Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN một số kinh nghiệm dạy học các bài thực hành sinh học ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 30 trang )

PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC CÁC BÀI
THỰC HÀNH SINH HỌC Ở THCS

Họ và tên: Lê Đăng Bắc – Nguyễn Thị Sen
Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp
Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm sinh - KTNN
Môn đào tạo: Sinh học

Krông Ana, tháng 2 năm 2015

1


MỤC LỤC
I/ PHẦN MỞ ĐẦU

Trang

I.1/ Lý do chọn đề tài............................................................................................3
I.2/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài........................................................................3
I.3/ Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4
I.4/ Phạm vi nghiên cứu........................................................................................4
I.5/ Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
II/ PHẦN NỘI DUNG
II.1/ Cơ sở lí luận..................................................................................................4
II.2/ Thực trạng.....................................................................................................4


a/ Thuận lợi – khó khăn: ......................................................................................4
b/ Thành công – hạn chế: .....................................................................................5
c/ Mặt mạnh – mặt yếu: .......................................................................................5
d/ Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: ...........................................................4
e/ Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra .........................5
II.3/ Giải pháp, biện pháp.....................................................................................5
a/ Mục tiêu của giải pháp, biện pháp....................................................................6
b/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp....................................7
c/ Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp..................................................27
d/ Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp....................................................28
e/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu......................28
II.4/ Kết quả........................................................................................................28
III/ PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1/ Kết luận.....................................................................................................29
III.2/ Kiến nghị...................................................................................................29
PHẦN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN.......................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................31

2


I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1/ Lý do chọn đề tài.
- Trong chương trình sinh học THCS nghiên cứu về giới thực vật ở sinh học 6, về
động vật ở sinh học 7, về cơ thể người ở sinh học 8 và biến dị - di truyền ở sinh học
9. Chúng tôi nhận thấy rằng dạy các bài thực hành ở mổi khối trong chương trình
sinh học rất thú vị như nguồn vật mẫu sống động và dễ kiếm tìm, vật mẫu là
phương tiện dạy học mang lại hiệu quả cao, thu hút sự tìm tòi và khám phá của học
sinh.
- Là giáo viên đứng lớp chúng tôi nhận thức được trách nhiệm của mình không

ngừng học tập nâng cao kiến thức đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy - học.
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sách báo, tài liệu bồi dưỡng giáo viên trung học
cơ sở và nhận thấy rằng trong hệ thống các phương pháp dạy học thì phương pháp
tự lực quan sát tìm tòi kiến thức là một trong những phương pháp trọng tâm của
dạy học sinh học THCS để đạt được mục tiêu chung của dạy và học. Từ những
nhận thức trên chúng tôi đã rút ra một số lý do sau:
+ Do đặc trưng của môn sinh học THCS có nhiều kênh hình đòi hỏi quan sát trên
mẫu vật, tranh vẽ, mô hình là chủ yếu làm cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến
thức, tự lực sáng tạo, phát triển tư duy.
+ Đối tượng học sinh: ham hiểu biết, hiếu động, yêu thích môn học.
Năm học 2014 - 2015 ban lãnh đạo nhà trường giao nhiệm vụ cho chúng tôi trực
tiếp giảng dạy môn sinh học ở 4 khối 6,7,8,9. Qua quá trình dạy chúng tôi thấy chất
lượng học sinh không đồng đều về học lực cũng như về khả năng nhận thức cụ thể
như:
- Khối 6 thì lớp 6A8 về học lực trội hơn lớp 6A4,7, hiếu động, nhanh nhẹn, hoạt bát
nhưng đôi khi hay hiếu động, hay ồn mất trật tự trong nghiên cứu. Lớp 6A3 về mặt
nề nếp thì nhưng trong những giờ quan sát tranh, vật mẫu các em chưa thực sự cố
gắng hết mình còn thụ động.
- Khối 7 thì lớp 7A8 về học lực trội hơn lớp 7A5,6,7 nhìn chung các em hiếu động,
nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng đôi khi do hiếu động nên hay dẫn tới ồn mất trật tự
trong nghiên cứu. Lớp 7A3: ổn định về nề nếp nhưng trong những giờ quan sát
tranh, vật mẫu các em chưa thực sự cố gắng hết mình còn thụ động.
- Khối 8 thì lớp 8A1 về học lực trội hơn lớp 8A2, hiếu động, nhanh nhẹn, hoạt bát
nhưng đôi khi hay hiếu động, hay ồn mất trật tự trong nghiên cứu. Lớp 8A4,5, 6: ổn
định về nề nếp nhưng trong những giờ quan sát tranh, vật mẫu các em chưa thực sự
cố gắng hết mình còn thụ động.
- Khối 9 thì lớp 9A1 về học lực trội hơn lớp 9A2, hiếu động, nhanh nhẹn, hoạt bát
nhưng đôi khi hay hiếu động, hay ồn mất trật tự trong nghiên cứu. Lớp 9A4,6, 8: ổn
định về nề nếp nhưng trong những giờ quan sát tranh, vật mẫu các em chưa thực sự
cố gắng hết mình còn thụ động.

Nhìn chung các em nhiệt tình, ham hiểu biết thích tìm tòi khám phá thế giới tự
nhiên. Đây chính là động lực thuận lợi giúp chúng tôi thêm quyết tâm nghiên cứu
đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
I.2/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài nay.
- Phương pháp trực quan được xem như điểm tựa trong quá trình nhận thức “Từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến hiện thực cuộc
sống”. Khái niệm sinh học bao giờ cũng xuất phát từ thực tiễn. Từ những biểu
3


tượng sống cụ thể về các đối tượng nghiên cứu giúp các em có cơ sở để suy diễn
hình thành nên khái niệm. Điều này rất phù hợp với với độ tuổi của các em vì khả
năng tư duy của lứa tuổi này chưa cao. Mặt khác phương tiện trực quan có nhiều
điều kiện để vận dụng vì xung quanh các em là cả một thế giới sinh vật đa dạng,
phong phú. Ở đây học sinh quan sát độc lập dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo
viên để đi tới những kết luận thông qua quan sát, tìm tòi, phát triển óc quan sát,
phát triển tư duy cho học sinh. Để có thể sử dụng các phương tiện trực quan một
cách có hiệu quả nhất, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
I.3/ Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh khối THCS Trường THCS Buôn Trấp.
- Vật mẫu thật: Mẫu vật tươi, mẫu khô và tiêu bản hiển vi có sẵn.
- Vật mẫu tượng hình: Mô hình, tranh vẽ trên bảng sơ đồ.
I.4/ Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi trong nhà trường THCS Buôn Trấp và kinh nghiệm của chúng tôi chỉ đề
cập một vấn đề nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở môn sinh học
THCS. Đó là "Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh để tìm tòi kiến thức trên hình ảnh,
mẫu vật thông qua các tiết học của bài thực hành”
I.5/ Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.

