Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết việt nam sau 1975 qua sáng tác của nguyễn trọng oánh và bảo ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.42 KB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------o0o-------

NGUYỄN QUỐC BẢO

CHỦ ĐỀ CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM SAU NĂM 1975 QUA SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN TRỌNG OÁNH VÀ BẢO NINH

LUẬN VĂN THẠC SI ̃
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội 2011

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................

01

PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………….....................

03

1. lý do chọn đề tài ……………………………………………………....

03



2. Lịch sử vấn đề……………………………………................................

06

3.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu..... .........................................................

12

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................

13

5. Kết cấu của luận văn.........................................................................

13

CHƢƠNG 1: NGUYỄN TRỌNG OÁNH, BẢO NINH TRONG ĐỜI
SỐNG VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI..............................................................

14

1.1. Chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu hòa
bình.............................................................................................................

14

1.1.1. Hoàn cảnh xã hội Việt Nam sau năm 1975…..................................


15

1.1.2. Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975- những dấu hiệu vận
động và đổi mới..........................................................................................

18

1.2. Nguyễn Trọng Oánh, Bảo Ninh với những dấu ấn của sự đột phá.....

27

1.2.1. Đất trắng, Mây cuối chân trời - Một cách nhìn mới về thực tế
chiến trận....................................................................................................

28

1.2.2. Nỗi buồn chiến tranh - Một tác phẩm có số phận đặc biệt...............

34

CHƢƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CHỦ ĐỀ CHIẾN
TRANH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYÊN TRỌNG OÁNH
VÀ BẢO NINH..........................................................................................

40

2.1. Quan niệm mới về hiện thực chiến tranh............................................

41


2.2. Chân dung ngƣời lính với những chuẩn mực thẩm mỹ mới............

55

2


2.2.1. Mối quan hệ giữa khái niệm chủ nghĩa anh hùng và chủ nghĩa yêu
nƣớc.......................................................................................................

55

2.2.2. Sự biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng với những chuẩn mực thẩm
mỹ mới..................................................................................................

59

2.3. Chủ nghĩa nhân văn với những khuynh hƣớng biểu hiện mới.........

66

2.3.1. Những vết thƣơng chiến tranh để lại nơi số phận con ngƣời..........

67

2.3.2. Những giá trị văn hóa tinh thần và ƣớc vọng hòa giải sau chiến
tranh.......................................................................................................

76


CHƢƠNG 3: NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT NGUYỄN TRỌNG OÁNH VÀ BẢO NINH............................

85

3.1. Những tìm kiếm, đổi mới trong kết cấu tác phẩm...............................

85

3.2. Những cách tân trong giọng điệu và điểm nhìn trần thuật................

94

3.3. Sự đổi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật..............................

103

PHẦN KẾT LUẬN................................................................................

116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................

121

3


PHẦN MỞ ĐẦU

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong văn học thế giới, chiến tranh là một đề tài thƣờng trực, có ý nghĩa
trung tâm và gần nhƣ trƣờng cửu, phản ánh một cách sâu sắc toàn cảnh
hiện thực đấu tranh và sinh tồn của toàn nhân loại trong tiến trình lịch sử
phát triển loài ngƣời. Trong lịch sử văn học phƣơng Tây cũng nhƣ phƣơng
Đông, đề tài văn học viết về chiến tranh nổi lên nhƣ là một “siêu đề tài”
với hàng loạt các tác phẩm có giá trị. Văn học viết về chiến tranh ở
phƣơng Tây có thể tính từ Anh hùng ca Iliat - Odice của Homer thời cổ
Hy-La đến các tác phẩm nổi tiếng nhƣ Chiến tranh và hòa bình của
Leptônxtôi, Sông đêm êm đềm của Sô lô khôp, Đêm Lisbone, Khải hoàn
môn của E.M Remarque, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai của
Hêminhway. Còn ở phƣơng Đông có thể kể đến Tam quốc diễn nghĩa của
La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am…
Văn học Việt Nam là một bộ phận vận động trong quỹ đạo chung của văn
học thế giới và quan trọng hơn là luôn song hành với lịch sử dân tộc, gắn
liền với vận mệnh của đất nƣớc, dân tộc, gắn liền với lịch sử của những
cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Có thể nói, đề tài chiến tranh trong văn
học Việt Nam đã phản ánh rất tự nhiên và sinh động chặng đƣờng phát
triển của lịch sử dân tộc và bản thân đề tài đó từng bƣớc trƣởng thành qua
mỗi chặng đƣờng phát triển đó. Với mỗi chặng đƣờng phát triển khác nhau
của lịch sử, chiến tranh đƣợc phản ánh và tiếp cận với những phƣơng thức,
góc nhìn và cảm hứng khác nhau. Đất nƣớc Việt Nam đau thƣơng máu lửa
đã trải qua bao cuộc chiến tranh giữ nƣớc. Ba mƣơi năm “gian lao mà anh
dũng” với hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống Pháp, chống Mĩ
đã đem lại tự do dân tộc, đồng thời cũng tạo dựng nên một nền văn học

4


hiện đại viết về chiến tranh. Sống trong chiến tranh, nhìn về chiến tranh và

viết về chiến tranh là một lẽ thƣờng tình bởi lẽ đất nƣớc có chiến tranh thì
sẽ có văn học viết về chiến tranh. Nhƣng viết về chiến tranh, cảm nhận về
chiến tranh nhƣ thế nào khi chiến tranh đã dần lùi vào quá khứ lại là một
vấn đề mới đƣợc đặt ra. Tiếp tục dòng mạch văn xuôi cách mạng, từ sau
năm 1975, đề tài chiến tranh vẫn thu hút sự quan tâm của những ngƣời
cầm bút. Có thể kể một số tác phẩm tiêu biểu nhƣ : Năm 1975 họ đã sống
như thế-1978 (Nguyễn Trí Huân), Ký sự miền đất lửa-1978 (Nguyễn Sinh
và Vũ Kì Lân), Họ cùng thời với những ai- 1981(Thái Bá Lợi), Đất không
giấu mặt-1983 (Hào Vũ), Đất trắng - 1979-1984(Nguyễn Trọng Oánh),
Miền cháy - 1977(Nguyễn Minh Châu), Nỗi buồn chiến tranh-1990 (Bảo
Ninh)…
Nhìn nhận, đánh giá lại cuộc kháng chiến đã qua là một nhu cầu tâm lý
thƣờng trực của các nhà văn. Trong hoàn cảnh không còn phải trực tiếp
đối đầu với bom đạn, chết chóc, ở mỗi nhà văn, cách nhìn nhận và tái hiện
thực tại chiến tranh qua từng tác phẩm đã có chiều sâu lắng, chân thực
hơn.
Có thể nói, văn học viết về đề tài chiến tranh là một trong những bộ phận
quan trọng nhất của nền văn học Việt Nam sau 1975 bởi lẽ chiến tranh là
một hiện thực lớn, quan trọng của đất nƣớc. Phải thừa nhận rằng, văn học
sau 1975 đã có sự vận động, đổi mới trong cách tiếp cận đề tài chiến tranh
và bên cạnh sự xuất hiện của các tác phẩm văn học là sự quan tâm sâu sắc
của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.Đã có rất nhiều các công trình
nghiên cứu, các luận văn, khóa luận, các bài viết về đề tài chiến tranh
trong văn học sau 1975. Tuy vậy, bạn đọc cũng nhƣ ngƣời nghiên cứu về
đề tài chiến tranh trong văn xuôi tự sự Việt Nam thƣờng tập trung vào
nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào vấn đề tác giả, tác phẩm, những phƣơng

