Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương từ 1997 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------*-------------

NGUYỄN THÙY DUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2007

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------*-------------

1


NGUYỄN THÙY DUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2007
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Hồng



Hà Nội - 2013

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP ĐIA
̣ PHƢƠNG GIAI ĐOẠN 1997 – 2000 ....................... 8
1.1. Khái quát địa lý - hành chính, nguồ n lƣ̣c và tin
̀ h hin
̀ h phát triể n
công nghiêp̣ điạ phƣơng tỉnh Bắ c Ninh trƣớc năm 1997 ...................... 8
1.1.1. Điạ lý hành chiń h........................................................................ 8
1.1.2. Nguồn lực phát triển công nghiệp địa phương ........................... 9
1.1.3. Tình hình côngnghiê ̣p điạ phương tỉnh Bắ c Ninh trước năm
199713
1.2. Chủ trƣơng phát triển công nghiệp điạ phƣơng của Đảng bộ tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2000 ............................................................. 23
1.3. Quá trình chỉ đạo phát triển công nghiệp điạ phƣơng của Đảng
bô ̣ tỉnh Bắ c Ninh giai đoa ̣n 1997 - 2000 ................................................ 33
1.3.1. Phát triển làng nghề - tiể u thủ công nghiê ̣p.............................. 33
1.3.2. Bước đầ u hình thành mô ̣t số khu công nghiêp̣ ......................... 38
Tiể u kế t chƣơng 1.................................................................................... 45
CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈ NH BẮC NINH LÃ NH ĐẠO ĐẨY MẠNH
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƢƠNG ....................................... 47
TRONG NHƢ̃ NG NĂM 2001 - 2007 ........................................................... 47
2.1. Chủ trƣơng phát triể n công nghiêp̣ điạ phƣơng của Đảng bô ̣ tin

̉ h
Bắ c Ninh trong nhƣ̃ng năm 2001 - 2007 ............................................... 47
2.1.1. Chủ trương chung của Đảng..................................................... 47
2.1.2. Chủ trương phát triển công nghiệp địa phương của Đảng bộ
tỉnh Bắc Ninh trong những năm 2001 - 2007 ..................................... 54
2.2. Quá trình chỉ đạo phát triể n công nghiêp̣ điạ phƣơng của Đảng
bô ̣ tin
̉ h Bắ c Ninh nhƣ̃ng năm 2001 - 2007 ............................................ 61
2.2.1. Ban hành các chiń h sách khuyế n công ..................................... 61
2.2.2. Đẩy mạnh phát triển làng nghề – tiể u thủ công nghiê ̣p............ 63
2.2.3. Xúc tiến mạnh mẽ việc xây dựng các KCN tâ ̣p trung.............. 71
127


Tiều kế t chƣơng 2.................................................................................... 79
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM....................... 80
3.1. Mô ̣t số nhâ ̣n xét ................................................................................ 80
3.1.1. Ưu điể m .................................................................................... 80
3.1.2. Hạn chế ..................................................................................... 86
3.2. Mô ̣t số bài học kinh nghiệm và nhƣ̃ng vẫn đề đă ̣t ra ................... 92
3.2.1. Mô ̣t số bài ho ̣c kinh nghiê ̣m ..................................................... 92
3.2.2. Những vấ n đề đă ̣t ra.................................................................. 95
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 101

128


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định mục tiêu ra
sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm
2020. Đại hội khẳng định tiếp tục phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, từ năm 1996 đến nay,
Đảng ta nói chung và Đảng bộ các tỉnh thành nói riêng đều quan tâm chú ý
lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp.
Toàn bộ ngành Công nghiệp được chia thành 4 nhóm: Công nghiệp
quốc doanh trung ương, công nghiệp quốc doanh địa phương, công nghiệp
ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Công nghiệp địa
phương là một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng của ngành công nghiệp.
Như vậy, nếu hiểu theo khái niệm rộng thì trừ công nghiệp quốc doanh trung
ương, bao gồm các Tổng công ty, các doanh nghiê ̣p nhà nước độc lập nằm
dưới sự quản lý trực tiếp của các Bộ, ngành, thì toàn bộ 3 nhóm còn lại đều
thuộc công nghiệp địa phương. Đồng thời, công nghiê ̣p điạ phương còn được
hiểu theo nghĩa hẹp hơn nữa, chỉ bao gồm công nghiê ̣p quố c doanh

địa

phương và công nghiê ̣p ngoài quốc doanh (trong đó có cả tiể u thủ c ông
nghiê ̣p) nằm dưới sự quản lý của các Sở Công nghiệp.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ
sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có
mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. Với điều kiện tự nhiên
thuận lợi, Bắc Ninh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và phát triển kinh tế công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, năm 1997, Bắc
Ninh là một tỉnh mới được tái lập nên còn gặp không ít khó khăn. Xuất phát từ
một tỉnh nông nghiệp là chính (chiếm gần 50% GDP), việc phát triển công
nghiệp trong đó việc xây dựng các KCN tập trung, phát triển các cụm công
nghiệp làng nghề, đa nghề được xác định là khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ
3


sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp là định hướng đúng đắn nhằm phấn
đấu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp như Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI (2001-2005), lần thứ XVII
(2006-2010) đề ra. Như vậy, tỉnh Bắc Ninh phải có đường lối phát triển công
nghiệp và quan trọng là xây dựng chính sách phát triển công nghiệp địa
phương phù hợp.
Phát triển kinh tế công nghiệp địa phương chính là yếu tố sẽ tạo ra sự
thay đổi mạnh mẽ cho tỉnh. Do đó, ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ Bắc
Ninh đã lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương, phấn đấu đến năm 2015
Bắc Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp. Với đường lối đó, chặng đường từ
năm 1997 đến 2007, Bắc Ninh đã thu được nhiều thành tựu, làm chuyển biến
tích cực đời sống nhân dân trong tỉnh. Đồng thời, đường lối lãnh đạo này cũng
phù hợp với đường lối lãnh đạo của Đảng.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ấy tôi chọn đề tài “Đảng
bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phƣơng từ năm 1997
đến năm 2007” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản
Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay, nghiên cứu sự phát triển công nghiệp địa phương đang ngày
được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Thời gian qua đã có một số công
trình nghiên cứu về vấn đề này ở những khía cạnh khác nhau. Thực tế có rất
nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp địa phương.
Các nhà khoa học đề cập đến nội dung về công nghiệp nói chung như:
“Lý thuyết về lợi thế so sánh: Sự vận dụng trong chính sách công nghiệp và
thương mại của Nhật Bản” (Trần Quang Minh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2000); “Kinh tế học phát triển về công nghiệp hoá và cải cách nền

kinh tế” (PGS.TS Đỗ Đức Định, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2004); “Một số vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” (GS. TS Đỗ
Hoài Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003); “Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở Việt Nam: Phác thảo lộ trình” (PGS. TS Trần Đình Thiên, Nhà xuất bản
4


