Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo đổi mới giáo dục phổ thông từ năm 1991 đến 2001 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.62 KB, 123 trang )












LUẬN VĂN:
Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo đổi
mới giáo dục phổ thông từ năm 1991
đến 2001











mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận
thức sâu sắc về vị trí, vai trò quan trọng của GD - ĐT trong sự nghiệp cách mạng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” mà “dốt thì dại,


dại thì hèn”. Vì vậy ngay từ buổi đầu mới giành được chính quyền, Người kêu gọi: “Một
trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”[51, tr.36].
Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam,
GDPT được Đảng ta nhìn nhận là một bậc giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, vừa là
“bản lề”, vừa là “xương sống” của toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhân cách
của lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên, giúp các em từ bước đi chập chững, từ
nhận biết đơn sơ lên lắm bắt được nhiều kiến thức cơ bản về văn hóa chữ, văn hóa làm
người và định hướng được cuộc sống của mình là phục vụ sự nghiệp của Đảng, của dân
tộc. Vì vậy từ ngày nước nhà được độc lập, đặc biệt là trong hơn nửa thập kỷ qua, sự
nghiệp phát triển GDPT đã đạt được những thành tựu to lớn: Quy mô không ngừng được
mở rộng; chất lượng ngày một được nâng cao và từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu cung
cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Với vị trí và vai trò to
lớn đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về cải cách giáo dục lần thứ 3 (năm
1979) đã chỉ rõ: “Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh
tương lai của một dân tộc. Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa”[64, tr.23].
Là một tỉnh miền núi, nằm ở vùng cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc, tỉnh Hòa Bình là
nơi tụ hội nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm Văn hóa - Giáo dục của vùng
Tây Bắc. Với đặc điểm địa lý giáp với đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, Hòa Bình
được biết đến không chỉ nổi tiếng với công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam á, mà còn
nổi tiếng với một nền văn hóa đặc sắc, cái nôi “văn hóa Hòa Bình”.

Là mảnh đất có chiều dày lịch sử, phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường bất
khuất của dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng
bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã kề vai, sát cánh làm nên những trang sử hào
hùng, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Bước vào
công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, với tinh thần “đoàn kết, dân chủ, kỷ cương và đổi
mới”, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục vượt lên mọi khó khăn, thách
thức để hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH của tỉnh, phấn đấu
trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng Tây Bắc, đặc biệt từng bước xây dựng

thị xã Hòa Bình trở thành thành phố Hòa Bình trên trục đô thị Hà Nội - Hà Đông - Lương
Sơn - Hòa Bình.
Nhận thức vai trò to lớn của GDPT trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như
phát triển GDPT nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp
phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng tỉnh Hòa
Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh và công bằng xã hội” [88, tr.314], trong những năm
qua, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã thường xuyên chăm lo, tạo điều kiện để GDPT từng bước
được đổi mới và phát triển vững chắc. Do vậy, từ chỗ 99% dân số mù chữ, đội ngũ giáo
viên, học sinh, cơ sở vật chất trường lớp nghèo nàn, lạc hậu (năm 1945), đến nay, tỉnh đã
đạt chuẩn quốc gia về PCGDTH - CMC và PCGD THCS, đội ngũ giáo viên các ngành
học, bậc học không chỉ lớn về số lượng mà còn mạnh cả về chuyên môn; cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy và học ngày càng hiện đại, bộ mặt ngành giáo dục ngày càng đổi mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sự nghiệp đổi mới GDPT ở Hòa Bình
trong những năm qua còn nhiều yếu kém, bất cập, thể hiện ở chỗ: chất lượng giáo dục các
cấp học, bậc học, ngành học còn thấp và chưa đồng đều; việc dạy và học ở vùng KT - XH
khó khăn còn hạn chế; cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu. Bên cạnh đó, năng lực trình
độ tổ chức quản lý của đội ngũ cán bộ, giáo viên còn thấp so với yêu cầu nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội. Đây là những vấn đề đặt ra cần phải giải
quyết.
Từ những vấn đề nêu trên, việc thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển KT -
XH của Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn (2001 - 2005), trong đó GDPT đóng vai trò quan

trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực, càng trở nên có ý nghĩa quan trọng và cấp bách
hơn bao giờ hết. Không ngừng đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng GDPT trong
thời gian tới cũng như góp tiếng nói chung vào mục tiêu chiến lược phát triển KT - XH
của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình là đòi hỏi của thực tiễn. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh
Hòa Bình lãnh đạo đổi mới giáo dục phổ thông từ năm 1991 đến 2001” làm đề tài luận
văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ vị trí, vai trò của GD - ĐT nói chung, GDPT nói riêng đối với sự phát

triển KT - XH của đất nước, trong những năm qua, các tổ chức, học giả trong và ngoài
nước rất quan tâm, đã công bố một số công trình nghiên cứu, bài viết bàn về thực trạng,
phương hướng phát triển sự nghiệp GDPT.
- Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO), chương
trình phát triển của Liên Hợp Quốc (undp) với dự án: “Nghiên cứu tổng thể giáo dục - đào
tạo, phân tích nguồn nhân lực VIE89/022” và dự án: “Báo cáo đánh giá tình hình giáo dục
và đào tạo của Việt Nam hiện nay”, được tiến hành trong 2 năm (1991-1992).
- Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, giới nghiên cứu, các chuyên gia đầu
ngành về GD - ĐT đã đã tìm hiểu, nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau như: Tác phẩm
“Vấn đề giáo dục” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Giáo dục, Hà Nội (1990); “Sự nghiệp
giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa” của Phạm Văn Đồng, Nxb Sự thật, Hà Nội
(1978); “Phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” của tổng bí thư Đỗ Mười, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
(1991) Các tác giả là những người giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà
nước; hệ thống những quan điểm, tư tưởng của Đảng về GD - ĐT.
- Đảng Cộng sản Việt Nam với các Nghị quyết chuyên đề bàn về thực trạng và
phương hướng đổi mới GD - ĐT như: NQTw 4 (khóa VII), NQTw 2 (khóa VIII), NQTW
6 (khóa IX). Những tài liệu này là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng khoa học, bao
gồm cả khái niệm, mục đích, nội dung, cách dạy, cách học, cách quản lý, cách lãnh đạo

ngành giáo dục. Đây là cơ sở lý luận cho đường lối chính sách giáo dục đã và đang tiến
hành ở nước ta, cho nền khoa học giáo dục Việt Nam, cho chiến lược xây dựng con người
mới của đất nước Việt Nam XHCN.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu của tập thể, cá nhân nhà khoa học như: Ban
Khoa giáo Trung ương, Bộ GD - ĐT; các đồng chí đã từng là lãnh đạo ngành GD - ĐT
như: Tác phẩm “ Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội”, Nxb Khoa học xã hội (1996) của Phạm Minh Hạc; “ Tiếp tục nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện”, Tạp chí Cộng sản, số tháng 9 (2002) của Trần Hồng Quân; “Đổi mới
về nhận thức vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 1
(1992) của Nguyễn Minh Hiển…cũng là cơ sở quan trọng giúp cho người viết có được cái

