Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa từ góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.55 KB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG

TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Hà Nội – 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG

TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VĂN HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hƣng



Hà Nội – 2014

2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 7
3. Nhiệm vụ của đề tài .............................................................................. 13
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 14
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 14
6. Cấu trúc luận văn .................................................................................. 14
CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC VÀ TIỂU THUYẾT
VĂN HÓA - LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH ............................ 15
1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và văn học ............................ 15
1.1.1. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ........................................ 15
1.1.2. Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học và việc nghiên cứu văn học
Việt Nam dƣới góc nhìn văn hóa. ......................................................... 17
1.2. Tiểu thuyết văn hóa - lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh trong dòng
tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại. ............................................................... 21
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng Nguyễn Xuân Khánh. ........ 21
1.2.2. Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa - một tiếp nối về dòng tiểu thuyết
lịch sử - văn hóa - phong tục của Nguyễn Xuân Khánh. ...................... 24
CHƢƠNG 2: CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG ĐỘI GẠO LÊN CHÙA . 29
2.1. Văn hóa Phật giáo trong Đội gạo lên chùa ........................................ 29
2.1.1. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến nền văn hóa, văn học dân tộc ..... 29
2.1.2. Văn hóa Phật giáo – tƣ tƣởng trung tâm của Đội gạo lên chùa .. 37

2.2. Văn hóa làng quê Bắc Bộ trong Đội gạo lên chùa ........................... 61
2.2.1. Không gian văn hóa làng quê ..................................................... 61
2.2.2. Không gian sinh hoạt văn hóa..................................................... 76

3


2.3. Những ngƣời dân quê chân chất, giàu nghĩa tình .............................. 81
2.3.1. Hình ảnh ngƣời phụ nữ-nguồn lƣu giữ nét đẹp văn hóa Việt ..... 81
2.3.2. Con ngƣời nông thôn với cách ứng xử trong làng xã ................. 89
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA TỪ
GÓC NHÌN VĂN HÓA .................................................................................. 99
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................................................... 99
3.2. Ngôn ngữ - Giọng điệu .................................................................... 109
KẾT LUẬN ................................................................................................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 124

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc có hai
yếu tố cơ bản cần đƣợc xét đến, đó là yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.
Khi mà các yếu tố ngoại sinh, nhƣ: vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm
quản lý, thị trƣờng… luôn có tính chuyển dịch và biến đổi từ quốc gia này
đến quốc gia khác trên phạm vi toàn thế giới, thì yếu tố nội sinh lại mang tính
ổn định, bền vững hơn, thể hiện đặc tính, bản sắc của mỗi quốc gia, dân tộc
đó. Yếu tố nội sinh chính là văn hóa. Do vậy, yếu tố nội sinh và ngoại sinh
này có tác động biện chứng, qua lại lẫn nhau. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI

(1986), sự nghiệp đổi mới diễn ra trên mọi lĩnh vực đã mang lại diện mạo mới
cho đất nƣớc. Vị trí, vai trò của văn hóa đƣợc khẳng định: văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế – xã hội; văn hóa là một mặt trận quan trọng trên lĩnh vực tƣ tƣởng, góp
phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Văn học là một bộ phận rất quan trọng của văn hóa. Hàng nghìn năm
qua, các tác phẩm văn học không những là sản phẩm mà còn góp phần vào việc
bảo tồn, lƣu giữ và phát huy văn hóa của dân tộc. Những cốt cách, tinh thần,
tâm lý, đạo đức, lối sống của con ngƣời thông qua lăng kính của nhà văn mà
hiện lên trong từng trang viết. Trong các thể loại văn học thì tiểu thuyết hội tụ
đủ trong mình tƣ cách của một thể loại lớn, có sức chứa và sức bao quát lớn để
phản ánh cuộc sống đa dạng, muôn màu nhất. Tiểu thuyết là một thể loại văn
xuôi có hƣ cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức
tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con ngƣời, biểu hiện
tính chất tƣờng thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những

5


chủ đề xác định. Vì thế, cũng nhƣ các tác phẩm văn học khác, ở những thể
loại khác nhau sẽ góp phần ghi dấu cuộc sống của con ngƣời.
Trong những năm gần đây, tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh trở thành một hiện tƣợng của văn học Việt Nam. Với thời gian khoảng
trên một thập niên, ba tiểu thuyết khá đồ sộ của ông đã lần lƣợt đƣợc xuất
bản, tái bản và nối bản, nhƣ Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn và tác phẩm gần
đây nhất là Đội gạo lên chùa (năm 2011). Thật khác với xu hƣớng viết văn
hiện đại, các nhà văn thƣờng đi tìm những cách thức thể hiện mang tính chất
hiện đại hay hậu hiện đại, thậm chí về dung lƣợng tác phẩm cũng vậy, khi
mọi ngƣời viết và ngƣời đọc luôn tìm cách “nén” tác phẩm đến độ ngắn gọn
nhất có thể thì Nguyễn Xuân Khánh nhƣ vẫn tỏ vẻ thản nhiên, ung dung với

lối viết, cách viết của mình. Sự thành công của tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh là sự đóng góp vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại,
trong đó các chủ đề, các luận đề về lịch sử, văn hóa - phong tục là nguồn chất
liệu bao trùm, chi phối các tiểu thuyết của ông.
Với Đội gạo lên chùa, là sự kết tinh, luận giải hay là những cảm thức
trải nghiệm cuộc sống của nhà văn về cuộc sống, về những kiếp ngƣời nhỏ bé
trong một giai đoạn lịch sử đang trải qua đầy những biến động xã hội, đặc biệt
là trong chiến tranh và thời kỳ cải cách ruộng đất. Khác với Hồ Quý Ly là một
tiểu thuyết lịch sử với các yếu tố chính sử là chất liệu nòng cốt, thì với Đội gạo
lên chùa lịch sử chỉ mang tính chất hƣ cấu. Tuy nhiên đó là một không gian, thời
gian nghệ thuật đƣợc tái hiện, là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi tác phẩm
văn học. Đặc biệt, ở đó sự biểu hiện của hệ thống nhân vật, các quan điểm, cách
nhìn nhận cuộc sống đều theo một dòng tƣ tƣởng tôn giáo chi phối, đó chính là
văn hóa Phật giáo. Chọn đề tài nghiên cứu Tiểu thuyếtĐội gạo lên chùa từ góc
nhìn văn hóa, chúng tôi hi vọng rằng, đây chính là một chìa khóa để mở và khai
thác, tìm hiểu về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.