Chính trị Quốc gia, 2002); “Tăng trưởng và công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
Việt Nam” (TS. Võ Trí Thành, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2007),...
Các công trình nghiên cứu trực tiếp sự phát triển làng nghề ở địa
phương như: “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp tiêu thụ sản phẩm của
các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010” của Bộ Thương mại, Hà
Nội 8/2003; “20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam, những
thành tựu và bài học kinh nghiệm” Bộ Thương mại, Hà Nội 2006; “Đổi mới
cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đến
năm 2005” của PGS.TS Nguyễn Cúc, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2000;
“Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông
Hồng” của GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh - Hà Nội 2005; “Phát triển làng nghề
truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá” - Luận án tiến sĩ của Trần Minh Yến, Hà Nội 2003; “Bảo tồn và phát
triển các làng nghề trong quá trình CNH” của TS Dương Bá Phương, NXB
khoa học xã hội, Hà Nội 2001…
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu về đường lối của Đảng bộ
tỉnh Bắc Ninh về phát triển công nghiệp địa phương từ khi tái lập tỉnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
a. Mục đích
- Làm rõ quá trình Đảng bộ Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế công
nghiệp điạ phương từ năm 1997 đến năm 2007.
- Chỉ rõ ưu điể m , hạn chế của Đảng bộ Bắc Ninh trong quá trình lãnh
đạo phát triển kinh tế công nghiệp điạ phương.

- Rút ra mô ̣t số kinh nghiê ̣m về lãnh đạo phát triển công nghiệp địa
phương của Đảng bô ̣ tỉnh Bắ c Ninh.
b. Nhiêm
̣ vu ̣
- Tập hợp và hệ thống các tư liệu có liên quan đến quá trình Đảng bộ
tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp điạ phương.
- Trình bày theo một hệ thống có tính lịch sử quá trình Đảng bộ tỉnh
Bắc Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế công nghiệp.
5


- Phân tích, đánh giá quá trình lãnh đạo trên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a. Đối tƣợng nghiên cứu
Các chủ trương , biê ̣n pháp của Đảng bô ̣ tin̉ h Bắ c Ninh trong lañ h đa ̣o
phát triển công nghiệp địa phương

và các hoạt động chính của ngành công

nghiê ̣p điạ phương Bắ c Ninh từ năm 1997 đến năm 2007.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu đường lố i chung của Đảng về pha
riể ń t tcông nghiê ̣p điạ phương
.
- Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trong quá trình vận dụng
đường lố i phát triể n công nghiê ̣p điạ phương của Đảng vào thực tiễn điạ
phương từ năm 1997 đến năm 2007.
- Hoạt động của các ngành công nghiê ̣p trên điạ bàn điạ phương , do điạ
phương quản lí và các làng nghề – tiể u thủ công nghiê ̣p tỉnh Bắc Ninh từ năm
1997 đến năm 2007.

5. Cơ sở lý luâ ̣n, nguồ n tài liêụ và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
a. Nguồn tài liệu
- Các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X và
các Nghị quyết TƯ Đảng, Bộ chính trị, Ban bí thư các khóa VI, VII, VIII, IX
về phát triển kinh tế công nghiệp.
- Các Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắ c Ninh, Nghị quyết của Tỉnh
ủy. Các báo cáo tổ ng kế t của các sở, ban, ngành, Niên giám thống kê tỉnh có
nô ̣i dung liên quan đế n công nghiê ̣p và công nghiê ̣p điạ phương.
- Các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài.
b. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgíc. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu và phân tích tài liệu còn sử dụng
các phương pháp khác như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp định lượng, phương pháp thống kê....Đồng thời, còn
sử dụng phương pháp thực địa (đi khảo sát thực tế các khu công nghiệp: Quế
Võ, Tiên Sơn, Yên Phong; các làng nghề trên địa bàn tỉnh).
6


6. Đóng góp của luâ ̣n văn
- Hê ̣ thố ng hóa các chủ trương , giải pháp của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
trong lañ h đa ̣o phát triể n công nghiê ̣p điạ phương từ năm 1997 đến năm 2007.
- Khẳ ng đinh
̣ những thành tựu và nêu ra mô ̣t số ha ̣n chế của quá triǹ h
phát triển công nghiê ̣p điạ phương từ năm 1997 - 2007.
- Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trong lañ h đa ̣o,
chỉ đạo phát triển công nghiệp địa phương thời gian 1997- 2007.
- Kế t quả nghiên cứu của luâ ̣n văn có thể tham khảo trong giảng da ̣y và
nghiên cứu Lich
̣ sử Đảng bô ̣ điạ phương thời kì đổ i mới.