- Theo dõi tìm hiểu học sinh, đánh giá, tổng hợp.
- Nghiên cứu tài liệu, thông qua thông tin đại chúng.
- Nghiên cứu tài liệu (sách bồi dưỡng thường xuyên)
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh về môn sinh học trong trường THCS
để rút ra kinh nghiệm giảng dạy.
- Kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ khác.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận.
- Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo tôi thấy bản chất của việc đổi mới phương
pháp dạy học (hoặc dạy học theo phương pháp tích cực) là việc sử dụng hợp lý
nhiều phương pháp dạy học cùng với nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau để
học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Nhằm phát huy
tính tích cực phát triển năng lực tư duy nâng cao khả năng vận dụng thực tiễn.
- Môn Sinh học THCS nghiên cứu từ giới thực vật, động vật, cơ thể người đến di
truyền - biến dị và môi trường. Nội dung kiến thức thường được diễn đạt qua tranh
vẽ, mô hình hoặc các mẫu vật sống động. Tranh trong sách sinh học THCS, rõ nét
làm sáng tỏ nội dung cần quan sát, tìm tòi. Tranh đẹp được sao chụp từ mẫu vật có
thật nên sống động lôi cuốn sự quan sát của học sinh.
- Vì vậy người dạy với vai trò chủ đạo tổ chức hướng dẫn học sinh sử dụng các
phương pháp quan sát, mô tả thí nghiệm hay thực nghiệm để giúp học sinh tìm tòi
phát hiện kiến thức sinh học thông qua các bài thực hành.
II.2. Thực trạng.
a. Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi
4


- Là đơn vị đóng trên địa bàn Thị Trấn Buôn Trấp, là trung tâm văn hoá, chính trị,
kinh tế của huyện nhà. Trình độ dân trí của nhân dân tương đối cao, có nhiều thuận
lợi trong công tác giảng dạy. Học sinh được tiếp cận với thông tin rất nhanh nên có

ý thức tốt trong các nhiệm vụ được giao.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường tương đối đầy đủ (nhất là mạng
không dây (wifi) trang thiết bị về máy chiếu, bản thông minh, máy chiếu vi vật
thể...)
* Khó khăn.
- Ở cấp THCS khi tiếp nhận các em lớp 6 vừa bước vào môi trường THCS nhiều bở
ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong cách tiếp thu bài học nhất là các em là đồng bào
dân tộc tại chỗ và các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn xa bố mẹ nên ảnh hưởng
rất nhiều đến việc tìm tòi nghiên cứu hình ảnh hay sưu tầm, tim mẫu vật .....nên dẫn
đến bài học tiếp thu hơi chậm, còn các em ở khối lớp 7,8,9 thì đã nhanh nhẹn hơn,
đã biết và làm quen với môi trường THCS nên ở các tiết thực hành cần mẫu vật,
tranh ảnh, video .....thì các em chủ động tìm tòi và sưu tầm.
- Một khó khăn nữa là Môn sinh lớp 8 học về cơ thể người mà các bài thực hành
đòi hỏi phải làm thực tế nhưng các em thấy ngại như bài Hô hấp nhân tạo,...
b. Thành công – hạn chế
* Thành công
- Thông qua các bài học thực hành trên lớp và các hình ảnh minh họa, phim tư liệu,
mẫu vật sưu tầm được đã một phần nào giúp các em hiểu được các bài học ở các
chương thông qua các bài thực hành. Mà thường ngày hay thấy như thực vật chúng
lại có tác dụng như thế nào đối với đời sống con người, động vật và môi trường mà
bấy lâu nay các em không nghĩ chưa tới.
- Chính vì điều này mà chúng tôi thấy học sinh tiếp thu bài nhanh hơn và lấy được
nhiều ví dụ về tên thực vật, tập tính của động vật hay môi trường ảnh hưởng như
thế nào đến con người ....và đưa ra nhiều biện pháp cải tạo thực vật, môi trường và
hạn chế các chất thải ô nhiễm không khí .....trực tiếp đến con người.
* Hạn chế
- Trong môn sinh học THCS thực vật, động vật và môi trường đề cập trong các bài
học thực hành nhưng thực tế có ít trên địa phương nên các em không cảm nhận
được.
- Bên cạnh đó phim tư liệu về thực vật, động vật và môi trường thì dài mà thời

lượng tiết học thực hành chỉ có 45 phút đôi khi không đủ thời lượng cho các em
quan sát.
- Còn phim tư liệu về các bài thực hành có nhiều phim hay thì là tư liệu nước ngoài
có lời tiếng anh nên khi trình triếu các em ít hình dung ra nội dung.
c. Mặt mạnh – mặt yếu
* Mặt mạnh
- Do học sinh đa số sinh sống trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp các em đã tiếp xúc
được với nhiều tài liệu về tư liệu về thực vật, động vật, môi trường.....thông qua
mạng Internet.....
- Nhà trường có phòng bộ môn, phòng máy chiếu có nối mạng Internet, bản thông
minh nên giáo viên và học sinh chủ động hơn khi dạy bài như lấy tài liệu, phim,
hình ảnh ... ngay trên mạng tạo cho các em hứng thu hơn trong các bài dạy thực
hành, trực quan sinh động này.
5


* Mặt yếu
- Chính vì nhà trường có tương đối đầy đủ thiết bị hỗ trợ trong việc học cho các em
học sinh nên một số em nhờ vào đó mà thụ động chông chờ vào thầy cô nên khi
thầy cô giao nhiệm vụ về nhà sưu tầm hình ảnh hay mẫu vật thật có trong tự nhiên
nhưng một số em còn chờ vào bạn sưu tầm rồi mình xin không chịu khó sưu tầm,
tìm kiếm dẫn đến tiết thực hành kém phần sôi động vì các em không hình dung ra
việc mình tự sưu tầm có lợi ích như thế nào.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động...
- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên phần lớn là do 1 số học sinh lười học, không
chịu khó, nhiều học sinh đa phần lên mạng để chơi game, chát, giải trí bằng những
trò chơi vô bổ không tìm hiểu cái hay cái đẹp.
- Một số các em gia đình khó khăn nên không có điều kiện tìm hiểu qua mạng
Internet được và sách vở, hình ảnh tư liệu liên quan không có để các tìm hiểu.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt đã đặt ra.

- Theo sự thông kê của Đoàn thanh niên phối hợp với Đội và ban nề nếp mở cuộc
điều tra thì có 80% học sinh vào Internet để tham gia chơi game, lên facebook,
nghe nhạc......mà không chịu tìm hiểu những thông tin liên quan tới các môn học
trong đó có môn sinh học mà đặc thu ở THCS các khối học khác nhau như sinh học
6 học về thực vật, sinh học 7 học về động vật, sinh học 8 học về cơ thể người, sinh
học 9 học về biến dị - di truyền và môi trường.
- Qua đó chúng tôi áp dụng kinh nghiệm của bản thân giúp các em nhận diện hình
ảnh, mẫu vât thật hay đồ dùng được linh hoạt hơn, hiểu sâu vấn đề hơn qua bài học
thực hành.
II.3 Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Tôi thấy thực trạng hiện nay một số học sinh ít tìm hiểu môn sinh học mà chỉ tìm
hiểu Toán, Lý, Hóa, Anh văn hơn vì các môn đó theo tôi thì giúp các em làm nền
tảng sau này thi vào các trường đại học hay cao đẳng thì thi khối A...Đặc thù của
môn sinh học khác với các bộ môn khác. Vì thế ở môn sinh học THCS có nhiều
hình ảnh và những mẫu vật sinh động tạo cho các em hứng thú hơn khi tiếp thu bài
học.
- Ở môn sinh học 6 học về thực vật thì người giáo viên và học sinh cùng nhau phân
công nhiệm vụ thông qua từng bài học cụ thể như bài ”Các loại rễ và các miền của
rễ” thì giáo viên chuẩn bị hình ảnh và mẫu vật thật của 2 loại rễ và tư liệu liên quan
tới bài học còn học sinh thi đọc bài trước và xem hình ảnh SGK và sưu tầm những
mẫu vật giáo viên dặn hoặc sưu tầm thêm những rễ các loại cây khác nhau.....
- Ở môn sinh học 7 học về động vật thì người giáo viên và học sinh cùng nhau phân
công nhiệm vụ thông qua từng bài học cụ thể như Mổ và quan sát giun đất, mổ và
quan sát tôm sông.... thì giáo viên chuẩn bị hình ảnh và mẫu vật thật của bài thực
hành để tránh tình trạng học sinh sưu tầm những mẫu vật khó quan sát khi mổ.
- Ở môn sinh học 8 học về khái quát cơ thể người nên gặp rất nhiều khó khăn khi
chuẩn bị các bài thực hành vì thế giáo viên phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể
cho từng học sinh trong mỗi nhóm như bài Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy
xương, sơ cứu cầm máu, Hô hấp nhân tạo....là các em phải chuẩn bị dụng cụ, vật