6


2. Lịch sử vấn đề
Văn học là một trong những bộ phận quan trọng nhất của văn hóa. Nó
tiêu biểu cho diện mạo và các giá trị văn hóa, nhất là văn hóa tinh thần. Tiếp
cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa không phải là việc làm mới trên thế
giới cũng nhƣ ở nƣớc ta. Trên thế giới, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn
hóa có lịch sử từ thế kỷ XIX, gắn liền với trƣờng phái văn hóa – lịch sử và
triết học thực chứng ở Pháp, mà ngƣời đứng đầu trƣờng phái này là H.Taine.
Với ba ảnh hƣởng: chủng tộc, địa điểm và thời điểm trong luận thuyết quan
trọng của Tane thì mọi nhà văn, mọi tác phẩm đều chịu ảnh hƣởng của ba yếu
tố này. Bởi vậy, nhà phê bình văn học muốn tìm hiểu, lý giải một nhà văn,

một tác phẩm phải nghiên cứu ba lực tác động trên. Và đƣơng nhiên, nếu
chúng ta không hiểu chủng tộc, địa điểm và thời điểm một cách cứng nhắc thì
lý thuyết của Tane cũng có cơ sở. Áp dụng thành công lý tuyết của Tane, ở
nƣớc ta, nhà phê bình Trƣơng Tửu đã nghiên cứu ca dao Việt Nam (Kinh thi
Việt Nam, 1940), Nguyễn Du (Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du, 1944),
Nguyễn Công Trứ (Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, 1945).
Bƣớc sang thế kỷ XX, nhà triết học ngƣời Đức E. Cassirer nghiên cứu
văn học từ góc độ huyền thoại học nhƣ một kiểu tƣ duy cổ xƣa nhất của con
ngƣời. Ông cho rằng, văn hóa là một hệ thống ký hiệu và nghiên cứu văn học
là nghiên cứu biểu tƣợng của nó. Đặc biệt từ những năm 40 của thế kỷ XX,
nghiên cứu các lễ hội hóa trang trung cổ các-na-van, Bakhtin đã nhìn thấy ở
hội hè dân gian tính chất hóa trang, ngôn ngữ trào tiếu nhƣ một đời sống thứ
hai của thế giới “hiện thực lý tƣởng” và ở đó, con ngƣời đƣợc tái sinh, vƣợt
thoát khỏi những giới hạn chật hẹp của cuộc sống đời thƣờng.
Nghiên cứu văn học dƣới góc nhìn văn hóa cũng xuất hiện ở Anh với
trƣờng phái Birmingham (R.Williams, R.Hoggart), ở Đức với trƣờng phái
Frankfurt (D.Keller), những năm 70 của thế kỉ XX ở Pháp với R.Barthes...Họ

7


chủ trƣơng nghiên cứu các hiện tƣợng của đời sống văn hóa nhƣ đấu vật,
quảng cáo, thoát y vũ, kiểu dáng ô tô, minh tinh màn bạc...phát hiện ý nghĩa
văn hóa và ý thức hệ của chúng, vừa có thái độ phê phán, vừa coi đó là đời
sống bình thƣờng nơi đô thị. Hƣớng nghiên cứu này đến những năm 80 lan
sang Úc, Canada, Mỹ, chuyển thành một hƣớng nghiên cứu có tính chất xã
hội, tính chất chính trị nhƣ nghiên cứu nữ quyền, hậu thực dân và trở thành
một trào lƣu có tính thế giới. Hầu hết những ngƣời kêu gọi chuyển hƣớng văn
hóa đều xuất thân từ nghiên cứu văn học, vì thế đã nảy ra vấn đề mở rộng
đƣờng biên của lí luận văn học. Nhiều ngƣời cho rằng nghiên cứu văn học

phải hƣớng nghiên cứu các “hình tƣợng thẩm mĩ hóa đời thƣờng” tức là “văn
học đại chúng”.
Sỡ dĩ nghiên cứu văn học dƣới góc nhìn văn hóa ngày càng trở thành
một hƣớng nghiên cứu sôi động trên thế giới vì nghiên cứu văn học sau khi
trở về với chính mình, đóng khung trong văn học thuần túy kinh điển, chân
trời dễ bị thu hẹp và bất lực trƣớc những biến đổi của văn học trong xã hội
tiêu dùng, một lĩnh vực đang ở trung tâm đời sống. Mặt khác, bản thân văn
học đƣơng đại cũng có những thay đổi lớn. Sáng tác văn học ngoài tính thẩm
mỹ ngày càng tăng thêm tính hàng hóa, tính thời thƣợng, tính bằng phẳng và
chỉ còn là biểu đạt. Ngoài ra, sự chuyển hƣớng nghiên cứu này còn có một lí
do khác ngoài văn hóa đại chúng. Bởi lí luận văn học trƣớc đây quá coi trọng
tính tự chủ, tính thẩm mỹ mà ít chú ý đến mối quan hệ với xã hội, lịch sử.
Đƣơng nhiên, các nhà nghiên cứu phƣơng Tây kịp nhận ra, họ nhằm vào thân
phận dân tộc, nêu ra “chủ nghĩa phƣơng Đông”, nhằm vào giới tính, đề ra
“chủ nghĩa nữ quyền”, nhằm vào vị thế các nƣớc thế giới thứ ba mà đặt ra vấn
đề “hậu thực dân”, nhằm vào văn bản mà đƣa ra “chủ nghĩa tân lịch sử”.
Ở Trung Quốc, ngay từ TCN, Khổng Tử đã đƣa ra khái niệm văn hóa.
Bƣớc sang thời kỳ hậu hiện đại, hƣớng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn

8


hóa đã đang mở ra nhiều tầm nhìn mới trong đời sống văn học Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc tập trung nghiên cứu văn học dƣới
góc nhìn văn hóa với ba xu hƣớng sau: Thứ nhất- nghiên cứu thi pháp văn
hóa: theo khuynh hƣớng này, ngƣời ta phát huy hƣớng nghiên cứu văn hóa
văn học vốn có của các nhà nghiên cứu Trung Quốc nhƣ Quách Mạt Nhƣợc,
Văn Nhất Đa, Chu Quang Tiềm, Tông Bạch Hoa...Nó bao gồm thi pháp đối
thoại và thi pháp cac-na-van kiểu M.Bakhtin, nghiên cứu mẫu gốc huyền
thoại Northrop Erye, trần thuật lịch sử kiểu H.White, phê bình văn hóa kiểu

