Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài những hoạt động của nguyễn ái quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 1925

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.53 MB, 34 trang )

Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
a. Lý do khách quan
Hoà nhập trong sự phát triển chung của đất nước, nền giáo dục trong giai
đoạn hiện nay đòi hỏi đáp ứng nhu cầu về sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện,
của giáo dục hiện đại. Do đó, người giáo viên phải khơng ngừng học hỏi, trau dồi
thêm kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp dạy học đổi mới, luôn cập nhật, khai
thác và đưa vào sử dụng hiệu quả các kĩ thuật dạy học góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục tồn diện.
Có rất nhiều kĩ thuật, phương pháp, kinh nghiệm dạy học đã được đúc kết
qua thực tiễn, tuy nhiên, trên thực tế để mang lại hiệu quả cao trong kĩ thuật,
nguyên tắc dạy học không phải người giáo viên nào cũng đáp ứng được. Chất
lượng hiệu quả của một số kĩ thuật, phương pháp giảng dạy của giáo viên đơi khi
cịn hạn chế, do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập và giáo dục của học
sinh, chưa tạo được sự tin cậy của các bậc phụ huynh…
Phương pháp, tiến trình, cách thức thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp và
cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS, THPT còn mới
mẻ, nhiều bỡ ngỡ đối với giáo viên, chưa ứng dụng được rộng rãi trong đội ngũ
giáo viên, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
b. Lý do chủ quan
Trải qua quá trình giảng dạy thực tế trên lớp, q trình tích luỹ kinh nghiệm
bản thân, sự học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp, sự quan tâm của các cấp lãnh
đạo trong đơn vị công tác cũng như trong ngành giáo dục huyện nhà, bản thân tôi
đã được trau dồi thêm chuyên môn nghiệp vụ qua các đợt tập huấn về chun mơn
cũng như trong cơng tác chủ nhiệm. Chính điều này làm tăng thêm phần tích luỹ
kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy, làm nảy sinh ý tưởng là chia sẻ cùng đồng
nghiệp một số kinh nghiệm trong dạy học tích hợp nhằm phát huy năng lực của
giáo viên trong cơng tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói


chung cũng như chất lượng chun mơn của giáo viên trong cuộc thi Dạy học tích
hợp nói riêng.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu: Nghiên cứu và xác định rõ đối tượng, mục đích, nội dung,
phương pháp, kĩ năng trong q trình dạy học tích hợp ở trường phổ thông.
Nhiệm vụ của đề tài này là chia sẻ cùng đồng nghiệp một số kinh nghiệm
trong quá trình làm bài dự thi Dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường phổ thơng
qua nội dung cụ thể (bài 16, tiết 19, lịch sử lớp 9: Những hoạt động của Nguyễn Ái
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919- 1925) nhằm đạt hiệu quả cao trong
Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

1


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
việc ứng dụng kĩ thuật dạy học tích hợp nói chung cũng như trong cuộc thi Dạy
học theo chủ đề tích hợp nói riêng.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 9, trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh
Đăk Lăk.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Xung quanh các vấn đề về nội dung, phương pháp, tiến trình thực hiện dạy
học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong
những năm 1919-1925”.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trực quan;
- Phương pháp thuyết trình vấn đáp;
- Phương pháp thực nghiệm;
- Phương pháp làm việc nhóm;

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận
Cơ sở lí luận của đề tài là dựa trên Công văn số 4188/BGDĐT-GDTrH, Bộ
GD&ĐT ngày 07/8/2014; Công văn số 1075/SGDĐT-GDTrH, Sở GD&ĐT Đắk
Lắk, ngày 3 tháng 9 năm 2014; Công văn số 1011/PGD&ĐT huyện Krông Ana,
ngày 16 tháng 9 năm 2014 về việc Tổ chức cuộc thi Vận dụng kiến thức liên mơn
để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và cuộc thi Dạy
học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học năm học 2014-2015.
Kết hợp với việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn công tác giảng dạy ở
trường phổ thông hiện nay, chúng tôi xác định những phương pháp, kinh nghiệm
dạy học tích hợp cơ bản từ đó vận dụng sáng tạo, có hiệu quả trong dạy học tích
hợp ở trường phổ thơng.
II.2. Thực trạng
a. Thuận lợi - khó khăn
* Thuận lợi
- Về phía nhà trường:
Nhà trường tạo điều kiện về thiết bị dạy học như máy chiếu, máy tính, bảng
thơng minh, máy ảnh…, đồng thời bố trí giáo viên hỗ trợ về mặt thời gian, kiến
thức trong quá trình tìm hiểu kiến thức liên quan đến bài dạy tích hợp.
Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

