Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Khảo sát sự đáp ứng của sản xuất so với thực tế sử dụng thuốc đông dược tại bệnh viện y học cổ truyền tw năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.22 KB, 72 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

KHẢO SÁT SỰ ĐÁP ỨNG CỦA SẢN XUẤT
SO VỚI THỰC TẾ SỬ DỤNG THUỐC ĐÔNG DƯỢC
TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG
NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

KHẢO SÁT SỰ ĐÁP ỨNG CỦA SẢN XUẤT
SO VỚI THỰC TẾ SỬ DỤNG THUỐC ĐÔNG DƯỢC
TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG
NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
Chuyên ngành: Tổ chức Quản lý dược
Mã số: 60 720 412
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Đức Long
Nơi thực hiện
Thời gian thực hiện



Ths Nguyễn Thị Hà
: Trường ĐH Dược Hà Nội
: Từ 01/2015 – 04/2015

HÀ NỘI 2015

2


LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả sự chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới những
người đã đóng góp công sức cho luận văn này được hoàn thành!
TS Trần Đức Long, Vụ Thi đua – khen thưởng Bộ Y tế, TS Đỗ
Xuân Thắng, Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược Trường ĐH Dược Hà nội,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, người đã giúp tôi phương
pháp luận và cho tôi lòng nhiệt tình để luận văn của tôi được hoàn thành
đúng thời hạn.
Ths Nguyễn Thị Hà, Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược đã giúp đỡ
tôi trong quá trình làm luận văn.
Các thầy cô giáo của Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược đã truyền đạt
cho tôi nhiều kiến thức và phương pháp mới, giúp tôi hoàn thành khóa học,
nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nhờ đó mà tôi mới có thể hoàn
thành luận văn.
Thủ trưởng cơ quan nơi tôi công tác, các bạn đồng nghiệp, những
người đã tin tưởng và tạo điều kiện để tôi được học tập nâng cao trình độ,
cho tôi điều kiện để thực hiện được đề tài.
Mẹ tôi và các anh chị em trong gia đình, bàn bè đã luôn tin yêu, động
viên, giúp đỡ tôi trong cuộc đời, cho tôi tình yêu và sự giúp đỡ cả về vật
chất và tinh thần!

Với tất cả lòng biết ơn và trân trọng, tôi xin được nói lời cảm ơn!

Nguyễn Thị Bích Thủy


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
12
13
14
15
16
18
19
20
21
21
22
23
24

25

26
27
28
28
29

CHỮ VIẾT TẮT
NGHĨA ĐẦY ĐỦ
BHYT
Bảo hiểm Y tế
BV
Bệnh viện
CAM
Complementary and Alternative Medicine
(Thuốc bổ sung và thay thế)
CSSK
Chăm sóc sức khỏe
DMT
Danh mục thuốc
DMTCY
Danh mục thuốc chủ yếu
DMTTY/TTY
Danh mục thuốc thiết yếu/ thuốc thiết yếu
ĐVĐG
Đơn vị đóng gói
ĐTĐ
Đái tháo đường
ĐYTN

Đông y thực nghiệm
KCB
Khám chữa bệnh
KHTH
Kế hoạch tổng hợp
KHCN
Khoa học công nghệ
KL
Khối lượng
HĐT&ĐT
Hội đồng thuốc và điều trị
SL
Số lượng
SD
Sử dụng
SDT
Sử dụng thuốc
STT/TT
Số thứ tự
SX
Sản xuất
TB
Trung bình
TCKT
Tài chính kế toán
THA
Tăng huyết áp
TCAM
Traditional Complementary and Alternative
Medicine (Thuốc Y học cổ truyền bổ sung và

thay thế)
TCDĐ
Tiêu chuẩn dược điển
TW
Trung ương
VN
Việt nam
YHHĐ
Y học hiện đại
YHCT
Y học cổ truyền

4


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................... 3
1.1. YHCT VÀ THUỐC YHCT ................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm: ................................................................................... 3
1.1.2. Vai trò của thuốc YHCT: ............................................................ 3
1.1.3. Lịch sử phát triển của YHCT: ..................................................... 4
1.2. TÌNH HÌNH KCB VÀ SỬ DỤNG THUỐC YHCT: .......................... 7
1.2.1. Sử dụng thuốc YHCT trên thế giới: ............................................ 7
1.3.2. Khám chữa bệnh và sử dụng thuốc YHCT tại Việt nam: ............ 9
1.3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THUỐC YHCT: ..................................... 10
1.4. BỆNH VIỆN YHCT TW .................................................................. 12
1.4.1. Hình thành và phát triển: ......................................................... 12
1.4.2. Chức năng nhiệm vụ: ................................................................ 13
1.4.3. Cơ cấu tổ chức hiện nay: ......................................................... 13

1.4.4. Quy mô khám chữa bệnh: ......................................................... 15
1.4.5. Khoa Dược: .............................................................................. 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 20
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: ............... 20
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: ............................................................... 20
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: ............................................................... 20
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: ................................................................ 20
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: ............................................................ 20
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 21
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hồi cứu và mô tả cắt ngang .......... 21
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu: .................................................. 22
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu: ....................................................... 22