nhìn rõ nét về định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT ở Việt Nam cũng như quá trình
tổ chức thực hiện đường lối phát triển GD - ĐT của Đảng để từ đó khẳng định vai trò lãnh
đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới GD - ĐT.
- Cho đến nay, chưa có tác giả nào nghiên cứu một công trình về GD - ĐT Hòa Bình
(đặc biệt là GDPT) như một công trình khoa học chuyên khảo. Đây là vấn đề đặt ra mà
người viết nhận thấy cần phải đi sâu nghiên cứu. Thông qua các Báo cáo chính trị của đại
hội Đảng bộ, HĐND và UBND tỉnh Hòa Bình, các báo cáo tổng kết của Sở GD - ĐT Hòa
Bình, người viết tìm hiểu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đối với sự nghiệp
đổi mới GD - ĐT nói chung, GDPT nói riêng trên các mặt: đề ra chủ trương, đường lối, tổ
chức thực hiện, kết quả, trong giai đoạn (1991- 2001).
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu và trình bày có hệ thống quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa
Bình về GDPT từ năm 1991 đến 2001 (chủ trương, đường lối, biện pháp thực hiện đổi mới
GDPT).
- Đánh giá khách quan, khoa học về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân quá trình
lãnh đạo đổi mới GDPT của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình.

- Rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đối với sự
nghiệp đổi mới GDPT trong giai đoạn (1991- 2001) góp phần phục vụ cho việc đổi mới
GDPT trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
* Đối tượng nghiên cứu:
- Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về sự nghiệp đổi mới GDPT.
- Thực tiễn đổi mới GDPT của tỉnh thể hiện ở ba bậc: tiểu học, THCS, THPT.
- Những kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn trên.
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về đổi mới GDPT và
kết quả thực hiện trong giai đoạn (1991- 2001).
* Về thời gian:
Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về đổi mới GDPT trong

10 năm đổi mới (từ năm 1991 đến năm 2001); từ thời điểm tại kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa
VIII quyết định tái lập tỉnh Hòa Bình (8 - 1991) đến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
lần thứ XIII tháng (1 - 2001).
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
* Cơ sở lý luận:
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới GDPT. Đây là cơ sở lý luận
cho việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Hòa Bình đối với GDPT (1991 -
2001).

* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và kết hợp sử dụng
một số phương pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê,
so sánh, điền dã…để thực hiện đề tài.
* Nguồn tư liệu:
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ lịch sử, tác giả sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu
sau:
- Về kinh điển: tác giả chọn lựa các bài nói, bài viết của Các Mác, Ăng ghen, Lênin
và Hồ Chí Minh bàn về giáo dục.
- Các Văn kiện, Nghị định, Chỉ thị, Quyết định của Đảng và Nhà nước; của Tỉnh
ủy, HĐND và UBND tỉnh Hòa Bình về GDPT.
- Một số bài phát biểu, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ GD
- ĐT; Tỉnh ủy, Sở GD - ĐT tỉnh Hòa Bình.
- Các văn bản, báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về GDPT.
- Các báo cáo của Sở GD - ĐT tỉnh Hòa Bình, Phòng Giáo dục các Huyện, Thị xã
trong tỉnh.
- Các công trình, bài viết của các chuyên gia nghiên cứu, các luận văn, luận án về
lĩnh vực GDPT đã được công bố.
- Các tài liệu, sách báo nước ngoài của các tổ chức, học giả bàn về GD - ĐT ở Châu
á, Việt Nam trong những năm gần đây.

- Các bài báo, Tạp chí số ra hàng ngày, hàng tháng được đăng tải trên các phương
tiện thông tin đại chúng…
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài

- Trình bày một cách hệ thống quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện đổi mới GDPT
của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn (1991 - 2001).
- Rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình trên.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu
quả GDPT của tỉnh trong thời gian tới, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu đào tạo nguồn
nhân lực phục cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nói chung, phát triển KT -
XH của tỉnh Hòa Bình nói riêng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung
chính của luận văn được chia thành 2 chương 6 tiết.




Chương 1
Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo đổi mới giáo dục
phổ thông trong những năm 1991-1996
1.1. Một số nét về tỉnh hòa bình
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí
địa lý quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên vùng núi, điểm trung chuyển sức
hút ảnh hưởng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của thủ đô Hà Nội.
Nằm trong giới hạn 20º19´- 21°08´ vĩ bắc và 104°48´- 105°50 ´kinh đông, phía Bắc
giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp
tỉnh Ninh Bình, Hà nam và Thanh Hóa, Hòa Bình có diện tích tự nhiên 4.662,53 km².
Phần lớn diện tích của tỉnh Hòa Bình là đất lâm nghiệp chiếm 46,5%. Đất nông nghiệp chỉ

chiếm 15,3% (trong đó đất cấy lúa chỉ chiếm 5,9%), còn lại là núi đá vôi và đồi núi trọc.
Được thành lập từ ngày 22- 6 - 1886, khi chính quyền thực dân Pháp kí Nghị định
cắt vùng đất có nhiều đồng bào Mường cư trú thuộc các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội
và Ninh Bình để thành lập một tỉnh mới gọi là tỉnh Mường (tỉnh lỵ đặt tại Chợ Bờ). Tỉnh
Mường bao gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và chợ Bờ. Đến ngày 5 - 9 - 1896,
tỉnh lỵ tỉnh Mường được chuyển về làng Vĩnh Diệu, xã Hòa Bình (phía tả ngạn sông Đà,
đối diện xã Phương Lâm). Từ đó tỉnh Mường được gọi là tỉnh Hòa Bình và địa giới của
tỉnh về cơ bản đã được ổn định. Sau năm 1954, các châu được chuyển thành đơn vị hành
chính cấp huyện. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa V, kì họp thứ 2, ngày 1 - 4 -
1976, hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây sát nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình và chính thức đi vào
hoạt động. Năm 1991, Quốc hội khóa VIII, kì họp thứ IX, đã quyết định điều chỉnh lại địa
giới và chia cắt tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình.

Hiện nay, tỉnh Hòa Bình có 10 huyện và 1 thị xã, bao gồm 195 xã, 8 phường và 11
thị trấn. Tỉnh lỵ Hòa Bình, nay là thị xã Hòa Bình, cách Hà Nội 76 km về phía Tây.
Đường quốc lộ 6 đi qua Hòa Bình dài 125 km, nối liền Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ với Tây
Bắc và Thượng Lào. Các tuyến đường 12, 15, 21 đã nối liền Hòa Bình với các tỉnh Ninh
Bình, Thanh Hóa và Hà Nam. Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2002, tỉnh Hòa Bình có
776,8 nghìn người. Hòa Bình là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em, trong đó có 6 dân
tộc chính. Dân tộc Mường đông nhất: Chiếm 62,98%, dân tộc Kinh: 27,84%; dân tộc Thái:
4,45%; dân tộc Tày: 2,63%; dân tộc Dao: 1,50%; dân tộc H’Mông: 0,45%.
Địa hình Hòa Bình bị chia cắt phức tạp, có độ dốc lớn. Vùng núi cao hiểm trở nằm
ở phía Tây Bắc với độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt nước biển, với độ dốc 30 -
35°, có nơi dốc trên 40°. Phía Đông Nam là vùng núi thấp với độ cao trung bình 100 -
200m và độ dốc 20 - 25°. Trên dải cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu)
đến bờ biển Ninh Bình, hoạt động cacxtơ hóa đã tạo ra bồn địa giữa núi có điều kiện cư trú
thuận lợi (địa hình thấp, khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, có nguồn nước…) hình thành
lên các xứ Mường trù phú sinh sống.
Khí hậu ở Hòa Bình có đặc điểm nổi bật là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa và hay
có thiên tai, mưa lũ, bão tố, gió lốc, hạn hán…Nhiệt độ trung bình từ 22,9°C - 25°C;