2


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
- Về phía giáo viên:
Giáo viên có tinh thần học hỏi, nhiệt tình trong cơng việc, năng động, sáng

tạo trong cách nghĩ, cách làm nên đạt được hiệu quả khá tốt trong công tác chuẩn
bị cũng như trong giảng dạy chủ đề đặt ra.
- Về phía học sinh:
Học sinh đa số ngoan, lễ phép, chăm học, năng động và sáng tạo, có kĩ năng
sử dụng, khai thác thông tin tư liệu trong học tập khá tốt.
Được gia đình quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học tập.
* Khó khăn
- Về phía giáo viên:
Bản thân được trang bị về kiến thức, tư liệu dạy học tích hợp, phương pháp
dạy học tích hợp cịn q ít nên cảm thấy bỡ ngỡ khi được lãnh đạo nhà trường
phân cơng đảm nhiệm làm đề tài dạy học tích hợp dự thi.
Một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình, chưa quan tâm đến phong trào dạy
học tích cực của nhà trường, của ngành nên không nghiên cứu, ứng dụng trong q
trình giảng dạy do đó hiệu quả tham gia cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
khơng cao thậm chí có giáo viên khơng nắm bắt được nội dung giảng dạy này.
- Về phía học sinh:
Một số học sinh học lực yếu, kém, trây lười trong học tập nên việc chuẩn bị
bài, tìm những nội dung liên quan đến bài học cịn nhiều hạn chế, do đó cũng ảnh
hưởng đến việc tiếp thu bài học trên lớp.
b.Thành cơng - hạn chế
Trong q trình tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy và nhất là trong cuộc thi
Dạy học theo chủ đề tích hợp, bản thân tơi đã đạt một số thành công nhất định:
Giải nhất cuộc thi Dạy học tích hợp cấp tỉnh và cấp quốc gia năm học 2013-2014
Đó cũng là thành cơng cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn của bản thân trong quá
trình dạy học.
Tuy nhiên, cũng do vấn đề khá mới mẻ nên bản thân tự mị mẫm thử
nghiệm, khơng tránh khỏi chủ quan, lúng túng, thiếu kinh nghiệm.
c. Mặt mạnh - mặt yếu
Mặt mạnh của việc thực hiện đề tài này là gắn được thực tiễn với lí thuyết,
lấy thực tiễn cơng việc để từ đó đúc kết lí luận và ngược lại lí luận sẽ được kiểm

nghiệm qua thực tế chất lượng dạy học cũng như nghiên cứu chủ đề dạy học tích
hợp. Nội dung chủ đề tích hợp dự thi đã được các cấp chun mơn thẩm định, cơng
nhận.

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

3


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
Tuy nhiên, bản thân cịn rất nhiều hạn chế trong dạy học tích hợp bởi đây là
một trong những nguyên tắc dạy học mới mà Bộ GD&ĐT đang tiến hành thực hiện
và hoàn thiện về mặt nội dung trong những năm học tới nên không tránh khỏi chủ
quan, lúng túng về phương pháp, tiến trình thực hiện.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Về phần này có thể kết luận như sau:
- Thứ nhất, do u cầu đổi mới giáo dục tồn diện địi hỏi người giáo viên
phải không ngừng sáng tạo trong giảng dạy nhằm thu được hiệu quả cao nhất.
- Thứ hai, qua phong trào thi đua “hai tốt” của các cấp đã phát huy được
năng lực của giáo viên trong công tác giảng dạy. Cùng sự quan tâm chỉ đạo sát sao
của nhà trường, cũng từ đây chất lượng các hoạt động chuyên môn như thi: Giáo
viên dạy giỏi các cấp, thiết kế giáo án điện tử, viết sáng kiến kinh nghiệm, Dạy học
tích hợp... được nâng lên rõ rệt. Giáo viên qua đó cũng có thêm kinh nghiệm trong
giảng dạy và đáp ứng yêu cầu của giáo dục đề ra. Cũng chính từ đây chất lượng
thực chất trong đánh giá, xếp loại thi đua của đơn vị công tác cũng như trong tồn
ngành của huyện nhà ngày một tăng.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Các cuộc thi liên quan đến chất lượng, trình độ chun mơn của giáo viên
thường mất rất nhiều thời gian, cơng sức, địi hỏi người giáo viên phải thực sự có

năng lực chun mơn nghề nghiệp. Vậy làm thế nào để giáo viên tham gia tốt và
đạt hiệu quả cao trong các cuộc thi này ? Theo tơi, vấn đề chính nhất là phụ thuộc
vào giáo viên. Người giáo viên phải luôn đặt trách nhiệm công việc được giao lên
trên quyền lợi của bản thân. Nhiệt tình, tận tụy trong công việc, ham học hỏi, phối
hợp chặt chẽ với chun mơn nhà trường, các giáo viên có kinh nghiệm trong dạy
học, các giáo viên có năng lực chun mơn giỏi, các giáo viên có kĩ năng ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học hiệu quả… sẽ thu được những thành công nhất
định.
Các tổ chuyên môn, phụ trách chuyên môn của nhà trường phải xây dựng
định hướng, cách thức thực hiện các kế hoạch liên quan đến việc đánh giá chất
lượng giáo viên. Nhà trường phối hợp với tổ chuyên môn tổ chức nhiều buổi sinh
hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để trao đổi kinh nghiệm trong
công tác chuyên môn nhiều hơn nữa mới phát huy được năng lực của giáo viên
trong công tác giảng dạy. Thực tế cho thấy, giáo viên có rất nhiều cuộc thi về
chun mơn song nhìn chung do nhiều yếu tố, các cuộc thi chủ yếu đều do một số
giáo viên có năng lực thực hiện. Chính vì vậy, giáo viên cịn lúng túng trong tiến
trình thực hiện, tự tìm hiểu, mị mẫm trong cách thức thực hiện - cụ thể ở đây là
trong cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp nên hiệu quả chưa cao.
Tóm lại, có nhiều yếu tố thực trạng liên quan đến chất lượng giảng dạy của
giáo viên nói chung cũng như trong cuộc thi Dạy học tích hợp nói riêng địi hỏi
Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

4


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
người giáo viên ln phải làm mới mình trong chính chun mơn giảng dạy, nêu
cao tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc được giao, quan tâm một cách tồn
diện đến hiệu quả giáo dục thì mọi việc dù khó cũng thành cơng.