2.4. CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU.................................................................... 22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 24
3.1. KHẢO SÁT LƯỢNG THUỐC ĐÔNG DƯỢC ĐƯỢC SỬ DỤNG
TẠI BỆNH VIỆN YHCTTW NĂM 2014 ............................................... 24
3.1.1. Khối lượng thuốc phiến sử dụng:.............................................. 24
3.1.2. Khảo sát khối lượng thuốc cao đơn hoàn tán đã sử dụng: ....... 29
3.2. KHẢO SÁT KHỐI LƯỢNG THUỐC SẢN XUẤT ĐÁP ỨNG
THỰC TẾ SỬ DỤNG: ............................................................................ 32
3.2.1. Khối lượng thuốc phiến sản xuất: ............................................. 32
3.2.2. Khối lượng thuốc cao đơn hoàn toàn sản xuất:........................ 37
3.2.3. Sắc thuốc trong bệnh viện:........................................................ 38
3.2.4.Khảo sát sự đáp ứng của sản xuất với thực tế sử dụng thuốc
đông dược: .......................................................................................... 39
3.2.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị: ................................................... 43
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ...................................................................... 48
4.1. VỀ THỰC TẾ SỬ DỤNG THUỐC: ................................................ 48

4.1.2. Sử dụng thuốc phiến: ................................................................ 48
4.1.3.Sử dụng thuốc cao đơn hoàn tán ............................................... 50
4.2. VỀ KHỐI LƯỢNG THUỐCSẢN XUẤT VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
SỬ DỤNG:............................................................................................... 51
4.2.1. Thuốc phiến .............................................................................. 51
4.2.2.Thuốc hoàn tán........................................................................... 52
4.3. VỀ TRANG THIẾT BỊ VÀ NHÀ XƯỞNG BÀO CHẾ THUỐC: ... 55
KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT .......................................................................... 56
I. KẾT LUẬN .......................................................................................... 56
II. ĐỀ XUẤT ........................................................................................... 57


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bệnh viện YHCT TƯ ................................. 14
Hình 1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức Khoa Dược .............................................. 18
Hình 2.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài .................................................. 21
Hình 3.1. Quy trình bào chế thuốc tại Khoa Dược - BVYHCTTW ............. 33
Bảng 1.1. Số lượng bệnh nhân KCB tại BV YHCTTW năm 2014 .............. 15
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực khoa dược bệnh viện YHCT TW..................... 17
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................. 23
Bảng 3.1. Sử dụng TTY tại BV YHCTTW năm 2014................................... 24
Bảng 3.2. Lượng thuốc sử dụng năm 2014 (tính theo thuốc chín) ............ 25
Bảng 3.3. Tần suất và lượng sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng............... 26
Bảng 3.4. Các vị thuốc có khối lượng sử dụng lớn năm 2014 ................... 27
Bảng 3.5. Các vị thuốc dùng nhiều để sản xuất chế phẩm ......................... 29
Bảng 3.6. Số lượng thuốc chế phẩm YHCT sử dụng năm 2014 tai BV (tính
theo ĐVĐG)................................................................................................. 30
Bảng 3.7. Số lượng thuốc chế phẩm YHCT sử dụng năm 2014 tai BV ...... 31
Bảng 3.8. Khối lượng thuốc phiến sản xuất theo nhóm tác dụng .............. 34
Bảng 3.9. Năng suất thuốc theo phương pháp chế .................................... 36

Bảng 3.10. Một số vị thuốc được sản xuất với khối lượng lớn .................. 36
Bảng 3.11. Khối lượng thuốc cao đơn hoàn tán sản xuất năm 2014 ........ 37
Bảng 3.12. Lượng thuốc cao đơn hoàn tán theo nhóm và ngày thuốc ....... 38
Bảng 3.13. Số lượng thuốc sắc tại bệnh viện năm 2014 ............................. 39
Bảng 3.14. Khối lượng thuốc phiến sản xuất và sử dụng năm 2014 .......... 39


Bảng 3.15 . Khả năng sản xuất đáp ứng sử dụng thuốc chế phẩm............ 41
(tính theo ngày thuốc sử dụng).................................................................... 41
Bảng 3.16. Khả năng sản xuất đáp ứng sử dụng thuốc chế phẩm........... 42
(tính theo ĐVĐG) ........................................................................................ 42
Bảng 3.17. Nhà xưởng và thiết bị bào chế thuốc phiến .............................. 43
Bảng 3.18. Kích thước một số máy có tại tổ bào chế (đv:mét) ................... 46
Bảng 3.19. So sánh diện tích nhà xưởng hiện có với diện tích tiêu chuẩn . 47


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ thưở xa xưa, con người đã biết dùng cây cỏ hoa lá để chữa bệnh
cho mình. Theo thời gian, cùng với sự tiến hóa và trên cơ sở những hiểu
biết ban đầu về cây cỏ, thế giới và vạn vật, y học cổ truyền ra đời. Kể từ đó
đến nay, y học cổ truyền đã góp phẩn không nhỏ trong công tác chăm sóc
sức khỏe của con người. Tuy không có nhiều thế mạnh trong điều trị các
bệnh cấp tính hoặc các trường hơp cấp cứu, xong không thể phủ nhận được
hiệu quả của YHCT đối với nhiều bệnh mãn tính. Điều này có được là do
các nguyên lý chữa bệnh của YHCT không chỉ tập trung vào phần triệu
chứng (phần ngọn) của bệnh mà còn đi sâu tìm hiểu nguyên nhân thực sự
(phần gốc) từ đó có những biện pháp can thiệp , điều chỉnh chức năng của
những cơ quan này
Chính nhờ ưu thế đó mà rất nhiều người bệnh mong muốn được chữa
trị bằng YHCT và trên thực tế, YHCT đã và đang song hành cùng YHHĐ

trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Xã hội càng phát triển thì giá trị của con người càng được tôn trọng
trong đó ý thức về việc bảo vệ sức khỏe của bản thân mỗi người cũng được
nâng cao biểu hiện bằng chi phí bình quân đầu người cho thuốc được nâng
cao đáng kể qua từng năm.
Những năm gần đây, cùng với xu hướng “trở về với thiên nhiên” và
phát triển bền vững, nhiều người đã tin tưởng vào YHCT trong việc phòng
và chữa bệnh cho bản thân. Đây là điều đáng mừng vì như vậy tức là
YHCT đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trong xã hội cũng như
trong nền Y học nói riêng. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức với những
người làm công tác YHCT bởi vì để đảm bảo được việc khám chữa bệnh đạt
hiệu quả cao, giữ vững được các nguyên lý về chẩn trị của Đông y thì việc
kiểm soát chất lượng của dược liệu cũng như đảm bảo các khâu của quy
trình chế biến Đông dược là vô cùng quan trọng. Điều này cũng dễ hiểu vì
thuốc luôn đóng vai trò lớn trong toàn bộ quy trình khám chữa bệnh. Bệnh

1


nhân dù được chẩn đoán chính xác, có phác đồ điều trị phù hợp nhưng được
dùng thuốc kém chất lượng thì cũng không đạt được hiệu quả điều trị cao
nhất. Bên cạnh chất lượng thuốc thì giá thành cũng là vấn đề mà ngành
Dược nói chung và sản xuất thuốc Đông y nói riêng quan tâm. Mục tiêu cuối
cùng là “mang đến cho người bệnh dịch vụ tốt nhất với giá cả thấp nhất”.
Bệnh viện YHCT TƯ là đơn vị đầu ngành về YHCT của cả nước.
Với 550 giường bệnh (công suất sử dụng đạt 100,2%) và 450 cán bộ, Bệnh
viện thực sự là một cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT lớn trong nước.
Bệnh viện luôn thu hút được lượng lớn bệnh nhân đến khám và chữa bệnh.
Tổng số lần khám bệnh năm 2013 là 114.190 lần, đạt 120% so với kế
hoạch. Tổng số dược liệu tiêu thụ trong năm 2013 là trên 80 tấn

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh về chất lượng và
chi phí khám chữa bệnh đồng thời thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế
trong các thông tư 22/2011; Thông tư 16/20011; Thông tư 12/2011; Thông
tư 10,11,12/2013 và chỉ thị 03/2011 về các vấn để có liên quan đến thuốc,
sản suất thuốc và cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu, chúng tôi nhận thấy
rằng việc mở rộng sản xuất, chế biến thuốc Đông dược tại Bệnh viện là vô
cùng cần thiết.
Với mong muốn mở rộng sản xuất và tuân thủ các quy định trong
lĩnh vực khám chữa bệnh bằng Đông y của Bộ Y tế nhằm mục đích nâng
cao chất lượng và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân của Bệnh viện, chúng tôi
tiến hành đề tài “Khảo sát sự đáp ứng của sản xuất so với sử dụng thuốc
đông dược tại Bệnh viện YHCT TW năm 2014” với mục tiêu:
1. Khảo sát lượng thuốc Đông dược được sử dụng tại Bệnh viện Y
học cổ truyền Trung ương năm 2014.
2. Khảo sát khối lượng thuốc Đông dược sản xuất đáp ứng thực tế
sử dụng tại Bệnh viện YHCT TW năm 2014.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. YHCT VÀ THUỐC YHCT
1.1.1. Khái niệm:
Y học cổ truyền là toàn bộ kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên
lý luận và lòng tin, kinh nghiệm vốn có của những nền văn hóa khác nhau,
dù đã được giải thích hay chưa nhưng được sử dụng để duy trì sức khỏe
cũng như để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc cải thiện hoặc điều trị tình trạng
ốm đau về thể xác hoặc tinh thần.[33]
YHCT bao gồm một loạt các kỹ năng thực hành nhưng trong đó
thuốc đóng vai trò cốt lõi.[33]

Có nhiều hệ thống YHCT dựa trên các nền văn hóa , các vùng miền
lãnh thổ và khí hậu khác nhau. Tuy nhiên, lý luận chung nhất là sự tiếp cận
có tính trừu tượng đến cuộc sống, mang đến sự cân bằng giữa cơ thể, tinh
thần và môi trường và tập trung vào sức khỏe hơn là vào bệnh tật [33]
Thuốc YHCT: Là một vị thuốc (thuốc sống hay thuốc chín) hoặc
một chế phẩm thuốc được điều chế từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc
thực vật, động vật hay khoáng vật có tác dụng điều trị hoặc có lợi cho sức
khỏe con người.
1.1.2. Vai trò của thuốc YHCT:
Tổ chức Y tế thế giới khẳng định “Không cần phải chứng minh lợi
ích của YHCT mà cần phải đề cao khai thác rộng hơn nữa những khả
năng của nó có lợi cho nhân loại, phải đánh giá và công nhận theo đúng
giá trị của nó và làm hữu hiệu hơn, chắc chắn hơn và rẻ hơn để sử dụng
nhiều hơn”.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, có đến 80% dân số thế giới
hưởng ứng việc chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng YHCT [33], [38]. Hầu hết

