Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

SKKN NÂNG CAO ý THỨC học tập môn TOÁN lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.28 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
TÓM TẮT...........................................................................................................................................2
GIỚI THIỆU ......................................................................................................................................3
PHƯƠNG PHÁP................................................................................................................................4
ĐO LƯỜNG .......................................................................................................................................8
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN ........................................................................................9
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................9
PHỤ LỤC .........................................................................................................................................10

1


TÓM TẮT
Mục đích:
Ý thức học tập của một bộ phận khá lớn học sinh đang bị sa sút nghiêm trọng.
Thông qua việc hướng dẫn học sinh lớp 12B5 lập bản phương hướng và kế hoạch
học tập, sẽ giúp học sinh nhận thức lại việc học của mình, góp phần nâng cao ý thức
học tập nói chung, và bộ môn Toán nói riêng
Quy trình nghiên cứu:
Lấy hai lớp đang dạy là 12B1 làm nhóm đối chứng và 12B5 làm nhóm thực
nghiệm. Việc tác động thực hiện trong học kỳ I năm học 2014-2015.
Tác động như sau:
+ Hướng dẫn học sinh nhận thức lại việc học của chính bản thân mình. Có thể
các em đã có, bây giờ làm rõ ràng hơn, nhất là mục tiêu, phương hướng, phương
pháp,…
+ Từ nhận thức đó, viết bản phương hướng kế hoạch, càng chi tiết càng học
tập có định hướng, càng dễ đạt được mục tiêu đề ra.
Kết quả:
Việc hướng dẫn học sinh lập bản phương hướng, kế hoạch học tập đã góp phần
nâng cao đáng kể năng lực học tập ( một sự thể hiện của ý thức học tập) môn Toán


của lớp. Sau khi tác động, kết quả học tập bộ môn kiểm tra tập trung môn Toán của
lớp ở học kỳ I năm học 2014-2015 như sau:
Loại
Ktra

Giỏi
SL

Ktra HK I

7

Tỷ lệ

Khá
SL

Trung bình

Yếu

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ


15.5% 12 26.1%

12

26.1%

9

19.5%

Kém

TB trở lên

SL Tỷ lệ SL
6

13%

Tỷ lệ

31 67.4%

Trước đó: Điểm kiểm tra tập trung học kỳ II, Năm học 2013-2014, của lớp như sau:
Loại
Ktra
Ktra HK II

Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu
Tỷ lệ

Kém
SL

Tỷ lệ

TB trở lên

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

SL


Tỷ lệ

1

2.13%

3

6.38%

10

21.3%

13 27.7% 20 42.6% 14 29.8%

Nhận thấy rằng số lượng khá giỏi tăng lên. Ấn tượng nhất là tỷ lệ yếu kém,
nhất là kém giảm một cách rõ rệt. Điểm trung bình tăng từ 3,77 lên 5,72. Trong lúc
đó điểm TB của lớp 12B1 giữ nguyên.
Nói về thái độ học tập, lớp đã có những tiến bộ đáng kể, như tích cực học tập
hơn, tích cực xung phong, ở lớp nhiệt tình giải bài tập, thảo luận xây dựng bài học,
giảm bớt phụ thuộc vào các lớp học thêm,v,v….
Tóm lại, ý thức học tập bộ môn Toán của lớp 12B5, sau khi áp dụng SKKN đã
được nâng lên đáng kể.
2


GIỚI THIỆU
Ý thức học tập của đa số học sinh hiện nay, nhất là các lớp bình thường sa sút