những tháng nhiệt độ cao thường vào tháng 6, tháng 7, tháng 8 nhiệt độ trên dưới 30°C;
lượng mưa hàng năm từ 1500mm - 2500mm và độ ẩm trung bình hàng năm 80% - 85%
[89, tr.8].
Hòa Bình có hai con sông chính: Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua các
tỉnh Tây Bắc - Việt Nam ra Việt Trì nhập vào sông Hồng, có chiều dài chảy qua Hòa Bình
151km. Sông Bôi, bắt nguồn từ Kỳ Sơn, chảy qua huyện Kim Bôi, Lạc Thủy ra Nho Quan
(Ninh Bình), có chiều dài qua Hòa Bình 66km. Ngoài ra còn có các sông Bưởi, sông Bùi,
sông Lạng…Hồ lớn nhất của tỉnh Hòa Bình là hồ sông Đà với diện tích mặt nước trên
9000ha và dung tích 9,5 tỉ m³. Đây không chỉ là công trình thủy điện lớn nhất cả nước với
tổng công xuất 1920Mw và lượng thủy năng 50 tỷ kw/h mà còn là công trình thủy lợi cung
cấp nguồn nước phục vụ sản xuất sinh hoạt, nuôi trồng thủy hải sản của tỉnh cũng như tạo
ra khu du lịch lòng hồ đầy triển vọng.

Thiên nhiên đã tạo ra cho Hòa Bình nhiều cảnh quan đẹp và kỳ thú như: núi Cột Cờ
(huyện Tân Lạc) hang Can (huyện Kỳ Sơn) hang Trại (huyện Lạc Sơn) hang Đồng Nội
(huyện Lạc Thủy) các khu du lịch Vua Bà, Chợ Bờ, suối nước khoáng Mớ Bà (huyện Kim
Bôi)…Nhờ bàn tay lao động cần cù và sáng tạo của mình, nhân dân các dân tộc ở đây đã
tạo nên nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với những bản làng đẹp của đồng bào Thái (bản
Lác - Mai Châu), của dân tộc Mường (bản Đốm - thị xã Hòa Bình), cùng với trang phục
thổ cẩm đầy màu sắc, đặc sản rượu cần của địa phương…đã mang đến cho Hòa Bình
những điểm du lịch vừa là nơi điều dưỡng có giá trị văn hóa cao.
Với đặc điểm của điều kiện tự nhiên như trên, đã tác động rất lớn đến chiến lược
phát triển GD - ĐT của Hòa Bình. Bởi lẽ, bên cạnh những thuận lợi, là một tỉnh Miền Núi,
Hòa Bình còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những vùng nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng lòng hồ. Nơi đây, điều kiện KT - XH cho con em theo
học còn hạn chế, giao thông đi lại còn khó khăn Đây là vấn đề đặt ra đối với Đảng bộ
tỉnh, cần có sự quan tâm chỉ đạo và sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành, từng bước
đưa giáo dục Hòa Bình vượt qua những khó khăn khắc nhiệt của tự nhiên.
Quán triệt tinh thần đổi mới toàn diện đất nước theo quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn tình hình phát triển KT - XH của địa phương. Trong các

văn kiện, Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình khóa XI (1992), khóa
XII (1996) và khóa XIII (2001), chủ yếu đưa ra những mục tiêu trọng tâm là: ổn định và
đẩy mạnh phát triển KT - XH, giải phóng năng lực sản xuất; từng bước chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, bằng việc phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp,
xây dựng - công nghiệp và phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ; tăng trưởng kinh tế gắn
với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, từng bước
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thực hiện mục tiêu, chiến lược do các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
đề ra, giai đoạn 1991 - 2001, tình hình phát triển KT - XH ở Hòa Bình có bước chuyển
biến rõ nét. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 đạt 7,8%
và đạt 7,9% thời kỳ 1996 - 2001. GDP thu nhập bình quân đầu người năm 1991 đạt 738
nghìn đồng, năm 1995 đạt 1,518 triệu đồng, năm 2000 là 2,3827 triệu đồng [89, tr.424].

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hòa Bình đã và đang diễn ra theo hướng giảm
dần tỉ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng của xây dựng và dịch vụ. Tiến
trình này phù hợp với xu thế chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước trong thời kỳ
đổi mới cũng như trong toàn bộ quá trình CNH, HĐH, được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.1: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế [89, tr.427].
Năm 1991 Năm 2000
N«ng -
L©m
nghiÖp
60%
DÞch vô
21%
C«ng
nghiÖp -
X©y dùng
19%


DÞch vô
34%
N«ng -
L©m
nghiÖp
49%
C«ng
nghiÖp -
X©y dùng
17%

Bên cạnh đó, số hộ đói, nghèo từ 36,6% năm 1996 đã giảm còn 14,4% năm 2000.
100% số xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh có điện lưới quốc gia [89, tr.429]. Điều này
có nghĩa là việc thực hiện quan điểm công bằng trong giáo dục của Đảng bộ tỉnh Hòa bình
ngày càng có điều kiện được quán triệt sâu rộng.
Ngành giáo dục cũng góp phần đào tạo cho tỉnh một đội ngũ cán bộ có trình độ
khoa học kỹ thuật khá cao. Tính đến ngày 1- 4 - 1999, tổng số cán bộ khoa học kỹ thuật
làm việc trong các ngành kinh tế Hòa Bình là 10.929 người. Trong đó, trình độ cao đẳng
có 5570 người, đại học có 5296 người, thạc sỹ có 52 người, tiến sỹ có 11 người. Ngoài ra
còn có đội ngũ công nhân đông đảo đó là lực lượng lao động rất quý.

Mạng lưới y tế phát triển đến tận xã, phường. Đến năm 2000, toàn tỉnh có gần 2000
giường bệnh và 2156 cán bộ y tế với trên 400 bác sỹ; hàng chục đề tài khoa học trực tiếp
phục vụ phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
Các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao cũng được tổ chức rộng rãi và
thường xuyên hơn; phong trào xây dựng nếp sống văn minh, đời sống văn hóa mới trong
cưới xin, tang lễ, tôn giáo, tín ngưỡng được đổi mới theo hướng gọn nhẹ, tiết kiệm và
đúng pháp luật. Các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là Phát thanh truyền hình, báo
chí từng bước được nâng cấp, đưa 100% số hộ được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam và 60%
số hộ được xem truyền hình vào năm 2000 [89, tr.430].

