Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

đảng bộ bà rịa vũng tàu lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo những năm 1991 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN XUÂN TĨNH

ĐẢNG BỘ BÀ RỊA – VŨNG TÀU LANH ĐẠO SỰ
NGHIỆP GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NHỮNG NĂM
1991-2000

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê

HÀ NỘI - 2004


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

Chương 1 : Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục
- đào tạo ở Bà Rịa - Vũng Tàu trước năm 1991
1.1. Một số đặc điểm kinh tế- xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu

9

1.2. Tình hình giáo dục - Đào tạo ở Bà Rịa -Vũng Tàu trước năm 1991

22


Chương 2: Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo sự nghiệp
giáo dục - đào tạo những năm 1991 - 2000
2.1. Những quan điểm cơ bản của Đảng về giáo dục - đào tạo
trong thời kỳ đổi mới

51

2.2. Chủ trương , biện pháp của Đảng bộ Bà Rịa -Vũng Tàu và kết quả
thực hiện đường lối đổi mới giáo dục - đào tạo của Đảng (1991-2000) 57
Chương 3 :Những kinh nghiệm bước đầu qua thực tiễn giáo dục - đào tạo
ở Bà Rịa -Vũng Tàu và một số kiến nghị.
3.1. Kinh nghiệm

115

3.2. Khuyến nghị

127

KẾT LUẬN

133

TÀI LIỆU THAM KHẢO

136

PHỤ LỤC

142



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài đề tài
Trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngành giáo dục - đào tạo luôn là một bộ phận
quan trọng có tính chiến lược trong đường lối cách mạng của Đảng ta. Ngay từ
sau Cách mạng Tháng Tám (1945), Chủ tòch Hồ Chí Minh đã nêu ra “Những
nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, trong đó, Người
chỉ rõ “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và Người đã nhấn mạnh: “chúng ta
có nhiệm vụ cấp bách là giáo dục lại nhân dân chúng ta, chúng ta phải làm cho
dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm yêu nước, yêu lao động, một dân
tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” [46, tr.8].
Để xây dựng nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập, trong Thư gửi
các học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên, Chủ tòch Hồ Chí Minh
khảng đònh : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc việt
Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được
hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [46, tr.33].
Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra vai trò của giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong công cuộc kiến thiết
nước Việt Nam mới, Người viết:
“ Quốc dân Việt Nam ! Muốn giữ vững nền độc lập,
Muốn làm cho dân mạnh nước giàu
Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới để
có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà” [52, tr.296].

1



Sau khi miền Bắc được giải phóng và quá độ lên chủ nghóa xã hội, Chủ
tòch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tầm quan trọng của nhân tố con người trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghóa xã hội. Người đã nhấn mạnh vai trò của Giáo dục Đào tạo đối với sự nghiệp “Trồng người”: “Muốn xây dựng Chủ nghóa xã hội,
trước hết phải có những con người xã hội chủ nghóa” [53, tr.310]. Trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục - đào tạo luôn luôn được xem xét trong mối quan
hệ biện chứng giữa nhân tố con người, sự phát triển con người và sự phát triển
kinh tế - xã hội.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, trong hơn nửa thế kỷ qua Đảng ta đã
lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo không ngừng phát triển và đạt được
những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào quá trình đấu tranh giải
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghóa. Bước vào những
năm cuối thế kỷ XX, trước những tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ
và xu hướng toàn cầu hóa, Đảng ta đã nhận thức giáo dục - đào tạo có vai trò
hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Với đường lối đổi mới,
Nghò quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI (1986), lần thứ VII
(1991), lần thứ VIII (1996) và lần thứ IX (2001) đã coi Giáo dục - Đào tạo là
“chìa khóa để mở cửa tiến vào tương lai”. Nghò quyết lần thứ 4 của Ban chấp
hành Trung ương (Khóa VII) đã khẳng đònh: “Cùng với khoa học công nghệ,
giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò then chốt
trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghóa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là đôïng
lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; vươn lên trình độ tiên tiến của
thế giới” [18, tr.16].
Hòa trong tiến trình chung của cả nước, trên cơ sở nhận thức đúng đắn
về đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu đã lãnh đạo
2


nhân dân đòa phương từng bước hiện thực hóa đường lối đổi mới, trong đó đổi
mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu ở đòa phương. Những năm qua, dứới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh,

ngành giáo dục - đào tạo Bà Ròa - Vũng Tàu đã có những bước phát triển quan
trọng, và đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở đòa
phương. Bên cạnh những thành tựu đạt được, sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở
Bà Ròa - Vũng Tàu vẫn còn nhiều khó khăn, khiếm khuyết cần được khắc
phục, tháo gỡ. Do đó, công cuộc đổi mới giáo dục - đào tạo ở Bà Ròa - Vũng
Tàu càng có ý nghóa cấp thiết, chủ yếu bởi hai lý do cơ bản sau :
Một là, Bà Ròa - Vũng Tàu là tỉnh mới thành lập trên cơ sở sát nhập Đặc
Khu Vũng Tàu - Côn Đảo với huyện Châu Thành, huyện Long Đất và huyện
Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai (cũ). Sự ra đời của tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu
đã tạo vò thế chiến lược mới cho vùng đất cuối Đông Nam Bộ, hình thành nên
khu vực kinh tế phát triển năng động trong thời kỳ đổi mới. Song, việc thống
nhất, ổn đònh và phát triển ngành giáo dục - đào tạo ở đòa bàn mới trong hơn
một thập kỷ qua, luôn là vấn đề khó khăn và có tính cập nhật của Đảng bộ và
ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu.
Hai là, tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu là một trong những vùng kinh tế trọng
điểm của cả nước, có thế mạnh về công nghiệp, dòch vụ, thủy sản và du lòch.
Đặc khu Vũng Tàu - Côn đảo trước kia và tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu ngày nay là
trung tâm dầu khí - một trong những trung tâm công nghiệp hàng đầu của Việt
Nam, một ngành công nghiệp đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có kiến thức,
học vấn và kỹ thuật cao. Nguồn lực lao động của tỉnh khá dồi dào, nhưng trình
độ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình
hình mới.
3


