Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

So sánh kết quả đấu thầu thuốc theo thông tư 01 và thông tư 36 trong năm 2013 và 2014 tại sở y tế đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 144 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THU LAN

SO SÁNH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU
THUỐC THEO THÔNG TƯ 01 VÀ
THÔNG TƯ 36 TRONG NĂM 2013 VÀ
2014 TẠI SỞ Y TẾ ĐÀ NẴNG
LUẬN ÁN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THU LAN

SO SÁNH KẾT QUẢ ĐẤU THẦU
THUỐC THEO THÔNG TƯ 01 VÀ
THÔNG TƯ 36 TRONG NĂM 2013 VÀ
2014 TẠI SỞ Y TẾ ĐÀ NẴNG
LUẬN ÁN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 62720412
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Người thực hiện

Trần Thị Thu Lan


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này, trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn
Thị Thanh Hương - Phó trưởng Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược, người thầy đã nhiệt
tình hướng dẫn, tận tình dìu dắt và hết lòng giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược - Trường Đại học Dược
Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc, các Phòng ban thuộc Sở Y tế Đà Nẵng, các
anh chị em đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ, hợp tác và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình công tác, học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin được gửi lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã luôn
sát cánh, giúp đỡ động viên để tôi yên tâm, học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án
này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2015

Trần Thị Thu Lan


MỤC LỤC

trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Quy định đấu thầu mua thuốc .................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm đấu thầu ........................................................................ 3
1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu ................................................... 3
1.1.3. Các phương thức đấu thầu ............................................................. 4
1.1.4. Các hình thức tổ chức thực hiện .................................................... 5
1.1.5. Quy trình đầu thầu thuốc .............................................................. 7
1.1.6. Hình thức đấu thầu tập trung trong mua sắm thuốc ...................... 7
1.2. Thực trạng hoạt động đấu thầu thuốc tại Việt Nam trong những năm
gần đây ................................................................................................... 9
1.2.1. Giai đoạn 1 - Trước năm 2005 ...................................................... 9
1.2.2. Giai đoạn 2 ................................................................................. 10
1.2.3. Giai đoạn 3 .................................................................................. 11
1.2.4. Giai đoạn 4 .................................................................................. 14
1.2.5. Giai đoạn 5 .................................................................................. 21
1.3. Giới thiệu Sở Y tế Đà Nẵng .................................................................. 22
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ .................................................................. 22
1.3.2. Sơ đồ tổ chức ............................................................................... 23


1.3.3. Sơ lược hoạt động đấu thầu thuốc tại thành phố Đà Nẵng trước
năm 2013 .................................................................................... 23
1.3.3.1. Quy trình đấu thầu thuốc tại Sở Y tế Đà Nẵng .............. 23
1.3.3.2. Những thành tựu và hạn chế trong công tác đấu thầu
thuốc tại Sở Y tế Đà Nẵng ............................................ 27
1.3.4. Định hướng hoạt động đấu thầu thuốc trong thời gian đến ....... 28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................ 30

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................. 30
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................... 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 30
2.2.2. Kỹ thuật thu thập dữ liệu ............................................................. 30
2.2.3. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................... 32
2.3. Xử lý số liệu ........................................................................................... 33
2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu........................................................... 33
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu .................................................... 34
2.3.3. Phương pháp trình bày số liệu..................................................... 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích kết quả trúng thầu năm 2013 và 2014 tại Sở Y tế Đà
Nẵng ...................................................................................................... 36


3.1.1. Phân chia gói thầu ....................................................................... 36
3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc trúng thầu ............................................. 37
3.1.3. Số lượng nhà thầu........................................................................ 40
3.1.3.1. Số lượng và tỷ lệ nhà thầu trúng thầu ............................ 40
3.1.3.2. Phân tích nguồn cung ứng thuốc.................................... 41
3.1.4. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ ......................................... 43
3.1.5. Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý.................................. 46
3.1.6. So sánh giá thuốc trúng thầu năm 2014 với 2013 của các thuốc
có số lượng trúng thầu nhiều nhất một số nhóm tác dụng dược
lý.................................................................................................. 48
3.2. So sánh kết quả trúng thầu và sử dụng thuốc trong năm 2014 tại Sở Y tế
Đà Nẵng................................................................................................. 52
3.2.1. Số lượng nhà thầu thực hiện cung ứng thuốc .................................... 52
3.2.2. Tỷ lệ thuốc sử dụng của mỗi gói thầu ......................................... 53
3.2.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ........................... 54

