Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập môn vật lý THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.6 KB, 20 trang )

Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

MỤC LỤC
STT

Tên đề mục

1

Phần I. Phần mở đầu

Trang
2

2

I. Lý do chọn đề tài

2

3

II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

3

4

III. Đối tượng nghiên cứu

3



5

VI. Phạm vi nghiên cứu

4

6

Phần II. Nội dung

4

7

I. Cơ sở lí luận

4

8

II. Thực trạng

4

9

1.Thuận lợi, khó khăn

5


10

2. Thành công, hạn chế

6

11

3. Mặt mạnh, mặt yếu

7

12

4.Các nguyên nhân các yếu tố tác động

7

13
14
15
16
17
18
19
20

5..Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng của đề tài đặt ra
III. Giải pháp, biện pháp

1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
2.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
3.. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
4.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
5.. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
IV. Kết quả

21

8
8
8
9
16
16
17
18

Phần III. Phần kết luận, kiến nghị

18

22

1. Kết luận

18

23


2. Kiến nghị

18
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU

I.Lý do chọn đề tài
1


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

1.Lý do khách quan:
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Học sinh
ngày càng được tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập, thì các phẩm chất
và năng lực cá nhân càng sớm được hình thành và phát triển hoàn thiện. Tính năng động và
sáng tạo là những phẩm chất rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Năm học 2014 - 2015 Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana đề ra các nhiệm
vụ trọng tâm tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ
năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh.
Trước yêu cầu cấp bách đó, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên bậc Trung học cơ
sở nói riêng luôn học hỏi tìm ra các biện pháp giảng dạy tốt nhất giúp học sinh tham gia
một cách tích cực chủ động vào học tập phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh.
Cũng như các môn học khác môn Vật lí trong trường phổ thông giữ một vai trò quan
trọng trong việc hình thành và phát triển trí tuệ của học sinh. Mục đích của môn học là
giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu
biết về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành... của Vật lí. Học Vật lí là
để hiểu, để giải thích được các vấn đề của tự nhiên và cuộc sống thông qua việc tìm hiểu
các thuyết, các định luật chi phối các quy luật của tự nhiên. Đồng thời là khởi nguồn, là cơ

sở phát huy tính sáng tạo, tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người.
Vật lí góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần
của con người... Từ đó học sinh thấy thích được học bộ môn Vật lý và ham muốn khám
phá tri thức nhân loại.
Để đạt được mục đích của học Vật lí trong trường phổ thông thì giáo viên dạy Vật lí
là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Dạy học Vật lý là công việc vừa có tính khoa
học vừa có tính nghệ thuật, đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học thì
mới đem lại sự thành công. Cùng một nội dung như nhau, nhưng bài học có để lại những
dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của các em học sinh hay không, có làm cho các em yêu
thích những vấn đề đã học và biết vận dụng chúng một cách năng động, sáng tạo để giải
quyết các vấn đề bức xúc của cuộc sống hay không là tuỳ thuộc vào phương pháp dạy học
của giáo viên. Một trong những cách tạo hứng thú cho các em yêu thích học môn Vật lý
đó chính là cách đặt những vấn đề vào những tình huống hợp lý.
2


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

2.Lý do chủ quan:
Qua những năm công tác tại trường và tham khảo ở các trường bạn. Tôi thấy hầu như
các giáo viên lên lớp dạy, đa phần chỉ chú trọng đến việc làm thế nào để truyền thụ đến học
sinh được đầy đủ kiến thức, hợp lô gíc, trình bày bảng khoa học, dạy theo đúng phương
pháp mới, đa số học sinh được hoạt động là tiết học xem như thành công. Hầu như chưa
quan tâm đến việc làm thế nào để kích thích cho học sinh có được sự đam mê thực sự với
môn học. Nhiều học sinh cho rằng môn Vật Lý là môn học khô khan, kiến thức khó các
khái niệm, định luật các hiện tượng bản chất Vật lý nhiều khi rất trừu tượng khó hiểu khô
cứng làm cho học sinh khó tiếp thu dễ nhàm chán đặc biệt với học sinh tư duy không tốt sẽ
có xu hượng sợ bộ môn Vật lý
Vì vậy trong trường số lượng học sinh thực sự đam mê học bộ môn Vật lý hầu như rất
ít, đa số học sinh chưa chịu tìm tòi khám phá thế giới bên ngoài nên kết quả học tập chưa

cao
Xuất phát từ những thực tế và kinh nghiệm trong bộ môn giảng dạy tôi mhận thấy kết
quả học tập chỉ đạt được tối đa khi học sinh thực sự có hứng thú học môn học này, chủ
động tham gia vào các hoạt động tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của
giáo viên. Cũng như hầu hết các thầy cô giáo khác trong các năm học qua nhóm giáo viên
dạy Vật lý trường THCS Lê Đình Chinh chúng tôi cũng đã trăn trở, tìm tòi, từng bước thực
hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề ra bằng
nhiều phương pháp dạy học tích cực. Vì vậy đề tài SKKN “Các tình huống nêu vấn đề tạo
hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật lý THCS” được tôi chọn làm đề tài nghiên cứu
II. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nhìn nhận thực trạng của vấn đề, tôi muốn đề xuất một số giải pháp để nâng
cao hiệu quả chất lượng học tập của học sinh. Những giải pháp này là kinh nghiệm mà
bản thân tôi và đồng nghiệp đã trải nghiệm, cũng như có sự nghiên cứu học hỏi từ các tài
liệu, từ các đồng nghiệp của mình.
Qua sáng kiến kinh nghiệm này giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú yêu thích môn
học, biết vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tiễn
III. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THCS Lê Đình Chinh trong lĩnh vực học
môn Vật Lý
IV. Phạm vi nghiên cứu
3


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

Nghiên cứu dựa trên các phương pháp dạy học tích cực, đúc kết từ các kinh nghiệm
qua nhiều năm công tác, được áp dụng tại đơn vị trong những năm gần đây, được nghiên
cứu và viết thành đề tài kinh nghiệm từ tháng 10 năm 2014 đến nay. .
V. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp trò chuyện: Thông qua việc trò chuyện với học sinh lấy phiếu thăm dò
kết qủa, ý kiến phản hồi của học sinh.

Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo: Phương pháp này được tiến hành trước và
trong quá trình nghiên cứu: Nghiên cứu các phương pháp dạy học, các tài liệu lý luận
dạy học, phương pháp dạy học tích cực bộ môn Vật lý, sưu tầm liệt kê các hiện tượng, thí
nghiệm, các nhà Vật lý trong chương trình Vật lý phổ thông.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Từ việc nắm vận dụng lý thuyết tiến hành nghiên
cứu thực nghịệm đối với học sinh trong trường, điều tra tổng hợp kết quả.và đưa ra vấn
đề
PHẦN II: NỘI DUNG
I/Cơ sở lý luận: Quá trình nghiên cứu chủ yếu dựa vào các kiến thức thu thập được
từ phương pháp dạy bộ môn Vật Lý. Trong giai đoạn xây dựng kiến thức học sinh đã
nắm được cái chung các khái quát của các khái niệm, định luật và cũng là các khái
niệm trừu tượng. Kết luận lại một đơn vị kiến thức học sinh phải vận dụng những
kiến thức khái quát, trừu tượng đó vào những trường hợp cụ thể rất đa dạng, nhưng
mọi việc đều bắt đầu từ tình huống đặt vấn đề nhờ thế mà học sinh nắm được những
biểu hiện rất cụ thể của chúng trong thực tế và phạm vi ứng dụng của chúng. Ngoài
những ứng dụng quan trọng trong kỹ thuật đặt vấn đề Vật lí giúp cho học sinh thấy
được những ứng dụng muôn hình muôn vẻ trong thực tiễn của các kiến thức đã học.
Còn khái niệm, định luật Vật lí thì rất đơn giản nhưng biểu hiện của chúng trong tự
nhiên thì rất phức tạp. Do đó tình huống đặt vấn đề hay sẽ giúp luyện tập cho học sinh
nhận biết được những kiến thức phức tạp đó.
Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là một phương tiện làm kiến thức sinh động.
Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là khởi đầu để dẫn đến kiến thức mới. Nhiều khi đặt
vấn đề được khéo léo dẫn học sinh đến những suy nghĩ về một hiện tượng mới hoặc xây
dựng một khái niệm mới để giải thích hiện tượng mới phát hiện ra.
Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là một trong những phương tiện rất quý báu để rèn
luyện kỹ năng, kỹ xảo lý thuyết vào thực tiiển, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức
4


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS


khái quát đã thu nhận được để giải quyết các vấn đề của thực tiễn hoặc đi đến một vấn đề
mới.
Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của
học sinh. Trong khi giáo viên đặt vấn đề buộc học sinh phải tự mình phân tích các
điều kiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận
mà học sinh rút ra được nên tư duy của học sinh được phát triển năng lực làm việc tự lực
nâng cao, tính kiên trì được phát triển, đồng thời học sinh sẽ tự tạo ra kế hoạch suy nghĩ
và trả lời những vấn đề nêu ra.
Qua thực tế giảng dạy Vật lí ở trường THCS nói chung bộ môn Vật lí nói riêng, tôi
nhận thấy dạy học theo đổi mới phương pháp đòi hỏi ở mỗi học sinh phát triển toàn diện
như: tính tích cực, tính tự giác, tính chủ động và sáng tạo...Trong khi đó giáo viên là
người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động học tập và giữ vai trò chủ đạo.
Do đó để thực hiện tốt nhiệm vụ trên thì người giáo viên cần: Kích thích được óc tò mò
khoa học, ham hiểu biết của các em bằng cách tạo ra những tình huống có vấn đề. Đó là
những câu hỏi gây thú vị, gây hứng thú học tập. Không thuyết trình liên miên, giảng giải
mọi vấn đề cần tăng cường vấn đáp tìm tòi, tạo ra các cuộc tranh luận, thảo luận.và cuối
cùng học sinh sẽ nắm được kiến thức cần truyền đạt và giải thích được các vấn đề mà giáo
viên đặt ra
II. Thực trạng
1. Thuận lợi khó khăn
1.1. Thuận lợi: Đề tài được viết dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng của Vật lý THCS,
các tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên bộ môn Vật lý THCS có sẵn trong
thư viện dễ tìm dễ vận dụng. Là người đã giảng dạy nhiều năm tại trường và trực tiếp
quản lý phụ trách bộ môn Vật lý nên tôi luôn tiếp cận và truyền đạt các phương pháp dạy
học tích cực cho nhóm giáo viên bộ môn, khi đưa ra vấn đề này trong nhóm để nghiên cứu
được sự ủng hộ khá cao của giáo viên, cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành đề tài nghiên
cứu
Giáo viên dạy môn Vật lý trong trường trẻ nhiệt tình, chịu khó, học sinh ngoan ngoãn
biết nghe lời thầy cô giáo..

1.2 Khó khăn:
5


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

-

Đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư
phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn học sinh
tìm tòi để giải quyết vấn đề
Vì kiến thức là bao la việc lựa chọn những vấn đề đưa ra giải quyết tình huống chỉ
đáp ứng một phần trong kho tàng kiến thức vô tận
Thời gian 45 phút cho một tiết học là quá ít, không đủ thời gian để giáo viên đặt nhiều
câu hỏi dẫn dắt học sinh nhận xét, phán đoán hiện tượng.
Để vấn đề nêu ra có tính chất tình huống thì giáo viên dạy Vật lý phải sử dụng nhiều
phương pháp dạy học tích cực như phương pháp thực nghiệm, phương pháp trực quan…
nhưng nhà trường chưa có phòng bộ môn nên rất khó khăn cho công tác bố trí thí nghiệm
Vật lý.
Vẫn còn một số ít phụ huynh không quan tấm đến việc học của con cái, chưa tạo điều
kiện về thời gian, mua sách tham khảo, sách nâng cao để các em học tốt hơn. Nhiều học
sinh còn coi thường môn học coi đây không phải là môn học chính .
2. Thành công – Hạn chế
2.1 Thành công:
Giáo viên dạy Vật Lý trong trường chịu khó trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Cách đặt vấn đề trong dạy học Vật Lý gây sự tò mò, phát huy được năng lực sáng tạo tích
cực của học sinh tạo được sự hứng thú cho học sinh trước khi đi vào nội dung mới của bài
học. Tất cả học sinh đều hứng thú trong giờ học, hầu hết đều tham gia trả lời các câu hỏi, lớp
học sinh động hẳn lên, hầu hết học sinh đều nắm được kiến thức ngay tại lớp. Học sinh lĩnh
hội tri thức một cách dễ dàng có niềm tin vào bài học

Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng
tạo cho học sinh. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có, học sinh sẽ
xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết.
Thông qua việc nêu tình huống và giải quyết vấn đề, học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng
và phương pháp nhận thức. Tình huống nêu vấn đề không còn chỉ phụ thuộc phạm trù
phương pháp đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóa thành một mục tiêu là
phát triển năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí hàng đầu để con người thích
ứng được với sự phát triển của xã hội
2.1 Hạn chế: Tuy nhiên theo phương pháp này dễ bị “cháy giáo án” vì khi phát huy
tính tích cực của các em càng lên cao thì có thể xảy ra nhiều tình huống khác với dự kiến
6


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

của giáo viên. Do đó đòi hỏi người giáo viên cần cân nhắc xác định hoạt động trọng tâm
để đặt vấn đề phân bố thời gian hợp lý để điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh một
cách phù hợp.
3. Mặt mạnh – Mặt yếu
3.1 Mặt mạnh
Việc chuyển đổi nội dung kiến thức bài học thành một hệ thống các câu hỏi sẽ khơi dậy
sự tò mò tìm hiểu về bài học, từ đó học sinh chủ động khám phá kiến thức dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo, giờ dạy trở nên hào hứng, sinh động, học sinh thực sự trở thành chủ
động nắm kiến thức của bài, chất lượng, hiệu quả giờ dạy tăng lên rất nhiều
Để có hệ thống câu hỏi trong dạy học đạt yêu cầu đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời
gian, công sức nghiên cứu, tìm tòi, sữa chữa, rút kinh nghiệm qua soạn bài, qua sự thể hiện
ở các giờ lên lớp, nên trình độ giáo viên luôn được trau dồi và nâng cao có ý nghĩa cực kì
quan trọng trong việc làm cho bài giảng thực sự tạo được tình huống có vấn đề từ đó phát
huy tính tích cực của học sinh trong học tập
3.2 Mặt yếu

Thực tế, những thay đổi trong cách dạy học của người giáo viên vẫn diễn ra chậm chạp
với nhiều khó khăn. Có một lí do là các giáo viên sẽ khó thay đổi cách dạy học đã trở
thành thói quen của họ nếu họ không thực sự hiểu được các vấn đề, tại sao cần phải đổi
mới phương pháp dạy học và đổi mới theo cách nào, nhiều giáo viên ngại khó, nghiên cứu
bài học tốn nhiều thời gian, ngại sử dụng đồ dùng dạy học vì thiết bị môn Vật lý nhiều,
công kềnh, mang lên lớp vất vả ( nếu chưa có phòng bộ môn ) nên chỉ theo một khuôn
mẫu trong sách giáo khoa, dạy chay, không chịu mở rộng nâng cao kiến thức thì khó cho
việc sử dụng phương pháp này
4. Các nguyên nhân của thành công, hạn chế yếu kém
Đề tài được vận dụng thành công là nhờ sự chuẩn bị chu đáo nội dung bài học sử
dụng linh hoạt các phương pháp dạy học của giáo viên, kiên trì, ham học hỏi, khám phá
tìm tòi các hiện tượng, quy luật tự nhiên
Giáo viên luôn nhiệt tình, không ngại khó ngại khổ bằng nhiều phương pháp để
truyền đạt những tri thức đến cho học sinh, luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của
đồng nghiệp, thường xuyên kiểm tra để nhận được sự phản hồi từ học sinh mà có cách
thay đổi các phương pháp truyền thụ cho phù hợp.
7


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục, chưa đặt ra cho mình
nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một
bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà
người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều
5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Một đề tài đưa ra có tính khả thi hay không thì vấn đề thực trạng là yếu tố hàng đầu
cần quan tâm đến. Biết được những khó khăn hạn chế yếu kém chúng ta sẽ có biện pháp
khắc phục.
Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ đột xuất góp ý phân tích đánh giá những điểm

mạnh điểm yếu của giáo viên để chuyên môn được vững vàng, để làm sao bất kì một
giáo viên nào cũng có lòng nhiệt huyết, say mê, tìm tòi nghiên cứu phương pháp dạy
đem lại hiệu quả cao nhất Suy cho cùng tất cả các giải pháp trên có thể đạt được hiệu quả
khi người thầy có cái tâm, thực sự nhiệt huyết thực sự lo lắng cho học sinh mình, coi kết
quả học sinh là thước đo đánh giá trình độ tay nghề cũng như nhân cách nhà giáo của
người thầy, tiếp theo là yếu tố người học và gia đình học sinh. Học sinh phải thực sự lo
lắng cho mục đích của mình mà từ đó nỗ lực, tự giác học tập, phụ huynh cần định hướng
học tập cho con em mình cần quan tâm sâu sắc tới việc học tập của các em.
Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh, để phát huy
hết năng lực sẵn có của giáo viên, tạo không khí vui chơi cho các em. Học mà chơi, chơi
mà học, kích thích các em ham muốn tới trường, từ đó dẫn đến duy trì được sỹ số và
nâng cao kết quả học tập
III. Giải pháp biện pháp
1. Mục tiêu:
Đề tài này có thể sử dụng cho giáo viên dạy vật lí cấp THCS làm tài liệu tham khảo,
phục vụ cho việc giảng dạy môn Vật Lí tại trường THCS, hy vọng được chia sẻ phần nào
những khó khăn, vất vả của giáo viên dạy môn vật Lí THCS theo hướng đổi mới phương
pháp dạy học và chương trình sách giáo khoa hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả bài
giảng của mình, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện
nay, góp phần đưa nền giáo dục của huyện nhà ngày càng phát triển.
Các giải pháp, biện pháp mà tôi đưa ra nhằm làm giúp cho học sinh, giáo viên thấy
được sự đổi mới trong công tác giảng dạy nâng cao chất lượng bộ môn .
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp
8