F.Jameson; Thứ hai- nghiên cứu mối quan hệ văn học với các truyền thống
văn hóa: chẳng hạn văn học với Nho học, Đạo học, Phật học, văn hóa với thơ
ca, văn hóa với tƣ duy tiểu thuyết, sinh thái tinh thần với thể loại phóng sự.
Hay mối quan hệ văn học với chính trị để nghiên cứu dƣới góc độ văn học với
văn hóa chính trị, văn học với các thể chế nhƣ phê bình văn học, nghị quyết
về văn học, tổ chức văn học... Một số vụ án văn học (vụ án văn học Hồ
Phong) cũng đƣợc nhìn từ góc độ văn hóa; Thứ ba- nghiên cứu văn học đại
chúng: nhiều hiện tƣợng văn học trƣớc đây đƣợc coi là văn học đại chúng,
thông tục, không nghiên cứu nay bắt đầu nghiên cứu, chẳng hạn tiểu thuyết
của Trƣơng Hậu Thủy, Quỳnh Dao, Kim Dung, Trƣơng Ái Linh. Nhiều tác
phẩm kinh điển của văn học cách mạng hiện đại Trung Quốc kiểu nhƣ tiểu
thuyết của Triệu Thụ Kí, Rừng thẳm tuyết dày của Khúc Ba, kịch Bạch mao
nữ, tác phẩm của Mao Thuẫn, Đinh Linh, Lƣơng Bân, Liễu Thanh...đƣợc
nghiên cứu trong mối quan hệ giữa văn nghệ đại chúng và hình thái ý thức.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, giới nghiên cứu nƣớc ta đã có ý
thức xem xét mối quan hệ giữa văn hóa-văn học và đạt đƣợc một số thành tựu
nhất định nhƣ trong các công trình nghiên cứu của: Đào Duy Anh, Đặng Thai
Mai, Cao Huy Đỉnh, Hoài Thanh, Nguyễn Văn Huyên,...Năm 1995, Trần
Đình Hƣợu trong công trình Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại đã

9


chỉ ra đặc điểm của giai đoạn văn học từ cuối Lê đầu Nguyễn dƣới ảnh hƣởng
của Nho giáo. Điều này, về sau đƣợc Trần Ngọc Vƣơng trong Nhà nho tài tử
và văn học Việt Nam cụ thể hóa bằng cái nhìn loại hình học. Các tác giả nhƣ
Phan Ngọc (Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du qua “Truyện Kiều”), Trần Nho
Thìn (Xác lập phương pháp tiếp cận văn hóa cho việc nghiên cứu và giảng
dạy văn học Việt Nam trung cận đại trên cơ sở phân tích “Truyện Kiều”)
trong quá trình nghiên cứu đã đề cập tới sự chi phối của văn hóa tới phong

cách, quan niệm về con ngƣời của Nguyễn Du. Tác giả Đỗ Lai Thúy (Hồ Xuân
Hương, hoài niệm phồn thực) đã rất thành công trong việc khám phá thơ Hồ
Xuân Hƣơng nói riêng, văn học Việt Nam nói chung và đã đem lại những giá
trị mới mẻ đằng sau những hiện tƣợng văn học tƣởng nhƣ đã quen thuộc.
Trong nền văn học hiện đại, sự xuất hiện trở lại của Nguyễn Xuân
Khánh và tác phẩm của ông trong đời sống văn học đƣơng đại đã thu hút sự
quan tâm đông đảo của dƣ luận, giới truyền thông và đặc biệt là các nhà
nghiên cứu phê bình. Ở những mức độ khác nhau, các bài viết của các nhà
nghiên cứu và các tác giả đều khẳng định giá trị và những cách tân độc đáo
trong bộ ba tiểu thuyết của ông. Nghiên cứu, đánh giá và phê bình về tiểu
thuyết của Nguyễn Xuân Khánh có hai dòng chính, một là về nghệ thuật tự sự
tiểu thuyết và những đóng góp vào tiến trình đổi mới thể loại tiểu thuyết
đƣơng đại, hai là khẳng định giá trị nội dung phản ánh của mỗi tác phẩm. Từ
những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, khi Hồ Quý Ly ra đời, sau đó là Mẫu
Thượng Ngàn và gần đây nhất là Đội gạo lên chùa đã tạo nên một sức hút đặc
biệt với bạn đọc. Sự hấp dẫn của hai tiểu thuyết không chỉ đƣợc đo đếm qua
số lƣợng ngƣời đọc mà còn đƣợc biểu hiện cụ thể qua một loạt bài viết, bài
phỏng vấn đăng trên các tạp chí nghiên cứu, các báo chuyên ngành, các đặc
san hay nhật báo… Những bài viết đã cho thấy sự quan tâm của giới nghiên
cứu, phê bình, báo chí và giới truyền thông tới nhà văn Nguyễn Xuân Khánh

10


và sáng tác của ông. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định: Tiểu thuyết Hồ Quý
Ly đã đề cập tới rất nhiều vấn đề mang ý nghĩa lịch sử có mối quan hệ mật
thiết với cuộc sống của con ngƣời hiện tại. Cái đích cuối cùng của một cuốn
tiểu thuyết nhƣ Hồ Quý Ly không phải là một đáp án cho một nghi án lịch sử.
Cuốn tiểu thuyết với “dày đặc những nhân vật với tƣ cách là những lập trƣờng
tƣ tƣởng, những ẩn dụ tƣ tƣởng”. Chính hình thức kết cấu đó sẽ đặt ra hàng

loạt vấn đề mang ý nghĩa thời sự trong tác phẩm. Đây là tiểu thuyết chứa
đựng nhiều tƣ liệu lịch sử nhƣng cao hơn tác phẩm là những suy tƣ về lịch sử
để phản chiếu lại cuộc sống của con ngƣời hôm nay. Và đây cũng là một tiểu
thuyết “mới lạ” khác hẳn những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử trƣớc nó. Nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh đã chọn một thời điểm lịch sử nhiều biến động gắn
với những nhân vật lịch sử. Nhân vật Hồ Quý Ly hiện lên trong cái nhìn đa
chiều qua nhiều góc độ từ các nhân vật khác nhau trong tác phẩm. Hồ Quý Ly
đã thể hiện tầm hiểu biết văn hóa sâu sắc của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.
Đối với Mẫu Thượng Ngàn là tác phẩm hấp dẫn, cuốn hút, lối viết của nhà
văn vẫn là cổ điển nhƣng mang đậm hơi thở của cuộc sống thời đại, đặc biệt
là những trang viết về bản thể tự nhiên, tính phồn thực của nhân vật nữ. Tác
phẩm thể hiện nội lực văn chƣơng, tri thức, kiến văn và cả tƣ chất một nhà
nghiên cứu của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Theo nhà văn Nguyên Ngọc,
để đi tìm một nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết này thì chính là nền văn
hóa Việt. Tác phẩm đặc sắc ở việc nhìn nhận những giá trị văn hóa của dân
tộc trong một hoàn cảnh lịch sử cực đoan nhất (đứng trƣớc sự xâm nhập của
chủ nghĩa thực dân Pháp cùng một nền văn hóa hoàn toàn xa lạ). Và gần đây
nhất là Đội gạo lên chùa, tác phẩm xuất hiện, một lần nữa lại gây một tiếng
vang trên văn đàn. Nếu ở Mẫu Thượng Ngàn, xuyên suốt tác phẩm là văn hóa
thờ Mẫu với tín ngƣỡng hầu đồng thì với Đội gạo lên chùa, nhà văn lại hƣớng
đến một tín ngƣỡng, tôn giáo khác của dân tộc Việt, đó chính là Phật giáo. Ở