5



diện cơ bản thể hiện quy luật phát triển của văn học. Khi đặt vấn đề nghiên
cứu về văn xuôi tự sự Việt Nam viết về chiến tranh sau 1975, chúng tôi
chú trọng về những đặc điểm thẩm mĩ và đặt trong tính liên tục với văn
học trƣớc 1975.
Những cơ sở để tìm hiểu về vấn đề này đƣợc chúng tôi nghiên cứu và khảo
sát qua các sáng tác của hai tác giả là Nguyễn Trọng Oánh , và Bảo Ninh .
Đây chính là hai nhà văn thuộc hai thế hệ khác nhau nhƣng lại là

những

dấu mốc biểu hiện đƣợc tính liên tục của nền văn học viết về chiến tranh
trƣớc và sau 1975. Những sáng tác văn học Nguyễn Trọng Oánh có chiều
dài liên tục từ trong chiến tranh chống Mĩ, qua giai đoạn 1975-1985 và vắt
sang đến đổi mới với những sáng tác tiêu biểu của nền văn học hiện thực
xã hội chủ nghĩa theo khuynh hƣớng sƣ̉ thi với sƣ̣ ngơ ̣i ca phẩ m chấ t của
chủ nghĩa anh hùng cách mạng cũng nhƣ những sáng tác nổi bật mang xu
hƣớng cách tân của văn học sau 1975.
Đối với Nguyễn Trọng Oánh, giới nghiên cứu nhắc nhiều đến với tƣ cách
nhà văn đầu tiên đƣa ra dấu hiệu thay đổi về sự nhận thức lại hiện thực,
đặc biệt là hiện thực về chiến tranh. Từ tập I của Đất trắng, với tiêu đề
Ngã ba đến tập II với tiêu đề Đất đứng chân là cả một chặng đƣờng dài
đầy thử thách. Đọc tập một Đất trắng có ngƣời cho rằng đó là một câu
chuyện viết về một tên phản bội nhƣng đến những trang cuối của tác phẩm
thì vấn đề mà nhà văn đề cập đã vƣơn lên một tầm cao khái quát. Trong
khi đó nhà văn Bảo Ninh lại là một nhà văn tiêu biểu cho thời kỳ đầu, một
giai đoạn vô cùng quan trọng của nền văn học đổi mới với tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh. Viết về chiến tranh, suy ngẫm về chiến tranh với cái
nhìn khoan dung nhân ái, giàu tính nhân văn là một nét độc đáo trong ngòi
bút Bảo Ninh. Thái độ đón nhận ồn ào rồi quên lãng và lại chân thành mê
đắm phần nào nói lên đƣợc sự thành công của Nỗi buồn chiến tranh.


6


Việc nghiên cứu và khảo sát hai nhà văn này sẽ cho thấy tính liên tục của
văn học viết về chiến tranh, tính kế thừa của các thế hệ qua các giai đoạn
và quan trọng hơn là những biểu hiện mới về chủ đề chiến tranh và cách
mạng trong một giai đoạn văn học mới.
Xuất phát từ thực tế đó và những khả năng đó, chúng tôi chọn đề tài : Chủ
đề chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 qua sáng tác
của Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh với mục đích làm rõ những khía
cạnh đổi mới trong văn học viết về chiến tranh của các nhà văn đƣơng đại.
2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Có thể nói, chiến tranh đối với văn học nói chung không còn mang ý nghĩa
đề tài một cách thuần túy. Chiến tranh chiếm một phần lớn thực tại đời
sống dân tộc suốt nhiều thế kỷ. Nhâ ̣n đinh
̣ về vấ n đề này , nhà nghiên cứu
Đinh Xuân Dũng đã có nhƣ̃ng nhâ ̣n xét xác đáng: “Đề tài chiế n tranh trong
văn ho ̣c Viê ̣t Nam có đô ̣ dài ngang với chính độ dài của lịch sử văn học
dân tô ̣c. Nế u tin
́ h tƣ̀ truyề n thuyế t Thánh Gióng, chúng ta có thể nghĩ rằng,
đề tài chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc là nguồn chủ lực, là nguồn
mạch phong phú nhấ t, không bao giờ vơi của văn ho ̣c Viê ̣t Nam

tƣ̀ khi

hình thành đến nay” [8]. Lẽ đƣơng nhiên là khi đất nƣớc có chiến tranh thì
cuộc sống và con ngƣời sẽ bị chi phối bởi quy luật chiến tranh nhƣng vấn
đề đặt ra ở đây là sau 1975, khi đất nƣớc toàn vẹn, văn học thống nhất, đời
sống hòa bình thƣờng nhật, cuộc sống và con ngƣời trở về với đời thƣờng

sẽ bị chi phối bởi quy luật sinh kế thì vấn đề viết về chiến tranh thời hậu
chiến có gì khác trƣớc, văn học trong đó có tiể u thuyế t viết về đề tài chiến
tranh nhận diện quá khứ nhƣ thế nào? Điều đó phản ánh sự đổi mới và
trƣởng thành hơn trong quan niệm thẩm mỹ , trong tƣ duy nghê ̣ thuâ ̣t của
nhà văn qua các thời kỳ. Nằ m trong xu hƣớng đó , tiể u thuyế t viết về chủ

7


đề chiến tranh cũng không nằm ngoài sự vận động chung của văn học sau
1975.
Nhìn chung, đối với văn học Việt Nam sau 1975 viết về đề tài chiến
tranh, giới nghiên cứu và phê bình đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu trên
các tạp chí cũng nhƣ trong các công trình nghiên cứu. Về cơ bản đa số các
ý kiến nghiên cứu phê bình đều gặp nhau ở sự khẳng định thành tựu cách
tân và đổi mới. Tại hội nghị lần thứ 19 những ngƣời lãnh đạo các hội nhà
văn các nƣớc xã hội chủ nghĩa tại Hà Nội ngày 11 và 12-3-1983, trong báo
cáo Đôi nét về tình hình văn học và công việc của những người cầm bút
Việt Nam thời gian qua, nhà văn Nguyên Ngọc đã cho rằng : “Có thể
thấy, một đặc điểm rõ rệt ở những tác phẩm viết về đề tài đó xuất hiện mấy
năm gần đây, ấy là xu hƣớng dựng lên những bức tranh toàn cảnh bao quát
một không gian hay một thời điểm quan trọng nhất của chiến tranh hoặc
cũng có khi cả một thế hệ đã cống hiến phần chủ yếu nhất của cuộc đời
mình cho cuộc chiến đấu mất còn của dân tộc. Cũng có những tác giả
ngƣợc lại, không triển khai tác phẩm của mình theo chiều rộng mà chú
trọng khai thác theo chiều sâu, trong khi miêu tả tập trung một sự kiện
thoáng trông không có gì to tát, vang dội thì tìm hiểu sự xung đột và
chuyển hóa của các giai cấp và tầng lớp xã hội, trong những chấn động xã
hội ấy diễn ra cuộc vật lộn căng thẳng của con ngƣời về tƣ tƣởng và đạo
đức. Và dù là một bức tranh toàn cảnh hay đột phá vào chỉ một điểm tập

trung, thì ở đây nhà văn đều muốn cuộc chiến đấu đã qua mà tìm lấy và
nhắn nhủ một điều tâm huyết, một bài học nào đấy về đạo đức, về trách
nhiệm, về ý nghĩa sự sống và cống hiến của con ngƣời hôm nay…”[28].Ý
kiến của nhà văn Nguyên Ngọc tuy chƣa định hình rõ một khuynh hƣớng
mới trong nhận thức lại hiện thực chiến tranh và những lối viết mới nhƣng
phần nào đã cho thấy sự thay đổi trong mối tƣơng quan giữa lối viết cũ và