Bên cạnh những chuyển biến to lớn, tích cực nói trên, song sự phát triển về KT - XH
của tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn này cũng bộc lộ không ít những hạn chế, khó khăn. Quy
mô tăng trưởng và quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) còn nhỏ bé so với quy mô tăng
trưởng nền kinh tế của cả nước. Năm 1995, GDP của tỉnh mới đạt 1.098,6 tỉ đồng và năm
2000 đạt gần 1.830,79 tỉ đồng (tính theo giá thực tế) [89, tr.424]. Thu nhập bình quân đầu
người còn thấp; năm 2002 đạt 2,7 triệu đồng (bằng 40,5% so với mức bình quân chung
của cả nước là 6,7 triệu đồng) [89, tr.430 - 431]. Nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông -
lâm nghiệp, chiếm tới gần 50% tổng GDP toàn tỉnh; công nghiệp và xây dựng mới chỉ
chiếm 17,13% trong cơ cấu GDP (thấp hơn nhiều so với tỷ trọng công nghiệp và xây dựng
trong tổng GDP của cả nước là 36,73%) [89, tr.427]. Một số nơi vùng sâu, vùng xa, vùng
lòng hồ, cơ cấu kinh tế truyền thống vẫn còn đậm nét; giao thông đi lại, thông tin liên lạc
còn gặp nhiều khó khăn. Trình độ dân trí, văn hóa, giáo dục còn nhiều bất cập, phần đông
các hộ gia đình ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng lòng hồ trình độ học vấn còn thấp,
trong đó có không ít phụ nữ và thanh niên. Một số cộng đồng dân cư, các hủ tục, tập quán
lạc hậu như ma chay, cưới xin, lễ tết…vẫn còn khá nặng nề, gây ảnh hưởng không nhỏ
đến sản xuất và đời sống.
Từ thực trạng phát triển KT - XH của Hòa Bình như trên. Có thể nói, so với mặt
bằng chung của cả nước, Hòa Bình vẫn là một tỉnh Miền Núi còn nghèo, những khó khăn
về điều kiện tự nhiên, về phát triển KT - XH rõ ràng ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát
triển GD - ĐT trên địa bàn tỉnh, nhất là những nơi có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

Do vậy, phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tiếp tục đẩy mạnh sự
nghiệp đổi mới GD - ĐT là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công của sự
nghiệp CNH, HĐH mà Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã đề ra.
1.1.2. Truyền thống văn hóa
Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình có niềm tự hào là quê hương của một nền văn
hóa, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hình thành, phát triển của loài người
nói chung và con người Việt Nam nói riêng. Đó là nền văn hóa Hòa Bình, nền văn hóa của
dân cư nông nghiệp sơ khai cách đây hàng vạn năm và được đại hội lần thứ nhất các nhà
tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội vào tháng giêng năm 1932 thừa nhận.

Văn hóa Hòa Bình có niên đại C14 sớm nhất từ 16.470 ± 80 năm đến 18.420 ±150
năm trước Công nguyên và tồn tại đến khoảng 7.500 năm trước Công nguyên. Trong đó,
tuyệt đại đa số các di tích Hòa Bình có niên đại trong khung 12.000 năm đến 7.500 năm
trước Công nguyên.
Dựa trên căn cứ các di chỉ khảo cổ Hòa Bình là những minh chứng lịch sử để khẳng
định điều đó như di chỉ: hang Bưng (Đà Bắc), hang Tùng, hang làng Gạo (Kim Bôi), hang
Đồng Nội (Lạc Thủy) hang Trại (Lạc Sơn)…Đặc biệt di chỉ hang Bưng là một trong
những di chỉ thuộc nền văn hóa Hòa Bình. Bằng phương pháp phân tích bào tử phấn hoa,
đã tìm ra phấn hoa thuộc họ rau đậu, đã chứng tỏ những cư dân ở đây là chủ nhân mảnh
đất này đã thực hiện một bước nhảy vọt lớn lao trong đời sống nhân loại: từ săn bắn, hái
lượm đã tiến lên trồng rau củ và đã tiến một bước dài hơn là biết trồng cấy lúa. Như vậy,
có thể nói dân cư Hòa Bình là một trong những dân cư đầu tiên phát minh ra nông nghiệp
trồng trọt và Việt Nam - Hòa Bình là một trong những trung tâm phát minh nông nghiệp
sớm nhất thế giới.
Đến nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã phát hiện được nhiều trống đồng cổ, chủ yếu
là hai loại: Loại I Hêgơ (thường gọi là trống Đông Sơn), loại II Hêgơ (còn gọi là trống
Mường). Chiếc trống sông Đà là một trong những chiếc trống đẹp nhất thế giới (có niên
đại khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ IV trước Công nguyên). Ngoài ra, các nhà khảo cổ học

còn tìm thấy những công cụ bằng đồng như: rìu lưỡi xéo, lưỡi giáo, thuổng, dao cắt,
thạp…Đây là những minh chứng khẳng định dân tộc Mường chính là người Việt cổ.
Tự hào là mảnh đất có chiều dày lịch sử, nhân dân các dân tộc trong tỉnh cũng tạo
cho mình một sắc thái đặc sắc riêng. Đồng bào Mường có lễ hội Cồng Chiêng, có trường
ca “đẻ đất, đẻ nước”…Đồng bào Thái có chữ viết riêng từ lâu đời với trường ca “sống trụ
sôn sao”…Tiếng sáo cùng những làn điệu dân ca H’Mông say đắm đã tạo ra sự phong phú
đa dạng về văn hóa của một tỉnh nhiều dân tộc, góp phần vào sự phong phú đa dạng của
nền văn hóa Việt Nam.
Trong lịch sử phát triển của mình, Hòa Bình có bề dày văn hóa, nhưng do nhiều
nguyên nhân, nền giáo dục Hòa Bình phát triển rất chậm. Qua hàng ngàn năm sống trong
điều kiện kinh tế chậm phát triển, mang tính tự cấp, tự túc, lại bị chế độ lang đạo, thực dân

thống trị cực kỳ tàn bạo, lạc hậu và bảo thủ đã kìm hãm trình độ dân trí của dân nhân các
dân tộc trong tỉnh. “Điều này đã khiến Công sứ Hòa Bình Rênhiê (Regnier) xem đó như
một sai lầm cần phải sửa chữa” [89, tr.237, 264].
Sau khi chấm dứt việc thi chữ Hán vào năm 1919, thực dân Pháp chủ trương thực
hiện đào tạo một lớp trí thức mới nhằm đáp ứng yêu cầu cai trị của chúng. ở Hòa Bình,
cho đến nửa đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Pháp mới mở 6 lớp sơ đẳng tiểu học tại Vụ
Bản, Kim Bôi, Lương Sơn, Cao Phong và Suối Rút; mỗi lớp có 30 học sinh được dạy đến
trình độ biết đọc, biết viết, biết làm tính. Do vậy, toàn tỉnh Hòa Bình lúc này có khoảng
180 học sinh trên khoảng 60.000 dân (trung bình 3 học sinh/1000 dân) [89, tr.264].
Khơi dậy tinh thần học tập, chống nạn mù chữ; nhiều làng đông dân đã tự mời thầy
để dạy cái chữ cho con em trong làng và các làng lân cận. Những trường làng và liên làng
được thành lập ngày một nhiều. Đến giữa năm 30 thế kỷ XX, Hòa Bình có 13 trường do
dân tự mở gồm: 6 trường ở châu Lạc Sơn, 2 trường ở châu Lương Sơn, 1 trường ở châu
Kỳ Sơn, 1 trường ở châu Đà Bắc, 1 trường ở châu Mai Châu, 1 trường của người Mán Sơn
Đầu và một trường của người Mán Đeo Tiền [89, tr.264 - 265]. Trước tình hình đó, chính
quyền thực dân ở Hòa Bình quyết định sát nhập một số trường, viện cớ học sinh có thể học
lên chương trình cao hơn, thực tế là để chúng dễ kiểm soát.