liệu, giấy bút ......giáo viên chuẩn bị cho các em xem phim tư liệu liên quan tới bài
thực hành đó.
6


- Ở môn sinh học 9 học về Di truyền biến dị và môi trường thì các em tìm hiểu nội
dung các bài thực hành tương đối dể hơn một chút vì các bài các em áp dụng được
vào thực tế nên việc để lấy tư liệu hay nội dung cần quan tâm đến bài thực hành
một phần ít có trong bài học, có trong trên các báo và mạng Internet. Giáo viên chỉ
phân công nhóm còn nội dung các em trong nhóm tự phân nhau tìm hiểu nội dung
bài thực hành như: bài 6 ”Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại”, bài
20 ”Quan sát và lắp mô hình ADN”, bài 27 ”Quan sát thường biến”....
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
- Chúng tôi xin được trình bày giải pháp đó là rèn luyện quan sát hình ảnh, mẫu vật
trong môn sinh học THCS cho học sinh.
- Giáo viên đưa ra mẫu vật chẩn bị trước cho học sinh quan sát để đối chiếu với
mẫu vật mà mình chuẩn bị và từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh theo nội dung bài
học
- Giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở dựa trên những mẫu vật thật hay hình ảnh
thông qua bài chuẩn bị học.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm ở
nhà và nghi lại kết quả quan sát.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh lên mạng Internet lấy thông tin ở những trang
nào trên mạng .....giúp các em thu thập tư liệu nhanh hơn.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh có thể vẻ lại hình ảnh mà mình quan sát được
thông qua vật mẫu và chú thích.
- Giáo viên có thể áp dùng phương pháp (Bàn tay nặn bột)
- Từ đó giúp học sinh chủ động quan sát giúp học sinh tự nhận định khái quát vấn
đề cần nghiên cứu. Như quan sát trên mẫu vật: Bằng trực giác và xúc giác kiểm tra
vật mẫu học sinh sẽ tìm tòi kiến thức khái quát nhận định được bao quát kiến thức

cần nghiên cứu. Biết phân tích hay mô tả mẫu vật thông qua nội dung bài học từ đó
học sinh tự thu thập thông tin vào vở bài tập hay phiếu học tập.
Ví dụ 1: Bài 9- Các loại rễ và các miền của rễ
Mục tiêu: Qua bài học học sinh nhận biết được rễ cọc rễ chùm. Biết phân loại rễ,
từ đó nêu lên được đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm. Biết lấy ví dụ thực tiễn và ứng
dụng làm bài tập.
- Giáo viên chuẩn bị: Một số câu có rễ: cây rau cải, cây nhãn, cây rau dền, cây
hành...
+ Tranh phóng to hình 9.1; 9.2; 9.3 SGK trang 29.
+ Miếng bìa ghi sẵn các miền của rễ, các chức năng của rễ, phiếu học tập mẫu.
Bài tập Nhóm
A
B
1
Tên cây
2
Đặc điểm chung của rễ
3
Đặt tên rễ
- Học sinh chuẩn bị cây có rễ: cây cải, cây mít, cây hành, cỏ dại, đậu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
+ Vấn đề 1: Tìm hiểu các loại rễ và phân
loại rễ.
- GV yêu cầu HS kẻ phiếu học tập vào
7


vở hoạt động theo nhóm.
- GV yêu cầu học sinh đặt các bộ rễ của - HS đặt tất cả cây có rễ của nhóm lên

nhóm mình sưu tầm có lên bàn học.
bàn.
- Yêu cầu HS chia rễ cây thành 2 nhóm, - Kiểm tra quan sát thật kĩ tìm những rễ
hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập. giống nhau đặt vào 1 nhóm.
- Trao đổi trong nhóm, thống nhất ý
kiến ghi vào phiếu học tập ở bài tập 1.
- GV hướng dẫn chữa bài.
- GV tiếp tục yêu cầu HS làm bài tập 2,
đồng thời GV treo tranh câm hình 9.1 Bài tập 2: HS quan sát kĩ rễ của các cây
SGK trang 29 để HS quan sát.
ở nhóm A chú ý kích thước các rễ, cách
mọc trong đất, kết hợp với tranh (có rễ
to, nhiều rễ nhỏ), ghi vào phiếu tương tự
với rễ cây nhóm B.
- HS đại diện của 1 nhóm trình bày, các
- GV chữa bài tập 2, sau khi nghe phần nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung.
phát biểu và bổ sung của các nhóm, GV - HS đối chiếu với kết quả đúng để sửa
chọn 1 nhóm hoàn thành phiếu tốt nhất chữa nếu cần.
nhắc lại cho cả lớp cùng nghe.
- GV cho các nhóm đối chiếu các đặc - HS làm bài tập 3 từng nhóm trình bày,
điểm của rễ với tên cây trong nhóm A, B các nhóm khác nhận xét, thống nhất tên
của bài tập 1 đã phù hợp chưa, nếu chưa rễ cây ở 2 nhóm là Rễ cọc và Rễ chùm.
thì chuyển các cây của nhóm cho đúng.
- HS nhìn vào phiếu đã chữa của nhóm
- GV gợi ý bài tập 3 dựa vào đặc điểm rễ đọc to kết quả cho cả lớp cùng nghe.
có thể gọi tên rễ.
- HS chọn nhanh và 1- 2 em trả lời, các
- Nếu HS gọi nhóm A là rễ thẳng thì GV em khác nhận xét, bổ sung.
chỉnh lại là rễ cọc.
- Đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm?

- GV yêu cầu HS làm nhanh bài tập 
số 2 SGK trang 29.
+ Vấn đề 2: Nhận biết các loại rễ cọc và
rễ chùm qua tranh, mẫu...
- GV cho HS cả lớp xem rễ cây tỏi tây và
cây nhãn, hoàn thành 2 câu hỏi.
- GV cho HS theo dõi phiếu chuẩn kiến
thức, sửa chỗ sai.

- HS hoạt động cá nhân quan sát rễ cây
của GV kết hợp với hình 9.2 SGK trang
30, hoàn thành 2 câu hỏi ở dưới hình.
- HS tự đánh giá câu trả lời của mình.
Quan sát phiếu chuẩn kiến thức để sửa
8


- GV đánh giá điểm cho nhóm làm tốt.

chữa nếu cần.