8


mới. Nhà văn Hữu Mai trong bài Viết về đề tài chiến tranh giải phóng
cũng nhận định: “Bình diện viết về chiến tranh đã đƣợc mở rộng. Chúng ta
đã có điều kiện đi vào nhiều vấn đề trƣớc đây do những yêu cầu của chiến
thắng, của giai đoạn lịch sử ta còn chƣa đề cập tới” và “Một tầm nhìn mới
của nhà văn là điều kiện không thể thiếu để đào sâu những vấn đề triết
học, đạo đức nâng cao khả năng miêu tả biện chứng những mặt khác nhau
của hiện thực chiến tranh: anh hùng và hèn nhát, yêu thƣơng và căm thù,
trung thành và phản bội, ý thức trách nhiệm và bản năng sợ chết của con
ngƣời, chiến thắng và những hi sinh, mất mát, cái đẹp và cái tàn phá, ác
liệt của chiến tranh…”[26]. Phải nói rằng, nhà văn Hữu Mai đã rất thẳng
thắn trong việc chỉ ra những hạn chế của văn học viết về chiến tranh trƣớc
đây. Đó phải chăng là những né tránh hiện thực mà nay ngƣời viết phải
mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật mà cụ thể là những mă ̣t khác nhau của
hiện thực chiến tranh. Cũng trong xu hƣớng thống nhất về một sự đổi mới
cần thiết cho văn học Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh cách mạng,
trong bài viết Mấy vấn đề của tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách
mạng, Giáo sƣ Phan Cự Đệ cũng khẳng định “ Bây giờ đây, sau khi cuộc
kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc, trong những điều kiện mới, các nhà
tiểu thuyết đang đặt vấn đề nâng cao chất lƣợng hiện thực của những tác
phẩm viết về đề tài chiến tranh”. Tiếp tục nhấn mạnh thêm vấn đề này, nhà

nghiên cứu Nguyễn Văn Long trong bài Văn xuôi sau 1975 viết về cuộc
kháng chiến chống Mỹ đã cho rằng: “Trong nhiều sáng tác gần đây, bên
cạnh ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến tranh, đã thấy gia tăng sự chú ý của
nhà văn đến việc trình bày con ngƣời trong biến diễn lịch sử. Nhiều tác
phẩm đã đặc biệt chú ý xây dựng những hoàn cảnh quyết liệt, đầy xung đột
phức tạp, đƣa nhân vật của mình vào những tình huống hết sức khó khăn,
trình bày những diễn biễn và số phận không giản đơn của con ngƣời”[23].

9


Trong bài viết Chiến tranh trong các tác phẩm văn chương được giải ,
Tôn Phƣơng Lan đã nhận xét: “Văn học viết về đề tài chiến tranh trong
những năm chiến tranh ít nói về buồn vui của cuộc sống thƣờng nhật, ít
nói về những đau thƣơng, mất mát, hy sinh trên chiến trƣờng, ít quan tâm
đến số phận con ngƣời mà tập trung quan tâm đến số phận đất nƣớc. Sau
chiến tranh, văn học viết về đề tài này mới có xu hƣớng viết về sự thật của
đời sống, viết về những khó khăn, ác liệt, những sai lầm, vấp ngã, thiếu
xót của ngƣời lính trong chiến tranh cũng nhƣ trƣớc sự cám dỗ của cuộc
sống đời thƣờng”[20]. Ý kiến của nhà nghiên cứu Tôn Phƣơng Lan đã khái
quát những vấn đề cần khai thác trong xu thế mới viết về chiến tranh.
Trƣớc đây trong văn học trƣớc 1975, khó khăn quyết liệt không phải
không có, nhƣng những sai lầm hay vấp váp hầu nhƣ không đƣợc đề cập
đến, hiê ̣n thƣ̣c chiế n tranh dƣờng nhƣ chƣa thƣ̣c sƣ̣ là hiê ̣n thƣ̣c theo đúng
ý nghĩa của nó , nói chung chiến tranh chỉ đơn giản đƣợc nhìn nhận thuần
túy một chiều , ở bên một phía và mang đậm hào quang chiến thắng mà
chƣa phản án h hế t nhƣ̃ng hy sinh , mấ t mát . Bên ca ̣nh đó , nhà văn Hồ
Phƣơng đã xem quá trin
̀ h vâ ̣n đô ̣ng của văn ho ̣c viế t về chiế n tranh sau
1975 nhƣ là “sƣ̣ trở về nguyên lí : Văn ho ̣c là nhân ho ̣c”. Theo Hồ Phƣơng,

văn ho ̣c sau 1975 chủ yếu là kh ám phá và biểu hiện tâm hồn , tính cách ,
sƣ́c số ng của con ngƣời qua nhƣ̃ng số phâ ̣n rấ t khác nhau trong muôn vàn
sƣ̣ kiê ̣n xảy ra trong cuô ̣c số ng và “càng đi sâu vào con ngƣời

, văn ho ̣c

càng gần tới bản chất cuộc sống , do đó t ính nhân văn cũng cao hơn ”[37].
Ở một tầng bậc khác nhà văn Xuân Thiều đã phân tích khá toàn diện và
sâu sắc những vấn đề của văn học viết về đề tài chiến tranh trong sự tƣơng
quan của văn học trƣớc và sau 1975. Trong bài viết Mấy suy nghĩ về
mảng văn học chiến tranh cách mạng, nhà văn nhận định: “Nhân dân ta
đã trải qua nửa thế kỷ chiến tranh, nên sự biến động xã hội sẽ vô cùng lớn

10


lao. Nó chi phối số phận từng con ngƣời, cả trong chiến tranh và thời hậu
chiến. Nó vẫn là một vấn đề lớn của con ngƣời Việt Nam không chỉ trong
quá khứ mà còn trong cả hiện tại và cả tƣơng lai nữa”[51]. Tác giả cũng
rất sắc sảo khi đƣa ra đánh giá về những tác phẩm viết về chiến tranh trong
sự đổi mới: “Những tác phẩm viết về chiến tranh của họ đã khác trƣớc kia,
ngòi bút nhà văn đã dấn sâu đến tận cùng hiện thực chiến tranh, đào sâu
vào tính cách Việt Nam, tâm hồn Việt Nam, phát hiện những vẻ đẹp khác
nhau, tái hiện lại khuôn mặt chiến tranh đúng nhƣ nó vốn có”. Phân tích và
nâng lên tầm lý luận, Nhà nghiên cứu Đinh Xuân Dũng trong bài Văn học
Việt Nam về chiến tranh, hai giai đoạn của sự phát triển đã khẳng định:
“Khuynh hƣớng chính của sự phát triển, mặc dầu trải qua không ít khó
khăn, nhiều nhà văn trong số những ngƣời nhiều năm viết về chiến tranh
trong chiến tranh, đã bứt lên, tự đổi mới chính mình, đặc biệt các nhà văn
hình thành vào cuối thời kỳ chống Mỹ, đã cho ra đời những tác phẩm thực

sự đổi mới, đáp ứng nhu cầu xã hội và minh chứng cho một nhu cầu xã hội
không thể né tránh của mảng văn học viết về chiến tranh sau chiến tranh.
Đó là sự đào sâu mới, đó là khả năng phân tích bình giá và mổ xẻ hiện
thực đa chiều của chiến tranh, đó là sự phân tích mối quan hệ cực kỳ phức
tạp giữa số phận từng con ngƣời với biến cố chiến tranh, đó là năng lực
khám phá và đặt ra những vấn đề nóng bỏng nhất trong chiến tranh và sau
chiến tranh do tác động dai dẳng của chiến tranh trong đời sống của từng
cá nhân và toàn xã hội”[7]. Có thể nói, đây là một sự khái quát khá đầy đủ
và sâu sắc về sự thay đổi trong sự cảm nhận về chiến tranh khi viết về
chiến tranh.
Nhƣ vậy, qua khảo sát một số bài viết, nghiên cứu trong các thời
điểm khác nhau của tiến trình phát triển văn học Việt nam sau 1975, chúng
tôi nhận thấy tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh có sự đổi mới về

