Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng hồ chí minh trong dạy học ngữ văn lớp 8,9 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.53 KB, 27 trang )

PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP

SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
VÀI KINH NGHIỆM VỀ VIỆC TÍCH HỢP
GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG
GIẢNG DẠY NGỮ VĂN LỚP 8, 9 - THCS
Họ và tên: Nguyễn Thị Hoài Sương
Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp
Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm
Môn đào tạo: Ngữ Văn

KrôngAna, tháng 3 năm 2015
MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài

2

I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài



3

I.3. Đối tượng nghiên cứu

3

I.4. Phạm vi nghiên cứu

3

I.5. Phương pháp nghiên cứu

3

II. PHẦN NỘI DUNG
I.1. Cơ sở lí luận

4

II.2. Thực trạng

4

a. Thuận lợi, khó khăn

4

b. Thành công, hạn chế


5

c. Mặt mạnh, mặt yếu

5

d. Nguyên nhân

6

e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.

6

II.3. Giải pháp, biện pháp

7

a. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp:

7

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.

7

c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.

21


d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.

22

e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.

22

II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu.

23

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận

23

III.2 Kiến nghị

23
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO

25

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài:
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

2


Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

Có thể nói trong trường kì lịch sử loài người, môn Ngữ văn là một môn học có lịch sử
lâu đời nhất trong các môn học. Trong bất kì giai đoạn nào, môn học này cũng hướng tới các
nhiệm vụ chủ yếu sau đây :
Thứ nhất giúp người học biết đọc, biết viết (biết chữ)
Thứ hai giúp người đọc thấy được cái hay, cái đẹp và biết cảm nhận, thưởng thức cái
hay, cái đẹp của văn chương, nghệ thuật.
Thứ ba thông qua hai nhiệm vụ trên mà mở mang tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm
và rèn luyện nhân cách cho người học sinh.
Ngày nay, khi đất nước bước sang một giai đoạn mới, mục tiêu của giáo dục nhà trường
phổ thông đã xác định rõ trong luật giáo dục:
“ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
(Luật Giáo dục – Điều 23)
Việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của
xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện
nhân cách của mỗi người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế
giới. Người là kết tinh của tư tưởng “Đại nhân, Đại nghĩa” Người để lại cho dân tộc ta một tư
tưởng cách mạng, một nhân cách đạo đức cao cả. Người đã làm “rạng rỡ non sông ta đất

nước ta”. Suốt cuộc đời hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp. Hiện nay
đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH và đổi mới đất nước theo hướng tích cực,
chủ động hội nhập thế giới. Vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa chủ động hội nhập quốc
tế, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo
đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết.
Do đó người giáo viên dạy Ngữ văn phải xác định cho mình nhiệm vụ là phải giúp cho
học sinh của mình thấy được vẻ đẹp cao cả trong nhân cách của Bác thông qua tác phẩm văn
chương. Khơi dậy trong các em sự tò mò, niềm say mê, hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn và
lòng quyết tâm học tập tấm gương của Người. Từ đó giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục
học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đổ bao mồ
hôi xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh
thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội… Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống, giáo
viên dạy Ngữ văn cần phải lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết
dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần
yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa góp phần xây dựng đất nước.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

3

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

Muốn làm tốt công tác tích hợp trong giảng dạy, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến
thức chắc chắn, hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu tài liệu

tham khảo,... để đáp ứng tốt nhất yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ giảng dạy.
Tôi mạo muội viết đề tài: “Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn lớp 8,9 - THCS ”. Dẫu có niềm đam mê và nhiều trăn
trở nhưng vốn hiểu biết, kiến thức về chuyên môn còn hạn hẹp nên khó tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi mong được sự góp ý của cấp trên và đồng nghiệp.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu
Để chia sẻ với đồng nghiệp vài kinh nghiệm của bản thân về việc tích hợp giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn, từ đó có những cách thức dạy lồng ghép, tích
hợp tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Và sau mỗi bài học giúp các em có thêm những hiểu biết
về kiến thức về Bác, từ đó nâng cao làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm và nhận thức của
các em. Giúp các em ý thức sâu sắc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Giúp mỗi chúng ta ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy theo chủ đề
tích hợp.
b. Nhiệm vụ của đề tài
Trình bày cụ thể vài kinh nghiệm của bản thân về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn THCS, nhằm giúp giáo viên dạy tốt, học sinh ngày càng
hứng thú học và có ý thức rèn luyện đạo đức theo tấm gương của Bác.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Hơn 15 năm giảng dạy ở trường THCS Buôn Trấp, bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy
qua nhiều khối lớp. Vậy nên tôi xác định đối tượng nghiên cứu của mình là học sinh các khối
lớp 6,7,8,9 mà đặc biệt là khối lớp 8,9 trường THCS Buôn Trấp hiện đang giảng dạy.
I.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu chương trình Ngữ văn THCS trong đó tập trung chủ yếu là
những bài có thể đưa nội dung tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
Tôi đã chọn phương pháp nghiên cứu là:
-

Tìm tòi và nghiên cứu tài liệu tham khảo.


-

Suy nghĩ, tìm tòi phương pháp dạy cho từng vấn đề cụ thể qua quá trình thực tiễn giảng
dạy hàng năm.

-

Trao đổi với học sinh.

-

Điều tra bằng phiếu, bài thu hoạch qua các đợt vận động “ Học tập và làm theo tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh”

-

So sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

4

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

- Sau đó rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương pháp cũng như nội dung tích hợp để tìm ra

giải pháp chung.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
- Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá
trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng
hợp, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh.
- Hiện nay, dạy tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm
và là một trong những nội dung bắt buộc phải có trong các môn học đặc biệt là môn Ngữ văn.
Thực hiện tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học đây là cách làm tốt nhất để
giáo dục học sinh mang lại rất nhiều lợi ích trong việc góp phần hình thành, phát triển nhân
cách cho học sinh.
Thực hiện tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn có vị trí và
vai trò vô cùng to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, cũng như góp phần hình
thành, giáo dục và phát triển nhân cách của người học sinh thông qua những kiến thức về văn
chương. Mà học sinh bậc trung học cơ sở đang ở lứa tuổi nhạy bén với cái hay, cái mới lạ.
Đây cũng là lứa tuổi thích tìm tòi, khám phá cái đẹp. Một đặc điểm nữa trong tâm lí học sinh
THCS là muốn khẳng định mình và tập làm người lớn, lại ở cái độ tuổi giàu cảm xúc và trí
tưởng tượng. Đây là giai đoạn tốt nhất để ta có thể giáo dục các em, giúp các em tự điều
chỉnh hành vi, nhân cách của bản thân mình theo tấm gương mà các em ngưỡng mộ.
II.2. THỰC TRẠNG
a. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
Cùng với các môn Lịch sử, GDCD, ...giáo dục đạo đức cho học sinh qua tiết học Ngữ
văn là rất quan trọng. Vì văn chương là tâm hồn là tư tưởng của con người trước vẻ đẹp của
tình người và tạo vật. Dạy văn cũng phải dạy bằng cả tư tưởng và tâm hồn, giúp các em cảm
nhận một cách sâu sắc và hiểu được cái hay, cái đẹp của văn học, xây dựng trong các em
niềm tin vào cuộc sống, trang bị cho các em vốn sống, hướng các em đến đỉnh cao của chân,
thiện, mĩ.
Một trong những con người mang vẻ đẹp cao quí về nhân cách, tâm hồn mà mỗi chúng
ta cần phải học tập đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Người đã

dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của
dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Người đã đi xa nhưng Người đã để lại
cho dân tộc một di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng của Người
là “ Kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân đang thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng với số lượng tiết học nhiều nhất trong tất cả
các môn học, do vậy cơ hội giao tiếp, giáo dục học sinh có nhiều thuận lợi.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

5

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

Tài liệu học tập phong phú, có thể học tập, sưu tầm, nghiên cứu trên tất cả các phương
tiện đại chúng.
* Khó khăn
- Do ảnh hưởng nhiều tác động như phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử
mang nặng lối sống bạo lực,... bên cạnh đó một số phụ huynh lo làm ra tiền ít có thời gian
quan tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường giáo dục từ đó dẫn đến vấn đề suy thoái
đạo đức trong một số thanh thiếu niên hiện nay.
Do một khía cạnh khác là cơ chế thị trường đã len lỏi vào nếp suy nghĩ của một số phụ
huynh và học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên. Mà xem nhẹ các môn xã hội. Điều
đó ảnh hưởng không ít đến việc đầu tư cho việc tìm tòi, nghiên cứu văn học.
Nhiều em đời sống gia đình còn khó khăn nên việc đầu tư cho các em học tập còn
nhiều hạn chế.

b. Thành công, hạn chế
* Thành công
- Sau mỗi bài dạy có lồng ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi cảm thấy rất tự tin và
thỏa mãn vì đã truyền đạt cho HS hệ thống kiến thức khá phong phú, đa dạng, thú vị.
- HS tỏ ra hứng thú trong giờ học. Cứ sau mỗi bài học, được giáo viên truyền thụ, HS biết
suy nghĩ, tìm tòi những thông tin, tư liệu về Bác theo yêu cầu của thầy cô giáo. Đặc biệt có ý
thức điều chỉnh hành vi của bản thân theo hướng tích cực.
- Đề tài được vận dụng rộng rãi với tất cả mọi đối tượng GV và HS.
* Hạn chế
- Đối với những GV ở vùng khó khăn, ít tài liệu tham khảo và CNTT còn hạn chế, việc
sử dụng tư liệu, liên hệ giáo dục tư tưởng HCM sẽ gặp một số khó khăn.
- Trước những biến động phức tạp của thế giới. Một bộ phận cán bộ, Đảng viên với lối
sống tha hóa, suy thoái về đạo đức, lối sống đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Đảng,
niềm tin của nhân dân, học sinh. Người giáo viên sẽ gặp khó khăn nếu lập trường tư tưởng
thiếu kiên định và giải quyết các tình huống thiếu khéo léo khi tích hợp giáo dục tư tưởng
HCM.
c.

Mặt mạnh, mặt yếu

* Mặt mạnh: GV chủ động về phương pháp và kiến thức mình định tích hợp giáo
dục. HS được mở rộng tầm hiểu biết, kích thích niềm hứng thú trong học tập của học sinh.
Giúp các em chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức, chuyển biến trong nhận thức và rèn luyện
đạo đức.
* Mặt yếu: Phương pháp trên sẽ khó khăn cho những giáo viên xưa nay quen dạy
những kiến thức có sẵn, không quen tìm tòi, nghiên cứu, mở rộng. Khó khăn đối với những
HS thụ động trong tiếp thu kiến thức, lười học hỏi.
d. Nguyên nhân
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương


6

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

* Nguyên nhân thành công: Qua dự các tiết thao giảng của đồng nghiệp tại trường,
bản thân rút ra một số vấn đề: một số giáo viên rất chú trọng đến vấn đề tích hợp giáo dục
cho học sinh như giáo dục HS bảo vệ môi trường, giáo dục dân số,… trong quá trình giảng
dạy làm cho tiết học thêm sinh động có tính giáo dục cao, tạo hứng thú cho học sinh. Điều đó
khiến tôi luôn học hỏi đồng nghiệp, được đồng nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm bổ ích
trong quá trình giảng dạy. Mặt khác tôi luôn phải trăn trở nghiên cứu nội dung, tìm tòi cách
thức, thay đổi phương pháp làm sao cho hiệu quả lồng ghép giáo dục tư tưởng HCM ngày
càng có hiệu quả hơn.
* Nguyên nhân hạn chế: Vẫn còn một số giáo viên trong các các tiết dạy chưa đề cập
đến vấn đề tích hợp mặc dù bài dạy có nhiều vấn đề này. Một số giáo viên chỉ tích hợp để có
tích hợp nên còn sơ sài, gượng gạo, và mang tính đối phó để nhằm đáp ứng đủ yêu cầu của
tiết dạy.
e . Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Qua nghiên cứu, điều tra, thu thập thông tin từ thực tế cho thấy:
- Khoảng 95% học sinh từ THCS đến THPT đều có những hiểu biết cơ bản về tư
tưởng Hồ Chí Minh qua học tập các môn học KHXH, sinh hoạt Đoàn, Đội, tiếp nhận những
thông tin đại chúng tiến hành các hoạt động công ích xã hội.
- Ở mức độ nhất định, các em nhận thức được vai trò, công lao to lớn của Bác đối với
dân tộc, nhân loại, đối với gia đình và bản thân mỗi em.
- Khoảng 40% học sinh THCS, THPT hiểu biết cuộc đời, hoạt động, tư tưởng HCM
chưa sâu sắc, có một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện.

