nhóm được phân chia ngẫu
nhiên.
Nhóm Tác động Bài kiểm tra sau tác động
8a1 – thực nghiệm X O1
8a2 – đối chứng Không tác động X O2
*Cách thu thập dữ liệu:
Đo lường Phương pháp
1.Kiến thức Sau khi các nhóm học xong phần lí thuyết GV cho
bài tập yêu cầu mỗi em thể hiện 1 bài vẽ theo bài
tập.
2.Kĩ năng Phân chia bài tập mỗi nhóm theo 3 mức độ giỏi –
khá – trung bình.
3.Thái độ Cho HS làm phiếu trắc nghiệm gồm 4 câu hỏi, HS
khoanh tròn câu mình chọn và đánh giá qua thang
điểm a=3 điểm, b=2 điểm, c=1 điểm, d=0 điểm.
Tổng hơp lại
c.Qui trình nghiên cứu:
Trường THCS có 2 lớp 8, số lượng HS của hai lớp này là 83 HS.
Quá trình tác động để NC, HS hai lớp được biết trước nhưng chuẩn bị học
như các giờ học thông thường trên lớp, nhóm thực nghiệm sẽ học 30 phút lý
thuyết, và 15 phút làm bài tập trên lớp, nhóm đối chứng sẽ học 17 phút lý

thuyết, 25 phút làm bài tập trên lớp, sau đó HS sẽ làm bài tập tại chỗ trong
thời gian là 45 phút (như làm bài tập ở nhà không có sự hướng dẫn của GV)
và nộp cho GV sau khi xong tiết thực hành thứ hai. Thời gian làm bài tập 45
phút này là do GV dạy sắp xếp để quan sát và theo dõi quá trình làm bài tập
của HS chứ không có trong PP chương trình.
Do đặc điểm của trường là HS học trái buổi các môn Mĩ Thuật, Nhạc,
Thể Dục, Tin học nên có thể sắp xếp thời gian cho hai nhóm học liền kề và
mỗi nhóm học một tiết 45 phút học chính thức và 45 phút làm bài tập tại chỗ
mà không ảnh hưởng đến các môn học khác.
8
Tiết học nghiên cứu này được thực hiện tại phòng dạy học Mĩ Thuật
của trường THCS vào tuần 19 trong chương trình dạy học theo phân phối
chương trình qui định.
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Giáo án bài vẽ chân dung lớp 8 của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng ( phụ lục 1,2)
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học dành riêng cho lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng.
- Sinh hoạt với HS những nội dung chuẩn bị cho tiết học
- Thông qua với BGH những nội dung sẽ thực hiện.
*Đồ dùng dạy học của lớp thực nghiệm:
Đồ dùng dạy học minh họa đã chuẩn bị
9
QUAN SÁT NHẬN XÉT
10
CHÂN DUNG THIẾU NỮ
CHÂN DUNG NGƯỜI GIÀ
CHÂN DUNG NAM TRẺ
11
BÀI VẼ CHÂN DUNG THIẾU NỮ CHÂN DUNG HỌA SĨ VANGOC

au
12
13
1 2
14
3
4
5
CÁC BƯỚC VẼ
* Đồ dùng dạy học lớp đối chứng:
15
QUAN SÁT NHẬN XÉT
16
*Tiến
hành dạy
thực nghiệm:
Thời gian tiến
hành thực nghiệm đối với hai nhóm dựa trên kế hoạch của trường.
17
CÁC BƯỚC VẼ
Thứ ngày/ thời
gian
Lớp Tiết theo TKB/PPCT Tên bài dạy
Chiều thứ 4, ngày
22/12/2010
8a1 Tiết 2/19
Tiết 3 thực hành tại lớp.
Vẽ theo mẫu:
” vẽ chân dung”
Chiều thứ 4, ngày

22/12/2010
8a2 Tiết 4/19
Tiết 5 thực hành tại lớp.
Vẽ theo mẫu:
” vẽ chân dung”
Sau khi dạy mỗi tiết thực hành, GV phát cho mỗi HS một phiếu trắc
nghiệm và yêu cầu HS nộp lại cùng với bài thực hành sau khi đã vẽ xong.
*Nội dung phiếu trắc nghiệm:
*Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi thực hiện xong các bài học trên, tôi tiến hành chấm bài thực
hành và phiếu đánh giá thái độ HS.Thang điểm đánh giá một bài vẽ chân
dung của hai lớp 8a1(thực nghiệm), 8a2 (đối chứng)
18
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ HỌC SINH

Lớp:
Câu hỏi: Qua bài vẽ chân dung mà em vừa học, em hãy chọn
những thông tin mà em thấy thích hợp nhất với mình.
a.Em cảm thấy bài này thú vị lắm.
b.Em cảm thấy bài này hay.
c.Em cảm thấy cũng không hay lắm.
d. Em không thích bài này.
* Đánh dấu X vào câu em chọn.
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BÀI THỰC HÀNH.