11


căn bản và phát triển thành khuynh hƣớng rõ rệt. Tuy vậy, để cụ thể hơn,
xác đáng hơn trong việc khẳng định sự đổi mới đó, chúng tôi tiến hành sự
khảo sát trực tiếp qua hai tác giả tiêu biểu của văn học viết về chiến tranh
sau 1975 là Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh.
Cùng trong xu thế nghiên cứu đánh giá về sự đổi mới của văn học viết về
chiến tranh sau 1975 cũng đã có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về hai
tác giả tiêu biểu này.
Đối với Nguyễn Trọng Oánh, nhà văn đem đến những dấu hiệu của sự đổi
mới cũng đƣợc nhận sự quan tâm của giới nghiên cứu, đặc biệt là tiểu
thuyết Đất trắng và Mây cuố i chân trời.
Cùng với Nguyễn Trọng Oánh, nhà văn Bảo Ninh cũng nhận đƣợc khá
nhiều sự đánh giá về đóng góp vào sự đổi mới của văn xuôi tự sự Viêt
Nam viết về chiến tranh sau 1975. Đã có những cuộc thảo luận về tiểu

thuyết Nỗi buồn chiến tranh hay còn gọi là Thân phận của tình yêu.
Có thể nói, những đánh giá, nghiên cứu về sự đổi mới của tiể u thuyế t Việt
Nam viết về chiến tranh sau 1975 cũng nhƣ những nghiên cứu về hai tác
giả Nguyễn Trọng Oánh, Bảo Ninh là rất đa dạng và phong phú. Nhìn
chung các nghiên cứu đó đều chú ý đề cập đến những vấn đề cơ bản sau:
Một là, Tiể u thuyế t viết về chiến tranh sau 1975 đã có sự thay đổi về
nhiều phƣơng diện do nhu cầu đổi mới đặt ra từ cả những đòi hỏi cấp bách
của đời sống xã hội và cả phía chủ thể sáng tạo. Sau 1975, mặc dù chƣa có
một sự thay đổi rõ ràng nhƣng đã bắt đầu xuất hiện những tác phẩm viết
theo xu hƣớng nhận chân mang đến những dấu hiệu của một cuộc cách
mạng văn học.
Hai là, giá trị nhân văn, giá trị nhân bản đƣợc khám phá và đánh giá
trên bình diện cao hơn, chân thực và sâu sắc hơn. Nó hƣớng con ngƣời ta

12


đến thái độ và cách nhìn vấn đề thời cuộc cũng nhƣ con ngƣời một cách
nhân bản và toàn vẹn hơn.
Ba là, hiện thực chiến tranh đƣợc đào sâu hơn, con ngƣời trong chiến
tranh đƣợc nhìn nhận nhân bản, bộc lộ sâu sắc hơn trọn vẹn sự khốc liệt
của chiến tranh, do đó ngƣời viết có điều kiện phơi bày đầy đủ và toàn
diện sự khốc liệt của hiện thực cũng nhƣ tình ngƣời trong chiến tranh. Và
cũng từ đó đã xuất hiện những ngƣời anh hùng với những tiêu chí thẩm mĩ
mới, phù hợp với cuộc sống xã hội, đời sống chiến tranh trong sự đa dạng,
đa chiều của nó.
Những nhận định trên đây có đầy đủ cơ sở để xác lập hệ thống quan điểm
cho đề tài của luận văn. Sự đổi mới của văn học Việt Nam sau năm 1975
đã dẫn đến sự thay đổi gì trong sự biểu hiện của chủ đề chiến tranh? Khi
quan niệm về hiện thực chiến tranh thay đổi dẫn tới quan niệm về số phận

con ngƣời nhƣ thế nào? Những chuẩn mực thẩm mỹ mới về ngƣời anh
hùng cũng nhƣ quan niệm về đời sống tinh thần, giá trị văn hóa con ngƣời
trong khuynh hƣớng biểu hiện mới của chủ nghĩa nhân văn cũng sẽ đổi
thay ra sao? Các nhà văn mà cụ thể là qua hai tác giả tiêu biểu Nguyễn
Trọng Oánh và Bảo Ninh đã khai thác những giá trị truyền thống và nhận
thức theo điểm nhìn mới ra sao, dƣới góc độ nghệ thuật nào? Tất cả những
vấn đề này sẽ đƣợc lần lƣợt kiến giải trong các phần của luận văn.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
3.1.Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn chọn sáng tác của hai tác giả nhƣ những dấu mốc quan trọng viết
về đề tài chiến tranh là Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh làm đối tƣợng
nghiên cứu và khảo sát.
3.2.Phạm vi nghiên cứu

13


Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu khảo sát tiểu thuyết và trọng
tâm của luận văn là hƣớng tới nghiên cứu chủ đề chiến tranh từ góc nhìn
của những phạm trù thẩm mỹ chứ không xem xét từ góc độ thể loại. Về tác
phẩm, chúng tôi lấy những tác phẩm của hai nhà văn Nguyễn Trọng Oánh
và Bảo Ninh viết sau năm 1975 để khảo sát, trong đó, tiêu biểu nhất là tiểu
thuyết Đất trắng, Mây cuối chân trời của Nguyễn Trọng Oánh, tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Đồng thời trong quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu, luận văn cũng tìm hiểu thêm một số sáng tác trƣớc năm 1975
và một số các tác phẩm cùng thời để so sánh đối chiếu để nhận diện rõ nét
hơn những biểu hiện mới của chủ đề chiến tranh và cách mạng trong tiểu
thuyết Việt Nam sau 1975 cũng nhƣ hình dung một cách cụ thể sự thay đổi
một cách cơ bản của nền văn học thời hậu chiến.
4- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Về phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu
lịch sử- xã hội, kết hợp với các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp, qua
đó đặt sáng tác trong mối quan hệ với sự vận động lịch sử – xã hội và đời
sống văn học. Ngoài ra có kết hợp các nghiên cứu tiếp cận thi pháp học để
tìm hiểu, phân tích tác phẩm.
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN.
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
triển khai thành 3 chƣơng.
Chương I: Nguyễn Trọng Oánh, Bảo Ninh trong đời sống văn học đƣơng
đại.
Chương II: Những biểu hiện mới của chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết
của Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh.
Chương III: Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Trọng
Oánh và Bảo Ninh.

14


CHƢƠNG 1

NGUYỄN TRỌNG OÁNH, BẢO NINH TRONG ĐỜI SỐNG
VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI
1.1. Chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu
hòa bình
Sau chiế n thắ ng vi ̃ đa ̣i , lịch sử 1975, cùng với niềm phấn khởi hân hoan
của cả đất nƣớc , của dân tô ̣c, văn ho ̣c Viê ̣t Nam đã tiế p nố i truyề n thố ng
của văn học cách mạng tiếp tục phản ánh sự nghiệp cách mạng to lớn và
vinh quang của đấ t nƣớc, trong đó có dòng văn ho ̣c viế t về chiế n tranh với
nhƣ̃ng tác phẩ m mang đâ ̣m nét sƣ̉ thi, giàu tính chiến đấu và ngợi ca. Bƣớc
vào thời kỳ đổi mới , cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, tình hình