Phiếu chuẩn kiến thức

BT Nhóm
- Tên cây
1
- Đặc điểm
2
chung của rễ


3

- Đặt tên rễ

A
- Cây rau cải, cây mít, cây
đậu.
- Có một rễ cái to khoẻ đâm
thẳng, nhiều rễ con mọc xiên,
từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ
hơn.
- Rễ cọc

B
- Cây hành, cỏ dại, ngô.
- Gồm nhiều rễ to dài gần
bằng nhau, mọc toả từ gốc
thân thành chùm.

- Rễ chùm

- Như đã trình bày ở trên qua việc quan sát vật thật cộng với quan sát tranh học sinh
đã nắm được một cách khái quát về đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm. Từ đặc điểm
khái quát đó mà các em có thể phân loại rễ, nhận biết được cây rễ cọc, cây rễ chùm
trong tự nhiên bằng cách so sánh với vật mẫu, tranh mẫu.
- Như ta đã biết ngoài mục tiêu nhận biết được rễ cọc, rễ chùm thì học sinh còn
phải biết nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm một cách chính xác.
- Giáo viên rèn kỹ năng quan sát cho học sinh, sau khi biết được các đặc điểm đặc
trưng của rễ cọc, rễ chùm bằng cách: Cho HS phân nhóm lại các loại rễ mà tổ mình
có cho chính xác. Qua nắm được đặc điểm các tổ, nhóm tiến hành phân nhóm lại

rễ. Cho báo cáo trước lớp.
- Từ những cái chung nhất, khái quát qua quan sát học sinh đã nêu được đặc điểm
của từng loại rễ .
Ví dụ 2:
Bài 25: THỰC HÀNH BIẾN DẠNG CỦA LÁ
- Giáo viên chuẩn bị: Mẫu cây mây, cây đậu Hà Lan, cây hành còn lá xanh, củ dong
ta, cành xương rồng.
+ Tranh cây nắp ấm, cây bèo đất.
+ Máy tính, máy chiếu, máy chiếu vi vật thể.
- Học sinh: Sưu tầm mẫu theo nhóm đã phân công
+ Kẻ bảng SGK trang 85 vào vở, giấy A3, bút chì, tẩy,…..
* Giáo viên áp dụng các bước dạy học của phương pháp bàn tay nặn bột vào bài “
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Em hãy cho thầy một số ví dụ về một Lá ổi, mít, bàng, rau má…..
số lá cây mà em biết
- Cho HS so sánh các loại cây có lá - Quan sát vật mẫu GV đưa ra chỉ ra lá
bình thường và lá biến dạng (xương của các loại cây đó.
rồng, củ dong ta).
- Có thể HS cho rằng một số cây không
- Gọi HS chỉ ra lá của các loại cây đó.
có lá.
- GV giới thiệu cho HS: đó là một số
loại lá đã biến dạng.
Vậy lá biến dạng là gì? Ý nghĩa của sự
thay đổi đó đối với đời sống của cây
9



như thế nào? ta vào bài hôm nay.
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho HS làm việc theo nhóm (8 nhóm) - HS làm việc theo nhóm (8 nhóm)
phân loại các vật mẫu thành 2 nhóm:
phân loại các vật mẫu thành 2 nhóm:
nhóm có lá bình thường và lá biến nhóm có lá bình thường và lá biến
dạng, thống kê theo phiếu học tập 1 dạng.
sau:
- Thư kí nhóm điền ý kiến của nhóm
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng mình theo phiếu học tập (khổ giấy
dán và trình bày kết quả của nhóm A3,4).
mình.
- Kết quả các nhóm về các loại lá biến
dạng có thể sẽ rất khác nhau.
- Đại diện các nhóm lên bảng dán và
trình bày kết quả của nhóm mình.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi (hay giả thuyết) và đề xuất phương án thí nghiệm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Hướng dẫn học sinh so sánh các - Học sinh so sánh các ý kiến ban đầu:
ý kiến ban đầu, giúp các em đề xuất các * Giống: các lá biến dạng đều có hình
câu hỏi nghi vấn liên quan đến lá biến dạng hoặc màu sắc không giống lá bình
dạng.
thường.
* Khác:
+ Có nhóm cho là có 2 loại lá biến
dạng, ví dụ: gai xương rồng, củ dong ta.
+ Có nhóm cho là có 3 loại lá biến

dạng, ví dụ: gai xương rồng, củ dong ta,
tua cuốn cây bí..
+ Có nhóm cho là có 4 loại lá biến
dạng, ví dụ: gai xương rồng, củ dong
ta ,tua cuốn đậu Hà lan, vảy củ hành..
+ Có nhóm cho là có 5 loại lá biến
dạng, ví dụ: gai xương rồng, củ dong ta,
tua cuốn cây bí, vảy củ hành, cây nắp
ấm...
- Hướng dẫn học sinh đề xuất các câu
hỏi nghi vấn liên quan đến lá biến dạng
- GV: điều khiển thảo luận, giúp HS tự có thể nêu ra các câu hỏi:
nhận thấy các phương án không hợp lí - Có chắc chắn gai xương rồng, vảy củ
hoặc khó thực hiện để loại bỏ chúng.
dong ta, củ hành, tua cuốn đậu Hà
- Hướng dẫn HS tổng kết các phương lan... là lá biến dạng?
án có thể thực hiện trong lớp học để trả - Tại sao lá xương rồng lại biến thành
lời các câu hỏi đã đề xuất.
gai?
- Tại sao lá đậu hà lan lại biến thành
tua cuốn?
- Tại sao vảy củ dong ta không có màu
xanh?...
10


- Thảo luận, đề xuất cách kiểm chứng
những quan điểm khác nhau của các
nhóm đã nêu.
Dự kiến các phương án tìm tòi, đề xuất

của học sinh.
- Cắt ngang bộ phận nghi ngờ là lá để
quan sát cấu tạo trong.
- Quan sát, phân tích cấu tạo ngoài, vị
trí, hình dạng, chức năng của mẫu vật.
- Tìm hiểu các tài liệu hiện có ( SGK,
tranh ảnh, tài liệu khoa học bổ trợ...)
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV: Kiểm tra việc chuẩn bị mẫu HS: Làm việc theo nhóm:
vật , dụng cụ thực hành, phân công + Quan sát chi tiết các mẫu vật điển
nhiệm vụ cho các nhóm:
hình, phân tích đặc điểm của lá biến
+ Quan sát chi tiết các mẫu vật điển dạng trên từng mẫu vật thật.
hình, phân tích đặc điểm của lá biến + Quan sát tranh ảnh, hình vẽ trả lời các
dạng trên từng mẫu vật thật.
câu hỏi đã đặt ra.
+ Quan sát tranh ảnh, hình vẽ trả lời + Nghiên cứu tài liệu SGK hoặc các tài
các câu hỏi đã đặt ra.
liệu mà GV cung cấp thêm.
+ Nghiên cứu tài liệu SGK hoặc các
tài liệu mà GV cung cấp thêm.
- Thư kí nhóm và trưởng nhóm ghi
- Thiết kế sẵn 1 phiếu học tập 2 để HS chép và trình bày kết quả của nhóm
trình bày kết quả nghiên cứu.
theo phiếu học tập (khổ giấy A3).
- GV: Hướng dẫn HS căn cứ vào các
đặc điểm nhận biết lá để chỉ ra lá biến - Cá nhân hoàn thành phiếu học tập vào
dạng

vở thực hành các kết quả quan sát,
nghiên cứu.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Tổ chức cho các nhóm HS báo cáo - Các nhóm HS báo cáo kết quả.
kết quả, hướng dẫn HS so sánh lại với
biểu tượng ban đầu để nhận ra những ý
kiến chưa đúng, khắc sâu kiến thức.
- GV nêu câu hỏi củng cố:
- Vậy lá biến dạng là gì?
- Trả lời câu hỏi củng cố:
- Đặc điểm nhận biết lá biến dạng?
Dự kiến:
- Lá biến dạng là lá đã biến đổi hình
dạng, cấu tạo thích nghi với chức năng
đặc biệt hoặc điều kiện sống đặc biệt (ý
nghĩa của sự biến dạng).
- Đặc điểm nhận biết: mọc ra từ thân
và ở dưới chồi, có thể là phần kéo dài
của phiến lá, gân lá, có thể tách ra khỏi
11


