Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

đảng bộ huyện ba vì thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng từ 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHƢƠNG THỊ HƢƠNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN BA VÌ (HÀ NỘI)
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHƢƠNG THỊ HƢƠNG

ĐẢNG BỘ HUYỆN BA VÌ (HÀ NỘI)
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số

: 60.22.56

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN TÚ

HÀ NỘI – 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Xuân Tú.
Các số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách
quan, khoa học và dựa và nguồn tư liệu lưu trữ gốc của Văn phòng Huyện ủy
Ba Vì.
Hà Nội, ngày tháng

năm

Tác giả luận văn

Khƣơng Thị Hƣơng



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là
đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung
thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác
xây dựng Đảng và coi đó là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan
trọng hàng đầu. Sự lañ h đa ̣o cũng như quá triǹ h phát triể n của Đảng đều có ý
nghĩa quyết định đối với thành quả cách mạng qua các thời kì lịch sử . Khi đề
câ ̣p đế n vấ n đề này , Văn kiê ̣n Đa ̣i hô ̣i đa ̣i biể u Đảng C ộng sản Việt Nam lầ n
thứ IX đã khẳ ng đinh
̣ : “ Những thành tựu , yế u kém trong công cuô ̣c đổ i mới,

xây dựng và bảo v ệ Tổ quốc gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo của Đảng và
những ưu khuyế t điể m trong công tác xây dựng Đảng ” [33, tr.137].
Suốt từ khi ra đời đến nay, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, Đảng luôn
chú trọng tới công tác xây dựng Đảng, coi đó là nhiệm vụ then chốt. Trong đó
thường xuyên quan tâm xây dựng Đảng từ Trung ương tới các tổ chức cơ sở
Đảng ở địa phương. Các kỳ Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X và XI
đã đề cập rất toàn diện và sâu sắc vấn đề xây dựng Đảng.
Đảng bộ huyện Ba Vì trong thời gian qua, nhất là trong 10 năm (2001 –
2010) đã quán triệt sâu sắc chủ trương, biện pháp về xây dựng Đảng của
Đảng, của Tỉnh uỷ Hà Tây trước đây và của Thành ủy Hà Nội hiện nay để xây
dựng Đảng bộ huyện thường xuyên vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, luôn là tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, đủ sức hoàn thành trách
nhiệm lãnh đạo huyện Ba Vì hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh.
Trong quá trình Đảng bộ huyện Ba Vì thực hiện nhiệm vụ xây dựng
Đảng đã đạt được những kết quả quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ,

1


nhân dân huyện Ba Vì đã thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, làm cho
huyện có những biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt, luôn là một Đảng bộ trong
sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng
bộ. Nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng tới năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ.
Từ thực tiễn xây dựng Đảng bộ huyện Ba Vì trong những năm qua, nhất
là từ năm 2001 đến năm 2010 đòi hỏi phải có sự tổng kết, đánh giá đúng thực
trạng xây dựng Đảng, làm rõ kết quả, hạn chế, nguyên nhân và đặc biệt là rút
ra những kinh nghiệm về thực hiện công tác xây dựng Đảng. Từ đòi hỏi đó
đặt ra phải có những nghiên cứu mang tính hệ thống, chuyên sâu về thực hiện

nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Ba Vì. Làm tốt việc nghiên cứu
này, một mặt sẽ góp phần đánh giá, tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm để
tiếp tục vận dụng vào xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Ba Vì trong thời gian
tới, mặt khác góp phần vào làm hoàn chỉnh thêm Lịch sử xây dựng Đảng của
Đảng Cộng sản Việt Nam nhất là mảng nội dung về xây dựng Đảng của các
Đảng bộ địa phương.
Từ những lý do trên tôi chọn vấn đề: “Đảng bộ huyện Ba Vì (Hà Nội)
thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2010” làm đề tài
luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Xây dựng Đảng là mô ̣t vấ n đề rô ̣ng lớn , quan trọng và rất cụ thể, có ý
nghĩa then chốt trong công cuô ̣c xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở nước ta . Liên

quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài này đã có nhiều tổ chức, cán bộ
lãnh đạo và các nhà khoa học nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Vấn đề
công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện BaVì thành phố Hà Nội, cũng có
một số tài liệu liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình khảo cứu, tác giả tìm
hiểu được những công trin
̀ h tiêu biể u sau :