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

Tình huống nêu vấn đề là hoạt động thường tiến hành ở đầu bài học hoặc ở đầu mỗi
phần trong bài. Hoạt động này có tác dụng tập trung sự chú ý của học sinh vào nội dung

mà giáo viên sắp trình bày. Để hoạt động này tiến hành có hiệu quả thì cần phải làm cho
học sinh cảm thấy tò mò về vấn đề mà giáo viên sắp trình bày; muốn vậy vấn đề mà giáo
viên dẫn dắt phải mới, lạ và hứng thú đối với học sinh. Dưới đây là một số cách dẫn dắt
vào vấn đề mà giáo viên có thể tiến hành:
- Nêu một tình huống, đặt một câu hỏi thực tế liên quan đến bài mà học sinh chưa trả
lời được (tình huống mới lạ) học sinh sẽ giải thích được hiện tượng nếu như học xong bài
học
- Làm một thí nghiệm mà kết quả có một điểm mới, lạ đối với học sinh
- Kể một câu chuyện có liên quan đến bài học.
Hoạt động dạy và học đạt kết quả cao nhất khi có sự hợp tác, tương tác giữa người dạy
và người học nhằm đạt được mục tiêu của bài học.Vậy làm thế nào để luôn có được sự
tương tác hiệu quả giữa người dạy và học sinh trong quá trình dạy học? Để làm được điều
đó, trước tiên chúng ta phải có những phương tiện giao tiếp hiệu quả một trong những
phương tiện giao tiếp hiệu quả trong lớp học đó là việc đặt câu hỏi.
Đặt câu hỏi trong dạy học đặc biệt quan trọng trong các tiết học Vật lý. Bởi, Vật lý là
một môn học thực nghiệm, nghiên cứu sự vận động của thế giới vật chất, vì vậy cần có sự
tư duy, tưởng tượng và sự sáng tạo của học sinh.
Phải có sự động viên, giám sát, kiểm tra từ gia đình và thầy cô đối với việc học và
chuẩn bị bài của các em, điều đó giúp các em có thái độ học tập nghiêm túc hơn.Ở lứa tuổi
này các em có tâm lý rụt rè, không thích tạo sự chú ý nên các em thường thụ động trong
giờ học, ngại phát biểu vì cho rằng các bạn cùng lớp sẽ nghĩ mình “chơi trội”, mình “thích
thể hiện”, vì thế đa số các em chọn phương án ngồi nghe giáo viên giảng một cách thụ
động, không hề phát biểu hay có một phản hồi nào khác dù hiểu hay chưa hiểu, từ đó tạo
nên thói quen không chịu suy nghĩ và làm cho giờ học không sôi nổi và hiệu quả, vì vậy
giáo viên cần thay đổi cách học đó của học sinh, tạo điều kiện cho các em hoạt động nhiều
hơn, suy nghĩ nhiều hơn, khuyến khích các em đặt câu hỏi xây dựng bài học
Với những đặc điểm nêu trên đòi hỏi người giáo viên khi dạy học phải có năng lực sư
phạm, có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt phải biết vận dụng sáng tạo những phương
pháp dạy học để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Dạy học tạo tình huống có
vấn đề là một trong những phương hướng cơ bản đáp ứng yêu cầu trên.

9


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

2.1. Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc nêu một tình huống thực tế có liên
quan đến bài học:
Nêu một tình huống thực tế có liên quan đến bài học.cho lời giới thiệu bài giảng mới,
cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay
một vấn đề rất bình thường mà hằng ngày học sinh vẫn gặp, nhưng rất có tác dụng tạo sự
chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình dạy học.
*Khi dạy bài “Sự nở vì nhiệt của chất lỏng” (SGK Vật lý 6)
GV: Lớp mình có em nào đun nước chưa ?
HS: Dạ em có đun rồi
GV: Nếu đổ nước đầy ấm, khi nước sôi em thấy hiện tượng gì?
HS: Nước tràn ra ngoài
GV: Vậy tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?
HS: ???
GV:Vậy để trả lời câu hỏi trên chúng ta nghiên cứu bài học mới.
HS sẽ chú ý theo dõi bài học để trả lời câu hỏi trên
TL: Khi đun nóng cả ấm và nước trong ấm đều dãn nở nhưng sự dãn nở của ấm ít hơn của
nước, thể tích nước tăng lên nên nước sẽ tràn ra ngoài.
*Khi dạy bài “Ứng dụng sự nở vì nhiệt ”(SGK Vật lý 6 )
GV: Tại sao khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót vào cốc thủy
tinh mỏng ?
HS: Cố gắng tìm câu trả lời
GV: Để trả lời câu hỏi trên chúng ta đi vào bài mới
TL:Vì khi rót nước vào cốc thủy tinh dày phần bên trong cốc nóng lên nở vì nhiệt còn
phần bên ngoài chưa nóng kịp nên chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh ngoài chịu một
lực từ trong ra và cốc bị vỡ. Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng thì lớp thủy tinh

bên trong và bên ngoài cùng nóng lên và dãn nở gần như đồng thời do đó cốc không bị vỡ.
*Khi dạy bài “Bức xạ nhiệt ”( SGK Vật lý lớp 8 )
GV: Khi trời nắng nóng các em mặc quần áo sẫm màu, các em thấy trong người như thế
nào?
HS: Em thấy rất nóng
GV: Nguyên nhân vì sao em biết không ?
HS: Lúng túng
10