3.2.4. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý .................. 55
3.2.5. So sánh số lượng, chủng loại thuốc sử dụng so với trúng thầu .. 56
3.2.5.1. Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm
khuẩn…......................................................................... 56
3.2.5.2. Nhóm thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch ......... 59
3.2.5.3. Nhóm thuốc đường tiêu hóa .......................................... 62


3.2.5.4. Nhóm thuốc tim mạch.................................................... 65
3.2.5.5. Nhóm hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội
tiết ............................................................................... 68
3.2.5.6. Nhóm dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng
acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác ............... 71
3.2.5.7. Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không
steroid, thuốc điều trị gút và bệnh xương khớp ........... 74
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................ 77
4.1. Đánh giá kết quả trúng thầu ................................................................... 77
4.1.1. Sơ bộ đánh giá quy trình đấu thầu thuốc của SYT Đà Nẵng ...... 77
4.1.2. Đánh giá danh mục thuốc đấu thầu ............................................. 85
4.1.3. Đánh giá nhà thầu........................................................................ 87
4.1.4. Đánh giá danh mục thuốc trúng thầu .......................................... 89
4.1.5. Đánh giá giá thuốc trúng thầu ..................................................... 97
4.2. So sánh kết quả trúng thầu và sử dụng thuốc năm 2014 ..................... 100
KẾT LUẬN ................................................................................................. 105
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ..................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 109
PHỤ LỤC .................................................................................................... 113


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

BDG

Biệt dược gốc

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BTC

Bộ Tài chính

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ Y tế


CIF

Chi phí, Bảo hiểm, Cước phí

CP

Cổ phần

CSYT

Cơ sở y tế

DMT

Danh mục thuốc

DP

Dược phẩm

FDA

Cơ quan quản lý thuốc và thực
phẩm Hoa Kỳ

Food and Drug
Administration

GDP


Thực hành tốt phân phối thuốc

Good Distribution Practice

GMP

Thực hành tốt sản xuất thuốc

Good Manufacture Practice

GPNK

Giấy phép nhập khẩu

GPP

Thực hành tốt nhà thuốc

Good Pharmacy Practice

GSP

Thực hành tốt bảo quản thuốc

Good Storage Practice

HĐQT

Hội đồng quản trị


HĐT-ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSĐX

Hồ sơ đề xuất

HSMT

Hồ sơ mời thầu

KCB

Khám chữa bệnh

KHĐT

Kế hoạch đấu thầu

KQĐT

Kết quả đấu thầu

Cost, Insurance, Freight



LCNT

Lựa chọn nhà thầu

MCA

Cơ quan kiểm soát dược phẩm Vương quốc Anh

MTV

Một thành viên

QLD

Quản lý dược

SKĐ

Số đăng ký

SKM

Số khoản mục

SXNQ

Sản xuất nhượng quyền

SYT


Sở Y tế

TBYT

Thiết bị y tế

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

TĐSH

Tương đương sinh học

TM

Thương mại

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTBYT

Trang thiết bị y tế

TW

Trung ương


UBND

Ủy ban nhân dân

Medicines Control Agency United Kingdom

United Nations Relief and
Works Agency

UNFPA
UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

XNK

Xuất nhập khẩu

YHCT

Y học cổ truyền

VN

Việt Nam

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


United Nations International
Children' s Emergency Fund

World Health Organization


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Thứ tự

Trang

1.1.

Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc

4

1.2.

Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu mua thuốc

5

1.3.

Các thành phần thực hiện xác định nhu cầu thuốc


24

1.4.

Cơ cấu tổ chuyên gia đấu thầu và tổ thẩm định

26

2.5.

Các nguồn cung cấp dữ liệu

31

2.6.

Các chỉ tiêu nghiên cứu

32

2.7.

Các phương pháp phân tích số liệu

35

3.8.

Tên gói thầu qua các năm


36

3.9.

Số khoản mục trúng thầu của các gói thầu

37

3.10.

Giá trị trúng thầu của các gói thầu

37

3.11.

Tỷ lệ thuốc có nhà thầu tham dự, tỷ lệ thuốc trúng thầu

38

3.12.

Tỷ lệ thuốc trúng thầu của các gói thầu qua các năm

39

3.13.

Tỷ lệ thuốc không trúng thầu năm 2014
Số lượng nhà thầu dự thầu và trúng thầu của các gói thầu qua

các năm

39

3.15.

Nguồn cung ứng thuốc theo số khoản mục

41

3.16.

Nguồn cung ứng thuốc theo giá trị

42

3.17.

Nguồn gốc xuất xứ của thuốc trúng thầu theo số khoản mục

43

3.18.

