LỜI CẢM ƠN
Để đề tài hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân tôi, đề tài còn nhận
được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và những người quan tâm.
Trước hết tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng
dẫn làm đề tài Ths. Nguyễn Thị Huệ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt
đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Địa lí đã tạo
điều kiện cho em có cơ hội nghiên cứu để có thêm những kiến thức mới.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các phòng ban của trường đại học Tây Bắc, đặc
biệt là trường THPT A Thanh Liêm tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho em
trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K50 ĐHSP Địa lí đã động
viên và ủng hộ em để đề tài được hoàn thiện đúng thời gian.
Đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè.
Người thực hiện
NGUYỄN THỊ THƠM
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Từ đầy đủ
1
THPT
Trung học phổ thông
2
BĐKH
Biến đổi khí hậu
3
IPCC
Tổ chức nghiên cứu liên chính phủ về BĐKH
4
NASA
Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kì
5
WMO
Tổ chức khí tượng thế giới
6
PGS. TS
Phó giáo sư. Tiến sĩ
7
Th.s
Thạc sĩ
8
ĐH
Đại học
9
ĐHSP
Đại học sư phạm
10
PPTH
Phương pháp tích hợp
11
PPDH
Phương pháp dạy học
12
PP
Phương pháp
13
DHTH
Dạy học tích hợp
14
HCFC
s
Hidrofruo carbon
15
N
2
O
Nito oxit
16
CH
4
Mêtan
17
O
3
Ôzôn
18
CO
2
Canxi đioxit
19
CFCs
Cloorofluoro cacbon
DANH MỤC BẢNG
STT
Số
bảng
Tên bảng
Trang
1
1.1
Tổng hợp kết quả khảo sát việc nắm kiến thức
BĐKH của học sinh lớp 10 THPT
22
2
2.1
Thống kê các bài Địa lý lớp 10 có thể tích hợp
BĐKH
24
3
3.1
Thống kê các lớp tiến hành thực nghiệm và đối
chứng
46
4
3.2
Thống kê kết quả phiếu điều tra thực nghiệm
47
5
3.3
Thống kê điểm số của các lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng
49
6
3.4
Thống kê điểm trung bình cộng các bài kiểm tra
của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
50
DANH MỤC HÌNH
STT
Số hình
Tên hình
Trang
1
1.1
Nhiệm vụ của dạy học Địa lí ở trường phổ thông
12
2
3.1
Biểu đồ thể hiện kết quả thực nghiệm giữa lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng
50
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
6. Phương pháp nghiên cứu 5
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 5
6.2. Phương pháp phân tích hệ thống 5
6.3. Phương pháp thu thập tài liệu 5
6.4. Phương pháp toán thống kê 6
6.5. Phương pháp khảo sát điều tra 6
6.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6
7. Đóng góp của đề tài 6
8. Cấu trúc đề tài 7
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 8
1.1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu 8
1.1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu 8
1.1.1.2. Biểu hiện, nguyên nhân của BĐKH 8
1.1.2. Khái quát về dạy học tích hợp 11
1.1.2.1. Quan niệm về tích hợp và dạy học theo hướng “tích hợp” 11
1.1.2.2. Nguyên tắc giáo dục tích hợp 13
1.1.3. Định hướng và yêu cầu của tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH qua
môn Địa lí lớp 10 THPT 14
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 16
1.2.1. Vai trò, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông đối với những thách thức của
BĐKH 16
1.2.2. Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH của chương trình Địa lí
lớp 10 THPT 17
1.2.3. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 THPT 18
1.2.4. Mục tiêu của tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH qua môn Địa lý lớp
10 THPT 19
1.2.5. Thực trạng tích hợp giáo dục BĐKH vào trong môn Địa lý lớp 10 THPT
20
Chương 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO TRONG
DẠY HỌC CÁC BÀI ĐỊA LÝ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 24
2.1. Một số bài có thể tích hợp giáo dục BĐKH vào trong dạy học Địa lý lớp
10 THPT 24
2.2. Phương thức và phương pháp tích hợp giáo dục BĐKH vào trong dạy
học Địa lí lớp 10 THPT 32
2.2.1. Phương thức tích hợp 32
2.2.2. Nguyên tắc tích hợp 33
2.2.3. Phương pháp tích hợp 34
2.2.3.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở 35
2.2.3.2. Phương pháp trực quan 36
2.2.3.3. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề 38
2.2.3.4. Phương pháp dạy học theo dự án 39
2.2.3.5. Phương pháp kể chuyện 41
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 44
3.1. Mục đích thực nghiệm 44
3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 44
3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm 45
3.4. Phương pháp thực nghiệm 45
3.5. Tổ chức thực nghiệm 45
3.6. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm 47
3.6.1. Phân tích kết quả điều tra, khảo sát 47
3.6.2. Phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra 49
3.6.3. Một số nhận xét về kết quả thực nghiệm 50
3.7. Những bài học rút ra từ thực nghiệm 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
1. Kết luận chung 52
2. Kiến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những
thách thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. BĐKH đã có
những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh
vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi
quốc gia trên Trái Đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của
BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược
toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với BĐKH
cũng đã được đề ra và thực hiện ráo riết.
Trước tình hình này, các lĩnh vực, ngành, địa phương đã triển khai các hoạt
động nghiên cứu, đánh giá tình hình, diễn biến và tác động của BĐKH đến tài
nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước đầu thực
hiện các giải pháp ứng phó, đặc biệt về lâu dài tích hợp mục tiêu ứng phó
BĐKH vào trong các hoạt động thường xuyên của mình đặc biệt là tích hợp
trong các nhà trường.
Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do BĐKH gây ra,
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008). Để
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH
của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đưa các nội
dung ứng phó với BĐKH vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn
2011 - 2015".
Trong các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả năng lượng cũng đã chứa đựng nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH. Tuy
nhiên những hoạt động trên chưa nhấn mạnh được tính cấp bách của vấn đề
BĐKH trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, rất cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc
triển khai đưa các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH vào các cấp bậc học.
Có thể nói, thế hệ trẻ hôm nay sẽ là những người phải đương đầu trực tiếp với
những tác động ghê gớm của BĐKH. Vì thế việc giáo dục cho học sinh nhận
thức về những nguy cơ, thách thức của BĐKH cũng như rèn các kỹ năng phòng
ngừa, giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH là những việc làm cấp thiết.