11


đây, Nguyễn Xuân Khánh không tuyệt đối hóa khả năng của Phật giáo trong
việc giải quyết các vấn đề của quốc gia, dân tộc nhƣng ông đã có cách suy
ngẫm của riêng ông, đó là một Phật giáo của dân tộc, khuyến thiện, vì bảo vệ
cái thiện nên Phật giáo đấu tranh với cái ác. Cách cử xử của những con ngƣời
trong xã hội, cách nhìn ngƣời và nhìn đời đều chung một chiều hƣớng mang

tên gọi – Phật tính. Chính văn hóa Phật giáo là “nhân vật trung tâm” của Đội
gạo lên chùa, là chìa khóa tƣ tƣởng để tạo dựng nên một tiểu thuyết văn hóa,
tiểu thuyết luận đề về Phật giáo trong đời sống của con ngƣời. Ngoài ra, các
giá trị văn hóa truyền thống khác của dân tộc nhƣ văn hóa làng xã, văn hóa họ
tộc…cũng đƣợc diễn tả trong tác phẩm.
Năm 2012, cùng với rất nhiều bài viết, phê bình trên văn đàn, nhân dịp
sinh nhật lần thứ 80 của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, Viện Văn học phối
hợp với Nhà xuất bản Phụ nữ tổ chức tọa đàm về tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh và ra mắt bạn đọc cuốn Lịch sử và văn hóa cái nhìn nghệ thuật Nguyễn
Xuân Khánh. Đây là các bài viết chủ yếu chọn lọc các tham luận tham gia tọa
đàm của các nhà nghiên cứu, thể hiện sự đánh giá đa chiều của ngƣời đọc về
tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Các bài viết trong cuốn sách là những
nghiên cứu, nhận xét tổng quan từ nhiều cách tiếp cận khác nhau để thấy đƣợc
sự đa dạng, đa khía cạnh và những nỗ lực đáng trân trọng trong việc đổi mới
tƣ duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy của tiểu
thuyết đƣơng đại; đồng thời đó cũng chính là cách gợi mở, định hƣớng cho
các cách tiếp cận chuyên sâu về nhà văn và các tác phẩm của ông.
Ngoài ra, tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh cũng trở thành đề tài nghiên
cứu của học viên cao học, sinh viên tại các trƣờng đại học, viện nghiên cứu
chuyên ngành. Trong số các luận văn, khóa luận liên quan tới tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh tại trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,
ĐHQG Hà Nội, chúng tôi thống kê có các đề tài sau: Tiểu thuyết lịch sử của

12


Hoàng Quốc Hải và Nguyễn Xuân Khánh của Nguyễn Thùy Dƣơng, Khóa
luận tốt nghiệp 2004; Hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử (qua khảo
sát Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Giàn Thiêu của Võ Thị Hảo) của
Đinh Việt Hà, Khóa luận tốt nghiệp 2004; Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết

lịch sử qua Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ của
Nguyễn Mộng Giác của Nguyễn Thị Liên, Luận văn thạc sĩ 2006; Tiểu thuyết
Nguyễn Xuân Khánh dưới góc nhìn thể loại (qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và
Mẫu Thượng ngàn) của Hoàng Thị Hiền Lƣơng, khóa luận tốt nghiệp 2007;
Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết
Việt Nam đương đại (Qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn)
của Tống Thị Thanh, Luận văn thạc sĩ 2010…
Đây là những công trình khoa học có giá trị, chủ yếu xoay quanh một
số vấn đề về kĩ thuật sáng tác của tiểu thuyết và chủ yếu nghiên cứu dựa trên hai
tiểu thuyết trƣớc khi Đội gạo lên chùa xuất bản. Với đề tài “Đội gạo lên chùa từ
góc nhìn văn hóa”, chúng tôi hi vọng rằng sẽ tìm hiểu đƣợc những nét văn hóa
phật giáo, văn hóa cổ truyền dân tộc đã tồn tại và tiềm tàng trong đời sống dân
tộc, đó là một sự tiếp nối và đào sâu hơn nữa những giá trị nghệ thuật mà tiểu
thuyết Nguyễn Xuân Khánh đóng góp cho văn chƣơng, văn hóa dân tộc.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Tiếp cận tiểu thuyết dƣới góc độ văn hóa không phải là một hƣớng
nghiên cứu văn học mới mẻ, tuy nhiên, văn hóa là lĩnh vực rộng lớn và văn hóa
phật giáo, văn hóa lãng xã… trong lịch sử đòi hỏi phải có một tầm sâu hiểu biết
về nó cũng nhƣ không - thời gian mà nó tồn tại. Điều này là một sự “phục
nguyên” của văn hóa truyền thống, tuy nhiên đi vào nghiên cứu và khai thác đề
tài này nhằm thấy đƣợc sức sống của một nền văn hóa đã tạo nên những cốt
cách, bản sắc của một dân tộc, đồng thời bằng sự phục nguyên, quan niệm và
cách thức khai thác văn hóa để xây dựng nên một tác phẩm văn học.

13


4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chủ yếu lấy tiểu thuyết Đội gạo lên
chùa làm đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Tuy nhiên, các tác phẩm Mẫu

Thượng Ngàn, Hồ Quý Lylà tiểu thuyết lịch sử, văn hóa - phong tục của nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh sẽ là những chất liệu giúp làm sáng tỏ vấn đề của
luận văn. Ngoài ra, các tiểu thuyết lịch sử đƣơng đại cũng đƣợc đặt trong phạm
vi tham chiếu, so sánh với các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh. Và các ấn
phẩm về nghiên cứu văn hóa và văn học là những tƣ liệu không thể thiếu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp chúng tôi sử dụng trong luận văn, bao gồm:
- Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu.
- Phƣơng pháp nghiên cứu tác giả.
- Phân tích, tổng hợp và phê bình tác phẩm…
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Vấn đề tiếp cận văn hóa học và tiểu thuyết văn hóa – lịch sử
của Nguyễn Xuân Khánh.
Chƣơng 2: Các giá trị văn hóa của tiểu thuyết Đội gạo lên chùa.
Chƣơng 3: Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn
văn hóa.

