Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

skkn một số kinh nghiệm khi dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.5 KB, 10 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM
KHI DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5 TUỔI
LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT


Việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non giúp trẻ có công cụ
để giao tiếp, tư duy; giúp trẻ phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lý khác ở
trẻ. Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết trong Chương trình Giáo dục
mầm non là một hoạt động quan trọng giúp trẻ mẫu giáo lớn phát triển ngôn
ngữ "tiền đọc viết".

Thực tiễn cho thấy việc dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết còn gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt đối với giáo viên dạy trẻ ở vùng dân tộc thiểu số, khả
năng hiểu và sử dụng tiếng Việt của trẻ trong đời sống hàng ngày còn hạn chế.
Để đạt được kết quả mong đợi đối với trẻ mẫu giáo lớn theo yêu cầu của
chương trình giáo dục mầm non thì việc tổ chức cho trẻ làm quen với chữ viết
không chỉ thực hiện trong giờ cho trẻ làm quen với chữ cái mà phải được tích
hợp trong nhiều hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, trong môi trường
giáo dục trẻ. Xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp một số kinh nghiệm khi tổ
chức cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết.
1. Khảo sát kỹ năng nghe, nói, "đọc", "viết" của trẻ
Để xác định thực trạng về kỹ năng nghe, nói, "đọc" , "viết" của trẻ, ngay từ
đầu năm học, giáo viên tiến hành khảo sát, đánh giá nhằm xây dựng kế hoạch,
xác định các phương pháp, biện pháp tác động phù hợp với từng trẻ. Tiến
hành khảo sát nên thực hiện thông qua các hoạt động có chủ định và qua các
hoạt động hàng ngày (hoạt động góc, hoạt động chiều, …) một cách linh hoạt,
nhẹ nhàng, tránh tạo tâm lý căng thẳng cho trẻ. Các kỹ năng cần lưu ý là:
- Kĩ năng nghe: Trẻ nghe được các âm thanh, ngữ điệu, giọng nói khác nhau;


độ to, nhỏ, nhanh, chậm của giọng nói, giọng đọc, các từ khái quát, từ trái


nghĩa; nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu ghép, thơ, truyện, ca dao, đồng
dao, tục ngữ... phù hợp với độ tuổi; nghe và làm theo từ 2 -3 lời chỉ dẫn liên
tiếp.
- Kỹ năng nói: Trẻ có nói lắp, nói ngọng không? Trẻ có nói đủ câu, nói có
mạch lạc không? Trẻ có biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm của bản
thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau không? Biết trả
lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gì
khác nhau? Do đâu mà có? Đặt các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Làm gì?
Sử dụng các từ biểu cảm, có hình ảnh. Trẻ tự tin khi giao tiếp không? Nói và
thể hiện, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp
như thế nào ?...
- Kỹ năng đọc: Trẻ có biết cách giở sách, có biết đọc từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới? Có biết kể lại chuyện không? Có biết đọc diễn cảm bài thơ
không? Tư thế ngồi đọc ngay ngắn, đọc ngắt nghỉ sau các dấu; phân biệt phần
mở đầu, kết thúc của sách; đọc truyện qua các tranh vẽ; giữ gìn, bảo quản sách
cẩn thận.
- Kỹ năng viết: Trẻ có biết cầm bút đúng cách không? Có biết tô trùng khớp
lên các nét không? Tư thế ngồi viết ngay ngắn không ? Làm quen với cách
viết tiếng Việt: Hướng viết từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới,
hướng viết của các nét chữ.
2. Tạo môi trường chữ viết phong phú


Môi trường giáo dục trong lớp có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Để
trẻ được làm quen với chữ ở mọi góc trong và ngoài lớp, cô giáo cần tạo môi
trường chữ viết phong phú, hấp dẫn trẻ.
Các góc chơi nên dành không gian cho việc trưng bày các sản phẩm của trẻ.
Riêng góc học tập, số lượng và chủng loại sách được lựa chọn phù hợp với trẻ,
luôn dành các mảng tường mở với các bài tập sáng tạo, tái tạo để cho trẻ được
làm các bài tập theo khả năng, sở thích của mình; trẻ tự in, tô vẽ các chữ đã

học, được tự ghi tên mình, tự vẽ các câu chuyện theo trí tưởng tượng sáng tạo
và kể cho các bạn nghe.
Việc tạo môi trường trong lớp nên bám sát nội dung giáo dục của các chủ đề
sẽ tạo điều kiện cho giáo viên trong việc tận dụng môi trường để tổ chức các
hoạt động giáo dục trẻ.
Môi trường ngoài lớp học như: Tranh tuyên truyền, cây cối, đồ chơi ngoài trời,
bậc cầu thang lên xuống, ... có gắn các chữ cái cũng là điều kiện cho trẻ được
củng cố, khắc sâu về chữ viết và mở rộng vốn từ.