Vì vậy, muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết phải đẩy mạnh
sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Mặt khác, việc tổng kết quá trình lãnh đạo 10
năm đổi mới giáo dục - đào tạo của Đảng bộ đòa phương, nhằm rút ra những
bài học kinh nghiệm cho bước phát triển tiếp theo, phục vụ cho công tác
nghiên cứu, giảng dạy lòch sử đòa phương đang là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Tóm lại, đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở Bà Ròa - Vũng tàu là
vấn đề bức thiết và sống còn trên con đường phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa,
hội nhập với cả nước, với khu vực và quốc tế của đòa phương. Từ những lí do
trên, tôi chọn vấn đề “Đảng bộ Bà Ròa - Vũng Tàu lãnh đạo sự nghiệp giáo dục
- đào tạo những năm 1991 - 2000” làm đề tài Luận văn thạc só chuyên ngành
Lòch sử Đảng.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo là một trong những nội dung quan trọng
hàng đầu trong đường lối đổi mới của Đảng ta. Nghò quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần VI (1986), VII (1991), VIII (1996) và Nghò quyết IX (2001) của
Đảng đã coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Mặt khác, Đảng đã dành riêng
một số Nghò quyết bàn cụ thể về giáo dục - đào tạo, như Nghò quyết 4 của Ban
chấp hành Trung ương (Khóa VII), Nghò quyết Trung ương lần 2 (Khóa VIII),
Nghò quyết 40, 41 của Quốc hội (Khóa X) và một số Chỉ thò của Thủ tướng
Chính phủ,...
Trong quá trình thực hiện đường lối đổ i mới, đã có nhiều công trình
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, các bài viết, bài phát biểu của các đồng chí
lãnh đạo Đảng và Nhà nước bàn về giáo dục - đào tạo, nhưng các công trình
nghiên cứu đó hầu như viết về giáo dục chung của cả nước hoặc về các đòa
phương khác.

4


Với ngành giáo dục - đào tạo ở Bà Ròa - Vũng Tàu, trong các Báo cáo
Chính trò của Đại hội đại biểu Tỉnh Đảng bộ lần thứ I (1992), Đại hội lần thứ II
(1996) đã dành riêng nội dung đánh giá, tổng kết và đề ra phương hướng,
nhiệm vụ cho công tác giáo dục - đào tạo trong từng nhiệm kỳ. Ngoài ra, có các
báo cáo chuyên đề về giáo dục – đào tạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Sở Giáo dục - Đào tạo có các báo cáo tổng kết công tác và phương hướng,

nhiệm vụ từng năm học; “Báo cáo Hội nghò điển hình tiên tiến ngành giáo dục đào tạo tỉnh Bà Ròa - Vũng tàu trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2000)”. Một số cán
bộ lãnh đạo ngành giáo dục - đào tạo, cán bộ tuyên giáo, phóng viên báo chí đã
có một số bài viết về một số thành tựu của ngành giáo dục - đào tạo Bà Ròa Vũng Tàu trong những năm (1991 - 2000).
Những công trình trên là nguồn tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu đề tài,
nhưng cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống về vai trò của Đảng bộ tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu trong việc lãnh đạo đổi
mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở đòa phương. Vì vậy, Luận văn tập trung
nghiên cứu đề tài “Đảng bộ Bà Ròa - Vũng Tàu lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo những năm 1991 - 2000” nhằm góp phần bổ sung vào khoảng trống đó.
3. Mục đích , nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
- Trên cơ sở nghiên cứu quá trình chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới
giáo dục - đào tạo của Đảng bộ Bà Ròa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2000,
luận văn nhằm góp phần tìm hiểu phương hướng xây dựng ngành giáo dục - đào
tạo của đòa phương trong những năm tiếp theo.
- Góp phần làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy lòch sử đòa phương, làm
tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý giáo dục ở Bà Rịa - Vũng Tàu .

5


3.2. Nhiệm vụ
Để làm sáng tỏ vai trò của Đảng bộ tỉnh trên lónh giáo dục - đào tạo,
luận văn sẽ:
- Phân tích, đánh giá đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa - lòch sử của
đòa phương, nêu lên những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện đường
lối đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở đòa phương.
- Trình bày một cách hệ thống tiến trình Đảng bộ Bà Ròa-Vũng Tàu lãnh
đạo thực hiện đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở đòa phương từ năm 1991
đến năm 2000. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ vai trò của Đảng bộ tỉnh trong quá
trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghệp giáo dục - đào tạo.

- Nêu lên những kết qủa cơ bản, chủ yếu của sự nghiệp giáo dục - đào
tạo Bà Ròa - Vũng Tàu trong những năm đầ u của thời kỳ đổi mới và nêu bật
được nhiệm vụ, phương hướng giải pháp phát triển ngành giáo dục - đào tạo ở
đòa phương trong những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu qúa trình Đảng bộ tỉnh Bà Ròa-Vũng Tàu
lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở tỉnh Bà Ròa - Vũng
Tàu từ năm 1991 đến năm 2000.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Ròa
- Vũng Tàu đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở đòa phương từ năm 1991 đến
năm 2000.

6


5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghóa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về
giáo dục - đào tạo.
5.2. Nguồn tài liệu
Tài liệu phục vụ cho luận văn khá phong phú, chủ yếu bao gồm:
- Văn kiện Đảng, Nhà nước gồm: Nghò quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
của Đảng lần thứ VI, lần thứ VII, lần thứ VIII và lần thứ IX. Nghò quyết Trung
ương 4 (Khóa VII), Nghò quyế t Trung ương 2 (Khóa VIII). Nghò quyết 40, 41
của Quốc hội (Khóa X); một số Chỉ thò của Đảng và Nhà nước về công tác
Giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ đổi mới; các Chỉ thò của Bộ Giáo dục - Đào
tạo về công tác giáo dục.