14


CHƢƠNG 1. VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC VÀ TIỂU THUYẾT
VĂN HÓA - LỊCH SỬ CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và văn học
1.1.1. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp. Có rất
nhiều định nghĩa về văn hóa nhƣng đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa thống
nhất thế nào là văn hóa. Năm 1991, tổ chức UNESCO đã đƣa ra định nghĩa về
văn hóa. Ở nƣớc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đƣa ra quan niệm của mình

về văn hóa, nhƣ sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài
ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho hoạt động hằng
ngày về mặt ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa” [53,17]. Nhƣ vậy nhìn một cách tổng thể, văn
hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra trong quá trình
cải tạo tự nhiên và phát triển xã hội, nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống của
con ngƣời. Văn hóa có tính lịch sử, đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác
và mang đặc trƣng của mỗi vùng miền khác nhau. Văn hoá là lẽ sống, cách
sống, qui luật sống của một cộng đồng, là khả năng và thiên hƣớng lựa chọn
các ứng xử, các giải pháp của cộng đồng trong những tình huống hệ trọng, có
ý nghĩa bƣớc ngoặt của đời sống, của lịch sử. Nói đến văn hoá không thể
không nói đến truyền thống, những thói quen, chuẩn mực đã hình thành và
truyền lƣu lâu đời trong cuộc sống của cộng đồng dƣới dạng đức tin, phong
tục tập quán; không thể không nói đến trí tuệ, tâm hồn và lẽ phải. Ở nƣớc ta,
có những giá trị văn hóa lâu đời đã trở thành thuần phong mỹ tục của dân tộc,
nhƣ: Lễ tết cổ truyền làm bánh chƣng, bánh tét, tục thờ cúng tổ tiên, tục ma
chay, cƣới hỏi, tục kính trên nhƣờng dƣới… Đó gọi chung là bản sắc văn hóa

15


truyền thống. Bên cạnh đó, văn hóa còn đƣợc hình thành trong quá trình giao
lƣu, hội nhập tạo nên sự tiếp biến văn hóa, khúc xạ văn hóa nƣớc ngoài hòa
nhập vào văn hóa Việt Nam để phù hợp với đời sống ngƣời Việt. Sự tiếp biến
văn hóa đó diễn ra liên tục và lâu dài trên nhiều mặt của nội hàm văn hóa, từ
ngôn ngữ cho đến cách ăn mặc, cách sinh hoạt,… Mỗi ngày chúng ta đều
đƣợc sống trong nền văn hóa truyền thống của dân tộc và không ngừng đƣợc
tiếp xúc với những nền văn hóa mới. Nhiệm vụ của chúng ta là học tập và
chọn lọc những giá trị văn hóa sao cho phù hợp với bản thể của dân tộc mình.

Văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ phản ánh thực tại và những
vấn đề của đời sống xã hội và con ngƣời. Phƣơng thức sáng tạo của văn học
đƣợc thông qua sự hƣ cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài đƣợc biểu hiện qua
ngôn ngữ. Về mặt triết học, văn học là một hình thái ý thức xã hội; xét ở góc độ
văn hóa thì văn học là một bộ phận quan trọng nằm trong hệ thống văn hóa, và
luôn chịu sự tác động của văn hóa. Những nhân tố nhƣ ngôn ngữ, phong tục tập
quán, sự phát triển của khoa học kỹ thuật ... đều là những điều kiện quan trọng
trong môi trƣờng nảy sinh ra tác phẩm. Bản thân nhà văn, quá trình sáng tác của
nhà văn và quá trình tiếp nhận của bạn đọc đều là một sản phẩm của văn hóa.
Văn hóa và văn học có sự tác động qua lại lẫn nhau, gắn bó mật thiết
với nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Nếu văn hóa chi phối hoạt động
và sự phát triển của văn học thì văn học có sứ mệnh phản ánh những giá trị
của cuộc sống, hƣớng con ngƣời đến Chân – Thiện – Mĩ. Văn hóa chính là
nền tảng của văn học và văn học là một bộ phận của văn hóa. Nhà nghiên cứu
Trần Đình Sử khẳng định: “Văn học là bộ phận quan trọng của văn hóa, sự
giàu có của nó vì nội dung và hình thức trực tiếp làm giàu cho văn hóa. Sáng
tạo văn học không đơn giản chỉ là nói càng nhiều về các hiện tƣợng mới của
đời sống. Cùng với việc sáng tạo ra nhân sinh quan, sáng tạo cách cảm nhận
mới và đánh giá mới đối với đời sống, văn học phải sáng tạo ngôn ngữ mới,

16


hình thức mới” [57,183]. “Văn học là sự tự ý thức văn hóa. Văn học chẳng
những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hƣởng trực tiếp của
văn hóa, mà còn là một trong những phƣơng tiện tồn tại và bảo lƣu văn hóa”
[6,5]. Đối với văn hóa, văn học có vai trò vô cùng quan trọng. Văn học vừa
giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc vừa sáng tạo thêm những
giá trị văn hóa mới cho nhân loại. Bởi thế, nghiên cứu một tác phẩm văn học
mà bỏ qua khía cạnh văn hóa của nó là một thiếu sót nghiêm trọng. Một nhà

nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Trƣớc hết, khoa học nghiên cứu văn học phải gắn
bó chặt chẽ với lịch sử văn hóa. Văn học là một bộ phận không thể tách rời của
văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài các mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một
thời đại trong đó, nó tồn tại. Không đƣợc tách nó khỏi các bộ phận khác của văn
hóa, cũng nhƣ không đƣợc, nhƣ ngƣời ta vẫn làm, là trực tiếp gắn bó các nhân tố
xã hội, kinh tế, vƣợt qua đầu văn hóa, những nhân tố xã hội kinh tế tác động tới
toàn bộ văn hóa nói chung và chỉ thông qua văn hóa, cùng với văn hóa, mới tác
động đƣợc tới văn học. Ở nƣớc ta không ít công trình nghiên cứu văn học đi sâu
vào tìm hiểu bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam, xem bản sắc dân tộc nhƣ
là phẩm chất của văn học, và cũng có không ít những công trình nghiên cứu văn
hoá xem trọng dẫn liệu văn học nhƣ những dấu hiệu, những tiêu chí góp phần
làm sáng tỏ đặc điểm văn hoá, bản sắc văn hoá của dân tộc. Văn học không chỉ
gắn liền với văn hóa mà còn có mối quan hệ qua lại mật thiết với văn hóa. Trong
đó, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của các nhà văn, chính
họ là ngƣời thực hiện nhiệm vụ “thể hiện tâm thái văn hóa và những kết cấu tâm
lý văn hóa độc đáo của dân tộc mình”.
1.1.2. Phương pháp tiếp cận văn hóa học và việc nghiên cứu văn học
Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa.
Thời xa xƣa, văn học từng tồn tại dƣới dạng nguyên hợp, bất phân giữa
văn và tín ngƣỡng, tôn giáo, văn và triết, văn và sử, bình diện tình cảm, tƣ

17


tƣởng của văn học đƣợc đƣa lên hàng đầu. Sau đó, diễn ra quá trình khu biệt
hoá văn học, mặt nghệ thuật, thẩm mỹ, rồi mặt ngôn ngữ đƣợc đề cao, nhƣ ta
có thể nhận thấy trong các cách tiếp cận nghệ thuật học, mỹ học và ngôn ngữ
học đối với văn học ở thế kỷ 19 và 20. Quá trình khu biệt hoá này rất cần
thiết, có tác dụng đẩy nhanh sự phát triển của văn học, cả về mặt sáng tác và
nghiên cứu. Nhƣng cũng chính quá trình khu biệt hoá này đẩy đến một trình