Giáo dục THPT có trên 3 triệu học sinh và giáo viên. Học sinh THPT sẽ trở
thành lực lượng lao động chính trong tương lai không xa, vì thế, nếu đưa các nội
dung giáo dục ứng phó với BĐKH vào cấp học THPT sẽ là một quyết định đúng
2
đắn đảm bảo một số lượng lớn người lao động trong tương lai gần có được sự
chuẩn bị đầy đủ để thích nghi và làm chủ đất nước trong hoàn cảnh có các
BĐKH toàn cầu xảy ra. Trong chương trình giáo dục phổ thông, nhiều môn học
có khả năng giáo dục ứng phó với BĐKH, trong đó có môn Địa lí.
Tôi thấy rằng việc lồng ghép, tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình
giảng dạy môn Địa lý ở trường THPT là hoàn toàn phù hợp và cần thiết nhằm
trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất về BĐKH, ứng phó với BĐKH,
đồng thời các em cũng chính là các cầu nối thông tin để tuyên truyền đến cộng
đồng. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào trong
dạy học Địa lý lớp 10 THPT” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về BĐKH, đề tài đề xuất một số nội
dung, đưa ra phương pháp và hình thức tổ chức tích hợp giáo dục BĐKH vào
trong Địa lý lớp 10 trong nhà trường phổ thông để giúp cho các em học sinh có
những hiểu biết và nhận thức về BĐKH trên toàn cầu và những giải pháp ứng
phó với chúng.
Mục tiêu cao nhất của nghiên cứu và giáo dục BĐKH là học sinh có được
một ý thức trách nhiệm cao và có các hành động cụ thể, sáng tạo để cải thiện
môi trường, ứng phó với BĐKH. Từ đó, các em có những hành động thích hợp
tham gia vào các hoạt động về ứng phó với BĐKH nói riêng và với thiên tai
nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên đề tài có các nhiệm vụ cơ bản là:
- Đưa ra hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn của tích hợp giáo dục BĐKH
vào trong dạy học Địa lý lớp 10 THPT.
- Xác định các nội dung cần tích hợp giáo dục BĐKH vào trong dạy học
môn Địa lý lớp 10 THPT.
- Đưa ra một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp giáo
dục BĐKH vào trong dạy học Địa lý lớp 10 THPT.
- Tiến hành thực nghiệm tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học một số bài
Địa lý lớp 10 THPT để đánh giá tính khả thi của đề tài.
3
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Nội dung: Nghiên cứu tích hợp giáo dục BĐKH vào trong dạy học Địa lý
10 THPT.
- Đối tượng tiến hành: nghiên cứu tại trường ĐH Tây Bắc và thực nghiệm
tại một số lớp 10 trường THPT A Thanh Liêm.
- Phạm vi: Do điều kiện giới hạn về thời gian nên tôi chỉ tập trung nghiên
cứu một số vấn đề về BĐKH và tích hợp chúng vào dạy một số bài của chương
trình Địa lý lớp 10 THPT.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới ở nhiều quốc gia việc tích hợp giáo dục về BĐKH đã được
đưa vào chương trình chính thức trong nhà trường như Thụy Điển, Pháp và
nhiều nước khác như Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Thái Lan, Ấn Độ… tích hợp giáo dục
BĐKH cũng được đưa vào chương trình phổ thông. Mục đích của việc giảng
dạy tích hợp giáo dục BĐKH trong nhà trường ở nước ngoài là góp phần giáo
dục học sinh biết bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên,… góp phần làm giảm
nhẹ BĐKH toàn cầu
BĐKH với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển
dâng, chủ yếu do hoạt động kinh tế - xã hội của con người gây ra hiện tượng
phát thải quá mức vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính. Để ứng phó với
hiện tượng này, Liên hiệp quốc đã thành lập Tổ chức nghiên cứu liên chính phủ
về BĐKH (IPCC). Các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên cứu có uy
tín hàng đầu trên thế giới, công bố trong thời gian gần đây, cung cấp nhiều thông
tin và dự báo quan trọng. Theo đó, nồng độ khí nhà kính đã vượt quá ngưỡng tự
nhiên trong suốt 650 nghìn năm qua. Các tảng băng ở Nam Cực, ở Greenland
đang tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh. Theo báo cáo của IPCC (2007), được
đưa ra trong “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam” (Bộ Tài nguyên
và môi trường – 6/2009), nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu đã tăng khoảng
0,74°C trong thời kỳ 1906 – 2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần
đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong
thế kỷ 20 với tốc độ khoảng 1,8 mm/năm, nhưng chỉ trong 12 năm gần đây, theo
các số liệu của vệ tinh NASA cho thấy tốc độ này là 3,0 mm/năm. Trong thập
niên gần đây người ta cũng nhận thấy thiên tai xảy ra thường xuyên hơn. Các
thống kê cho thấy, trung bình thế giới có hơn 300 thiên tai mỗi năm với khoảng
gần 300 triệu người bị ảnh hưởng, trong đó hơn 98% ở các nước đang phát triển.
Nguy cơ ảnh hưởng khí hậu gắn liền với bão, lụt và dịch bệnh đã thấy rất rõ
ràng. Vào năm 2007, Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc đã dành
4
nội dung chủ yếu cho BĐKH, vấn đề được ghi nhận là “tình huống khẩn cấp”
của cuộc khủng hoảng gắn liền với ngày hôm nay và mai sau. Báo cáo cũng chỉ
rõ: Thế giới chỉ còn chưa đầy một thập kỉ để thay đổi tình hình!