7. Bố cu ̣c của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển công nghiệp điạ
phương giai đoạn 1997 - 2000
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo đẩy mạnh phát triển công
nghiệp điạ phương trong những năm 2001 - 2007
Chương 3: Mô ̣t số nhâṇ xét và kinh nghiê ̣m

7


CHƢƠNG 1:
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP ĐIA
̣ PHƢƠNG GIAI ĐOẠN 1997 – 2000
1.1. Khái quát điạ lý - hành c hính, nguồ n lƣ̣ c và tình hình phát
triể n công nghiêp̣ điạ phƣơng tỉnh Bắc Ninh trƣớc năm 1997
1.1.1. Điạ lý hành chính
Bắc Ninh xưa là tỉnh có từ lâu đời, bao gồm cả quận Long Biên, huyện
Đông Anh (Hà Nội), huyện Văn Giang (Hưng Yên) ngày nay. Bắ c Ninh và
Bắ c Giang trước đây là hai tỉnh đô ̣c lâ ̣p , ngày 27/10/1962 Quố c hô ̣i khó a II
quyế t đinh
̣ hơ ̣p nhấ t thành tin
̉ h Hà Bắ c . Ngày 06 tháng 11 năm 1996 tỉnh Bắc
Ninh được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10, với
diện tích 797,9 km2, dân số 922 210 người. Bắc Ninh lúc này có 6 đơn vị hành
chính, gồm thị xã Bắc Ninh và 5 huyện: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn,
Thuận Thành, Gia Lương, Thị xã Bắc Ninh trở thành tỉnh lỵ của Bắc Ninh.
Về điạ giới hành chin

́ h, Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông
Hồng, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía
Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên;
Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống
giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A, đường cao
tốc 18, Quốc lộ 38; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn
và Trung Quốc; Mạng đường thuỷ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình. Đây
là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu kinh tế
với cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp địa phương nói riêng.
Địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng. Vùng đồng bằng chiếm phần
lớn diện tích. Toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 - 7m so với mực nước biển và
một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ.
Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện
8


tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ
Sơn, huyện Quế Võ.
Đơn vi ha
̣ ̀ nh chính, diêṇ tích, dân số và mâ ̣t đô ̣ dân số
phân theo huyêṇ , thị xã
Số xã

Toàn tỉnh

Phƣờng Diêṇ tích
Thị trấn (km 2)


Dân số TB
năm 2006
(ngƣời)

Mâ ̣t đô ̣ dân số
(ngƣời/km2)

109

16

1

9

26,3

87.115

3.307

2. Yên Phong

17

1

117,3

149.644


1.275

3. Quế Võ

23

1

177,9

157.995

888

4. Tiên Du

15

1

108,4

134.002

1.236

5. Từ Sơn

10


1

61,3

127.184

2.074

6. Thuâ ̣n Thành

17

1

117,9

145.842

1.237

7. Gia Bình

13

1

107,8

103.943


964

8. Lương Tài

13

1

105,7

104.054

985
Nguồ n [26].

1. TP Bắ c Ninh

822,71 1.009.779

1.227

1.1.2. Nguồn lực phát triển công nghiệp địa phƣơng
a. Tài nguyên thiên nhiên cho phát triển công nghiệp địa phương
- Điều kiện địa lý tự nhiên
Bắ c Ninh có tọa độ địa lý từ 20o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc và 105o 54’
đến 106o 19’ kinh độ Đông.
Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh:
- Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ
1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như

sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá
và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước.
- Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ
hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã
hội, giá trị lịch sử văn hoá... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao
công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị
trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản,
9


vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... Bắc Ninh cũng là
địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới
gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình CNH, HĐH.
- Tài nguyên đất
Hiện nay, một trong những yếu tố làm hạn chế sự phát triển của công
nghiệp hiện đại chính là tài nguyên đất. Ở Hà Nội và một số tỉnh, thành khác,
tốc độ gia tăng dân số, tỉ lệ người nhập cư cao khiến nhu cầu về nhà ở cao, đất
chuyên dụng ngày một bị thu hẹp. Bắ c Ninh có diê ̣n tić h đấ t tự nhiên nhỏ nhấ t
so với các tin
̉ h trong cả nước. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là
82,271.2 km2; diện tích lớn nhất là đất nông nghiệp chiếm 65,85%, trong đó đất
lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ với 0,81%; đất phi nông nghiệp chiếm 33,31%
trong đó đất ở chiếm 12,83%; diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,84% [26].
Tài nguyên đất cho công nghiệp còn không lớn, nhưng vẫn đủ điề u kiê ̣n
để xây dựng các KCN tập trung, các nhà máy phục vụ cho các ngành công
nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao. Đây
chính là một đặc trưng cơ bản của nền công nghiệp hiện đại.
- Tài nguyên nước:
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá
cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông

Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Đây là nguồn nước quan trọng đáp ứng
cho nhu cầu sản xuất và đời sống, đặc biệt là nước cho sản xuất công nghiệp.
Hàng năm, các con sông này còn bồi đắp một lượng phù sa màu mỡ cho đồng
bằng ven sông.
Nếu được khai thác hợp lý, các điều kiện thuận lợi kể trên sẽ giúp cho
Tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp, đặc biệt là vận
chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp.
- Về tài nguyên khoáng sản
Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có tài nguyên để
sản xuất vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng
khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã
10


Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh,
đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài ra
còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn.
b. Các nguồn lực kinh tế -xã hội
- Nguồn nhân lực:
Theo Niên giám thố ng kê năm 2007, Bắc Ninh có 1.024.151 người. Bao
gồm 503.200 nam (49,1%); 520.951 nữ (50,9%). Sau 10 năm (1997 -2007),
dân số Bắc Ninh tăng thêm 82.045 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
0,84%/năm. Dân cư khu vực thành thị chiếm tỷ trọng 23,6%, khu vực nông
thôn chiếm 76,4%... Mật độ dân số của tỉnh ngày càng tăng, chỉ đứng sau Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp của tỉnh lại dồi dào, đã tạo điều kiện cho cư dân nơi đây
phát triển.
Về chất lượng lao động: Năm 2007, lực lượng lao động tốt nghiệp tiểu
học 8,35%, tốt nghiệp trung học cơ sở 68,71%, tốt nghiệp trung học phổ thông
21,94%. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp/học

nghề trở lên chiếm 22,9% lao động qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật có bằng
trở lên chiếm 14,16%.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, đặc điểm về dân số cũng gây ra
không ít khó khăn cho Đảng bộ tỉnh trong việc đề ra chính sách thích hợp về
nhân lực cho công nghiệp địa phương. Hiện nay, tỉ lệ lao động trong ngành
nông nghiệp còn khá cao. Thêm vào đó, tỉnh đang thiếu những cán bộ quản lý
doanh nghiệp giỏi và công nhân, kỹ thuật lành nghề. Để đáp ứng nhu cầu phát
triển nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn tới đòi
hỏi lãnh đạo địa phương phải có phương án cụ thế để phải khẩn trương đào
tạo mới và đào tạo lại một đội ngũ lao động kỹ thuật trong tỉnh.
- Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông:
Bắc Ninh có hệ thống giao thông thuận tiện gồm 4 tuyến quốc lộ; 2
tuyến quốc lộ 1A, tuyến quốc lộ 18 và quốc lộ 38 với chiều dài 135 km.
11