II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Nhằm nâng cao chất lượng Dạy học tích hợp của giáo viên trong nhà trường
THCS góp phần hồn thành mục tiêu, nhiệm vụ của cá nhân, của nhà trường, làm
động lực thi đua, thúc đẩy hoạt động “Hai tốt”.
Tạo điều kiện thuận lợi cho những giáo viên có năng lực chun mơn giỏi
phát huy và thể hiện năng lực bản thân trong quá trình cơng tác.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Nội dung và giải pháp thực hiện vấn đề này thực chất không phải là nghiên
cứu, phân tích các kĩ năng sư phạm trong dạy học tích hợp mà ở đây tôi chỉ đề cập
đến một số kinh nghiệm bản thân trong việc dạy học tích hợp ở một bài học cụ thể
đã được công nhận của các cấp qua cuộc thi để đồng nghiệp tham khảo, vận dụng
trong q trình xây dựng bài giảng tích hợp, chủ đề tích hợp theo đúng yêu cầu
giáo dục hiện nay.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt vấn đề dạy học tích hợp, bản thân tơi nhận thấy
cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Hiểu kĩ, hiểu đúng khái niệm dạy học tích hợp: Theo từ điển giáo dục
học. Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy,
học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế
hoạch dạy học.
Dạy học tích hợp theo nghĩa hẹp là việc đưa những vấn đề về nội dung của
nhiều môn học vào một giáo trình duy nhất trong đó những khái niệm khoa học
được đề cập đến theo một tinh thần và phương pháp thống nhất. Có thể có tích hợp
hồn tồn hoặc một phần của các mơn khoa học tự nhiên như Vật lý, Hoá học,
Sinh học, Điạ lý cũng như với một vài môn khoa học xã hội như Văn học, Lịch sử,
Giáo dục cơng dân…
Tích hợp hồn tồn cũng như tích hợp một phần lại có các cách:
+ Liên hợp: Có sự phối hợp chặt chẽ về nội dung, phương pháp, kế hoạch
bài giảng của các môn học tích hợp nhưng mỗi mơn vẫn đặt trong một phần riêng

hoặc một chương riêng. Đây là hình thức thấp của tích hợp: tích hợp liên mơn.
+ Tổ hợp: Trong cách này thì nội dung các mơn học tích hợp được hoà vào
nhau hoàn toàn. Tuy nhiên đã đảm bảo phần nào tính hệ thống của mỗi mơn, vẫn
có những bài hoặc nội dung nặng về môn này, những bài khác nặng về mơn kia;

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

5


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
bên cạnh đó có những bài có tính chất bắc cầu giữa các mơn đó. Đây là hình thức
tích hợp ở mức độ cao hơn. Ta gọi đó là sự tổ hợp các mơn học khoa học.
+ Tích hợp: Tích hợp ở mức độ cao nhất nội dung của các mơn học riêng rẽ,
được hồ vào nhau hồn tồn và được trình bày thành những bài hoặc những chủ
đề.
 Hiểu đúng mục tiêu, quan điểm của dạy học tích hợp: dạy học tích
hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người
học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các
vấn đề của cuộc sống hiện đại. Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính
tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.

Rà sốt nội dung chương trình giảng dạy của bộ mơn giảng dạy của
bản thân để tìm chủ đề dạy học tích hợp khả thi nhất, liên quan nhiều mơn học nhất
và có khả năng ứng dụng thực tiễn hiệu quả cao (cách ngắn nhất là rà sốt phân
phối chương trình các mơn học).

Định hình, xây dựng chủ đề tích hợp là khâu quan trọng nhất của việc
thực hiện dự án chủ đề dạy học tích hợp. Bởi lẽ bộ mơn chủ lực có lời giải đáp thì

các vấn đề liên quan cũng được tháo gỡ một cách dễ dàng.

Khi thực hiện cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp nên làm theo
nhóm vì khi đó việc huy động trí tuệ của nhiều người sẽ hiệu quả hơn, khách quan
hơn so với làm đơn lẻ từng cá nhân.

Lựa chọn chủ đề tích hợp (dạy học theo dự án nhiều bài) hay một bài
cụ thể phải chú ý đến tính thực tiễn và khả năng giải quyết bằng nhiều nội dung ở
các mơn học liên quan.

Nêu cụ thể chủ đề tích hợp ở lĩnh vực (môn học) để tránh nhầm lẫn
khi phân loại lĩnh vực.

Nội dung để tích hợp liên mơn dễ tìm nhất là ở phân phối chương
trình các mơn học.

Sản phẩm của học sinh (HS) phải thiết thực, gắn thực tế ở bài học mà
giáo viên đang muốn tích hợp.

Nếu dạy theo dạng dự án nhiều bài thì nên lấy nội dung của bài nổi
bật nhất đưa vào giáo án mô tả để tạo điểm nổi bật của chủ đề tích hợp.