Việt Nam đã được Liên hiệp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu
điển hình về BĐKH và phát triển con người bởi Việt Nam đứng thứ 5 về khả
năng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH. Tác động này biểu hiện qua hiện
tượng nhiều khu vực đồng bằng như vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long
và khu vực ven biển miền Trung đã bị ảnh hưởng bởi hệ quả của BĐKH. Theo
các khuyến cáo của “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam”, ở kịch
bản phát thải trung bình, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ ở Việt Nam có thể tăng
2,3°C, lượng mưa tăng 5%, và mực nước biển dâng thêm khoảng 75 cm so với
trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Việt Nam là một quốc gia biển, theo các dự báo,
vấn đề nước biển dâng cao có thể làm mất 12% diện tích của lãnh thổ và đe dọa
chỗ sinh sống của khoảng hơn 17 triệu người! Với Việt Nam, “hậu quả của
BĐKH là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu”. Vì vậy, Việt Nam đã công
bố và thực thi “Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH” (Quyết
định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008), trong đó công tác tuyên truyền,
giáo dục trong cộng đồng là hết sức quan trọng. Tuy nhiên những hoạt động trên
chưa nhấn mạnh được tính cấp bách của vấn đề BĐKH trong bối cảnh hiện nay,
rất cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai đưa các nội dung giáo dục ứng
phó với BĐKH vào các cấp bậc học. Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh nhận
thức về những nguy cơ, thách thức của BĐKH cũng như rèn các kỹ năng phòng
ngừa, giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH là những việc làm cấp thiết.
Ở Việt Nam, kiến thức về giáo dục môi trường (GDMT), BĐKH tuy không
tổ chức thành môn học cụ thể nhưng được đưa vào chương trình giáo khoa theo
hướng tích hợp (dưới ba dạng: tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận, tích hợp
liên hệ) ở các cấp học. Ở cấp THPT được tích hợp trong các môn như Sinh học,
Địa lý, Vật lý, Hóa học, hướng nghiệp,…với nội dung và thời lượng khá nhiều.
Ngoài việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, BĐKH vào các
môn học, nhà trường phổ thông còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa dưới.
Các tổ chức phi chinh phủ và giáo dục không chính quy đã tiến hành nhiều hoạt
động thiết thực về giáo dục môi trường, BĐKH cho nhiều cộng đồng dân cư
khác nhau và đã thu đươc nhiều kết quả có ý nghĩa.
PGS. TS Đặng Văn Phan (ĐH Cửu Long, Vĩnh Long) nhận định, mục tiêu
khi đưa vào chương trình giáo khoa được các nhà khoa học, các nhà sư phạm
xác định khá rõ ngay từ chương trình thí điểm cho đến giảng dạy đại trà. Ngoài
5
mục đích chính là cung cấp kiến thức tổng quát về những nội dung trên, các nhà
giáo còn hướng đến việc hình thành các kĩ năng, thói quen, các giá trị và hành vi
tham gia bảo vệ môi trường cũng như xây dựng và hình thành thái độ, chính
kiến của các em đối với những vấn đề xảy ra trong thực tế cuộc sống. Hay như
PGS. TS. Nguyễn Đức Vũ Trường ở ĐHSP Huế đã có hội thảo nâng cao nhận
thức và năng lực ứng phó với những thách thức của BĐKH. Tuy nhiên, theo
Ths. Trần Thị Huyền (ĐH An Giang), công tác giáo dục bảo vệ môi trường
trong những năm qua chưa làm cho học sinh hiểu biết sâu sắc và đầy đủ các kiến
thức và có những kỹ năng để hành động, giúp các em trở thành các công dân có
trách nhiệm trong việc tạo nên một xã hội bền vững.
Như vậy việc tích hợp giáo dục BĐKH vào trong dạy học ở trường THPT
và đặc biệt môn Địa lý còn rất hạn chế. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài này để
nghiên cứu với mong muốn đề tài sẽ là nguồn tư liệu dạy và tham khảo khi dạy
bộ môn Địa lý và các môn khác có sự tích hợp giáo dục BĐKH.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu các công trình, tác phẩm khoa học có liên quan đến nội dung
của đề tài trên cơ sở đó tiếp thu có chọn lọc các vấn đề đã và đang nghiên cứu.
6.2. Phương pháp phân tích hệ thống
Có thể coi đây là phương pháp chủ đạo, được sử dụng trong toàn bộ quá
trình nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng để phân tích các tài liệu về
BĐKH, dạy học tích hợp, tích hợp giáo dục BĐKH vào trong dạy học môn Địa
lí. Qua đó thấy được việc tích hợp giáo dục BĐKH vào trong dạy học Địa lý lớp
10 THPT là một hướng đi đúng. Từ kết quả phân tích trên đi đến tổng hợp và rút
ra hệ thống lí thuyết mới phục vụ cho đề tài.
Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học là một thể thống nhất
với những quy luật nội tại của nó. Do đó, để đảm bảo tính khoa học, các đối
tượng nghiên cứu phải được xem xét, phân tích trong một hệ thống hoàn chỉnh.
Tổ chức một giờ học theo dạy học tích hợp phải quan tâm tới nội dung mỗi bài
học cụ thể, trình độ của giáo viên và khả năng nhận thức của học sinh.
6.3. Phương pháp thu thập tài liệu
Việc thu thập tài liệu được thực hiện dựa vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên
cứu của đề tài. Các nguồn tài liệu thu thập gồm sách báo, tạp chí chuyên ngành,
6
báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu, mạng internet, có nội dung liên
quan.
6.4. Phương pháp toán thống kê
Trong đề tài có chương thực nghiệm sư phạm có sử dụng phương pháp này
bằng cách vận dụng lí thuyết xác suất và thống kê toán học để phân tích, xử lí
các kết quả thu được sau khi thực nghiệm. Nhằm xác định xu hướng phát triển
của đối tượng và làm tăng tính chính xác khách quan cho kết quả nghiên cứu của
đề tài.
6.5. Phương pháp khảo sát điều tra
Phương pháp này nhằm tiếp cận tình hình thực tế, nắm được thực trạng
việc tích hợp giáo dục BĐKH vào dạy học Địa lý lớp 10 ở trường phổ thông.
Bằng phương pháp sử dụng phiếu khảo sát, tôi tiến hành điều tra: 4 giáo
viên dạy Địa lý và 409 học sinh lớp 10 ở trường THPT A Thanh Liêm thuộc tỉnh
Hà Nam. Kết hợp với trao đổi trực tiếp, dự giờ của giáo viên và dạy thực nghiệm
để đánh giá tình hình tích hợp giáo dục BĐKH vào trong dạy học Địa lý lớp 10
THPT hiện nay.