phát triển của đời sống văn hóa , văn nghê ̣ cũng có nhƣ̃ng thay đổ i tiế n tới
bắ t nhip̣ và phù hơ ̣p với sƣ̣ phát triể n ma ̣nh mẽ của đấ t nƣớc, hòa mình vào
đời số ng văn ho ̣c chung của nề n văn ho ̣c thế giới. Căn cƣ́ vào nhu cầ u thƣ̣c
tiễn của đời số ng văn hóa văn nghê ̣ trong giai đoa ̣n lich
̣ sƣ̉ mới , với sƣ̣ đổ i
mới tƣ duy, nhìn thẳng vào sự thật, Nghị quyế t 05 của Bộ chính trị đã đề ra
chủ trƣơng đúng đắn về văn hóa văn nghệ tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lầ n thƣ́ VI của Đảng , đó là : “ Thƣ̣c hiê ̣n chủ trƣơng đổ i mới Đảng trong
hoàn cảnh cá ch ma ̣ng khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t đang diễn ra với quy mô , tố c đô ̣
chƣa tƣ̀ng thấ y trên thế giới và viê ̣c giao lƣu giƣ̃a các nƣớc và các nề n văn
hóa ngày càng mở rộng , văn hóa văn nghê ̣ nƣớc ta càng phải đổ i mới , đổ i
mới tƣ duy, đổ i mới cách nghĩ , cách làm”[2] và “ Đảng khuyến khích văn
nghê ̣ si ̃ tìm tòi sáng ta ̣o , khuyế n khích và yêu cầ u có nhƣ̃ng thể nghiê ̣m
mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật và phát triển các loại hình
và thể loại nghệ thuâ ̣t, các hình thức biểu hiện”[3].

15


Có thể nói , ánh sáng của Nghị quyết 05 của Bộ chính trị trung ƣơng
Đảng về văn hóa văn nghê ̣ đã đă ̣t nề n móng cho đổ i mới của nề n văn ho ̣c
Viê ̣t Nam, trong đó có văn ho ̣c viế t về chiế n tranh. Đây chính là mô ̣t dấ u
mố c vô cùng quan tro ̣ng và mang tính tấ t yế u , phù hợp với yêu cầu của xã
hô ̣i và thời đa ̣i trong

tình hình cách mạng bƣớc sang mô ̣t thời kỳ mới .

Cùng với nền văn học nƣớc nhà , văn ho ̣c viế t về chiế n tranh với nhƣ̃ng
dấ u hiê ̣u thay đổ i mang tính tiề m tàng tƣ̀ sau năm


1975 đã vƣơn mình

mạnh mẽ, đào sâu hiê ̣n thƣ̣c trên tinh thầ n nhân bản và nhân văn, phản ánh
sâu sắ c số phâ ̣n con ngƣời với nhƣ̃ng phƣơng thƣ́c biể u hiê ̣

n nghê ̣ thuâ ̣t

mới mẻ và táo ba ̣o.
1.1.1.Hoàn cảnh xã hội Việt Nam sau năm 1975
Đại thắng mùa Xuân 1975 đã đƣa đất nƣớc ta bƣớc vào kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội, kế t thúc hơn 20 năm
kháng chiến trƣờng kỳ chống Mĩ. Có thể nói với chiến thắng lịch sử này,
dân tộc ta đã giành đƣợc thành quả hết sức to lớn đó là giải phóng hoàn
toàn miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Tuy vậy, những vấn đề lớn về việc
khắc phục hậu quả của 20 năm chiến tranh, ổn định và khôi phục kinh tếvăn hóa là những vấn đề cấp thiết.
Ngay trong tháng 9-1975, bốn tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn
giải phóng, khi nhân dân trên cả hai miền đất nƣớc đang tập trung ra sức
khắc phục hâu quả của chiến tranh, ổn định tình hình miền Nam, tiến tới
thống nhất đất nƣớc về mặt Nhà nƣớc, Đảng họp Hội nghị toàn thể Ban
chấp hành Trung ƣơng lần thứ 24 để quyết định những nhiệm vụ của cách
mạng trong giai đoạn mới, nhằm đƣa cả nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội. Hội
nghị của Đảng nêu rõ: “ Hoàn thành thống nhất nƣớc nhà, đƣa cả nƣớc tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”[13]. Để đƣa đất

16


nƣớc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi Đảng phải xác định đƣờng lối
cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Yêu cầu khách
quan đó đƣợc Đảng đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại

hội nêu rõ tầm quan trọng của việc đƣa cả nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội: “
Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực hiện đƣợc ƣớc mơ lâu đời của nhân dân
lao động và vĩnh viễn thoát khỏi cảnh bị áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc
hậu, để sống một cuộc đời no cơm, ấm áo, ngày mai đƣợc đảm bảo một
cuộc đời văn minh, hạnh phúc…Có chủ nghĩa xã hội, Tổ quốc ta mới có
kinh tế hiện đại, văn hóa, khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh; do
đó bảo đảm cho đất nƣớc ta vĩnh viễn độc lập, tự do và ngày càng phát
triển phồn vinh” [9]. Vận dụng đƣờng lối chung và đƣờng lối xây dựng
kinh tế của Đảng trong tình hình cụ thể, Đại hội đã quyết định phƣơng
hƣớng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nƣớc 5 năm
(1976-1980) là :phát triển và cải tạo kinh tế, văn hóa, phát triển khoa học
nhằm xây dựng một bƣớc cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,
bƣớc đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nƣớc, mà bộ phận chủ
yếu là cơ cấu công - nông nghiệp, cải thiện một bƣớc đời sống vật chất và
văn hóa của nhân dân lao động. Kế hoạch 5 năm (1976-1980) đƣợc thực
hiện trong hoàn cảnh nƣớc ta còn nhiều khó khăn: nhân dân ta vừa trải qua
cuộc chiến tranh chống Mĩ hai chục năm và tiếp tục phải chiến đấu chống
lại cuộc chiến tranh lấn chiếm ở biên giới Tây Nam và phía Bắc của Tổ
quốc, chƣa kể các hoạt động khống chế, phá hoại của các lực lƣợng phản
động thù địch cùng chính sách cấm vận của Mĩ làm cản trở quan hệ kinh tế
giữa nƣớc ta với các nƣớc. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có những sai lầm
nhất định trong chủ trƣơng cải tạo, xây dựng kinh tế do đó thời kỳ này đất
nƣớc chƣa thoát khỏi sự khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Sự khủng hoảng

17


về kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong thời kỳ này đã tác động đến mọi
mặt, mọi lĩnh vực trong đó có đời sống văn học nƣớc nhà.
Với chủ trƣơng xây dựng chủ nghĩa xã hội trong chặng đƣờng các

năm tiếp theo, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã kiểm
điểm toàn diện sự lãnh đạo của Đảng từ Đại hội lần thứ IV, xác định
những nhiệm vụ chiến lƣợc cho cách mạng trong tình hình mới. Đại hội
khẳng định: “ Trong giai đoạn mới của cách mạng, toàn dân toàn quân
ta…đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu làm hai nhiệm vụ chiến lƣợc: Một
là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; hai là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[10]. Đại hội V khẳng định
tiếp tục đƣờng lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đƣờng lối xây
dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ do Đại hội IV đề ra.
Tuy nhiên, đến Đại hội V, đƣờng lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời
kỳ qua độ của Đảng bắt đầu có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển, cụ thể
hóa cho từng chặng đƣờng, từng giai đoạn phù hợp với những điều kiện
lịch sử cụ thể. Trong kế hoạch 5 năm (1981- 1985), Đảng chủ trƣơng đẩy
mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển thêm một bƣớc và sắp xếp lại cơ
cấu kinh tế, nhằm đạt đƣợc sự ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đáp ứng
các nhu cầu cấp thiết của đời sống xã hội.
Để giữ vững ổn định tình hình kinh tế xã hội, ổn định đời sống của
nhân dân, đƣa đất nƣớc thực sự vƣợt qua khỏi khủng hoảng về kinh tế - xã
hội, đòi hỏi Đảng phải đổi mới tƣ duy về chủ nghĩa xã hội, điều chỉnh lại
đƣờng hƣớng xây dựng chủ nghĩa xã hội theo từng chặng đƣờng trên con
đƣờng dài lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình, đặc điểm của đất
nƣớc. Trách nhiệm lịch sử đó đặt ra với Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VI của Đảng.