Phải có video, clip minh chứng việc chuẩn bị của giáo viên (GV), HS;
thực hành của GV, HS; sản phẩm của HS để chứng minh cho thực tế của việc ứng
dụng bài tích hợp.
Có nhiều quan điểm về dạy học tích hợp, nhiều nguyên tắc lựa chọn nội
dung tích hợp ở nhà trường phổ thơng theo tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở
trường THCS, THPT do nhà xuất bản Đại học sư phạm phát hành năm 2014. Song
để thực hiện tiết học dạy theo yêu cầu của nội dung cuộc thi Dạy học theo chủ đề


Nguyeãn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

6


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
tích hợp Số: 1075/SGDĐT-GDTrH Đắk Lắk, ngày 03 tháng 9 năm 2014, giáo
viên cần thực hiện đúng các quy định sau:
Phụ lục II
Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố:.......................................
- Phòng giáo dục và đào tạo (nếu là giáo viên THCS):.................
- Trường .........................................................................................
- Địa chỉ:.........................................................................................
Điện thoại:...........................; Email:....................................
- Thơng tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 02 giáo viên):
1. Họ và tên.....................................................................................
Ngày sinh...................................

Môn :.......................

Điện thoại:...........................; Email:....................................
2. Họ và tên.....................................................................................
Ngày sinh...................................

Môn :.......................

Điện thoại:...........................; Email:.................................
Phụ lục III

Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
1. Tên hồ sơ dạy học
2. Mục tiêu dạy học
- Cần mô tả kiến thức, kĩ năng, thái độ của những môn học nào, bài học nào
sẽ đạt được trong bài học này.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn nào để giải
quyết các vấn đề bài học đặt ra.
3. Đối tượng dạy học của bài học
Mô tả về đối tượng học sinh: số lượng, lớp, khối lớp và những đặc điểm cần
thiết khác của học sinh đã học theo bài học.
4. Ý nghĩa của bài học
Mơ tả ý nghĩa, vai trị của bài học đối với thực tiễn dạy học, thực tiễn đời
sống xã hội.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
Mô tả các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học.
Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

7


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
Mơ tả các ứng dụng cơng nghệ thông tin trong việc dạy và học của bài học.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Mơ tả các hoạt động dạy học (mục tiêu, nội dung, cách tổ chức dạy học,
phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hoạt động của học sinh,
hoạt động của giáo viên) theo tiến trình dạy học đã thực hiện với học sinh trong
thực tiễn.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Mơ tả cách thức, tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh.

8. Các sản phẩm của học sinh
Mô tả các sản phẩm của học sinh, minh chứng kết quả học tập của học sinh
qua bài học.
Với các nội dung yêu cầu trên, tôi xin chia sẻ một số nội dung trong tiến
trình thực hiện dạy học tích hợp theo quy định trong một bài học cụ thể của
chương trình mơn lịch sử lớp 9 – Bài 16, tiết 19, Những hoạt động của Nguyễn Ái
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925:
Phụ lục III
Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
1. Tên dự án dạy học
Từ nội dung Tiết 19, bài 16: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước
ngồi (1919- 1925) – Mơn Lịch sử 9, bản thân liên hệ đến tên dự án dạy học:
“Lồng ghép giáo dục tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử”.
2. Mục tiêu dạy học
Thông qua kiến thức của bài 16 về những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở
nước ngoài trong những năm 1919-1925, giáo viên làm cho học sinh hiểu rõ ý
nghĩa và tác dụng của những hoạt động này đối với phong trào giải phóng dân tộc
ở nước ta. Qua đó, giáo dục lịng khâm phục, kính yêu đối với chủ tịch Hồ Chí
Minh và các chiến sĩ cách mạng, lịng biết ơn cơng lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc
- Hồ Chí Minh đối với dân tộc.
Thông qua nội dung bài học giáo viên vận dụng kiến thức các môn học khác
nhằm lồng ghép giáo dục tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo ý nghĩa thiết thực
trong thực tiễn.
Học sinh tăng khả năng vận dụng những kiến thức liên môn của các môn
học khác sử dụng trong tiết học như môn GDCD, môn Ngữ văn, môn Âm nhạc,
Mĩ thuật, hoạt động Giáo dục ngồi giờ lên lớp để lồng ghép giáo dục tích hợp tư
tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó, thúc đẩy tinh thần tự học, tìm tịi sáng tạo trong việc

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.


8


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
vận dụng kiến thức liên quan bổ trợ cho bài học nâng cao chất lượng học tập bộ
mơn.
Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực tự học:
+ Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác chủ động, tự đặt được
mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện.
+ Nhận ra và điều chỉnh những sai sót hạn chế của bản thân khi thực hiện
các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và tìm hiểu các thơng tin liên
quan đến vấn đề, đề xuất được biện pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả.
- Năng lực sáng tạo: Suy nghĩ và khái quát hóa tiến trình khi thực hiện mọi
cơng việc được giao; học sinh chủ động tự lập trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn của các môn
học khác sử dụng trong tiết học như môn GDCD, môn Ngữ văn, mơn Âm nhạc,
Mĩ thuật, hoạt động Giáo dục ngồi giờ lên lớp để lồng ghép giáo dục tích hợp tư
tưởng Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng dạy học của dự án
- Học sinh
+ Số lượng học sinh: 178
+ Khối lớp: 9
+ Số lớp thực hiện: 5
- Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án:
+ Học sinh phải có kĩ năng vận dụng tốt kiến thức liên môn để giải quyết các
câu hỏi liên quan đến tiết học, do đó cần có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến

lớp.
+ Giáo viên giảng dạy trực tiếp là giáo viên ở trường và dạy nhiều khối lớp
nên học sinh không bị bỡ ngỡ về phương pháp kiểm tra, đánh giá.
4. Ý nghĩa của dự án
- Chúng tơi nhận thấy rằng tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực, trong khoa học giáo dục thì tích hợp chỉ một quan niệm giáo dục
toàn diện con người, chống lại hiện tượng con người phát triển thiếu hài hoà và
mất cân đối.
- Dạy học tích hợp là kết hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực khác
nhau, lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của mơn học.
- Tích hợp trong giảng dạy giúp học sinh nhanh nhạy hơn trong việc vận
dụng kiến thức của các môn học khác để nhận biết kiến thức và vận dụng sáng tạo
Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