Nguồn gốc xuất xứ của thuốc trúng thầu theo giá trị

43

3.19.


Cơ cấu khoản mục thuốc nhập khẩu trúng thầu

44

3.20.

Cơ cấu giá trị thuốc nhập khẩu trúng thầu
Tỷ lệ khoản mục thuốc trúng thầu sản xuất trong nước và nhập
khẩu trên mỗi nhóm của gói generic qua các năm
Tỷ lệ giá trị thuốc trúng thầu sản xuất trong nước và nhập khẩu
trên mỗi nhóm của gói generic qua các năm
(So sánh giá trúng thầu năm 2014 với 2013 của các thuốc có số
lượng trúng thầu lớn nhất) Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng,
chống nhiễm khuẩn
(So sánh giá trúng thầu năm 2014 với 2013 của các thuốc có số

45

3.14.

3.21.
3.22.
3.23.
3.24.

40

45
46
48

49


3.30.

lượng trúng thầu lớn nhất) Nhóm thuốc tim mạch
(So sánh giá trúng thầu năm 2014 với 2013 của các thuốc có số
lượng trúng thầu lớn nhất) Nhóm thuốc đường tiêu hóa
(So sánh giá trúng thầu năm 2014 với 2013 của các thuốc có số
lượng trúng thầu lớn nhất) Nhóm thuốc điều trị ung thư, điều
hòa miễn dịch
(So sánh giá trúng thầu năm 2014 với 2013 của các thuốc có số
lượng trúng thầu lớn nhất) Nhóm hormon và các thuốc tác động
vào hệ thống nội tiết
(So sánh giá trúng thầu năm 2014 với 2013 của các thuốc có số
lượng trúng thầu lớn nhất) Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống
viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp
(So sánh giá trúng thầu năm 2014 với 2013 của các thuốc có số
lượng trúng thầu lớn nhất) Nhóm dung dịch điều chỉnh nước,
điện giải, cân bằng acid - base và các dung dịch tiêm truyền
khác
So sánh số khoản mục cung ứng với trúng thầu của các nhà thầu

3.31.

So sánh giá trị cung ứng với trúng thầu của các nhà thầu

52

3.32.


Tỷ lệ giá trị sử dụng so với trúng thầu trên mỗi gói thầu

53

3.25.
3.26.

3.27.

3.28.

3.29.

3.33.
3.34.
3.35.
3.36.
3.37.
3.38.
3.39.
3.40.
3.41.

Tỷ lệ khoản mục thuốc sử dụng so với trúng thầu theo nguồn
gốc xuất xứ
Tỷ lệ giá trị thuốc sử dụng so với trúng thầu theo nguồn gốc
xuất xứ
Cơ cấu giá trị thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
So sánh danh mục thuốc trúng thầu và sử dụng (Nhóm thuốc

điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn)
Chênh lệch số lượng sử dụng và trúng thầu của một số thuốc
(Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn)
Chênh lệch số lượng sử dụng và trúng thầu của một số hoạt chất
(Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn)
So sánh danh mục thuốc trúng thầu và sử dụng (Nhóm thuốc
điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch)
Chênh lệch số lượng sử dụng và trúng thầu của một số thuốc
(Nhóm thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch)
Chênh lệch số lượng sử dụng và trúng thầu của một số hoạt chất
(Nhóm thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch)

49
50

50

51

51
52

54
54
55
56
57
58
59
60

61


3.42.
3.43.
3.44.
3.45.
3.46.
3.47.
3.48.
3.49.
3.50.
3.51.

3.52.

3.53.

3.54.

3.55.

3.56.

So sánh danh mục thuốc trúng thầu và sử dụng (Nhóm thuốc
đường tiêu hóa)
Chênh lệch số lượng sử dụng và trúng thầu của một số thuốc
(Nhóm thuốc đường tiêu hóa)
Chênh lệch số lượng sử dụng và trúng thầu của một số hoạt chất
(Nhóm thuốc đường tiêu hóa)