2


Nhóm các công trình nghiên cứu các vấn đề chung đã được in thành sách:
Đó là các nghiên cứu từ góc độ xây dựng Đảng đề cập đến vấn đề nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng trên bình diện
toàn quốc hoặc một địa phương cụ thể, tiêu biểu là cuốn : Vũ Oanh: Mấy vấn
đề về xây dựng Đảng vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới (Nxb Chính

trị quốc gia, 1999); tác giả Lê Đức Bình với tác phẩm “ Mấ y vấ n đề về xây
dựng, chỉnh đốn Đảng ” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002); Nguyễn Phú
Trọng : Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới ( Nxb Chính trị
quốc gia, 2003); Phạm Ngọc Quang, Trần Đình Nghiêm: Thời kì mới và sứ
mệnh của Đảng (Nxb Chính trị quốc gia, 2000); Nguyễn Trọng Phúc: Vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới (Nxb Chính trị
quốc gia, 2003); Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Thị Phương Hồng: Một số vấn đề
đổi mới tổ chức bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia,
2004); Bùi Đình Phong, Phạm Ngọc Anh: Công tác xây dựng Đảng trong thời
kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Nxb Lao động, 2006)…
Nhóm các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí :
Trên các ta ̣p chí X ây dựng Đảng ; Tạp chí Lý luâ ̣n; Tạp chí Cộng sản có
các bài viế t như : Bài Cấ p bách đổ i mới phương thức lãnh đạo của Đảng đố i
với chính quyề n cơ sở của tác g iả Phạm Xuân Tiên t rên Tạp chí Xây dựng
Đảng (1996); bài Không phải chỉ có tổ chức cơ sở Đảng yế u kém của tác giả
Hồ Thành Khôi t rên Ta ̣p chí X ây dựng Đảng (1996); bài Xây dựng Đảng về
tư tưởng chính tri ̣ của tác giả Nguyễ n Đức Bình trên Tạp chí Lí luâ ̣n (1999);
bài Tiế p tục thực hiê ̣n tố t nhiê ̣m vụ then chố t tạo chuyển biế n cơ bản trong
công tác xây dựng Đảng của tác giả Nguyễn Đức Hạt trên T ạp chí Xây dựng
Đảng (2006)… Ngoài ra trên báo Điê ̣ n tử Đảng C ộng sản Việt Nam cũng có
rất nhiều bài viết về vấn đề xây dựng Đảng …
Nhóm các đề tài, luận văn, luâṇ án :

3


Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ lich
̣ sử thuô ̣c trường Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c xã hô ̣i và nhân
văn – Đa ̣i ho ̣c quố c gia Hà Nô ̣i : “ Đảng bộ Hà Tây thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ xây
dựng Đảng thời kì 1991 – 2000” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyề n; tác

giả Nguyễn T hị Nhung có công trình : “ Quá trình xây dựng tổ chức cơ sở
Đảng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương

từ năm 1997 đến năm 2005”; tác giả

Đặng Thị Huê ̣ có công trin
̀ h : “Đảng C ộng sản Việt Nam với quá trình xây
dựng đội ngũ đảng viên từ năm 1996 đến năm 2006 ”; tác giả Hà T hị Thu
Hằ ng với đề tài : “Đảng bộ huyê ̣n Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ lãnh đạo tổ chức,
xây dựng tổ chức cơ sở Đảng từ năm 1995 đến năm 2005 ”; tác giả Vũ Thị
Hoa với đề tài : “ Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyê ̣n Yên Khánh
(Ninh Bình) từ năm 1996 đến năm 2010 ”…
Nhóm công trình nghiên cứu về Đảng bộ và xây dựng Đảng ở Hà Tây
nhƣ: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây
(1954 -1975), Xí nghiệp in Hà Tây, 2002; Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Lịch sử
công tác tuyên giáo Đảng bộ tỉnh Hà Tây (1938-2000), Xí nghiệp in Hà Tây,
2000; Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ba Vì, Lịch sử đấu tranh cách mạng
huyện Ba Vì, Huyện ủy Ba Vì, 2001…
Nhóm các công trình nghiên cứu nêu trên cung cấp cho đề tài tư liệu và
sự nhìn nhận khái quát về xây dựng, đổi mới, chỉnh đốn Đảng, trong đó công
tác xây dựng Đảng chỉ là một khía cạnh, được giải quyết một cách có giới
hạn. Hiện nay chưa có một công trình khoa học cụ thể nào đi sâu nghiên cứu
về công tác xây dựng Đảng tại huyện BaVì thành phố Hà Nội, nhất là trong
thời kì đổi mới. Những công trình trên góp phần cung cấp phương pháp luận
chung, cách tiếp cận vấn đề, hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng về
công tác xây dựng Đảng để từ đó tác giả luận văn cố gắng làm rõ thêm những
thành tựu, hạn chế cũng như rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình xây
dựng Đảng của Đảng bộ huyện Ba Vì thành phố Hà Nội.