Đường tỉnh lộ gồm 12 tuyến, chiều dài 255 km trong đó đã được dải nhựa
chiếm 88%, đường huyện và đường đô thị dài 295 km trong đó được dải
nhựa chiếm 53%, đường xã và đường thôn dài 3147 km trong đó được
ứng hoá 70%. Đường sông có 3 sông lớn là sông Cầu, sông Đuống, sông
Thái Bình và 3 cảng lớn trên sông Cầu. Đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy
qua 20 km với 4 nhà ga.
Nhìn chung mạng lưới giao thông của tỉnh (đường bộ, đường sắt,
đường thủy) được phân bố tương đối đều và hợp lý, thuận tiện cho việc lưu
thông hàng hóa, hành khách nội, ngoại tỉnh.
Hê ̣ thố ng thông tin liên lạc
Hạ tầng thông tin liên lạc của tỉnh phát triển tương đối nhanh. Hệ thống
điện và bưu chính viễn thông tương đối hoàn chỉnh, 100% thôn xã có điện
lưới, đến năm 2007 đa ̣t 13,9 máy điện thoại /100 dân, dịch vụ Internet, hộp

thư thoại... được triển khai rộng khắp trên địa bàn. Chất lượng thông tin liên
lạc ngày càng tốt hơn, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hết năm
2004 đã phủ sóng mạng điện thoại di động đến tất cả các trung tâm huyện.
100% các cơ quan, doanh nghiệp ở tỉnh và huyện được trang bị máy tính, một
số cơ quan tổng hợp đã được nối mạng nội bộ.
Hệ thống điện, nước
Đối với phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp địa phương
nói riêng, điện nước là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Bắ c
Ninh đã và đang đảm bảo tương đối tốt vấn đề này. Hiện tại hệ thống đường
dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại đang từng bước được cải tạo, nâng
cấp, thay thế và xây dựng mới. Đến năm 2004 đã có 100% xã có điện lưới
quốc gia, điện năng cung cấp đạt trên 500KWh/người/năm, tăng 31,9% so với
năm 2000. Tuy nhiên lưới điện nông thôn nhiều xã chưa đảm bảo kỹ thuật,
tiêu hao điện năng còn cao, đã ảnh hưởng đến việc cấp điện vì thường xuyên
xảy ra sự cố mất điện làm cho giá điện sinh hoạt ở nông thôn còn cao.
- Hệ thống chính sách phát triển kinh tế công nghiệp địa phương của
Đảng, Nhà nước và chính quyền tỉnh
12


Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
nên việc phát triển công nghiệp địa phương luôn được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm. Từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX, Đảng ta đã xác định: “Công
nghiệp địa phương ngày càng giữ một vai trò quan trọng, cần được củng cố và
phát triển một cách rộng rãi” (Chỉ thị của Ban Bí thư số 191- CT/TƯ, ngày 33-1960 về việc xây dựng và phát triển công nghiệp địa phương). Với tinh thần
đó, trong gần nửa thế kỉ qua, Đảng và Nhà nước đã không ngừng đưa ra nhiều
chính sách quan trọng, tạo điều kiện cho công nghiệp địa phương phát triển.
Khi nói tới các nguồn lực phát triển công nghiệp địa phương của Bắ c Ninh
không thể không nhắc đến vai trò của Đảng bộ tỉnh cùng những chủ trương, hệ
thống chính sách phát triển công nghiệp thông thoáng và rộng mở của chính

quyền tỉnh. Đảng bộ Bắ c Ninh có tiền thân từ Đảng bộ tỉnh Hà Bắc ra đời từ rất
sớm, từng bước trưởng thành trong chiến đấu và xây dựng đất nước. Trải qua
mấy chục năm, Đảng bộ tỉnh đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu trong
lãnh đạo xây dựng và bảo vệ tỉnh. Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của
Trung ương Đảng, Tỉnh ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh đã xác định phát triển
kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. Trong đó, việc phát triển công nghiệp địa
phương luôn được coi là trọng tâm của chính sách kinh tế. Ủy ban nhân dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã, đang và sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung,
từng bước hoàn thiện hệ thống các chính sách, quy chế, đặc biệt là các chính
sách về kinh tế, tài chính, đất đai, tạo môi trường pháp luật về đầu tư thực sự hiệu
quả và thông thoáng cho các nhà đầu tư.
Tóm lại, với vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên tương đối đầy đủ, nguồn
nhân lực dồi dào, hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đang dần được hoàn
thiện… Bắ c Ninh có được những điều kiện thuận lợi để phát triển một nền
công nghiệp hiện đại. Nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh là làm thế nào để lãnh đạo
phát triển công nghiệp địa phương cho tương xứng với tiềm năng hiện có,
nhanh chóng hội nhập vào cơ chế thị trường, vươn lên ngang tầm với cả nước
và khu vực.
1.1.3. Tình hìnhcông nghiê ̣p điạ phƣơng tỉnhBắ c Ninh trƣớc năm1997
13