- Một số bài viết, bài phát biểu của Hồ Chủ Tòch về công tác giáo dục
và một số bài của các đồng chí cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước bàn về giáo
dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nguồn tư liệu đòa phương, gồm: các Nghò quyết Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu lần I (1992), lần II (1996), lần III (2001); Nghò
quyết Hội nghò đại biểu Đảng bộ giữa nhiệm kỳ khóa I (1994), Nghò quyết 05
của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa II (1997); Chỉ thò của Tỉnh ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác giáo dục - đào tạo của tỉnh; các
văn bản tư liệu của ngành giáo dục - đào tạo Bà Ròa-Vũng Tàu về công tác
trong từng thời đoạn cụ thể. Luận văn cũng sử dụng một số công trình khoa
học, bài báo của một số học giả đề cập đến lónh vực giáo dục - đào tạo ở Bà
Ròa - Vũng Tàu nói riêng và cả nước nói chung.

7


- Mặt khác, luận văn còn sử dụng tư liệu qua công tác điền giả, khảo
cứu thực tiễn ở một số trường học, một số cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh
viên trong tỉnh.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở quán triệt quan điểm của chủ nghóa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và các quan điểm của Đảng về giáo dục - đào tạo, luận văn chủ yếu
sử dụng phương pháp lòch sử, thống kê, tổng hợp, so sánh kết hợp với khảo sát,
điền dã.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn tập trung hệ thống hóa những chủ trương, chính sách
lớn của Đảng bộ tỉnh về việc triển khai thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
trong lónh vực giáo dục - đào tạo ở Bà Ròa - Vũng Tàu những năm 1991 - 2000.
- Nêu những thành tựu, hạn chế trong quá trình thực hiện đường lối đổi
mới giáo dục - đào tạo ở đòa phương. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra một số kinh

nghiệm, đưa ra những khuyến nghò về đổi mới giáo dục - đào tạo ở Bà Ròa Vũng Tàu trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương, 6 tiết
Chương 1 Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục –
đào tạo ở Bà Ròa - Vũng Tàu trước năm 1991
Chương 2 Đảng bộ tỉnh Bà Ròa -Vũng Tàu lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo những năm 1991 - 2000
Chương 3 Những kinh nghiệm bước đầu qua thực tiễn giáo dục - đào tạo ở Bà Ròa
- Vũng Tàu

8


Chương 1
VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở BÀ RỊA - VŨNG TÀU TRƯỚC NĂM 1991
1.1. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của Bà Ròa - Vũng Tàu
Bà Ròa - Vũng Tàu là một tỉnh nằm ở cuối vùng Đông Nam bộ. Diện
tích tự nhiên của tỉnh là 2.047 km 2. Phía Đông Bắc, Bà Ròa - Vũng Tàu giáp
tỉnh Bình Thuận, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây và Tây Bắc giáp
thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông và Nam giáp biển Đông. Đây là vùng đất
có danh tiếng từ xưa. Trong Gia Đònh thành thông chí, Trònh Hoài Đức viết:
“Bà Ròa ở đầu biên giới trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng, cho nên các phủ
phía Bắc có câu ngạn rằng, “cơm Nai Ròa - cá Rí Rang” ấy là xứ Đồng Nai
mà Bà Ròa đứng đầu bao gồm cả Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho và Long Hồ
vậy” [7, tr.137].
Về đòa hình, Bà Ròa - Vũng Tàu là vùng đất chuyển tiếp giữa cao
nguyên và cực Nam Trung bộ với đòa hình khá phức tạp. Đất này dựa vào núi,
quay mặt ra biển Đông, vừa có đồi núi ít dốc, có rừng nguyên sinh, rừng nước
mặn, vừa có đồng bằng, có sông ngòi. Phía Tây Nam, giữa biển Đông là một

quần Đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích là 76 km 2, cách bờ biển
Vũng Tàu 79 km, nằm án ngữ ở vò trí giao thông đường biển trong khu vực.
Tính đa dạng về đòa hình của tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu đã tạo nên bức tranh
“Sơn - Thủy hữu tình” với tiềm năng kinh tế mà nhiều đòa phương không thể
có được. Song, tính phức tạp của đòa hình là một trở lực lớn trong quá trình
giao lưu và phát triển kinh tế, văn hóa, về việc phát triển cân đối trình độ dân
trí giữa đô thò với nông thôn, với vùng núi và hải đảo. Đồng thời nó tác động
không ít đến quá trình phát triển Giáo dục - Đào tạo như việc xây dựng trường
9


lớp, việc điều động giáo viên, việc đi lại của học sinh ở những vùng sâu, vùng
xa trong nhiều năm trước đây.
Về khí hậu, Bà Ròa - Vũng Tàu thuộc vùng cận xích đạo, chòu ảnh hưởng
bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mặt khác, xứ sở này chòu ảnh hưởng trực tiếp
của khí hậu biển Đông, nên khí hậu ở đây ôn hòa, mát mẻ hơn các tỉnh thuộc
miền Đông Nam bộ. Thông thường, nhiệt độ trung bình thấp hơn các nơi khác
ở Nam bộ khoảng 2 - 3o C, thường có hai mùa rõ rệt: từ tháng 5 đến tháng 10
là mùa mưa, có gió mùa Tây Nam; từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau
là mùa khô, có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 0 C, ít
gió bão, nhiều nắng ấm, lượng mưa bình quân hàng năm là 1.500mm, độ ẩm
không khí bình quân là 80%. Với điều kiện tự nhiên và khí hậu ở Bà Ròa –
Vũng Tàu thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp
như cao su, cà phê, cây hồ tiêu, điều và cây ăn quả.
Về sông ngòi và giao thông vận tải, tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu nằm trên
trục giao thông huyết mạch từ Nam ra Bắc, từ Tây Nguyên xuống miền Đông
Nam bộ, ra biển, có quốc lộ 51A, quốc lộ 55 và quốc lộ 56 chạy qua. Hệ thống
sông ngòi ở tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu không lớn lắm, như sông Ray, sông Dinh,
sông Thò Vải, sông Cỏ May, nhưng chúng đều đổ trực tiếp ra biển Đông, ở độ
sâu thích hợp cho việc xây dựng các cảng phục vụ các loại tàu có trọng tải từ