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

GV: Để giải thích được điều này chúng ta tìm hiểu bài bức xạ nhiệt
Sau khi học xong bài học sinh giải thích được hiện tượng các vật có màu sẩm thì hấp
thụ nhiệt tốt
* Khi dạy bài “Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng” (SGK Vật Lí 7,)
Trước khi học bài này giáo viên yêu cầu học sinh về nhà quan sát thật kĩ bóng của mình
khi đi ngoài trời nắng hoặc bóng của người khác, bóng của bàn tay khi bị bóng đèn điện
chiếu in lên tường vào ban đêm,....(chú ý quan sát sự đậm nhạt của viền ngoài so với bên
trong).
Khi vào tiết dạy giáo viên yêu cầu 1 – 2 học sinh nêu kết quả quan sát.
GV: Tại sao lại có hiện tượng đó?
HS: Lúng túng không biết trả lời thế nào.
GV: Để giải thích được vấn đề trên, ta cùng nghiên cứu vào bài mới.
HS: Sẽ chú ý vào bài mới để tìm cách trả lời câu hỏi trên.
TL:Vùng phía sau không nhận được ánh sáng chiếu tới thì có màu đậm( bóng tối)
Vùng phía sau chỉ nhận được một phần ánh sáng chiếu tới gọi là vùng nữa tối (viền mờ )
* Khi dạy bài “ Sự nổi ” (SGK Vật Lí 8,)
GV: Cầm một tờ giấy bạc trên tay, theo các em tờ giấy này thả vào nước thì nó chìm hay
nổi

HS: trả lời
GV: Gấp thành thuyền rồi thả vào nước thì nó nổi, sau đó vo tròn lại thả vào nước thì lại
chìm. Vì sao các em biết không ?
HS: lúng túng
GV: Để giải thích được vấn đề trên, ta cùng nghiên cứu vào bài mới.
HS: Sẽ chú ý vào bài mới để tìm cách trả lời câu hỏi trên.
TL: Giấy bạc được gấp thành thuyền thả vào nước thì nổi vì trọng lượng riêng trung bình
của thuyền nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước ( Thể tích của thuyền lớn hơn nhiều lần thể
tích của giấy bạc vo tròn lai d thuyền < d nước )
Tờ giấy bạc vo tròn lại thả vào nước thì chìm vì trọng lương riêng của nó lớn hơn trọng
lượng riêng của nước (dbạc > d nước )
* Khi dạy bài “ Thấu kính hội tụ ” (SGK Vật Lí 9,)

11


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

GV: Một nhóm các nhà thám hiểm Bắc cực, khi đi quên mang theo lửa. Họ đã nghĩ ra một
cách dùng những tảng băng để lấy lửa. Liệu rằng họ có lấy được lửa từ những tảng băng
lạnh giá đó không?
HS: Bỡ ngỡ vì có thể chưa nghe thấy bao giờ và tự đặt ra câu hỏi: Băng nó lạnh như thế thì
lấy lửa làm sao được?
GV: Để giải thích được vấn đề trên, ta cùng nghiên cứu vào bài mới.
HS: Sẽ chú ý vào bài mới để tìm cách trả lời câu hỏi trên.
Sau khi học xong bài GV có thể hướng dẫn HS trả lời câu hỏi như sau: Những nhà
thám hiểm đã dùng tảng băng trong suốt, gọt tròn tựa như một thấu kính hội tụ, chỉ cần đưa
thấu kính băng hướng vào ánh sáng mặt trời để ánh sáng tích tụ chiếu qua thấu kính băng
rồi đặt các chất đễ cháy như giấy, đống lá khô, mạc cưa ở tiêu điểm và thế là… lửa bùng
cháy. .

2. 2. Gây hứng thú cho học sinh bằng những thí nghiệm vật lí có tính kì dị
* Khi dạy bài “Sự nở vì nhiệt của chất rắn” (SGK Vật Lí 6 )
Trước khi học bài này giáo viên yêu cầu học sinh thả quả cầu kim loại chưa hơ nóng xem
có lọt qua vòng kim loại hay không. Sau đó GV hơ nóng quả cầu kim loại bỏ qua vòng kim
loại.
GV: Tại sao khi hơ nóng quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại?
HS: Lúng túng sẽ không giải thích được tại sao lại có hiện tượng kì lạ này.
Từ thí nghiệm đó giáo viên giới thiệu bài học mới. Làm như vậy sẽ kích thích ngay được
tính tò mò, hiếu kì của học sinh mong muốn giải thích được hiện tượng thí nghiệm trên.
Nên học sinh sẽ chú ý ngay vào bài học.
TL: Khi hơ nóng quả cầu nở ra, thể tích tăng lên nên không lọt qua vòng kim loại
* Khi dạy bài “Quán tính ” ( SGK Vật lý 8)
GV: Đặt một cốc nước đầy lên trên một tờ giấy mỏng để trên bàn nhanh tay giật mạnh tờ
giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc nước vẫn đứng yên
HS: Chăm chú theo dõi
GV: Em nào giải thích được hiện tượng trên
HS: ???
GV: Để trả lời câu hỏi trên chúng ta đi nghiên cứu bài học mới .
TL:Do có quán tính nên cốc chưa kịp thay đổi vận tốc nên vẫn đứng yên khi ta giật mạnh
tờ giấy .
12


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

* Khi dạy bài “ Áp suất khí quyển” ( SGK Vật Lí 8,)
Ngay khi vào lớp giáo viên gọi ngay hai học sinh to khoẻ nhất lớp lên bục giảng và hỏi
học sinh cả lớp.
GV: Theo em, hai bạn kéo được được khoảng bao nhiêu kg?
HS: Trả lời.