nghiêm trọng. Hầu hết các em không biết học để làm gì, học để cho ai, học như thế
nào,v,v…. Lớp 12B5, trước khi tôi dạy (năm học 2013-2014), có kết quả học tập
môn Toán như sau: Kiểm tra HK II (70% yếu kém), TBMôn Năm (55% yếu kém) ;
đặc biệt là tỷ lệ kém quá nhiều: kiểm tra HK II (42.6% kém), TBM năm (23% kém).
Như vậy, kết quả học tập bộ môn Toán của lớp 12B5 ở năm học trước (2013-2014) là
quá kém. Điều đó phản ánh Ý thức học tập bộ môn Toán của lớp này quá kém.
Đây là một thực trạng khá bi đát, tuy nhiên cũng có cái thuận lợi: hầu hết là
học sinh quê, hiền ngoan, dễ dạy,….chưa tiêm nhiễm các thói xấu của chốn thị thành.
+ Nguyên nhân chủ quan là các em mất căn bản, lười học, biếng nhác, buông
xuôi, không có tự nhận thức được việc học tập của chính bản thân mình. Nguyên
nhân khách quan có thể là việc dạy học chỉ quan tâm nhiều đến kiến thức bộ môn mà
ít quan tâm đến xây dựng ý thức học tập, không có thời gian để giúp các em xây
dựng cho mình một ý thức học tập tốt; hoặc là chính việc chạy theo thành tích hình
thức của các cơ quan giáo dục đã đẩy các em đến nông nỗi này.
Việc nâng cao ý thức học tập bộ môn là một yêu cầu cấp thiết của tất cả các
bộ môn học trong trường, cũng như của các cấp quản lý giáo dục. Song với những
hoạt động giáo dục đang diễn trong nhà trường, cũng như trong xã hội, có vẻ đã quá
nhàm, không có tác dụng nâng cao được bao nhiêu ý thức học tập cho học sinh nói
chung, cũng như ý thức học tập bộ môn Toán lớp 12B5 nói riêng.
Vấn đề là làm sao để nâng cao ý thức học tập này của học sinh ? Tôi chọn con
đường hướng dẫn học sinh nhận thức lại việc học của mình. Rồi từ cơ sở đó,
hướng dẫn học sinh lập bản phương hướng, kế hoạch học tập, qua đó để nâng cao
ý thức học tập của học sinh nói chung, và bộ môn Toán của lớp 12B5 nói riêng.

3


PHƯƠNG PHÁP
Khách thể nghiên cứu
Hai lớp tôi đang dạy là 12B1 và 12B5.

Thiết kế
Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm được phân chia ngẫu nhiên: lớp
12B1 và 12B5
Quy trình
Phải nhận thức lại việc học, đó là điều cấp thiết phải làm ở lớp này. Nhận
thức lại việc học, là nhận thức lại các thuộc tính, thành tố của nó, cụ thể:
1) Học là việc của ai ? Dĩ nhiên là học sinh. Tuy nhiên, đôi khi vì quan tâm thái
quá, không đúng cách; mà người lớn chúng ta tước đi cái việc học của học sinh,
của con em mình. Ở lớp dưới thì tước đi quyền làm các bài tập thủ công. Lớn lên
thì tước đi cái quyền suy nghĩ, làm các bài tập trong Sách giáo khoa, cũng như
các bài tập khó khác. Các bài tập trong sách được thiết kế để học sinh làm, chứ
không phải để các giáo viên làm ! Vậy mà tới lớp học “cua”, chỉ cần kêu “khó
quá thầy” là tự nhiên có bài giải để chép (nghệch ngoạc, cho lấy có). Còn đối với
các bài tập khó thì thầy này ra đề (cho học sinh), nhưng thầy kia giải là chuyện
bình thường !
Ở lớp 12B5, và các lớp khác, tôi không bao giờ giải chi tiết bài tập khi mà học
sinh chưa suy nghĩ để giải nó. Cho nên thông thường tôi hướng dẫn để giải là
chính. Nếu học sinh quên kiến thức thì tôi chỉ chỗ có thể tìm thấy nó. Cho nên,
học sinh khi đi học thì có thể mang theo nhiều sách, ví dụ HÌNH HỌC 12 và
HÌNH HỌC 10 cùng lúc, để tra cứu.
Ngoài ra, tôi không yêu cầu học sinh có vở học, mà chỉ cần có vở bài tập. Vở
học chính là Sách giáo khoa. (Điều này đã đề cập trong SKKN năm học trước).
Và yêu cầu học sinh tập trung vào cuốn vở này, sao cho nó sạch đẹp, đầy đủ, có
khả năng giúp học sinh tự đánh giá được việc học của mình. Yêu cầu cuốn vở
này, đầu tiên là sạch đẹp. Đặc biệt là việc giải bài tập phải theo thứ tự: hết câu 1
mới đến câu 2, hết phần a mới đến phần b,v,v,….bài nào giải không ra thì chừa
nửa trang, bài nào giải ra thì chừa 3 hàng, phòng ngừa nó sai, hoặc có cách khác
hay hơn. Bài chép của người khác thì phải ghi bằng mực đỏ, tím, vàng,…cho
khác với bình thường. Sau một thời gian, phần nào không cần bổ sung thì gạch
chéo. Khi lần giở cuốn vở bài tập này, chắc chắn chúng ta sẽ biết được sức học