10.000 tấn đến 40.000 tấn cập bến. Với mạng lưới giao thông đường bộ, đường
sông và đường biển đa dạng, Bà Ròa - Vũng Tàu là tỉnh có điều kiện giao lưu
kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục với các tỉnh, thành trong nước và với các
nước trong khu vực rất thuận lợi [65, tr.11].
Về đất đai, tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu có tổng diện tích đất tự nhiên là 200.
670 ha, trong đó có 82.600 ha đất nông nghiệp, chiếm khoảng 42%; đất lâm
10


nghiệp trên 6,7 vạn ha; đất nuôi trồng hải sản khoảng hơn 4 vạn ha và đất đồi
trọc chiếm khoảng 17% tổng diên tích đất tự nhiên. Về mặt tổng thể, đất đai ở Bà
Ròa - Vũng Tàu lợi thế cho việc canh tác lúa nước, trồng cây công nghiệp và
trồng các loại cây ăn quả. Ngoài ra, đất đai ở đây cũng rất thuận lợi cho việc phát
triển một số ngành chăn nuôi. Những ưu thế về đất đai tạo ra khả phát triển kinh
tế dòch vụ chế biến nông sản và khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm tại chỗ
cho quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đòa phương.
Về tài nguyên thiên nhiên, Bà Ròa - Vũng Tàu là vùng đất có nguồn
khoáng sản phong phú, đa dạng như mỏ Granít, silicát, Cao lanh nằm ở các
huyện Xuyên Mộc, Tân Thành; mỏ cát xây dựng, Badan-Puzdlan, sắt, chì, kẽm
ở huyện Long Đất,v.v... đó là nguồn tiềm năng vật chất tại chỗ quan trọng cho
việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh .
Bà Ròa - Vũng Tàu có bờ biển dài 156 km với nhiều vũng, vònh dựa lưng vào
các triền núi đá, ôm lấy Đại dương, tạo dáng những cảnh quan tự nhiên tuyệt
mỹ, có khả năng lớn trong việc thu hút du khách thập phương tới tham quan,
như khu du lòch sinh thái Xuyên Mộc, khu Di tích lòch sử và du lòch sinh thái
Côn Đảo, khu du lòch biển Bãi trước, Bãi sau ở Vũng Tàu, khu nghỉ mát Long
Hải, Phước Hải, du lòch sinh thái Hồ Tràm, Suố i nước nóng Bình Châu.v.v...
Về nguồn lợi thủy sản, thềm lục đòa thuộc vùng biển Bà Ròa - Vũng Tàu
có độ dốc không lớn, độ sâu tăng dần từ bờ ra khơi, tạo cho đáy biển có dạng
“một đồng bằng lớn” thích hợp cho nghề khai thác cá đáy và cá nổi. Dọc theo

bờ, có nhiều sông rạch chảy ra biển, mang theo hàm lượng muối dinh dưỡng rất
lớn. Vì vậy, hệ cá biển phong phú cả về số lượng và chủng loại, tạo lợi thế phát
triển nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản trên đòa bàn rộng, trải dài
từ vùng biển Vũng Tàu, Long Đất, tới các vùng sông, rạch thuộc huyện Tân

11


Thành. Những lợi thế về nghề cá mỗi năm đã thu hút tới trên 22.000 người lao
động [65, tr.83].
Về Đòa - Kinh tế công nghiệp, Bà Ròa - Vũng Tàu có thềm lục đòa rộng
hơn 100.000 km2. Theo tài liệu nghiên cứu đòa chất, thềm lục đòa này bao gồm
hai bồn trũng trầm tích chủ yếu là Cửu Long và Nam Côn Sơn, với bề dày trung
bình của trầm tích từ 5-7 km. Đó là yếu tố đòa chất thuận lợi cho quá trình hình
thành và tích tụ những thân dầu khí lớn ở thềm lục đòa phía Nam nước ta. Thềm
lục đòa Bà Ròa - Vũng Tàu có trữ lượng khoảng hơn 1,5 tỉ tấn dầu khí. Nếu nhìn
trên bản đồ phân chia thềm lục đòa Việt Nam thì thềm lục đòa thuộc khu vực biển
Bà Ròa - Vũng Tàu chiếm 35 trong 96 lô, trong đó có nhiều lô có triển vọng lớn
về tiềm năng dầu khí [65, tr. 44]. Từ giữa năm 1980, Chính phủ Việt Nam bắt
đầu thực hiện hiệp đònh hợp tác toàn diện, lâu dài với Liên Xô (cũ) về việc
thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục đòa miền Nam Việt Nam. Năm 1981
một số công trình dầu khí Việt - Xô được xây dựng ở vùng cảng Vũng Tàu. Từ
năm 1983 đến 1985, công cuộc thăm dò, khai thác Dầu khí được Đặc khu ủy
Vũng Tàu - Côn Đảo “coi là nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài của Đặc khu” [2,
tr.5]. Năm 1986, xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt - Xô bắt đầu khai thác
những tấn dầu thô đầu tiên. Bước vào thập kỷ 90, thành công bước đầu của
công việc thăm dò và khai thác dầu khí đã khảng đònh thế mạnh và vò trí kinh
tế quan trọng của Bà Ròa - Vũng Tàu ở vùng Đông Nam bộ.
Những năm qua, nhiều công ty Dầu khí nước ngoài vào đầu tư hợp tác,
tìm kiếm, khai thác dầu khí thuộc vùng biển Bà Ròa - Vũng Tàu. Sản lượng

dầu thô không ngừng tăng lên, từ 40.000 tấn năm 1986 lên 9,6 triệu tấn năm
1997 và đến năm 2000 đạt trên 20 triệu tấn, Việt Nam đứng thứ tư ở Đông