4



3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích : Làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện
BaVì về xây dựng Đảng từ năm 2001 – 2010; đánh giá những kết quả, hạn
chế và đúc rút những kinh nghiệm nhằm vận dụng nâng cao hiệu quả công tác
xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện trong những năm tiếp theo.
* Nhiệm vụ:
- Khái quát thực trạng công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Ba Vì
trước năm 2001 và những yêu cầu đặt ra.
- Hệ thống, làm rõ một số quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt
Nam; của Đảng bộ tỉnh Hà Tây và Đảng bộ thành phố Hà Nội về công tác xây
dựng Đảng trong những năm 2001 đến năm 2010
- Phân tích làm rõ chủ trương, giải pháp của Đảng bộ huyện Ba Vì thực
hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ huyện trong 10 năm (2001 – 2010).
- Làm rõ quá trình thực hiện và kết quả về xây dựng Đảng của Đảng bộ
huyện Ba Vì.
- Nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ huyện Ba
Vì thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 – 2010.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cƣ́u : Là những chủ trương, giải pháp và tổ chức
thực hiện của Đảng bộ huyện Ba Vì về xây dựng Đảng bộ huyện từ năm 2001
đến năm 2010.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt nội dung: Nghiên cứu về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Ba Vì về xây dựng Đảng.
- Về mặt thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2010.
- Về mặt không gian: Nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ
trên địa bàn huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.


5


5. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu
* Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp
luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp luận sử học.
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện chủ yếu bằng các
phương pháp nghiên cứu cơ bản như phương pháp lịch sử, phương pháp lô
gíc; ngoài ra có sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh … các phương pháp được sử dụng phù hợp với từng nội
dung nghiên cứu của luận văn.
* Nguồn tư liệu:
- Văn kiện của Đảng trong thời kỳ đổi mới, trong đó chủ yếu là các văn
kiện có liên quan về công tác xây dựng Đảng trong những năm 2001 – 2010.
- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Hà Tây; Thành phố Hà Nội và của Đảng
bộ huyện Ba Vì; các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, Nghị quyết chuyên đề và
chương trình hành động; các báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng bộ
trong 10 năm (2001 – 2010).
- Các công trình liên quan tới công tác xây dựng Đảng của tỉnh Hà Tây;
Thành phố Hà Nội và huyện Ba Vì như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây; Lịch
sử Đảng bộ huyện Ba Vì; Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội.
- Các công trình nghiên cứu, các bài viết của các tác giả về đề tài xây
dựng Đảng.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần bổ sung làm đầy đủ hơn về lịch sử Đảng bộ huyện Ba Vì, nhất
là mảng nội dung về công tác xây dựng Đảng bộ huyện trong 10 năm đầu của
thế kỷ XXI
- Đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ huyện Ba Vì thực hiện
nhiệm vụ xây dựng Đảng nhằm vận dụng vào nâng cao hiệu quả xây dựng
Đảng bộ trong thời gian tới.


6


- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để biên soạn lịch sử địa phương
và nghiên cứu, giảng dạy về công tác xây dựng Đảng.
7. Bố cục của luận văn:
Gồm phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục.

7


Chƣơng 1
CÔNG TÁC XÂY DƢ̣NG ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN BA VÌ
TƢ̀ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ba Vì và thực
trạng công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện trƣớc năm 2001
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ba Vì
* Điều kiện tự nhiên
Ba Vì là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội. Trước tháng 7 năm
1968 là ba huyện Quảng Oai, Bất Bạt, Tùng Thiện thuộc tỉnh Sơn Tây hợp
nhất lại thành huyện Ba Vì.
Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía Tây, bên hữu
ngạn sông Đà, sông Hồng. Địa giới về phía Đông giáp thị xã Sơn Tây và
huyện Phúc Thọ; phía Tây có sông Đà làm ranh giới tự nhiên với huyện
Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp với huyện Thạch Thất, Tây – Nam
có núi Ba Vì là ranh giới với tỉnh Hòa Bình và phía Bắc có sông Hồng làm
phân giới với thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, huyện
Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc.

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm ở 21 01’ vĩ độ bắc và 105
48’ kinh độ đông, với tổng diện tích đất đai tự nhiên 441.026 ha. Địa hình
huyện Ba Vì có thế cao dần từ Đông - Bắc đến Tây - Nam . Khu vực Tây Nam huyện là vùng đồi núi, khu vực Tây - Bắc là vùng đồng bằng phì nhiêu
màu mỡ. Địa hình của huyện phân thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi ở
phía Nam huyện; vùng đồi gò và vùng đồng bằng sông Hồng. Với địa hình
khác nhau đã tạo cho Ba Vì một sắc thái riêng về điều kiện tự nhiên và khả
năng đa dạng hóa trong phát triển sản xuất và kinh tế. Đặc biệt, với địa hình
đồi núi đa dạng, phong phú, Ba Vì trở thành nơi tập trung nhiều danh lam,
thắng cảnh đẹp, nổi tiếng như : Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Thác Đa,
Thiên sơn – Thác Ngà, Vườn Quốc gia, Tản Đà Reshop, Suối Hai, Đầm Long

