ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THÙY CHI
ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO SỰ
NGHIỆP
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN
NĂM 2010
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Đăng Tri
Hà Nội - 2012
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THÙY CHI
ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO SỰ
NGHIỆP
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN
NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Hà Nội - 2012
2
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CCGD
: Cải cách giáo dục
CNH-HĐH
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
BC
: Bán công
CNXH
: Chủ nghĩa xã hội
HĐND
: Hội đồng nhân dân
NQTW
: Nghị quyết Trung ương
PCGD
: Phổ cập giáo dục
PTDTNT
: Phổ thông dân tộc nội trú
PTLC
: Phổ thông liên cấp
THCS
: Trung học cơ sở
THPT
: Trung học phổ thông
UBND
: Ủy ban nhân dân
XHH
: Xã hội hóa
XMC
: Xóa mù chữ
178
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000 ................... 11
1.1. Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh Yên
Bái giai đoạn 1996- 2000 ........................................................................... 11
1.1.1. Tình hình giáo dục phổ thông Yên Bái mười năm đầu đổi mới
(1986-1996) ............................................................................................. 11
1.1.2. Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh Yên
Bái giai đoạn 1996-2000 ......................................................................... 23
1.2. Quá trình chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ
tỉnh Yên Bái từ năm 1996 đến năm 2000 ................................................ 33
1.2.1. Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục ..................... 33
1.2.2. Tăng cường đội ngũ giáo viên và phát triển cơ sở vật chất .......... 38
1.2.3. Công tác xã hội hóa giáo dục ........................................................ 42
Chương 2. ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 ................... 45
2.1. Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông của
Đảng bộ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001-2005............................................ 45
2.1.1. Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh
Yên Bái giai đoạn 2001-2005 ................................................................. 45
2.1.2. Quá trình chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh
Yên Bái từ năm 2001 đến năm 2005....................................................... 53
2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông của
Đảng bộ tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010............................................. 66
2.2.1. Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh Yên
Bái giai đoạn 2006-2010 ......................................................................... 66
2.2.2. Quá trình chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh
Yên Bái từ năm 2006 đến năm 2010....................................................... 73
179
Chương 3. NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM LỊCH SỬ .... 89
3.1. Nhận xét chung ................................................................................... 89
3.1.1. Về các thành tựu và nguyên nhân ................................................. 89
3.1.2. Về các hạn chế và nguyên nhân .................................................... 95
3.2. Các kinh nghiệm chủ yếu và vấn đề đặt ra...................................... 99
3.2.1. Các kinh nghiệm chủ yếu .............................................................. 99
3.2.2. Một số vấn đề đặt ra .................................................................... 105
KẾT LUẬN .................................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 112
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 122
180
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là
động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong thời đại khoa học công nghệ
phát triển như vũ bão hiện nay, hàm lượng trí tuệ khoa học kết tinh trong sản
phẩm hàng hoá ngày càng tăng; tài năng trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao
động sáng tạo của con người, không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự
phát, mà phải trải qua quá trình đào luyện công phu có hệ thống. Vì vậy giáo
dục được nhìn nhận không phải là yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố bên trong
cấu thành của nền sản xuất xã hội. Thực tiễn cho thấy rằng không có quốc gia
nào muốn phát triển mà ít đầu tư cho giáo dục. Công cuộc chạy đua phát triển
kinh tế của thế giới hiện nay là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy
đua về phát triển giáo dục và đào tạo.
Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn luôn có quan điểm và đường
lối phát triển giáo dục một cách đúng đắn và sáng tạo nhằm tạo ra những thế hệ
công dân mới theo sự phát triển của đất nước. Đảng khẳng định, giáo dục là một
bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ mục tiêu, đường lối cũng như nhiệm vụ
trong suốt tiến trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng lần thứ VII (1991)
đã nêu rõ “Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp
xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc, là một động lực đưa đất nước
thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”. Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII tiếp tục khẳng định: “Cùng với khoa học và
công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Có thể nói, giáo dục được xác định là
chiếc chìa khóa vàng để mở đường đưa đất nước đi đến văn minh hiện đại theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong chiến lược phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của
nước ta hiện nay, câu hỏi đầu tiên, và đột phá chú trọng đầu tiên bao giờ cũng
3
nói tới giáo dục phổ thông, vì giáo dục phổ thông (gồm tiểu học, THCS,
THPT) là nền tảng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân và chính nó sẽ là
cơ sở đem đến chất lượng cho cả hệ thống giáo dục…Đại hội Đảng lần thứ IV
(1979) khẳng định: “Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước,
là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở ban đầu rất trọng
yếu cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Với ý
nghĩa đó, trong đường lối đổi mới giáo dục, Đảng luôn coi trọng và đặc biệt
quan tâm đến sự phát triển của giáo dục phổ thông.
Đối với tỉnh Yên Bái, phát triển giáo dục phổ thông lại càng quan trọng
vì điểm xuất phát của tỉnh thấp, trình độ dân trí chưa cao và không đồng đều.
Do vậy, muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển điều có ý nghĩa quyết định là phải
nâng cao mặt bằng trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghệ lên ngang
tầm chung của đất nước và của khu vực. Mục tiêu quan trọng là phải giáo dục
con người toàn diện.