- GV chốt kiến thức và cho HS ghi bài
vào vở học.
- GV cho HS đọc mục “ Em có biết” để
bổ sung kiến thức.

thân một cách dễ dàng.

- HS ghi bài vào vở học.
- Cá nhân ghi chép các kết luận vào vở
thực hành.
- Một vài HS đọc mục “ Em có biết”.
- Hs nêu ra kết luận.
Qua đó hs thấy được nhận định ban đầu
của mình đúng hay sai mà chưa cần
nhận xét của giáo viên.

- Khi dạy bài này giáo viên yêu câu học sinh sưu tầm đầy đủ các loại mẫu vật như
yêu cầu của bài nếu không sưu tầm được thì giáo viên sưu tầm để cho học sinh
quan sát được thuận tiện.
- Khi dạy bài này mà theo phương pháp bàn tay năn bột thì người giáo viên như là
người chỉ hổ trợ cho các em khi các em thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Học sinh tự tìm hiểu theo các cách nhĩ của mình mà trình bày thông qua sự hổ trợ
của giáo viên và thông tin các em biết được.....
Ví dụ 3:
Bài 16 MỖ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT
Mục tiêu: Giúp Học sinh nhận biết được loài giun khoang, chỉ rõ được cấu tạo
ngoài (đốt, vòng tơ, đai sinh dục) và cấu tạo trong (một số nội quan).
- HS mổ phanh giun đất, tìm được một số hệ cơ quan như: tiêu hoá, thần kinh.
- Tập thao tác mổ động vật không xương sống.
- Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát.
- Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ học thực hành.
- Kĩ năng chia sẻ thông tin trong khi mổ và quan sát giun đất.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày trước nhóm, tổ.
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được
phân công.
- Giáo viên: chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị và mẫu vật liên quan đến bài thực hành
hay tư liệu phim.

- HS: Chuẩn bị :1-2 con giun đất
Tìm hiểu Cấu tạo ngoài cách xử lí mẫu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK ở - Cá nhân tự đọc thông tin và ghi nhớ
mục  trang 56 và thao tác luôn.
kiến thức.
- Trong nhóm cử 1 người tiến hành
(lưu ý dùng hơi ete hay cồn vừa phải).
- Đại diện nhóm trình bày cách xử lí
- Yêu cầu HS trình bày cách xử lí mẫu.
mẫu?
- Thao tác thật nhanh.
- GV kiểm tra mẫu thực hành, nếu
12


nhóm nào chưa làm được, GV hướng
dẫn thêm.

Quan sát cấu tạo ngoài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu các nhóm:
- Trong nhóm đặt giun lên giấy quan
+ Quan sát các đốt, vòng to.
sát bằng kính lúp, thống nhất đáp án,
+ Xác định mặt lưng và mặt bụng.
hoàn thành yêu cầu của GV.
+ Tìm đai sinh dục.

- Trao đổi tiếp câu hỏi:
- Làm thế nào để quan sát được vòng + Quan sát vòng tơ  kéo giun thấy
tơ?
lạo xạo.
- Dựa vào đặc điểm nào để xác định + Dựa vào màu sắc để xác định mặt
mặt lưng, mặt bụng?
lưng và mặt bụng của giun đất.
-Tìm đai sinh dục, lỗ sinh dục dựa vào + Tìm đai sinh dục: phía đầu, kích
đặc điểm nào?
thước bằng 3 đốt, hơi thắt lại màu nhạt
- GV cho HS làm bài tập: chú thích hơn.
vào hình 16.1 (ghi vào vở).
- Các nhóm dựa vào đặc điểm mới
- GV gọi đại diện nhóm lên chú thích quan sát, thống nhất đáp án.
vào tranh.
- Đại diện các nhóm chữa bài, nhóm
- GV thông báo đáp án đúng: 16.1 A
khác bổ sung.
1- Lỗ miệng; 2- Đai sinh dục; 3- Lỗ - Các nhóm theo dõi, tự sửa lỗi nếu
hậu môn; Hình 16.1B : 4- Đai sinh cần.
dục; 3- Lỗ cái; 5- Lỗ đực. Hình 16.1C:
2- Vòng tơ quanh đốt.
Tìm hiểu Cấu tạo trong cách mổ giun đất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu:
- Cá nhân quan sát hình, đọc kĩ các bước
+ HS các nhóm quan sát hình 16.2 đọc tiến hành mổ.
các thông tin trong SGK trang 57.
+ Thực hành mổ giun đất.

- Cử 1 đại diện mổ, thành viên khác giữ,
- GV kiểm tra sản phẩm của các nhóm lau dịch cho sạch mẫu.
bằng cách:
+ Gọi 1 nhóm mổ đẹp đúng trình bày - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
thao tác mổ.
+ 1 nhóm mổ chưa đúng trình bày thao
tác mổ.
13


- Vì sao mổ chưa đúng hay nát các nội - Nhóm khác theo dõi, góp ý cho nhóm
quan?
mổ chưa đúng.
- GV giảng: mổ động vật không xương
sống chú ý:
+ Mổ mặt lưng, nhẹ tay đường kéo
ngắn, lách nội quan từ từ, ngâm vào
nước.
+ Ở giun đất có thể xoang chứa dịch
liên quan đến việc di chuyển của giun
đất.
Quan sát cấu tạo trong
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn:
- Trong nhóm:
+ Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan.
+ Một HS thao tác gỡ nội quan.
+ Dựa vào hình 16.3A nhận biết các bộ + HS khác đối chiếu với SGK để xác
phận của hệ tiêu hoá.