Sau khi thu thập các phiếu điều tra, người nghiên cứu tính toán xử lí các số
liệu, phân tích, đánh giá để rút ra kết luận cần thiết.
6.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực tế kết quả thực nghiệm là cơ sở để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
Tôi tiến hành dạy ở hai loại lớp đối chứng và thực nghiệm, trên cơ sở đó rút ra
mặt mạnh, mặt chưa tốt để rút kinh nghiệm bổ sung, sửa chữa.
7. Đóng góp của đề tài
- Đề tài đã xây dựng được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tích hợp giáo
dục BĐKH vào trong dạy học Địa lý lớp 10 trường THPT nói chung.
- Đề tài đã xác định các nội dung có thể tích hợp giáo dục BĐKH vào trong
dạy học môn Địa lý lớp 10. Từ đó đưa ra một số phương pháp và hình thức tổ
chức để dạy tích hợp kiến thức về BĐKH vào dạy học Địa lý lớp 10 cho học sinh.
- Thiết kế một số giáo án có sự tích hợp nội dung giáo dục BĐKH vào dạy
học Địa lý lớp 10 THPT.
- Đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tư liệu tham khảo, cung cấp những kiến
thức về BĐKH, tích hợp giáo dục BĐKH cho sinh viên không chỉ thuộc chuyên
7
ngành Địa lý mà còn đối với sinh viên thuộc chuyên ngành khác yêu thích và
muốn tìm hiểu bộ môn này.
- Đề tài cung cấp cho sinh viên sư phạm Địa lý phương pháp vận dụng
chúng vào giảng dạy ở phổ thông.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Tích hợp nội dung giáo dục BĐKH vào trong dạy học Địa lý lớp
10 THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
8
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1. Khái quát về biến đổi khí hậu
1.1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu
Theo quan điểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), BĐKH là sự vận
động bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong
mối quan hệ tương tác giữa các thành phần dưới tác động của ngoại lực hoặc do
hoạt động của con người.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: “BĐKH là sự thay đổi của
hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại
và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”.
1.1.1.2. Biểu hiện, nguyên nhân của BĐKH
* Biểu hiện của BĐKH
BĐKH được biểu hiện như sau:
- Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng nóng dần lên. Bằng
chứng phổ biến nhất về hiện tượng ấm lên toàn cầu là xu hướng thay đổi trong
nhiệt độ trung bình trên toàn cầu gần bề mặt Trái Đất. Thể hiện trên thang tuyến
tính, nhiệt độ trung bình này tăng 0.74°C ±0.18°C trong khoảng thời gian 1906 -
2005. Tốc độ ấm lên trong vòng 50 năm gần đây hầu như tăng gấp đôi trong giai
đoạn này (0.13°C ±0.03°C mỗi thập kỷ, so với 0.07°C ± 0.02°C mỗi thập kỷ
trong giai đoạn đầu). Ảnh hưởng của đảo nhiệt đô thị được ước tính góp thêm
vào khoảng 0.002°C cho sự ấm lên trong mỗi thập kỷ kể từ năm 1900. Nhiệt độ
trong tầng đối lưu dưới tăng trong khoảng 0.12 – 0.22°C (0.22 – 0.4°F) mỗi thập
kỷ từ năm 1979 theo các đo đạc nhiệt độ vệ tinh. Người ta tin rằng nhiệt độ
tương đối ổn định trong một hoặc hai ngàn năm qua cho đến trước năm 1850, và
có sự dao động cục bộ như thời kỳ ấm trung cổ hay thời kỳ băng hà nhỏ.
Theo các tính toán của Viện Nghiên cứu Không gian Goddard của NASA,
năm 2005 là năm ấm nhất, kể từ khi có các số liệu đo đạc đáng tin cậy từ cuối
thập niên 1800, cao hơn mức kỷ lục năm 1998 vài phần trăm độ.
Các ước tính
của Tổ chức Khí tượng Thế giới và Bộ phận Nghiên cứu Khí hậu thì cho rằng
năm 2005 là năm ấm nhất thứ hai, thua năm 1998. Nhiệt độ năm 1998 ấm lên
9
bất thường vì đó là năm mà hiện tượng El Nino với cường độ mạnh nhất thế kỷ
20 đã diễn ra. Sự ổn định tương đối của nhiệt độ từ 1999 đến 2009 được xem là
một giai đoạn ổn định trong thời gian ngắn vì nếu xét trong khoảng thời gian dài
thì nó có nhiều dao động.
- Có sự dâng cao của mực nước biển gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các
vùng thấp ven biển và xóa sổ nhiều đảo trên biển và đại dương.
Theo báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC, sự nóng lên của hệ thống khí
hậu đã ró ràng được chứng minh thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng
lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu, sự tan
chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng làm tăng mực nước biển trung bình toàn
cầu. Các kết quả nghiên cứu gần đây đưa ra dự báo mực nước biển sẽ dâng cao
hơn từ 0.5 – 1.4m vào cuối thế kỉ XXI.
- Có sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất. Những số liệu về hàm lượng
khí CO
2
trong khí quyển được xác định từ các lõi băng được khoan ở Greenland
và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kì băng hà và tan băng (khoảng 18.000
năm trước), hàm lượng khí CO
2
trong khí quyển chỉ khoảng 18 – 200 ppm (phần
triệu), nghĩa là chỉ khoảng 70% so với thời kì tiền công nghiệp (280 ppm). Từ
khoảng năm 1.800, hàm lượng khí CO
2
bắt đầu tăng lên vượt con số 300 ppm và
đạt 379 ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kì tiền công
nghiệp, vượt xa mức khí CO
2
tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua. Hàm
lượng các khí nhà kính khác như khí Metan (CH
4
), Nito oxit (N
2
0) cũng tăng lần
lượt từ 711 ppp (phần tỉ) và 270 ppb trong thời kì tiền công nghiệp nên 1774 ppb
(151%) và 319 ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí clorofluoro cacbon
(CFCs) vừa là khi nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều
lần khí CO
2
, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển
do con người sản xuất ra kể tử khi công nghiệp làm lạnh, hóa mĩ phẩm phát
triển. Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy,
việc tiêu thụ năng lượng, công nghiệp, do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các
ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng
góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng
góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất
(CFCs, HCFCs) khoảng 24%, còn lại 3% là từ các hoạt động khác.