18


Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra nhiệm vụ
chung cho cả chặng đƣờng phát triển đổi mới đất nƣớc với những chủ
trƣơng đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế chính trị đến văn hóa tƣ

tƣởng. Đại hội nhấn mạnh: “ Trong khi không ngừng chăm lo nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc, Đảng và nhân dân ta tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ
xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền kinh tế
mới, nền văn hóa mới và con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa”[11]. Phải khẳng
định rằng Đại hội VI của Đảng là một bƣớc ngoặt, một mốc son vĩ đại thể
hiện sự chèo lái sáng suốt con thuyền cách mạng của Đảng ta, đƣa lại sự
phát triển mạnh mẽ và tƣơi mới cho đất nƣớc về mọi mặt, có tác động
quan trọng và to lớn đến sự ổn định và phát triển của đời sống xã hội,
trong đó có đời sống văn hóa nói chung và văn học nói riêng.
Có thể nói, xã hội Việt Nam thời kỳ sau 1975 đầy nhƣ̃ng cam go và
thử thách. Trong nƣớc, nền kinh tế khủng hoảng trì trệ. Hai đầu biên giới
phía Bắc và Tây Nam vẫn đối mặt với chiến tranh.Trên thế giới hệ thống
Xã hội chủ nghĩa đi vào khủng hoảng và bế tắc. Tuy vậy, với sự sáng suốt
và nhận định tình hình chính xác, Đảng ta đã kịp thời có những bƣớc điều
chỉnh chiến lƣợc, dần đƣa đất nƣớc thoát khỏi khủng hoảng, ổn định và
phát triển. Riêng về mặt văn học nghệ thuật, giai đoạn này bắt đầu có sự
chuyển mình với khuynh hƣớng nhận thức lại hiện thực. Đây là những dấu
hiệu, những làn sóng mới mẻ của một sự đổi mới thật sự. Một sự chuyển
mình của “Đêm trƣớc đổi mới”.
1.1.2.Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975 - những dấu hiệu vận
động và đổi mới
Đa ̣i thắ ng mùa Xuân năm 1975 kế t thúc thắ ng lợi cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nƣớc thần thánh của dân tộc , mở ra mô ̣t thời kỳ mới trong lich
̣ sƣ̉

19


nƣớc nhà , đồ ng thời cũng đƣa tới chă ̣ng đƣờng mới của nề n văn ho ̣c Viê ̣t
Nam. Tƣ̀ sau chiế n thắ ng vi ̃ đa ̣i 1975, nề n văn ho ̣c Viê ̣t Nam kế thƣ̀a và

phát huy truyền thống của mình , vẫn đồ ng hành và gắ n bó với vâ ̣n mê ̣nh
của dân tộc, đi qua nhƣ̃ng bƣớc thăng trầ m và thƣ̣c sƣ̣ đã ta ̣o ra nhƣ̃ng biế n
đổ i sâu sắ c, toàn diện, làm nên diện mạo của một nền văn ho ̣c mới.
Mƣời năm đầ u sau chiế n thắ ng

30 tháng 4, là chặng đƣờng chuyển

tiế p tƣ̀ nề n văn ho ̣c cách ma ̣ng trong chiế n tranh sang nề n văn ho ̣c thời kỳ
hâ ̣u chiế n . Sƣ̣ chuyể n tiế p đó là rấ t toàn diê ̣n , biể u hiê ̣n sâu sắ c trên tấ t cả
các mặt từ nội dung phản ánh , cảm hứng sáng tác , đề tài chủ đề , phƣơng
thƣ́c phản ánh nghê ̣ thuâ ̣t và rấ t quan tro ̣ng là quy luâ ̣t vâ ̣n đô ̣ng của văn
học.. Trong nhƣ̃ng năm đầ u kế t thúc chiế n tranh , chủ đề xuyên suố t trong
các sáng tác văn học vẫn là đề tài cách mạng với khuynh hƣớng sử thi

.

Bƣớc vào nhƣ̃ng năm 1980, trong tình hình khó khăn chung của đất nƣớc ,
với sƣ̣ khủng hoảng về kinh tế – xã hội, với nhiề u khó khăn và thƣ̉ thách ,
nề n văn ho ̣c có dấ u hiê ̣u chƣ̃ng la ̣i , chƣa chuyể n biế n bắ t kip̣ với thƣ̣c tiễn
xã hội, với các quan niê ̣m hiê ̣n thƣ̣c mới và cách tiế p câ ̣n đời số ng xã hô ̣i
mới.
Nhâ ̣n đinh
̣ về tin
̀ h hiǹ h này, Tổ ng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh nói: “Tôi có
cảm giác trong hơn mƣời năm qua (tƣ̀ khi nƣớc nhà thố ng nhấ t , cả nƣớc đi
vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ), so với hai cuô ̣c kháng chiế n trƣớc đó ,
thành tựu văn học của chúng ta con nghèo” [22]. Nhà văn Nguyên Ngọc
cũng có nhâ ̣n đinh
̣ xác đáng: “Trong khi các nhà văn chúng ta say sƣa: bây
giờ hòa bin

̀ h , vố n số ng tić h lũy bao nhiêu năm ăm ắ p nhƣ “cá tƣ́c trƣ́ng
muố n đẻ lắ m rồ i, thì thừa mứa ra đó , bom đa ̣n căng thẳ ng hế t rồ i , vâ ̣t chấ t
cũng đã khố n đố n hơn nhiề u , tha hồ mà viế t , viế t cho hế t , cho đa…
̃ thì
bỗng dƣng cái mố i quan hê ̣ máu thiṭ giƣ̃a công chúng và văn ho ̣c đô ̣t nhiên
lại nhạt đi , hụt hẫng hẳn đi…Ngƣời đọc vừa mới hôm qua còn mặn mà

20


bỗng dƣng bây giờ qu

ay lƣng la ̣i với anh

. Họ không thèm đọc anh

nƣ̃a…”[29]. Mă ̣c dù vâ ̣y , từ năm 1986 trở đi , với sƣ̣ chuyể n mình ma ̣nh
mẽ của đất nƣớc , nề n văn ho ̣c Viê ̣t Nam có sƣ̣ biế n chuyể n mới . Đa ̣i hô ̣i
lầ n thƣ́ VI của Đảng (1986) đã xác đinh
̣ đ ƣờng lối đổi mới toàn diện , mở
ra mô ̣t thời kỳ mới cho đấ t nƣớc vƣơ ̣t qua thời kỳ khủng hoảng để bƣớc
vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững chắc . Tƣ̀ đƣờng
lố i đổ i mới của Đảng , mô ̣t luồ ng gió mới đã thổ i vào đời số ng văn ho ̣c
nƣớc nhà , mở ra mô ̣t cách nhìn , cách tiếp cận mới của văn học Việt Nam .
Có thể nói, mô ̣t tƣ duy văn ho ̣c mới đã hình thành với cách quan niê ̣m mới
về văn ho ̣c , cách tiếp cận c on ngƣời và đời số n g xã hô ̣i cũng nhƣ sự thay
đổ i ma ̣nh mẽ về các thủ pháp nghệ thuật dẫn đến sự biểu

