Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

đảng cộng sản việt nam với công tác vận động thanh niên 2001 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ
******************************

BÙI THỊ THU TRANG

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Hồng

HÀ NỘI – 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 4
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài .................................................................. 6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………7
3.1. Mục đích .............................................................................................. 7
3.2. Nhiệm vụ ............................................................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 8
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 8
4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 8
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................... 8


6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn .................................................... 9
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 9
Chương 1: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN CỦA ĐẢNG
GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 ............................................................................ 10
1.1. Những luận điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam về vấn đề thanh niên và công tác thanh niên ........................ 10
1.1.1. Khái niệm về công tác vận động thanh niên ........................................ 10
1.1.2. Những luận điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề thanh niên và
công tác thanh niên. ....................................................................................... 11
1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên ............. 16
1.1.4. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác vận động
thanh niên (cho đến năm 2000)...................................................................... 26
1.2. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng về công tác vận động thanh
niên giai đoạn 2001 - 2006. ....................................................................... 36
1.2.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................... 36

1


1.2.2. Chủ trương của Đảng về công tác vận động thanh niên giai đoạn
2001 - 2006.................................................................................................... 39
1.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác vận động thanh niên của Đảng
giai đoạn 2001 - 2006............................................................................... 41
1.3.1. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, lý tưởng, truyền thống
cách mạng cho thanh niên.............................................................................. 41
1.3.2. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để cho thanh niên phát triển
toàn diện. ....................................................................................................... 46
1.3.3. Công tác giáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho
thanh niên ...................................................................................................... 49
1.3.4. Công tác quản lý Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên ....... 52

1.3.5. Công tác tổ chức các phong trào cách mạng của thanh niên và xây dựng
Đoàn vững mạnh ........................................................................................... 56
Tiểu kết chương 1:...................................................................................... 64
Chương 2: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN CỦA ĐẢNG
GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 ............................................................................ 65
2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng về công tác vận động thanh
niên giai đoạn 2006 - 2010 ........................................................................ 65
2.1.1. Bối cảnh lịch sử ................................................................................... 65
2.1.2. Chủ trương của Đảng về công tác vận động thanh niên giai đoạn
2006 - 2010 ……………………………………………………...………..71
2.2. Quá trình chỉ đạo công tác vận động thanh niên của Đảng giai đoạn
2006 - 2010 ............................................................................................... 80
2.2.1. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, lý tưởng, truyền thống
cách mạng cho thanh niên ............................................................................. 80
2.2.2. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để cho thanh niên phát triển
toàn diện ........................................................................................................ 82

2


2.2.3. Công tác giáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm, bồi dưỡng, phát huy tài
năng trẻ, nâng cao thu nhập cho thanh niên ................................................... 87
2.2.4. Công tác quản lý Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên ....... 94
2.2.5. Công tác tổ chức các phong trào hành động cách mạng của thanh niên
và xây dựng Đoàn vững mạnh....................................................................... 96
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 103
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................ 105
3.1. Một số nhận xét ................................................................................ 105
3.1.1. Ưu điểm ............................................................................................. 105
3.1.2. Hạn chế .............................................................................................. 107

3.2. Một số kinh nghiệm chính ................................................................ 111
KẾT LUẬN ............................................................................................... 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 121

3


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh niên là lực lƣợng xã hội to lớn, nhóm xã hội - nhân khẩu đặc thù,
một trong những nhân tố quan trọng quyết định tƣơng lai, vận mệnh dân tộc;
là lực lƣợng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi
hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất
về thể chất, và phát triển về trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng
định mình. Song, do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên thanh niên cần đƣợc sự
giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trƣớc và toàn xã hội.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn coi trọng và đề
cao công tác vận động nhân dân, trong đó công tác vận động thanh niên đóng
vai trò quan trọng. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã rất quan tâm đến
công tác vận động thanh niên. Trƣớc khi Đảng ra đời, Bác Hồ kính yêu của
chúng ta đã thành lập tổ chức thanh niên cách mạng là tổ chức nền móng cho
quá trình tiến tới xây dựng Đảng Cộng sản. Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí
của thanh niên, xác định thanh niên là lực lƣợng xung kích cách mạng, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác
thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều
chủ trƣơng giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng, tổ chức thanh niên thành lực lƣợng
hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Qua
mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều hoàn thành
xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình.