- Một phần rất nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ
Chí Minh, mà chỉ học thuộc để trả bài.
Khi dạy học môn Ngữ văn, việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh
trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng
cho học sinh. Bởi vì cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng ngời. Tư tưởng của Người còn
định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Nếu giáo viên nào tiến hành bài dạy mà không nghĩ đến, quên đi phần tích hợp giáo
dục (nếu bài dạy đó có điều kiện để chúng ta thực hiện yêu cầu trên) thì tiết dạy đó không
hoàn hảo, không giáo dục được học sinh. Chính vì lẽ đó nên vấn đề tích hợp trong giáo dục là
một yêu cầu đặt ra thường xuyên và cần thiết.
- Nhưng thực tế cho thấy, nhiều giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp những kiến thức
mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng lồng ghép những kiến thức cần
thiết phải tích hợp, giáo viên chưa xác định được những nội dung cần phải giảng dạy tích
hợp. Bởi vì những kiến thức cần tích hợp có thể chỉ là một đơn vị kiến thức nhỏ trong một bài
hoặc có thể là một đề mục lớn hoặc cả bài học, thời gian tích hợp khoảng 2 đến 3 phút nên
giáo viên thường ít để ý hoặc lướt qua và hơn nữa các tài liệu liên quan đến nội dung cần tích
hợp chưa phong phú.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

7

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

- Tuy nhiên không nhất thiết bài dạy nào cũng phải tích hợp, tuỳ nội dung từng bài để tích
hợp một cách có hiệu quả.

II.2. GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP
a. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp
a.1. Giáo dục trong nhà trường đều nhằm tới mục tiêu đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có năng lực, có tri thức, được giáo dục theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
a.2. Nhà trường là môi trường tốt để truyền bá tư tưởng giáo dục thế hệ trẻ về tư tưởng
Hồ Chí Minh.
a.3. Trong nhà trường, sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí là loại hình thông tin
có ưu thế nhất.
a.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh cần được tích hợp trong các môn học đặc biệt là Ngữ văn,
vì sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, sự nhận thức đúng đắn, tránh được những biểu hiện
sai lệch do những thông tin ngoài luồng, do tác động của xã hội.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b.1. Ý nghĩa của giáo dục tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Tư tưởng và đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là sự phản ánh, phát triển những
phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động từ xưa đến nay phù hợp với quy luật phát triển của
xã hội.
- Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc Việt Nam, là một nhà văn hóa lớn. Tác phong đạo
đức đã hun đúc nên những giá trị mới của đời sống và hình thành những chuẩn mực đạo đức
thẫm mỹ cho dân tộc.
- Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh góp phần làm nên những giá trị mới về đạo đức và
văn hóa, tư tưởng cho Việt Nam và thế giới.
- Hồ Chí Minh là người luôn chú ý đến việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ để họ trở
thành những con người có phẩm chất “vừa hồng vừa chuyên”.
- Tiếp nhận những giá trị tác phẩm viết về Hồ Chí Minh và do Hồ Chí Minh sáng tác
càng thấy rõ hơn tầm vóc tư tưởng và chiều sâu tình cảm của nhà yêu nước, nhà văn hóa Hồ
Chí Minh.
- Trong nhà trường với đặc trưng môn học là khoa học xã hội và nhân văn, với tính
giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp HS bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm
mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thành nhân cách cho HS.

- Nội dung sách giáo khoa với việc giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh ở học sinh
THCS có rất nhiều bài có nhiều nội dung nói lên vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm và nhân cách của
Bác.
b.2. Phương pháp
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

8

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài
dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ
phận hay là toàn phần( Phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...) Khi
tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa....từ đó giáo dục và
rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
b.3. Nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ
văn THCS
Căn cứ vào chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và cụ thể các bài học trong
SGK. Trong chương trình Ngữ văn THCS tổng số có 24 bài học cụ thể có thể tích hợp nội
dung giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cụ thể:
STT Lớp

Tên bài học

1


8

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu)

2

8

Đập đá ở Côn lôn (Phan Châu Trinh)

3

8

Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải)

4

8

Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)

5

8

Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)

6


8

Đi đường (Hồ Chí Minh)

7

8

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

8

8

Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)

9

8

Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc)

10

9

Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)

11


9

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (G. Mác- két)

12

9

Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)

13

9

Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

b.4. Yêu cầu, nguyên tắc của việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong học tập Ngữ
văn
b.4.1/Giáo dục tư tưởng HCM không phải đưa thêm thông tin, kiến thức để làm nặng nội
dung, mà vẫn đảm bảo nội dung và đặc trưng môn học.
- Không thể lấy việc kể chuyện về đạo đức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động cách
mạng của Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học Ngữ văn (không biến giờ Văn thành giờ kể
chuyện đạo đức, dạy đạo đức HCM).
- Sự tương đồng giữa nội dung bài học Ngữ văn với nội dung tư tưởng HCM.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

9


Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

Không thể lấy việc giảng giải nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học Ngữ
văn, mà phải tiến hành tích hợp nội dung bài học Ngữ văn với nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng.
b.4.2/ Giáo dục tư tưởng HCM dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ” của môn
Ngữ văn ở trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo viên xác định những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư tưởng và tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, phù hợp với những kiến thức cơ bản của bài học để giáo dục cho học sinh.
- Không lấy việc kể chuyện về Bác Hồ thay cho dạy học Ngữ văn, gây ra gây ra tình trạng
“quá tải” mà không đi đúng trọng tâm và mục tiêu của bài học.
b.4.3/ Bồi dưỡng kỹ năng, phát huy tính tích cực của học sinh
- Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập Ngữ văn, tích hợp với
nội dung tư tưởng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần khơi dậy ở các em nhận thức cần
thiết phải học tập, giáo dục (tự học, tự giáo dục), say mê, hứng thú học tập.
- Bồi dưỡng năng lực, rèn luyện năng lực trong việc học tập, tự giáo dục, vận dụng kiến
thức đã học.
- Chỉ trên cơ sở nỗ lực chủ quan, trau dồi kiến thức, kỹ năng mới thu được kết quả.
b.5/Cách tiến hành
b.5.1/ Sự chuẩn bị của giáo viên
Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng, việc chuẩn bị của
giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu cầu, đồ dùng dạy học liên
quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học
gì, kiến thức cho mục đó ra sao… Đối với những bài dạy liên quan đến việc lồng ghép giáo
dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng ghép, thời

điểm lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy,… Dùng hình ảnh tư
liệu, nội dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi vì tư tưởng đạo đức của Bác là
vô cùng rộng trên nhiều lĩnh vực… Giáo viên phải biết chọn lọc, linh hoạt vận dụng một tư
tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Khi áp dụng phương pháp này giáo viên phải chú ý
đến thời gian phân bố trong tiết học. Tuyệt đối giáo viên không được“tham” kiến thức, sa đà.
Tránh tình trạng biến giờ dạy Ngữ văn thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
b.5.2/Tiến hành lồng ghép trong giờ học
Đối với việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Ngữ văn
có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh tư liệu, phim tư
liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nới của Bác hoặc trích dẫn những
danh nhân, tư liệu văn học về Bác để giáo dục tư tưởng của Bác đối với học sinh.
b.5.2.1/ Khi dạy bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu) “Đập
đá ở Côn Lôn”( Phan Châu Trinh)(Ngữ văn lớp 8)

Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

10

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

Để giáo dục cho học sinh tinh thần cứu nước, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cho
dân tộc của Bác, khi dạy phần Giới thiệu tác giả, tác phẩm Giáo viên tích hợp về HCM:
Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…
nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các cụ. Người quyết định tìm con
đường cứu nước mới cho dân tộc. Ngay từ nhỏ Người sớm có tinh thần yêu nước. Khi vào

học trường quốc học ở Huế Người tham gia phong trào chống thuế ở Trung kì bị buộc thôi
học sau đó Người vào Bến cảng nhà Rồng để ra nước ngoài tìm đường cứu nước
Hoặc để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm tìm con đường
cứu nước cho dân tộc. Giáo viên kể chuyện “Hai bàn tay”. Khi vào Sài Gòn Nguyễn Tất
Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc còn ở Phan Thiết . Người tâm sự với Tư Lê: Tôi
muốn ra các nước phương Tây xem họ làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào chúng
ta . “Nhưng chúng ta lấy tiền đâu để đi?” Tư Lê nói lại. Nguyễn Tất Thành giơ hai bàn tay
nói: Đây tiền đây, tiền đây chúng ta làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Tư Lê không giữ lời
hứa, Bác một mình làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rê-vin ra nước ngoài tìm đường cứu
nước. Thông qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng cứu nước, học sinh càng biết ơn Bác đã
tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta để có cuộc sống như ngày nay.

Phần liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng trong thời gian bị tù đày, GV có
thể liên hệ HCM trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch qua các bài thơ trích “Nhật kí trong
tù” của Bác để thấy được sự gặp gỡ của những người anh hùng về lòng yêu nước, tinh thần hi
sinh tất cả cho lí tưởng độc lập dân tộc, phong thái ung dung tự tại khi bị giam cầm hay đối
mặt với hiểm nguy.
b. 5.2.2/ Khi dạy bài Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải) (Ngữ văn lớp 8):
So sánh với một số bài thơ của Bác để thấy được sự giống nhau và khác nhau trong
việc thể hiện tình yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc giữa hai tác giả.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

11

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------


- Thơ Bác thể hiện tình yêu nước và sự lạc quan tin tưởng vào sự thắng lợi của cách
mạng.
GV có thể tham khảo thêm những ý sau: Vượt qua tư tưởng yêu nước, độc lập dân
tộc theo lập trường phong kiến, tư sản.
- Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự bất cập của tư tưởng yêu
nước trong khuôn khổ ý thức hệ phong kiến: “trung quân, ái quốc”, chống Pháp, giúp vua
(Cần Vương), để đi đến quan niệm mới: dân là dân nước, nước là nước dân.
- Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được nguyên nhân thất bại của chủ trương cứu nước
dựa vào sự giúp đỡ của Trung Quốc, Nhật Bản, những nước “cùng máu đỏ da vàng”, do Phan
bội Châu và các chí sĩ yêu nước trong “Phong trào Đông Du” tiến hành.
Đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã tiếp cận với tư tưởng dân chủ tư sản của Trung Quốc
trong Cách mạng Tân Hợi (năm 1911), tập trung ở chủ nghĩa Tam dân (dân tộc độc lập, dân
quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) của Tôn Trung Sơn. Người đã rất kính trọng Tôn Dật Tiên,
sau này người đã chắt lọc những nhân tố hợp lý, những quan điểm tiến bộ của Tôn Trung
Sơn. Nhưng qua việc quyết định ra đi tìm đường cứu nước bằng cách đến nước Pháp, đến
phương Tây, cái nôi của chủ nghĩa tư bản, chứng tỏ Người chưa tin vào tư tưởng yêu nước và
con đường cứu nước đó.
b.5.2.3/ Khi dạy bài Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh) (Ngữ văn lớp 8)

Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc

* Phần phân tích: GV gợi nhớ đến mạch cảm xúc trong bài “Cảnh rừng Việt
Bắc”(1947)
“ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim ca suốt cả ngày
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say”

Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương


12

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

+ “Bàn đá chông chênh” Không chỉ nói về bàn đá làm việc khó khăn mà còn ẩn dụ nói
về muôn vàn khó khăn của cách mạng nước ta.
+ Bác Hồ đang dịch lịch sử ĐCS Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ, đồng thời
chính là đang xoay chuyển lịch sử VN nơi “đầu nguồn”.
+ Cuộc đời cách mạng thật là sang: Đó là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của
những cuộc đời làm Cách mạng. Niềm vui lớn nhất của Bác Hồ trong bài thơ không phải chỉ
là “thú lâm tuyền” giống như của ẩn sĩ xưa mà đó là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu
nước vĩ đại sau 30 năm xa nước, nay được trở về sống giữa lòng đất nước:
“Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước”
“ Ba mươi năm ấy chân không mỏi
Mà đến bây giờ mới tới nơi”
Đặc biệt lúc này Bác còn vui vì người tin chắc rằng thời cơ giải phóng dân tộc đang tới
gần. Vì thế những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lí gì. Thậm chí, tất cả những “hang“ tối
“cháo bẹ,…” kia không phải là gian khổ mà đều trở thành sang trọng, vì đó là cuộc đời Cách
mạng.
* Phần tổng kết , GV có thể hỏi, bình và liên hệ để giáo dục:
? Hãy cho biết “Thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau?
+ Khác: Nguyễn Trãi cảm thấy bất lực trước thực tế xã hội muốn “Lánh đục tìm trong”
tự an ủi bằng cuộc sống “an bần lạc đạo”. Tuy đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng không
thể không gọi là tiêu cực.

Với Hồ Chí Minh, sống hòa nhịp với lâm tuyền nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến
sĩ và chính cuộc sống lâm tuyền đó là một biểu hiện của cuộc đời Cách mạng của người. Vì
vậy nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ ẩn sĩ nhưng thực chất vẫn là chiến sĩ.
? Bài thơ giúp em hiểu thêm điều cao quí nào ở con người Hồ Chí Minh ?
+ Tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên.
+ Tinh thần Cách mạng bền bỉ.
+ Lạc quan trong cách sống.
b.5.2.4/ Khi dạy bài “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh) (Ngữ văn lớp 8)
* Phần tổng kết: GV có thể hỏi, bình và liên hệ để giáo dục:
? Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra ntn?
+ Với cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước những
tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau. Qua đó người tù Cách mạng ấy dường như không chút
bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở, … của chế độ nhà tù khủng khiếp. Bất
chấp tất cả Bác thả hồn mình đến giao hòa với thiên nhiên. Đằng sau những câu thơ rất thơ
đó là một tinh thần thép:
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

13

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao”