Theo báo cáo của Thanh tra giáo dục Hòa Bình, đến tháng 6 - 1935, toàn tỉnh mới
có 140 học sinh trong đó 117 học sinh người Kinh, 22 học sinh Mường, 1 học sinh người
Thái và có 2 người thi đậu bằng Sơ học yếu lược (tương đương bằng tốt nghiệp tiểu học
hiện nay). Đến tháng 6 - 1936 đã lên đến 161 học sinh (tăng 21 học sinh so với năm 1935),
trong đó có 141 học sinh người Kinh, 20 học sinh người Mường. Số học sinh được cấp
học bổng là 13 học sinh [89, tr.265]. Đây là một tiến bộ đáng kể trong lịch sử phát triển
nền giáo dục của Hòa Bình.
Với tính cách cần cù lao động, nghị lực trong cuộc sống đầy khó khăn vất vả, thật
thà chân chất và giàu lòng nhân ái, mến khách; tình gắn bó keo sơn giữa những người
cùng cộng đồng. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh không ngừng phát huy truyền thống lâu
đời, tinh thần học tập, vượt lên những khó khăn trong cuộc sống. Đây là những cơ sở giúp
cho học sinh Hòa Bình sớm tiếp thu được những tinh hoa của thời đại trước biến thiên của

lịch sử, góp phần xây dựng và phát triển KT - XH của tỉnh qua các thời kỳ.
1.2. Quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa
Bình trước khi tái lập tỉnh (1991)
1.2.1. Giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình, trong những năm từ 1945 - 1975
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay
trong tháng 9 - 1945, chính phủ ta đã quyết định thành lập “nha bình dân học vụ”. Các
trường học trong cả nước đã nhanh chóng khai giảng năm học mới - mở đầu cho quá trình
xây dựng nền giáo dục dân chủ nhân dân, thay thế cho nền giáo dục thực dân. Hòa cùng
không khí sôi nổi của cả nước, tỉnh bộ Việt Minh và ủy ban nhân nhân tỉnh Hòa Bình đã
quyết định thành lập “ty bình dân học vụ” để chỉ đạo triển khai công tác “bình dân học vụ”
tới các huyện, xã, bản, làng, trong toàn tỉnh. Với khí thế cách mạng của những ngày đầu
tổng khởi nghĩa thắng lợi, nhân nhân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nhiệt liệt hưởng ứng lời
kêu gọi chống nạn “thất học” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 10 - 1945. Phong trào
bình dân học vụ được dấy lên khắp các làng bản. Với phương châm người biết chữ dạy
người chưa biết chữ; người dạy, người học đều tận dụng thời gian để dạy và học. Dù còn

nhiều khó khăn nhưng đêm đêm ở khắp các bản làng đều đỏ đèn của các lớp học bình dân
học vụ. Các lớp học được tổ chức ngay trên nhà sàn, giữa buổi làm nương hay trong
những phiên chợ. ở một số chợ như: chợ Phương Lâm (thị xã Hòa Bình), chợ Đồn (Lương
Sơn), chợ Gò Chè (Kim Bôi), chợ Suối Rút (Mai Châu), chợ Vụ Bản (Lạc Sơn)…người đi
chợ phải qua kiểm tra, vừa được dạy thêm dăm ba chữ mới được vào chợ. Khắp các bản
làng đều có khẩu hiệu với các dòng chữ: “đi học là yêu nước”, “mỗi lớp bình dân là một tổ
tuyên truyền kháng chiến”, “có học thì kháng chiến mới thắng lợi”…
Cùng với phong trào bình dân học vụ, phong trào xóa mù chữ cũng phát triển rộng
khắp trong toàn tỉnh. Năm 1948, xã Thanh Nông huyện Lương Sơn (nay thuộc huyện Kim
Bôi) đã thanh toán xong nạn mù chữ và vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen ngợi.
Năm 1950, thực hiện chủ trương cải cách giáo dục lần thứ nhất của Đảng và Nhà
nước, ngành GD - ĐT Hòa Bình đã xác định rõ mục đích của giáo dục là phục vụ kháng
chiến, kiến quốc với phương châm: Khoa học, dân tộc và đại chúng. Đây là bước chuyển

cơ bản của nhà trường kiểu cũ sang nhà trường dân chủ nhân dân với hệ thống giáo dục 9
năm.
Mục tiêu giáo dục lúc đó của toàn ngành là: Giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ thành
những công dân lao động tương lai, trung thành với chế độ dân chủ nhân dân và có đủ
phẩm chất, năng lực phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân, bồi dưỡng cho học sinh tinh
thần dân tộc, lòng yêu nước, chí căm thù giặc, tinh thần yêu lao động. Do vậy giai đoạn
này, tỉnh Hòa Bình có trường trung học đầu tiên là trường Lạc Long Quân. Đến năm 1951,
trường đổi tên thành trường cấp II Hoàng Văn Thụ.
Tháng 1- 1953, Ty Bình dân học vụ và ty thanh tra tiểu học được sát nhập thành Ty
giáo dục Hòa Bình. trong thời gian này, tỉnh Hòa Bình có cuộc chỉnh huấn nhằm nâng cao
lòng yêu nước, lập trường giai cấp cho toàn thể đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục,
phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc.
Thời kỳ 1954 - 1965. Đây là thời kỳ cả nước cùng chung nhiệm vụ chống đế quốc
mỹ cứu nước, tiến tới thống nhất tổ quốc. Trong bối cảnh đó, ngành giáo dục Hòa Bình

tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về tiến hành cải cách giáo dục lần thứ
hai theo hệ thống giáo dục 10 năm. Do vậy, đã thúc đẩy hệ thống GDPT không ngừng
phát triển. Các xã đều có các trường cấp I, cấp II, huyện có trường cấp III; trường Hoàng
Văn Thụ có thêm trường cấp I, cấp II; trường Lý Tự Trọng (thị xã Hòa Bình); trường Vụ
Bản (Lạc Sơn); trường Lạc Long Quân (Lạc Thủy)…Con em các dân tộc trong tỉnh được
đến trường ngày một đông hơn. Ngoài ra, các phong trào như “dạy tốt, học tốt”, “xây dựng
kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”,“vở sạch chữ đẹp”…được phát động rộng khắp ở các
trường học.
Phong trào xóa mù chữ cũng được triển khai trong toàn tỉnh. Đầu năm 1961, Hòa Bình
là tỉnh miền núi đầu tiên hoàn thành công tác xóa mù chữ và vinh dự được đón phó chủ tịch
nước Tôn Đức Thắng dự lễ mừng công về xóa mù chữ và trao tặng huân chương Lao động
hạng nhất cho ngành giáo dục của tỉnh.
Cũng trong thời gian này, hưởng ứng phong trào miền xuôi đi xây dựng kinh tế,
văn hóa và lập nghiệp ở miền núi, năm 1959, tỉnh Hòa Bình nhận được sự hỗ trợ của các
tỉnh và đơn vị như: Nghệ An, Thanh Hóa, Trường sư phạm miền núi Trung ương, Đại học