Liên tục, trong suốt 80 năm qua, đặc biệt là mấy chục năm gần đây, Đảng
ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về công tác thanh niên. Gần đây nhất,
trong nhiệm kỳ Đại hội VII, đã có Nghị quyết 4, trong nhiệm kỳ Đại hội IX có
4


Nghị quyết 25 bàn sâu về thanh niên, công tác thanh niên tạo ra một bƣớc
chuyển biến quan trọng trong công tác thanh niên của Đảng ta trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và công tác vận động thanh niên nói riêng.
Các Nghị quyết về thanh niên của Đảng là sự tiếp tục suy nghĩ, đánh giá cao của
Đảng ta về trọng trách của thanh niên, tầm quan trọng của bản thân công tác
thanh niên.
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc vào năm 1986; đặc biệt là
từ khi bƣớc vào thế kỷ XXI thanh niên của nƣớc ta có nhiều chuyển biến, tiếp
tục phát triển về số lƣợng, năng lực sáng tạo, trình độ học vấn có bƣớc trƣởng
thành mới. Thanh niên tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp
chung của đất nƣớc. Những ƣu điểm này phải tiếp tục phát huy để đáp ứng
yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và theo
đó, công tác vận động thanh niên của Đảng cũng phải đƣợc đổi mới và nâng
cao chất lƣợng. Mặt khác, bƣớc vào thời kỳ phát triển kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa, bƣớc vào thời kỳ hội nhập trực tiếp, ngày càng sâu
rộng về kinh tế, về giao lƣu, hợp tác quốc tế trên rất nhiều lĩnh vực, bên cạnh
mặt tích cực là chính, thì mặt tiêu cực của kinh tế thị trƣờng, của toàn cầu hoá
cũng tác động vào thanh niên nhanh nhất, nhiều nhất, với tƣ cách nhƣ là bộ
phận nhạy cảm nhất trong cộng đồng dân tộc. Đặc biệt, trong tình hình đất
nƣớc có sự chuyển biến mạnh mẽ nhƣ hiện nay, những diễn biến phức tạp của
cuộc sống đã tác động đến tƣ tƣởng, tình cảm của thanh niên, đặt thanh niên
trƣớc những thử thách mới. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tập trung tác
động diễn biến hoà bình nhiều mặt, nhiều phƣơng diện đối với thanh niên.
Cho nên, về mặt tƣ tƣởng, tình cảm, nhận thức, hoạt động xã hội, bên cạnh

những mặt rất tích cực, những thành tựu quan trọng mà thanh niên đóng góp,
trong đời sống của cộng đồng thanh niên cũng xuất hiện nhiều vấn đề toàn xã
hội phải quan tâm, trƣớc hết Đảng phải quan tâm. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề
5