8


… Đây là một trong những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch văn hóa – lễ
hội, sinh thái nghỉ dưỡng và văn hóa tâm linh.
Khí hậu : Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên cũng chịu
ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
* Kinh tế - xã hội
Kinh tế: Ba Vì là một vùng đất có tài nguyên phong phú, sản vật dồi dào,
nhân dân cần cù lao động. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Đảng bộ tỉnh
Hà Tây trước đây và Đảng bộ Thành phố Hà Nội hiện nay, Đảng bộ và nhân
dân huyện Ba Vì đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, từng bước xây dựng
huyện Ba Vì thành một trung tâm kinh tế, chính trị - văn hóa phát triển của
Thành phố Hà Nội. Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên phong phú cùng
những ưu đãi của thiên nhiên, trong nhiều năm qua các xã trong huyện đã duy
trì và phát triển nền kinh tế đa dạng với nhiều ngành nghề nông, lâm nghiệp,
công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch – dịch vụ. Nhờ đẩy mạnh hoạt
động tuyên truyền, vận động người dân, Ba Vì đã nhanh chóng bắt kịp với sự
phát triển của nền kinh tế thị trường.

Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 đạt bình quân 14,0%/năm
(mục tiêu đề ra 12 – 13%). Đến năm 2010, tổng giá trị tăng thêm đạt 4.311 tỷ
đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16,0%, trong nhóm ngành nông, lâm
nghiệp tăng 5,2%, công nghiệp – xây dựng 20,0%, dịch vụ - du lịch 24%.
Cơ cấu kinh tế năm 2010 có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tỷ
trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 38,6%, công nghiệp, xây
dựng chiếm 19,6%, dịch vụ, du lịch chiếm 41,8%. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2010 đạt 16 triệu đồng.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản được đầu tư theo hướng sản xuất
hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế. Tổng giá trị tăng thêm nhóm ngành tăng từ

9


532,8 tỷ đồng năm 2005 lên 1.662 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng trưởng của
ngành năm 2010 là 5,2%. Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt
chiếm 54,2% và chăn nuôi là 45,8%[45, tr.2].
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản có tốc độ
phát triển nhanh. Tổng giá trị tăng thêm nhóm ngành tăng từ 138,4 tỷ đồng
năm 2005 lên 846 tỷ đồng năm 2010 ( riêng ngành công nghiệp 340 tỷ đồng).
Năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 20% và tỷ trọng nhóm ngành chiếm 19,6%.
Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng,
chè, chế biến sữa, giầy da, may mặc, … đạt kết quả tích cực. Nhiều đơn vị đã
đi vào hoạt động ổn định, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao
động địa phương. Các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển,
đến năm 2010 có 14 làng nghề đã được Thành phố công nhận.
Đầu tư cơ sở hạ tầng đã được quan tâm, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu
tư được chú trọng. Tổng số vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2010 là
1.368 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 656 tỷ đồng

(chiếm 48%), vốn dân cư 410 tỷ đồng (chiếm 30% ), vốn đầu tư doanh nghiệp
và các nguồn vốn khác 302 tỷ đồng (chiếm 22%) [45, tr.2].
Nhóm ngành dịch vụ, du lịch có tốc độ phát triển cao và đang dần trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng giá trị tăng thêm nhóm ngành từ 379 tỷ
đồng năm 2005 tăng lên 1.803 tỷ đồng năm 2010. Tốc độ tăng trưởng của
ngành tăng 24% và tỷ trọng chiếm 41,8%. Dịch vụ thương mại phát triển
mạnh, đảm bảo nhu cầu hàng hóa, vật tư, sản xuất và tiêu dùng của nhân dân,
góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tổng mức bán lẻ hàng
hóa, dịch vụ năm 2010 đạt 1.000 tỷ đồng. Dịch vụ ngân hàng, bưu chính, viễn
thông, điện tiếp tục phát triển. Mạng lưới điện nông thôn được chuyển giao
cho ngành điện quản lý, đầu tư đảm bảo nhu cầu phát triển. Ngành du lịch
được quan tâm đầu tư. Đến năm 2010, có 15 doanh nghiệp hoạt động du lịch

10


trên địa bàn, thu hút khoảng 1,5 triệu lượt khách và doanh thu của ngành đạt
100 tỷ đồng.
Thu ngân sách Nhà nước có nhiều cố gắng đảm bảo các nguồn chi cho
con người, chi đầu tư phát triển. Công tác quy hoạch được quan tâm chỉ đạo
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Huyện ủy, Hội đồng
nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 theo
quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê
duyệt. Hoàn thành một số quy hoạch ngành: quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch sườn Đông và sườn Tây núi Ba Vì; quy hoạch thị trấn Tây Đằng; quy
hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 các cụm công nghiệp Cam Thượng và cụm công
nghiệp Đồng Giai,… Các dự án quy hoạch được phê duyệt làm cơ sở thu hút
các cá nhân, tổ chức đầu tư khai thác, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn huyện.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số xã kinh tế phát triển chậm, đời sống
của nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là 7 xã miền núi của huyện và 2 xã
nằm ở giữa bãi sông Hồng. Điều này đòi hỏi phải có sự chỉ đạo sát sao, quyết
liệt của Đảng bộ huyện để các xã này có thể bắt kịp với sự phát triển chung
của nhân dân các xã trong huyện.
Xã hội: Hiện nay Ba Vì có trên 26 vạn dân, gồm 3 dân tộc chủ yếu:
Kinh, Mường và Dao (trong đó 2,2 vạn người thuộc dân tộc Mường và Dao)
và một số dân tộc thiểu số khác. Ba Vì có huyện lỵ là thị trấn Tây Đằng nằm
cạnh quốc lộ 32 và 32 xã.
Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của nhân dân Ba Vì nổi lên
hàng đầu vẫn là truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Ngay từ cuộc
kháng chiến đầu tiên của dân tộc ta chống phong kiến từ phương Bắc, khi 50
vạn quân Tần sang xâm lược nhiều làng ven sông Hồng đã tụ họp đoàn kết