của mình ! Tôi thường nói đùa với các học sinh rằng, tôi không phải là thầy bói,
song tôi đảm bảo với các em rằng, muốn biết nhà cửa, cuộc đời các em sau này ra
sao, thì chỉ cần nhìn vào cuốn vở bài tập của các em bây giờ là biết ngay !
Không dạy thêm, nếu có dạy cũng không bao giờ làm thay học sinh. Đó là
nguyên tắc. Bên cạnh đó, trong lớp, tôi yêu cầu phải có cán sự bộ môn (CSBM).
Học sinh có cái gì đó không biết, không hiểu thì phải có trách nhiệm hỏi CSBM.
Thành ra, hoạt động chính trong giờ bài tập của tiết tôi dạy là hoạt động của lớp
4


với CSBM. Tôi giống như trọng tài, hướng dẫn các em là chính. Nếu tổ chức
khéo léo, thì có vẻ như giáo viên “chẳng làm gì” trong những tiết học như vậy.
Giờ lý thuyết, thì tôi hướng dẫn học sinh tiếp cận SGK là chính. Nói chung, giao
toàn bộ việc học đó lại cho học sinh của mình, mà không làm thay cho chúng.
Có nhiều học sinh bảo rằng: Vâng, thưa thầy, em hiểu rằng nhiệm vụ học tập
là của chúng em, song bọn em cứ hay quên, và lộn, thành ra em chẳng biết học
cái gì, phải có thầy cô (như lớp học cua chẳng hạn) thì chúng em mới học được.
Đây là một lập luận, thoạt nghe thì có vẻ “ngây thơ và chân thành”. Những giáo
viên non kinh nghiệm dễ bị “knock out” với những lập luận như thế. Song, thực
chất, đây là một lập luận đầy ngụy biện và mâu thuẫn ! Nó giống như lập luận :
Tôi rất thương anh nhưng chẳng nhớ nổi anh là ai ! Làm sao có chuyện thương
mà không nhớ ? Cho nên đã không nhớ, thì nói thương là giả dối, chót lưỡi đầu
môi !
Tuy nhiên “sức nhớ” không phải là như ở tất cả mọi người. Có người nhớ rất
tốt, có người kém hơn. Song Khoa học về Tâm lý Giáo dục đã chứng minh rằng,
với sức nhớ của học sinh bình thường đủ để học sinh đạt được 50% Chuẩn kiến
thức và kỹ năng mà Bộ đã ban hành. Cho nên mới có chuyện học yếu thì Hạnh
kiểm không thể xếp tốt là vậy.
Thường thì bất cứ ai cũng có chuyện quên và lộn. Quan trọng là quên cái gì, và
nhớ cái gì. Đã có người bảo rằng Muốn nhớ thì phải quên ! Nghe có vẻ mâu

thuẫn, nhưng thực chất đây là một quan điểm quá đúng. Sức chứa của bộ não của
chúng ta là có hạn, thậm chí yếu kém (Đây không phải là sở trường của nó. Sở
trường của nó là Tư duy). Cho nên để nhớ cái gì đó (quan trọng) thì buộc chúng
ta phải quên cái mà ta cho rằng không quan trọng đi (không thì không đủ chỗ
chứa). Tôi thường đặt câu hỏi đối với học sinh: Học có quan trọng với em không
? Nếu quan trọng sao lại quên và lộn ? Em có thấy mấy bà già sờ sẫm có lộn tờ
500.000đ với 20.000đ không ? Em có thấy ai cho vay nợ mà quên không biết cho
ai vay không? v,v,…..
Tôi cũng thường gặp các câu vô lý khác của các em về vấn đề học tập, ví như
em chuẩn bị bài kỹ nhưng khi lên lớp, do sợ Thầy nên quên sạch; Em không
muốn copy nhưng do cái tay của em nó làm,v,v,… Tuy nhiên, tôi không bao giờ
trách các em. Bên ngoài xã hội, trong lề thói người dân đâu thiếu gì nhưng vô lý
tương tự. Ví như Hát dở mà chê rạp chật. Rằng muốn hưởng thụ nhưng không
cống hiến; muốn bằng cấp, danh giá nhưng không học; muốn giàu nhưng không
chịu làm việc; muốn làm quan nhưng không chịu phấn đấu, tu dưỡng; thích cùng
nhau bù khú nhưng làm thì kèn cựa, so bì, ghen ghét, đố kỵ,v,v…. Tôi chỉ cho
các em thấy sự vô lý đó mà nhận thức lại cho đúng việc học mà thôi.
2) Học để cho ai ? Dĩ nhiên là cho chính bản thân mình. Nhưng có rất nhiều em
cảm thấy không có nhu cầu học, hoặc là kiến thức trên lớp quá xa vời, lạ lẫm,
chẳng giúp ích gì cho bản thân. Phải phân tích cho các em thấy có nhu cầu phải
5


học, vì điều đó có lợi cho chính bản thân các em. Mặc dù có khó khăn (giáo viên
sẽ tận tình giúp đỡ) nhưng nếu bây giờ không học, thì cả cuộc đời học sinh khó
có cơ hội để học nữa !
Bên cạnh việc khuyến khích các em học tập, thì giáo viên cũng hết sức nhiệt
tình giúp đỡ bằng nhiều biện pháp, không để các em đơn độc “tự bơi” một mình.
Đối với những học sinh này, có tiến bộ là được. Tôi sẵn sàng cho điểm 9, 10 cho
những tiến bộ, dầu nhỏ cho những học sinh này.