- Có sự xuất hiện của nhiều thiên tai bất thường, trái quy luật, mức độ lớn
như bão, mưa lớn, hạn hán gây nên những tổn thất to lớn về người và tài sản.
10
- Ngoài những biểu hiện trên, BĐKH còn biểu hiện thông qua các hiện
tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều và trên diện rộng; hậu quả của
BĐKH (lũ lụt, hạn hán; sạt lở đất ở miền núi, ven sông, biển; băng tan, nước
dâng; ).
* Những nguyên nhân gây ra BĐKH
BĐKH là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở
mức độ cao, làm cho Trái Đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng lên. Nhiệt
độ Trái Đất nóng lên tạo ra các biến đổi đối với các vấn đề thời tiết hiện nay.
Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, nguyên nhân của hiện tượng
BĐKH 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên.
+ Sự tác động tiêu cực của con người vào các thành phần tự nhiên làm thay
đổi tổng hợp thể tự nhiên.
+ Vấn đề khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên hóa thạch
như than, dầu mỏ, khí đốt khai thác và chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến tăng
lượng khí thải nhà kính đồng thời làm giảm diện tích rừng điều tiết khí CO
2
.
+ Sự phát triển kinh tế – xã hội, nhất là phát triển công nghiệp và giao
thông vận tải gây ô nhiễm môi trường, tăng hiệu ứng nhà kính.
+ Vấn đề gia tăng dân số và đô thị hóa liên quan đến gia tăng nhu cầu tiêu
thụ nhiên liệu, nguyên liệu thải khí nhà kính,
Ngoài những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự BĐKH toàn cầu đã diễn ra
trong quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất trong các thời gian trước
đây như sự tương tác giữa vận động của Trái Đất và vũ trụ, sự thay đổi của bức
xạ Mặt Trời, sự tác động của khí CO
2
do các hoạt động núi lửa, cháy rừng hoặc
các trận động đất lớn gây ra
Nguyên nhân chính gây nên BĐKH trong vòng 300 năm gần đây và đặc
biệt trong nửa thế kỷ qua là do hoạt động công nghiệp phát triển sử dụng rất
nhiều nhiên liệu và năng lượng thải vào bầu khí quyển các chất ô nhiễm.
Tình hình đô thị phát triển mạnh mẽ, gia tăng các hoạt động giao thông
vận tải, triệt phá rừng và cháy rừng cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình ô
nhiễm không khí, giữ lại lượng bức xạ sóng dài khiến cho nhiệt độ Trái Đất
nóng lên theo hiệu ứng nhà kính. Từ đó, làm thay đổi các quá trình tự nhiên của
hoàn lưu khí quyển, vòng tuần hoàn nước, vòng tuần hoàn sinh vật
Có thể nói, hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra những
BĐKH hiện nay trên Trái Đất.
11
1.1.2. Khái quát về dạy học tích hợp
1.1.2.1. Quan niệm về tích hợp và dạy học theo hướng “tích hợp”
Khái niệm tích hợp đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa
học và kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử, công nghệ thông tin,
Tích hợp có nghĩa là "gộp lại, sáp nhập lại thành một tổng thể" (tiếng Pháp là
intégration, tiếng Anh là integration). Hiện nay tư tưởng tích hợp đã được vận
dụng trong nhiều giải pháp công nghệ cũng như trong lĩnh vực kinh tế - xã hội,
trong đó có giáo dục.
Phương thức tích hợp các môn học trong quá trình dạy học, hay dạy học
tích hợp (DHTH), đã được vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước. Ở Việt
Nam đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm vận dụng tư tưởng tích hợp vào
quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục (như các môn Sinh học, Địa
lý, Ngữ văn, và đưa các nội dung giáo dục về bảo vệ môi trường, về sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các môn học, ).
Xavier Rogiers đã đưa ra một định nghĩa về khoa học sư phạm tích hợp
như sau: "Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về một quá trình học tập
trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những
năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục
vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc
sống lao động".
"Khoa sư phạm tích hợp" được trình bày như một lí thuyết giáo dục, một
mặt nó đóng góp vào việc nghiên cứu xây dựng chương trình, sách giáo khoa,
đồng thời góp phần định hướng các hoạt động dạy học trong nhà trường.
Với ý nghĩa định hướng các hoạt động dạy học, trong nhiều tài liệu người
ta cũng thường sử dụng thuật ngữ dạy DHTH. DHTH là một cách tiếp cận dạy
học đòi hỏi người học phải vận dụng nhiều kiến thức và kĩ năng để giải quyết
một tình huống phức hợp có vấn đề. DHTH hướng tới phát triển các năng lực
của học sinh mà không chỉ đơn giản tích lũy kiến thức.
Trong đề tài này tôi sẽ dùng thuật ngữ DHTH để chỉ quá trình dạy học
trong đó người giáo viên quan tâm xây dựng các tình huống để học sinh học
cách sử dụng phối hợp các kiến thức và kĩ năng môn Địa lý, chúng được huy
động và phối hợp với nhau, tạo thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở
các mối liên hệ lý luận và thực tiễn được đề cập trong môn học đó.
Trong thực tiễn vận dụng, có thể hiểu DHTH là một phương pháp sư phạm,
trong đó người học huy động nhiều nguồn lực để giải quyết một tình huống có
vấn đề và tương đối phức tạp.