sư phạm Hà Nội I. Hòa Bình đã tiếp nhận 86 giáo viên và hàng chục sinh viên tình nguyện
lên công tác ở địa phương. Do vậy, hàng loạt các trường cấp I, cấp II tiếp tục được thành
lập như: trường Ngọc Lương (Yên Thủy), Suối Rút (Mai Châu), Hợp Thịnh, Thịnh Lang,
Dân Hạ, Thu Phong(Kỳ Sơn), Mãn Đức, Tử Nê (Tân Lạc), Vĩnh Tiến, Thanh Lương (Kim
Bôi). Đặc biệt, được sự quan tâm của tỉnh ủy và chính quyền địa phương, tháng 10 - 1961,
tỉnh Hòa Bình đã thành lập khu học xá và phát động phong trào thi đua “hai tốt”. đây là
một sáng tạo trong phát triển sự nghiệp GD - ĐT của tỉnh Hòa Bình.
Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, ngành học phổ thông tổ chức tốt các
kỳ thi giáo viên dạy giỏi, thi đồ dùng dạy học. Ngành GD - ĐT Hòa Bình chủ trương xóa
nạn mù chữ đến đâu, tiến hành bổ túc văn hóa đến đó và chống hiện tượng tái mù chữ.
Tỉnh đã chỉ đạo thành lập Trường phổ thông lao động của tỉnh và Trường phổ thông lao
động ở các huyện. Các lớp bổ túc văn hóa được mở ngay ở các cơ quan và địa phương,
nhằm nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ và nhân dân.

Khi chiến tranh bước vào thời kỳ ác liệt, nhiều thầy giáo và học sinh của ngành GD -
ĐT của tỉnh Hòa Bình đã hăng hái tình nguyện nhập ngũ lên đường đi chiến đấu. Nhiều
học sinh với quyết tâm cao đã viết đơn bằng máu xung phong vào bộ đội và tham gia lực
lượng vũ trang. Tiêu biểu là các em học sinh trường cấp II Hoàng Văn Thụ, nhiều người
đã lập công xuất sắc và được tặng thưởng danh hiệu cao quý trong quân đội. Đây thể hiện
là sự nối tiếp truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha anh và quê hương.
Thời kỳ 1965 - 1975. Năm 1965 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, các
trường học, thầy và trò đều phải đi sơ tán về các bản làng. Mặc dù vậy, với tinh thần quyết
tâm cao, thầy và trò luôn duy trì bám trường, bám lớp dạy và học.
Thực hiện chỉ thị 237 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ thị 26 của Bộ GD - ĐT về
công tác lãnh đạo sản xuất trong các trường học. Trước đó, ngày 1 - 4 - 1958, Trường
Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình ra đời với mô hình vừa lao động, vừa học
văn hóa, đã thu hút đông đảo con em các dân tộc trong tỉnh vào học tập, lao động và rèn
luyện. Đây là trường “vừa học, vừa làm” đầu tiên ở Việt Nam với phương châm giáo dục
của nhà trường là thực hiện “học đi đôi với hành”. Ngày 17 - 8 - 1962, trường đã vinh dự
được đón Bác Hồ về thăm, Bác đã ghi trong sổ vàng truyền thống của trường dòng chữ:

“phải học tập tốt, lao động tốt, cố gắng mãi, tiến bộ mãi”. Đây không chỉ là yêu cầu đối
với Trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình và còn là mục tiêu chung cho
toàn bộ hệ thống GD - ĐT của cả nước.
Từ mô hình Trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình, trường đã trở
thành một điển hình giáo dục không chỉ ở trong nước mà còn có ảnh hưởng tới một số
nước khác. Nhiều đoàn khách từ các nước bạn Lào, Cuba…đã tới thăm quan và học tập
kinh nghiệm. Không ngừng xây dựng và trưởng thành, thời kỳ này Trường luôn là đơn vị
dẫn đầu các trường vừa học vừa làm và được nhận cờ thi đua xuất sắc nhất của Bộ giáo
dục trao tặng tại đại hội thi đua “hai tốt” toàn miền Bắc (12 - 1966). Ngoài ra các trường 19 -
5, Công nghiệp A thị xã Hòa Bình cũng ra đời và đóng góp thêm một phương thức dạy và học
mới phục vụ đắc lực vào sự nghiệp phát triển GD - ĐT của tỉnh.

Với sự nỗ lực cố gắng của toàn ngành GD - ĐT Hòa Bình; tháng 12-1966, trường
cấp III Hoàng Văn Thụ tiếp tục được Bộ giáo dục công nhận là 1 trong 9 trường tiên tiến
toàn Miền Bắc. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi
đua dạy tốt và học tốt” [53, tr.403], các trường, các cấp học, ngành học trong tỉnh đã phát
động phòng trào thi đua “dạy tốt, học tốt”. Các trường điển hình tiên tiến như: Ngổ Luông,
Định Cư, Thu Phong, Kim Bình, Vĩnh Tiến luôn là lá cờ đầu của ngành giáo dục tỉnh.
Song, thời gian này do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh phá hoại, các trường, lớp sư phạm
không đáp ứng đủ số lượng giáo viên, Ty giáo dục tỉnh Hòa Bình đã phải xin các tỉnh bạn
một số giáo viên để bổ sung vào đội ngũ giáo viên của tỉnh. Bên cạnh đó, để nâng cao chất
lượng giáo dục, tỉnh đã tiến hành sát nhập một số trường như: Trường sư phạm bổ túc văn
hóa Lê Hồng Phong nhập với trường Trung cấp sư phạm; trường sư phạm cấp I Mai Châu,
Đà Bắc nhập với trường sư phạm cấp I của tỉnh. Cũng trong thời gian này, ngành GD - ĐT
Hòa Bình tiếp tục mở thêm hệ sư phạm 10 +3 để đáp ứng nhu cầu về giáo viên và khai
giảng khóa đầu tiên vào năm học 1971 - 1972, với 2 lớp Toán - Lý và Văn - sử. Do yêu
cầu của tình hình mới, Trường sư phạm 10 +3 Hòa Bình tiến hành sát nhập với Trường
Cao đẳng sư phạm Thường Tín (Hà Tây) để tiếp tục làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên. Vì
vậy, hàng năm trường đã đào tạo được 400 - 500 giáo sinh, trong đó phần đông là các giáo
sinh dân tộc thiểu số trong tỉnh. Hệ thống trường sư phạm trên đây đã đóng góp một phần

quan trọng vào việc phát triển đội ngũ giáo viên và sự nghiệp GD - ĐT của tỉnh Hòa Bình.
Miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ngành GD - ĐT Hòa Bình cùng cả
nước lại bước tiếp vào một thời kỳ mới với những nhiệm vụ chính trị nặng nề nhưng cũng
rất vẻ vang.
1.2.2. Giáo dục phổ thông ở Hòa Bình từ 1975 đến 1991
Ngày 30 - 4 - 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước
tiến lên xây dựng CNXH, nhưng những khó khăn trước mắt đặt ra cũng rất nặng nề.
Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng, ngày 27 - 12 - 1975, Quốc hội nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại kỳ họp thứ II, Quốc hội (khóa V) đã ra nghị quyết về việc
hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành một tỉnh mới, đặt tên là tỉnh Hà Sơn Bình.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, việc hợp nhất được tiến hành khẩn trương và nhanh