về công tác vận động thanh niên Đảng ta cần phải xem xét thấu đáo và xử lý
kịp thời. Trong bối cảnh đó, Đảng ta đã tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác thanh niên nói chung và công tác vận động thanh niên nói riêng
nhằm chăm lo bồi dƣỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh
niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ trƣớc tới nay, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về thanh niên, Đoàn
Thanh niên, các phong trào thanh niên, công tác thanh niên trên nhiều khía
cạnh khác nhau, tuy nhiên chƣa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu có hệ
thống về Đảng với công tác vận động thanh niên những năm đầu thế kỷ XXI.
Vì vậy, em lựa chọn nghiên cứu đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác
vận động thanh niên từ năm 2001 đến năm 2010 làm luận văn thạc sĩ khoa
học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng. Đây là vấn đề vừa có tính lí luận,
tính lịch sử, vừa có tính thực tiễn sâu sắc, đồng thời đáp ứng yêu cầu có tính
cấp thiết trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn coi trọng công tác vận động thanh niên. Vì vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác vận động thanh niên là một lĩnh vực quan trọng,
sớm đƣợc các nhà khoa học quan tâm. Trung ƣơng Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Trung ƣơng Hội Sinh viên Việt Nam, Trung ƣơng Hội Liên
hiệp thanh niên Việt Nam, Viện nghiên cứu Thanh niên hàng năm đều nghiên
cứu Tình hình thanh niên, 05 năm một lần xuất bản các ấn phẩm Tổng quan
tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh niên; Tổng quan
tình hình thanh niên, công tác Hội liên hiệp thanh niên và phong trào thanh

niên: Tổng quan tình hình sinh viên và công tác Hội Sinh viên và nhiều đề tài
khoa học, chuyên đề khoa học về thanh niên, phong trào thanh niên… Năm

6


2009, Viện nghiên cứu thanh niên có chuyên đề khoa học: Vai trò lãnh đạo
của Đảng trong việc định hướng các phong trào thanh niên. Công trình
nghiên cứu đƣợc in thành sách: "Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận
động thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước" (2001), Nxb Chính trị quốc gia, do tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Ban Dân
vận Trung ƣơng, làm chủ biên; Hồ Chí Minh (2003), Về giáo dục và tổ chức
thanh niên, Nxb. Thanh niên, Hà Nội; Đặng Cảnh Khanh - Nguyễn Hồng
Thanh (1997), Tập hợp đoàn kết thanh niên thông qua phong trào hành động
cách mạng trong thời kỳ đổi mới, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
Ngoài ra, còn một số bài viết, bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo
Đảng và Nhà nƣớc, một số đề tài nghiên cứu có liên quan, nhƣ “Đổi mới nhận
thức và tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ đối với thanh niên và công tác
thanh niên" (1999), Phạm Gia Cƣ, Tạp chí Tƣ tƣởng Văn hoá, (7); Tăng
cường sự lãnh đạo đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước (2008), Phùng Hữu Phú, Báo Điện tử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu trên đã giúp chúng tôi định hƣớng nghiên
cứu và cung cấp những kiến thức cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Làm rõ chủ trƣơng và các biện pháp chỉ đạo thực hiện công tác vận
động thanh niên của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010;
qua đó khẳng định thành tựu, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm
trong công tác vận động thanh niên của Đảng.


7


3.2. Nhiệm vụ
- Trình bày theo diễn trình lịch sử các chủ trƣơng, biện pháp của Đảng
về công tác vận động thanh niên từ năm 2001 đến năm 2010.
- Phân tích, đánh giá các chủ trƣơng, biện pháp và kết quả công tác vận
động thanh niên từ năm 2001 đến năm 2010 để thấy đƣợc thành tựu, hạn chế
và các bài học kinh nghiệm của Đảng đối với công tác vận động thanh niên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về công tác vận động thanh niên
từ năm 2001 đến năm 2010.
- Thực tiễn hoạt động của thanh niên Việt Nam từ năm 2001 đến năm
2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Những yêu cầu đặt ra đối với công tác thanh niên ở Việt Nam trong
những năm đầu của thế kỷ XXI.
- Đƣờng lối chung và các biện pháp chỉ đạo công tác thanh niên của
Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến 2010.
- Các hoạt động của Hệ thống chính trị, nhất là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
và Hội LHTN Việt Nam nhằm thực hiện đƣờng lối của Đảng về công tác thanh
niên.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai trò của thanh niên, công tác
vận động thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng.