12
- DHTH góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường
phổ thông. Giáo dục toàn diện dựa trên việc đóng góp của nhiều môn học cũng
như bằng việc thực hiện đầy đủ mục tiêu và nhiệm vụ của từng môn học. Ví dụ,
nhiệm vụ cơ bản của dạy học Địa lí ở trường phổ thông có thể mô tả bằng một
sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Nhiệm vụ của dạy học Địa lý ở trường phổ thông
Các nhiệm vụ này liên quan tới các lĩnh vực tri thức rất khác nhau, đồng
thời có quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Ví dụ, nhiệm vụ giáo dục
môn Địa lý đòi hỏi các tri thức về các lĩnh vực kiến thức chính trong xã hội, các
kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp có liên quan. Mặt khác, các tri thức khoa học
và kinh nghiệm xã hội của loài người phát triển như vũ bão, trong khi quỹ thời
gian cũng như kinh phí để học sinh ngồi trên ghế nhà trường là có hạn, do vậy,
không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường, cho dù những tri thức
này là rất cần thiết. Chẳng hạn, ngày nay cần thiết phải trang bị nhiều kĩ năng
sống cho học sinh (về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục BĐKH,…) trong
khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhà trường
vì lí do phải đảm bảo tải học tập phù hợp với sự phát triển của học sinh. Mặc dù
khi xây dựng chương trình, sách giáo khoa nhiều tri thức đã được tích hợp để
thực hiện các nhiệm vụ trên, song không thể đầy đủ và phù hợp với tất cả đối
tượng học sinh. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên phải nghiên cứu để TH
các nội dung này một cách cụ thể cho từng môn học và phù hợp với từng đối
tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau.
QTDH phải làm sao liên kết, tổng hợp hóa các tri thức, đồng thời thay thế
"tư duy cơ giới cổ điển" bằng " tư duy hệ thống". Theo Roegiers X , nếu nhà
trường chỉ quan tâm dạy cho học sinh các khái niệm một cách rời rạc, thì nguy
cơ sẽ hình thành ở học sinh các " suy luận theo kiểu khép kín", sẽ hình thành
Hình thành kiến
thức, kĩ năng Địa lí
Phát triển tư duy,
năng lực sáng tạo
Giáo dục thế giới
quan, nhân cách
Giáo dục kĩ thuật
tổng hợp, hướng
nghiệp
13
những con người" mù chức năng", nghĩa là những người đã lĩnh hội kiến thức
nhưng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó hàng ngày.
Quan điểm tích hợp trong dạy học thường được thể hiện ở các khía cạnh
sau:
- Tích hợp nhiều kĩ năng trong một môn học.
- Tích hợp kiến thức các môn học khác qua môn học đang dạy.
- Tích hợp chương trình chính khoá và ngoại khoá.
- Tích hợp kiến thức lí thuyết và thực tiễn.
Tích hợp những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần được dạy trong tất cả các
môn học, bao gồm khả năng sử dụng ngôn ngữ, cách tích hợp, những hiểu biết
cơ bản về môi trường, khoa học, năng lực suy nghĩ và năng lực tìm tòi, nghiên
cứu… Với những khía cạnh trên, dạy học tích hợp là hoạt động dạy học đòi hỏi
nhiều sự đầu tư của giáo viên cho mỗi bài dạy, không chỉ về kiến thức, về PP mà
còn cả về hoạt động tìm hiểu học sinh. Giáo viên cần biết học sinh đã được trang
bị những kiến thức gì trước khi học một bài cụ thể, học sinh cần được học cái gì
trong bài học này, làm thế nào để học sinh có thể hứng thú với kiến thức mới ấy,
PP giáo viên đưa ra có phù hợp với đối tượng học sinh chưa
- Góp phần giảm tải học tập cho học sinh DHTH giúp phát triển các năng
lực, đặc biệt là trí tưởng tượng khoa học và năng lực tư duy của học sinh, vì nó
luôn tạo ra các tình huống để học sinh vận dụng kiến thức gần với cuộc sống. Nó
cũng làm giảm sự trùng lặp các nội dung giữa các môn học, góp phần giảm tải
nội dung học tập. Mặt khác, giảm tải học tập không chỉ là giảm thiểu khối lượng
kiến thức môn học, hoặc thêm thời lượng cho việc dạy học một nội dung theo
quy định. Phát triển hứng thú học tập cũng có thể được xem như một biện pháp
giảm tải tâm lí học tập có hiệu quả và rất có ý nghĩa. Làm cho học sinh thấu hiểu
ý nghĩa của các kiến thức cần tiếp thu, tích hợp một cách hợp lí, có ý nghĩa các
nội dung gần với cuộc sống hàng ngày vào môn học, từ đó tạo sự xúc cảm nhận
thức, cũng sẽ làm cho học sinh nhẹ nhàng vượt qua các khó khăn nhận thức và
việc học tập khi đó mới trở thành niềm vui, hứng thú của học sinh.
1.1.2.2. Nguyên tắc giáo dục tích hợp
Khi thực hiện DHTH cần tuân theo một số nguyên tắc chung sau:
- Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa:
14
Về thuật ngữ, tích hợp được hiểu như là một quá trình mà kết quả là tạo ra
một chỉnh thể duy nhất. Phân hóa là quá trình ngược lại, là sự phân chia tổng thể
thành các phần theo một dấu hiệu nào đó. Về mặt triết học, tích hợp và phân hóa
là hai quá trình có quan hệ biện chứng, quy định lẫn nhau không thể tách rời,
như cộng và trừ, âm và dương. Nguyên tắc thống nhất giữa tích hợp và phân hóa
là một trong các nguyên tắc quan trọng của giáo dục học nói chung và DHTH
nói riêng. Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa thể hiện cách thức tự tổ
chức của quá trình giáo dục. Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng các nội dung
DHTH cần phân tích, xem xét các đặc thù riêng của các lĩnh vực riêng đóng góp
vào nội dung DHTH đó, đồng thời nó cũng làm rõ vai trò của các kiến thức của
các môn học riêng trong mối quan hệ với nội dung DHTH.
- Nguyên tắc người học làm trung tâm:
Nguyên tắc người học làm trung tâm xác định vị trí của học sinh và của
giáo viên trong hệ thống giáo dục tích hợp. Theo nguyên tắc này, học sinh là chủ
thể của quá trình giáo dục. Trong DHTH, học sinh luôn đứng trước các tình
huống có vấn đề mà để giải quyết chúng, học sinh phải huy động nhiều kiến
thức và kĩ năng đã học được từ các môn học khác nhau. Để giải quyết các tình
huống như vậy học sinh phải tích cực, chủ động. Giáo viên trong hệ thống
DHTH đóng vai trò người tổ chức và cố vấn, học sinh phải là trung tâm của các
hoạt động học tập.
- Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp:
Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp chỉ rõ mối quan hệ của
giáo dục với môi trường văn hóa. Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục
tích hợp đòi hỏi việc tổ chức quá trình giáo dục và dạy học phải tính đến đặc
trưng văn hóa xã hội, bên ngoài và bên trong của người học. Theo Adolph
Diesterweg
1
, văn hóa bên ngoài, đó là các chuẩn mực đạo đức, sinh hoạt và nhu
cầu của người học, văn hóa bên trong, là đời sống tinh thần của con người và
văn hóa xã hội là các quan hệ xã hội và văn hóa dân tộc.
Để đảm bảo hiệu quả việc tích hợp giáo dục vấn đề BĐKH vào môn Địa lý
10 ở trường phổ thông, tức là thực hiện một quá trình giáo dục tích hợp, chúng
ta cần xem xét và tuân theo các nguyên tắc DHTH nêu trên.
1.1.3. Định hướng và yêu cầu của tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH
qua môn Địa lí lớp 10 THPT
15
- Quan điểm tiếp cận là lấy giáo dục nhận thức làm trung tâm - đầu tư vào
con người là loại hình đầu tư hiệu quả, bền vững, nhưng phải đảm bảo một hệ
thống lôgic chặt chẽ, tính liên thông giữa các cấp học, các trình độ đào tạo và
khối kiến thức về BĐKH phải phù hợp với từng đối tượng để cải thiện và đáp
ứng đòi hỏi 3 đặc tính của con người đã nêu trên.
- Thông qua việc tích hợp khối kiến thức về BĐKH ở trong và ngoài bài
giảng, ở trong và ngoài lớp học, ở trong và ngoài nhà trường để nâng cao nhận
thức, phát triển các thái độ, hành vi và ứng xử, rèn luyện kỹ năng và hành động
cụ thể ứng phó với BĐKH.
- Giáo dục ứng phó với BĐKH là giáo dục tổng thể nhằm trang bị những
kiến thức về môi trường, về BĐKH, về khoa học công nghệ và phương pháp
ứng phó cho học sinh thông qua từng môn học và chương trình riêng phù hợp
với từng đối tượng. Việc giáo dục này ở trong các trường học chủ yếu thực hiện
theo phương thức tích hợp trong nội dung các môn học tự nhiên - xã hội theo
chương trình như: Địa lý, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân, Dân số
và sức khỏe
- Nội dung của giáo dục ứng phó BĐKH, những thông tin về rủi ro BĐKH
cùng với những biện pháp ứng phó BĐKH cần được cung cấp theo những cách
thức phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của từng nhóm đối tượng theo
cấp học, phản ánh tính khoa học, tính hệ thống các khối kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp và đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học, phản ánh tính khoa học mà
nội dung cơ bản của nó là giáo dục ứng phó BĐKH, nghĩa là trang bị cho học
sinh không chỉ các kiến thức, hiểu biết về BĐKH mà còn là những định hướng
để ứng phó với BĐKH hướng tới những hoạt động thích ứng, tạo lập môi trường
thích hợp cho con người bảo vệ môi trường và được thử trong điều kiện có nhiều
biến động về khí hậu.
- Ứng phó với BĐKH đòi hỏi sự hợp tác giữa các trường trong một vùng,
giữa các trường trong một miền, trong phạm vi quốc gia và quốc tế và đòi hỏi sự
chia sẻ về thông tin, kinh nghiệm xử lý rủi ro và trong những trường hợp cụ thể
cả về nhân lực và tài chính.
- Giáo dục ứng phó BĐKH là giáo dục hành động, tham gia để giải quyết
những rủi ro của BĐKH. Hiệu quả về nhận thức và hành động thực tiễn là thước đo
chất lượng của nó. Do đó, mỗi học sinh được giáo dục ứng phó BĐKH không chỉ
có thêm nhận thức, hiểu biết cần thiết để ứng phó BĐKH, mà còn phải biết vận
dụng các nguyên lý, nguyên tắc vào từng các vấn đề rủi ro cụ thể, phải biết làm một
cái gì đó cho trường mình, trường bạn cho cộng đồng, nghĩa là giáo dục ứng phó
BĐKH phải được tiến hành bằng cả phương thức hành động thực tiễn. Ứng phó
16
BĐKH do đó cũng rất cần những số liệu cập nhật để dẫn chứng và chứng minh
thông qua các nguồn thông tin mới, hiện đại, những kết quả của các đề tài nghiên
cứu khoa học chuyên sâu về khí hậu và BĐKH ở các cấp học cao hơn.
- Giáo dục về BĐKH và ứng phó BĐKH là dạy cho học sinh biết cách ứng
xử và hành động. Bởi vậy cần tận dụng các phương thức hợp tác: thầy - trò; trò -
trò; thầy - trò - xã hội trong quá trình giáo dục, có như vậy mới khai thác hết các
nguồn lực, các sáng kiến và các nguồn hiểu biết về ứng phó BĐKH của học
sinh, đồng thời hướng học sinh vận dụng ngay hiểu biết vào trong quá trình
tham gia giải quyết các vấn đề BĐKH. Đây là quá trình đòi hỏi nhiều thời gian.
Để đạt được mục tiêu này chương trình giáo dục ứng phó BĐKH bước đầu cần
thử nghiệm ở một số trường thông qua việc huấn luyện giáo viên và cán bộ quản
lý về nội dung và về phương pháp giáo dục. Sau đó tổ chức hội thảo trao đổi ý
kiến giữa các chuyên gia và giáo viên, cán bộ quản lý tham gia thử nghiệm để
điều chỉnh, hoàn thiện nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục BĐKH,
rồi từng bước nhân ra diện rộng.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Vai trò, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông đối với những thách
thức của BĐKH
Vai trò của giáo dục phổ thông đối với những thách thức của BĐKH thể
hiện ở các khía cạnh sau:
- Số lượng học sinh ở nước ta nhiều, gần 8,5 triệu học sinh (Trong đó,
THPT hơn 2,95 triệu) chiếm gần 1/10 dân số, liên quan đến mọi gia đình trong
xã hội và cộng đồng. Các đối tượng rất trẻ, nhạy cảm dễ tiếp thu những kiến
thức mới, lại được ngồi trên ghế nhà trường, được giáo dục thường xuyên và
đang hình thành nhân cách. Học sinh phổ thông là những động lực và nhân tố cơ
bản lan tỏa trong xã hội, những hành động của các em đều có tính động viên,
khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội và do đó, có tác động làm thay đổi hành vi,
cách ứng xử của mọi người trong xã hội đối với BĐKH.