hiê ̣n mới mẻ


trong cá tính sáng tạo và trong phong cách nhà văn . Xu thế tấ t yế u ấ y đã
đƣơ ̣c thể hiê ̣n trong đƣờng lố i đổ i mới của Đảng vớ i tinh thầ n “ đổ i mới tƣ
duy, nhìn thẳng vào sự thật”, tạo cơ sở tƣ tƣởng cho xu hƣớng dân chủ hóa
và sự thức tỉnh ý thức cá nhân trong văn học đƣợc khai dòng và phát triển
mạnh mẽ. Chính xu hƣớng dân chủ hóa và sự thức tỉnh ý thức cá nhân là
nhƣ̃ng yế u tố chủ đa ̣o ta ̣o ra sƣ̣ phát triể n phong phú , sôi nổ i và đa da ̣ng
của văn học nƣớc nhà và bƣớc vào chiều sâu của sự hiện đại hóa văn học
trong xu thế hô ̣i nhâ ̣p và giao lƣu với nề n văn hóa , văn ho ̣c trên thế giới .
Có thể thấy văn học Việt Nam sau năm 1975 ở thời kỳ đầu sau những năm
chiế n tranh mới kế t thúc đã phát triển theo quy luật của sự hồi sinh. Mặc
dù chƣa có những biểu hiện rõ rệt của một thời kỳ văn học đổi mới nhƣng
bản thân cuộc sống mới bộn bề những vấn đề bức xúc đã có một sự chi
phối, hấp dẫn đối với nền văn học. Từ đó đã xuất hiện những tác phẩm có
dấu hiệu thay đổi, biểu hiện xu hƣớng phản ánh hiện thực cuộc sống đang
mở rộng, đi vào chiều sâu của những vấn đề nhân sinh nóng bỏng. Và đặc
biê ̣t là, sau đại hội VI (1986) của Đảng, Văn học đƣợc sống trong bầu

21


không khí mới và phát triển theo hƣớng hiện đại, dân chủ hoá. Văn học đổi
mới có nghĩa là một nền văn học cởi mở, đƣợc đụng chạm đến những đề
tài, những vấn đề mà văn học trƣớc đó chƣa đƣợc đề cập đến. Điều quan
trọng là văn học đổi mới thay đổi quan niệm về hiện thực, nhận ra tính đa
dạng của hiện thực. Thay đổi quan niệm về con ngƣời và nhận ra tính phức
tạp của con ngƣời. Bên cạnh đó văn học đổi mới đã nhấn mạnh đến những
giá trị nhân văn và dân chủ hoá nền văn học. Nhâ ̣n đinh
̣ về xu thế mới
trong văn ho ̣c sau 1986, Phƣơng Lƣ̣u viế t: “ Tôi muố n nói đế n sƣ̣ tôn tro ̣ng
sƣ̣ thâ ̣t. Trƣớc đây vì ý chí luâ ̣n , vì cách suy nghĩ giản đơn , vì lối ca ngơ ̣i

mô ̣t chiề u , chúng ta đã bỏ qua hoặc rất coi nhẹ sự thật . Mấy năm qua , nói
thẳ ng, nói thật đã khôi phục uy tín rất nhiều cho phê

bình và nhấ t là cho

sáng tác” [25]. Nguyễn Quang Thân hào hƣ́ng : “Chƣa bao giờ văn xuôi
phát triể n ma ̣nh nhƣ bây giờ” , “chƣa bao giờ nhà văn đƣơ ̣c thành thâ ̣t nhƣ
bây giờ” [39]. Bàn về văn học từ 1975 đến 1990, Hoàng Ngọc Hiến nhận
xét: “Điề u đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng là trong 15 năm qua kinh nghiê ̣m văn ho ̣c
của ngƣời sáng tá c cũng nhƣ công chúng văn ho ̣c là mô ̣t sƣ̣ kinh nghiê ̣m
bƣ̀ng tin
̉ h rõ ràng là có mô ̣t sƣ̣ thay đổ i trong thi ̣hiế u và nhu cầ u văn
học”[17]. Nhà văn Nguyên Ngọc nói về văn học đổi mới khẳng định : văn
học đã cố gắng rút khỏi số p hâ ̣n chung của cả cô ̣ng đồ ng dân tô ̣c , đi đế n
hiê ̣n thƣ̣c ngổ n ngang và vì thế pha ̣m vi quan tâm của văn ho ̣c ngày càng
rô ̣ng lớn, phong phú “Cái tiể u vũ tru ̣ la ̣i chiń h là mô ̣t vũ trụ rộng lớn khôn
cùng” [30]. Vũ Tuấn Anh trong bà i viế t Văn ho ̣c đổ i mới và phát tri ển [1]
đƣa ra nhâ ̣n đinh
̣ về tin
́ h chấ t dân chủ hóa nhƣ mô ̣t xu hƣớng vâ ̣n đô ̣ng của
văn ho ̣c sau 1975 và chỉ ra rằng chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và chủ nghĩa
yêu nƣớc là nhƣ̃ng thƣớc đo cơ bản nhằ m đánh giá văn ho ̣c suố t mô ̣t thời
gian dài đƣơ ̣c vâ ̣n du ̣ng mô ̣t cách uyể n chuyể n và mở rô ̣ng hơn , chủ nghĩa
nhân văn cũng đã ta ̣o ra mô ̣t sƣ̣ đánh giá mô ̣t sƣ̣ đánh giá văn chƣơng mới ;

22


chính sự thay đổi tiêu chí đánh giá đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc
đẩ y nhƣ̃ng thể nghiê ̣m nghê ̣ thuâ ̣t theo hƣớng dân chủ hóa.

Là một bộ phận lớn và rất quan trọng của nền văn học Việt Nam , văn
học viết về chiến tranh cũng phát triển theo đúng quy lu ật chung của nền
văn ho ̣c đấ t nƣớc . Trong nhƣ̃ng năm kế t thúc đầ u tiên của cuô ̣c chiế n
tranh, vấ n đề nhìn la ̣i cuô ̣c chiế n tranh của nhƣ̃ng con ngƣời vƣ̀a bƣớc ra
khỏi bom đạn đã bùng nổ với một loạt các tác phẩm văn xuôi ở thể

tài kí

sƣ̣ nhƣ Tháng Ba ở Tây nguyên của Nguyễn Khải , Mặt trận phía Đông
Bắ c Sài Gòn của Nam Hà , Phía tây m ặt trận của Hồ Phƣơng… Mô ̣t điề u
cầ n ghi nhâ ̣n trong sƣ̣ phát triể n của đô ̣i ngũ sáng tác văn ho ̣c viế t về chiế n
tranh sau năm 1975 là sự xuất hiện và khẳng định của một loạt nhà văn
bƣớc ra tƣ̀ cuô ̣c chiế n , gắ n bó với cuô ̣c số ng chiế n đấ u và trƣ̣c tiế p cầ m
súng trong chiến tranh nhƣ Chu Lai , Thái Bá Lợi , Xuân Đƣ́c, Nguyễn Trí
Huân, Khuấ t Quang Thu ̣y…: Chính đội ngũ nhà văn này đã đƣa vào văn
học viết về chiến tranh sau 1975 nhƣ̃ng trải nghiê ̣m của cá nhân cũng nhƣ
cả một thế hệ cầm súng trong chiến tranh . Điề u đó có thể nhâ ̣n thấ y n gay
sau năm 1975, trong khoảng mƣời năm đầ u , văn ho ̣c viế t về chiế n tranh
vẫn là mảng gây đƣơ ̣c nhƣ̃ng tiế ng vang nhấ t đinh
̣ trong công chúng
Ngƣời đo ̣c hồ hởi đón nhâ ̣n

.