Ngày 27-10-1962, Quốc hội khoá II quyết định hợp nhất tỉnh Bắc Ninh
và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Công nghiệp địa phương của các vùng thuộc
tỉnh Bắ c Ninh, từ đây, được sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Bắc.
Hà Bắc là m ột địa phương có công nghiệp phát triển tương đối sớm so
với các tỉnh phía Bắc. Cùng với sự ra đời các nhà máy, xí nghiệp do Trung
ương quản lí, các xí nghiệp công nghiệp địa phương lần lượt được xây dựng và
phát triển. Từ khi thành lập tỉnh đến những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ
XX, công nghiệp của Hà Bắc đã có 30 nhà máy, xí nghiệp do Trung Ương

quản lý, xây dựng và đưa vào sản xuất trên 50 nhà máy, xí nghiệp.
Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp ở Hà Bắc do trung ương quản lý
gồm có: Nhà máy 250 xe, Nhà máy 150 xe, Nhà máy Quy Chế Từ Sơn, Nhà
máy xay Đáp Cầu, Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn, Nhà máy X2. Việc xây dựng
các nhà máy, xí nghiệp quan trọng của Trung ương trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ,
thúc đẩy công nghiệp địa phương từng bước phát triển. Các xí nghiệp công
nghiệp địa phương như cơ khí Đáp Cầ u, xí nghiệp gạch gói Cầu Ngà… đã sản
xuất được các máy đóng gạch, các nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp...
Các ngành công nghiệp thuộc các công ty nông nghiệp, y tế, giao thông, thuỷ
lợi… đều sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của ngành mình, giảm bớt
việc bao cấp từ Trung ương, nâng cao tính chủ động, độc lập trong sản xuất
công nghiệp và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế ở địa phương. Các xí
nghiệp công nghiệp địa phương từng bước phát triển, sản xuất kinh doanh có
lãi. Tình hình sản xuất thủ công nghiệp và công nghiệp địa phương cũng đạt
những thành tựu đáng kể. Năm 1965 so với năm 1960 giá trị tổng sản lượng
công nghiệp và thủ công nghiệp bằng 180%, phục vụ sản xuất nông nghiệp
bằng 831%, phục vụ hàng tiêu dùng bằng 153%, phục vụ xuất khẩu bằng
774% [1, tr 295].
Bước sang thời kỳ 1975-1985 là thời kỳ đất nước thống nhất, Đảng bộ
tỉnh lại bước vào một giai đoạn lãnh đạo mới với những nhiệm vụ mới. Sản
xuất công nghiệp cũng được sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình mới. Từ
1981- 1985, nhờ những biện pháp và chủ trương tích cực của đảng bộ địa
14


phương cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, công nghiệp tỉnh đã phát
triển ổn định cả về quy mô lẫn số lượng các đơn vị sản xuất.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đề ra đường lối kinh tế
là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản

xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp
lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ ... làm cho nước Việt
Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện
đại, văn hóa và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời
sống văn minh, hạnh phúc. Những tư tưởng cơ bản của Đại hội IV của Đảng
được coi là cơ sở để xác định phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội đất nước 5 năm (1976-1980).
Quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng,
căn cứ vào thực tiễn địa phương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã có những
chỉ thị, nghị quyết nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
III trên các lĩnh vực công tác quan trọng. Tỉnh ủy chủ trương tiếp tục quán
triệt quan điểm coi việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng
tâm, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp địa phương.
Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp những năm
1976 -1980 gặp nhiều khó khăn. Việc cung cấp điện, nguyên, nhiên, vật liệu
chậm và thiếu, nguồn hàng nhập từ bên ngoài vào bị giảm sút, một số nhà
máy, xí nghiệp quốc doanh sản xuất cầm chừng, công nhân thiếu việc làm, thu
nhập thấp. Đến năm 1979, tình hình kinh tế - xã hội trong nước cũng như
trong tỉnh ngày càng khó khăn hơn do chiến tranh biên giới phía Tây Nam và
phía Bắc. Sản xuất trì trệ, nhiều đơn vị sản xuất không đạt kế hoạch, hàng hóa
khan hiếm, giá cả thị trường tăng vọt, lạm phát cao, thu chi mất cân đối. Đứng
trước khó khăn thách thức và yêu cầu của sản xuất, Tỉnh ủy chủ trương chỉ
đạo đẩy mạnh phát triển các hợp tác xã kinh doanh làm hàng thủ công xuất
khẩu; khôi phục các làng nghề, sản xuất các mặt hàng phục vụ trực tiếp sản
xuất, xuất khẩu và đời sống của nhân dân.
15


Thực hiện chủ trương của tỉnh, các cơ sở sản xuất đã khắc phục khó
khăn, vươn lên sản xuất nhiều mặt hàng thủ công xuất khẩu như: mây tre đan,

thảm đay... nhiều hợp tác xã kinh doanh làm hàng đồ gỗ, giường, tủ, bàn ghế
ở Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Kỵ (Tiên Sơn) tiếp tục được khôi phục và phát
triển. Đặc biệt ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển mạnh. HTX sản
xuất vôi Quyết Tiến (thị xã Bắc Ninh) luôn hoàn thành vượt kế hoạch và trở
thành lá cờ đầu của tỉnh trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng. HTX sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ Tân Hồng (huyện Tiên Sơn) được Nhà nước tặng
thưởng Huân chương Lao động hạng Ba [1, tr 265. 266].
Sau khi tổng kết thí điểm về công tác quản lý kinh tế đối với các đơn vị
kinh tế quốc doanh, ngày 21-1-1981 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số
25/CP về một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản
xuất, kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh,
Quyết định số 26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản
phẩm và vận dụng các hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh
doanh của Nhà nước. Quán triệt chủ trương của Trung ương và các quyết định
của Hội đồng Chính phủ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh
bước đầu đã có chuyển biến khá. Nhiều xí nghiệp, HTX tiểu thủ công nghiệp,
duy trì giữ vững được nhịp độ sản xuất, tạo việc làm cho công nhân. Khắp nơi
trong tỉnh, từ các xí nghiệp tập thể đến các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp
đều ra sức thi đua lao động sản xuất, phấn đấu đạt và vượt mức kế hoạch đề
ra. Các xí nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đón bắt thời cơ, tự “phá
rào”, khai thác nguồn hàng, tìm kiếm thị trường, bung ra sản xuất. Sản phẩm
ngày càng phong phú và đa dạng, như xe cải tiến, đồ gỗ khảm trai, đồ nhựa...
Một số mặt hàng đã có mặt và đứng vững trên thị trường như máy bơm nước,
máy tuốt lúa, giấy viết, gạch, ngói... Giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp hàng năm đều tăng: năm 1984 đạt 140% kế hoạch, năm 1985
tăng 16,9% so với năm 1984. Công tác xuất khẩu đã bắt đầu có những chuyển
biến tích cực, tổng giá trị xuất khẩu đạt 97 triệu đồng, vượt kế hoạch đề ra là
84%. Một số hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, như Hợp tác xã
16