12


Nam Á khai thác dầu thô và xếp thứ 44 trong danh sách các Quốc gia Dầu khí
của thế giới.
Ngày nay, Bà Ròa - Vũng Tàu trở thành một trung tâm công nghiệp dầu
khí - một ngành công nghiệp hàng đầu ở nước ta. Sự ra đời và phát triển ngành
công nghiệp dầu khí kéo theo sự ra đời của ngành công nghiệp sử dụng dầu
thô, khí đốt và những ngành công nghiệp dòch vụ (như dòch vụ khoa học công
nghệ, sữa chữa trang thiết bò kỹ thuật, dòch vụ cung ứng vật tư, dòch vụ du lòch).
Trên cơ sở đó, Bà Ròa - Vũng Tàu có đủ điều kiện để xây dựng các khu công
nghiệp lớn, nối liền với khu công nghiệp Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh,
tạo thành một tam giác kinh tế trọng điểm của cả nước ở vùng Đông Nam bộ
[65, tr.47].
Theo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Bà Ròa - Vũng Tàu
giai đoạn 1997-2010 đã được Chính phủ phê duyệt, trên đòa bàn Bà Ròa Vũng Tàu sẽ có 9 khu công nghiệp lớn: Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Long Hương,
Phước Thắng, Bắc Vũng Tàu, Đông Xuyên, Long Sơn, Cái mép và Ngãi Giao.
Trong đó, khu công nghiệp Mỹ Xuân A1 với diện tích 300 ha; khu công
nghiệp Mỹ Xuân A2 với diện tích 400 ha; khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 gần
400 ha; khu công nghiệp Mỹ Xuân B2 có diện tích 400 ha, là khu công nghiệp
sau hóa dầu, công nghiệp nhẹ và công nghiệp tổng hợp; khu công nghiệp Phú
Mỹ có diện tích khoảng 1.500 ha, gắn liền hệ thống với Cảng nước sâu Thò
Vải, là nơi tập trung các loại công nghiệp nặng như công nghiệp hóa chất, xi
măng, thép, cơ khí và là trung tâm năng lượng điện lớn nhất Việt Nam; khu
công nghiệp Cái Mép tập trung kho cảng dầu, công nghiệp sau lọc hóa dầu;
khu công nghiệp Long Hương, tập trung chế biến nông - hải sản, thực phẩm,
vật liệu xây dựng, công nghiệp sử dụng khí đốt; khu công nghiệp Phước Thắng

bố trí các loại công nghiệp sạch như điện tử, vi tính, cơ khí chính xác; Long

13


Sơn sẽ là khu công nghiệp đóng mới và sữa chữa tàu thuyền; khu công nghiệp
Đông Xuyên tập trung các loại hình dòch vụ Dầu khí, sữa chữa tàu biển, công
nghiệp không độc hại [79, tr.137].
Sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp ở Bà Ròa - Vũng
Tàu tạo thành cụm khu công nghiệp Biên Hò a - Vũng Tàu, được Nhà nước
Việt Nam ưu tiên phát triển, nhằm tạo động lực phát triển cho khu vực kinh tế
trọng điểm phía Nam. Việc phát triển và lấp đầy các khu công nghiệp tại Bà
Ròa - Vũng Tàu đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đòa
phương và mở ra khả năng, cơ hội to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa và
hiện đại hóa của vùng Đông Nam bộ.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dầu khí, dòch vụ và các
ngành công nghiệp khác ở Bà Ròa - Vũng Tàu đang thu hút nguồn lực lao động
ngày càng đông, có tính tập trung cao. Nó tạo tiền đề cho việc giải quyết các
chính sách xã hội như giảm thiểu nạn thất nghiệp, sử dụng tối đa nguồn lao
động tại chỗ, ổn đònh và nâng cao đời sống xã hội ở đòa phương.
Từ những yếu tố đòa - tự nhiên, Bà Ròa -Vũng Tàu là tỉnh có đòa - kinh
tế hết sức thuận lợi cho quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Song, để phát huy những lợi thế thiên nhiên ưu đãi, đòi hỏi Đảng bộ, Chính
quyền và ngành giáo dục tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu phải phát huy tính chủ động,
sáng tạo, đưa ra những quyết sách thích hợp với điều kiện của đòa phương, đẩy
mạnh sự phát triển giáo dục - đào tạo, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Phải thực sự coi giáo dục -đào tạo là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa,
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, đào tạo nguồn lực lao động có tay
nghề cao, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật kòp đáp ứng yêu cầu lao động

trong điều kiện mới.

14


Về đặc điểm cư dân và văn hóa - xã hội. Những phát hiện Khảo cổ học
cho thấy sự có mặt của người cổ đại ở Bà Ròa - Vũng Tàu cách nay khoảng
2500 đến 3000 năm. Từ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ VII, những cư dân
sống trên đòa bàn này là những chủ nhân của nền văn hóa Ốc Eo phía Đông
đồng bằng Nam bộ. Tuy nhiên, đến thế kỷ XV Bà Ròa - Vũng Tàu vẫn còn là
một vùng đất hoang vắng, chủ yếu chỉ có một số bộ tộc người Châu Ro, Châu
Mạ sinh sống rải rác ở vùng rừng núi.
Từ thế kỷ XVI - XVII, lưu dân người Việt đến cư trú ở vùng đất này khá
đông. Dòng người hòa nhập vào xứ Mô Xoài (Bà Ròa -Vũng Tàu ngày nay) có
nhiều nguồn gốc, thành phần khác nhau. Đa số là những nông dân từ các tỉnh
miền Bắc, miền Trung do không chòu nổi chính sách bóc lột hà khắc của chế
độ phong kiến nhà Nguyễn, họ đã di cư vào đây sinh sống, hoặc những người
lính của Triều đình đi trấn ải biên thùy tụ tập lại, sinh cơ lập nghiệp, một số
khác là những người bò tù đày, lao động khổ sai [7, tr.134].
Bằng sức lao động của chính mình, trải qua nhiềâøu thế kỷ, cư dân Bà Ròa
- Vũng Tàu đã khai hoang, cải tạo vùng đất vốn là đầm lầy, cỏ dại xưa kia trở
thành đòa danh trù phú, sầm uất và có danh tiếng ngày nay.
Trong quá khứ, Bà Ròa - Vũng Tàu là một trong những đầu mối giao lưu
giữa các đòa phương, là một đòa bàn quan trọng của miền Đông Nam bộ. Dưới
thời nhà Nguyễn, Bà Ròa - Vũng Tàu nằm ngay trên đường thiên lý nối liền
Bắc Nam và là “khu đệm” của Nam bộ thời mở đất, mở nước về phương Nam.
Vì vậy, nhân dân Bà Ròa - Vũng Tàu sớm tiếp nhận được những giá trò văn
hóa từ nhiều miền của đất nước. Những thành tựu văn hóa tinh thần còn được
tích tụ trong các di tích văn hóa vật chất như : Bạch Dinh - một pháo đài cổ
xưa của triều Nguyễn, một công trình kiến trúc nghệ thuật cận đại; khu di tích