Việc nhận thức sai lệch việc học để cho ai không phải là không có. Ví dụ: Học
cho cha mẹ, ông bà. Điều đó thường thấy ở học sinh cấp mẫu giáo và tiểu học.
Đối với cấp trung học, thì quan điểm đó cũng có, đối với các bậc phụ huynh khát
khao bằng cấp (TN THPT, CĐ, ĐH) , nhưng con thì học không tốt. Học cho Nhà
trường, cho Thầy cô là một quan điểm của những học sinh, mà nhà trường và
thầy cô, vì chỉ tiêu bỏ học thấp, vì chính sách phổ cập, đã vận động cho những
học sinh này ngồi đó cho lấy có (Ngồi nhầm lớp) , về điểm số thì đã có thầy cô
và nhà trường lo !
3) Học để làm gì ? Hiện nay cử nhân thất nghiệp là không hiếm, các chức quan thì
cơ bản đã đầy. Vậy học sinh học để làm gì đây ? Học không phải để làm quan !
mặc dù có người bảo rằng học để làm quan cũng tốt, vì dù sao cũng tạo ra lớp
quan có học ! Học cũng không phải để xin việc, mà học là để tự tạo ra công việc,
để phục vụ cho công việc, cũng như đời sống của chính bản thân mình !
Trừ trường hợp chúng ta không làm việc (lao động), chúng ta không sống
trong cộng đồng với cha mẹ, anh em, làng xóm,v,v,….thì có lẽ chúng ta không
cần học ! còn không thì phải học. Nó cần thiết đối với mỗi con người như ăn và
uống vậy đó!.
Hiện nay, xu hướng thi vào Đại học, rồi sau đó là Cao đẳng khá phổ biến.
Không biết gì cũng thi một mẻ cho biết, coi như là một cú xả hơi sau 12 năm đi
học căng thẳng và mệt mỏi ! Đó là nói những năm trước, bây giờ thì cũng cứ
đăng ký đại một trường nào đó, mà không ý thức và trách nhiệm gì về việc làm
của mình. Tôi yêu cầu các học sinh phải nêu được lý do tại sao thi vào trường đó.
Đành rằng chẳng có lý do nào không chấp nhân được, song với những lý do kiểu
như có bạn bè, anh chị em học ở đó, thì tôi phản bác thẳng thừng. Vì sao ? Vì ta
là ta, ta không phải là anh chị của ta, càng không phải là bạn bè của ta. Cho nên,
tốt hơn hết là ta chọn trường đó vì ta, đừng vì ai hết. Chẳng ai hưởng được lợi lộc
gì từ việc chọn trường của ta mà nêu lên làm gì. Điều này góp phần nâng cao ý
thức trách nhiệm của học sinh trong việc chọn trường, và dĩ nhiên có cả việc học.
Từ việc nhận thức lại việc học như trên, tôi yều cầu các học sinh cụ thể hóa thành
KẾ HOẠCH, PHƯƠNG PHƯỚNG HỌC TẬP năm học. Tôi bảo rằng đây không

phải làm cho ai cả, mà chính là cho các em, Thầy là người giữ hộ mà thôi. Nếu các
em làm qua loa thì đó là qua loa với chính tương lai của các em, qua loa với chính
cuộc đời của các em sau này mà thôi, tùy theo đó mà các em quyết định.
6