Tương Giang (huyện Tiên Sơn) năm 1977, tổng giá trị thu nhập mới đạt 1,9
triệu đến năm 1982 đạt 17,6 triệu; Hợp tác xã Tân Hồng (huyện Tiên Sơn) giá
trị thu nhập từ các nghề thủ công chiếm 43% tổng thu nhập của hợp tác xã;
Hợp tác xã Hoài Thượng (huyện Thuận Thành) năm 1981 giá trị sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 2,5 triệu đồng, đến năm 1984 đạt 5,5
triệu đồng, chiếm 70% tổng giá trị thu nhập của toàn hợp tác xã [1, tr 270].
Đảng bộ và nhân dân Hà Bắ c đã đi cùng hướng đi chung của đất nước.
Công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh được chú trọng đầu tư để tạo nguồn
hàng xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu được chú ý. Năm 1985 xuất khẩu được
3 triệu Rúp - đôla, so với năm 1983 tăng 15,8%. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu
là lợn hơi, lạc nhân, tỏi, cà rốt... Các huyện có doanh thu cao là Tiên Sơn, Gia
Lương, Thuận Thành. [1, tr 271].
Bên cạnh những thành tựu đạt được, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, sản xuất có chiều hướng giảm sút,
nhất là công nghiệp quốc doanh. Sản phẩm công nghiệp phục vụ cho nông
nghiệp còn ít. Công nghiệp chế biến còn quá nhỏ, phần lớn nông sản, thực
phẩm tiêu dùng và xuất khẩu còn dưới dạng thô, hàng tiêu dùng chưa được
chú trọng. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa vươn lên đáp ứng yêu
cầu cho sản xuất và tiêu dùng. Sản phẩm chất lượng thấp, giá thành cao, chưa
khuyến khích được người tiêu dùng.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ VII được tiến hành từ
ngày 10 đến ngày 15-10-1986 tại hội trường tỉnh (thị xã Bắc Giang). Đại hội
đã kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội V của Đảng,
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, xác định mục tiêu,
phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 1986-1990 là:
“Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, nêu cao tinh thần
tự lực tự cường, chủ động, sáng tạo, khai thác tốt tiềm năng lao động đất đai,
ngành nghề để phát triển nông nghiệp toàn diện, coi nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu. Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành

kinh tế khác, phục vụ đắc lực nông nghiệp. Sớm hình thành cơ cấu kinh tế
17


công - nông - lâm nghiệp hợp lý trên địa bàn tỉnh. Trước hết tập trung giải
quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm, tăng nhanh khối lượng và chất
lượng hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, giải
quyết tốt vấn đề lao động và dân số, từng bước ổn định đời sống nhân
dân...”[1,tr 275].
Tại Bắc Ninh, các cơ sở công nghiệp có tổng giá trị hàng hóa tương đối
lớn là: Nhà máy quy chế Từ Sơn (huyện Tiên Sơn), Nhà máy thuốc lá Bắc
Sơn (thị xã Bắc Ninh), Nhà máy đường giấy Hồ (huyện Thuận Thành). Nhiều
làng nghề truyền thống sản xuất các mặt hàng có giá trị kinh tế cao như: sắt
Đa Hội, giấy dó Phong Khê, đúc đồng nhôm Đại Bái, Quảng Phú (huyện Gia
Lương), Văn Môn (huyện Yên Phong) và hàng chục làng nghề khác như Đình
Bảng, Tân Hồng, Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Kỵ (huyện Tiên Sơn), Tam
Giang (huyện Yên Phong), Hoài Thượng, Song Hồ (huyện Thuận Thành),
Lãng Ngâm, Đại Lai, Cao Đức (huyện Gia Lương), v.v..
Trong 2 năm 1986-1987, ngành tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
truyền thống chiếm từ 60-70% tổng giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp. Các sản phẩm đã được khách hàng trong và ngoài nước ưa
chuộng, hàng hóa đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của
Bắc Ninh còn nhỏ bé, lạc hậu và phân tán. Mặt khác, do cơ chế chuyển đổi từ
kế hoạch hoá, tập trung bao cấp sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự
quản lý của Nhà nước và nhất là do những biến động tình hình kinh tế, chính
trị trên thế giới đã làm cho một số cơ sở kinh tế quốc doanh, xí nghiệp bị hẫng
hụt, thiếu vốn, thiếu nguyên nhiên vật liệu, thị trường bị co hẹp, trang thiết bị
ngày càng lạc hậu, sản phẩm mẫu mã kém, giá thành cao, hàng hóa ứ đọng,
công nhân thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Các làng nghề

truyền thống như sắt Đa Hội (huyện Tiên Sơn), giấy Phong Khê (huyện Yên
Phong) và một số cơ sở khác ở trong tình trạng quá khó khăn về nguyên nhiên
vật liệu và thị trường tiêu thụ. Nhìn chung công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

18


và các làng nghề truyền thống trong tỉnh đứng trước những khó khăn thách
thức lớn.
Thực hiện chủ trương của Đảng là xây dựng kinh tế Trung ương, đồng
thời phát triển kinh tế địa phương, kết hợp cân đối giữa công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp với nông nghiệp; chú trọng phát triển làng nghề truyền thống
nhằm giải quyết tốt nhu cầu cấp bách của xã hội là hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa VI, tháng 8-1987 đã quyết nghị: chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế
quốc doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà
nước về kinh tế. Hội nghị nhấn mạnh mục đích của đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế là phải tạo ra động lực mạnh mẽ, giải phóng mọi năng lực sản xuất,
thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hóa theo hướng đi
lên chủ nghĩa xã hội với năng suất, chất lượng hiệu quả ngày càng cao nhằm
phục vụ ba chương trình kinh tế lớn của Đảng. Từng bước thực hiện “bốn
giảm”, thiết lập trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội, tạo tiền
đề để tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Cùng với việc xây dựng các cơ sở sản xuất, tỉnh Hà Bắc đã tiến hành rà
soát tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, điều chỉnh cơ cấu sản xuất của các xí nghiệp
theo hướng 40% sản lượng là tư liệu sản xuất, 60% sản lượng là hàng tiêu
dùng. Các công ty, xí nghiệp đã sắp xếp lại bộ máy quản lý, hạ tỷ lệ gián tiếp
từ 12% xuống 10%, từng bước giao quyền chủ động cho giám đốc các đơn vị,
xí nghiệp trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Nhìn chung sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nghề

truyền thống của tỉnh, các đơn vị sản xuất kinh doanh đã năng động hơn
trong việc mở rộng liên doanh, liên kết, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản
phẩm. Nhiều cơ sở sản xuất có lãi như Hợp tác xã Liên Minh (huyện Tiên
Sơn), Hợp tác xã cơ khí 19-8 (huyện Quế Võ), Nhà máy sứ điện Thanh Sơn
(thị xã Bắc Ninh)... Huyện Tiên Sơn là đơn vị có tổng giá trị sản lượng công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cao nhất tỉnh. Tổng giá trị sản lượng công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh (công nghiệp địa phương) đến năm
19