GV: Các em có tin là hai bạn này không kéo nổi hai núm cao su nặng khoảng 1 gam không
HS: Nghi ngờ về khẳng định của giáo viên .
GV: Dùng hai núm cao su trong bộ thí nghiệm được cấp của nhà trường để làm thí nghiệm
thay cho thí nghiệm “ Mác Đơ Buốc ”. Đặt hai núm cao su chồng khít lên nhau rồi dùng
tay ép sao cho không khí bên trong ra ngoài hết. Yêu cầu hai học sinh dùng hết sức để kéo.
(Không được làm việc gì ngoài việc kéo)
HS: Sẽ thấy kì lạ khi hai bạn của mình không kéo nổi hai núm cao su bé tí tẹo.
GV: Tại sao hai bạn không kéo được hai núm cao su đó ra khỏi nhau?
Làm như vậy sẽ kích thích ngay được tính tò mò, hiếu kì của học sinh. Nên học sinh sẽ chú
ý ngay vào bài học. Hoặc có thể GV mở đầu bằng một thí nghiệm úp ngược cốc nước đầy
có đặt một tờ giấy không thấm nước lên trên, thả tay giữ tờ giấy ra, tờ giấy không rơi và
nước không đổ
GV: Em nào có thể giải thich được hiện tượng trên
HS: Chưa biết trả lời
GV: Để giải thích được hiện tượng trên chúng ta cùng nghiên cứu bài học mới.
TL Nước không chảy ra vì trọng lượng của cột nước nhỏ hơn áp suất không khí gây ra tác
dụng từ dưới lên
* Khi dạy bài “ Dẫn nhiệt ” ( SGK Vật Lí 8 ) ngay khi vào lớp giáo viên xin một học
sinh nữ hai sợi tóc.
GV: Theo các em khi Cô cho sợi tóc vào lửa thì hiện tượng gì xảy ra?
HS: Tóc sẽ cháy.
GV: Các em có tin rằng Cô dùng lửa đốt mà mà sợi tóc không cháy không ?
HS: Nghi ngờ về khẳng định của giáo viên .
GV: Dùng sợi tóc quấn chặt vào thanh kim loại đồng hình trụ tròn rồi hơ vào ngọn lửa cho
học sinh quan sát. Sau đó tháo sợi tóc ra cho học sinh quan sát lại.
HS: Sẽ rất ngạc nhiên khi sợi tóc bị đốt mà không bị cháy.
GV: Đặt vấn đề: Em nào cho Cô biết vì sao sợi tóc bị đốt mà không cháy?
13



Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

Từ đó kích thích được tính tò mò của học sinh, học sinh sẽ chú ý ngay vào bài học.
TL:Vì thanh đồng là vật truyền nhiệt rất tốt nên khi đốt sợi tóc, nhiệt truyền sang thanh
đồng nhanh, trong khi đó tóc đẫn nhiệt kém nên không đủ nhiệt độ để cháy
Tuy nhiên không phải tất cả các bài chúng ta đều thực hành được thí nghiệm tạo tình
huống có vấn đề vào bài, nhưng với những bài có thể thì giáo viên nên tìm những thí
nghiệm thật gần gũi nhưng đặc sắc để đưa lên đầu bài nhằm tạo tình huống có vấn đề, gây
hứng thú học tập cho học sinh.
2.3 Kể một câu chuyện có liên quan đến bài học :
Để các em có thái độ học tập tích cực đối với môn Vật lý, trước hết phải làm cho các
em hiểu tầm quan trọng của môn học. Chúng ta phải giúp các em hiểu rằng các thành tựu
khoa học ngày nay có những đóng góp không nhỏ của Vật lý. Nền văn minh mà nhân loại
có được không thể thiếu những công trình, những nghiên cứu khoa học của các nhà Vật lý
vĩ đại như: Ixac Newton, Archimede, Kepler, Anbe Anhxtanh… Giáo viên nên giới thiệu
và kể nhiều về các câu chuyện liên quan đến môn vật lý, bởi khi đó sẽ kích thích tính tò mò
muốn tìm hiểu của các em, khuyến khích các em tìm đọc nhiều hơn tài liệu môn Vật lý. Từ
đó cho các em hiểu rằng môn Vật Lý không phải môn học khô khan và khó hiểu như các
em nghĩ, mà nó là một môn học rất lý thú, là một môn khoa học để khám phá thế giới và
tầm ảnh hưởng của nó đến đời sống là rất lớn.
*Khi dạy bài “trọng lực” (SGK Vật lý 6)
GV có thể kể câu chuyện về nhà bác học Newton chuyện về quả táo chín đây là câu
chuyện thú vị và đầy ý nghĩa về nhà khoa học vĩ đại Newtom.
Vào một mùa thu Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một
quả táo từ trên cây rơi xuống “bịch ” một tiếng trúng đầu Newton. Ông xoa đầu nhìn quả
táo chín lăn xuống vũng bùn..Quả táo đã cho ông một gợi ý miên man ? Quả táo chín rồi
tại sao lại rơi xuống đất ? tại vì gió thổi chăng ? không phải, khoảng không gian rộng mênh
mông tại sao lại phải rơi xuống mà không phải bay lên trên? Như vậy trái đất có gì hút nó
sao ? mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đá ném đi rốt cuộc lại roi xuống trọng
lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút không ? Sau này Newton nêu ra mọi vật

trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất .đó chính là trọng lực
*Khi dạy bài: Lục đẩy Ấc si mét(SGK Vật lý 8) khi chuyển qua phần II Độ lớn
của lực đẩy Ác si mét GV giới thiệu câu chuyên vui về: Bí mật trong chiếc vương
miện
14


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

Archimede là nhà vật lý học cổ Hy Lạp, sinh ra ở thành phố Xuy-ra đảo xi-xi-ri. Do có
kiến thức uyên bác nên ông được nhà vua và toàn dân kính trọng. Có lần nhà vua giao cho
thợ kim hoàn làm vương miện bằng vàng, tất cả số vàng dùng làm vương miện đều được
cân trước. Một thời gian sau, vương miện đã làm xong, đem dâng cho nhà vua. Nhà vua
rất đỗi vui mừng, cầm chiếc vương miện xoay vài vòng. Bỗng nhiên ý nghĩ hoài nghi lóe
lên, nhà vua hỏi người thợ: “Chiếc vương miện này đều làm bằng vàng rồng cả đấy chứ ?”.
“Thưa vâng ạ”,người thợ đáp dứt khoát.
“Không đúng, ta thấy các ngươi đã trộn bạc lẫn vào vàng để ăn cắp vàng của ta!”.
“Kẻ hèn mọn này đâu dám! Đâu dám!”
Vì không có chứng cứ, người thợ nhất định không nhận, nhà vua quay lại hỏi đám quần
thần của mình: “Các khanh có thấy đúng vậy không?”
Đám quần thần cũng chẳng người nào biết. Lúc đó có một vị đại thần đề nghị:
“Thưa bệ hạ hãy cho triệu mời Archimede đến kiểm tra”
“Ừ, được”, nhà vua đồng ý với đề nghị.
Archimede được mời vào cung vua, vua nói với Archimede.
“Archimede ta cần ngươi kiểm tra xem trong chiếc vương miện này đã bị trộn vào bao
nhiêu vàng, nhưng không được làm hỏng vương miện ”.
Archimede nhận lệnh nhà vua giao cho, đem vương miện về nhà tìm cách kiểm tra. Nhiều
ngày trôi qua mà ông vẫn chưa có cách gì để kiểm tra. Archimede lo lắng suy nghĩ, quên cả
ăn, mất cả ngủ. Hôm đó, ông vào buồn tắm, ngâm mình vảo bồn nước nhìn thấy hiện tượng
có nước tràn ra ngoài, trong đầu liền lóe lên biện pháp giải quyết ra vấn đề, vì quá mừng rỡ