11


dân binh chống lại, bảo vệ quê hương. Thời thuộc Hán, Ba Vì là quê hương
của bà Man Thiện mẹ của hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị - Người đã có công
sinh thành, dưỡng dục, khơi dây tinh thần yêu nước bất khuất của hai vị nữ
anh hùng. Trong lịch sử dài ngàn năm Bắc thuộc, truyền thống yêu nước
chống giặc ngoại xâm của nhân dân Ba Vì không ngừng được khơi dậy, phát
huy để giữ vững truyền thống văn hóa thời Hùng Vương dựng nước, truyền
thống đoàn kết của con cháu Lạc Hồng. Với truyền thống yêu nước nồng nàn,
mỗi khi đất nước bị giặc ngoại xâm, nhân dân Ba Vì đều dốc lòng đóng góp
sức người, sức của cùng cả nước chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trong hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Ba Vì có 5.017 liệt
sỹ đã hy sinh …
Văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được cải thiện. Công tác văn hóa, xây dựng nếp sống người Hà Nội

văn minh, thanh lịch được chú trọng quan tâm và có nhiều tiến bộ. Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, được đông đảo các tầng lớp
nhân dân hưởng ứng. Đến năm 2010, có 80,6% hộ gia đình được công nhận
danh hiệu “Gia đình văn hóa”, có 96 làng và 46 cơ quan được công nhận danh
hiệu văn hóa [45, tr.3]. Nhiều chính sách xã hội mới của Đảng và Nhà nước
được triển khai kịp thời, có hiệu quả tạo ra những thay đổi quan trọng trong
đời sống nhân dân. Công tác chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số được
quan tâm. Các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng được tạo điều kiện phát triển
theo quy định của pháp luật, xử lý ngăn chặn kịp thời các hoạt động lợi dụng
tôn giáo, gây mất trận tự an ninh.
Công tác y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm chỉ đạo và
có nhiều tiến bộ. Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân có cố gắng, chất
lượng dần được cải thiện. Hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia về

12


y tế: đến năm 2010, có 96,7% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; 58,1%
trạm y tế có bác sỹ; 03 bác sỹ/vạn dân [45, tr.4]. Công tác giáo dục - đào tạo
có nhiều tiến bộ, chú trọng xây dựng theo hướng chuẩn quốc gia, đội ngũ giáo
viên được quan tâm, nâng cao chất lượng. Giáo viên có trình độ đào tạo chuẩn
ở cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đạt 100%, mầm non
đạt 98,8%. Hoạt động khoa học – công nghệ được triển khai tích cực, góp
phần phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
Ngày nay Đảng bộ và nhân dân Ba Vì đang ra sức phấn đấu đạt được
những mục tiêu mà sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa đặt ra. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống của nhân dân Ba
Vì đang từng ngày khởi sắc hơn.
1.1.2. Thực trạng công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Ba Vì

trước năm 2001
* Ưu điểm
Đảng bộ huyện Ba Vì xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm,
xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ
chức. Cụ thể như sau:
Một là, công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng được coi trọng.
Công tác giáo dục lý luận chính trị được Ban Thường vụ, Thường trực
Huyện ủy quan tâm và đẩy mạnh hơn, công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn, từng bước đổi mới công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, nghiên cứu
học tập nghị quyết của Đảng, tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, bước đầu đã đạt một số kết quả: trong 5 năm (1996 –
2000) đã mở 137 lớp bổi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ
cho 8.538 học viên, số lượng học viên tăng hơn nhiệm kỳ trước là 41%. Hàng
năm có 85% số đảng viên, 75% thành viên các tổ chức chính trị xã hội tham
gia học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Đội ngũ báo cáo viên được củng cố