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa quan trọng của giáo dục phổ thông,
Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để sự nghiệp giáo dục
phổ thông của tỉnh từng bước đổi mới và phát triển. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ, giáo dục phổ thông Yên Bái từ năm 1996 đến năm 2010 đã đạt được
những thành tựu cơ bản, song vẫn còn những tồn tại và yếu kém cần phải
khắc phục. Làm sáng tỏ những điều đó để rút ra kinh nghiệm về lãnh đạo phát
triển giáo dục phổ thông ở Yên Bái trong thời kỳ đổi mới có ý nghĩa quan
trọng, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung
và tỉnh Yên Bái nói riêng.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo sự
nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010” làm đề tài luận văn
Thạc sỹ khoa học Lịch sử- chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất
nước. Đây là lĩnh vực được nhiều tổ chức, cơ quan và các nhà khoa học đầu
4
tư nghiên cứu. Đã có không ít những công trình nghiên cứu, những bài viết về
giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đào tạo thời kỳ đổi mới được công bố.
Tuy nhiên, số lượng công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông còn rất ít.
Nhìn một cách khái quát các công trình nghiên cứu liên quan có thể chia
thành các nhóm chủ yếu sau:
- Nhóm thứ nhất: Một số công trình nghiên cứu chuyên khảo đã xuất
bản như : “35 năm phát triển giáo dục phổ thông” của tác giả Võ Thuận Nho;
“Những bài nói và viết về giáo dục” của tác giả Nguyễn Văn Huyên; “Sơ
thảo về giáo dục Việt Nam (1945-1990)” của tác giả Phạm Minh Hạc; “Phát
triển giáo dục – phát triển con người phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” của tác giả Phạm Minh Hạc; “Trí thức Việt Nam trong sự
nghiệp đổi mới xây dựng đất nước” của Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười…Đây
là những tác phẩm thể hiện những quan điểm chung, những nhận định chung
nhất về nền giáo dục Việt Nam, trong đó có đề cập đến giáo dục phổ thông
với tư cách là một bậc học cần có nhiều sự quan tâm để đáp ứng yêu cầu của
phát triển kinh tế xã hội trong thời kì đất nước đổi mới.
- Nhóm thứ hai: Một số bài đăng trên các tạp chí: “Một số cơ hội để
đánh giá thực trạng giáo dục THPT” của TS. Hồ Thiệu Hùng đăng trên báo
Tuổi trẻ ngày 10/2/2003; “Phát huy việc tự học trong trường phổ thông trung
học” của GS.VS. Nguyễn Cảnh Toàn đăng trên báo Giáo dục và Thời đại
ngày 10/2/2003; “Chất lượng giáo dục phổ thông – một vấn đề cấp bách” của
GS.VS. Nguyễn Cảnh Toàn đăng trên báo Văn nghệ ngày 11/10/2003 và
18/10/2003…Những bài viết trên đưa ra những nhận định về giáo dục phổ
thông và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của giáo dục phổ
thông trong thời kỳ đổi mới đất nước.
Nhận định về những thành tựu và hạn chế của giáo dục và đào tạo nước
ta trong những năm thực hiện đổi mới, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra những
kiến nghị, để giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng thực sự trở
thành “quốc sách hàng đầu” là những vấn đề được đề cập đến trong các bài
5
viết: “Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà” của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp; “Cải cách giáo dục từ khâu đột phá nào?” của
GS.NGND Nguyễn Ngọc Lanh; “Để giáo dục và đào tạo thực sự trở thành
quốc sách hàng đầu” của tác giả Phạm Ngọc Minh; “Ngành giáo dục – đào
tạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và triển khai Nghị quyết
Đại hội IX” của GS.TS Nguyễn Minh Hiển; “Thực hiện chủ trương của Đảng
về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục” của PGS.TS. Nghiêm Đình Vì…
- Nhóm thứ ba: những khóa luận tốt nghiệp, luận văn của sinh viên, học
viên chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu về sự lãnh
đạo của các Đảng bộ địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển
giáo dục và đào tạo. Một số luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam viết về lĩnh vực này: “Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo
sự nghiệp giáo dục- đào tạo (1991- 2000)” của tác giả Lương Thị Hòe, luận
văn thạc sỹ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998; “Đảng bộ thành phố Hà
Nội lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông trong những năm 1996- 2006”
của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh, luận văn thạc sỹ Lịch sử, Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2009;…
Về vấn đề giáo dục đào tạo Yên Bái có cuốn “Giáo dục và Đào tạo Yên
Bái- 60 năm xây dựng và trưởng thành” do Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái
biên soạn, đã khái quát quá trình xây dựng và phát triển của giáo dục Yên Bái
trong 60 năm (1945- 2005). Trên các báo chí Trung ương và địa phương cũng
có những bài viết đề cập đến giáo dục Yên Bái: Báo Giáo dục và Thời đại,
Báo Yên Bái, Trang thông tin các Sở Giáo dục và Đào tạo Vùng 1,...
Những công trình nghiên cứu và bài viết được công bố đã giúp chúng
ta hiểu phần nào về thực trạng giáo dục và đào tạo trên cả nước nói chung và
ở các địa phương nói riêng. Song cho đến nay chưa có công trình lịch sử
chuyên khảo nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái đối với
sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010.
6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-Mục đích nghiên cứu:
+ Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Yên Bái
về phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010.
+ Từ đó nêu lên nhận xét, đánh giá khách quan các thành tựu, hạn chế
và rút ra một số kinh nghiệm phục vụ hiện tại.
-Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu liên quan đến đề tài.
+ Trình bày chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh
Yên Bái về phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010
+ Đánh giá, nhận xét khách quan thành công, hạn chế sự lãnh đạo, chỉ đạo
phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh Yên Bái thời kỳ 1996- 2010.