So sánh danh mục thuốc trúng thầu và sử dụng (Nhóm thuốc
tim mạch)
Chênh lệch số lượng sử dụng và trúng thầu của một số thuốc
(Nhóm thuốc tim mạch)
Chênh lệch số lượng sử dụng và trúng thầu của một số hoạt chất
(Nhóm thuốc tim mạch)
So sánh danh mục thuốc trúng thầu và sử dụng (Nhóm hormon
và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết)
Chênh lệch số lượng sử dụng và trúng thầu của một số thuốc
(Nhóm hormon, thuốc tác động vào hệ thống nội tiết)
Chênh lệch số lượng sử dụng và trúng thầu của một số hoạt chất
(Nhóm hormon, thuốc tác động vào hệ thống nội tiết)
So sánh danh mục thuốc trúng thầu và sử dụng (Nhóm dung
dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid - base và các
dung dịch tiêm truyền khác)
Chênh lệch số lượng sử dụng và trúng thầu của một số thuốc
(Nhóm dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid base và các dung dịch tiêm truyền khác)
Chênh lệch số lượng sử dụng và trúng thầu của một số hoạt chất
(Nhóm dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid base và các dung dịch tiêm truyền khác)
So sánh danh mục thuốc trúng thầu và sử dụng (Nhóm thuốc
giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút
và các bệnh xương khớp)
Chênh lệch số lượng sử dụng và trúng thầu của một số thuốc
(Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc
điều trị gút và các bệnh xương khớp)
Chênh lệch số lượng sử dụng và trúng thầu của một số hoạt chất
(Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc
điều trị gút và các bệnh xương khớp)

62

63
64
65
66
67
68
69
70
71

72

73

74

75

76


DANH MỤC HÌNH

Tên hình

Thứ tự

Trang

1.1.


Các hình thức lựa chọn nhà thầu

3

1.2.

Các phương thức đấu thầu

5

1.3.

Đấu thầu thập trung kết hợp với các hình thức đấu thầu khác

6

1.4.

Sơ đồ quy trình đấu thầu mua thuốc

7

1.5.

Đấu thầu tập trung trong mua sắm thuốc

8

1.6.


Các hình thức đấu thầu mua thuốc

11

So sánh giá thuốc trúng thầu thực hiện theo quy định mới
1.7.

(2013) với giá trúng thầu của chính mặt hàng đó theo quy định

16

cũ (2012)
1.8.

Sơ đồ tổ chức Sở Y tế Đà Nẵng

23

1.9.

Sơ đồ quy trình xây dựng danh mục thuốc mời thầu

25

1.10.

Thương thảo, ký kết hợp đồng

26


2.11.

Chia nhóm tài liệu nghiên cứu

33

3.12.

Tỷ lệ nhà thầu trúng thầu và không trúng thầu

40

3.13.

3.14.

Cơ cấu khoản mục thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng dược
lý qua các năm
Cơ cấu giá trị thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng dược lý qua
các năm

46

47


Phụ lục 1: Mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc SYT Đà Nẵng
Phụ lục 2: Biểu mẫu thu thập dữ liệu
Phụ lục 3: Quy trình thực hiện đấu thầu thuốc tại Sở Y tế Đà Nẵng

Phụ lục 4: Sơ đồ diễn biến quá trình mở thầu
Quy trình đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu
Phụ lục 5: Cơ cấu thuốc trúng thầu năm 2013 theo nhóm tác dụng dược lý
Phụ lục 6: Cơ cấu thuốc trúng thầu năm 2014 theo nhóm tác dụng dược lý
Phụ lục 7: Chênh lệch giá thuốc trúng thầu năm 2013 so với năm 2014 của một
số thuốc có số lượng trúng thầu nhiều nhất
Phụ lục 8: Số khoản mục mời thầu của các gói thầu
Giá trị mời thầu của các gói thầu
Phụ lục 9: Tỷ lệ mặt hàng tham dự thầu và trúng thầu của các nhà thầu năm
2014
Phụ lục 10: Chênh lệch giá trúng thầu năm 2013 của một số thuốc của các tỉnh
Thanh Hóa, Khánh Hòa, Nghệ An, Bình Định với giá trúng thầu của
Đà Nẵng
Phụ lục 11: Chênh lệch giá thuốc trúng thầu năm 2013 so với năm 2012 của một
số thuốc có giá trị tiền thuốc và / hoặc số lượng sử dụng dự kiến
trong năm 2013 lớn
Phụ lục 12: So sánh số lượng thuốc gây nghiện - hướng tâm thần trúng thầu với
số lượng thuốc các bệnh viện sử dụng năm 2014
Danh mục các thuốc gây nghiện - hướng tâm thần các Bệnh viện đã
sử dụng trước đây nhưng không trúng thầu