13


về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng, góp phần quan trọng về cung
cấp thông tin có định hướng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thực hiện có
hiệu quả việc giáo dục truyền thống cách mạng, hầu hết cán bộ, đảng viên đã
nâng cao nhận thức, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh,
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
Đảng bộ thường xuyên coi trọng công tác giáo dục tư tưởng cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân, tập trung tổ chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai
kịp thời Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ
XII của Đảng bộ tỉnh Hà Tây và Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII của Đảng
bộ huyện Ba Vì cùng các Chỉ thị, Nghị quyết khác của Đảng cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân. Công tác nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn Lịch sử Đảng

có nhiều cố gắng, 5 năm (1996 – 2000) có 9 đảng bộ xã đã xuất bản cuốn lịch
sử “Truyền thống đấu tranh cách mạng địa phương” đưa tổng số đến nay có
20 cơ sở phát hành ấn phẩm lịch sử Đảng. Hoàn chỉnh bản thảo lịch sử Đảng
bộ huyện Ba Vì giai đoạn 1945 – 1954.
Hai là, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên được coi trọng.
Công tác tổ chức cán bộ được quan tâm thường xuyên, chủ động trong
công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng, đề bạt và quản lý cán bộ. Thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ lựa chọn cán bộ đủ tiêu chuẩn đưa vào các vị trí
công tác, cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng lý luận và chuyên môn nghiệp
vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đã xây dựng quy hoạch
chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo tinh thần
Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) của Đảng. Từng bước trẻ hóa đội ngũ
cán bộ, đảm bảo được tính kế thừa liên tục, chú ý đến cán bộ nữ, cán bộ là
người dân tộc. Qua các kỳ Đại hội Đảng, các tổ chức chính trị xã hội và bầu
cử Hội đồng nhân dân các cấp đã đổi mới từ 25 – 30% cán bộ. Hầu hết cán bộ

14


có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức, lối sống lành mạnh, hoàn thành mọi
nhiệm vụ được giao.
Đội ngũ đảng viên được các cấp ủy quan tâm, bồi dưỡng về quan điểm
đường lối của Đảng, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Nhìn chung,
đa số đảng viên phát huy được tính tiền phong gương mẫu, làm nòng cốt
trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Số đảng viên đủ tư
cách loại 1 năm 1996 là 60,34%, năm 1999 là 78,21%. Số đảng viên mới
được kết nạp trong 5 năm (1996 – 2000) là 1.087 đồng chí, tăng 167,81% so
với nhiệm kỳ trước. Đa số đảng viên mới được kết nạp là những đồng chí trẻ,
khỏe, có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt [46, tr.12].
Ba là, công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng có nhiều cố gắng tích cực.

Đã xây dựng được chương trình, kế hoạch kiểm tra toàn khóa, nhằm tăng
cường công tác kiểm tra của Đảng. Tập trung kiểm tra đảng viên, cấp ủy viên
cùng cấp và tổ chức đảng cấp dưới có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra 750
đảng viên có dấu hiệu vi phạm, phát hiện 731 đảng viên có vi phạm, trong đó
phải xử lý 253 đảng viên; kiểm tra 98 lượt tổ chức cơ sở đảng có dấu hiệu vi
phạm, phát hiện 94 lượt tổ chức đảng vi phạm phải xử lý 4 tổ chức đảng [46,
tr.13]. Công tác kiểm tra đã góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn đảng
viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm trong sạch đội ngũ
đảng viên và từng bước thực hiện công bằng xã hội.
Bốn là, công tác xây dựng các tổ chức cơ sở đảng có bước chuyển biến
tích cực.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII) và Nghị quyết
Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về đổi mới và chỉnh đốn Đảng, đã tập trung
kiện toàn, củng cố tổ chức cơ sở đảng. Do đó, số cơ sở đảng và chi bộ đạt
trong sạch vững mạnh ngày càng tăng. Cơ sở đảng vững mạnh năm 1996 là
54,4%, đến năm 1999 đã tăng lên 57,9%. Số chi bộ vững mạnh năm 1996 là

15


47%, đến năm 1999 tăng lên 64,23%, tăng 27% so với nhiệm kỳ trước. Chi bộ
yếu kém năm 1996 là 4,29% giảm còn 0,63% năm 1999 [46, tr.12].
Năm là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là đảm bảo cho Đảng làm đúng
chức năng lãnh đạo, phát huy mạnh mẽ vai trò của cơ quan chính quyền, các
tổ chức kinh tế, các đoàn thể chính trị xã hội. Trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Ba Vì, các cấp ủy Đảng không bao biện
làm thay công việc thuộc chức năng quản lý, điều hành của chính quyền.
Đảng lãnh đạo không phải là Đảng thay thế Nhà nước quản lý điều hành công
việc của Nhà nước, mà là để khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của