+ Rút ra một số kinh nghiệm, đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục lãnh
đạo, chỉ đạo để đẩy mạnh phát triển giáo dục phổ thông ở Yên Bái hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp phát
triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ Yên Bái từ năm 1996 đến năm 2010.
-Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Những chủ trương và sự chỉ đạo phát triển giáo dục phổ
thông của Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Các vấn đề về dạy nghề, giáo dục mầm non
chỉ đề cập ở mức độ cần thiết.
+ Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Yên Bái hiện nay. Những liên quan
đến các tỉnh lân cận không đề cập sâu ở luận văn này.
+ Về thời gian: từ năm 1996 đến năm 2010. Năm 1996 là mốc Đại hội
Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIV đề ra chủ trương phát triển giáo dục phổ
thông gắn liền và phục vụ nhiệm vụ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Yên Bái (1996) cho đến khi học viên nhận đề tài (năm 2010).
Các vấn đề trước năm 1996 và sau năm 2010 chỉ đề cập ở mức độ thích hợp.
7
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu:
+ Các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Trung ương Đảng có liên
quan đến giáo dục và đào tạo thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Yên Bái về phát triển giáo dục và đào
tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng thời kỳ 1996- 2010. Đây là nguồn
tư liệu chính, quan trọng nhất.
+Các báo cáo của các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái về giáo dục và đào
tạo, nhất là phát triển giáo dục phổ thông từ năm 1996 đến năm 2010.
+Sách, báo viết về giáo dục Yên Bái và các luận văn, các công trình
khác có liên quan đến giáo dục và đào tạo.
-Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng về
giáo dục và đào tạo.
+ Phương pháp nghiên cứu: Hai phương pháp chủ yếu là phương pháp
lịch sử và phương pháp lôgíc. Các phương pháp khác, như phương pháp thống
kê, so sánh, phân tích, tổng hợp... cũng được sử dụng để làm rõ những vấn đề
cần thiết trong quá trình nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Trình bày có hệ thống các quan điểm, chủ trương, biện pháp lãnh đạo,
chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh Yên Bái từ năm 1996
đến năm 2010 với những tư liệu xác thực, tin cậy.
- Trên cơ sở đó, nêu lên các kết quả đạt được và chưa đạt được, đưa ra
nhận xét về thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm, đặt ra một số
vấn đề như là những khuyến nghị nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo phát
triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện tại.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác
nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái nói chung, nghiên cứu phát triển
giáo dục phổ thông ở Yên Bái thời kỳ 1996- 2010 nói riêng.
8
7. Bố cục cơ bản của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn có 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ
thông từ năm 1996 đến năm 2000
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ
thông từ năm 2001 đến năm 2010
Chương 3: Nhận xét chung và các kinh nghiệm lịch sử
9
Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000
1.1. Chủ trƣơng phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh
Yên Bái giai đoạn 1996- 2000
1.1.1. Tình hình giáo dục phổ thông Yên Bái mười năm đầu đổi mới
(1986-1996)
1.1.1.1. Yên Bái: vùng đất, con người và truyền thống hiếu học
Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc tiếp giáp với Đông Bắc. Phía đông bắc
giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ,
phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào
Cai. Là "cửa ngõ phên dậu" vùng Tây Bắc, nơi giao thoa của hai khu vực Việt
Bắc- Tây Bắc, của những nền văn hoá đa sắc tộc, hình thành nên nền văn
minh sông Hồng rực rỡ. Thiên phú và sự sáng tạo lao động của cộng đồng các
dân tộc Yên Bái đã tạo nên một vùng đất nhiều tiềm năng.
Tỉnh Yên Bái có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc
và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc – Đông Nam:
phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và
sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông
Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa
hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng
thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600m trở lên, chiếm 67,56% diện tích
toàn tỉnh. Vùng thấp có độ cao dưới 600m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp,
thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có thể chia thành 5 tiểu
vùng khí hậu. Yên Bái có nhiều loại rừng khác nhau như: rừng nhiệt đới, á
nhiệt đới, và núi cao. Tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, hiện đã điều tra
257 điểm mỏ khoáng sản, xếp vào các nhóm khoáng sản năng lượng, khoáng
10
sản vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản kim loại và nhóm
nước khoáng. Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông- lâm sản gắn với vùng
nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế
biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ
sản. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc
khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý, cao lanh, fenspat, bột cácbonnát
canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân
dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác.
Là một tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp: hang
Thẩm Lé (Văn Chấn), động Xuân Long, động Thuỷ Tiên (Yên Bình), hồ Thác
Bà, du lịch sinh thái Suối Giàng, cánh đồng Mường Lò; di tích cách mạng,
đền thờ Nguyễn Thái Học, Căng Đồn, Nghĩa Lộ…Tỉnh Yên Bái có nhiều dân
tộc thiểu số và mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc văn hoá riêng, là điều kiện
để kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng
bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã luôn đổi mới cách nghĩ,
cách làm, tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo trong việc cụ thể đường lối
đổi mới của Đảng vào thực tiễn địa phương, khai thác tiềm năng, thế mạnh
sẵn có, huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự
an toàn xã hội.
Hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh
(1991), mặc dù phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nêu cao tinh thần đoàn kết, phát
huy truyền thống anh hùng, phấn đấu vươn lên đạt được những thành tựu
quan trọng và khá toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội.