3


trong số này sử dụng thuốc từ thảo dược. Việc sử dụng thuốc YHCT ở các
nước đang phát triển ngày càng tăng, Chính phủ các nước này khuyến
khích người dân sử dụng thuốc bản địa hơn là phụ thuộc vào thuốc nhập
khẩu đồng thời khôi phục và gìn giữ nền văn hóa truyền thống
Theo tổng hợp của cuốn “Herbral Medicine: Biomolecular and
Clinical Aspects” [33]:
- 3 trong số những sản phẩm bán chạy nhất là Ginkgo Biloba; Allium
Sativum và Panax Ginseng, những thuốc đang được dùng để chữa trị nhiều
bệnh thời hiện đại lại có nguồn gốc từ YHCT và thuốc YHCT.
- 11% thuốc trong số 252 thuốc của DMTTY do WHO ban hành có

nguồn gốc dược liệu.
- Ước tính, 25% thuốc được kê đơn trên toàn thế giới có nguồn gốc
dược liệu.
- 70% trong 177 thuốc điều trị ung thư được thừa nhận trên thế giới
được dựa trên các sản phẩm thiên nhiên.
- 60% các phương pháp chữa trị ung thư trên thị trường hoặc đang
trong thử nghiệm đều dựa trên các sản phẩm thiên nhiên.
- Dược liệu không chỉ được dùng làm thuốc mà còn làm nguyên liệu
ban đầu cho tổng hợp thuốc hay làm chuẩn cho công tác nghiên cứu.
1.1.3. Lịch sử phát triển của YHCT:
 Thế giới:
Những tài liệu được ghi trên giấy cói của người cổ đại Trung quốc và
Ai cập đã miêu tả việc dùng cây làm thuốc từ những năm 3000 trước công
nguyên [37]. Người dân ở những nền văn hóa bản địa như người Châu Phi,
thổ dân châu Mỹ dùng cây cỏ để chữa bệnh trong khi số khác phát triển hệ
thống YHCT (Trung quốc, Ấn độ) trong đó liệu pháp chữa bệnh bằng cây
cỏ được sử dụng [33],[38]

4


Đầu thế kỷ 19, các nhà khoa học bắt đầu chiết xuất và tinh chế các
hoạt chất có tác dụng chữa bệnh từ cây cỏ [33],[38].
Hiện nay, thuốc YHCT và các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên
đang sử dụng rộng rãi. Người ta có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm như
tinh dầu, chè thảo dược... tại các hiệu thuốc ở những nước phát triển như
Mỹ và châu Âu [33]
 Việt nam:
Người Việt ta đã biết dùng cây cỏ để chữa bệnh từ rất sớm, cuối thế
kỷ III trước công nguyên ở Việt nam đã phát hiện ra các cây thuốc như sắn

dây, gừng, riềng...[16]. Trải qua thời gian, từ những kiến thức và kinh
nghiệm vốn có về những phương pháp trị bệnh dân gian từ thiên nhiên và
cây cỏ xung quanh cùng với sự tiếp thu kiến thức từ thế giới đã hình thành
nên nền YHCT Việt nam. Đến triều Lý, ta mới thấy tài liệu ghi chép về một
cơ quan y tế chuyên nghiệp là Ty thái y và có các thầy thuốc chuyên
nghiệp.
Sang đến triều Trần, nước ta đã có công tác đào tạo thầy thuốc
chuyên. Dưới thời Pháp thuộc (1885-1945), YHCT bị đè nén. Người pháp
đưa Tây y vào nước ta và hạn chế số lượng thầy thuốc Đông y hợp pháp.
Dù thế, YHCT vẫn được duy trì và gìn giữ vì tầng lớp dân nghèo chủ yếu
chữa bệnh bằng YHCT.
Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công(1945) Nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng hòa ra đời, Đảng và Chính phủ đã nhận thấy tầm quan trọng của
công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, cùng với việc phát triển Tây y nền
YHCT được thừa nhận và nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và
Nhà nước.
Sau khi hòa bình lập lại năm 1954, nhiều chính sách về YHCT đã
được thực hiện, điển hình như việc thành lập Viện Đông y (tiền thân của
Bệnh viện YHCT TƯ hiện nay) ngày 7 tháng 6 năm 1957 theo quyết định
5


số 238/ Ttg của Thủ tướng Chính phủ hay các chỉ thị về việc tăng cường
nghiên cứu Đông y, kết hợp Đông y và Tây y. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh
thời cũng rất quan tâm đến ngành Y tế nói chung cũng như Đông y nói
riêng, bác khuyến khích các thầy thuốc học hỏi tìm tòi để có thể kết hợp
được cả Đông y và Tây y trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
Bác nói: “thầy thuốc ta và thầy thuốc tây đều phục vụ nhân dân, như người
có hai cái tay, hai tay cùng làm việc thì làm việc được tốt. Cho nên phải
đoàn kết từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đoàn kết thuốc ta và thuốc tây