ông quên cả việc mặc quần áo nhảy vọt ra khỏi bồn tắm, vừa chay vừa la:
“Ơ rê ca! ơ rê ca!!!!” ( tìm thấy rồi, tìm thấy rồi ), mọi người chung quanh đều cho là
Archimede bị điên, thì ra trong khi tắm Archimede phát hiện ra rằng:“ trọng lượng của vật
thể bị giảm đi khi ngậm trong nước đúng bằng trọng lượng nước mà nó chiếm chỗ”. Trên
cơ cở nguyên lý này ông đã tìm thấy biện pháp kiểm tra chiếc vương miện. Ông bỏ chiếc
vương miện vào trong một chậu nước đầy, hứng lấy số nước tràn ra rồi đem cân. Tiếp đó,
ông lấy vàng rồng có cùng trọng lượng với vương miện lại bỏ vào chậu nước đầy đó hứng
lấy nước tràn ra và đem cân, kết quả nước tràn ra khi bỏ vàng vào chậu ít hơn là nước tràn
ra khi bỏ vương miện vào chậu, vì tỉ trọng giữa vàng và bạc không bằng nhau vì vậy ông
xác định được chiếc vương miện đã bị trộn bạc vào.Trước chứng cứ đó, người thợ kim
15


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

hoàn đành phải nhận tội. Từ đó, nhà vua càng thêm tin tưởng và tôn trọng Archimede: “bất
luận Archimede nói gì đều phải tin tưởng ông ấy”.
Về sau người ta gọi nguyên lý do Archimede xác định được là định luật Archimede.
Lực đẩy Archimede. Đúng vậy, bất ngờ dẫn đến bất ngờ
Vậy độ lớn của lực đẩy Ac-si met được tính như thế nào chúng ta qua phần II, cách giới
thiệu tình huống trên thôi thúc học sinh tham gia vào nghiên cứu bài học một cách tích cực.
Những hiện tượng trên hoặc quá gần gũi hoặc quá xa lạ, lâu nay ta cho nó là những
hiện tượng hiển nhiên không cần giải thích hoặc giải thích chưa được hoặc mới nghe lần
đầu. Từ đó sẽ kích thích được tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh, học sinh sẽ chú ý hơn
vào bài học .
Như vậy, tất cả các tiết dạy bài mới chúng ta đều có thể chọn ra một hiện tượng gần
gũi mà học sinh chưa giải thích được, để đặt câu hỏi nêu vấn đề vào bài.
Ngoài ra trong mỗi tiết dạy đặt câu hỏi có vấn đề trước khi chuyển mục cũng gây
hứng thú học tập cho học sinh
3. Điều kiện để thực hiện giải pháp biện pháp :

Để thực hiện các giải pháp biện pháp trên cần đảm bảo các điều kiện sau:
3.1.Cơ sở vật chất: Trường có đủ phòng học, phòng thư viện đầy đủ sách giáo khoa,
sách tham khảo, Có phòng thiết bị với những đồ dùng dạy học bố trí ngăn nắp khoa học
3.2. Đội ngũ giáo viên: Trường phải có đủ giáo viên dạy theo bộ môn. Có trình độ,
năng lực; có phẩm chất đạo đức tốt; năng động nhiệt tình, sáng tạo; yêu nghề, mến trẻ.
Đối với giáo viên khi lên phải đầu tư nhiều thời gian vào công tác soạn giáo án, phải nắm
được mục tiêu bài học, tìm hiểu sâu về kiến thức sách giáo khoa, sách tham khảo, những
hiện tượng có trong thực tế. Câu hỏi đưa vào bài học có tính tình huống phải đảm bảo
chính xác khoa học về nội dung, những thí nghiệm đưa ra giáo viên phải làm nhiều lần
trước khi lên lớp dạy..
3.3. Học sinh: Ngoan, có ý thức học tập, có tinh thần hợp tác cao trong quá trình học tập.
4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Các giải pháp, biện pháp trên đều có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, do
vậy cần được phối kết hợp sử dụng thì mới nâng cao được chất lượng học tập cho học
sinh.
Từ những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giảng dạy và thực hiện các biện pháp nêu
trên thì bộ môn Vật lý của trường tôi rất thành công trong việc giảng dạy. Trong khi thực
16


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

hiện giảng dạy ngoài các phương pháp dạy học giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng
sách giáo khoa một cách triệt để giúp học sinh tự học, đặt câu hỏi, nêu thắc mắc, phát biểu,
tranh luận …từ đó giáo viên gợi ý, chốt kiến thức và học sinh nắm được nội dung bài học
để dễ dàng hơn, sâu hơn.
Qua quá trình áp dụng phương pháp giảng dạy này cho thấy học sinh hiểu biết được
nhiều hơn, vận dụng thành thạo và hiểu sâu được kiến thức do đã yêu thích và muốn khám
phá thêm nhiều các hiện tượng các quy luật Vật lý .
Bài viết này được áp dụng rộng rãi tại cơ sở trường chúng tôi công tác, áp dụng vào

cho các khối 6, 7, 8, 9. đem lại thành công trong giảng dạy.
5. Kết quả khảo nghiệm, giá tri khoa học của các vấn đề nghiên cứu :
Trong quá trình giảng dạy và làm công tác quản lý tại trường THCS Lê Đình Chinh
trước khi nghiên cứu vấn đề này tôi cũng đã có nhiều trăn trở, làm thế nào để môn học của
trường mình có nhiều học sinh yêu thích, có nhiều học sinh học tốt. Qua nghiên cứu về tâm
lí học lứa tuổi học sinh THCS và các tài liệu đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý,
Tôi đã chọn phương án thực nghiệm tại trường THCS Lê Đình Chinh.
Sau khi khảo sát tình hình thực tế, thăm dò học sinh và kết quả khảo sát tôi có kết quả
như sau:
Năm học 2014-2015 Khi chưa áp dụng