Cùng cả nước vững bước trên con đường đổi mới, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, hội nhập và phát triển. Kinh tế Yên Bái đạt tốc độ tăng trưởng
khá; văn hoá- xã hội có nhiều tiến bộ; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an
11
toàn xã hội; phát triển kinh tế hàng hoá, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, ổn
định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bộ mặt từ
thành thị đến nông thôn, cả vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số đã có nhiều đổi thay.
Từ một tỉnh nghèo nàn, lạc hậu với kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp,
du canh du cư, Yên Bái đã chuyển sang nền kinh tế hàng hoá phát triển đa
dạng, có tốc độ tăng trưởng cao và cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ một thị xã Yên Bái nhỏ bé, hoang
tàn, đổ nát trong chiến tranh. Chỉ có mấy mươi năm, được sự quan tâm giúp
đỡ của Trung ương, đặc biệt là sự nỗ lực phi thường của Đảng bộ, nhân dân
các dân tộc trong tỉnh, Yên Bái đã có một trung tâm tỉnh phát triển và trở
thành thành phố đầu tiên ở vùng Tây Bắc- một thành phố phát triển theo
hướng xanh, sạch, đẹp, văn minh; "một thành phố trong rừng và rừng trong
thành phố". Cùng với đó là mạng lưới đô thị phát triển đồng bộ ở các địa
phương trong tỉnh, với thị xã Nghĩa Lộ và nhiều thị trấn, thị tứ ngày càng
khang trang, hiện đại, làm đổi thay hẳn bộ mặt của một miền rừng núi.
Dân cư và các thành phần dân tộc
Năm 2010, tổng dân số toàn tỉnh là 752.922 người. Mật độ dân số trung
bình là 109 người/km2, tập trung ở một số khu đô thị như thành phố Yên Bái,
thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn huyện lỵ. Theo số liệu điều tra, trên địa bàn
tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc sinh sống, trong đó có 7 dân tộc có dân số trên
10.000 người. 2 dân tộc có từ 2.000 - 5.000 người, 3 dân tộc có từ 500 -2.000
người. Trong đó người Kinh chiếm 49,6%, người Tày chiếm 18,58%, người
Dao chiếm 10,31%, người HMông chiếm 8,9% người Thái chiếm 6,7%,
người Cao Lan chiếm 1%, còn lại là các dân tộc khác.
Cộng đồng và các dân tộc trong tỉnh với những truyền thống và bản sắc
riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều
nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống tập quán trong lao động
sản xuất có nhiều bản sắc dân tộc.
12
Truyền thống yêu nước và cách mạng
Cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc
Yên Bái đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên
cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động
sản xuất, trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Từ thời Hùng Vương dựng nước, Yên Bái thuộc bộ Tân Hưng, một trong
15 bộ của nước Văn Lang. Trải qua các thời kỳ bắc thuộc, Yên Bái thuộc phủ
Quy Hoá, tỉnh Hưng Hoá. Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, ngày 114- 1900, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định chính thức thành lập tỉnh Yên
Bái. Sau khi thành lập tỉnh, thực dân Pháp đã sử dụng bộ máy chính quyền
phong kiến để thống trị nhân dân các dân tộc trong tỉnh, triệt để áp dụng chính
sách "ngu dân", "chia để trị", kích động chia rẽ đồng bào các dân tộc, kìm hãm
nhân dân trong vòng tăm tối, lạc hậu, người dân Yên Bái bị thực dân nô dịch,
sống kiếp đời lầm than. Quyết không chịu kiếp sống nô lệ, nhân dân các dân tộc
Yên Bái cùng nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, các
cuộc khởi nghĩa của đồng bào Kinh, Tày, Dao... ở Văn Chấn, Trấn Yên, Lục
Yên và ở nhiều nơi khác đã liên tục diễn ra chống bắt phu, bắt lính, cướp ruộng
đất, làm cho thực dân Pháp rất lúng túng, lo sợ và bất ổn định; điển hình là cuộc
khởi nghĩa của Tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng do nhà chí sĩ yêu nước
Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công, nhưng tinh
thần yêu nước, bất khuất, kiên cường, với tinh thần "không thành công cũng
thành nhân" của các nghĩa sĩ đã thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các dân
tộc trong tỉnh và cổ vũ, bồi đắp thêm lòng yêu nước của nhân dân cả nước, đồng
thời góp một tiếng vang lớn trên thế giới. Truyền thống đó được nhân lên gấp
bội vào mùa xuân 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, đã mở ra
một trang mới cho lịch sử cách mạng Việt Nam, tác động mạnh mẽ đến phong
trào yêu nước của nhân dân các dân tộc Yên Bái.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đầu những năm 40 của thế kỷ 20, một số
cơ sở cách mạng đã được xây dựng ở huyện Trấn Yên và thị xã Yên Bái;
13
nhiều tổ chức cứu quốc được thành lập. Ngày 7/5/1945, Chi bộ Đảng Cộng sản
đầu tiên đã ra đời ở thị xã Yên Bái. Ngày 30/6/1945, Xứ uỷ Bắc Kỳ đã quyết
định thành lập Ban cán sự liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ do đồng chí Ngô Minh
Loan làm Bí thư. Sự kiện thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh đã mở ra bước
ngoặt mới cho phong trào đấu tranh cách mạng ở địa phương. Ngày 6/7/1945,
lực lượng vũ trang Yên Bái ra đời làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
Ngay sau khi được thành lập, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã phát huy ý chí tự
lực, tự cường, truyền thống anh dũng, sáng tạo, tập hợp đoàn kết nhân dân các
dân tộc, lãnh đạo nhân dân kết hợp với lực lượng vũ trang xây dựng cơ sở cách
mạng, tiến hành khởi nghĩa giải phóng các châu Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên,
Yên Bình và thị xã Yên Bái. Yên Bái vinh dự, tự hào là một trong những địa
phương giành chính quyền về tay nhân dân sớm nhất trong cả nước.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Yên Bái đứng trước muôn
vàn khó khăn, thử thách của nạn "giặc đói", "giặc dốt" và giặc ngoại xâm.
Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng
bộ, chính quyền và quân dân các dân tộc Yên Bái đã góp phần bảo vệ vững
chắc chính quyền non trẻ, củng cố lực lượng vũ trang, tránh được sự xô xát
với quân Tưởng, cô lập bọn phản động Việt Quốc, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi,
chuẩn bị mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược. Từ năm 1947, thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng, chúng đã
thôn tính hai phần ba diện tích của tỉnh. Tỉnh Yên Bái đã thực hiện đường lối
kháng chiến "toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh" kết hợp vừa
kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng hậu phương. Quân và dân Yên Bái đã
đóng góp sức người, sức của và phối hợp với bộ đội chủ lực mở nhiều chiến
dịch như Sông Thao (1949), Lê Hồng Phong (1950), Lý Thường Kiệt (1951).
Đặc biệt, trong chiến dịch Tây Bắc (1952) đã đập tan hoàn toàn phân khu
Nghĩa Lộ, mở thông cánh cửa sang phân khu sông Đà, giải phóng hoàn toàn
tỉnh Yên Bái. Ngay sau khi được giải phóng, toàn tỉnh lại dồn sức vào thực
hiện nhiệm vụ Chính phủ giao là mở con đường huyết mạch nối liền căn cứ
địa Việt Bắc với chiến trường Tây Bắc và huy động sức người, sức của, góp
14
phần to lớn cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vĩ đại
lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân các dân
tộc Yên Bái bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát
triển kinh tế- xã hội, đã tạo ra những biến đổi quan trọng trong đời sống xã
hội ở địa phương. Tiếp nối truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền,
nhân dân các dân tộc Yên Bái đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ cùng cả
nước chống Mỹ, cứu nước. Với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược", quân và dân Yên Bái vừa sản xuất, vừa chiến đấu,
vừa sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến lớn miền nam. Hàng vạn thanh niên các
dân tộc đã xung phong tòng quân, lên đường đánh giặc; hàng nghìn người con
thân yêu của quê hương Yên Bái đã hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do của Tổ
quốc, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc vào mùa Xuân năm 1975,
mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử- Giải phóng hoàn toàn miền
nam, thống nhất đất nước, cả nước cùng đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, quân và dân Yên Bái- Hoàng
Liên Sơn trực tiếp chiến đấu dũng cảm, lần lượt làm thất bại các âm mưu phá
hoại, xâm lược, gây mất ổn định của các thế lực phản động bảo vệ vững chắc
biên giới quốc gia.
Truyền thống hiếu học
Trải qua những thăng trầm của các thời kỳ, Yên Bái đã không ngừng
bồi đắp nên truyền thống trong đấu tranh cũng như trong lao động sáng tạo
xây dựng quê hương. Yếu tố chính làm nên thành công đó là con người Yên
Bái được hun đúc từ bao đời trên một vùng đất thiêng, non sông tươi tốt, được
đánh giá là “hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc”. Yếu tố con người, yếu tố có
tính quyết định, một phần to lớn là “do giáo dục mà nên”. Vì vậy, giáo dục đã
được hình thành, phát triển cùng với quá trình đấu tranh xây dựng quê hương
bằng việc dạy bảo của thế hệ trước cho thế hệ sau học tập, rèn luyện trưởng
thành. Việc dạy, việc học đã thành truyền thống lâu đời, nét đẹp văn hóa của
các dân tộc Yên Bái.
15
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo gắn liền với truyền thống hiếu học của
nhân dân các dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển miền đất này
hơn một thế kỷ đấu tranh và xây dựng tỉnh Yên Bái. Trong mỗi thời kỳ đều đã
sản sinh ra những con người ưu tú làm rạng rỡ cho quê hương đất nước.
Trước hết phải kể đến những người tài mưu lược, trở thành thủ lĩnh, nghĩa
binh khởi nghĩa chống lại ách áp bức, nô dịch, kháng chiến chống giặc ngoại
xâm giải phóng quê hương Yên Bái dưới các triều đại phong kiến, đế quốc
phương Bắc và thực dân Pháp đô hộ.
Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước dân chủ xóa bỏ nền giáo
dục ngu dân của thực dân Pháp, xây dựng nền giáo dục cách mạng rộng khắp
và tạo điều kiện khuyến khích tài năng phát triển. Chỉ tính trong thời kỳ đổi
mới, số người ở Yên Bái có bằng Cao học, Thạc sĩ trên 200 người, người đã
có học vị Tiến sĩ hơn 15 người; đặc biệt còn có người giành được thủ khoa,
ghi danh ở Văn Miếu. Nhiều học sinh Yên Bái đã trở thành những học giả tên
tuổi, những doanh nhân thành đạt. Nhiều nhà giáo tận tụy tâm huyết với sự
nghiệp “Trồng người”, đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận công lao cống
hiến, phong tặng những danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao động, Nhà giáo ưu
tú, Huân chương lao động. Noi gương cha anh, tuổi trẻ Yên Bái vượt khó
vươn lên học giỏi ngày càng nhiều ở các cấp học, vùng miền; chỉ tính riêng
cấp THPT , đã có hàng trăm học sinh đạt giải quốc gia, số học sinh đỗ vào
trường đại học hàng năm tăng lên…
Những thuận lợi về tự nhiên, kinh tế- xã hội và truyền thống quý báu
đó là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát triển giáo dục, hướng tới
mục tiêu xây dựng xã hội học tập góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
1.1.1.2. Tình hình giáo dục phổ thông Yên Bái trước năm 1996
Trước Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, trong bối cảnh
tình hình kinh tế- xã hội cả nước khủng hoảng, giáo dục và đào tạo Yên Bái
nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng gặp nhiều khó khăn, giảm sút
16
nghiêm trọng cả về quy mô và chất lượng; tỷ lệ bỏ học tăng; cơ sở vật chất
trường lớp bị xuống cấp và thiếu thốn…Tháng 12/1986, Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của Đảng đã quyết định đường lối đổi mới toàn diện đất
nước; tiếp đó tháng 6/1991, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
xác định “Giáo dục- Đào tạo” cùng với “Khoa học- Công nghệ” là “Quốc
sách hàng đầu” đã mở ra hướng đi mới cho ngành giáo dục Yên Bái trong
những năm tiếp theo.
Thực hiện Nghị quyết đổi mới giáo dục của Đảng, trong bối cảnh kinh
tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ,
giáo dục phổ thông Yên Bái trong 10 năm đầu của sự nghiệp đổi mới bước
đầu có những chuyển biến. Cụ thể:
*Giáo dục tiểu học
Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, hệ thống mạng lưới trường lớp
chưa được quy hoạch, còn khó khăn trong việc thu hút trẻ em đi học. Ví dụ như
năm học 1991- 1992, năm học đầu tiên tái thiết tỉnh Yên Bái, toàn tỉnh mới chỉ
có 229 trường cấp 1, trường PTLC 1+2; 2824 lớp; 75.767 học sinh cấp 1 [59,
tr.166]. Hầu hết các trường vùng cao mới chỉ có đến lớp 2, lớp 3; đặc biệt, các xã
của hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải mới có lớp 2. Tỷ lệ huy
động trẻ em đi học mẫu giáo, vỡ lòng được 35- 37%, số trẻ em 6 tuổi đi học
được từ 75- 79%. Tỷ lệ nhập học thô đạt trên 85%, như vậy số trẻ ra học đúng độ
tuổi chỉ đạt 68%. Bình quân bỏ học cấp 1 là 12%, riêng lớp 1 bỏ học 13,6%.
Tính chung, hiệu quả cấp 1 chỉ đạt 75,7%, hao phí lưu ban, bỏ học mất hơn 24%
[59, tr.166]. Hiệu quả và chất lượng giáo dục rất thấp.
Trước những khó khăn đó, ngày 12/4/1993 Tỉnh ủy đã ban hành Nghị
quyết số 07- NQ/TU về Chương trình hành động; UBND tỉnh xây dựng kế
hoạch thực hiện NQTW 4 (khóa VII) của Đảng, đẩy mạnh đổi mới giáo dục.
Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Sở giáo dục thực hiện đa dạng hóa
loại hình trường lớp; đồng thời chỉ đạo chương trình “165 tuần” “120 tuần” “100
tuần” cho phù hợp với tình hình thực tế, khả năng đáp ứng điều kiện học tập của
17
từng địa bàn thị xã, địa bàn vùng cao, vùng sâu vùng xa có nhiều khó khăn.
Cùng với đó, Sở đã triển khai Dự án lớp ghép do Unicef tài trợ. Thông qua Dự
án lớp ghép, phát triển phủ kín được đến lớp 5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên được quan tâm hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Với những nỗ lực trên, tính đến năm 1995, toàn tỉnh có 120/178 xã
phường, 4 huyện, thị đạt chuẩn XMC- PCGDTH. Tính chung toàn tỉnh đã
vượt qua 2/3 chặng đường để tiến tới mục tiêu tỉnh Yên Bái đạt chuẩn Quốc
gia XMC- PCGDTH. Mạng lưới trường lớp có sự quy hoạch, bước đầu đáp
ứng nhu cầu của nhân dân. Chất lượng dạy và học có sự chuyển biến. Cơ sở
vật chất được cải thiện [59, tr.170].
*Giáo dục Trung học co sở
Trong khi giáo dục tiểu học đã dần đi vào ổn định thì bậc giáo dục
THCS chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Mạng lưới trường lớp THCS
trước đây chưa được khôi phục. Toàn tỉnh có 158 trường (35 trường cấp 2,
119 trường PTCS 1+2 và 4 trường liên cấp 2+3), 800 lớp, 20.864 học sinh
[59, tr.201]. Học sinh lớp 6 đầu năm 1990- 1991 lên học lớp 7 năm học 19911992 chỉ còn 75,3% (lưu ban 2,3%, bỏ học 22,4%). Bình quân số học sinh cấp
2 có mặt đầu năm 1990- 1991 lên lớp và tốt nghiệp chỉ đạt 75,8% (lưu ban
1,6% và bỏ học 22,6%) [59, tr.193]; chỉ bằng 56,6% học sinh cấp 2 của năm
1984- 1985 (năm học có số lượng học sinh cấp 2 cao nhất đạt 36.524 học
sinh). Số tuyển mới vào lớp 6 năm học 1991- 1992 là 6.972 em, đạt gần 94%
học sinh tốt nghiệp lớp 5 năm học 1990- 1991 [59, tr.193]. Tuy vậy, số học
sinh bỏ học của cả 4 lớp cấp 2 nhiều hơn số tăng lên mới tuyển vào lớp 6. Do
vậy số học sinh cấp 2 giảm xuống, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm
sút học sinh THPT trong nhiều năm sau. Mặt khác, dẫn đến khó khăn sắp xếp
giáo viên cấp 2 dôi dư. “…Tinh thần học tập của học sinh sa sút, học sinh cấp
2, cấp 3 suy giảm là biểu hiện đáng lo ngại nhân tài cho những năm trước
mắt và lâu dài, chất lượng giáo dục chậm chạp…khẩn trương đào tạo lại giáo
viên và chuyển 887 giáo viên cấp 2 xuống dạy cấp dưới…” [70, tr.9].