thành một khối để chữa bệnh cho đồng bào” (trích bài nói chuyện của Bác
tại Viện Đông y 1961) [3]
Trải qua hơn nửa thế kỷ phát triển, đến nay, YHCT đã trở thành một
trong hai bộ phận của nền Y tế Việt nam. Ngành Y tế đã đạt được những
thành tựu trong công tác YHCT như sau:
- Đã đưa YDHCT có vị trí trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân,
có tổ chức từ trung ương tới các địa phương. Cả nước có 5 viện nghiên
cứu;Tính đến 31/12/2010 chúng ta đã có 58 Bệnh viện YHCT trên tổng số
63 tỉnh thành phố trên cả nước. Có 89,5% số bệnh viện YHHĐ có khoa Y
học cổ truyền. 79% số trạm y tế có hoạt động khám chữa bệnh bằng
YHCT. Bên cạnh đó là hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT tư
nhân gồm 10.740 cơ sở [10].
- Công tác đào tạo được chú trọng, cả nước có 1 học viện YHCT, 3
khoa YHCT thuộc Trường đại học Y Hà Nội và Trường đại học Y dược Tp
Hồ Chí Minh và Trường Đại học Y khoa Thái Bình. Số lượng bác sĩ
chuyên khoa YHCT đã tăng lên đáng kể. [10]
- Dược liệu và thuốc YHCT đã được đưa vào danh mục thuốc thiết
yếu. Công tác nghiên cứu thực vật và động vật làm thuốc được đẩy mạnh.
[8],13].

6


- Công tác xã hội hóa về YDHCT cũng được đẩy mạnh góp phần
tích cực thực hiện chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân mặt khác
góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và cải thiện môi
trường.
- Tổ chức kế thừa và phát triển được nhiều bài thuốc hay, cây thuốc
quý của các lương y trên mọi miền đất nước
- Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, uy tín của các phương pháp

chữa bệnh của YHCT Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc
tế. Hiện tại, Việt Nam có quan hệ hợp tác về YDHCT với hơn 40 nước.
1.2. TÌNH HÌNH KCB VÀ SỬ DỤNG THUỐC YHCT:
1.2.1. Sử dụng thuốc YHCT trên thế giới:
Trên thế giới, xu hướng “trở về với thiên nhiên” đang hướng các
hoạt động của con người đến sự tôn trọng tự nhiên, tôn trọng các quy luật
của tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. Trong công tác bảo vệ sức khỏe
con người, YHCT và thuốc Đông y đang là lựa chọn của nhiều người dân.
Có 90% người dân châu Phi và 70% người dân Ấn độ hiện đang
dùng thuốc YHCT phục vụ nhu cầu CSSK [33]
Theo thống kê của Trung tâm Quốc gia về Y học thay thế và bổ sung
(National center for Complemetary and Alternative Medicine -NCAM)
thuộc Viện sức khỏe quốc gia, Bộ y tế và dịch vụ con người Hoa Kỳ, năm
2007 có tới 38,3% người lớn và 11,8% trẻ em có dùng CAM khi có vấn đề
về sức khỏe.[33] cũng tại Mỹ, một khảo sát tiến hành trên 21923 người
trưởng thành cho thấy kết quả là 12% trong số đó có sử dụng ít nhất một
sản phẩm YHCT [33].
Một báo cáo điều tra về tình hình sử dụng, hiểu biết và quan điểm về
CAM được tiến hành trên bệnh nhân tại một bệnh viện ở New Zealand cho
thấy: 50% số người được hỏi có dùng thuốc từ YHCT; 65% số người được
7


hỏi cho rằng TCAM an toàn và 86% số người được hỏi cho biết sẽ tiếp tục
dùng TCAM. [32]
Tại châu Âu, tình hình sử dụng thuốc YHCT và liệu pháp điều trị
thay thế (TCAM) cũng gia tăng rất mạnh những năm gần đây. Theo thông
báo của WHO, có 50% người dân Châu Âu có sử dụng YHCT ít nhất một
lần [40]
Châu Á, nơi YHCT ra đời và phát triển từ rất sớm cũng là nơi người

dân sử dụng thuốc YHCT vô cùng mạnh.
Tại Hongkong, trong một cuộc khảo sát, 40% số người được hỏi bày
tỏ tin tưởng vào YHCT so với Tây y.[33]
Trung quốc là nước có nền YHCT lâu đời và có ảnh hưởng đến nền
YHCT của nhiều quốc gia như Hàn quốc, Việt nam, Nhật bản. Quốc gia
này có chính sách về YHCT rất rõ ràng. Tại đây, YHCT được sử dụng
rộng rãi trong chăm sóc sức khỏe. Nhà nước khuyến khích, có chính sách
và chiến lược cụ thể và trong công tác kết hợp YHCT với YHHĐ trong
điều trị bệnh cho người dân. YHCT chiếm đến 40% tổng số các dịch vụ y
tế. [33]
Nhật Bản với nền YHCT trên 1000 năm, là nước có tỷ lệ người sử
dụng thuốc YHCT cao nhất trên thế giới hiện nay. Việc khám chữa bệnh
bằng YHCT ở Nhật bản được quản lý chặt chẽ, các phòng khám được xây
dựng quy mô trang thiết bị hiện đại. Trên 65% bác sĩ ở Nhật Bản khẳng
định họ đã sử dụng phối hợp đồng thời thuốc YHCT và thuốc YHHĐ.[36]
Với số người dùng thuốc YHCT lớn như vậy, tổng giá trị thương mại
của thị trường này là không hề nhỏ. [33]
Năm 1995, tổng doanh thu của thuốc không kê đơn có nguồn gốc
dược liệu tại các nhà thuốc ở Đức chiếm khoảng 30% tổng doanh thu của
toàn bộ thuốc không kê đơn trên cả nước. [33]