1.Mặt, mắt, mũi, miệng, tay, tai, tóc (5 đ)
2.Trang phục ( 1 đ)
3.Hình khối (1 đ)
4.Màu sắc (1 đ)
5.Trọng tâm đậm nhạt sáng tối (1 đ)

6.Tỉ lệ bộ phận tương quan đẹp. (1 đ)
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:
-Bảng so sánh trung bình bài kiểm tra thực hành của hai nhóm.
Thực nghiệm Đối chứng
ĐTB 8.76 7.41
Độ lệch chuẩn 1.3 1.92
Giá trị P của t-test
0.0002
Chênh lệch giá trị
(SMD)
0.70
-Theo bảng qui ước, mức độ ảnh hưởng thu được về chênh lệch giá trị
(SMD) = 0.70 là Trung bình.
-Bảng so sánh trung bình phiếu kiểm tra thái độ của hai nhóm.
Thực nghiệm Đối chứng
ĐTB 2.36 1.59
Độ lệch chuẩn 0.88 0.95
Giá trị P của t-test
0.0001
Chênh lệch giá trị
(SMD)
0.81
- Theo bảng qui ước, mức độ ảnh hưởng thu được về chênh lệch giá trị
(SMD) =0.81 là lớn.
BÀN LUẬN KẾT QUẢ:
Kết quả ĐTB bài kiểm tra thực hành của nhóm thực nghiệm là: 8.76
nhóm đối chứng là: 7.41 độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là:
8.76-7.41=1.35
Kết quả ĐTB phiếu kiểm tra thái độ của nhóm thực nghiệm là, 2.36
nhóm đối chứng là: 1.59 độ chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm là:

2.36-1.59=0.77
19
Điều đó cho thấy ĐTB của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự
khác biệt rõ rệt, lớp được tác động thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn
lớp đối chứng.
+Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra thực hành là
SMD = 0.70 là trung bình.
+Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai phiếu kiểm tra thái độ là
SMD = 0.81 là lớn.
+Phép kiểm chứng T- test ĐTB sau tác động của hai nhóm thực nghiệm
và đối chứng về kiểm tra thực hành và kiểm tra thái độ là: 0.0002 và 0.0001
Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải
là ngẩu nhiên mà là do tác động mà có. Đối với môn mĩ thuật, việc nâng cao
hứng thú học tập thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan làm cho HS thêm
yêu thích môn mĩ thuật và từ đó kết quả học tập sẽ tăng lên, làm cho các bài
vẽ người có liên quan sẽ trở nên gần gủi, không còn ngán ngại như trước nữa.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
Qua quá trình nghiên cứu phương pháp và phân tích dữ liệu, bàn luận
kết quả, thì kết quả thu được trong phần nghiên cứu này là rất tốt. Nó có hiệu
quả trong quá trình dạy học bài vẽ chân dung và vẽ chân dung bạn lớp 8 .
*Hạn chế của quá trình nghiên cứu:
Dựa trên các kết quả đã đạt được, bài nghiên cứu vẫn chưa hoàn thiện ở
những điểm sau:
- HS chưa hoàn toàn tham gia nhiệt tình vào quá trình làm bài tập thực
hành
- Số lượng HS dạy bài NC quá đông, GV hướng dẫn chưa thể bao quát
lớp để quan sát quá trình làm bài tập cũng như giữ trật tự trong giờ thực hành.
- Do đặc điểm của trường là chỉ có một giáo viên mĩ thuật nên việc
chấm bài không tránh khỏi có sự khuynh hướng và thiên dị (theo gu thẩm mĩ
của GV).

20
- Đối với bài nghiên cứu này GV chưa sử dụng được mẫu là người thật
để làm tăng thêm hứng thú của học sinh khi vẽ.
*Khuyến nghị:
- Đối với môn mĩ thuật nên chia một lớp từ 2-3 nhóm tùy theo số lượng
HS của lớp sao cho mỗi nhóm từ 15-20 HS là vừa.
- Nên phân chia HS theo 2 nhóm chính, nhóm1: yêu thích và hứng thú
với môn này, nhóm 2: tham gia để tìm hiểu thêm và phục vụ nhu cầu học tập.
GV sẽ tùy theo sự yêu thích và trình độ của mỗi nhóm mà thiết kế nội dung và
hình thức truyền đạt cho phù hợp.
- Nên tăng thêm ĐDDH cho GV.
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Mĩ
Thuật NXB GD&ĐT
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho Giáo viên THCS chu kì III
(2004 - 2007) quyển I và II
- Căn bản hình họa chân dung do Hoài An và Quang Minh biên soạn
NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tài kiệu phân phối chương trình THCS Môn Mĩ Thuật của Sở
GD&ĐT Đồng Tháp
- SGK Mĩ Thuật lớp 8
-Trang wed www/google/cách vẽ chân dung/ dạy vẽ chân dung căn bản
CLB Mĩ Thuật.
- 6000 tư thế động tác người.
7. PHỤ LỤC:
- Phụ lục 1: Giáo án lớp thực nghiệm
BAØI 18: Veõ theo maãu
NS: 15/12/2010 
21
ND: 22/12/2010