Miền cháy của Nguyễn Minh Châu , Trong

cơn gió lố c của Khuất Quang Thụy, Năm 75 họ đã sống như thế nào của
Nguyễn Trí Huân , Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh , Nắ ng đồ ng bằ ng
của Chu Lai…Cũng rất dễ hiểu cho thái độ nồng nhiệt của bạn đọc đối với
các tác phẩm viết về chiến tranh bởi lẽ chiến tranh vừa mới đi


qua, tính

thời sƣ̣ của nó vẫn còn nóng hổ i , dƣ âm của chiế n tranh đang còn sƣ́c lan
tỏa rộng lớn trong lòng xã hội . Và một điều khá quan trọng là phần đông
các độc giả tiếp nhận văn học viết về chiến tranh là những ngƣời

đã trƣ̣c

tiế p hoă ̣c gián tiếp tham gia chiế n đấ u trong chiế n tranh và có những trải

23


nghiê ̣m sâu sắ c về chiế n tranh. Viê ̣c đón nhâ ̣n các tác phẩ m văn ho ̣c viế t về
chiế n tranh là mô ̣t sƣ̣ chia sẻ , cảm thông và đầy lòng tự hào, bởi lẽ mặc dù
chƣa đem la ̣i cái nhìn thƣ̣c sƣ̣ mới mẻ về chiế n tranh nhƣng nhƣ̃ng tác
phẩ m này đã thể hiê ̣n nhiề u ấ n tƣơ ̣ng sinh đô ̣ng đâ ̣m nét của nhƣ̃ng ngƣời
đã trải qua cuô ̣c chiế n và bƣớc đầ u đă ̣t ra nhƣ̃ng cách tiế p câ ̣n mớ

i về

chiế n tranh tƣ̀ góc nhìn của cuô ̣c số ng hiê ̣n ta ̣i, đề cập đến những nhiệm vụ
mới của đấ t nƣớc sau cuô ̣c chiế n . Tuy vâ ̣y, phải nói rằ ng, văn ho ̣c Viê ̣t
Nam sau 1975 viế t về chiế n tranh trong thời kỳ đầ u vẫn là các tác ph ẩm
thể hiê ̣n chiế n tranh theo khuynh hƣớng sƣ̉ thi

nhƣng đã có nhƣ̃ng khác

biê ̣t nhấ t đinh

̣ so với loa ̣i hình ấ y ở gia i đoa ̣n trƣớc. Bên ca ̣nh nhu cầ u tái
hiê ̣n la ̣i lich
̣ sƣ̉ với nhƣ̃ng sƣ̣ kiê ̣n mang tính biên niên sƣ̉ , các tác phẩm
cũng bƣớc đầu tâ ̣p trung vào xây dƣ̣ng tiń h cách nhân vâ ̣t , phân tić h và lý
giải về các sự kiện, biế n cố lich
̣ sƣ̉.
Có thể nói những bƣớc đầu trong sự khác biệt của văn học viết về
chiế n tranh sau 1975 mới chỉ là nhƣ̃ng nét chấ m phá mang tiń h sơ khai bởi
do đƣ́ng trƣớc nhƣ̃ng đòi hỏi của cuô ̣c số ng mới , của công chúng với thị
hiế u đã có sƣ̣ thay đổ i thì văn ho ̣c nói chung trong đó có văn ho ̣c viế t về
chiế n tranh phải có sự đổi mới, cách tân sao cho hòa nhâ ̣p cùng với sƣ̣ đổ i
mới của đấ t nƣớc và dân tô ̣c . Nhu cầ u đổ i mới viế t về chiế n tranh đă ̣t ra
ngay tƣ̀ trong tâm lý và suy nghi ̃ của đô ̣i ngũ nhƣ̃ng ngƣời cầ m bút . Ngay
tƣ̀ khi cuô ̣c chiế n tranh chố ng Mi ̃ chƣa

kế t thúc , trong Trang sổ tay viế t

văn in trên Báo Quân đô ̣i nhân dân (1971), nhà văn Nguyễn Minh Châu –
mô ̣t nhà văn luôn say mê hế t miǹ h cho sƣ̣ nghiê ̣p cách ma ̣ng của dân tô ̣c –
đã nhâ ̣n đinh
̣ : “ Hin
̀ h nhƣ cuô ̣c chiế n đấ u sôi nổ i hiê ̣n na y đang đƣơ ̣c văn
xuôi và thơ ca đôi khi tráng lên mô ̣t lớp men trƣ̃ tiǹ h hơi dày cho nên
ngắ m nghiá nó thấ y mỏng manh , bé bỏng, óng chuốt quá, khiế n ngƣời ta
phải ngờ vực” . Sau này trong bài viế t Hãy đọc lời ai điếu cho một giai

24


đoạn văn nghê ̣ minh họa , nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nghiêm khắc đòi

hỏi thay đổi tƣ duy văn học : “ Hình nhƣ nhân dân , cái nhân dân Việt Nam
đầ y trầ m tiñ h và kì tài , hình ảnh đã đƣợc nghệ thuật điêu khắc từ hàng
trăm năm nay chạm khắc trên gỗ thành bức tƣợng ngàn mắt ngàn tay đến
hôm nay vẫn không ngƣ̀ng sáng suố t lƣ̣a cho ̣n giúp cho chúng ta nhƣ̃ng cái
gì đích thực của nghệ thuật giữa những đồ giả , để bỏ vào cái gia tài văn
hóa từ Đinh, Lý, Trầ n, Lê. Và cũng nhân dân, cái nhân dân Việt Nam dũng
cảm, sau mỗi lầ n đánh giă ̣c xong lại lặng lẽ và lầm lụi làm ăn, đang giƣơng
bàn tay chai sạn vẫy chúng ta lại , kể cho chúng ta nghe về cái nhấ t thời
trong cái muôn đời , cái đô ̣c ác nằ m giƣ̃a cái nhân hâ ̣u , cái cực đoan nằm
giƣ̃a tinh thầ n xởi lởi , cởi mở , cái nhẫy cẫng lên lấc lá o giƣ̃a cái dung di ̣,
thái độ bình thản chịu đựng và tinh thần trách nhiệm đầy suy nghĩ ”[5].Với
sƣ̣ nha ̣y cảm và đầ y trách nhiệm của đội ngũ sáng tác trong cách viết , cách
nghĩ, có thể thấy trong văn học Việt Nam nói chung và văn học viết về
chiế n tranh đã có nhƣ̃ng dấ u hiê ̣u của sƣ̣ thay đổ i.
Có thể thấy sau năm

1975 và đặc biệ t là bƣớc vào thời kỳ “Đổi

mới”, trong văn ho ̣c Viê ̣t Nam nói chung cũng nhƣ văn ho ̣c viế t về chiế n
tranh xuấ t hiê ̣n khuynh hƣớng nhâ ̣n thƣ́c la ̣i hiê ̣n thƣ̣c

, đáp ƣ́ng yêu cầ u

nhìn thẳng vào sự thật . Quan điể m về chƣ́c năng phản á nh hiê ̣n thƣ̣c của
văn nghê ̣ đã đƣơ ̣c nêu rõ trong báo cáo chiń h tri ̣của Ban chấ p hành Trung
ƣơng Đảng tại Đại hội VI: “ Thái đô ̣ của Đảng ta trong viê ̣c đánh giá tiǹ h
hình là nhìn thẳng vào sự thật , đánh giá đúng sƣ̣ thâ ̣t , nói rõ đúng sự thật”
[12], và trong N ghị quyết 05 của Bộ chính trị : “ Tiế ng nói của văn nghê ̣
hiê ̣n thƣ̣c xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t Nam phải là tiế ng nói đầ y trách nhiê ̣m


,

trung thƣ̣c , tƣ̣ do, tiế ng nói của lƣơng tri , của sự thậ t, của tinh thần nhân
đa ̣o cô ̣ng sản chủ nghiã phản ánh đƣơ ̣c nguyê ̣n vo ̣ng sâu xa của quầ n
chúng và quyết tâm của Đảng trong công cuô ̣c đổ i mới đế n thắ ng lơ ̣i ”[4].

25


×