? Kể tên những bài thơ viết về trăng của Bác mà em biết. Cuộc “Ngắm trăng” trong bài
vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú
ý?
+ GV gợi ý: Ngắm trăng (Nhật kí trong tù), Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Tin thắng
trận,…sáng tác ở chiến khu Việt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp. Ánh trăng ở mỗi bài
thơ của Bác mỗi khác nhưng tất cả đều cho thấy Bác Hồ có một tâm hồn nghệ sĩ, luôn mở ra
giao hòa với trăng, một biểu tượng của cái đẹp tuyệt vời vĩnh cửu của vũ trụ, …
b.5.2.5/ Khi dạy bài Đi đường (Hồ Chí Minh) (Ngữ văn lớp 8): Qua việc phân tích,
lồng ghép giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách
mạng.
GV bình : Từ tư thế con người bị đày đọa đến kiệt sức, tưởng như tuyệt vọng, người đi
đường cực khổ ấy bỗng trở thành du khách ung dung say đắm ngắm phong cảnh đẹp … Từ
đó gợi ra hình ảnh con đường Cách mạng và hình ảnh con người ung dung…còn là hình ảnh
chiến sĩ đứng trên đỉnh cao vòi vọi của chiến thắng sau biết bao gian khổ hi sinh.
b.5.2/6. Khi dạy bài Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi) (Ngữ văn lớp 8): Liên hệ với tư
tưởng nhân nghĩa, yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng HCM.
GV tham khảo ý sau: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường
nào khác con đường cách mạng vô sản” đến độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội”.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa yêu
nước, truyền thống nhân ái và tinh thần cộng đồng làng xã Việt Nam
- Độc lập dân tộc đòi hỏi trước hết phải bảo đảm cho dân tộc đó quyền tự quyết dân
tộc, quyền lựa chọn chế độ chính trị, lựa chọn con đường và mô hình phát triển độc lập cả về
chính trị, kinh tế, văn hóa.
- Độc lập dân tộc phải thực sự bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; nhân dân có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; con người được phát triển toàn diện, có năng lực làm
chủ.
- Độc lập dân tộc đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch của dân tộc
này với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần.
- Sự trao đổi, hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ

quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, vì một thế giới không có chiến tranh, không có sự
hoành hành cái ác, của những sự tàn bạo và bất công, bảo đảm cho con người sống trong an
ninh và hạnh phúc.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

14

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, để đảm bảo độc lập dân tộc thực sự phải tiến lên chủ
nghĩa xã hội, đó là quy luật của thời đại, đáp ứng khát vọng ngàn đời của nhân dân ta là độc
lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
b.5.2/7. Khi dạy bài Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) (Ngữ văn lớp 8): Liên hệ với tư
tưởng yêu nước và độc lập dân tộc của HCM.
* Phần tổng kết , GV có thể hỏi, bình và liên hệ để giáo dục:
Nếu “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn như lời hiệu triệu làm
bừng lên hào khí của cả dân tộc trước họa ngoại xâm, làm cho đại bộ phận tướng sĩ tự xăm
vào cánh tay hai chữ: “Sát Thát” đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao độ, quyết tâm sắt đá
chống giặc Mông Nguyên, thì Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, “Lời kêu gọi thi đua ái
quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi nguồn cho các phong trào thi đua yêu nước, thúc
đẩy phong trào hành động cách mạng của các tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh to lớn cho
cuộc kháng chiến, kiến quốc đi đến thắng lợi hoàn toàn. Lời “hịch” của hai vị Anh hùng dân
tộc tuy ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng đều mang điểm chung là có giá trị, ý nghĩa
to lớn, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân trong những tình
huống khó khăn, ác liệt của dân tộc trước sự xâm lăng của kẻ thù:

* Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến cũng là áng hùng văn mở đầu cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân Pháp kéo dài chín năm kết thúc bằng thắng lợi lịch sử Điện Biên
Phủ. Lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một lời hịch của non sông đất
nước cổ vũ tinh thần yêu nước của toàn dân đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược.
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân
nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”...
"Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không
chiq tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân
Pháp để cứu Tổ Quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì
dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
* Lời kêu gọi thi đua ái quốc
Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già trẻ, gái trai, bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần
phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, thực
hiện một khẩu hiệu:
Toàn dân kháng chiến,
Toàn diện kháng chiến.
Trong thi đua ái quốc, chúng ta:
Vừa kháng chiến,
Vừa kiến quốc.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

15

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS

---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

Trong lời kêu gọi ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày quan điểm “chiến tranh toàn
dân” một cách vô cùng giản dị và hào hùng. Có thể nói, nét độc đáo, đặc sắc nhất trong
đường lối quân sự của Đảng và tư tưởng quân sự Chủ tịch Hồ Chí Minh là ở hai chữ “toàn
dân”.

.
Lời kêu gọi thi đua ái quốc

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

b.5.2/8. Khi dạy bài Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc(Ngữ văn lớp 8):
* Phần tác giả, tác phẩm: GV có thể hỏi và cung cấp thêm thông tin nhằm khơi dậy
niềm hứng thú của học sinh , từ đó liên hệ để giáo dục:
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

16

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

Những năm 20 của thế kỉ 20 là thời kì hoạt
động sôi nổi của người thanh niên yêu nước người chiến sĩ cộng sản kiên cường NAQ.
Trong những hoạt động Cách mạng ấy có sáng
tác văn chương nhằm vạch trần bộ mặt kẻ thù,

nói lên nỗi khổ nhục của những người dân bị áp
bức, kêu gọi nhân dân thuộc địa đấu tranh. NAQ
đã tố cáo bản chất độc ác, giả nhân giả nghĩa
của thực dân Pháp với người dân thuộc địa. Tư
tưởng nhân nghĩa, yêu nước, độc lập dân tộc là
nguồn gốc tư tưởng HCM.

b.5.2/9. Khi dạy bài Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) (Ngữ văn lớp 9): Sự kết
hợp hài hoà giữa truyền thống - hiện đại, phương Đông – phương Tây, dân tộc – nhân loại.
Lối sống giản dị, thanh cao. Vốn kiến thức của Người rất phong phú, sâu rộng.
GV có thể hỏi, bình và liên hệ để giáo dục một trong những nội dung sau:
? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy ?
- Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước 1911, Người ra nước ngoài. Bác đã trải
qua hơn 10 năm lao động cực nhọc, đói rét, làm phụ bếp, quét tuyết, đốt than, làm thợ ảnh
miễn sao sống được để làm Cách mạng. Người đã sang Pháp vòng quanh châu Phi, sang Anh,
châu Mỹ, nhiều nước châu Âu.
.

- Làm nhiều nghề khác nhau để học hỏi qua thực tế cuộc sống.
“ Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá.
Và sương mù thành Luân Đôn Ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữ đêm khuya?
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi”…
(Chế Lan Viên)
- Đi đến đâu, Người tìm hiểu đến đó, học hỏi mọi người để tích lũy kiến thức.


? Hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh cho các bạn nghe về nơi ở
và nơi làm việc của Bác ?
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

17

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

+ Ngôi nhà nhỏ với ao cá, vài căn phòng vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi họp Bộ
chính trị.
+ Đồ đạc sinh hoạt cũng đơ sơ (Nó khác xa với nhiều “cung điện” lộng lẫy của nhiều
nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới)
+ Trang phục áo nâu, dép lốp.
+ Ăn uống đạm bạc (cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…..)
? Qua cách thuyết minh của bạn, em cảm nhận như thế nào về phong cách sống của
Người ?
+ Ngạc nhiên, khâm phục trong lối sống giản dị, đạm bạc nhưng vô cùng thanh cao
của Người.
? Lối sống giản dị, thanh đạm của Người gợi cho em liên tưởng đến vị hiền triết nào
trong lịch sử ?
- Cách sống của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà.
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
“Côn sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”
(Nguyễn Trãi)
? Tại sao tác giả lại so sánh cách sống của Bác với Nguyễn Trãi hoặc Nguyễn Bỉnh
Khiêm?
- Cách so sánh ấy cho thấy Người rất phương đông, gắn bó sâu sắc với vẻ đẹp tinh
thần của dân tộc. Đây là ba nhân cách lớn, ba nhà văn hóa có lối sống thanh cao vừa hết sức
giản dị.
? Ở Bác có điều gì giống và khác với các vị danh nho xưa?
+ Điểm giống : giản dị - thanh cao
+ Khác :
- Chí sĩ Nguyễn Trãi - Nguyễn Bỉnh Khiêm là những nhà nho tiết tháo khi xã hội rối
ren gian tà ngang ngược, từ bỏ công danh phú quí lánh đục về trong lánh đời, ẩn dật, giữ cho
tâm hồn an nhiên tự tại,...
- Hồ Chí Minh chiến sĩ cộng sản sống gần gũi như quần chúng đồng cam cộng khổ
với nhân dân làm Cách mạng.
? Đây có phải là lối sống khắc khổ tự đày đoạ mình hay thần thánh hoá với đời ?
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

18

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

+ Không phải lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó
hoặc tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời khác người:
“Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe

Trần mà như thế, kém gì tiên”
“Chưa năm mươi tuổi đã kêu già
Sáu ba mình nghĩ vẫn là đương trai
Sống quen thanh đạm nhẹ người
Việc làm tháng rộng, ngày dài ung dung”
? Bác có tự thần thánh hoá bản thân mình như những nhà tu hành, ẩn sĩ không ?
“Nơi Bác ở sàn mây vách gió,
Sáng nghe chim rừng hót sau nhà,
Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ,
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
- Hồ Chí Minh đã từng đi nhiều nơi, đến nhiều nước, tiếp thu tinh hoa của văn hoá
thế giới song vẫn giữ lại cho mình một cách sống giản dị, tự nhiên không phô trương đó là
lối sống của người dân Việt Nam (nơi chốn quê hương) đậm chất Á Đông.
*GV liên hệ giáo dục:
? Ngày nay chúng ta học tập đạo đức, lối sống của Hồ Chí Minh như thế nào?
“Bác để tình thương cho chúng con,
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải, hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.”
GV : Các em được sinh ra và lớn lên trong điều kiện vô cùng thuận lợi nhưng cũng
tiềm ẩn đầy nguy cơ thách thức ( xét phương diện vật chất )
? Các em hãy bày tỏ những thuận lợi và nguy cơ theo nhận thức của em ?
-

Được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa nhiều luồng văn hóa giao lưu mở rộng với quốc
tế.

-

Điều kiện vật chất đầy đủ, có luồng văn hóa tích cực - nhưng cũng có luồng văn hóa

đồi bại.
Vấn đề đặt ra là hội nhập mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
? Từ tấm gương Bác Hồ em có suy nghĩ gì để đáp ứng với tình hình thực tại và tương

lai ?
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

19

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

? Nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hóa và phi văn hóa ? ( ăn mặc, đầu
tóc, nói năng...)
b.5.2/10. Khi dạy bài Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (Gác-xi-a Mác-két) (Ngữ
văn lớp 9): Tinh thần quốc tế vô sản, tư tưởng yêu nước và độc lập dân tộc trong quan hệ với
hoà bình thế giới (chống nạn đói, thất học, bệnh tật, chiến tranh) của Bác.
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân, sau cách mạng tháng
Tám. Ngay sau khi Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi từ chiến khu Bác về Hà Nội Người rất đau
lòng khi thấy nhân ta trải qua trận đói khủng khiếp hậu quả chính sách cai trị tàn bạo của thực
dân, phong kiến. Vì vậy ngay sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa Người đã ra sắc lệnh diệt “giặc đói” Bản thân Bác cũng nhịn ăn để dành
gạo cứu đói.
- Để giáo dục tư tưởng tinh thần đoàn kết quốc tế, “Bốn phương vô sản đều là anh
em”, sau khi sang Pháp Người nhận xét: “Người Pháp ở Pháp tốt hơn người Pháp ở Đông
Dương”. Ở đâu cũng có hai loại người người bóc lột và người bị bóc lột để thấy được chúng

ta chống bọn thực dân Pháp kẻ đã gây bao đau thương, tang tóc cho các dân tộc thuộc địa chứ
người Pháp tiến bộ là bạn chúng ta. Phải tranh thủ sự giúp đỡ của họ”.
- Dùng lược đồ giới thiệu hành trình cứu nước của Bác. Từ năm 1911-1917 Bác đi
khắp thế giới Bác từng đi thăm khu phố Hac-lem nơi ở của người da đen ở Mĩ Người hiểu rõ
được bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Vì vậy muốn đánh đổ đế quốc thực dân thì
vô sản quốc tế phải đoàn kết lại. Qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng tình đoàn kết quốc tế
“ Bốn phương vô sản đều là anh em” từ đó hình thành cho học sinh cách nhìn nhận “bạn”
“thù” một cách rõ ràng, rành mạch. Chúng ta căm thù chủ nghĩa đế quốc, thực dân kẻ đã xâm
lược đất nước ta, gây bao nỗi đau khổ cho dân tộc ta chứ nhân dân tiến bộ các nước là anh
em, như nhân dân Pháp, Mĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ họ đã tích cực ủng
hộ cuộc kháng chiến của ta. Như anh Hăng-ri-mác-tanh không chịu sang Đông Dương giết
hại nhân dân Đông Dương, chị Ray-mông-điêng nằm trên đường ray để cản đoàn tàu chở vũ
khí sang Đông Dương của Pháp. Anh Mo-ri-xơn tự thiêu trước nhà quốc hội Mĩ để phản đối
cuộc chiến tranh của đế quốc Mĩ ở Việt Nam,…
* GV liên hệ, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc chống nạn đói, nạn thất học,
bệnh tật, chiến tranh.
“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn cỏ mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi người nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”.
b.5.2/11. Khi dạy bài Tiếng nói văn nghệ (Nguyễn Đình Thi) (Ngữ văn lớp 9): Liên
hệ với quan điểm về văn học nghệ thuật của Bác.
* GV giáo dục đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh bằng cách có thể hỏi, bình và liên
hệ để giáo dục:
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