Cũng giống như mọi bản phương hướng và kế hoạch khác, bản phương hướng mà tôi
hướng dẫn, yêu cầu học sinh làm cũng tương tự mà thôi. Nó có những nội dung sau:
1) Điều kiện (Môi trường) học tập. Ở đây có hai loại: Chủ quan và khách quan.
Qua đây, tôi muốn học sinh ý thức về điều kiện học tập mà mình có. Điều kiện
khách quan có thể là kinh tế gia đình, có phải phụ giúp gia đình để phát triển kinh
tế không? Gia đình có quan tâm không ? điều kiện có thuận lợi cho việc học
không ? Có bị làm phiền khi đi học không? v,v,…..
Về điều kiện chủ quan, tôi muốn các em ý thức về bản thân mình, ví như yêu
thích cái gì, giỏi môn nào, yếu môn nào, ước mơ là gì,v,v….
2) Mục tiêu, phương hướng học tập.
+ Trên cơ sở điều kiện đã có mà đặt ra mục tiêu thích hợp, chứ không thể đặt mục
tiêu ở trên trời. Nếu em nào đặt mục tiêu vô lý kiểu này tôi chấn chỉnh ngay. Các
em phải có trách nhiệm về việc làm của chính mình, dẫu chưa phải là trách nhiệm
hoàn toàn như người đã trưởng thành.
+ Dựa trên điều kiện và mục tiêu đã có, thì phương hướng học tập là gì ? Tăng
cường học môn nào ? Lúc nào ? học thêm môn gì? v,v,…..
Phải nói rằng, đa số các em đều đặt mục tiêu xa vời. Những em giỏi thì Đại học
khối A,B; các em yếu thì ĐH XH và Nhân văn, rất ít em chọn Cao đẳng, còn
trung cấp thì gần như không có. Dĩ nhiên mục tiêu phải xa hơn năng lực hiện tại
một chút, nhưng xa quá thì trở thành không tưởng !
3) Kế hoạch thực hiện. Ở đây là chi tiết hóa, cụ thể hóa các ý bên trên. Có thể chia
làm 2 phần lớn là học kỳ I, và học kỳ II. Rồi từng học kỳ chia nhỏ tiếp thành các
tháng, tuần, ngày,…..
Phải nói rằng, qua xem xét bản kế hoạch của các em, tôi thấy rằng cơ bản là thế

này: Sáng học tại trường, chiều học thêm Toán, lý, hóa (3 cua), Tối học bài từ 7
giờ đến 10 giờ thì đi ngủ. Với kế hoạch này, thời gian dành cho tự học quá ít, mà
thời gian dành cho học cua thì quá nhiều (9 buổi/Tuần). Tôi mới chấn chỉnh cho
học sinh biết rằng, “học thật =là tự học”. Nếu không, các em có vẻ là đang học,
nhưng thực chất là chẳng học được cái gì cả, nghĩa là các em đang học giả !.
4) Điều chỉnh, bổ sung. Phần này dành cho việc ghi những điều chỉnh và bổ sung
cần thiết.
Các bản kế hoạch này tôi tổng hợp các ý chính rồi công khai cho các giáo viên bộ
môn giảng dạy biết. Mục đích là cùng giúp các em hoàn thành được mục tiêu của
mình.
Việc làm trên được tôi thực hiện xuyên suốt học kỳ I năm học 2014-2015 tại lớp
12B5, trường THPT Trần Quốc Tuấn. Bản kế hoạch của học sinh cũng được bổ sung
và thay đổi liên tục cho phù hợp.

7


ĐO LƯỜNG
Ý thức học tập thuộc lĩnh vực tư tưởng, khó có công cụ đo lường, song chúng
ta có thể đo được các biểu hiện của nó như thái độ, hành vi, năng lực học tập, v,v,.. .
Nếu một học sinh tự giác, tích cực học tập (dẫn đến kết quả học tập cao) thì cũng có
năng ý thức học tập của em đó chưa được tốt, như ganh đua, đố kỵ... chẳng hạn. Song
điều đó khó có thể xảy đối với một tập thể. Do đó, trong nghiên cứu này, tôi tập
trung đo năng lực học tập của các tập thể lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Cách đo như sau: Lấy điểm kiểm tra tập trung học kỳ II năm học trước và
điểm kiểm tra tập trung học kỳ I năm học 2014-2015 của hai lớp để so sánh và đối
chiếu. Kết quả: (Chi tiết ở phần phụ lục)
Các giá trị
Mốt
Trung vị

Trung bình
Độ lệch chuẩn
p-Value
Độ tương quan
Độ ảnh hưởng

12B5: Thực nghiệm
Trước TĐ Sau TĐ
3
7,5
3,5
5,5
3,77
5,72
1,71
2,00
-6
1,32*10
0,51
0,97

8

12B1: Đối chứng
Trước TĐ
Sau TĐ
4
8,5
5
4,5

5,18
5,18
1,62
2,04


PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN
+ Về độ tin cậy của dữ liệu, thì có lẽ không cần xét vì đây là dữ liệu lấy từ website
của trường (Chương trình SMAS).
+ Về độ giá trị, so sánh độ tương quan giữa kết quả trước tác động và sau tác động là
0,51: Trung bình.
+ Ta thấy điểm trung bình (TB) của lớp thực nghiệm tăng lên rõ rệt, từ 3,77 lên 5,72.
Trong lúc đó, điểm TB của lớp đối chứng không tăng.