độ nhất định đã tạo tiền đề, đồng thời làm nẩy sinh nhu cầu cần có một cách
nhìn tổng hợp mới, liên ngành đối với văn học, nêu rõ mối liên hệ đa chiều
của văn học không chỉ với nghệ thuật, ngôn ngữ, tƣ tƣởng, mà còn với các
hoạt động tinh thần quan trọng khác của con ngƣời. Trong tình hình này đã
xuất hiện cách tiếp cận văn hóa đối với văn học.
Cách tiếp cận văn hoá đối với văn học là một đòi hỏi của thời đại, có
khả năng tạo động lực mới cho văn học, làm cho sự sáng tác, nghiên cứu hay
tiếp nhận văn học không còn đóng khung trong lĩnh vực thuần tuý văn học, ở
một số ngƣời đọc hạn hẹp, mà trở thành quan tâm chung của rất nhiều ngƣời,
của cả cộng đồng xã hội rộng lớn. Trong sự phát triển của đất nƣớc ta ngày
nay, văn hoá đƣợc quan niệm, thức nhận là nền tảng tinh thần của xã hội, một
mục tiêu định hƣớng bao trùm, tác động sâu xa đến các lĩnh vực hoạt động
khác, nhƣ kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng, khoa học, giáo dục...Nhìn dƣới góc độ
văn hoá, tức tìm hiểu, trình bày sự vật, quá trình vừa trên diện rộng, vừa ở
chiều sâu, trong mối liên hệ rộng lớn các hoạt động nhiều mặt của con ngƣời,
và từ gốc rễ, căn cốt, khơi sâu vào nguồn mạch, vào những qui luật và giá trị
thƣờng hằng chi phối cuộc sống, lịch sử, sự phát triển của cộng đồng. Qua
đây, văn học càng có thêm sức sống, ảnh hƣởng, vị thế của văn học càng hiển
nhiên trong đời sống tinh thần chung của đất nƣớc và thời đại.
Có thể thấy rằng, cách tiếp cận văn hóa đối với văn học đã góp phần
khắc phục khuynh hƣớng “biệt lập hóa, cô lập hóa” văn học đã kéo dài quá

18


lâu làm cho văn học xa rời những vấn đề trọng đại, sống còn, bức xúc của đời
sống, của xã hội, của lịch sử, của con ngƣời, do đó cũng mất đi sức mạnh cảm
hoá, thanh lọc lớn lao của nó; khắc phục khuynh hƣớng đề cao một chiều,
tuyệt đối hoá mặt hình thức, kỹ thuật của văn học, đôi lúc biến nó thành một
trò chơi chữ cầu kỳ, trống rỗng. Quan tâm đến những vấn đề của cuộc sống,

của xã hội và con ngƣời, của lịch sử, của dân tộc và đất nƣớc, dƣới góc độ văn
hoá, các nhà văn có thể làm nổi rõ lên những chủ đề, những nhân vật, sắc
màu, giọng điệu, cách diễn đạt tiêu biểu, đặc sắc của một cộng đồng, một
vùng đất, một thời kỳ, nhờ đây mà tạo ra một tiếng nói mới, có đóng góp mới
thật sự cho sự phát triển của văn học dân tộc và nhân loại.
Văn học trung đại Việt Nam có thể cung cấp nhiều dẫn chứng về một
cách tiếp cận văn hoá trong sáng tạo thi ca qua tác phẩm của nhiều tác giả thời
Lý Trần. Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi là một tác phẩm chính luận,
thấm sâu ý đồ chính trị, nhƣng cũng thể hiện rất rõ một tầm nhìn văn hóa:
Nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng văn hiến đã lâu/ Núi sông bờ cõi đã
chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác. Bài Côn sơn ca đậm đà tính chất trữ
tình, hiển lộ một mặt khác trong tâm hồn, trí tuệ của ngƣời anh hùng dân tộc,
sáng chói một nhân sinh quan, một nhân cách thật giản dị mà cao đẹp, cũng là
bài thơ tiêu biểu cho một cách nhìn văn hóa. Truyện Kiều của Nguyễn Du là
một kiệt tác văn chƣơng mang giá trị và ý nghĩa văn hoá lớn. Ở đây ta có thể
bắt gặp cách tiếp cận văn hoá, tầm nhìn văn hoá qua cách thi hào trình bày sự
đan xen, kết hợp tƣ tƣởng văn hoá bản địa với các đạo Nho, Phật, Lão, qua
thiên tài sử dụng ngôn ngữ và thể thơ lục bát của dân tộc, qua cách các nhân
vật xử lý mối quan hệ giữa việc nhà và việc nƣớc, tình yêu và bổn phận...
Trong văn học Việt Nam đƣơng đại, một số cây bút văn xuôi, truyện
ngắn, tiểu thuyết, theo những cách và mức độ khác nhau, đã bộc lộ khuynh
hƣớng tiếp cận văn hoá trong sáng tác nghệ thuật, đƣợc dƣ luận rộng rãi chú

19


ý, nhƣ Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tƣởng, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi,
Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng,
Trang Thế Hy, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, và gần đây
hơn là Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Vi Hồng, Dƣơng Hƣớng, Nguyễn

Khắc Trƣờng, Trần Thuỳ Mai, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Ngọc Tƣ…
Nguyễn Tuân là nhà văn đã sớm biết khơi nguồn và bồi đắp tài năng,
phong cách từ hồn cốt văn hoá dân tộc. Dù nói về quá khứ hay hiện tại, viết
về con ngƣời hay cảnh sắc thiên nhiên, khai thác chất sử thi hay trữ tình ở văn
miêu tả, kể chuyện, trong tiểu thuyết, bút ký hay tuỳ bút, ở đâu Nguyễn Tuân
cũng đi sâu vào tâm hồn và tính cách Việt Nam, quê hƣơng Việt Nam với vẻ
đẹp và sức quyến rũ kỳ lạ, với diện mạo văn hoá đặc sắc, không lẫn vào đâu
đƣợc. Trong truyện ngắn, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tƣởng,
Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc hay Nguyễn Khải, với chủ đề và mức độ thành
công khác nhau, ta bắt gặp khuynh hƣớng, nỗ lực rất có ý thức viết về con ngƣời
Việt Nam, đất nƣớc Việt Nam, dù đó là thực tế xã hội trƣớc cách mạng tháng
Tám hay thời kỳ chiến tranh vừa qua, miền xuôi hay miền ngƣợc, những ngƣời
chân đất hay lính xung kích, ngƣời chị, ngƣời mẹ hay ngƣời trí thức cách mạng.
Các tính cách, các chủ đề, các bức tranh cuộc sống đều đƣợc trình bày không
đơn thuần dƣới góc độ xã hội chính trị, mà dƣới góc độ văn hoá.
Có thể thấy rằng, văn hóa ẩn thân trong văn học, văn học lấy văn hóa
làm chất liệu sáng tác. Nhà văn đích thực là nhà hoạt động văn hóa. Tác phẩm
văn học là sản phẩm văn hóa và ngƣời đọc là ngƣời hƣởng thụ văn hóa. Vấn
đề đặt ra là ngƣời đọc “đọc” tác phẩm ấy nhƣ thế nào - chính là cách tiếp cận
tác phẩm để lĩnh hội những giá trị nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
Văn hóa học là một khoa học nghiên cứu về những giá trị văn hóa đƣợc
cả một cộng đồng nhất định thừa nhận, đƣợc đúc kết qua châm ngôn, tục ngữ,
những kinh sách, những tập tục khá ổn định. Việc vận dụng văn học vào việc