chóng đi vào hoạt động. Trong bối cảnh đó sự nghiệp phát triển giáo dục Hòa Bình cũng gắn
liền với mục tiêu phát triển KT - XH của tỉnh Hà Sơn Bình và đạt được những kết quả đáng
chú ý.
Riêng về tỉnh Hòa Bình, từ năm 1976 - 1980, sự nghiệp giáo dục Hòa Bình có bước
phát triển mới ở các ngành học, đặc biệt là ngành học mẫu giáo và bổ túc văn hóa. Các xã
đều có trường cấp I và hầu hết có trường cấp II (trừ một số xã vùng cao), riêng cấp III mỗi
huyện có một trường. Với phong trào thi đua “hai tốt”, các điển hình dạy tốt, học tốt được
xuất hiện, chất lượng qua các kỳ thi năm học có sự chuyển biến tích cực.
Năm học 1976 - 1977, số học sinh tốt nghiệp cấp III đạt tỷ lệ 82,7%, cấp II đạt
87,5%, cấp II bổ túc đạt 92%. Trong chiến dịch ánh sáng văn hóa đã xóa mù chữ cho
3.470 người; hoàn thành việc hợp nhất cấp I, cấp II để chuẩn bị cho việc cải cách giáo dục.
Năm học 1977 - 1978, công tác bổ túc văn hóa và mẫu giáo đều thực hiện vượt mức
kế hoạch, ngành học phổ thông tiếp tục phát triển khá, nhiều trường cấp III đã có sự
chuyển biến theo phương thức “vừa học, vừa làm”, thực hiện tốt việc kết hợp giữa Nhà nước
và dân nhân cùng làm, nhiều nơi đã chú trọng tăng cường xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất,
kỹ thuật phục vụ cho năm học mới.
Trong năm học 1978 - 1979, các ngành học, cấp học tiếp tục phát triển, đặc biệt ở
các huyện miền núi. Số học sinh cấp II tăng từ 10 - 20%, cấp III tăng 20% (riêng huyện

Đà Bắc tăng 110%). Cá biệt, huyện Yên Thủy là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh hoàn thành phổ
cập cấp I cho toàn dân và xã Ngổ Luông (Tân Lạc) hoàn thành phổ cập cấp II trong độ
tuổi [88, tr.53 - 54].
Tuy nhiên với những kết quả đạt được, song công tác giáo dục vẫn còn yếu kém thể
hiện ở chỗ: chất lượng giảng dạy và học tập không đồng đều, đội ngũ giáo viên các cấp so
với sự phát triển của trường vẫn còn yếu kém, cơ sở vật chất của các trường còn nghèo
nàn, thiếu thốn…những hạn chế đó đã ảnh hưởng rất lớn đến quy mô, chất lượng của toàn
ngành giáo dục, từng bước cần phải khắc phục hơn nữa.

Thời kỳ 1981 - 1985, vượt lên hoàn cảnh của hai cuộc chiến tranh biên giới, cùng
những khó khăn về tình hình phát triển KT - XH (1976 - 1980). với sự nỗ lực cố gắng của
thầy và trò, sự nghiệp phát triển giáo dục Hà Sơn Bình đã đạt được những bước tiến nổi
bật.
Trước hết, quán triệt tinh thần Nghị quyết 14/NQ - TW của Bộ chính trị (1 - 1979) về
cải cách giáo dục đã xác định rõ ba mục tiêu của cải cách giáo dục là: Làm tốt việc chăm sóc
và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi thơ ấu cho đến lúc trưởng thành; thực hiện phổ cập giáo
dục toàn dân; đào tạo và bồi dưỡng với quy mô ngày càng lớn đội ngũ lao động mới. Nghị
quyết chỉ rõ: “trong cải cách giáo dục lần này, phải làm cho công tác giáo dục thấu suốt hơn
nguyên lý: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền
với xã hội” [64, tr.4]. Với tinh thần đó, ngày 25 - 8 - 1981, tỉnh Hà Sơn Bình ra nghị quyết
chuyên đề về công tác giáo dục. Tiếp đó, ngày 29 - 8 - 1981, UBND tỉnh Hà Sơn Bình đã ra
chỉ thị số 21/CT - UB đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của các ngành trong
tỉnh đối với sự nghiệp giáo dục.
Có được những động lực quan trọng như vậy, sự nghiệp giáo dục tỉnh Hà Sơn Bình
đã nhanh chóng có những chuyển biến rõ nét. Ngành đã tiến hành khẩn trương công tác
đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đến năm 1985, toàn ngành có
trên 2 vạn cán bộ, giáo viên (bao gồm cả 2000 giáo viên mẫu giáo không nằm trong biên
chế), trong đó giáo viên cấp I chiếm 11%, cấp II chiếm 42%, cấp III chiếm 9 % và các
trường sư phạm chiếm 2% [88, tr.97].
Việc bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đạt kết quả khá. 68,5% giáo viên cấp I

đạt hệ chuẩn 10 + 2; 78.2% giáo viên cấp II đạt hệ chuẩn 10 + 3 và Cao đẳng sư phạm;
87% giáo viên cấp III đạt hệ chuẩn 10 + 4 [88, tr.97]. Đội ngũ giáo viên tỉnh Hà Sơn Bình
được đào tạo có hệ thống, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần chịu đựng khó khăn, nhất
là giáo viên miền núi. Dù đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn song đại bộ phận giáo
viên bám trường, bám lớp, nhiều đồng chí thực sự là tấm gương sáng của ngành.
Về công tác xã hội hóa giáo dục, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Sơn Bình cùng các
cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể chăm lo cho sự nghiệp giáo dục với phương châm

“nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trên thực tế, nhiều địa phương, đơn vị trong tỉnh đã
chuyển thành “nhân dân làm, nhà nước hướng dẫn, hỗ trợ”. Do đó đến năm 1985, ngành
giáo dục có gần 700 trường học, trong đó có: 422 trường PTCS, 36 trường THPT, 5
trường trường Cao đẳng sư phạm và Trung học sư phạm [88, tr.97].
Tính trong 10 năm (1975 - 1985) ngành giáo dục tỉnh Hà Sơn Bình đã tu bổ, sửa
chữa và xây dựng được 7.120 phòng. Trong đó, số phòng gạch ngói là 4.284 phòng (chiếm
70%). Tổng số vốn đầu tư 412 triệu đồng (nhà nước đầu tư 125 triệu đồng) [88, tr.98].
Sách giáo khoa, nhất là sách cho các lớp cải cách và thiết bị trong nhà trường cũng được
chú ý hơn.
Thực hiện tốt phương châm cải cách: phát triển đi đôi với củng cố mà trọng tâm là
nâng cao chất lượng toàn diện chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng, hướng nghiệp kỹ
thuật tổng hợp cho các nhà trường, cải tiến phương pháp giảng dạy, gắn liền với nhiệm vụ
kinh tế, chính trị của địa phương, do vậy, về công tác tổ chức trong hệ thống giáo dục của
tỉnh cũng được sắp xếp lại. Riêng cấp I thực hiện chương trình thay sách cải cách giáo
dục. Việc huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ khá cao (vùng đồng bằng là
98%, miền núi là 83%). Tổng số học sinh cấp I trong toàn tỉnh năm học 1984 - 1985 là
254.026 em, chiếm 15,03 % dân số (năm học 1975 - 1976 là 204.006 em). Học sinh cấp II
là 90.826 em và học sinh cấp III là 30.284 em [88, tr.99]. Ngành học phổ thông, nhất là
THPT có nhiều cố gắng trong công tác giáo dục toàn diện về văn hóa, khoa học, về đạo
đức lối sống, về hoạt động văn nghệ thể dục, công tác đoàn, về lao động sản xuất và
hướng nghiệp. Đáng chú ý là tỉnh Hà Sơn Bình đã xây dựng được 8/36 trường THPT vừa
học vừa làm, trong đó có những trường vươn tới trường kiểu mới của cải cách giáo dục