9


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
nó trong thực tiễn cuộc sống của con người, từ đó tạo điều kiện phát triển toàn diện
bản thân.
Cụ thể:
- Trong bài giảng cần làm cho học sinh hiểu được những hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài, ý nghĩa của những hoạt động ấy để từ đó giáo dục
lồng ghép tinh thần tự lực, kiên trì vượt qua mọi khó khăn gian khổ của Bác để tìm
ra con đường cứu nước chân chính cho dân tộc Việt Nam.
- Cũng trong bài học đó giáo viên liên hệ lồng ghép giáo dục cho học sinh
vận dụng kiến thức của bài Phong cách Hồ Chí Minh, hay bài Viếng lăng Bác
của nhà thơ Viễn Phương trong mơn Ngữ văn lớp 9, hay bài Đức tính giản dị của
Bác Hồ trong môn Ngữ văn lớp 7 để học sinh thấy được vẻ đẹp toả sáng của lãnh

tụ Hồ Chí Minh: lí tưởng độc lập dân tộc, sự hy sinh quên mình, vì hạnh phúc dân
tộc, tình yêu thương nhân loại, lối sống giản dị, đức khiêm tốn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
- Trong mơn Ngữ văn lớp 8 bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của
Phan Bội Châu và bài Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh, giáo viên lồng
ghép giáo dục cho học sinh hiểu rõ bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí
Minh trong thời gian bị tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch.
- Trong môn Âm nhạc lớp 6 ở tiết 1, tập hát bài Quốc ca, giáo viên lồng
ghép giáo dục cho học sinh liên hệ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc vĩ đại. Mỗi con người Việt Nam nói chung cũng như mỗi
học sinh nói riêng khơng thể khơng biết đến bài hát “Như có Bác trong ngày đại
thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Mỗi lần hát vang bài hát này chắc chắn mỗi chúng
ta đều cảm thấy lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Trong mơn GDCD lớp 9, bài Chí công vô tư, giáo viên lồng ghép giáo dục
cho học sinh việc Bác luôn công bằng, không thiên vị, Bác ln đặt lợi ích chung
của đất nước, của nhân dân lên trên lợi ích của bản thân.
- Trong mơn Mĩ thuật lớp 9, chủ đề vẽ tranh về lực lượng vũ trang, giáo viên
lồng ghép giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí
Minh thơng qua hình tượng người lính – anh bộ đội cụ Hồ.
- Trong chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở lớp 6, Hoạt
động 2, tháng 5, Chúng em kể chuyện về Bác Hồ, giáo viên lồng ghép giáo dục
cho học sinh thấy rõ sự hy sinh cao cả cuộc đời cho thống nhất của dân tộc, cho ấm
no, hạnh phúc của nhân dân, yêu nước thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hoạt động 1, tháng 10, Vâng lời Bác Hồ dạy em gắng học chăm, giáo viên
lồng ghép giáo dục cho học sinh: Bác Hồ là tấm gương sáng của tinh thần hiếu học
và nghị lực kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên.

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

10



Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
- Trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 7, Hoạt
động 3, tháng 12, Thi kể chuyện lịch sử giáo viên hướng dẫn cho học sinh kể
chuyện Bác Hồ hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước, đời riêng trong sáng,
nếp sống giản dị, khiêm tốn của Bác qua đó giáo dục học sinh nâng cao ý thức thái
độ, tình cảm biết ơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, phấn đấu tốt trong học tập,
sinh hoạt hằng ngày để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt làm nền tảng
phấn đấu tương lai sau này của bản thân và xã hội.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- GV:
+ Giáo án điện tử trình chiếu trên Powerpoint với các ví dụ minh hoạ.
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử 9, chuẩn kiến thức kĩ năng Lịch sử
9.
+ Truyện kể: Một số mẩu chuyện về hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925.
- HS:
+ Tập truyện kể về Bác Hồ kính yêu (được thể hiện trong cuộc thi “Chúng
em kể chuyện về Bác Hồ kính yêu” do Liên đội trường phát động).
+ Viết bài thu hoạch: Cảm nhận của em về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau khi
học xong bài “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những
năm 1919 - 1925”.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra bài cũ (lồng ghép trong bài dạy)
- Vào bài mới: HS xem hình ảnh và nêu hiểu biết của em về hình ảnh đó…
- Bài mới: Trình bày các nội dung theo giáo án đã thiết kế trên Powerpoint
(được trình bày bằng giáo án Word cụ thể như sau):

BÀI 16
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI
TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu rõ:
 Những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ
nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc từ 1919 đến 1925.
 Ý nghĩa và tác dụng của những hoạt động đó đối với phong trào giải phóng
dân tộc ở nước ta.

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Ñaêk Laêk.