8


Tại Mỹ, doanh số bán lẻ hàng năm của thuốc từ dược liệu ước tính
1,5 tỷ USD còn tại Brazil, lợi nhuận từ dược liệu và thuốc từ dược liệu của
nước này lên tới 160 triệu USD vào năm 2007.[33]
Tại một số nước phát triển khác như Úc, Canada, Anh, số tiền chi
trả cho thuốc YHCT hàng năm ước tính lần lượt là 80 triệu, 1 tỷ và 2,3 tỷ
USD [33]

Ở Trung Quốc chi phí cho sử dụng YHCT khoảng 10 tỷ USD, chiếm
40% tổng chi phí cho y tế, Nhật Bản khoảng 1,5 tỷ USD, Hàn Quốc khoảng
trên 500 triệu USD.[12]. KCB bằng YHCT tại Trung quốc, Hàn quốc và
Nhật bản đã được BHYT chi trả. Chính phủ các nước này coi YHCT là một
bộ phận của nền Ytế. [40].
1.3.2. Khám chữa bệnh và sử dụng thuốc YHCT tại Việt nam:
Việt nam là nước có nền YHCT lâu đời, người dân có thói quen và
niềm tin vào phương pháp chữa bệnh này, bên cạnh đó việc hệ thống điều
trị bằng phương pháp YHCT đã được WHO công nhận cũng là một nhân
tố làm cho số người có nhu cầu sử dụng dược liệu để chữa trị bệnh ngày
càng gia tăng.
Theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 30% số bênh nhân trong cả
nước được khám chữa bệnh bằng YHCT. Tính chung trên cả nước, tỷ lệ
khám chữa bệnh bằng YHCT đạt 8,8% ở tuyến tỉnh; 9,1% ở tuyến huyện và
24,6% là tỷ lệ ở tuyến xã.[10]
Tại Hà nội, theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình, tỷ lệ người
dân tin tưởng vào thuốc YHCT là 65%, rất tin tưởng là 28,3% và không có
người nào không tin.[21]
Tại Hưng yên, theo nghiên cứu thực trạng YHCT và hiệu quả can
thiệp tăng cường hoạt động KCB tại BV YHCT tỉnh năm 2003 của tác giả
Phạm Việt Hoàng, tỷ lệ dùng thuốc YHCT tới 99,8%. [25]

9


Tại Quảng Ninh, theo một nghiên cứu của Hội Khoa học KInh tế Y
tế, có 43,4 % số người được hỏi trả lời sẽ chọn YHCT để chữa bệnh.56,6%
còn lại nói sẽ chọn YHHĐ. Lý do chọn YHCT là rẻ tiền, sẵn có (65,7%); lý
do không chọn YHCT là do bất tiện (39,3%) [30].
Tại Thái bình, theo nghiên cứu của Trần Thúy và cộng sự, số hộ

dùng thuốc Nam chữa bệnh chiếm tới 86,48%. Cũng theo nghiên cứu này,
số người thích dùng YHCT để điều trị bệnh là 86,16%.[19]
Tại Thừa Thiên – Huế, theo nghiên cứu điều tra của Nguyễn Dung,
Đặng Thị Mai Hoa, Hoàng Đức Dũng và Bùi Hữu Thám, 91% trong số
840 người thuộc các tầng lớp: công nhân, nông dân, cán bộ, nội trợ trả lời
tin tưởng vào YHCT, chỉ có 5,6% không tin vào YHCT. [31]
Dược liệu nói chung và thuốc YHCT nói riêng đã có trong danh mục
thuốc thiết yếu. Từ năm 2008 đến nay, DM các vị thuốc và chế phẩm
YHCT dùng cho KCB tại các tuyến y tế đã được ban hành và cập nhật đến
lần thứ 3
Theo những số liệu thống kê gần đây, hằng năm cả nước sử dụng
khoảng 59.000 tấn dược liệu trong đó để sử dụng cho hệ thống KCB
bằng YHCT khoảng 18.500tấn. Trong khi tổng sản lượng dược liệu
trồng trong nước hàng năm vào khoảng 3000- 5000 tấn. [12]
Tóm lại, thuốc YHCT và thuốc từ dược liệu đă và đang được sử
dụng rộng rãi trên thế giới, nguyên nhân có thể là do thuốc YHCT rẻ tiền,
dễ tiếp cận và gần với suy nghĩ của người dân, phù hợp với dịch vụ chăm
sóc sức khỏe cá nhân, người dân tin tưởng YHCT an toàn, sợ phản ứng của
thuốc tây [21],[33].
1.3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THUỐC YHCT:
 Về công tác sử dụng thuốc:
Các quy định về sử dụng thuốc YHCT được quy định trong Quy
trình YHCT và Quy chế sử dụng thuốc [7].
10


 Về công tác sản xuất thuốc:
Sản xuất thuốc YHCT được chia thành hai mảng là sản xuất thuốc
phiến và sản xuất các dạng thuốc chế phẩm YHCT còn gọi là thuốc cao
đơn hoàn tán.