20

Trường: THCS Buôn Trấp



Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

- Trong cuộc đời cách mạng của Bác văn nghệ đã gắn bó với Bác như thế nào? Lấy ví
dụ. Từ đó cho biết chúng ta học tập được Bác điều gì?
Những năm 20 của thế kỉ 20 là thời kì hoạt động sôi nổi của người thanh niên yêu
nước – người chiến sĩ cộng sản kiên cường Nguyễn Ái Quốc. Trong những hoạt động Cách
mạng ấy có sáng tác văn chương nhằm vạch trần bộ mặt kẻ thù, nói lên nỗi khổ nhục của
những người dân bị áp bức, kêu gọi nhân dân thuộc địa đấu tranh. Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo
bản chất độc ác, giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp với người dân thuộc địa. Tư tưởng
nhân nghĩa, yêu nước, độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu
nước tại Pháp gửi tới hội nghị Vec-xai bản yêu sách đòi tự do, quyền bình đẳng cho dân tộc
Việt Nam. Tuy không được chấp nhận nhưng việc làm đó gây tiếng vang rất lớn đối với dân
tộc Việt Nam, nhân dân Pháp và các dân tộc thuộc địa. Tuy nhiên Người vẫn chưa tìm được
con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam . Tháng 7 năm 1920 Người soạn và đọc
“Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin .

Tranh biếm họa của Nguyễn Ái Quốc
cho tờ Le Paria, đời sống người dân
dưới ách thống trị của thực dân Pháp

b.5.2/12. Khi dạy bài Viếng lăng Bác (Viễn Phương) (Ngữ văn lớp 9): cần làm nỗi bật
Vẻ đẹp toả sáng của lãnh tụ Hồ Chí Minh: lí tưởng độc lập dân tộc, sự hi sinh quên mình vì
hạnh phúc của nhân dân, tình yêu thương nhân loại, lẽ sống giản dị, đức khiêm tốn,…
- GV mở rộng: Bình về cách xưng con trong thơ của Chế Lan Viên, Tố Hữu…
“ Bàn tay con nắm tay cha,
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng…

Cho con được hôn lên má Bác
Cho con hôn mái đầu tóc bạc
Hôn chòm râu mát rượi hòa bình”
“ Con nghe Bác tưởng nghe lời đất nước”

Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

21

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

- Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh mặt trời thực, mặt trời tự nhiên đem lại
nguồn sáng cho thế gian. Mặt trời ấy là sức sống của muôn vàn cỏ cây hoa lá.
- “Mặt trời trong lăng” là mặt trời ẩn dụ, chỉ Bác Hồ kính yêu. Tác giả nhấn mạnh “mặt trời
rất đỏ’ làm ta nhớ đến một trái tim nhiệt huyết chân thành vì nước vì dân. Ví Bác như “mặt
trời”, nhà thơ muốn nói Bác như là người soi sáng cho dân tộc Việt Nam trên bước đường
chiến đấu, đưa cả dân tộc thoát khỏi bóng tối nô lệ đến với cuộc sống tự do, hạnh phúc. Mỗi
hành trình của mặt trời tự nhiên vẫn là hành trình trên quỹ đạo cũng như mặt trời trong lăng
lúc nào cũng tỏa sáng. Bác tuy đã ra đi nhưng mãi thuộc về vĩnh cửu đối với hàng triệu con
người Việt Nam.
Thông qua hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”, nhà thơ đã nêu lên sự vĩ đại của Bác, đồng thời
thể hiện niềm tôn kính, lòng biết ơn vô hạn của nhân dân ta với Bác.
Bác ra đi nhưng đã hóa thân vào thiên nhiên, đất trời của dân tộc, như Tố Hữu đã từng
viết : “Bác sống như trời đất của ta”. Trong cuộc sống yên bình hôm nay, đâu đâu ta cũng
như thấy một phần công lao của Bác. Bác sẽ còn mãi với non sông đất nước. Dù lý trí mách

bảo rằng Bác vẫn còn sống mãi nhưng trái tim nhà thơ vẫn không khỏi thổn thức rằng Bác đã
mãi mãi ra đi. Bởi vậy nhà thơ không sao ngăn được nỗi đau : “Nghe nhói ở trong tim”. Đó là
nỗi đau xót, tê tái, quặn thắt đến cực độ ! Một sự mất mát không gì có thể bù đắp được ! Câu
thơ tựa như một tiếng nấc nghẹn ngào ! Đây cũng là tâm trạng và cảm xúc của những người
đã từng vào lăng viếng Bác.

Thiếu nhi khóc trong lễ tang Hồ Chí
Minh năm 1969

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất rộng, trải dài trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy việc lồng
ghép giáo dục tư tưởng của Bác vào dạy học để góp phần giáo dục đạo đức, tư tưởng cách
mạng cho học sinh là rất đa dạng, dưới nhiều hình thức, có thể áp dụng lồng ghép vào nhiều
tiết dạy. Trên đây chỉ là một vài ví dụ nhỏ áp dụng lồng ghép, giáo dục tư tưởng của Bác vào
dạy học Ngữ văn.
c . Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp:
* Đối với nhà trường:
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

22

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

Để nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện mục tiêu của Đảng là giáo dục, đào tạo
thế hệ trẻ “vừa hồng vừa chuyên”. Thì mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao tri thức,
thực hiện linh hoạt các phương pháp dạy học.