- Học sinh phổ thông đặc biệt là học sinh lớp 10, khi các em vừa bước lên
THPT nếu các em được học, được dạy tích hợp sẽ là lực lượng chủ lực trong
việc thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH khi
ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời, những kiến thức và kĩ năng về ứng phó với
BĐKH mà các em tiếp thu được từ nhà trường sẽ dần hình thành trong tư duy,
hành động của các em để ứng phó với BĐKH trong tương lai. Bởi vậy việc đầu
tư cho giáo dục ứng phó với BĐKH trong hệ thống giáo dục phổ thông nói
17
riêng, hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, là một giải pháp lâu dài, nhưng
hiệu quả kinh tế nhất và bền vững nhất.
Giáo dục THPT bên cạnh việc hoàn thiện nội dung giáo dục phổ thông quy
định cho từng cấp học, trước thách thức của BĐKH có nhiệm vụ tiếp tục giúp
học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học về giáo dục
ứng phó với BĐKH, phát triển thái độ, kiến thức và kĩ năng của học sinh về ứng
phó với BĐKH phù hợp với trình độ phát triển tâm, sinh lý của học sinh ở từng
cấp học nhằm chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học
nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
1.2.2. Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH của chương trình
Địa lí lớp 10 THPT
Văn bản Chương trình môn Địa lí lớp 10 đã nêu:
- Vị trí môn Địa lí trong nhà trường phổ thông là giúp học sinh có được
những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất – môi trường sống của con người,
về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia,
khu vực và thế giới, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng hành động, ứng xử
thích hợp với môi trường tự nhiên, xã hội.
- Mục tiêu của chương trình lớp 10 cung cấp cho học sinh những kiến thức
phổ thông, cơ bản, cần thiết về: Trái Đất, các thành phần cấu tạo của Trái Đất,
các hiện tượng, sự vật địa lí và tác động qua lại giữa chúng; một số quy luật phát
triển của môi trường tự nhiên trên Trái Đất, dân cư và các hoạt động của con
người trên Trái Đất, mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường,
sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
nhằm phát triển bền vững. Từ đó góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên
nhiên thông qua việc ứng xử thích hợp với tự nhiên.
Căn cứ vào vị trí và mục tiêu của môn học, có thể thấy môn Địa lý lớp 10
trong nhà trường phổ thông có nhiều lợi thuận lợi cho việc dạy tích hợp giáo dục
BĐKH. Vì môn Địa lý trang bị cho học sinh những kiến thức tổng hợp về Địa lý
tự nhiên và Địa lý kinh tế - xã hội mà từng thành phần hoặc tổng hợp thể tự
nhiên hay kinh tế - xã hội đều liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến
BĐKH và ứng phó với BĐKH. Tùy từng trường hợp cụ thể các đối tượng địa lí
tự nhiên hay kinh tế - xã hội có lúc là tác nhân, có khi lại là đối tượng phải hứng
chịu hậu quả của BĐKH. Vả lại, chúng ta đang triển khai việc tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường qua môn Địa lý ở trường trung học, nên đã có những tiền đề
để khai thác, phục vụ cho việc giáo dục BĐKH ở THPT nhất là đối với học sinh
lớp 10.
18
Nguyên tắc tính thực tiễn và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện dạy tích hợp giáo dục BĐKH. Việc gắn nội dung của những bài
học Địa lý lớp 10 có khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH với thực
tiễn địa phương giúp cho học sinh hiểu vấn đề sâu sắc hơn, thấy được những
kiến thức Địa lý là bổ ích, làm cho các em biết thực tế địa phương, hiểu thêm về
quê hương từ đó có được tâm thế sẵn sàng tham gia vào các họat động ứng phó
với BĐKH ở địa phương. Trong quá trình học tập, các em được suy nghĩ, liên hệ
và đôi khi vận dụng sự hiểu biết của mình tự đưa ra các giải pháp góp phần giải
quyết vấn đề của BĐKH. Điều đó làm cho việc tích hợp giáo dục ứng phó với
BĐKH trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
1.2.3. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 THPT
- Học sinh THPT đã có sự trưởng thành hơn học sinh THCS về mặt nhận
thức tư duy, tình cảm, giao tiếp. Các em đang ở trong độ tuổi nhạy cảm nhất,
chân trời tri thức và các mối quan hệ được mở rộng nên nhận thức của các em
được nâng lên một tầm cao mới.
- Các em thích khám phá cái mới, thích thể hiện khả năng của mình trước
tập thể. Ở các em đã hình thành ý thức bản thân, giao tiếp bạn bè và phát triển tư
duy, lí luận, óc sáng tạo, tính phê phán. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi
của mình trong hiện tại như lứa tuổi thiếu niên mà còn nhận thức về vị trí của
mình trong xã hội. Các em không chỉ có nhu cầu đánh giá mà còn có khả năng
đánh giá một cách sâu sắc về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của bản thân
và của những người xung quanh. Vì vậy, trong các giờ học Địa lý, nếu giáo viên
tổ chức các hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức, các em sẽ dễ dàng đáp ứng được
các yêu cầu mà giáo viên đưa ra.
- Do nội dung học tập của chương trình Địa lý THPT có nhiều thay đổi nên
đặc điểm học tập của học sinh THPT cũng được nâng cao hơn. Ở lứa tuổi này
các em đã có động cơ và thái độ học tập rõ ràng, có khuynh hướng học tập phù
hợp với mục đích lựa chọn nghề nghiệp bởi ở các em đã có mức độ trưởng thành
về nhận thức, tư tưởng cũng như về tâm lý nhằm định hướng cho việc lựa chọn
nghề nghiệp và có quan điểm đúng đắn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
- Đối với học sinh lớp 10 các em đã dần có năng lực quan sát tốt hơn, nhạy
bén hơn và có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trìu tượng hoá, khái quát
hoá tốt hơn. Tính tích cực và độc lập nhận thức của học sinh lớp 10 cũng được
nâng lên rõ rệt so với học sinh THCS. Các em không thích chấp nhận một cách
đơn giản những áp đặt của giáo viên. Các em thường biểu hiện sự thờ ơ, kém