20


nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm văn học là một hƣớng đi mang nhiều triển
vọng. Với phƣơng pháp này, nhà nghiên cứu sẽ giải mã các hiện tƣợng văn
hóa trong văn học bằng cách phục nguyên lại đời sống văn hóa một thời đại

nhất định mà văn học ra đời. Đồng thời xác lập sự chi phối của các quan điểm
triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp... tồn tại trong một không gian
văn hóa nhất định đối với tác phẩm văn học về các mặt xây dựng nhân vật, kết
cấu, mô típ, hình tƣợng cảm xúc, ngôn ngữ... Ở Việt Nam, phƣơng pháp tiếp cận
văn hóa học xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, với những ƣu thế của mình, phƣơng
pháp này đã nhanh chóng trở thành phƣơng pháp nghiên cứu nổi bật. Phƣơng
pháp văn hóa học thƣờng áp dụng cho giai đoạn văn học cổ trung đại, tuy nhiên
các tác giả hiện đại của văn học Việt Nam cũng có xu hƣớng khai thác những nét
đẹp, những giá trị bền vững của văn hóa trong văn học. Nghiên cứu văn học từ
góc nhìn văn hóa hiện nay đang là vấn đề cấp thiết. Nó vừa giúp độc giả khám
phá đƣợc cái hay, cái đẹp của tác phẩm, đồng thời vừa đem lại những cảm thức
văn hóa của thời đại vào đời sống tinh thần của mỗi con ngƣời.
1.2. Tiểu thuyết văn hóa - lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh trong
dòng tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại.
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương Nguyễn Xuân Khánh.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, quê ông ở xã Cổ Nhuế,
Từ Liêm, Hà Nội. Ông đỗ tú tài Toán, học Đại học Y khoa Hà Nội cho đến
hết năm 1952 thì ra vùng tự do tham gia bộ đội. Trong khoảng mƣời năm, ông
ở một đơn vị pháo binh, rồi dạy văn hoá tại Trƣờng Sĩ quan Lục quân trƣớc
khi chuyển về làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ 1966, ông là phóng
viên báo Thiếu niên Tiền phong trƣớc khi về hƣu non vào năm 1973. Hiện
nay ông đang sống tại căn nhà số 36, đƣờng Trần Khát Chân thuộc quận Hai
Bà Trƣng, Hà Nội.

21


Nghiệp viết của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có nhiều trầm bổng, bất
định. Ông bắt đầu viết những tác phẩm đầu tiên khi tham gia quân đội. Năm
1957, truyện ngắn Một đêm của ông đƣợc giải thƣởng cuộc thi truyện ngắn

đầu tiên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1958, ông viết Làng nghèo
nhƣng không đƣợc in. Năm 1962, sau khi in tập truyện ngắn Rừng sâu và bị
kỷ luật.Tiếp tục ông viết Trư cuồng, đổ vào đấy bao nhiêu tâm huyết, nhƣng
không thể xuất bản, đến nay, tác phẩm vẫn nổi trôi trên mạng internet. Năm
1990, tiểu thuyết Miền hoang tưởng của ông đƣợc in, sách vừa ra, tác giả liền
bị phê phán kịch liệt. Có thời gian, Nguyễn Xuân Khánh vắng bóng trên văn
đàn suốt 20 năm (1969 – 1989). Đây là quãng thời gian ông sống lặng lẽ với
văn chƣơng và không ngần ngại làm đủ các nghề để kiếm kế mƣu sinh: dịch
sách, nuôi lợn, thợ may, thợ khóa… Nhƣng cũng chính thời gian này đã tạo
cho ông thêm nhiều sự trải nghiệm trong cuộc sống, một tầm suy nghĩ sâu sắc
và kho tri thức, vốn văn hóa phong phú từ những trang sách mà ông vẫn âm
thầm nghiền ngẫm. Văn chƣơng vẫn gắn bó với ông nhƣ một duyên nghiệp và
tự đáy sâu tâm hồn mình, Nguyễn Xuân Khánh vẫn dành cho văn chƣơng một
vị trí đặc biệt, “linh thiêng” không bao giờ xóa bỏ.
Trong khoảng một thập kỷ gần đây, thoát qua cơn “bĩ cực”, rồi “thái
lai”, “gốc mai già xù xì” (nói nhƣ cách nói của nhàn văn Văn Chinh) Nguyễn
Xuân Khánh liên tiếp và đều đặn đóng góp cho nền văn học nƣớc nhà ba cuốn
tiểu thuyết khá đồ sộ Hồ Quý Ly (năm 2000), Mẫu Thượng ngàn (năm 2006)
và Đội gạo lên chùa (năm 2011) đã thu hút đông đảo độc giả và sự chú ý đánh
giá của các nhà văn, nhà báo, nhà phê bình. Các tác phẩm của ông liên tiếp
nhận đƣợc các giải thƣởng danh giá, nhƣ Hồ Quý Ly (2000) giành đƣợc 4
giải: – Giải thưởng Cuộc thi tiểu thuyết (1998 – 2000) của Hội Nhà văn Việt
Nam, – Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội (2001), – Giải thưởng Mai
vàng của báo Người lao động (2001), – Giải thưởng Thăng Long của Uỷ ban

22


nhân dân thành phố Hà Nội (2002). Mẫu Thượng ngàn (2006): có 2 giải: –
Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội (2006), – Giải thưởng văn hoá Doanh nhân