8



- Luận văn khai thác chủ yếu nguồn tƣ liệu từ các Văn kiện, Nghị quyết
Đại hội Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng, Hội nghị Bộ Chính trị,
Ban Bí thƣ, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Đảng Đoàn Quốc Hội và các tác
phẩm, các bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc; kế
thừa có chọn lọc công trình nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến
công tác vận động thanh niên; những tài liệu báo cáo tổng kết thực tiễn công
tác Đoàn, Hội và phong trào thanh niên…
- Luận văn kết hợp phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgích, kết hợp
tổng hợp, phân tích, so sánh để dựng lại quá trình vận động thanh niên từ năm
2001 đến 2010 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Tái hiện những nét chính yếu quá trình lãnh đạo thực hiện công tác
vận động thanh niên của Đảng từ năm 2001 đến năm 2010.
- Góp phần tổng kết công tác vận động thanh niên từ năm 2001 đến năm 2010.
- Bƣớc đầu rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất cho công tác vận động
thanh niên trong giai đoạn hiện nay của Đảng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, mục lục,
nội dung luận văn gồm 3 chƣơng, 7 tiết.
Chƣơng 1: Công tác vận động thanh niên của Đảng giai đoạn 2001 - 2006.
Chƣơng 2: Công tác vận động thanh niên của Đảng giai đoạn 2006 - 2010.
Chƣơng 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm.

9


Chương 1
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN CỦA ĐẢNG

GIAI ĐOẠN 2001 - 2006
1.1. Những luận điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề thanh niên và công tác thanh niên
1.1.1. Khái niệm về công tác vận động thanh niên
Mỗi một con ngƣời từ khi sinh ra đến khi mất đi đều trải qua các giai
đoạn: trẻ em - thiếu nhi - thiếu niên - thanh niên - trung niên - cao niên… Mỗi
giai đoạn của một đời ngƣời đều có một khoảng tuổi nhất định, với những đặc
điểm về thể chất, sinh lý và tâm lý nhất định. Mỗi một giai đoạn của đời
ngƣời đều có nhiều cách tiếp cận khác nhau, tùy thuộc vào từng môn khoa
học cụ thể nhƣ tâm lý học, sinh lý học, dân số học...
Chính vì thế, thanh niên cũng có nhiều cách tiếp cận, nhiều khái niệm
khác nhau, tùy thuộc vào môn khoa học cụ thể và tùy thuộc vào từng quốc
gia. Trên cơ sở mục đích, yêu cầu, phạm vi nghiên cứu, luận văn sử dụng khái
niệm về thanh niên tại Luật số 53/2005/QH11của Quốc hội: “Thanh niên quy
định trong luật này (Luật Thanh niên – Tác giả giải nghĩa) là công dân Việt
Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.
Ở nƣớc ta, công tác thanh niên đƣợc xác định là một bộ phận trong
công tác quần chúng, bao gồm toàn bộ những hoạt động của Đảng, Nhà nƣớc,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể quần
chúng, gia đình và xã hội nhằm giáo dục, bồi dƣỡng và tạo điều kiện cho
thanh niên phát triển, trƣởng thành, cống hiến và phát huy tiềm năng, thế
mạnh của lực lƣợng thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

10


Việt Nam xã hội chủ nghĩa. “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân
tộc, quyết định sự thành bại của cách mạng”[37, tr.86].
Từ đó, có thể khái quát công tác vận động thanh niên của Đảng là toàn
bộ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, giáo dục, rèn luyện và phát huy thanh