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, khi điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống
ngày càng được nâng cao thì việc chăm sóc sức khỏe của người dân có vai trò
ngày càng quan trọng. Một trong những mục tiêu trọng tâm của Chiến lược quốc
gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020 là
đảm bảo cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế và thiết bị y tế có chất lượng
với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng chữa bệnh của nhân dân [24]. Để đạt
được mục tiêu này, cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như thực

hiện tốt hoạt động mua thuốc. Vì hoạt động mua thuốc hiệu quả sẽ đảm bảo tính
sẵn có của thuốc về mặt số lượng, với giá cả hợp lý và thuốc đạt tiêu chuẩn chất
lượng [27], [28].
Phương thức mua thuốc được sử dụng chủ yếu ở nước ta giai đoạn hiện nay
là đấu thầu rộng rãi [17] với mục đích: cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất
lượng, an toàn hiệu quả với chi phí hợp lý.
Đấu thầu trong mua sắm thuốc luôn là vấn đề nóng hổi, rất được sự quan
tâm của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là vấn đề kiểm soát giá thuốc và
quản lý chất lượng thuốc. Điều đó thể hiện qua hệ thống văn bản pháp quy về
hoạt động đấu thầu thuốc được thay đổi qua từng giai đoạn và ngày càng hoàn
thiện hơn.
Ngay từ năm 2005, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 20 để hướng dẫn thực
hiện đấu thầu cung ứng thuốc tại các cơ sở y tế công lập, sau đó là thông tư 10.
Ngày 19/01/2012, Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số
01/2012/TTLT-BYT-BTC về việc Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ
sở y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư 01). Tại nhiều đơn vị đã áp dụng Thông tư 01,
chi phí thuốc đã giảm từ 20% đến 30%. Theo báo cáo của Bộ Y tế tại kỳ họp thứ
4, Quốc hội khóa XIII thì trong năm 2013 kết quả đấu thầu thuốc của Sở Y tế
Quảng Ngãi giảm khoảng 28 tỷ đồng (xấp xỉ 24%), Sở Y tế Quảng Ninh giảm
được 40 tỷ đồng (xấp xỉ 20%), Sở Y tế Hà Tĩnh tiết kiệm được 32 tỷ đồng (xấp xỉ
1


25%). Đây là một dấu hiệu rất đáng mừng, song qua hơn một năm triển khai, quy
định này đã bộc lộ một số điểm tồn tại, bất cập cần sửa đổi, đặc biệt là vấn đề về
chất lượng thuốc [34]. Thông tư 36 ban hành vào ngày 11/11/2013 đã có những
quy định mới nhằm khắc phục những hạn chế của Thông tư 01.
Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn nhất của cả nước, hoạt động
chăm sóc sức khỏe rất được quan tâm đầu tư, lượng thuốc tiêu thụ tại các cơ sở y
tế trong cả thành phố lớn và ngày càng tăng.

Hiện nay, việc cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế công lập trực thuộc Sở Y
tế Đà Nẵng phải thông qua đấu thầu và hình thức đấu thầu đang được áp dụng là
đấu thầu tập trung do Sở Y tế Đà Nẵng thực hiện. Vì thế hoạt động này càng có
vai trò quan trọng.
Từ năm 2002 đến nay, Đà Nẵng là một trong những địa phương tiên phong
tổ chức đấu thầu mua thuốc tập trung tại Sở Y tế dựa trên các quy định hiện hành
của pháp luật. Đến năm 2013 thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế Đà Nẵng
đã áp dụng thông tư liên tịch số 01/1012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của
Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.
Sau đó là thông tư số 36/2013 Sửa đổi,bổ sung một số điều của thông tư 01. Việc
thay đổi này đã mang lại nhiều thuận lợi nhưng cũng vẫn còn nhiều khó khăn và
bất cập.
Vậy hoạt động đấu thầu thuốc thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 01
và Thông tư 36 đã được Sở Y tế Đà Nẵng tổ chức như thế nào? Việc triển khai
quy định mới đã đạt những kết quả gì? Có mang lại những lợi ích như mong
muốn không?
Để góp phần trả lời những câu hỏi trên, đề tài “So sánh kết quả đấu thầu
thuốc theo Thông tư 01 và Thông tư 36 trong năm 2013 và 2014 tại Sở Y tế Đà
Nẵng” được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
1. Phân tích kết quả trúng thầu năm 2013 và 2014 tại Sở Y tế Đà Nẵng;
2. So sánh kết quả trúng thầu với sử dụng thuốc năm 2014 tại Sở Y tế Đà
Nẵng.
2


Chương 1.
TỔNG QUAN
1.1.