Một số dạng thuốc bào chế thường dùng trong YHCT gồm:
- Thuốc phiến
- Thuốc cao nước
- Thuốc hoàn
- Thuốc tán
- Chè thuốc
Đây là các dạng thuốc cơ bản, hiện nay cùng với việc hiện đại hóa
YHCT nhiều dạng thuốc khác được áp dụng trong sản xuất thuốc như thuốc
chè túi lọc, cốm tan, viên nang, cao dán..
Thuốc phiến là dạng thuốc cơ bản, được dùng nhiều nhất vì ngoài
để bốc thuốc thang, nó còn là nguyên liệu để bào chế ra các dạng thuốc khác.
Thuốc sống là thuốc YHCT chưa qua chế biến, có thể dùng trực tiếp
để điều trị bệnh nhưng thường là phải qua bào chế mới có thể sử dụng.
Thuốc chín là thuốc đã được chế biến, có thể dùng để điều trị trực
tiếp cho bệnh nhân dưới dạng thuốc thang hay chè thuốc hoặc làm nguyên
liệu để bào chế các dạng thuốc bột, viên, cốm...
Một vị thuốc thông thường phải qua bào chế mới có thể sử dụng
được. Theo quan điểm củaYHCT, “ bào” có nghĩa là dùng sức nóng để
thay đổi lý tính và dược tính của thuốc còn “chế” là dùng công phu thay đổi
hình dạng, tính chất của dược liệu. Nói cách khác, bào chế là công việc
biến đổi thiên tính của dược liệu để thành vị thuốc có tác dụng trị bệnh.[48]
Ngày 8/10/2010, Bộ y tế đã ra quyết định số 3759/ QĐ – BYT về
việc ban hành phương pháp chế biến bảo đảm chất lượng đối với 85 vị
thuốc Đông y. Đây là cơ sở để các đơn vị KCB áp dụng trong chế biến vị
11


thuốc.[9] Ngoài ra, với các vị thuốc chưa có mặt trong tài liệu này, việc bào
chế vẫn còn mang tính kinh nghiệm của mỗi đơn vị hoặc theo một số tài
liệu được giảng dạy, lưu hành.

Các phương pháp bào chế thuốc phiến [28]:
- Rửa thuốc
- Ngâm, ủ
- Thái phiến
- Sấy khô
- Sao thuốc
Một vị thuốc có thể phải trải qua một hoặc tất cả các công đoạn trên.
Thuốc cao đơn hoàn tán: một số dạng thuốc đã được áp dụng các
tiêu chuẩn của thuốc tân dược như thuốc hoàn cứng, hoàn mềm, thuốc cao
nước, thuốc bột, cốm sợi. DĐVN IV đã có một số chuyên luận thuốc từ
dược liệu: Cao lỏng bách bộ, Viên hoàn lục vị, Hoàn thập toàn đại bổ...các
cơ sở sản xuất thuốc tùy điều kiện của đơn vị có thể áp dụng tiêu chuẩn
dược điển hoặc xây dựng tiêu chuẩn của đơn vị mình.
1.4. BỆNH VIỆN YHCT TW
1.4.1. Hình thành và phát triển:
Bệnh viện YHCT TƯ nguyên là Viện nghiên cứu Đông y được thành
lập ngày 7 tháng 6 năm 1957 theo quyết định số 238/ Ttg của Thủ tướng
Chính phủ.
Từ ngày 18 tháng 6 năm 2003, Viện được đổi tên thành Bệnh viện
YHCT TƯ như hiện nay. Bệnh viện có trụ sở tại số 29 Phố Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Quận Hai Bà Trưng, Hà nội.
Từ chỉ tiêu 50 giường bệnh với 3 phòng chức năng khi mới thành
lập, Cuối năm 2013, Bệnh viện đã thực sự trở thành một đơn vị đầu ngành
về YHCT của cả nước với 550 giường bệnh 29 khoa phòng chức năng và
số cán bộ là 450 người.
12


1.4.2. Chức năng nhiệm vụ:
Với chức năng là bệnh viện đầu ngành của cả nước về YHCT, bệnh viện

thực hiện nhiệm vụ Bộ Y tế giao:
- Khám, cấp cứu, điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh ở
tuyến cao nhất về YHCT, kết hợp YHCT với Y học hiện đại.
- Nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật. Xây dựng tiêu
chuẩn thuốc và quy trình sản xuất thuốc cổ truyền.
- Đào tạo cán bộ chuyên ngành Y học cổ truyền cho mạng lưới chuyên
môn kỹ thuật Y dược học cổ truyền trên toàn quốc.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật. Xây dựng phác đồ điều
trị kết hợp YHCT với YHHĐ. Thực hiện các chương trình Y tế quốc gia về
YHCT trên toàn quốc.
- Tuyên truyền phòng bệnh, mở các lớp dưỡng sinh, không dùng
thuốc. Tham gia phòng chống dịch và các thảm họa khi có yêu cầu.
- Bào chế và sản xuất các dạng thuốc YHCT theo quy trình nghiên cứu
có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu điều trị.
- Hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, thực hiện các nhiệm vụ của
trung tâm hợp tác của Tổ chức Y tế thế giới về YHCT khu vực Tây Thái
Bình Dương. Xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác Quốc tế, trao đổi
chuyên gia, tổ chức quản lý hội nghị, hội thảo, lớp học quốc tế…[18]
1.4.3. Cơ cấu tổ chức hiện nay:
Năm 2014 bệnh viện có 450 cán bộ viên chức. Được phân bổ làm 3
khối: Khối lâm sàng, khối cận lâm sàng và khối các phòng ban chức năng.
Hiện nay bệnh viện có 29 khoa phòng và trung tâm. Các hội đồng. Cơ cấu
nhân sự và mô hình tổ chức Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương được
trình bày theo hình 1.1