Để giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua việc lồng ghép giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh trong dạy các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thì:
- Cần phải tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động, học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
-Trong các ngày lễ lớn, hoặc chương trình ngoại khóa, kết hợp với đoàn thanh niên
cho học sinh thi kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
-Thư viện nhà trường cần phải trang bị nhiều tư liệu, sách về cuộc đời hoạt động của
chủ tịch Hồ Chí Minh .
-Nhà trường phải có phòng truyền thống cách mạng, ảnh tư liệu về Bác và các chiến sĩ
cách mạng, những nhà yêu nước để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh
- Mỗi năm học phải phát động học sinh sưu tầm ảnh tư liệu lịch sử về Bác, lịch sử
cách mạng,…
Cơ sở vật chất: phòng học, sách tham khảo, việc photo in ấn tài liệu… cần bảo đảm
cho điều kiện học tập được tốt.
* Đối với các giáo viên:
Các giáo viên đều phải lựa chọn những bài dạy có thể tích hợp, chọn nội dung tích hợp
phù hợp.
Chuẩn bị thêm các tài liệu cần thiết, soạn bài cụ thể cho bài dạy: Phần kiến thức nào
cần tích hợp? Nội dung tích hợp? Cách thức tích hợp?...
Khi giảng dạy trên lớp cần chú ý đến các đối tượng học sinh đã lựa chọn để mở rộng,
nâng cao và giao việc cho các em để các em sưu tầm, tìm hiểu.
Hướng dẫn các em học tập, sưu tập các tài liệu liên quan phục vụ cho việc học và rèn
luyện.
* Đối với học sinh:
Phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ học tập, rèn luyện. Ngoài đọc sách giáo khoa, học
sinh cần đọc thêm sách tham khảo, và các tài liệu khác về cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ
Chí Minh, chuyện kể về tấm gương, đạo đức của Bác theo yêu cầu của thầy cô giáo. Đọc có
ghi chép và cảm nhận.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Các giải pháp, biện pháp trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung hỗ trợ nhau.

Đó là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời.

Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

23

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

Khi áp dụng, giáo viên tích hợp không nên bỏ qua hay quá xem nhẹ phần tích hợp.
Không nên có suy nghĩ tích hợp để có tích hợp nên chỉ thực hiện sơ sài, gượng gạo, và mang
tính đối phó để nhằm đáp ứng đủ yêu cầu của tiết dạy.
Sự phối hợp đồng đều và hợp lý các giải pháp sẽ đem lại kết quả cao nhất, thể hiện ở sự
phát triển của tư duy và ý thức học sinh, khả năng học sinh tự học, tự nghiên cứu tài liệu của
các em.
Trong quá trình thực hiện, giáo viên nên nhìn nhận lại tổng thể các mặt, để xem đang
bị vướng mắc ở vấn đề nào hay không để từ đó từng bước khắc phục.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Bảng kết quả khảo nghiệm sự hiểu biết và cảm nhận sâu sắc về Bác trước khi và sau
khi tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh:
-

Đối tượng: HS lớp 9

-


Cách thức: Kiểm tra 15 phút một văn bản cụ thể:

Câu hỏi: Chép lại khổ thơ thứ 2 của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Trình
bày cảm nhận của em về các hình ảnh ẩn dụ mặt trời, tràng hoa. Từ đó nêu cảm nghĩ của em
về công lao của Bác và lòng biết ơn Bác của nhân dân ta.
Năm
học

Số lượng Trước khi dạy tích hợp
HS khảo
sát

2010 2011

10

20112012

15

20122013

15

Sau khi dạy tích hợp

Ghi chú

8 HS làm bài điểm khá.


4HS làm bài điểm khá.

2 HS làm bài điểm giỏi.

6 HS làm bài điểm giỏi.

Lớp
chọn

10 HS làm bài điểm khá.

05 HS làm bài điểm khá.

05 HS làm bài điểm giỏi.

10 HS làm bài điểm giỏi.

10 HS làm bài điểm TB.

05 HS làm bài điểm TB.

05 HS làm bài điểm khá

Lớp
chọn

Lớp đại
08 HS làm bài điểm khá trà
02 HS làm bài điểm giỏi


II.4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA HỌC
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Qua việc chấm bài kiểm tra khảo nghiệm và bài thu hoạch Học tập và làm theo tấm
giương đạo đức Hồ Chí Minh so sánh kết quả có sự khác biệt.
Giá trị của đề tài: đảm bảo về giá trị khoa học bộ môn; vận dụng được cho tất cả các
trường THCS trên địa bàn huyện.
Trong gần ba năm học với việc thường xuyên dạy học Ngữ văn có sự kết hợp với
việc tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi nhận thấy
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

24

Trường: THCS Buôn Trấp


Vài kinh nghiệm về việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Ngữ văn
lớp 8, 9 - THCS
---------------------------------------------------------&&&--------------------------------------------------------

nâng cao được ý thức học tập của học sinh, học sinh hiểu thêm về Bác, về tư tưởng của Bác,
về vẻ đẹp và công lao to lớn của Bác với dân tộc Việt Nam. Các em có ý thức hơn trong việc
tu dưỡng rèn luyện đạo đức theo tấm gương Bác Hồ.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận:
Dạy học là việc làm sáng tạo. Người giáo viên được mệnh danh là “kĩ sư tâm hồn, là
chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”. Là giáo viên dạy học môn Ngữ văn, qua nhiều năm kinh
nghiệm, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các
bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh.
Bởi vì cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng ngời. Tư tưởng của Người còn định hướng
cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Ngày nay công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi, nhờ vậy mà thầy
cô và các em học sinh có rất nhiều thuận lợi trong việc thu thập tài liệu học tập nói chung và
môn Ngữ văn nói riêng. Cũng chính từ đó HS hiểu được tầm quan trọng của văn chương, của
đạo đức Hồ Chí Minh đối với cuộc sống. Và các em càng hứng thú hơn, quan tâm nhiều hơn
đến môn học và tư tưởng Hồ Chí Minh.
III.2. Kiến nghi:
Như vậy để một tiết dạy học Ngữ văn thành công, kết hợp việc giáo dục tích hợp việc
giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi người giáo viên phải có sự vận dụng sáng tạo, linh
hoạt phương pháp mới vào từng bài soạn, từng tiết dạy cụ thể:
1. Giáo viên phải xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể cho môn mình dạy, cụ thể
tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong bài nào? Tiết nào?
2. Trên cơ sở SGK, SGV giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù hợp theo đúng
chuẩn kiến thức kĩ năng, bám sát vào đặc trưng bộ môn, bám sát yêu cầu, nguyên tắc của việc
tích hợp không được biến giờ dạy học Ngữ văn thành tiết dạy GDCD hay tiết dạy Văn học
Sử- kể chuyện đạo đức tấm gương Bác Hồ.
3. Giáo viên không ngừng tìm tòi, tham khảo tài liệu để thiết kế một hệ thống câu hỏi
hợp lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.
- Trong bài soạn cần xác định rõ nội dung cần tích hợp, tích hợp trong phần nào của
bài, liên hệ cụ thể như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả.
4. Giáo viên phải có sự vận dụng linh hoạt từng kiểu bài, đa dạng hóa các kiểu dạy
học, các kĩ thuật dạy học phù hợp.
5. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học để tiết học Ngữ văn sinh
động, không nhàm chán.
Trên đây là một số nội dung cơ bản của việc vận dụng tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh trong 13 địa chỉ(văn bản) dạy học Ngữ văn THCS. Dẫu có sự đầu tư, nghiên cứu,
tìm tòi, nhưng vốn kiến thức có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của các đồng chí và các bạn đồng nghiệp.
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoài Sương

25


Trường: THCS Buôn Trấp


×