nhân dân, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân. Đảng bộ lãnh đạo thông qua tổ
chức đảng và thông qua cá nhân đảng viên, kiểm tra thực hiện, khuyến khích
những mặt tốt, uốn nắn những lệch lạc. Đảng lãnh đạo cụ thể sát sao, theo
nguyên tắc tập trung dân chủ. Bản thân tổ chức đảng đã đổi mới nội dung và
hình thức sinh hoạt theo hướng dân chủ, kỷ cương, năng động, hiệu quả hơn,
khắc phục lối sinh hoạt nghèo nàn, hình thức.
Trong quá trình lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, Đảng bộ
huyện Ba Vì luôn giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy quyền làm
chủ của đảng viên, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Có tiến bộ về thực
hiện dân chủ trong Đảng và lãnh đạo thực hiện dân chủ trong xã hội, phát huy
trí tuệ tập thể, sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân. Việc thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đổi mới phong cách công tác, lề lối làm
việc đã đưa lại những kết quả bước đầu trong cuộc vận động xây dựng, chỉnh
đốn Đảng và điều đó đã được thực tiễn cuộc sống kiểm chứng.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và quần chúng nhân
dân. Lãnh đạo toàn diện các mặt, nhưng không làm thay chính quyền, làm
thay các đoàn thể quần chúng. Đảng lãnh đạo toàn diện trên tất cả các lĩnh

16


vực đời sống xã hội căn cứ vào nhiệm vụ mỗi giai đoạn, mỗi công việc, phong
trào cụ thể, tìm đúng khâu đột phá, trọng tâm để thực hiện có hiệu quả. Hiện
nay chuyển sang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng bộ
huyện Ba Vì xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng
Đảng là nhiệm vụ then chốt. Từ những nhiệm vụ cụ thể trong mỗi thời kỳ đòi
hỏi Đảng bộ huyện phải không ngừng đổi mới phong cách lãnh đạo. Trong
thực tế, Đảng bộ huyện đã có chủ trương và biện pháp tích cực đổi mới, chỉnh
đốn Đảng gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, kiện toàn hệ thống
chính trị

Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức
đảng nhất là sinh hoạt chi bộ. Đổi mới một bước tổ chức và cán bộ, nâng cao
trình độ và sức chiến đấu của đội ngũ đảng viên; ngăn chặn được sự sa sút,
yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở đảng; cải tiến phương thức lãnh đạo và
phong cách công tác; kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt
đảng, giữ gìn phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên và việc xử lý kỷ luật
Đảng. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, Đảng bộ huyện đề ra phương
châm: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ xã – thị trấn. Qua đó
đã đánh giá được chất lượng sinh hoạt chi bộ trong thời gian qua còn nhiều
nhược điểm. Từ đó đưa ra phương pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng sinh
hoạt chi bộ, đặc biệt là các hình thức đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ.
Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ba Vì trong thời
gian vừa qua đã đem lại những kết quả nhất định trên các lĩnh vực của đời
sống kinh tế, chính trị - xã hội, trong đó có lĩnh vực xây dựng Đảng. Đồng
thời đây cũng là những tiền đề quan trọng cho Đảng bộ huyện Ba Vì trong
công tác xây dựng Đảng ở những giai đoạn sau.
Nguyên nhân kết quả đạt được

17


Sự nghiệp đổi mới của Đảng đã tác động tích cực đến đời sống chính trị
của các tầng lớp nhân dân. Cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước ngày
càng hoàn thiện, tạo động lực phát triển cho địa phương.
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Huyện ủy đã bám sát
mục tiêu Đại hội. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc kịp thời đề ra những biện
pháp để tập trung chỉ đạo. Coi trọng sơ kết, tổng kết, chấn chỉnh những lệch
lạc trong chỉ đạo. Luôn phát huy tinh thần phê bình, sửa chữa những khuyết
điểm, giữ gìn đoàn kết thống nhất nội bộ, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ
của Tỉnh và của Trung ương.

* Khuyết điểm, yếu kém:
Một là, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở một
số tổ chức cơ sở đảng chưa làm tốt, nhất là quán triệt chủ trương đưởng lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Việc cụ thể hóa nghị quyết của
cấp trên để xây dựng chương trình hành động ở một số tổ chức cơ sở đảng
chất lượng chưa cao.
Hai là, một bộ phận cán bộ, đảng viên hạn chế nhận thức về chính trị,
một số cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, giảm sút ý chí, vi phạm đạo đức
lối sống, vi phạm Điều lệ Đảng, mất dân chủ ở cơ sở, ý thức tổ chức kỷ luật
kém, gây mất lòng tin với nhân dân.
Ba là, nội dung sinh hoạt chi bộ nhiều nơi chưa được cải tiến. Tổ chức
cơ sở đảng yếu chậm được khắc phục. Công tác quản lý, phân công đảng viên
ở một số cơ sở đảng chưa chặt chẽ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng
viên nhiều nơi chưa gắn chặt giữa quy hoạch và sử dụng cán bộ.
Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát ở một số cơ sở thiếu chặt chẽ, chưa
kịp thời; nhiều khuyết điểm sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được
phát hiện, khắc phục.
Nguyên nhân của những khuyết điểm, yếu kém