như trường THPT Lạc Thủy, THPT Hồng Dương, THPT Công nghiệp A - B và trường
Hoàng Văn Thụ…Với phương pháp giáo dục toàn diện như vậy, năm học 1984 - 1985, thi
tốt nghiệp của các cấp học đạt trên 90%.
Phong trào xóa mù chữ, phổ cập cấp I phát triển khá tốt. Trong 5 năm 1981 - 1985
toàn tỉnh đã xóa mù chữ cho 7.960 người, trong đó có 4.404 người thuộc khu vực miền
núi, 18/18 huyện, thị xã, 365 phường, thị trấn và 316 cơ quan xí nghiệp, nông - lâm trường

hoàn thành phổ cập cấp I cho 354.192 người là cán bộ, công nhân, nhân dân lao động [88,
tr.100].
Thực hiện mạnh mẽ chương trình “ánh sáng văn hóa miền núi”, riêng khu vực Hòa
Bình có 10 huyện, 1 thị xã đã hoàn thành phổ cập cấp I toàn dân từ năm 1982 (huyện Yên
Thủy là huyện dẫn đầu tỉnh Hà Sơn Bình về phổ cập cấp I, hoàn thành năm 1979 và phổ
cập cấp II cho toàn bộ cán bộ huyện, xã, đảng viên và thanh niên ưu tú). Ngoài ra, còn có
trên 40 xã, phường thuộc thị xã Hòa Bình, huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc và 3/4 cơ
quan xí nghiệp hoàn thành phổ cập cấp II [88, tr.100].
Phong trào thi đua “hai tốt” tiếp tục phát triển rộng khắp ở các địa bàn trong tỉnh, các
điển hình tiên tiến vẫn được giữ vững và phát huy tác dụng tốt. Đặc biệt, năm 1985,
Trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình và xã Ngổ Luông, hai đơn vị duy
nhất của tỉnh Hà Sơn Bình được hội đồng nhà nước tuyên dương danh hiệu anh hùng lao
động về thành tích giáo dục. Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của sự nghiệp giáo
dục miền núi mà còn là niềm tự hào chung của các dân tộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Thời kỳ 1981 - 1985, sự nghiệp giáo dục tỉnh Hà Sơn Bình vẫn còn nhiều khó khăn,
yếu kém chưa được khắc phục. Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp so với yêu cầu,
biểu hiện là tình hình lưu ban, bỏ học khá cao; có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng
giáo dục giữa các trường tiên tiến, trường trọng điểm về cải cách giáo dục với các trường
diện đại trà, giữa các trường ở thị xã với nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi.
Tình trạng thiếu giáo viên cấp I, giáo viên khu vực miền núi khá phổ biến, đời sống của
đa số cán bộ giáo viên rất khó khăn khiến họ không yên tâm với nghề. Cơ sở vật chất, trang
thiết bị của ngành vẫn quá nghèo nàn và thiếu thốn, kinh phí đầu tư cho giáo dục tuy có tiến
bộ song vẫn không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của công tác giáo dục. Số trường

xây dựng bằng tranh tre, nứa lá còn cao, chính sách đối với giáo viên vùng cao, vùng sâu chưa
được thực hiện tốt…Đây là những khó khăn không chỉ riêng đối với tỉnh Hà Sơn Bình mà còn
là những khó khăn chung của cả nước trong bối cảnh lúc bấy giờ. Song, với những kết quả to
lớn đã đạt được, sự nghiệp giáo dục của tỉnh đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tình
hình, chính trị - xã hội của địa phương.

Thời kỳ 1986 - 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) của đảng đã
mở ra công cuộc đổi mới toàn diện trên đất nước ta.
Quán triệt tinh thần nghị quyết đại hội lần thứ VI của Đảng, nghị quyết đại hội lần
thứ IV của Đảng bộ tỉnh Hà Sơn Bình (10 - 1986) và quyết tâm thực hiện lời dạy của chủ
tịch Hồ Chí Minh “dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt” [53,
tr.403]. Năm học 1985 - 1986, toàn tỉnh có 44 vạn học sinh, học viên các ngành học, năm
học 1986 - 1987 đã tăng lên 47 vạn người. Song, thời gian này ngành giáo dục tỉnh Hà
Sơn Bình bộc lộ một số vấn đề đáng quan tâm như: Chất lượng giáo dục toàn diện chưa
cao nên học sinh sau khi ra trường chưa thích ứng kịp với yêu cầu, đòi hỏi của đời sống xã
hội. Mặt khác, tỷ lệ tái mù chữ khá cao, tình trạng xuống cấp làm cho “trường không ra
trường, lớp không ra lớp” khá phổ biến; khu vực Hòa Bình thiếu giáo viên nghiêm trọng
chưa được đáp ứng; nhiều nơi cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm đúng mức đến
công tác giáo dục, chưa kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội…trước tình
hình đó, ngày 19 - 8 - 1987, tỉnh ủy Hà Sơn Bình đã ra chỉ thị số 07/CT - TU “Về việc đẩy
mạnh một số công tác cấp bách trong sự nghiệp giáo dục”. Tiếp đó, tại kỳ họp lần thứ 11,
HĐND tỉnh khóa X (10 - 1987) ra nghị quyết chuyên đề về công tác giáo dục và chỉ rõ:
việc quan trọng hàng đầu và phải tiến hành ngay là kiện toàn đội ngũ giáo viên, ở miền núi
đào tạo đủ giáo viên cấp I, cấp II theo địa chỉ và bố trí dạy đúng môn; có chính sách
khuyết khích giáo viên đồng bằng tình nguyện phục vụ lâu dài ở miền núi; tăng cường đầu
tư cơ sở vật chất kỹ thuật trong các nhà trường; giáo dục toàn diện để xây dựng nhân cách
XHCN cho học sinh; nâng cao chất lượng cuộc vận động “mỗi thầy cô là một tấm gương
cho học sinh noi theo”; coi trọng tổ chức tốt cho giáo viên; kết hợp chặt chẽ giữa gia đình,
nhà trường và xã hội.
Với tinh thần đó, đội ngũ giáo viên của tỉnh không ngừng được tăng cường về số lượng

và chất lượng. Tính đến năm 1990, toàn ngành có 22.510 cán bộ, giáo viên; riêng khu vực Hòa
Bình có 6.631 giáo viên. Số đào tạo mới trong 3 năm (từ 1987 - 1989) bao gồm: 2.500 giáo viên
cấp I, 1.000 giáo viên cấp II và 150 giáo viên cấp III. Số giáo viên này phần lớn được bổ sung
cho khu vực miền núi. Ngoài ra, ngành đã bồi dưỡng chuẩn hóa cho 2.500 giáo viên các cấp
[88, tr.174].

×