Khối

6
7
8
9

Số HS không thích HS thích học
HS
TL
SL
SL TL%
%
124
70
56,4
54
43,6
119

71
59,7
48
40,3
124
65
52,4
59
47,6
119
65
54,6
54
45,4

HS khá,
giỏi
TL
SL
%
5
4.0
10 8,4
15 12,0
12 10,1

HS trung
HS yếu,kém
binh
TL

SL TL% SL
%
49
39,5
70
56,5
38
31,9
71
59,7
44
35,6
65
52,4
42
35,3
65
54,6

Qua quá trình nghiên cứu tôi có đưa ra áp dụng vào các chuyên đề giảng dạy Vật lý tại
trường Lê Đình Chinh được sự góp ý của nhóm giáo viên Vật lý nên đã hoàn thiện.
Khi áp dụng các biện pháp trên kết quả cuối kì I Năm học 2014-2015 đạt được như
sau:
Khối

Số

HS không

HS thích học

17

HS khá

HS trung HS yếu,kém


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

HS

thích
giỏi
binh
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
6
124
10
8,1
114
91,9 69 55,7 45 36,2 10
8,1
7
119
12
10,1
107
89,9 64 53,8 43 36,1 12 10,1
8
124

13
10,5
111
89,5 79 63,7 32 25,8 13 10,5
9
119
11
9,2
108
90,8 68 57,1 40 33,6 11
9,3
Nhưng trong quá trình dạy học giáo viên không được quên rằng xử lí các tình huống
sư phạm một cách hợp lí, tế nhị sẽ tạo được ấn tượng sâu sắc với lứa tuổi học sinh THCS,
từ đó gây được hứng thú học tập cho học sinh.
IV. Kết quả :
Tôi đã triển khai đề tài này cho nhóm giáo viên Vật lý trong trường áp dụng đề tài này
và thấy hiệu quả đạt được khá cao
Tỉ lệ học sinh yêu thích môn học tăng lên, số học sinh yếu kém giảm, học sinh khá giỏi
tăng
Học sinh rất hào hứng khi được học môn Vật lý, vì được nghe được nhìn thấy các hiện
tượng thú vị trong cuộc sống.
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu, bám sát mục tiêu của đề tài đặt ra, nhiệm vụ nghiên
cứu và dựa trên các phương pháp nghiên cứu đã được lựa chọn, tôi đã hoàn thành đề tài
trong phạm vi nghiên cứu nhất định
Để đạt được kết quả tốt trong quá trình dạy học, một trong các yếu tố quan trọng là
người học phải có hứng thú học tập. Đặc biệt là môn Vật Lí, mỗi sự vật hiện tượng đều
thể hiện một yếu tố, một bản chất nào đó của quy luật tự nhiên. Những hiện tượng Vật Lí
đó có thể rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta nhưng những hiện

tượng tưởng chừng như hiển nhiên đó, để nghiên cứu và trả lời được câu hỏi vì sao lại
thế thường gây được ấn tượng mạnh vào tâm lí, sự hiếu kì của học sinh., kích thích niềm
say mê học tập cho các em học sinh, phát triễn tiềm lực trí tuệ, tư duy, tính tích cực sáng
tạo, giúp các em phát huy được khả năng tìm tòi, để giải quyết các vấn đề đặt ra. Giáo
viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, kiến thức sâu rộng về các hiện tượng thực
tiễn có liên quan đến nội dung bài học, vận dụng linh hoạt các ví dụ liên hệ các hiện
tượng tự nhiên, các hiện tượng thường ngày trong cuộc sống.
2.Kiến nghị
18


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

Nhà trường cần trang bị các thiết bị học tập giảng dạy hiện đại, các bộ thí nghiệm
như trong sách giáo khoa nêu ra để tự các em kiểm nghiệm lại những gì mình được học từ
lý thuyết, từ đó để các em hiểu rằng kiến thức vật lý là được rút ra từ thực nghiệm. Các
buổi thí nghiệm hay các giờ ngoại khóa chính là cơ hội để các em khám phá khoa học, trao
đổi thông tin, kiến thức về môn học với thầy cô, bạn bè, qua đó tạo sự hứng thú khơi dậy
trí tò mò trong các em về môn học. Các thầy cô giáo nên nhấn mạnh vào phần mở đầu bài
giảng một cách tốt nhất, thú vị nhất, sao cho có thể cuốn hút học sinh vào bài học ngay từ
đầu. Trong quá trình dạy học nên tạo cho các em cảm giác thoải mái. Các thầy cô nên gần
gũi, tâm sự, trò chuyện, trao đổi cùng các em không chỉ những những vấn đề trong học tập
mà cả trong cuộc sống.
Để các em có một tâm lý thoải mái trong học tập, không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố
bên ngoài thì cần có sự quan tâm chăm sóc của cả gia đình và xã hội.
Trong quá trình biên soạn đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót mà tôi chưa phát hiện ra.
Để nội dung đề tài thêm phong phú và đầy đủ hơn, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô
đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo và hội đồng chấm . Tôi xin chân thành cảm ơn !
Quảng Điền ngày 20 tháng 02 năm 2015
Người viết


Lê Thị Duyên
Nhận xét của hội đồng chấm cấp trường:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
Chủ tịch hội đồng chấm

Nguyễn Văn Quý

19


Các tình huống nêu vấn đề tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn Vật Lý THCS

Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa vật lý 6,7,8,9
Sách Giáo viên Vật lý 6,7,8,9
Sách bài tập cơ bản và nâng cao Vật lý 6,7,8,9
Các tài liệu về trên trang Web về dạy học Vật lý, Các nhà Vật Lý

20



×