13


BAN GIÁM ĐỐC
CÁC ĐOÀN

THỂ

CÁC HỘI ĐỒNG
TƯ VẤN

KHỐI PHÒNG
BAN

KHỐI LÂM
SÀNG

Phòng tổ chức

Khoa Khám bệnh

Phòng kế hoạch tổng hợp

Khoa Nội

KHỐI CẬN
LÂM SÀNG

KHOA DƯỢC
Khoa xét nghiệm

Khoa Lão
Phòng TCKT

Khoa Ngoại


Phòng quản trị hành chính

Khoa Phụ

Phòng Vật tư kỹ thuật

Khoa Châm cứu DS

Phòng Điều dưỡng

Khoa Hồi sức cấp cứu
Khoa Nội nhi

Trung tâm hợp tác quốc tế

Khoa Da liễu

Phòng công nghệ thông tin

Khoa Thận nhân tạo

Trung tâm đào tạo và chỉ
đạo tuyến

Khoa KCB tự nguyện
CLC

Khoa chẩn đoán hình
ảnh và TDCN
Khoa kiểm soát nhiễm

khuẩn
Phòng đông y thực
nghiệm
Trung tâm sản xuất
Dược

Khoa ngũ quan
Khoa ung bướu
Trung tâm NC và điều trị
bệnh lý cột sống

Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bệnh viện YHCT TƯ

14


1.4.4. Quy mô khám chữa bệnh:
Với quy mô 550 giường bệnh trong đó có 200 giường nội trú ban
ngày, từ năm 2009 đến năm 2013, Bệnh viện luôn hoàn thành vượt mức chỉ
tiêu kế hoạch được giao.
Bảng 1.1. Số lượng bệnh nhân KCB tại BV YHCTTW năm 2014
Kết quả

Chỉ tiêu

Nội trú

Số bệnh nhân vào viện

5736


Tổng số ngày điều trị

126.323

Ngày điều trị bình quân bệnh nhân
ra viện

Ngoại trú

27,5

Tổng số lần khám bệnh

114.190

Số lần phát thuốc

103.480

Công suất sử dụng giường bệnh

100,2

1.4.5. Khoa Dược:
Khoa Dược là một khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho
Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện, cung ứng
đầy đủ, kịp thời và có chất lượng. Tổ chức tư vấn, giám sát sử dụng thuốc
hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế [5],[11]

 Chức năng nhiệm vụ[11]:
- Lập kế hoạch, tổ chức cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất
lượng cho nhu cầu khám chữa bệnh tại bệnh viện và các yêu cầu khác (
phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa)
- Tổ chức quản lý, theo dõi việc xuất nhập, cấp phát thuốc tại bệnh
viện và các trường hợp khác khi có yêu cầu.
15


-

Đầu mối tổ chức, triển khai các hoạt động của HĐT & ĐT

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “ Thực hành tốt bảo quản
thuốc – GSP”
- Tổ chức pha chế thuốc theo đơn, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc
đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng
thuốc tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên
quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược
tại trong toàn bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường
đại học, cao đẳng và trung học về Dược.
- Phối hợp với khoa lâm sàng và cận lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh
giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của quầy thuốc, nhà thuốc bệnh viện theo đúng

quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra,
báo cáo về vật tư y tế tiêu hao ( bông, băng, cồn, gạc) y tế. [11]
 .Cơ cấu tổ chức:
Do đặc thù là Bệnh viện chuyên khoa, Khoa Dược ngoài nhiệm vụ
thông thường còn đảm đương nhiệm vụ sản xuất nhiều loại chế phẩm phục
vụ cho bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú. Toàn khối Dược hiện nay có
tới 69 người. Cơ cấu nhân lực của khoa được trình bày trong bảng 1.2

16


Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực khoa dược bệnh viện YHCT TW
TT

Trình độ chuyên môn

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Thạc sĩ

2

2,9

2


Dược sỹ đại học

6

8,7

3

Dược sĩ trung cấp

27

39,0

4

Dược tá

7

10,0

5

Kỹ thuật viên cao đẳng

1

1,4


6

Công nhân dược

26

37,7

Tổng cộng

69

100,0

Với số lượng nhân viên như vậy , để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của
mình, hoạt động tổ chức của khoa được bố trí như hình 1.2 (t18)
 Cơ sở vật chất:
Khoa Dược được bố trí ở địa điểm riêng biệt, có hệ thống kho, nhà
xưởng phục vụ cho công tác Dược. Trang thiết bị máy móc phục vụ sản
xuất gồm có:
- 01 dây chuyền chiết cô dược liệu
- 04 nồi hơi dung tích 200l
- 01 máy rửa dược liệu.
- 04 máy thái dược liệu.
- 01 máy sao + lò sao.
- 06 tủ sấy dược liệu. +02 tủ sấy thuốc chế phẩm
- 01 máy nghiền dược liệu
- 01 máy sấy tầng sôi.
- 02 máy trộn bột ướt +01 máy xát hạt ướt + 1 máy xát hạt khô

- 01 máy trộn bột khô.
- 01 máy đóng chè túi lọc
- 01 máy đóng cốm tan
17


×