11


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
2. Kĩ năng: Hình thành cho học sinh:
 Hình thành kĩ năng quan sát, phân tích tranh ảnh, lược đồ lịch sử.
 Phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
3. Tư tưởng:
 Giáo dục lịng khâm phục, kính u đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các
chiến sĩ cách mạng.
 Nội dung tích hợp: Giáo dục tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ
quyết tâm tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 Sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử 9, chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử 9
 Tranh ảnh lịch sử: H. 28 SGK
 Lược đồ hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911đến 1941.
 Tư liệu lịch sử tham khảo

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (Lồng ghép trong dạy bài mới)
2. Giới thiệu bài mới
Sau thời gian hoạt động ở Pháp và Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc trở về
Trung Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và mở ra bước
phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam.
3. Dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt
I.

 Hoạt động 1: cả lớp / cá nhân
GV: Nêu hoạt động của của Nguyễn Ái
Quốc ở nước ngoài năm 1919?
GV: Việc Nguyễn Ái Quốc đưa đến hội
nghị Vec-xai Bản yêu sách của nhân dân An
Nam đã có ý nghĩa như thế nào?
(Đã có tiếng vang lớn đối với nhân dân
Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân
các thuộc địa Pháp. Từ đây tên tuổi của
Nguyễn Ái Quốc đã đi vào phong trào
công nhân thế giới).
GV: Nêu những hoạt động nổi bật của
Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài năm 1920?

NGUYỄN ÁI QUỐC
PHÁP (1917 – 1923)




- 18-6-1919, gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách, địi chính phủ
Pháp thừa nhận quyền tự do, dân
chủ, quyền bình đẳng và tự quyết
của dân tộc Việt Nam.
=> Gây tiếng vang lớn

- 7-1920, đọc sơ thảo lần thứ nhất
Luận cương về vấn đề dân tộc và
GV: Trích dẫn tư liệu về cảm xúc của thuộc địa của Lê nin.
=> Tìm thấy con đường cứu nước,
Người khi đọc bản sơ thảo của Lê nin
giải phóng dân tộc, con đường
=>lồng ghép giáo dục tích hợp tư tưởng Hồ cách mạng vơ sản.
Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

12


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
Chí Minh: Giáo dục tinh thần vượt qua mọi
khó khăn gian khổ quyết tâm tìm đường cứu
nước của Nguyễn Ái Quốc:
- Trong môn Ngữ văn lớp 8 bài Vào nhà
ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội
Châu và bài Đập đá ở Côn Lôn của Phan
Châu Trinh, giáo viên lồng ghép giáo dục
cho học sinh hiểu rõ bản lĩnh người chiến sĩ
cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị

tù đày trong nhà ngục của Tưởng Giới
Thạch.
- Giáo viên liên hệ lồng ghép giáo dục cho
học sinh vận dụng kiến thức của bài Phong
cách Hồ Chí Minh, hay bài Viếng lăng
Bác của nhà thơ Viễn Phương trong mơn
Ngữ văn lớp 9, hay bài Đức tính giản dị
của Bác Hồ trong môn Ngữ văn lớp 7 để
học sinh thấy được vẻ đẹp toả sáng của lãnh
tụ Hồ Chí Minh: lí tưởng độc lập dân tộc, sự
hy sinh quên mình, vì hạnh phúc dân tộc,
tình yêu thương nhân loại, lối sống giản dị,
đức khiêm tốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Trong chương trình hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp ở lớp 6, Hoạt động 2,
tháng 5, Chúng em kể chuyện về Bác Hồ,
giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh
thấy rõ sự hy sinh cao cả cuộc đời cho
thống nhất của dân tộc, cho ấm no, hạnh
phúc của nhân dân, yêu nước thương dân
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hoạt động 1, tháng 10, Vâng lời
Bác Hồ dạy em gắng học chăm, giáo viên
lồng ghép giáo dục cho học sinh: Bác Hồ là
tấm gương sáng của tinh thần hiếu học và
nghị lực kiên cường, vượt qua mọi khó
khăn, thử thách để vươn lên.
- Mơn Giáo dục cơng dân lớp 9, bài Chí
cơng vơ tư, giáo viên lồng ghép giáo dục
cho học sinh việc Bác luôn công bằng,

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

13


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
khơng thiên vị, Bác ln đặt lợi ích chung
của đất nước, của nhân dân lên trên lợi ích
của bản thân.

- 12 – 1920, gia nhập Quốc tế thứ
ba và tham gia sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp.
=> Đánh dấu bước ngoặt trong
quá trình hoạt động cách mạng của
GV: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán Người từ chủ nghĩa yêu nước đến
thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham chủ nghĩa Mác Lê nin.
gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đã khẳng
định điều gì?
(Khẳng định sự quyết tâm của Nguyễn Ái
Quốc: Đi theo chủ nghĩa Mác Lê nin. Con
đường cứu nước đó chính là con đường
cách mạng vô sản).
GV: Do đâu Nguyễn Ái Quốc được quyết
định đúng đắn như vậy?
(Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc
được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lê nin).