6
5
4
Trung bình Trước TĐ
3

Trung bình Sau TĐ

2
1
0
12B5

12B1

+ Phép kiểm chứng phụ thuộc giữa kết quả học kỳ I năm 2015 và học kỳ II năm học

trươc cho ta giá trị p-value là 1,23*10-6 , quá nhỏ, do đó việc tăng trưởng (ảnh hưởng
của tác động) trên là đáng kể, không phải ngẫu nhiên.
+ Mức độ ảnh hưởng giữa kết quả sau tác động và trước tác động gần 0,97: Ảnh
hưởng lớn. Chứng tỏ việc tác động có ảnh hưởng lớn đến kết quả tăng trưởng như
trên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
- Với việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh nhận thức lại việc học cho đúng đắn,
cụ thể hóa thành kế hoạch, phương hướng hành động đã nâng cao được ý thức học
tập bộ môn Toán của học sinh lớp 12B5 một cách đáng kể.
- Đề tài Nghiên cứu Sư phạm Ứng dụng này có thể được mở rộng cho các lớp
12 thường khác, không phải là lớp chọn.

9


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
TỔNG HỢP MỤC TIÊU HỌC TẬP LỚP 12B5, NĂM HỌC 2014-2015
(Thiếu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KẾ HOẠCH HỌC TẬP)
Vì là bước đầu làm quen, Sau HK I sẽ viết lại
STT

Ưu khuyết bản thân+Hoàn
cảnh

Họ và Tên

Mục tiêu học tập

1.


Lê Thị Ngọc

Ánh

Xa trường. Học thêm: T, V,
Anh. Học yếu : T, H, Anh

ĐH Nha Trang (D1)

2.

Huỳnh Lê Ngọc

Dân

Gia đình B T. Khá:V,Địa,Anh.
Yếu:T,L,H,Si

ĐH XHNV TpHCM(C)

3.

Lê Trọng

Duy

???

ĐH XHNV TpHCM


4.

Nguyễn Thị Mỹ

Duyên

Học khá: V,A. Yếu:T,L,H,Si.
Học thêm?

ĐH XHNV TpHCM

5.

Phan Thị Mỹ

Duyên

Gia đinhg B T.Yếu:T.L.H

ĐH XHNV TpHCM

6.

Cao Trọng

Đạo

Học được:T,L,H.YếuAnh, Văn.


ĐH Bách Khoa TpHCM
ĐH SPKT TpHCM

7.

Ngô Thị Ngân

Giang

ĐK học tốt.học tốt: Anh, Lí. Yếu ĐH Ngoại ngữ Đá Nẵng
Hóa, Văn. Nhút nhát trong phát
ĐH Tài chính Maketing
biểu

8.

Lê Thúy



ĐK học tốt. Yếu:T,A,L. học
thêm môn :??

ĐHSP Quy Nhơn (Văn)

Hạ

Kém:T,L,H. Khá:Anh Văn

CĐ Công Nghiệp Tuy

Hòa

10. Lê Thị

Hạng

ĐK học tốt. THích Địa, CNghệ. ĐH Nha Trang (D1)
15h-18h30 học thêm môn:?????

11. Trần Anh

Hào

Gia đình B T. Bản thân:???

Trung cấp Cơ khí S.Gòn

12. Đoàn Thị Bích

Hậu

Gia đình:B T. Bản thân:????

ĐH SP Mầm non

13. Lê Thị

Hộp

14. Châu Thị Thu


Hương

Học được: Văn, Anh. Yếu:
T,L,H,Si

CĐ CN Tuy Hòa(C)

9.

Nguyễn Thị Thu

ĐH Ngoại ngữ(quản trị)

Làm BT ngoài Sách?
15. Nguyễn Thị Như

Huỳnh

ĐK học tốt. Yếu T,L.

CĐ Y Tế PY

13h30-19h:học thêm
16. Lê Minh

Khải

GĐ đủ cung cấp. Học Tốt: A, V,
Sử, Địa. Dở: T, Lí. Học thêm:

10

ĐH Biên Phòng Quốc


V, T, A

gia(Khối C)

17. Nguyễn Thị Mỹ

Lệ

Gia đình B T. Bản thân :????

ĐH XHNV

18. Trần Thị Diệu

Linh

Tự tin: Văn. Không tự tin:
T,L,H.

ĐH:??

KT khó khăn. Thích may mặc,
thiết kế thời trang
19. Phạm Thị


Loan

ĐK học tốt. Yếu T,L,H.