(2007). Đội gạo lên chùa xuất bản đầu năm 2011, đầu năm 2012 đã đƣợc trao
ngay Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Với những kết quả rất đáng trân
trọng này, có thể khẳng định rằng nguồn mạch văn chƣơng trong tâm tƣởng
của Nguyễn Xuân Khánh chƣa bao đứt gãy, càng lão niên, nghề viết của nhà
văn càng trở nên lão luyện. Những điều ấp ủ trong năm tháng âm thầm kia đã
“nở rộ” khi nhà văn đã bƣớc qua tuổi “thất thập cổ lai hi”.
Đến với văn chƣơng không chủ định nhƣng nghiệp văn lại đã gắn bó
với ông nhƣ một duyên nghiệp. Mặc dù trên con đƣờng đến với lâu đài văn
chƣơng không phải lúc nào cũng dễ dàng mà có lúc phải trải qua những thăng
trầm, mất mát, thậm chí cả những “thất bại” trong đời nhƣng ông đã không hề
nản lòng rời bỏ niềm đam mê đối với văn chƣơng. Điều gì đã giữ lại cho ông
niềm tin và niềm say mê ấy? Một trong những nguyên nhân quan trọng ấy
chính là ký ức và khát vọng tuổi thơ với rất nhiều dƣ vị. Nguyễn Xuân Khánh
có một tuổi thơ thiếu vắng tình cảm ngƣời cha, mồ côi cha từ năm còn rất
nhỏ. Sống gần mẹ và gần gũi với những ngƣời phụ nữ ruột thịt xung quanh đã
sớm tạo cho Nguyễn Xuân Khánh một sự nhạy cảm. Hình ảnh những ngƣời
phụ nữ ruột thịt và nỗi cô đơn chan chứa cùng niềm khao khát thầm kín sâu
thẳm của họ chính là một nhân tố quan trọng tạo nên giọng điệu tâm hồn của
nhà văn, tạo nên sức ám ảnh tự nhiên trong văn chƣơng của ông. Niềm say mê
văn học và khát vọng hƣớng tới cái đẹp của Nguyễn Xuân Khánh lớn lên
trong không khí văn học đô thị và sớm có dịp tiếp cận với những tác phẩm
văn chƣơng hiện đại đầu thế kỉ XX. Chính những sáng tác của một thế hệ nhà
văn nhƣ Khái Hƣng, Nhất Linh, Thạch lam… đã tiếp thêm tình yêu văn
chƣơng và cung cấp cho ông vốn Tiếng Việt phong phú. Thêm vào đấy,
những năm tháng trên ghế nhà trƣờng, trong môi trƣờng quân đội, hoạt động

23


văn nghệ, Nguyễn Xuân Khánh đƣợc trau dồi, rèn luyện về ý thức cách

mạng, tiếp nhận từ lí thuyết đến hoạt động thực tiễn tƣ tƣởng Mácxit. Ngọn
nguồn “rèn luyện cho nhà văn nghị lực, ý chí đấu tranh, chống lại cái ác, một
phần cũng chính nhờ sự tác động sâu sắc của lí luận Mácxit.
Một đời ngƣời, một đời văn, có thể nói Nguyễn Xuân Khánh có những
vất vả trong đời riêng và thiệt thòi trong văn chƣơng. Tuy nhiên ông đã sống
một cuộc đời đầy kiên trì và luôn cố gắng để nuôi dƣỡng niềm đam mê với
văn chƣơng. Trong nghiệp viết của mình, chính ý chí tự lập, ham học hỏi
đƣợc rèn luyện từ rất sớm trong tuổi thơ nhiều kí ức và môi trƣờng học tập,
công tác cùng sự tiếp nhận vốn tri thức, vốn văn hóa và rất nhiều trải nghiệm
trên đƣờng đời … đã tạo nên những thành công cho nhà văn. Cho tới hôm
nay, với những gì mà nhà văn đã thể hiện trong đời sống văn học, đặc biệt là
những thành công của những sáng tác tiểu thuyết trong những năm gần đây,
Nguyễn Xuân Khánh xứng đáng đƣợc vinh danh nhƣ một gƣơng mặt tiêu biểu
của tiểu thuyết đƣơng đại Việt Nam. Tiểu thuyết của ông đã đóng góp một
phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm
đà bản sắc dân tộc.
1.2.2. Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa - một tiếp nối về dòng tiểu thuyết
lịch sử - văn hóa - phong tục của Nguyễn Xuân Khánh.
Năm 2000, Tiểu thuyết Hồ Quý Ly đánh dấu sự xuất hiện trở lại trong
đời sống văn học của Nguyễn Xuân Khánh. Với tiểu thuyết này, nhà văn đã
thể hiện cách đánh giá mới, khách quan hơn về triều đại nhà Hồ, về nhân vật
lịch sử Hồ Quý Ly với bi kịch của ngƣời cải cách đi trƣớc thời đại. Với tiểu
thuyết Hồ Quý Ly cho thấy một vốn kiến thức lịch sử, văn hóa, vốn ngôn ngữ
và tâm hồn tinh tế của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trong việc bộc lộ thế giới
nội tâm con ngƣời, tả cảnh, vận dụng giai thoại, và các truyền thuyết dân
gian... Chắc hẳn không phải đơn giản khi nhà văn chọn một thời điểm đầy

24



biến động của lịch sử dân tộc với những nhân vật lịch sử và tâm sự của họ đã
trở thành vấn đề tranh cãi chƣa hẳn đã đồng nhất từ trƣớc đến nay. Nổi bật
trong tác phẩm là mối mâu thuẫn giữa hai phe phái: phe Hồ Quý Ly và phe
“phù Trần”. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm – Hồ Quý Ly đƣợc soi chiếu
dƣới góc nhìn của các nhân vật khác để “lộ ra” những mảng sáng và mảng tối
trong tâm hồn. Bên cạnh đó, một hệ thống các nhân vật với đủ các tầng lớp,
các giai tầng với các mối quan hệ cùng các toan tính, âm mƣu, các mối mâu
thuẫn giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa tham vọng quyền lực và tình cảm cá
nhân…đã tạo nên một tác phẩm đa sự kiện, đa tuyến nhân vật, chứa đựng
nhiều nội dung và mang những giá trị tƣ tƣởng mới mẻ.
Năm 2006, từ bản thảo cuốn Làng nghèo, tác giả đã viết Mẫu Thượng
ngàn. Tác phẩm đề cập tới nhiều vấn đề mới mẻ trong thời kỳ tiếp biến văn
hóa Pháp – Việt. Điều đặc biệt nhất trong cuốn tiểu thuyết là sự tràn ngập các
yếu tố tín ngƣỡng dân gian. Hơn nữa, tác giả đƣa ra cái nhìn mới về thời kỳ
thuộc Pháp, không những chỉ ngƣời Việt Nam mà đời sống của những ngƣời
Pháp ở thuộc địa, ngƣời Việt theo Ki-tô giáo cũng đƣợc miêu tả, lần đầu tiên
có một tiểu thuyết viết về đạo Mẫu và tục lên đồng, những thứ mà trong một
thời gian dài, số đông ngƣời coi là mê tín dị đoan...
Năm 2011, tiểu thuyết Đội gạo lên chùa ra đời, tác phẩm viết về ảnh
hƣởng của văn hóa Phật giáo trong đời sống ngƣời dân Bắc Bộ trong thế kỷ
XX. Trong thời gian đó, lịch sử dân tộc đã hứng chịu cuộc xâm lƣợc và “khai
hóa” của thực dân Pháp, trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp, cải cách
ruộng đất, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, và những ngày đầu thống
nhất đất nƣớc. Bằng chính những trải nghiệm của một ngƣời ở tuổi “xƣa nay
hiếm”, ông đã tái hiện và kiến giải lịch sử Phật giáo và lịch sử tu hành dòng
đạo này ở Việt Nam, đặc biệt là sự biến đổi và hòa nhập của Phật giáo vào đời
sống thế tục và tâm linh của ngƣời dân. Cuốn sách cho thấy vai trò quan trọng

25



×