niên của Đảng nhằm đưa thanh niên vào những hành động cách mạng, trở
thành đội quân xung kích cách mạng, đội dự bị tin cậy của Đảng, kế thừa
trung thành sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội.
1.1.2. Những luận điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề thanh
niên và công tác thanh niên.
Thanh niên và công tác thanh niên là một trong những tƣ tƣởng quan
trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin; có thể khái quát trên 3 luận điểm sau:
Một là, Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định rõ vị trí, vai trò to lớn của
tầng lớp thanh niên trong xã hội; xác định cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng, sự nghiệp của thanh niên.
Cuối thế kỷ XIX, trong bối cảnh của xã hội tƣ bản, C.Mác cho rằng,
cần phải giải thoát cho thanh, thiếu niên khỏi sự tác động có tính chất phá
hoại của hệ thống hiện đại. Chính Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn sự sống
của dân tộc và giai cấp công nhân là bộ xƣơng của mỗi cơ thể dân tộc.
Ăngghen nhấn mạnh rằng: thanh niên không bao giờ thỏa mãn với lý tƣởng
trƣớc đây, họ muốn đƣợc tự do hơn trong hành động, họ khao khát lập chiến
công và vì sự đổi mới, họ sẵn sàng hiến dâng cả cuộc đời mình. Thanh niên sẽ
có đủ sức lực và tài năng để giải quyết những mâu thuẫn đang nảy sinh trong
đời sống đất nƣớc.

11


Ăngghen là ngƣời đầu tiên đƣa ra các quan niệm nhƣ: “đội quân xung
kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế”, “đội hậu bị của Đảng” để gắn
với thanh niên. Vào năm 1853, khi “Đảng của Mác” đã khẳng định vị trí của
mình trên vũ đài lịch sử, trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại những đạo
luật đặc biệt của Bítxmác, Ăngghen đã viết “chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn bổ
sung dồi dào nhất cho Đảng”. Luận thuyết của Mác-Ăngghen cũng khẳng

định rằng lực lƣợng quần chúng nhân dân đông đảo cần đƣợc tập hợp, tổ chức
và giáo dục sao cho những biến đổi tƣ tƣởng của họ bắt kịp với thời đại, đi
đúng quỹ đạo của dòng thác lịch sử đang cuộn chảy. Trong “Bản thảo kinh tế
triết học năm 1844”, Mác đã viết: “bản thân xã hội sản xuất ra con người với
tính cách là con người nhƣ thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội nhƣ thế…
Bản chất con người của tự nhiên chỉ tồn tại với con ngƣời xã hội; vì chỉ có
trong xã hội, tự nhiên đối với con ngƣời mới là một khâu liên hệ của con
người với con người, mới chỉ tồn tại của con ngƣời đối với ngƣời khác và tồn
tại của ngƣời khác đối với ngƣời đó”[61, tr. 169-170]. Rằng “nếu nhƣ ngƣời
ta bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó chỉ có thể phát triển bản tính
chân chính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán về lực lƣợng của bản
tính anh ta không phải căn cứ vào lực lƣợng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ
vào lực lƣợng của toàn xã hội”[61, tr. 169-170]. C.Mác và Ph.Ăngghen đã
khẳng định rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, trong đó có thanh
niên. Phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác và Ăngghen trong điều
kiện lịch sử mới, Lênin đã coi thanh niên là “nguồn sinh lực chiến đấu của
cách mạng”. Ngƣời cũng đã phê phán gay gắt những đảng viên bảo thủ,
không đánh giá đúng vai trò của lực lƣợng trẻ trong cách mạng, coi thƣờng
thanh niên và chế giễu sự ngây thơ, thiếu kinh nghiệm của họ. Lênin nhấn
mạnh, cần có thái độ khoan dung, độ lƣợng với lớp trẻ và cần thiết phải phòng
ngừa khuynh hƣớng “dè dặt” của các cán bộ đảng cho rằng, lớp trẻ tuy đầy