Quy định đấu thầu mua thuốc


1.1.1. Khái niệm đấu thầu
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 đã định nghĩa “Đấu thầu là quá trình lựa
chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ
phi tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực
hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử
dụng đất trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh
tế” [21].
Luật Đấu thầu số 43 cũng đã có mục riêng quy định về việc mua thuốc, vật
tư y tế sử dụng vốn nhà nước, nguồn quỹ BHYT, nguồn thu từ dịch vụ KCB và
nguồn thu hợp pháp khác của CSYT công lập [21].
1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Chỉ định thầu
Đầu thầu rộng rãi

Đấu thầu hạn chế
Các hình thức lựa
chọn nhà thầu
Chào hàng cạnh tranh

Mua sắm trực tiếp
Đàm phán giá

Hình 1.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
Đây là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu
để thực hiện gói thầu, việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo tính cạnh tranh công
bằng và minh bạch.
Có nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu. Riêng đối với đấu thầu mua thuốc,
Luật đấu thầu số 43 quy định bổ sung hình thức đàm phán giá [21].
3



Bảng 1.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc
Hình thức đấu
thầu
Đấu thầu rộng
rãi
Đấu thầu hạn
chế

Phạm vi áp dụng
Được áp dụng tại tất cả các Sở Y tế, bệnh viện trong mua
sắm thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu.
Không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính
đặc thù.
Với những trường hợp đặc biệt như: triển khai công tác

Chỉ định thầu

phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách, thiên
tai…, thuốc được BYT cho phép nhập khẩu không cần Visa
(thuốc đặc trị, thuốc hiếm,…).

Mua sắm trực
tiếp

Áp dụng kết quả đấu thầu được phê duyệt trong vòng 12
tháng trước đó để mua thuốc. Gói thầu mua sắm trực tiếp có
quy mô < 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó.


Chào hàng cạnh Đối với các thuốc được phép mua ngoài thầu, đấu thầu bổ
tranh

sung do nhu cầu điều trị.
Gói thầu mua thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất,

Đàm phán giá

thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn
bản quyền và các trường hợp đặc thù.

1.1.3. Các phương thức đấu thầu
Luật Đấu thầu số 61 năm 2005 chỉ quy định 3 phương thức đấu thầu, đó
là: phương thức một túi hồ sơ, phương thức hai túi hồ sơ và phương thức hai giai
đoạn [20].
Để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình lựa chọn nhà thầu, Luật Đấu
thầu số 43 năm 2013 đã quy định rõ hơn 4 phương thức đấu thầu [21].
Đặc biệt, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ là phương thức được áp
dụng chủ yếu trong đấu thầu mua thuốc hiện nay: chỉ nhà thầu nào đáp ứng về
năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật mới được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để xem
xét, đánh giá. Với phương thức này nếu nhà thầu bỏ giá thầu thấp nhưng năng
4


lực, kinh nghiệm và kỹ thuật không đáp ứng sẽ bị loại trước khi mở hồ sơ đề xuất
về tài chính.
Các phương thức đấu thầu

Phương thức

đấu thầu 1 giai
đoạn 1 túi hồ sơ

Phương thức
đấu thầu 1 giai
đoạn 2 túi hồ sơ

Phương thức đấu
thầu 2 giai đoạn 1
túi hồ sơ

Phương thức đấu
thầu 2 giai đoạn 2
túi hồ sơ

Hình 1.2. Các phương thức đấu thầu
1.1.4. Các hình thức tổ chức thực hiện
Thông tư 01 quy định ba hình thức tổ chức thực hiện mua thuốc tại các cơ
sở y tế như sau [2]:
Bảng 1.2. Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu mua thuốc
Hình thức

Nội dung
SYT tổ chức đấu thầu tập trung những loại thuốc có nhu cầu sử
dụng thường xuyên, ổn định và có số lượng lớn cho tất cả các cơ sở

Tập trung

y tế công lập trực thuộc trên địa bàn. Các cơ sở y tế căn cứ vào
thông báo kết quả trúng thầu của Sở Y tế để thương thảo, ký hợp

đồng cung ứng thuốc theo nhu cầu trong năm.
Một trong các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh tổ chức đấu thầu hàng

Đại diện

năm. Các đơn vị khác áp dụng kết quả LCNT của Bệnh viện đó để
mua thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp.

Riêng lẻ

Các CSYT tự tổ chức đấu thầu theo nhu cầu sử dụng thuốc của đơn
vị mình.

Theo thống kê, trong năm 2010 thì cả 3 hình thức đấu thầu mua thuốc trên
đều được các địa phương áp dụng, trong đó [22]:
5


- Đấu thầu tập trung được thực hiện tại 40 tỉnh, thành phố (chiếm tỉ lệ
63,5% tổng số các địa phương trên cả nước);
- Đấu thầu đại diện được thực hiện tại 10 địa phương (chiếm tỉ lệ 15,9%
tổng số địa phương trên cả nước);
- Đấu thầu theo hình thức đơn lẻ được thực hiện tại 13 địa phương (chiếm
tỉ lệ 20,6% địa phương trên cả nước).