định các hệ cơ quan.
+ Dựa vào hình 16.3B SGK, quan sát
bộ phận sinh dục.
+ Gạt ống tiêu hoá sang bên để quan
sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng.
+ Hoàn thành chú thích ở hình 16B và - Ghi chú thích vào hình vẽ.
16C SGK.
- GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện - Đại diện các nhóm lên chữa bài,
nhóm lên bảng chú thích vào tranh nhóm khác nhận xét, bổ sung.
câm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu vật và các thao tác tiến trình trên mẫu
vật. Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát.
- Khi học sinh đã mổ thành công thì giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cấu tạo
bên trong để học sinh chỉ ra được các cơ quan tiêu hoá, thần kinh.... dùng kẹp và
kính lúp để quan sát.
- Trong khi quan sát giáo viên tạo sự tò mò cho học sinh để học sinh có thêm tinh
thần tìm hiểu thêm thông tin.
- Giáo viên giải thích những sự kiện, thông tin của học sinh không hiểu.
- Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ học thực hành.
Ví dụ 4

Bài 23: THỰC HÀNH
MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG

14


* Mục tiêu: Giúp học sinh mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân
ngực và các lá mang. Nhận biết một số nội quan của tôm như: hệ tiêu hoá, hệ thần
kinh. Viết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình

câm trong SGK.
- Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống.
- Biết sử dụng các dụng cụ mổ.
- Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận.
- Quan sát hình ảnh và dựa trên mẩu vật để tìm hiểu về cấu tạo trong của tôm sông.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ.
* Giáo viên: Chuẩn bị mẫu vật
- Mẫu vật: 16 con tôm sông to.
- 8 Bộ đồ mỗ, 12 kính lúp cầm tay.
- Chia học sinh thành 8 nhóm, mỗi nhóm mang 2 tôm sống càng to càng tốt
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành như SGK.
- Phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
Hoạt động 2: Tiến trình thực hành
Bước 1: GV hướng dẫn nội dung thực hành
Mổ và quan sát mang tôm
- GV hướng dẫn cách mổ như hướng dẫn ở hình 23.1 A, B (SGK trang 77).

- Dùng kính lúp quan sát 1 chân ngực kèm lá mang, nhận biết các bộ phận và ghi
chú thích vào hình 23.1 thay các con số 1, 2, 3, 4.

- Thảo luận ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp, điền vào bảng.
Ý nghĩa đặc điểm của lá mang
Đặc điểm lá mang
ý nghĩa
- Bám vào gốc chân ngực
- Tạo dòng nước đem theo oxi
- Thành túi mang mỏng
- Trao đổi khí dễ dàng

15


- Có lông phủ
- Tạo dòng nước
- Cách mổ: dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội quan, chuỗi hạch thần kinh màu sẫm
sẽ hiện ra, quan sát các bộ phận của cơ quan thần kinh.
Bước 2: HS tiến hành quan sát
- HS tiến hành theo các nội dung đã hướng dẫn.
- GV đi tới các nhóm kiểm tra việc thực hiện của HS, hỗ trợ các nhóm yếu sửa
chữa sai sót (nếu có).
- HS chú ý quan sát đến đâu, ghi chép đến đó.
* Bài thực hành mổ tôm sông này giáo viên cho học sinh quan sát cấu tạo ngoài của
tôm sông và nêu lên được các bộ phận
- Giáo viên là nười chủ đạo hướng dẫn học sinh quan sát tôm và cách tiến hành
trong khi mỗ (nếu khi mổ bị run tay thì mẫu vật bị hỏng ngay vì dao mổ rất bén)
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cấu tạo trong và chỉ ra được các cơ quan như
thần kinh, hạch thần kinh, GV đi từng nhóm để hỏi các nhóm biết được những gì
khi nhóm mình thực hành, GV đưa ra những câu hỏi cho nhóm tự tìm hiểu.....
Ví dụ 5
Bài 12: THỰC HÀNH
TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
* Mục tiêu: HS biết cách sơ cứu khi gặp người gãy xương. Biết băng cố định
xương bị gãy, cụ thể xương cẳng tay, cẳng chân.
* Giáo viên: Chuẩn bị Tranh vẽ hình 12.1 đến 12.4. Băng hình sơ cứu và băng bó
cố định khi gãy xương (nếu có).
* Học sinh: Mỗi nhóm: 2 nẹp tre (nẹp gỗ) bào nhẵn dài 30-40 cm, rộng: 4-5 cm,
dày 0,6-1 cm, 4 cuộn băng y tế dài 2m (cuộn vải), 4 miếng vải sạch kích thích
20x40 cm hoặc gạc y tế.
* Giáo viên: giới thiệu 1 vài số liệu về tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động làm

gãy xương ở địa phương, dẫn dắt tới yêu cầu bài thực hành đối với học sinh.
Hoạt động 1: Nguyên nhân gãy xương
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu
hỏi :
Nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương ?
Vì sao nói khả năng gãy xương liên quan
đến lứa tuổi ?

- HS trao đổi nhóm và nêu được :
+ Do va đập mạnh xảy ra khi bị ngã, tai
nạn giao thông...

+ Tuổi càng cao, nguy cơ gãy xương
càng tăng vì tỉ lệ chất cốt giao (đảm bảo
tính đàn hồi) và chất vô cơ (đảm bảo tính
Để bảo vệ xương khi tham gia giao rắn chắc) thay đổi theo hướng tăng dần
thông, em cần chú ý đến điểm gì ?
chất vô cơ. Tuy vậy trẻ em cũng rất hay
16


bị gãy xương do...
Gặp người bị tai nạn giao thông chúng
ta có nên nắn chỗ xương gãy không ? Vì + Thực hiện đúng luật giao thông.
sao ?
- GV nhận xét và giúp HS rút ra kết luận. + Không, vì có thể làm cho đầu xương
gãy đụng chạm vào mạch máu và dây
thần kinh, có thể làm rách cơ và da.


Hoạt động 2: Tập sơ cứu và băng bó
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV có thể sử dụng băng hình hoặc nhóm - Các nhóm HS theo dõi để nắm được
HS làm mẫu hoặc cũng có thể dùng tranh các thao tác.
H 12.1 => h 12.4 giới thiệu phương pháp
sơ cứu và phương pháp băng cố định.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành tập băng bó.
- GV quan sát các nhóm tiến hành tập băng
bó.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ nhất là
nhóm yếu.
- Gọi đại diện từng nhóm lên kiểm tra.
Em cần làm gì khi tham gia giao thông, - Từng nhóm tiến hành làm:
lao động, vui chơi để tránh cho mình và Mỗi em tập băng bó cho bạn (giả định
người khác không bị gãy xương ?
gãy xương cẳng tay, cẳng chân).
- Các nhóm phải trình bày được:
+ Thao tác băng bó.
+ Sản phẩm làm được.
- Đảm bảo an toàn giao thông, tránh đùa
nghịch vật nhau dẫm chân lên nhau.

- Giáo viên: kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ cho tiết thực hành và GV giải thích nội
dung lý thuyết rồi gọi 1 HS lên và GV làm mẫu băng bó vết thương, sau khi làm
xong thì yêu cầu các nhóm thực hành những nội dung mà GV đã hướng dẫn. GV
cùng với bộ phận y tế nhà trường quan sát hướng dẫn.
- GV nhận xét chung giờ thực hành về ưu, nhược điểm.
17



- Cho điểm nhóm làm tốt : Nhắc nhở nhóm làm chưa đạt yêu cầu.
- Viết báo cáo tường trình sơ cứu và băng bó khi gãy xương cẳng tay.