1989 là 480.410 nghìn đồng. Các mặt hàng chủ yếu phục vụ nông nghiệp và
tiêu dùng như: máy tuốt lúa, máy xay xát gạo, bình bơm thuốc sâu, xe đạp,
v.v. đều đạt và vượt kế hoạch.
Tuy nhiên, đánh giá về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
cuối năm 1989, Tỉnh ủy kết luận: “do cơ chế chuyển đổi, các ngành chưa theo
kịp, nhiều ngành gặp khó khăn, sản xuất không ổn định, giá thành cao, có nơi
bán cả tài sản cố định, vật tư quý hiếm, công nhân không có việc làm, công
tác quản lý kém, nhiều công ty thua lỗ, hợp tác xã không chuyển kịp theo cơ
chế” [1, tr 177]. Ngày 08-01-1990, Tỉnh ủy họp đề ra nhiệm vụ “tiếp tục xem
xét lại các doanh nghiệp. Đối với các xí nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh có
lãi tiếp tục củng cố, đầu tư để phát triển... kiên quyết giải thể đối với các đơn
vị làm ăn thua lỗ kéo dài”.
Cùng với các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế, đổi mới hoạt
động các doanh nghiệp, Tỉnh ủy cũng quán triệt Nghị quyết số 11-NQ/TU
ngày 02-5-1988 của Bộ Chính trị về các biện pháp cấp bách chống lạm phát;
tăng cường đẩy mạnh các hoạt động quản lý thị trường, phân phối lưu thông,
điều tiết giá cả nhằm làm cho các hoạt động thương nghiệp, tài chính, giá cả
từng bước ổn định.
Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, các huyện, thị xã và các đơn vị lập lại
phương án sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại bộ máy, giảm bớt các phòng ban

chưa cần thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án từng đơn vị giải
quyết chính sách cho số lao động dôi dư, củng cố một bước các đơn vị cơ sở.
Nhìn chung các cơ sở sản xuất kể cả quốc doanh và tập thể, tư nhân đều gặp
khó khăn khi chuyển sang cơ chế mới, do thiết bị công nghệ lạc hậu, thiếu
vốn, thiếu công nhân lành nghề nên sản phẩm làm ra chất lượng kém, giá
thành cao, không cạnh tranh nổi trên thị trường.
Bảng: Phần đóng góp của các hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh trong tỉnh Hà Bắc (giai đoạn 1991-1996) theo một số chỉ tiêu
Đơn vị:%
Chỉ tiêu

1991

1992

1993
20

1994

1995

1996


Tổng sản phẩm
theo giá năm 1989
Giá trị SXCN
Sản lượng lương
thực quy thóc


42,8

42,4

42,3

42,3

43,7

43,9

66,5

73,1

72,2

67,5

60,5

62,5

41,7

41,0

43,3


42,7

40,6

40,3

(Nguồn: Sở công nghiệp Bắc Ninh, năm 1997)
Cơ cấu kinh tế của phần lãnh thổ Bắc Ninh cũng có sự tiến bộ và
chuyển dịch nhanh hơn sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Bắc. Nếu so với năm
1991, tỉ trọng khu vực nông nghiệp tỉnh Hà Bắc giảm được 6,2% GDP và tỉ
trọng công nghiệp xây dựng tăng 3,9% thì ở phần lãnh thổ Bắc Ninh các con
số tương ứng là 7,1% và 5,4%. Do kinh tế trên địa bàn Bắc Ninh tăng hơn các
khu vực khác trong tỉnh Hà Bắc nên các mặt văn hóa xã hội và đời sống của
nhân dân có tiến bộ hơn. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn Bắc Ninh
được nhân dân quan tâm đầu tư.
Tổng GDP năm 1996 là 1.548,3 tỷ đồng (theo giá 1994); Cơ cấu kinh tế
GDP: công nghiệp – xây dựng là 24,1%, nông, lâm, thuỷ sản là 46% và dịch vu ̣ là
29,9%. Năm 1996, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định là 480,2 tỷ đồng,
toàn tỉnh có 8.138 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiể u thủ công nghiê ̣p, trong đó 69
doanh nghiệp và hơ ̣p tác xã còn lại là hộ cá thể; Số lao động công nghiệp là
34.825 người. Các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu là một số doanh nghiệp
trung ương đóng trên địa bàn tập trung ở khu vực thị xã Bắc Ninh và các hộ sản
xuất kinh doanh cá thể trong các làng nghề. Là tỉnh có nhiều làng nghề thủ công
truyền thống, song sự phát triển của các làng nghề tự phát, chủ yếu là các hộ cá
thể hầu hết ở xen lẫn với khu dân cư, chưa có một khu, cụm công nghiệp nào
được quy hoạch và hình thành, các cơ sở sản xuất công nghiệp hầu hết ở xen lẫn
với khu dân cư trong thị xã, thị trấn, nông thôn.
Trên đây là những thuâ ̣n lơ ̣i căn bản cho