18
Nhằm khắc phục tình trạng trên, Tỉnh ủy Yên Bái trong Nghị quyết 07NQ/TU về Chương trình hành động thực hiện NQTW4 (khóa VII) của Đảng
đã yêu cầu “…phải tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp lại hệ thống trường, lớp hợp
lý, sát với dân, đa dạng hóa loại hình trường học…” [70, tr.7] để tạo điều
kiện cho mọi người đi học, thu hút trẻ em, trong đó có học sinh cấp 2 đến
trường, thực hiện phổ cập THCS. Sở Giáo dục cũng đã thực hiện nghiêm túc
chương trình thay sách CCGD, tổ chức các khóa học cho giáo viên tiếp cận và
thông suốt nội dung, chương trình dạy học mới. Nhờ đó, tình trạng học sinh
bỏ học trong những năm tiếp theo giảm; chất lượng dạy và học có sự cải tiến.
*Giáo dục trung học phổ thông
Năm học 1990- 1991, Yên Bái có 14 trường THPT (trong đó 4 trường
PTLC 2+3), 142 lớp và 4.526 học sinh (không có dân lập) [59, tr.201]. Số lượng
học sinh có sự giảm sút, hiệu quả giáo dục chưa cao. Học sinh lớp 10 đầu năm
1990- 1991 lên học lớp 11 năm học 1991- 1992 chỉ còn 70,8% (lưu ban 1,1%,
bỏ học 28,1%)…Bình quân số học sinh cấp 3 có mặt đầu năm 1990- 1991 lên
lớp và tốt nghiệp chỉ đạt 85,4%. Số lượng tuyển mới vào lớp 10 là 2.196 học
sinh, gần đạt 72,9% học sinh tốt nghiệp THCS (3.013 học sinh) [59, tr.194].
Từ năm học 1991- 1992 triển khai thực hiện xã hội hóa giáo dục, đa
dạng hóa loại hình trường lớp, Sở giáo dục đã chỉ đạo thí điểm mở lớp bán
công THPT trong trường THPT công lập. Năm học 1993- 1994, thành lập
thêm trường PTLC 2+3 khu vực Chấn Thịnh, đồng thời thành lập riêng
trường THPT Bán công Yên Bái, thay cho mở lớp bán công trong trường
công lập như những năm trước. Các trường Bồi dưỡng giáo dục Yên Bình,
Văn Yên, Trấn Yên, Lục yên, thị xã Nghĩa Lộc mở lớp bán công THPT. Do
vậy, đã tăng đáng kể số lượng học sinh THPT, giảm được sức ép đối với các
trường THPT công lập, đáp ứng nhu cầu học tập trong nhân dân.
Cơ sở vật chất cũng được cải thiện. Nhiều trường, phòng học được xây
mới, phòng học cũ được cải tạo. Tổ máy vi tính đầu tiên được trang bị ở
THPT chuyên Yên Bái đã đánh dấu bước đầu tiếp cận công nghệ thông tin
19
của Giáo dục và Đào tạo Yên Bái. Sách giáo khoa, thiết bị dạy học được trang
bị mới cho từng năm học…Sự quan tâm đầu tư trên của Đảng và Nhà nước đã
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc THPT so với những năm đầu đổi
mới. Học sinh có những tiến bộ rõ rệt về ý thức đạo đức, nề nếp kỉ cương. Tỉ
lệ tốt nghiệp THPT tăng. Nhiều học sinh đỗ các trường Đại học, Cao đẳng
trên cả nước.
Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều khó khăn đối với cấp THPT thời kỳ này.
Chất lượng giáo dục có chuyển biến song mới chỉ tập trung ở các thị xã, thị
trấn; ở các huyện vùng cao, vùng sâu hiệu quả giáo dục thấp. Trình độ giáo
viên chưa đồng đều; đời sống khó khăn. Số lượng phòng học tạm còn nhiều.
Thiết bị dạy học, tài liệu cho giáo viên thiếu (nhất là tài liệu hướng dẫn phục
vụ cho chương trình phân ban mới được thí điểm).