lòch sử - văn hóa Đình Thắng Tam - một biểu hiện đặc trưng văn hóa độc đáo
15


của ngư dân miền biển, vừa có những đặc điểm chung của Đình làng Việt
Nam, vừa mang những sắc thái riêng trong sinh hoạt văn hóa dân gian, tín
ngưỡng của cư dân Bà Ròa - Vũng Tàu; di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Lớn
và Núi Nứa ở Long Sơn - một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, có
nguồn gốc từ nhiều nơi ở nước ta; di tích danh thắng Thích Ca Phật Đài, Tổ
Đình Thiên Thai ở Vũng tàu,v.v... [7, tr.158]. Đặc biệt phải kể đến các di tích
lòch sử cách mạng như di tích Căn cứ Minh Đạm; Căn cứ Núi Dinh; Đòa đạo
Long Phước - một công trình sáng tạo độc đáo trong chiến tranh nhân dân do
Đảng cộng sản lãnh đạo. Điển hình nhất là di tích Côn Đảo, nơi đây còn in
đậm những chứng tích tội ác của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.
Đồng thời, các di tích lòch sử ấy còn tô thắm những trang sử đấu tranh bất
khuất của đồng bào yêu nước, của những anh hùng liệt sỹ trong chiến tranh
giải phóng dân tộc. Với đức hi sinh vì độc lập dân tộc và tính chòu thương, chòu
khó, cần cù lao động sáng tạo, nhân dân Bà Ròa - Vũng tàu luôn có tinh thần
cầu tiến bộ, chòu học hỏi và luôn sẵn sàng đón nhận, tiếp thu cái mới để vươn
lên. Những đặc điểm văn hóa, những truyền thống tốt đẹp của cư dân Bà Ròa Vũng Tàu tạo ra những tiền đề quan trọng cho quá trình đổi mới và phát triển
giáo dục - đào tạo ở đòa phương.
Bên cạnh những thuận lợi, quá trình phát triển giáo dục - đào tạo ở Bà
Ròa - Vũng Tàu gặp không ít khó khăn. Sau ngày giải phóng, dân cư phân bố
không đều, hầu hết tập trung ở những vùng đô thò, những vùng nông thôn có
các tuyến giao thông thuận lợi hoặc ven biển Vũng Tàu, Long Đất. Ở những
vùng núi và Côn Đảo, lượng cư dân sống thưa thớt. Đời sống xã hội thấp kém.
Hệ thống cơ sở hạ tầng quá lạc hậu, xuống cấp nghiêm trọng. Những năm
1976 - 1985, Đảng bộ và nhân dân đòa phương lo tập trung khắc phục hậu quả
16



chiến tranh, khôi phục kinh tế và từng bước ổn đònh đời sống xã hội. Chính vì
vậy, sự đầu tư, quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo còn bò hạn chế.
Những năm 1986 - 1990, Đảng bộ Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo đã
quan tâm sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhiều hơn, nhưng vẫn còn nhiều bất
cập; một bộ phận cán bộ và nhân dân nhận thức chưa đúng vai trò của giáo
dục - đào tạo, cơ sở vật chất thiếu thốn, cán bộ yếu và thiếu. Đời sống của cán
bộ, giáo viên quá thấp dẫn đến tình trạng không ít giáo viên bỏ việc, bỏ nghề.
Nạn thất học, bỏ học diễn ra khá nghiêm trọng ở nhiều đòa phương, nhất là ở
những vùng sâu, những vùng kháng chiến cũ và vùng ngư dân. Do đó, những
năm đầu của thời kỳ đổi mới, công tác xóa mù chữ, phổ cập tiểu học đã trở
thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu củ a ngành giáo dục - đào tạo
Bà Ròa - Vũng Tàu.

Về chính trò - xã hội. Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, đế quốc
Pháp luôn coi Bà Ròa - Vũng Tàu là một đòa hạt quan trọng cả về kinh tế lẫn
quân sự. Nơi đây vừa là đầu mối giao thông quan trọng ở khu vực Đông Nam
bộ, là vò trí án ngữ cửa biển vào Cần Giờ, đến Sài Gòn, Gia Đònh. Trong thời
kỳ bò thực dân Pháp đô hộ, Bà Ròa - Vũng Tàu từng trở thành căn cứ quân sự
của đế quốc. Trong đó, Côn Đảo là một trong những trại tù lớn nhất mà thực
dân Pháp dùng để giam cầm những chiến só cộng sản và đồng bào yêu nước.
Từ trong chiến tranh khốc liệt, tinh thần cách mạng và ý chí bất khuất của
những người cộng sản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quần chúng nhân dân, tô
đậm thêm truyền thống yêu quê hương đất nước, tạo nên sức sống bất diệt của
nhân dân Bà Ròa - Vũng Tàu.
Dưới chế độ Mỹ - Ngụy, Bà Ròa - Vũng Tàu trở thành khu vực quân sự
bảo vệ vành đai an toàn cho Sài Gòn ở phía Đông Nam. Vì vậy, kẻ thù