Tuần: 19 VẼ CHÂN DUNG
Tiết: 19
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-HS hiểu thế nào tranh chân dung.
-Biết được cách vẽ tranh chân dung.
-Vẽ được chân dung bạn hay người thân theo ý thích của mình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
o Tranh ảnh chân dung, hình gợi ý cách vẽ trong SGK và trong tài liệu
khác.
o Tranh vẽ của HS các năm trước.
b. Học sinh
o Tranh ảnh chân dung sưu tầm
o Dụng cụ học tập
2. Phương pháp dạy học
• Trực quan
• Vấn đáp gợi mở
• Liên hệ thực tế
• Luyện tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn đònh tổ chức
• Kiểm tra só số:
• Kiểm tra dụng cụ học tập:
2. Kiểm tra bài cũ:
22
• Tạo dáng và trang trí mặt nạ?
• Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ?
3. Giảng bài mới
• Đã tìm hiểu về tỉ lệ khuôn mặt người,… vẽ tranh chân dung

VẼ CHÂN DUNG
TG HĐGV HĐHS NỘI DUNG
10’
20’
HĐ1: HD quan sát
nhận xét:
Hs quan sát tranh chân
dung của họa sĩ và học
sinh.
Quan sát ảnh chụp
chân dung của mợt
người.
+Tranh chân dung vẽ
gì?
+Vẽ như thế nào?
+Tập trung diễn tả gì?
+ Tranh chân dung và
ảnh chụp em thích loại
nào hơn vì sao?
HĐ2: HD cách vẽ
+Cần vẽ gì trước?
+Tỉ lệ như thế nào là
thích hợp?
+Làm thế nào cho cân
xứng?
Quan sát nhận xét
+Vẽ một người cụ
thể
+Khuôn mặt, nửa
người, cả người

+Đặc điểm riêng,
trạng thái cảm xúc
khuôn mặt
+ em thích
Tìm hiểu cách vẽ
+Hình dáng chung
+Cân đối chiều dài,
chiều rộng
+Vẽ phác các trục
I. Quan sát nhận xét:
-Tranh vẽ về một người
cụ thể, có thể vẽ khuôn
mặt, nửa người, cả người
-Diễn tả đặc điểm riêngvà
các trạng thái cảm xúc:
buồn, vui của nhân vật
Tranh chan dung có nét
đẹp riêng biệt gây cảm xúc
cho người thưởng thức.
II. Cách vẽ chân dung:
1. Vẽ phác hình khuôn
mặt
+Tìm tỉ lệ giữa chiều dài
và chiều rộng
+Vẽ phác các đường trục
23
10’
+Khi thay đổi góc
nhìn thì sao?
+Tìm tỉ lệ các bộ

phận dựa vào đâu?
+Diễn tả được giống
mẫu?
Quan sát các bước vẽ:
Quan sát mợt sớ hình
gọi ý cách vẽ các bợ
phận trên cơ thể người.
HĐ3: HD thực hành
+Bao quát lớp
+Sửa sai cho HS
HĐ4: HD nhận xét
đánh giá
ngang dọc
+Các trục ngang
dọc thay đổi, tỉ lệ
thay đổi theo
+Các trục ngang
dọc
+Dựa vào đặc điểm
vẽ chi tiết
Hs quan sát các
bước vẽ và hình.
Thực hành
+Làm bài thực hành
Nhận xét đánh giá
ngang dọc,…
* Chú ý sự thay đổi góc
độ của khuôn mặt kéo
theo sự thay đổi của các
trục, tỉ lệ

2. Tìm tỉ lệ các bộ phận
3. Vẽ chi tiết
Diễn tả đặc điểm của mẫu
III. Bài tập:
Em hãy vẽ chân dung một
người có tỉ lệ tương quan
đẹp trên giấy a4
4. Củng cố:3’
• Tranh chân dung, diễn tả?
• Cách vẽ?
5. Nhận xét, dặn dò: 2’
• Nhận xét lớp
• Về nhà xem lại bài, chuẩn bò bài tiếp theo
IV. TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Phụ lục 2
Giáo án lớp đối chứng.
BÀI 18: Vẽ theo mẫu
24
NS: 15/12/2010 
ND: 22/12/2010
Tuần: 19 VẼ CHÂN DUNG
Tiết: 19
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
-HS hiểu thế nào là tranh chân dung
-Biết được cách vẽ tranh chân dung
-Vẽ được chân dung bạn hay người thân theo ý thích
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên:
o Tranh ảnh chân dung, hình gợi ý cách vẽ.
b. Học sinh
o Tranh ảnh chân dung sưu tầm
o Dụng cụ học tập
2. Phương pháp dạy học
• Trực quan
• Vấn đáp gợi mở
• Liên hệ thực tế
• Luyện tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn đònh tổ chức
• Kiểm tra só số:
• Kiểm tra dụng cụ học tập
2. Kiểm tra bài cũ:
• Tạo dáng và trang trí mặt nạ?
25

×