18


Về khách quan: Tình hình thế giới, trong nước diễn biến phức tạp; sự tấn
công của các thế lực thù địch nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa chính trị;
những mặt trái của kinh tế thị trường… đã tác động nhiều mặt đến công tác
xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Về chủ quan:
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa thực sự được cọi trọng. Trình độ
năng lực của đội ngũ cán bộ nhìn chung còn yếu, nhất là năng lực lãnh đạo,

điều hành và quản lý.
Sự phối hợp giữa các ngành, các đoàn thể có lúc, có việc thiếu đồng bộ.
Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa tốt, công
tác xây dựng Đảng còn hạn chế.
Từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhất là thực trạng công tác xây
dựng Đảng của Đảng bộ huyện Ba Vì trong những năm trước 2001, đặt ra
trong những năm 2001 – 2005, Đảng bộ huyện Ba Vì phải nhận thức đúng và
có những chủ trương, biện pháp sát hợp để triển khai công tác xây dựng Đảng
bộ đạt hiệu quả cao, bảo đảm cho Đảng bộ vững mạnh toàn diện đủ sức lãnh
đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.
1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Ba Vì về xây dựng Đảng trong
những năm 2001 – 2005
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây về xây dựng Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng diễn ra vào thời điểm có
ý nghĩa trọng đại. Thế kỷ XXI vừa bắt đầu, nước ta trải qua 10 năm thực hiện
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000 và 15 năm đổi
mới đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục quán
triệt chủ trương: “Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then
chốt”, khẳng định nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao

19


năng lực và sức chiến đấu của Đảng. Đây là nhiệm vụ đã được Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII, Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đề ra về
một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng, mở cuộc
vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tiến hành phê bình và tự phê bình trong
các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ chủ chốt từ Trung ương đến cơ sở. Đại hội
cũng khẳng định: Trong những năm tới, toàn Đảng tiếp tục thực hiện các
Nghị quyết về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa

VIII.
Cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong cả nước, Đảng bộ và
nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Tây đã trải qua 15 năm đổi mới, 10 năm thực
hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (1991 – 2000), 5 năm thực hiện Nghị
quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh lần thứ XII. Đại hội đã tổng kết, kiểm điểm, đánh giá một cách sâu sắc
nhiệm kỳ 5 năm qua.
Trong lĩnh vực xây dựng Đảng, Đại hội khẳng định: “Công tác xây dựng
Đảng phải thực sự là nhiệm vụ then chốt”, đề ra nhiều chủ trương nhằm cụ
thể hóa các nhiệm vụ xây dựng Đảng nêu trong dự thảo báo cáo chính trị. Đại
hội đã đánh giá những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân trong Tỉnh đã đạt
được trong nhiệm kỳ vừa qua, đó là: Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn
Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 và Nghị quyết Trung ương 6
(lần 2) đã tạo bước chuyển biến tích cực trên cả ba mặt: rèn luyện tư tưởng
chính trị; tu dưỡng đạo đức lối sống; lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt nhiệm
vụ chính trị. Công tác phát triển Đảng có nhiều tiến bộ, công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ được coi trọng, công tác kiểm tra được cấp ủy quan tâm.
Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng bên cạnh những ưu điểm còn một số
yếu kém: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng một số nơi chưa được cấp ủy

20


quan tâm đúng mức, đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng vừa thiếu về số
lượng, vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ; một số chi bộ, đảng bộ cơ sở sinh
hoạt còn hình thức, chất lượng chưa cao, vai trò hạt nhân lãnh đạo mờ nhạt;
công tác quy hoạch, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ còn lúng túng, bị động,
chấp vá. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, thoái hóa, biến
chất, làm giảm sút lòng tin trong nhân dân; việc kiểm tra tổ chức đảng và

đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm còn hạn chế, chưa chủ động, chưa có biện
pháp tích cực để nắm bắt tình hình.
Từ những thành tựu và hạn chế trên, Đại hội đã thảo luận và đề ra
phương hướng trong thời gian tới như sau:
Cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Quán triệt sâu sắc
trong cán bộ, đảng viên những quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng. Bồi
dưỡng nhận thức đúng đắn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta,
củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc. Từng bước đổi mới công tác giáo dục tư tưởng chính
trị, nghiên cứu, học tập các nghị quyết của Đảng, tuyên truyền giáo dục chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức tin tưởng
vào công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo. Nhiệm vụ chủ yếu trong nhiệm kỳ
tới là phải quán triệt và xây dựng chương trình hành động thực hiện có hiệu
quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết đại hội Đảng
bộ các cấp. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, các đoàn thể, cải tiến lề lối làm việc, phương pháp lãnh đạo điều hành
của bộ máy Nhà nước từ huyện đến cơ sở.
Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ. Thực hiện quy hoạch cán bộ và từng
bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng bằng nhiều
hình thức phù hợp nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực đáp

21


×