Bắ c Ninh phát triể n công

nghiê ̣p điạ phương. Tuy nhiên, Bắ c Ninh cũng đứng trước nhiề u khó khăn, thử
thách. Đó là : “Nhip̣ đô ̣ phát triể n kinh tế còn
Công nghiê ̣p quố c doanh điạ phương còn nhỏ bé

châ ̣m, điể m xuấ t phát thấ p ...
(giá trị sản xuất năm 1996

chiế m 1,8% giá trị sản xuất công nghiệp địa phương ), kim nga ̣ch xuấ t khẩ u
mới đa ̣t bin
̣ vu ̣ đã
̀ h quân 13,5 USD/người” [75, tr 12-13]. Công nghiê ̣p và dich
21


có phát triển nhưng còn chậm , nhỏ bé , vố n ít , kỹ t huâ ̣t công nghê ̣ la ̣c hâ ̣u .
Nông nghiê ̣p tuy có trin
̀ h đô ̣ thâm canh khá cao nhưng chưa ta ̣o đươ ̣c vùng có
giá trị nông sản hàng hóa lớn, cơ bản vẫn còn mang tiń h thuầ n nông.
“Kế t cấ u ha ̣ tầ ng kinh tế - xã hội thấp kém. Hầ u hế t cá c công triǹ h giao
thông thủy lơ ̣i đề u xuố ng cấ p nghiêm tro ̣ng

, mô ̣t số công triǹ h đầ u tư mới

không đồ ng bô ̣ nên hiê ̣u quả thấ p . Mạng lưới cung cấp điện lực chưa đảm bảo
kỹ thuật, nguồ n điê ̣n chưa đáp ứng đươ ̣c yêu cầ u sản xuấ t . Kết cấu hạ tầng của
thị xã Bắc Ninh chưa tương xứng với vị trí là thị xã tỉnh lỵ… Trụ sở cơ quan
Đảng, Nhà nước và đoàn thể cấp tỉnh hầu như chưa có gì” [75, tr 13]. Vấ n đề
nguồ n nhân lực và đô ̣i ngũ cán bô ̣ còn nhiề u bấ t câ ̣p và yế u kém . Mô ̣t số mă ̣t

kinh tế – xã hội, Tỉnh ủy chưa có chủ trương , giải pháp đột phá nên chưa phát
huy hế t tiề m năng và lơ ̣i thế so sánh của tin̉ h . Công tác điề u hành của các cơ
quan chin
́ h quyề n còn thiế u kinh nghiê ̣m. Cải cách hành chính hiệu quả thấp.
Những ha ̣n chế trên do nhiề u nguyên nhân khách quan và chủ quan

.

Diê ̣n tić h đấ t nông nghiê ̣p bin
̀ h quân đầ u người thấ p , manh mún, phân tán gây
trở nga ̣i cho viê ̣c cơ giới hóa và áp du ̣ng c ác tiến bộ kỹ thuật để thâm canh ,
tăng năng suấ t ; ngành công nghiệp chưa có bề dày phát triển , quy mô nhỏ , tài
nguyên khoáng sản ít , các cơ sở công nghiệp chưa nhiều , nhấ t là công nghiê ̣p
chế biế n… Số lao đô ̣ng đươ ̣c qua đào ta ̣ o so với mă ̣t bằ ng chung của cả nước
tuy có cao hơn nhưng thực tế chưa đáp ứng đủ , nhấ t là đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lý ,
chuyên gia đầ u ngành , công nhân kỹ thuâ ̣t còn rấ t it́ . Mă ̣t khác , tỉnh bị chia
tách, thay đổ i điạ giới hành chính nhiều lần. Ngày 12/12/1996, Bô ̣ Chiń h tri ̣đã
ra quyêt đinh
̣ số 125/QĐ-TƯ thành lâ ̣p Đảng bô ̣ tin̉ h Bắ c Ninh và chỉ đinh
̣ Ban
chấ p hành lâm thời của Đảng bô ̣ tin̉ h.
Sau 10 năm (1986-1996) thực hiện đường lối đổi mới, quán triệt sâu sắc
các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các
chính sách của Chính phủ vào điều kiện thực tiễn địa phương, Đảng bộ và
nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết khắc phục khó khăn, nắm bắt thời cơ phát huy
thuận lợi, phấn đấu vươn lên giành được những thắng lợi rất quan trọng. Kinh
tế phát triển với tốc độ khá cao, tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm
22



(1991-1995) là 8,06%. Kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công
nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm, nhiều
mô hình sản xuất kinh doanh giỏi xuất hiện, sản phẩm hàng hóa ngày càng
phong phú, đa dạng. Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp
phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác xây dựng
Đảng không ngừng đổi mới, hoạt động của HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có nhiều tiến bộ, quyền dân chủ của nhân
dân được phát huy, tạo sức mạnh tổng hợp đẩy nhanh quá trình phát triển đi
lên của thời kỳ cách mạng mới.
Trên cơ sở đường lối chung của Trung ương, căn cứ vào tình hình thực tế
ở địa phương, Đảng bô ̣ Bắ c Ninh sẽ phải tìm ra cho mình những chủ trương
, giải
pháp cho phù hợp để đưa kinh tế Bắc Ninh phát triển . Mô ̣t trong những chủ
trương giải pháp quan tro ̣ng đó là phát triể n công nghiê ̣p điạ phương
.
1.2. Chủ trƣơng phát triển công nghiệp điạ phƣơng của Đảng bộ
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2000
Để phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới, tháng 11-1996, Kỳ họp thứ 10
Quốc hội khoá IX đã ra Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính một số
tỉnh, trong đó chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Ngày 12-12-1996, Bộ Chính trị ra Quyết định số 125- QĐ/TƯ thành lập
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời. Ngày 18-121996, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 945- QĐ/TTg thành lập Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Ninh lâm thời.
Năm 1997, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh có 5 đảng bộ huyện là: Yên Phong,
Thuận Thành, Gia Lương, Tiên Sơn, Quế Võ và Đảng bộ thị xã Bắc Ninh. Thị
xã Bắc Ninh được xác định là trung tâm của tỉnh lỵ.
Tỉnh Bắc Ninh được tái lập, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và nguyện vọng thiết tha của đảng viên, cán bộ và nhân dân trong tỉnh.
Với những kết quả đạt được, những thành tựu cũng như hạn chế trong
lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương thời gian trước năm 1997, Đảng
bộ tỉnh Bắ c Ninh mới tái lập đã rút ra một số kinh nghiệm bước đầu:

23


×