Học may, thiết kế thời
trang
CĐ Y tế Phú Yên

13h30-19h:học thêm T, L, A,
Văn
20. Lê Thị Trúc

Ly

Khá: Văn. Yếu: T,L,H,Si

CĐ CN Tuy Hòa

21. Nguyễn Thị Bích

Ly

Gia đình B T. Khá Văn. Yếu
T,L,H

ĐH PY, CĐ Nghề PY

22. Nguyễn Thị Hiền

My


ĐK học tốt. Yếu T,L,H. Chữ
xấu.13h-17h: học thêm:????

Học Viện Báo Chí

23. Huỳnh Thị Thúy

Nga

Gia đình B t.Khá Văn, Anh Địa.
Yếu T,L,H

ĐH Phú Yên(Tiểu
học)(C)

24. Đào Thị Kim

Ngân

ĐK học tốt. Yếu T,L,H.

ĐH Quy NHơn (Quản
trị nhà nước), XD m.
trung

15h-19h:học thêm
25. Mai Văn

Nghĩa


Học không giỏi. Gia đình bình
thường

ĐH Luật TpHCM

26. Lê Thị Dung

Ngữ

????????????????????????????

Khối A1,D1

27. Châu Thị Tuyết

Nhi

ĐK học B T. Khá:V,A.
Yếu:T,L,H.Học thêm:?????

Trung cấp Y PY??

28. Nguyễn Thị Hồng

Nhung

GĐ cũng khá giả! Học chậm?

ĐH Nha Trang (D)


29. Dương Thị Kiều

Oanh

Gia đình:Nghèo. Kém: T,L,H

ĐH XHNV TpHCM

Không có môn nào nổi trội

CĐ Công Nghệ Thông
tin

30. Nguyễn Trọng

Phúc

Khá: Văn,Anh, Lý.Yếu:H,Si

ĐH ????

31. Đỗ Thảo

Quyên

Thích môn xã hội hơn. ????

Chưa biết


32. Đoàn Thị Ngọc

Quỳnh

Thích trẻ con, Công An. Không
thích tính toán, sợ máu. ĐK học
tốt.

ĐH gì đấy ở TP HCM
CN tại TP HCM

Chiều học thêm, làm thêm
33. Võ Xuân

Sinh

Nhà gần quán Cafê. Học thêm:
Văn,Anh. Học Khá:Anh. Yếu:
T,L,H

11

ĐHSP P.Yên(Môn?)


34. Nguyễn Thị Thu

Thảo

Yếu: Anh, Toán


ĐH Phú Yên (Tiểu học)

Chiều: học thêm: T,V,A
35. Trần Thị Thanh

Thảo

Gia đình B T. Học tốt: Địa, Sử.
Yếu:T,Hóa.học
thêm:T,Văn,Anh

ĐH Quy Nhơn hoặc
Nha Trang (C)

36. Nguyễn Thị Anh

Thi

Học được: Văn, Anh, Sử

ĐH Nha Trang, CĐ T.
Hòa

37. Nguyễn Thị

Thơm

Thích học Văn. Yếu Toán.


ĐH XHNV (C)

Gia đình B T
38. Phạm Thị Anh

Thư

ĐK học tốt. Thích âm nhạc. Khá
Văn

Học Viện Âm nhạc, CĐ
Nghề PY (cắt tóc, trang
điểm)

39. Nguyễn Lê Hoài

Thương

Ba mẹ công chức. Sở trường:
Anh.

ĐH
XHNV(T:7,A:8,Văn:6)

40. Võ Thị Kim

Tình

Học được:T,V,A,L.


ĐH XHNV(báo chí)

41. Lê Thị Bích

Trâm

ĐK học tốt. Yếu: T,L,H. học
thêm :?

CĐ Cnghiệp PY(Khối
C)

42. Võ Huyền

Trâm

ĐK BT. Thích nấu ăn và Anh
văn

ĐH hay CĐ (Ngôn ngữ
Anh)

43. Lê Thị Bảo

Trân

ĐK học tốt. học tốt: Sinh, Địa.
Yếu: T,L,H,A. Chiều: học thêm
T, A,L,H


ĐH Báo chí tuyên
tuyền.ĐHSP Quy Nhơn
(Văn)

44. Huỳnh Thị Kim

Viên

ĐK học tốt.

ĐH CN TP HCM

45. Trần Thị

Vĩnh

Kinh tế tốt. Nhà P Sen. Chiều:
học thêm

ĐH mầm non Đà Lạt.