Ví dụ: 6
BÀI 19: THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU
* Mục tiêu: HS phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch, động mạch hay
mao mạch. Rèn kĩ năng băng bó vết thương. Biết cách làm garô và nắm được
những qui định khi đặt garô.
* Chuẩn bị: Giáo viên: Chuẩn bị 1 cuộn băng, 2 miếng gạc, 1 cuộn bông, dây cao
su hoặc dây vải, 1 miếng vải mềm (10x30cm).
- Học sinh : Chuẩn bị theo nhóm (1 bàn) như của giáo viên.
- Giáo viên nêu câu hỏi Cơ thể người trung bình có mấy lít máu?
- Máu có vai trò gì với hoạt động sống của cơ thể?
- GV: Nếu mấtt 1/2 lượng máu cơ thể thì cơ thể sẽ chết vì vậy khi bị thương
chảy máu cần được sử lí kịp thời và đúng cách.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các dạng chảy máu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, thảo luận - HS tự xử lí, liên hệ thực tế, trao đổi
để hoàn thành bảng :
nhóm và hoàn thành bảng.
Tiểu kết :
Các dạng chảy máu
Biểu hiện
1. Chảy máu mao mạch
- Máu chảy ít, chậm.

2. Chảy máu tĩnh mạch

- Máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn.

3. Chảy máu động mạch

- Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia.

18


Hoạt động 2: Tập băng bó vết thương
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó - Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK.
như thế nào ?
- 1 HS trình bày cách băng bó vết
- GV lưu ý HS 1 số điểm, yêu cầu các nhóm thương ở lòng bàn tay như thông tin
tiến hành.
SGK : 4 bước.
- GV kiểm tra mẫu băng của các tổ : yêu cầu - Mỗi nhóm tiến hành thực hành dưới
mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp, không sự điều khiển của tổ trưởng.
quá chặt, không quá lỏng.
- Mỗi tổ chọn người mẫu băng tốt nhất.
Khi bị chảy máu ở động mạch, cần tiến Đại diện nhóm trình bày thao tác và
hành như thế nào ?
mẫu.
- Lưu ý HS về vị trí dây garô cách vết - Các nhóm nghiên cứu cách băng bó
thương không quá gần (> 5cm), không quá SGK + H 19.1.
xa.
- 1 HS trình bày các bước tiến hành,
- Yêu cầu các nhóm tiến hành.

- Các nhóm tiến hành dưới dự điều
- GV kiểm tra, đánh giá mẫu.
khiển của tổ trưởng.
+ Mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp - Mỗi tổ chọn một mẫu băng tốt nhất.
không quá chăt hay quá lỏng.
Đại diện nhóm trình bày thao tác và
+ Vị trí dây garô.
mẫu.
+ Lưu ý : Sau khi băng nếu vết thương
vẫn chảy máu, phải đưa ngay bệnh
nhân tới bệnh viện.

- Giáo viên: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng và thông báo những nội dung trong tiết
thực hành và trình bày qua phần lí thuyết rồi hướng dẫn làm mẫu cho HS quan sát.
Học sinh tiến hành làm trong qua trình tiến hành thì GV cùng với bộ phận y tế nhà
trường quan sát giúp đở những nhóm chưa hoàn thành hoạc tiến trình sai hay bằn
bó chưa đẹp.....
- Giáo viên yêu cầu mỗi HS về nhà tự viết báo cáo thực hành theo SGK.
- Giáo viên căn cứ vào đáp án + sự chuẩn bị + thái độ học tập của HS để đánh giá,
cho điểm.
- Giáo viên nhận xét chung về : phần chuẩn bị của HS, ý thức học tập, kết quả

Ví dụ: 7

BÀI 23: THỰC HÀNH: HÔ HẤP NHÂN TẠO
19


* Mục tiêu: Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo. Biết phương
pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.

* Chuẩn bị:
- Giáo viên: 1 Chiếu cá nhân, gối bông cá nhân. Nếu có điều kiện sử dụng đĩa CD
về các thao tác trong 2 phương pháp, tranh.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Nêu câu hỏi. Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân làm cho ta bị ngạt thở. Theo
em, cơ thể ngừng hô hấp có thể dẫn tới hậu quả gì? Vậy để cấp cứu nạn nhân bị
ngừng hô hấp đột ngột theo đúng cách để có hiệu quả cao nhẩt, chúng ta cùng tìm
hiểu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các tình huống cần được hô hấp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV đặt câu hỏi:
- HS nghiên cứu thông tin, liên hệ
Nêu các tình huống cần được hô hấp nhân thực tế và nêu được.
tạo?
Cần loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn
hô hấp như thế nào?

- Rút ra kết luận.

GV yêu cầu HS rút ra kết luận
Hoạt động 2: Tiến hành hô hấp nhân tạo
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

20


Phương pháp hà hơi thổi ngạt được tiến
hành như thế nào?

- GV treo tranh vẽ minh hoạ các thao tác hô
hấp (hoặc cho HS xem băng hình).

- HS tự nghiên cứu thông tin SGK.
- 1 HS trình bày.
- Các nhóm tiến hành làm dưới dự
điều khiển của nhóm trưởng.
- HS tự nghiên cứu SGK, xem tranh
- 1 HS trình bày thao tác.
- Các nhóm tiến hành thực hành dưới
sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày
thao tác.
- Các nhóm khác nhận xét.

- GV treo tranh minh hoạ hoặc cho HS xem
băng hình để trả lời câu hỏi:
Phương pháp ấn lồng ngực được tiến hành
như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm tiến hành.
- GV cho đại diện các nhóm lên thao tác
trước lớp.
* Bài thực hành hô hấp nhân tạo này khơi khó thực hành bởi các em là HS lớp 8
giữa nam và nữ còn e ngại vì thế GV là người phải biết khéo léo để HS có tinh thần
tự giác làm mẫu và thực hành thì mới thành công.
- Giáo viên hướng dẫn qua phần lý thuyết và đi vào nội dung thực hành (có thể GV
cho HS quan sát trên băng đĩa, hình) rồi tiến hành.
- Giáo viên động viên các em khi làm mẫu, nêu lên tinh thần tự giác để sau này
gặp phải những tình huốn trên thì sử lí được.
* Mỗi HS tự làm ở nhà rồi nộp báo cáo cho Giáo viên đánh giá.


Ví dụ: 8

Bài 6: THỰC HÀNH
TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT CỦA ĐỒNG XU
* Mục tiêu: HS biết cách xác định xác xuất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra
thông qua việc gieo các đồng kim loại. Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ
các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng.
* Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ ghi thống kê kết quả của các nhóm và 30 đồng
kim loại có 2 mặt Sấp và Ngửa
- HS: Mỗi nhóm có sẵn hai đồng kim loại (2 - 4 học sinh một nhóm). Kẻ sẵn bảng
6.1 và 6.2 vào vở.