3%

17%
10%
70%


Đấu thầu tập trung
Đấu thầu tập trung + Đấu thầu đại diện
Đấu thầu tập trung + Đấu thầu riêng lẻ
Đấu thầu tập trung + Đấu thầu đại diện + Đấu thầu riêng lẻ
Hình 1.3. Đấu thầu tập trung kết hợp với các hình thức đấu thầu khác
Tùy tình hình thực tế, ngoài việc chủ yếu áp dụng hình thức đấu thầu tập
trung đối với các thuốc sử dụng phổ biến, một số địa phương còn kết hợp thêm
các hình thức khác để đấu thầu mua sắm một số thuốc đặc biệt (thuốc điều trị ung
thư, thuốc chống thải ghép…) hoặc những loại thuốc không trúng thầu để giải
quyết tình trạng thiếu thuốc. Theo đó, bên cạnh việc lựa chọn một hình thức đấu
thầu chủ yếu, 12 tỉnh đấu thầu tập trung kết hợp đấu thầu đại diện hoặc đấu thầu
đơn lẻ, 01 tỉnh đấu thầu đại diện kết hợp đấu thầu đơn lẻ [22].
6


1.1.5. Quy trình đấu thầu thuốc
Trình tự các bước thực hiện công tác đấu thầu thuốc theo quy định của
Thông tư 01 và Nghị định 63 được mô tả như sau [2], [10]:

Hình 1.4. Sơ đồ quy trình đấu thầu mua thuốc
1.1.6. Hình thức đấu thầu tập trung trong mua sắm thuốc
Hình thức đấu thầu tập trung tại các cơ sở y tế công lập hiện nay đang
được Bộ Y tế khuyến khích trên toàn quốc. Một đơn vị, cơ quan (thường là Sở Y
tế) đứng ra tổ chức đấu thầu để mua một lượng lớn thuốc men phục vụ cho nhu
cầu khám chữa bệnh trong toàn khu vực (tỉnh, thành phố). Đơn vị đó sẽ thực hiện
đấu thầu tập trung một lần cho tất cả các loại thuốc được chọn. Sau đó các cơ sở y
tế trong khu vực sẽ căn cứ vào giá trúng thầu để tiến hành mua thuốc.
7



Hình 1.5. Đấu thầu tập trung trong mua sắm thuốc
Trong tổng số 40 tỉnh, thành phố trên cả nước áp dụng hình thức đấu thầu
tập trung thì khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là những địa
phương có tỉ lệ mua sắm thuốc theo hình thức này cao nhất (10 tỉnh - chiếm tỉ lệ
25%); khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có 09 tỉnh thực hiện (chiếm tỉ lệ
23%); khu vực đồng bằng sông Hồng có 07 tỉnh thực hiện (chiếm tỉ lệ 18%);
đồng bằng sông Cửu Long có 06 tỉnh thực hiện (tỉ lệ là 15%); và thấp nhất là 2
khu vực Tây Nguyên và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ (tỉ lệ khoảng 10%) [22].
Hình thức đấu thầu tập trung tại Sở Y tế đã đem lại nhiều ưu điểm,
thuận lợi hơn so với hình thức đấu thầu riêng lẻ tại từng bệnh viện [22]:
- Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả đấu thầu vì cơ quan, đơn vị chủ đầu
tư đã có nhiều kinh nghiệm, những người được lựa chọn tham gia có chuyên môn
cao, hiểu rõ về công việc của mình;
- Thuận tiện cho việc quản lý, giám sát công tác đấu thầu, đặc biệt là quản lý
cấp cao. Do đó đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, công khai, minh bạch; hạn
chế được những sai phạm trong quá trình đấu thầu;
- Dễ dàng trong việc kiểm soát giá thuốc, chủng loại, hạn chế chênh lệch
giữa giá thuốc trúng thầu và giá trên thị trường, góp phần trong việc bình ổn,
thống nhất giá thuốc trên địa bàn tỉnh, thành phố;
8


- Thay vì đấu thầu tại từng cơ sở y tế, việc đấu thầu chỉ tổ chức một lần nên
sẽ giảm thiểu chi phí, tránh lãng phí thời gian và nguồn nhân lực. Nhất là ở các cơ
sở y tế chưa có đủ điều kiện về kinh tế, trình độ, nhân lực để thực hiện đấu thầu
riêng lẻ hoặc ở các tỉnh có địa bàn rộng, điều kiện giao thông kém gây cản trở
công tác tổ chức đấu thầu.
Tuy nhiên hình thức đấu thầu tập trung này cũng không tránh khỏi một số
bất cập như [22]:

- Danh mục thuốc đấu thầu của Sở Y tế không bao quát được toàn bộ danh
mục thuốc của các đơn vị khám chữa bệnh trực thuộc;
- Các đơn vị trúng thầu không thực hiện việc cung cấp đầy đủ thuốc cho các
cơ sở y tế vùng sâu vùng xa do lợi nhuận không bù đắp được chi phí vận chuyển
thuốc.
1.2.