46. Nguyễn Thị Kim

Yến

ĐK học tốt. Học thêm: T,L,A,V

ĐH Nông Lâm(D)
CĐ Công nghiệp Tuy
Hòa


12


PHỤ LỤC 2: Điểm kiểm tra tập trung học kỳ (Nguồn: Nhà trường)
Thực nghiệm 12B5
Họ và Tên
Trước TĐ
Lê Thị Ngọc Ánh
3,5
Huỳnh Lê Ngọc Dân
4
Lê Trọng Duy
2,5
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
3
Phan Thị Mỹ Duyên
3
Cao Trọng Đạo
4,5
Ngô Thị Ngân Giang
7,5
Lê Thúy Hà
2
Nguyển Thị Thu Hạ
5
Lê Thị Hạng
4,5
Trần Anh Hào
3

Đoàn Thị Bích Hậu
3,5
Châu Thị Thu Hương
3
Nguyễn Thị Như Huỳnh
2
Lê Minh Khải
2
Nguyễn Thị Mỹ Lệ
5,5
Trần Thị Diệu Linh
4,5
Phạm Thị Loan
2
Lê Thị Trúc Ly
2,5
Nguyễn Thị Bích Ly
2,5
Nguyễn Thị Hiền My
3
Huỳnh Thị Thúy Nga
2,5
Đào Thị Kim Ngân
3,5
Mai Văn Nghĩa
5
Lê Thị Dung Ngữ
3
Châu Thị Tuyết Nhi
3

Nguyễn Thị Hồng Nhung
5
Dương Thị Kiều Oanh
4
Nguyễn Trọng Phúc
4,5
Đỗ Thảo Quyên
5,5
Đoàn Thị Ngọc Quỳnh
6
Võ Xuân Sinh
3,5
Nguyễn Thị Thu Thảo
2
Trần Thị Thanh Thảo
3
Nguyễn Thị Anh Thi
2,5
Nguyễn Thị Thơm
1,5
Phạm Thị Anh Thư
6
Nguyễn Lê Hoài Thương
10
Võ Thị Kim Tình
4,5
Lê Thị Bích Trâm
1,5
Võ Huyền Trâm
4,5

Lê Thị Bảo Trân
4
Huỳnh Thị Kim Viên
2
Trần Thị Vĩnh
2,5
Nguyễn Thị Kim Yến
7
Lê Thị Hộp
4

Đối chứng 12B1
Họ và Tên
Trước TĐ
Nguyễn Quỳnh Châu
5,5
Lê Văn Diệu
8
Phạm Đình Du
5,5
Võ Nhật Duy
5
Nguyễn Thành Đại
7,5
Đặng Thị Đào
4
Đỗ Thị Đào
2,5
Đào Mỹ Hạnh
4

Lê Xuân Hiệp
6
Võ Thanh Hương
5,5
Nguyễn Kiều Huy
3
Phan Thị Tuyết Kha
6
Phan Xuân Khôi
4
Nguyễn Thị Lệ
6
Nguyễn Thị Mỹ Linh
4
Đoàn Thị Kim Na
6,5
Kiều Hà Ny Na
5
Đào Tấn Ngọc
3
Dương Thị Thanh Nhàng
8,5
Hồ Thanh Phong
4
Lê Hải Phú
4,5
Nguyễn Thị Kim Phương
6
Phạm Minh Quốc
3,5

Phan Ngọc Quý
7,5
Trần Ngọc Y Quỳnh
4,5
Đàm Thị Ngọc Sang
5,5
Lương Thị Hoài Tâm
3
Phan Thị Huỳnh Thịnh
4
Nguyễn Hữu Thoại
6,5
Võ Thị Thanh Thúy
4
Trần Khánh Toàn
4,5
Nguyễn Thị Quỳnh Trâm
7
Nguyễn Thị Cẩm Tú
6,5
Lê Thị Mông Tuyền
5
Lê Nguyễn Ngọc Tuyết
8,5
Phạm Thị Tú Vân
3
Nguyễn Trí Viễn
3,5
Phạm Văn Vũ
6,5


Sau TĐ
8
5
4,5
3
3,5
7,5
8,5
5,5
7,5
7,5
5,5
3,5
7
2,5
4
4
7,5
2,5
4
3,5
5,5
7
5,5
9,5
7,5
5
4
6

5
7,5
7
5,5
7,5
7
5,5
3
3
9
8,5
5
7,5
8
5
3,5
8,5
2,5

13

Sau TĐ
6
8,5
4
6,5
6,5
4,5
4
5

3
7
8,5
8,5
3
4,5
4,5
4
2,5
3
8,5
5
6,5
4,5
2
8
3,5
3,5
3,5
5
7,5
4
3
6,5
6,5
4,5
8,5
4
1,5
7,5




×