Sau 10 năm cả nước tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội, toàn
ngành đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Từ năm học 1990- 1991, ngành
Giáo dục và Đào tạo Yên Bái đã ngăn chặn được tình trạng khủng hoảng;
bước đầu hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học, ở các địa bàn kinh tế- xã
hội thuận lợi đã tăng quy mô trường, lớp, học sinh. Chất lượng giáo dục được
duy trì và một số mặt về giáo dục đức dục, trí dục có nhiều tiến bộ rõ nét; kỷ
cương trường học đã được tăng cường, không khí trường học bước đầu trở lại
ổn định, nề nếp, nhất là ở trường trọng điểm và các thị xã, thị trấn nông thôn
vùng thấp. Công tác XMC- PCGDTH được đẩy mạnh, năm 1995 Yên Bái đã
đi được 2/3 chặng đường XMC- PCGDTH. Yên Bái đã coi trọng giáo dục
mũi nhọn với việc xây dựng trường chuyên (1989), trường trọng điểm chất
lượng cao nhằm phát huy năng lực trí tuệ của học sinh, góp phần đào tạo nhân
tài cho tỉnh và đất nước. Giáo dục vùng cao bước đầu chuyển biến, rõ nét hơn
là các nhà trường PTDT nội trú, các trường ở các trung tâm xã và cụm xã.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; đầu tư tu bổ, xây dựng CSVC
trường học bước đầu đã được tăng cường phục vụ yêu cầu nâng cao chất
lượng theo yêu cầu của cải cách giáo dục; đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển
kinh tế- xã hội của tỉnh và các địa phương.
20
Quy mô, chất lượng giáo dục phổ thông được duy trì và giữ vững là
nhờ đường lối đổi mới, sự ổn định về chính trị, sự tăng trưởng chung về kinh
tế của đất nước và tỉnh. Việc khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu cùng
với GDPT là nền tảng đã tạo ra cái thế để đầu tư cho phát triển giáo dục.
Song, bên cạnh những thành tích đạt được, giáo dục phổ thông ở Yên
Bái vẫn còn những mặt yếu kém, chưa đáp ứng kịp những yêu cầu của công
cuộc đổi mới kinh tế- xã hội, thực hiện CNH- HĐH. Tỉ lệ mù chữ trong nhân
dân còn ở mức cao. Chất lượng giáo dục còn thấp, nhất là ở vùng cao, vùng
sâu. Phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chưa phát huy được tính tích cực,
chủ động ở người học. Ý thức đạo đức và kỷ cương của một bộ phận học sinh
có chiều hướng đi xuống. Chất lượng đội ngũ giáo viên thấp, chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Cơ sở vật chất nghèo
nàn phần lớn là phòng học tạm (gần 70%), phòng học xây lợp ngói ít, lại
xuống cấp nặng, trang thiết bị nhà trường còn sơ sài, lạc hậu…
Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên của giáo dục phổ thông Yên
Bái giai đoạn 1986- 1996 là: Đảng bộ Yên Bái tuy đã nhận thức được vai trò
quan trọng của giáo dục song chưa đủ sâu sắc nên công tác chỉ đạo và kiểm
tra thiếu sâu sát. Công tác quản lý giáo dục của Tỉnh còn nhiều yếu kém, bất
cập. Tỉnh đã chỉ đạo phát triển quy mô, đa dạng hóa loại hình trường lớp và
có kết quả nhất định nhưng lại chưa chú trọng đến khâu kiểm tra, quản lý
chương trình, nội dung và chất lượng giáo dục. Các chính sách của tỉnh chưa
đủ để khuyến khích giáo viên đến vùng cao, vùng sâu và trụ lại lâu dài dẫn
đến tình trạng nhiều giáo viên bỏ nghề, bỏ bản; chưa có chính sách đãi ngộ
thỏa đáng đối với những giáo viên dạy giỏi, có năng lực. Chưa có những cơ
chế chính sách đủ mạnh để huy động thêm nguồn lực cho phát triển GDPT.
Gia đình và các tập thể, cộng đồng xã hội chưa phát huy vai trò quan trọng
trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường giáo dục thế hệ trẻ,
nhất là về chính trị, đạo đức…
Những hạn chế của GDPT đòi hỏi Đảng bộ và các cấp chính quyền Yên
Bái có những chủ trương, giải pháp khắc phục. Những chủ trương, giải pháp
21
đó phải được thực hiện với tinh thần cách mạng sâu sắc, nhằm đẩy mạnh phát
triển GDPT, đáp ứng yêu cầu kinh tế- xã hội của tỉnh trong thời kỳ mới.
1.1.2. Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ tỉnh
Yên Bái giai đoạn 1996-2000
1.1.2.1. Chủ trương chung của Đảng về phát triển giáo dục phổ thông
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trong hệ thống giáo dục, GDPT có một vị trí hết sức quan trọng, nó
là chiếc cầu nối cơ bản, là cấp học mang tính nền tảng của cả hệ thống giáo
dục quốc gia. Chất lượng GDPT do vậy trước tiên ảnh hưởng rất lớn tới
chất lượng giáo dục dạy nghề và đại học, sâu xa hơn, nó chính là nguồn
gốc góp phần quan trọng quyết định chất lượng của nguồn lực lao động
từng nước. Bởi vậy trong chiến lược phát triển giáo dục, phát triển nguồn
nhân lực của mỗi quốc gia, trọng tâm đột phá đầu tiên là chú trọng chăm lo
cho cấp học phổ thông.
Nhận thức rõ vị trí quan trọng của GDPT, nhất là khi đất nước bước
vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) tiếp tục khẳng định: “Cùng với khoa học
và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy
mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”. Đại hội đã đề ra Chương
trình phát triển giáo dục và đào tạo trong 5 năm 1996- 2000 với mục tiêu:
“Nâng cao mặt bằng dân trí, bảo đảm những tri thức cần thiết để mọi người
gia nhập cuộc sống xã hội và kinh tế theo kịp tiến trình đổi mới và phát triển
đất nước. Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp
ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa…”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa VIII đã ra Nghị quyết số 02- NQ/HNTW, ngày
24/12/1996, “Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”.
22