GV: Từ khi tham gia vào Đảng Cộng sản - 1921, sáng lập Hội liên hiệp
Pháp, Nguyễn Ái Quốc có những hoạt động thuộc địa tại Pa-ri, viết báo Người
cùng khổ, Nhân đạo, đặc biệt là
tích cực như thế nào?
(Năm 1921: sáng lập Hội liên hiệp thuộc cuốn sách Bản án chế độ thực dân
địa. Viết báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Pháp.
Đời sống công nhân đặc biệt là cuốn sách
Bản án chế độ thực dân Pháp).
 Hoạt động 2: Hoạt động nhóm:
GV: So với các thế hệ đi trước như cụ Phan
Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh. Con đường
cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và
khác? Thành công lớn nhất của Nguyễn Ai
Quốc trên đất Pháp là gì?
(Các thế hệ đi trước có tư tưởng dân chủ
tư sản. Cịn đối với Nguyễn Ái Quốc để
cứu nước khơng có con đường nào khác
là con đường cáng mạng vơ sản).
GV: Giáo viên khai thác nội dung hình 28
sách giáo khoa: Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội
của Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua tháng 12
năm 1920.

 Hoạt động 1: cả lớp / cá nhân

II.

NGUYỄN ÁI QUỐC Ở LIÊN

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.


14


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
GV: Trong thời gian hoạt động tại Liên Xơ,
Nguyễn Ái Quốc có những đóng góp gì cho
phong trào cách mạng thế giới?
(6 -1923 Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự
Hội nghị Quốc tế nông dân, được bầu vào
Ban chấp hành.
1924 Nguyễn Ái Quốc tham gia tham dự
Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Tại
đây Nguyễn Ái Quốc đã trình bày những
quan điểm, lập trường của mình về vị trí,
chiến lược của cách mạng ở các nước
thuộc địa…)
GV: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
ở nước ngồi có tác động như thế nào đến
phịng trào cách mạng ở Việt Nam?
(Các tài liệu sách báo của Nguyễn Ái
Quốc viết đã được đưa vào Việt Nam. Chủ
nghĩa Mác Lê nin được truyền bá về Việt
Nam. Như vậy đã chuẩn bị một bước quan
trọng về chính trị và tư tưởng cho sự
thành lập chính đảng vơ sản ở Việt Nam).

XƠ (1923-1924)
- 6 – 1923, sang Liên Xơ dự Hội

nghị Quốc tế nông dân. Ở đây
Người làm nhiều việc: nghiên cứu,
học tập, viết bài cho báo Sự thật và
tạp chí Thư tín Quốc tế.
- 1924 , tham dự Đại hội Quốc tế
Cộng sản lần thứ V. Trình bày
những quan điểm, lập trường của
mình về vị trí, chiến lược của cách
mạng ở các nước thuộc địa…

III.
 Hoạt động 1: cả lớp / cá nhân

GV: Tại sao Nguyễn Ái Quốc quyết định
trở về Quảng Châu - Trung Quốc?
(Với những kiến thức đã được học tập,
những kinh nghiệm xây dựng đảng kiểu
mới đã được chuẩn bị kĩ lưỡng. Nguyễn Ái
Quốc trở về Trung Quốc để nhằm xây
dựng một chính đảng kiểu mới tại Việt
Nam).
GV: Những hoạt động nào của Nguyễn Ái
Quốc để đưa đến sự ra đời của Hội Việt
Nam Cách mạng thanh niên?
(Tập hợp các thanh niên Việt Nam yêu
nước, tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê nin)
GV: Việc thành lập Cộng sản đồn làm
nịng cốt cho Hội Việt Nam Cách mạng
thanh niên có ý nghĩa như thế nào?
(Là cơ sở để tuyên truyền chủ nghĩa Mác


NGUYỄN ÁI QUỐC Ở
TRUNG QUỐC (1924 –
1925)
- Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc về
Quảng Châu - Trung Quốc
- 6-1925, tiến hành thành lập Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên mà
nịng cốt là tổ chức Cộng sản đồn.

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

15


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
Lê nin. Là hạt nhân để thúc đẩy Hội Việt
Nam Cách mạng thanh niên hoạt động và
phát triển. Đây chính là nền móng để
thành lập một chính đảng kiểu mới ở Việt
Nam).
GV: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
đã có những hoạt động nào để thúc đẩy
phong trào cách mạng Việt Nam phát triển?
(Huấn luyện thanh niên trở thành những
cán bộ cách mạng nòng cốt. Viết báo
Thanh niên để tuyên truyền; Cử một số
thanh niên tiêu biểu đi học tại Liên Xô;
Xây dựng cơ sở trong nước…)

GV: Những hoạt động của Hội Việt Nam
Cách mạng thanh niên đã có những ảnh
hưởng như thế nào đến phong trào cách
mạng Việt Nam?
(Phong trào yêu nước và phong trào dân
tộc dân chủ càng diễn ra sơi nổi; một số
đồn thể của quần chúng đã được tổ
chức: Công hội, Nông hội, Hội học sinh,
Hội phụ nữ…)
GV: Vì sao năm 1928 Hội Việt Nam Cách
mạng thanh niên có chủ trương " vơ sản
hố"? Em hiểu thế nào là vơ sản hố?
(Để thành lập một chính đảng kiểu mới
cần phải có sự chuẩn bị về tư tưởng cho
quần chúng cách mạng, đặc biệt là giai
cấp cơng nhân. Chính vì lẽ đó cần phải
truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin sâu rộng
trong giai cấp cơng nhân. Vơ sản hố: Tất
cả mọi giai cấp đều thấm nhuần chủ
nghĩa Mác Lê nin).
 Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
GV: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
ở nước ngồi 1919-1925 có ý nghĩa như thế
nào đối với cách mạng Việt Nam.
(Truyền bá chủ nghĩa yêu nước Mác Lê nin,
chuẩn bị tích cực mọi điều kiện về tư tưởng
và tổ chức cho sự thành lập chính Đảng vơ
sản ở Việt Nam)

- Mở các lớp huấn luyện chính trị

để đào tạo cán bộ.
- Xuất bản báo Thanh niên, in cuốn
Đường kách mệnh (1927).