Thực trạng hoạt động đấu thầu thuốc tại Việt Nam trong những năm
gần đây
Đấu thầu thuốc luôn là vấn đề nóng hổi rất được các cơ quan quản lý nhà

nước quan tâm. Điều đó thể hiện qua hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động
đấu thầu thuốc được thay đổi theo từng giai đoạn và ngày càng hoàn thiện hơn.
Cũng bởi vậy nên công tác tổ chức đấu thầu mua thuốc qua các giai đoạn cũng
khác nhau và có một số đặc điểm riêng.
1.2.1. Giai đoạn 1 - Trước năm 2005
Đặc điểm của giai đoạn này là chưa có Thông tư, quy định cụ thể hướng
dẫn việc đấu thầu mua thuốc nên các cơ sở y tế công lập thực hiện việc mua sắm
thuốc giống như đối với các hàng hoá khác sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà
nước. Các địa phương, bệnh viện tự lựa chọn các hình thức mua thuốc khác nhau
phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị:
 Bệnh viện Hữu Nghị tổ chức đấu thầu hạn chế từ năm 2000, thuốc mua
chủ yếu từ 8 công ty nhà nước và từ tháng 7/2004 thì bệnh viện tổ chức đấu thầu
rộng rãi, có thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
 Bệnh viện 108 lựa chọn hình thức chào hàng cạnh tranh;
9


 Bệnh viện Uông Bí - Thuỵ Điển (Quảng Ninh) áp dụng đồng thời nhiều
hình thức: chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi [16].

1.2.2. Giai đoạn 2
Các cơ sở y tế công lập thực hiện việc tổ chức cung ứng thuốc theo hướng
dẫn về đấu thầu cung ứng thuốc quy định tại Thông tư liên tịch số
20/2005/TTLT-BYT-BTC ban hành ngày 27/7/2005.
Thông tư 20 đã quy định tách bạch việc tổ chức thực hiện giữa các cơ sở
khám chữa bệnh công lập trực thuộc Bộ Y tế, các Bộ, Ngành trung ương với các
cơ sở KCB thuộc địa phương. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của các cơ sở y tế trực
thuộc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Y tế có nhiệm vụ
tham mưu, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
xem xét, quyết định lựa chọn một trong ba hình thức sau để tổ chức đấu thầu và
cung ứng thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh:
i. Đấu thầu tập trung do Sở Y tế thực hiện. Sau khi có kết quả trúng thầu,
các cơ sở khám chữa bệnh căn cứ vào đó ký hợp đồng với nhà cung ứng trúng
thầu để tổ chức cung ứng thuốc;
ii. Đấu thầu đại diện tại 1-2 bệnh viện. Căn cứ kết quả trúng thầu, các cơ
sở KCB thực hiện hình thức mua sắm trực tiếp để tổ chức cung ứng thuốc;
iii. Đấu thầu riêng lẻ do các cơ sở KCB tự tổ chức đấu thầu.
Thông tư liên tịch số 20 là Thông tư đầu tiên hướng dẫn thực hiện đấu thầu
cung ứng thuốc tại các cơ sở y tế công lập. Một điểm quan trọng trong Thông tư
này là việc không giới hạn số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu cung ứng thuốc
cho các cơ sở y tế công lập, điều này đã tạo ra được sức cạnh tranh lớn cho các
nhà thầu cũng như tạo cơ hội cho các cơ sở y tế công lập có thể mua được thuốc
có chất lượng tốt với giá cả hợp lý [16].
Theo quy định của Thông tư này, công tác đấu thầu có một số đặc điểm
như sau: quy định rõ việc xét thầu theo từng mặt hàng thuốc, quy định rõ thời hạn
sử dụng tối thiểu của thuốc phải đáp ứng tại thời điểm giao hàng, quy định chặt
chẽ chất lượng thuốc, giá thuốc trúng thầu không được cao hơn giá kế hoạch
10



×