12


nhiệt huyết và sáng kiến, nhƣng lại chƣa qua trƣờng học của cuộc đấu tranh
giai cấp… Ngƣời cho rằng đó chỉ là cái cớ để khƣớc từ việc sử dụng thanh
niên. Lênin luôn nhắc nhở những ngƣời cộng sản: cần phải đòi hỏi ở thanh
niên nhiều hơn nữa, cần phải phê phán một cách có nguyên tắc những khuyết
điểm của họ, cần phải giáo dục họ tinh thần trách nhiệm cao và nghĩa vụ của

họ đối với cách mạng, ngay từ thuở thiếu thời. Cuộc đấu tranh để giành giật
thanh niên không chỉ diễn ra gay gắt giữa giai cấp vô sản với giai cấp tƣ sản,
giữa Đảng Cộng sản với các thế lực phản động, mà còn diễn ra giữa những
ngƣời cộng sản chân chính và bọn cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân.
Hai là, Chủ nghĩa Mác-Lênin đặt ra cho Đảng Cộng sản cần quan tâm,
chăm sóc, giáo dục, đào tạo thanh niên thông qua sự nghiệp đấu tranh cách
mạng của Đảng, thông qua lao động, sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu
và trong đời sống hiện thực của quần chúng nhân dân; đấu tranh chống chủ
nghĩa cơ hội trong vấn đề thanh niên.
Khi nói về vai trò giáo dục của thanh niên, Mác đã nhấn mạnh: “Công
tác giáo dục sẽ làm cho những ngƣời trẻ tuổi có khả năng nắm vững nhanh
chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn”[60, tr. 475]. Tƣ tƣởng của
Mác là phải tổ chức giáo dục các tầng lớp thanh niên để họ nắm vững kỹ
năng, kỹ xảo, quy trình quản lý sản xuất, sẽ hỗ trợ cho việc phát triển toàn
diện những năng lực của tất cả các thành viên của xã hội đƣợc xây dựng trên
cơ sở những nguyên lý cộng sản chủ nghĩa. Việc giáo dục đó phải làm thƣờng
xuyên, liên tục, giáo dục ở trƣờng, lớp và giáo dục trong thực tế lao động.
Ăngghen đã nêu rõ rằng: thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính
hiện thực cuộc sống đã, đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị.
Ngay khi mới 19-20 tuổi, trong các thƣ gửi cho bạn bè, Ăngghen đã chế nhạo
cái nguyện vọng của những chàng trai, cô gái muốn sống bình lặng, muốn

13


“giam mình trong vƣơng quốc của điền viên”, với thái độ “mũ ni che tai”,
bàng quan trƣớc thời cuộc. Vào năm 1845, Ăngghen đã viết rằng, chính thanh
niên Đức đòi hỏi phải thực hiện cuộc cách mạng trong tƣơng lai ở nƣớc này.
Nguyên tắc của giáo dục thế hệ trẻ là gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp học và
hành. Việc hình thành thế giới quan khoa học cho thanh niên thông qua sự

tham gia của họ vào cuộc đấu tranh xã hội, vào lao động sản xuất, vào những
công việc thực tế cụ thể hàng ngày. Chính Ăngghen là ngƣời đầu tiên dùng
thuật ngữ “giáo dục thực tiễn”. Ông cho rằng, đây là cơ sở quan trọng của
giáo dục khoa học – là công cụ mạnh nhất để cả tạo xã hội và Ăngghen dự
báo rằng: “một xã hội tổ chức theo nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa, sẽ làm cho
những thành viên trong xã hội đó có khả năng sử dụng một cách toàn diện
năng lực phát triển toàn diện của mình”[60, tr. 475].
Mác, Ăngghen, Lênin đã tỏ rõ thái độ kiên quyết, không khoan nhƣợng
đối với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội trong vấn đề thanh niên. Mác,
Ăngghen và Lênin đã gọi bọn cơ hội chủ nghĩa là “những ngƣời bạn giả” của
thanh niên và đòi hỏi phải vạch trần bộ mặt thật của chúng; ngăn chặn ảnh
hƣởng của chúng đối với thanh niên, bóc trần mọi mƣu đồ muốn lừa phỉnh,
cám giỗ thanh niên, mƣu toan xóa bỏ xu hƣớng cách mạng của phong trào
thanh niên, cản trở việc tham gia của thế hệ trẻ vào cuộc đấu tranh chính trị
của Đảng Cộng sản, đối lập thanh niên với Đảng Cộng sản… Cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa cơ hội đã diễn ra xung quanh vấn đề thanh niên trên hai mặt
có quan hệ mật thiết với nhau: giáo dục ai và giáo dục nhƣ thế nào? Những
phần tử cơ hội quy nhiệm vụ trên vào việc đào tạo những ngƣời có văn hóa,
song đứng ngoài chính trị. Vì thế, theo họ, không nên thu hút “quá sớm”
thanh niên vào hoạt động chính trị. Lênin đã vạch trần lập trƣờng cải lƣơng đó
của bọn cơ hội và cho rằng, đó chỉ là thói đạo đức giả và chính sách ngu dân