- 1928, Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên có chủ trương " vơ sản
hố" nhằm tạo điều kiện cho hội
viên tự rèn luyện, truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lê nin, tổ chức và lãnh
đạo cơng nhân đấu tranh.

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

16


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
4. Củng cố
GV: Chốt kiến thức của bài: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở
nước ngoài 1919-1925 đã truyền bá chủ nghĩa yêu nước Mác Lê nin, chuẩn bị tích
cực mọi điều kiện về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở
Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, tự do.
*Giáo viên lồng ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh thay cho lời kết
trong bài:
- Trong môn Mĩ thuật lớp 9, chủ đề vẽ tranh về lực lượng vũ trang, giáo viên
lồng ghép giáo dục tư tưởng tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí
Minh thơng qua hình tượng người lính - anh bộ đội cụ Hồ.
- Trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 7, Hoạt
động 3, tháng 12, Thi kể chuyện lịch sử giáo viên hướng dẫn cho học sinh kể

chuyện Bác Hồ hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước, đời riêng trong sáng,
nếp sống giản dị, khiêm tốn của Bác qua đó giáo dục học sinh nâng cao ý thức thái
độ, tình cảm biết ơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, phấn đấu tốt trong học tập,
sinh hoạt hằng ngày để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt làm nền tảng
phấn đấu tương lai sau này của bản thân và xã hội.
- Trong môn Âm nhạc lớp 6 ở tiết 1, tập hát bài Quốc ca, giáo viên lồng
ghép giáo dục cho học sinh liên hệ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc vĩ đại. Mỗi con người Việt Nam nói chung cũng như mỗi
học sinh nói riêng khơng thể khơng biết đến bài hát “Như có Bác trong ngày đại
thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Mỗi lần hát vang bài hát này chắc chắn mỗi chúng
ta đều cảm thấy lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dân tộc
ta, nhân dân ta đời đời biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích
cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ
học.
5.Hướng dẫn học tập ở nhà
- Lập bảng hệ thống về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 - 1925
và nêu nhận xét.
- Học và tìm hiểu tồn bộ kiến thức đã học.
- Sưu tầm tài liệu lịch sử liên quan đến nội dung bài học hôm nay.
- Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau, trả lời các câu hỏi trong
sách giáo khoa và soạn vào vở bài tập.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Kiểm tra bằng hình thức kết hợp: yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh,
chuyện kể về cuộc đời hoạt động cách mạng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, thơng qua đó lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho
học sinh, trân trọng và biết ơn vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, từ đó thúc đẩy tinh
Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

17



Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”
thần, nghị lực vượt khó vươn lên trong mọi hoàn cảnh nhất là trong học tập nhằm
tạo dựng ước mơ và tương lai tươi sáng sau này.
8. Các sản phẩm của học sinh (CĨ FILE ĐÍNH KÈM)
- Thông qua hoạt động học tập và giáo dục tinh thần đạo đức cao cả của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, học sinh trong khối 9 và học sinh trong trường đã sưu tầm được
những câu chuyện kể về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác qua đó nâng cao
tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn, thành kính đối với danh nhân
văn hố của đất nước, của thế giới và ý thức phấn đấu thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ
dạy thiếu niên nhi đồng, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt cùng
hồ nhập trong khơng khí thi đua của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đưa nước Việt Nam ngày càng phát
triển trên tất cả các lĩnh vực, sánh vai cùng các nước trên thế giới đúng như mong
mỏi của Người.
Xin được trích dẫn lời của Tổng bí thư Lê Duẩn: Chúng ta tự hào rằng: “Dân
tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng
dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, và non sông
đất nước ta” (Lê Duẩn). Hiếm có vị lãnh tụ nào nếm mật nằm gai chịu khổ cùng
quân dân trong những năm kháng chiến, rồi lại sát cánh cùng cả nước dựng xây
trong những năm hịa bình như Hồ Chí Minh đã làm. Cuộc đời, sự nghiệp của Chủ
tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở
Việt Nam, mà còn ảnh hưởng tới nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới. Xin dẫn lời
của nhà thơ Xô Viết Oxit Măngđenstand để thay cho lời kết: “Cả khn mặt
Nguyễn Ái Quốc tốt lên sự lịch thiệp và tế nhị, từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền
văn hóa, khơng phải nền văn hóa ở châu Âu mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai.
Qua cử chỉ cao thượng và tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc tôi thấy được
ngày mai, thấy được viễn cảnh trời yên biển lặng của nền hữu ái toàn thế giới bao

la như đại dương”.
Buôn Trấp, ngày 6 tháng 1 năm 2014
Người thực hiện

Nguyễn Thị Minh Tính
SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH (nội dung bài viết thu hoạch kèm theo)

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

18


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

19


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

20


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”


Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

21


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

22


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

23


Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

24



Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong bài “Những hoạt động của Nguyễn i
Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925”

Nguyễn Thị Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh - Krông Ana - Đăk Lăk.

25


×