17



thường xuyên tổ chức hành quân, càn quét khốc liệt ở đòa bàn này. Song, vượt
lên trên thế kìm kẹp của kẻ thù, Đảng bộ Bà Ròa - Vũng Tàu đã phát huy lợi
thế “ thiên thời đòa lợi, nhân hòa”, lãnh đạo nhân dân xây dựng các căn cứ đòa
trong lòng đòch, nêu cao tinh thần cách mạng, đấu tranh không lùi bước trước
sự đàn áp của Mỹ - Ngụy, bảo vệ và duy trì các cơ sở cách mạng, lập nhiều
thắng lợi to lớn, góp phần quan trọng trong chiến tranh giải phóng dân tộc,
thống nhất nước nhà.
Điều đáng quan tâm là, ngay trong chiến tranh khốc liệt, Đảng bộ Bà
Ròa - Vũng Tàu đã sớm quan tâm đến lónh vực giáo dục - đào tạo. Trong điều
kiện chiến tranh khốc liệt, Đảng bộ Bà Ròa đã đề ra nhiệm vụ của Giáo dục là:
Bổ túc văn hóa cho cán bộ và quần chúng cách mạng, tuyên truyền đường lối
cách mạng của Đảng, giáo dục truyền thống yêu nước trong quần chúng nhân
dân, giác ngộ những quần chúng có tư tưởng dao động [30, tr.103]. Công tác
giáo dục đã có những đóng góp quan trọng trong việc đấu tranh, xây dựng và
bảo vệ các cơ sở cách mạng, các căn cứ đòa tại chỗ suốt trong cả hai cuộc
kháng chiến.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bà Ròa - Vũng Tàu trở thành
một điểm nóng về công tác an ninh, trật tự xã hội; các tổ chức phản động tìm
cách lẫn trốn, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, chống phá cách mạng, tổ chức
vượt biên trái phép,... làm cho tình hình an ninh chính trò trở nên phức tạp.
Thực tế đó đãù đặt công tác giáo dục chính trò, tư tưởng thành một nhiệm vụ có
tính trọng tâm, liên tục của Đảng bộ và ngành giáo dục - đào tạo, nhằm xây
dựng đời sống chính trò - xã hội lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bà Ròa Vũng Tàu.
18


Về đòa giới hành chính. Bà Ròa - Vũng Tàu là tỉnh được tách, nhập nhiều
lần; Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) “chính quyền hai tỉnh Bà Ròa và Vũng

Tàu (Cap Saint Jacques) được sát nhập” [30, tr.59]. Tháng 5 năm 1951, “Hội
nghò Trung ương Cục miền Nam quyết đònh chia lại chiến trường Nam
bộ...Tỉnh Bà Ròa - Chợ Lớn thành lập,...được tổ chức thành 4 huyện và 2 thò xã :
huyện Long Điền - Đất Đỏ, huyện Vũng Tàu, liên huyện (Cần Đước, Cần Giộc,
Nhà Bè), huyện Long Thành và thò xã Cấp, thò xã Bà Ròa” [5, tr.135]. Đến cuối
năm 1954, sau khi hoàn thành việc chuyển quân, tập kết, Xứ ủ y quyết đònh giải
thể tỉnh Bà Ròa - Chợ Lớn, lập lại tỉnh Bà Ròa [30, tr.157]. Cuối 1956, Ngụy
quyền Sài Gòn cải tổ đòa giới hành chính, sát nhập Vũng Tàu vào tỉnh Bà Ròa.
Đến đầu 1963, Trung ương Cục quyết đònh thành lập tỉnh Bà Biên trên cơ sở
sát nhập tỉnh Bà Ròa và Biên Hòa.
Sau khi miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, Bà Ròa và tỉnh Biên
Hòa sát nhập thành tỉnh Đồng Nai. Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc tìm
kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, ngày 30-5-1979 Bộ Chính trò Trung ương
Đảng và Quốc hội đã quyết đònh thành lập Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo - đơn
vò hành chính trực thuộc Trung ương với một trong những nhiệm vụ trung tâm
là công tác dòch vụ phục vụ cho quá trình thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm
lục đòa miền Nam nước ta [1, tr.13].
Trước những yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, ngày 12 Tháng
8 năm 1991, Hội nghò lần thứ IX của Quốc hội (khóa VII) quyết đònh thành lập
tỉnh Bà Ròa - Vũng Tàu, bao gồm các huyện: Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc,
Long Đất, huyện Côn Đảo, thò xã Bà Ròa và thành phố Vũng Tàu. Việc tách, nhập
tỉnh nhiều lần làm xáo trộn công tác tổ chức, gây ảnh hưởng đến quá trình ổn đònh
và phát triển kinh tế - xã hội trong một thời đoạn nhất đònh. Việc thay đổi đòa hành
19


chính cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến công tác quản lí, chỉ đạo ngành giáo dục đào tạo ở đòa phương trong thời đoạn tách, nhập diễn ra.
Về nguồn lực lao động. Theo số liệu điều tra năm 1999, dân số Bà Ròa Vũng Tàu là 794.690 người. Trong đó lao động trong độ tuổi là 398. 893 người.
Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 340.254 người; trong
đó lao động trong công nghiệp là 54.440 người; trong nông nghiệp là 212.386

người và trong dòch vụ là 73.428 người. Lao động không có việc làm là 20.343
người, chiếm tỉ lệ 5,1% so với lao động trong độ tuổi. Số lao động không có
việc làm chủ yếu do trình độ văn hóa quá thấp, hoặc không có trình độ chuyên
môn kỹ thuật, hoặc tay nghề yếu, không đáp ứng được yêu cầu lao động trong
các ngành, nghề ở đòa phương [65, tr.68]
Kết quả điều tra về tình hình lao động - việc làm của Cục thống kê tỉnh
Bà Ròa - Vũng Tàu, năm 1998 toàn tỉnh có 330.766 người từ 15 tuổi trở lên hoạt
động kinh tế thường xuyên. Chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho số liệu
ở bảng 1
Bảng 1: Trình độ lao động ở Bà Ròa - Vũng Tàu năm 1998.
Trình độ lao động

Số lao động

Tỉ lệ%

290. 701

87,88

Sơ cấp

3. 238

0,98

Công nhân kỹ thuật có bằng

8. 953


2,71

Công nhân kỹ thuật không có bằng

6. 471

1,96

Trung học Chuyên nghiệp

11. 147

3,37

Cao Đẳng, Đại học

10. 211

3,09

45

0,01

Không có chuyên môn kỹ thuật

Trên đại học

20



Theo số liệu điều tra về tình hình lao động không có việc làm của Sở
Lao động - Thương binh và xã hội, năm 1998 toàn tỉnh có 15.146 người không
có việc làm, chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ở bảng 2.
Bảng 2: Trình độ lao động ở Bà Ròa - Vũng Tàu năm 1998.
Trình độ lao động