21


- Giáo viên đặt câu hỏi Tại sao kết quả các thí nghiệm của Menđen lại có tỷ lệ giao
tử và hợp tử như các bài trước chúng ta đã tìm hiểu? Bài thực hành sẽ giúp ta chứng
minh tỷ lệ đó.
Hoạt động 1: Tiến hành gieo đồng kim loại
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV lưu ý HS: Hướng dẫn quy trình
- HS ghi nhớ quy trình thực hành
a. Gieo một đồng kim loại
Lưu ý : Đồng kim loại có 2 mặt (sấp và
ngửa), mỗi mặt tượng trưng cho 1 loại
giao tử, chẳng hạn mặt sấp chỉ loại
giao tử A, mặt ngửa chỉ loại giao tử a,
tiến hành:

- Lấy 1 đồng kim loại, cầm đứng cạnh
và thả rơi tự do từ độ cao xác định.
- Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào
bảng 6.1
- Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê mỗi lần
b. Gieo 2 đồng kim loại
rơi vào bảng 6.1.
GV lưu ý HS: 2 đồng kim loại tượng
trưng cho 2 gen trong 1 kiểu gen: 2
mặt sấp tượng trưng cho kiểu gen AA,
2 mặt ngửa tượng trưng cho kiểu gen
aa, 1 sấp 1 ngửa tượng trưng cho kiểu
gen Aa.
- Tiến hành
- Mỗi nhóm gieo 25 lần, có thể xảy ra 3
+ Lấy 2 đồng kim loại, cầm đứng cạnh trường hợp: 2 đồng sấp (SS), 1 đồng sấp
và thả rơi tự do từ độ cao xác định.
1 đồng ngửa (SN), 2 đồng ngửa (NN).
+ Thống kê kết quả vào bảng 6.2
Thống kê kết quả vào bảng 6.2
Hoạt động 2: Thống kê kết quả của các nhóm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết
quả đã tổng hợp từ bảng 6.1 và 6.2, ghi
vào bảng tổng hợp theo mẫu sau:

Nhóm
1
2

3
....

Tiến hành Gieo 1 đồng kim loại Gieo 2 đồng kim loại
S
N
SS
SN
NN

22


Số lượng
Tỉ lệ %
- Từ kết quả bảng trên GV yêu cầu HS - HS căn cứ vào kết quả thống kê nêu
liên hệ:
được:
+ Kết quả của bảng 6.1 với tỉ lệ các + Cơ thể lai F1 Aa cho 2 loại giao tử A và
loại giao tử sinh ra từ con lai F1 Aa.
a với tỉ lệ ngang nhau.
+ Kết quả bảng 6.2 với tỉ lệ kiểu gen ở + Kết quả gieo 2 đồng kim loại có tỉ lệ:
F2 trong lai 1 cặp tính trạng.
1 SS: 2 SN: 1 NN. Tỉ lệ kiểu gen là:
- GV cần lưu ý HS: số lượng thống kê 1 AA: 2 Aa: 1aa.
càng lớn càng đảm bảo độ chính xác.
* Giáo viên: phát đồng xu kim loại 2 mặt sấp và ngửa cho HS và hướng dẫn cách
gieo đồng su để làm sao ra được kết quả đúng ngay bước đầu tránh phải gieo đi
gieo lại mất thời gian......
- Giáo viên kiểm tra và hướng dẫn những nhóm khó khăn trong quá trình tìm ra kết

quả khi gieo 1 đồng xu và 2 đồng xu. Từ đó rút ra được kết quả nào của Men Đen
- Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm.
- Các nhóm viết báo cáo thu hoạch theo mẫu bảng 6.1; 6.2.
Cộng

Ví dụ: 9
Bài 20: THỰC HÀNH
QUAN SÁT VÀ LẮP MÔ HÌNH ADN
* Mục tiêu: Giúp hoạc sinh ôn lại kiến thức về cấu trúc phân tử ADN. Phân tích mô
hình ADN. Thao tác lắp ráp mô hình ADN.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 Mô hình phân tử ADN, mô hình cấu trúc phân tử
ADN tháo dời.
- Màn hình và máy chiếu
- Đĩa CD, băng hình về cấu trúc phân tử ADN, cơ chế tự sao, cơ chế tổng hợp
ARN, cơ chế tổng hợp prôtêin, máy tính (nếu có).
Hoạt động 1: Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
A Quan sát mô hình
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS quan sát mô hình - HS quan sát kĩ mô hình, vạn dụng kiến
phân tử ADN, thảo luận:
thức đã học và nêu được:
- Vị trí tương đối của 2 mạch + ADN gồm 2 mạch song song, xoắn phải.
nuclêôtit?
+ Đường kính 20 ăngtoron, chiều cao 34
- Chiều xoắn của 2 mạch?
ăngtơron gồm 10 cặp nuclêôtit/ 1 chu kì
- Đường kính vòng xoắn? Chiều cao xoắn.
vòng xoắn?
+ Các nuclêôtit liên kết thành từng cặp

23


- Số cặp nuclêôtit trong 1 chu kì theo nguyên tắc bổ sung: A – T; G – X.
xoắn?
- Các loại nuclêôtit nào liên kết với - Đại diện các nhóm trình bày.
nhau thành cặp?
- GV gọi HS lên trình bày trên mô
hình.
Hoạt động 2: Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn cách lắp ráp mô - HS ghi nhớ kiến thức, cách tiến hành.
hình:
+ Lắp mạch 1: theo chiều từ chân đế
lên hoặc từ trên đỉnh trục xuống
Chú ý: Lựa chọn chiều cong của đoạn
cho hợp lí đảm bảo khoảng cách với
trục giữa.
+ Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn
có chiều cong song song mang
nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung với
đoạn 1.
+ Kiểm tra tổng thể 2 mạch.

- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện
đánh giá chéo kết quả lắp ráp.

- Các nhóm lắp mô hình theo hướng dẫn.
Sau khi lắp xong các nhóm kiểm tra tổng

thể.
+ Chiều xoắn 2 mạch.
+ Số cặp của mỗi chu kì xoắn.
+ Sự liênkết theo nguyên tắc bổ sung.
24


- Đại diện các nhóm nhận xét tổng thể,
đánh giá kết quả.
- Giáo viên: Cho HS xem mô hình của ADN và được tháo rời (trên đĩa hay băng
hình) “nếu có”
- Giáo viên yêu cầu HS lắp lại mô hình ADN đã được tháo rời GV phối hợp với bộ
phận thiết bị của nhà trường quan sát điều chỉnh cho những nhóm còn lúng túng
- GV nhận xét chung về tinh thần, kết quả giờ thực hành.
- Căn cứ vào phàn trình bày của HS và kết quả lắp ráp mô hình để đánh giá điểm.

Ví dụ: 10
Bài 26: THỰC HÀNH
QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng
thường gặp qua tranh, ảnh và mẫu vật sống. Qua tranh, ảnh HS phân biệt sự khác
nhau giữa thường biến và đột biến.
+ Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu tác
động của môi trường.
+ Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
* Chuẩn bị: Giáo viên tranh ảnh minh hoạ thường biến. Ảnh chụp thường biến.
- Mẫu vật: + Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài sáng.
+ 1 thân cây rau dừa nước từ mô đất bò xuống ven bờ và trải trên mặt
nước.
Hoạt động 1: Nhận biết một số thường biến

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh, - HS quan sát kĩ các tranh, ảnh và mẫu
mẫu vật các đối tượngvà:
vật: Mầm khoai lang, cây rau dừa nước.
+ Nhận biết thường biến phát sinh dưới - Thảo luận nhóm ghi kết quả vào bảng
ảnh hưởng của ngoại cảnh.
báo cáo thu hoạch.
+ Nêu các nhân tố tác động gây thường - Đại diện nhóm trình bày.
biến.
- GV chốt đáp án.
Bảng kiến thức chuẩn
Đối tượng Điều kiện môi trường Kiểu hình tương ứng
Nhân tố tác động
1. Mầm
- Có ánh sáng
- Mầm lá có màu xanh
- Ánh sáng
khoai
- Trong tối
- Mầm lá có màu vàng
2. Cây
- Trên cạn
- Thân lá nhỏ
- Độ ẩm
rau dừa
- Ven bờ
- Thân lá lớn
25



×