Tạo môi trường chữ cái trong lớp

3. Dạy trẻ làm quen với chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi
Trẻ mầm non với đặc thù "Học bằng chơi, chơi mà học" nên việc giáo dục trẻ
không chỉ chú trọng vào hoạt động học mà các hoạt động khác đều có thể giúp
trẻ làm quen, củng cố, mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học. Ví dụ:
- Giờ đón, trả trẻ: Có thể gắn ảnh có tên của trẻ, cho trẻ gắn thứ ngày tháng,
xem tranh ảnh, đọc đồng dao...


- Giờ hoạt động có chủ đích: Với tất cả các hoạt động học ở các lĩnh vực giáo
dục khác, nếu có thể, đều lồng ghép thêm các chữ cái.
- Giờ hoạt động góc: Các góc chơi đều có môi trường chữ cho trẻ tự tìm hiểu
như làm các bài tập gắn, đính, viết và gài chữ theo mẫu,…
- Giờ hoạt động ngoài trời: Cho trẻ xếp sỏi, hột, hạt thành các chữ cái...
- Giờ ăn: Giải thích các món ăn, nhận khăn có thêu tên trẻ...
- Giờ ngủ: Trước khi ngủ có thể mở nhạc, ngâm thơ, kể chuyện cho trẻ nghe.
- Giờ hoạt động chiều: In, tô chữ rỗng, tìm cắt chữ trong báo, sách, làm bộ sưu
tập.
Việc sưu tầm, sáng tác được một số trò chơi sử dụng khi cho trẻ làm quen với

chữ viết giúp trẻ hứng thú tiếp nhận các kiến thức, kĩ năng. Việc lựa chọn trò
chơi nên căn cứ vào mục đích của mỗi hoạt động giáo dục, không nên lựa
chọn trò chơi nội dung chơi không giúp trẻ được củng cố, mở rộng các kiến
thức, kỹ năng đã được học.
4. Chú ý đến giáo dục cá nhân
Các tác động giáo dục đối với từng cá nhân trẻ có ý nghĩa quan trọng nhằm
đảm bảo đạt chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Cô giáo có thể củng cố, bổ sung các


kiến thức, kĩ năng phù hợp với khả năng, trình độ của từng trẻ. Để thực hiện
được việc này chúng ta phải thường xuyên theo dõi, đánh giá nắm bắt trình độ
của trẻ từ đó đưa ra các biện pháp tác động phù hợp.
Ví dụ: Ở lớp có khoảng 10% trẻ chưa tự tin vào bản thân, ít giơ tay phát biểu,
nói nhỏ, cô có khuyến khích cũng không giơ tay.
Biện pháp giải quyết: Giáo viên thường xuyên gần gũi, tâm sự và quan tâm
đến trẻ nhút nhát. Đặc biệt là khen các cháu trước lớp khi cháu làm được việc
tốt dù rất nhỏ; động viên, khuyến khích cháu để giúp cháu đó mạnh dạn tham
gia vào các hoạt động và học tập, mạnh dạn phát âm các chữ cái khi cô hỏi.
Cô giáo cần thường xuyên nêu gương bạn tốt cho cháu noi theo. Bên cạnh đó
kết hợp với gia đình động viên cháu tham gia nhiều hoạt động tập thể khác.
Tranh thủ các cơ hội cho các cháu được nói, phát hiện chữ cái đã học khi đi
chơi,…để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn.


Tạo môi trường chữ cái trên các bậc cầu thang cũng là một hình thức giúp
trẻ làm quen với chữ viết.

5. Công tác tuyên truyền với phụ huynh
Trẻ mầm non học nhanh nhớ nhưng lại chóng quên nên việc thường xuyên
củng cố các kiến thức, kĩ năng về chữ viết cần được chú trọng. Để giúp trẻ học



tốt thì sự cộng tác giữa giáo viên và cha mẹ trẻ là hoạt động hết sức cần thiết
và đem lại hiệu quả cao. Vậy làm thế nào để tuyên truyền, phối hợp với phụ
huynh đạt kết quả ? Đó là một công việc không đơn giản. Trong công tác
tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh, chúng ta nên thực hiện các biện pháp
sau:
- Hàng ngày, giáo viên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để
về nhà phụ huynh kết hợp dạy thêm, cho trẻ ôn luyện.
- Lên kế hoạch, thông báo chương trình dạy trẻ (ghi rõ nội dung dạy vào bảng
treo ngoài cửa lớp) để phụ huynh theo dõi, ôn luyện thêm cho con ở nhà.
- Gửi nội dung trẻ đã được học ở lớp cho phụ huynh về nhà cùng tham khảo
và dạy trẻ.
- Giới thiệu các loại sách vở dùng cho phụ huynh để cùng phối hợp dạy trẻ.
- Trao đổi một số hạn chế của trẻ cần có sự phối hợp của phụ huynh để khắc
phục.
Hy vọng một số kinh nghiệm này sẽ giúp các đồng nghiệp đem lại hiệu quả
khi dạy trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết. Mong muốn nhận được
những chia sẻ, trao đổi của các đồng nghiệp./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Huệ
Nguồn tin: Phòng Giáo dục Mầm non




×