Số lao động

Tỉ lệ%

13. 525

89, 3

Sơ cấp

154

1, 0

Trung học chuyên nghiệp

318

2, 1

Công nhân kỹ thuật có bằng

422


2, 8

Công nhân kỹ thuật không có bằng

621

4, 1

Đại học

106

0, 7

Không trình độ

[65, tr.69]
Số liệu điều tra nêu trên phản ánh thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật
của nguồn lực lao động trong tỉnh còn quá thấp so với yêu cầu phát triển sản xuất.
Thực trạng đó đã đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho ngành giáo dục - đào tạo của tỉnh.
Vì vậy, đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao trình độ văn hóa,
khoa học kỹ thuật, đào tạo ngành nghề, giải quyết công ăn, việc làm cho người
lao động, cung cấp nguồn lực lao động cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa luôn là vấn đề bức xúc của Đảng bộ Bà Ròa - Vũng Tàu.
Trong quá trình thực hiện đổi mới, Bà Ròa - Vũng Tàu có rất nhiều thuận
lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Đó là: nguồn lực lao động của tỉnh khá
phong phú nhưng trình độ nguồn lực lao động còn thấp so với yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đòa phương; dân trí giữa các vùng trong tỉnh phát
triển không đồng đều, số lao động trong độ tuổi không có việc làm còn nhiều;


21


đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là cán bộ đầu ngành, tuy đã được tăng cường
nhưng trình độ còn nhiều hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới.
Trước những khó khăn, trở ngại trên, điều mà Đảng bộ tỉnh Bà Ròa Vũng Tàu quan tâm thường xuyên là nhân tố con người, phải xây dựng kế
hoạch, chọn giải pháp tích cực nhất nhằm đào tạo cho được nguồn lực lao động
của tỉnh đạt trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề đủ đáp ứng yêu cầu lao động
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đòa phương.
1.2. Tình hình giáo dục - đào tạo ở Bà Ròa - Vũng Tàu trước 1991
1.2.1. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc (1945-1975)
Trong tiến trình vận động đi lên, nhân dân Bà Ròa-Vũng Tàu vừa có cả
anh hùng, vừa có đau thương, vừa có cả vinh quang và cả những sự hy sinh vô
bờ bến. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám (1945), nhân dân Bà Ròa - Vũng Tàu
chưa kòp hưởng độc lập đã cùng với đồng bào Nam bộ tiếp tục cuộc kháng
chiến chống thực dân pháp lần thứ 2. Thực hiện chủ trương của Trung ương,
Đảng bộ Bà Ròa - Vũng Tàu đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh
nhân dân trên nhiều lónh vực, trong đó có cả lónh vực giáo dục - đào tạo.
Đặc điểm nổi bật của giáo dục ở Nam bộ nói chung, Bà Ròa - Vũng Tàu nói
riêng trong thời kỳ 1945 - 1975 là cùngï tồn tại song song hai hệ thống giáo dục
đối lập, đó là hệ thống giáo dục Thực dân và hệ thống giáo dục Cách mạng.
 Giai đoạn 1945 - 1954
- Hệ thống giáo dục thực dân. Thực dân Pháp đã xây dựng hệ thống giáo
dục ở miền Nam dưới chiêu bài nền giáo dục “quốc gia” với nội dung phục vụ
cho chính sách văn hóa nô dòch và được chính quyền thực dân và tay sai kiểm
soát rất chặt chẽ. Hệ thống giáo dục đó chỉ giới hạn ở vùng tạm bò chiếm như

22



các thò trấn, thò xã, thành phố hoặc ven những trụ c đường chiến lược có đồn, bốt
canh giữ [30, tr.61].
- Hệ thống giáo dục Cách mạng. Từ sau Cách mạng Tháng Tám (1945),
thực hiện đường lối của Đảng, chủ trương của Chính phủ và lời kêu gọi của Chủ
tòch Hồ Chí Minh về phong trào chống “giặc dốt”, Cấp ủy đảng Bà Ròa đã phát
động phong trào học chữ quốc ngữ, mở các lớp Bình dân học vụ, đẩy manh phong
trào xóa mù chữ ở đòa phương. Sau khi thực dân Pháp quay lại xâm chiếm nước ta,
tháng 4 năm 1947, Tỉnh ủy lâm thời Bà Ròa ra đời và đã xác đònh ngay từ đầu việc
nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ, nhân dân là một trong những nhiệm vụ
chính trò nhằm phục vụ kháng chiến. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy đã tích cực đẩy mạnh
công tác giáo dục chủ nghóa Mác-Lênin, xây dựng cơ sở cách mạng trong đội ngũ
trí thức ở đòa phương. Thông qua lực lượng trí thức yêu nước, đường lối của Đảng
đã thâm nhập vào học sinh, sinh viên và ảnh hưởng ngày càng sâu, rộng trong
nhân dân toàn tỉnh, tạo ra những tiền đề quan trọng cho quá trình xây dựng lực
lượng chính trò quần chúng và cơ sở cách mạng trong quá trình tiến hành chiến
tranh Cách mạng về sau [30, tr.69].
 Giai đoạn 1954 - 1975
- Hệ thống Giáo dục miền Nam Cộng hòa. Sau khi hất cẳng Pháp, đế
quốc Mỹ đã dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, cố tình phá hoại
Hiệp đònh Giơ-ne-vơ, tiến hành chiến tranh nhằm chia cắt lâu dài nước ta. Để
biến miền Nam thành thuộc đòa kiểu mới, xây dựng và cũng cố chính quyền Sài
Gòn, Mỹ đưa các phái đoàn cố vấn trong đó có cả các đoàn cố vấn về giáo dục
sang miền Nam Việt Nam nhằm giúp Ngô Đình Diệm xây dựng hệ thống giáo
dục từ bậc học mẫu giáo đến bậc đại học, hoạch đònh chương trình, nội dung
giáo dục thực dân của Mỹ. Mặt khác, để thay thế số công chức giáo dục của
23



×