14


không hơn, không kém. Ngƣời khẳng định rõ lập trƣờng của những ngƣời
cộng sản chân chính là cần phải giáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ và kết hợp
việc giáo dục ấy với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân.
Ba là, Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ Đoàn Thanh niên Cộng sản phải là
trường học cộng sản chủ nghĩa trong quá trình giáo dục, đoàn kết, tập hợp

thanh niên, thực hiện lý tưởng cách mạng của Đảng Cộng sản.
Trong bài diễn văn tại Đại hội III của Đoàn Thanh niên Cộng sản Nga,
Lênin đã chỉ rõ: “thanh niên phải học chủ nghĩa cộng sản trong một trƣờng
học riêng của mình, trong một tổ chức độc lập – đó là Đoàn Thanh niên cộng
sản”. Lênin viết: “Chỉ khi nào Đoàn Thanh niên cộng sản gắn liền từng bƣớc
học tập, huấn luyện và giáo dục của mình với cuộc đấu tranh chung của tất cả
những ngƣời lao động chống lại bóc lột, thì lúc đó mới xứng đáng với danh
hiệu là đoàn thể của thế hệ trẻ cộng sản chủ nghĩa”[43, tr. 360-363]. Nói
chuyện với đoàn viên thanh niên cộng sản, Lênin yêu cầu, cần giáo dục thanh
niên thông qua thực tế trong hoạt động sản xuất, trong học tập, công tác,
chiến đấu và trong cuộc sống sinh động của quần chúng. Ngƣời nhấn mạnh:
“Trƣớc mắt các đồng chí là nhiệm vụ xây dựng và các đồng chí có thể làm
tròn nhiệm vụ đó, khi đã nắm vững đƣợc tất cả những kiến thức hiện đại, biết
biến chủ nghĩa cộng sản từ những công thức, những lời dạy, những phƣơng
pháp, những chỉ thị, những cƣơng lĩnh có sẵn và học thuộc lòng thành cái
thực tế sinh động, là cái kết hợp với công tác trực tiếp của các đồng chí”[43,
tr. 365-366].
Phát triển những luận điểm của Mác và Ăngghen về tập hợp, đoàn kết
các tầng lớp thanh niên với vai trò cách mạng to lớn của thanh niên, Lênin
thƣờng xuyên nhắc nhở những ngƣời bạn chiến đấu của mình phải kiên trì đấu
tranh để hợp nhất phong trào học sinh, sinh viên thành một trào lƣu chung

15


theo tinh thần của chủ nghĩa Mác cách mạng. Lênin cho rằng, thành công của
phong trào thanh niên chính là ở chỗ biết gắn liền nhận thức lý luận của chủ
nghĩa Mác, tri thức khoa học với sự tham gia trực tiếp của họ vào cuộc đấu
tranh chính trị của giai cấp vô sản. Ngƣời yêu cầu Đoàn Thanh niên Cộng sản
phải tổ chức các phong trào cách mạng cho thanh niên để vừa là trƣờng học

thực tiễn cho thanh niên rèn luyện, vừa phát huy thanh niên tham gia vào cuộc
cách mạng xây dựng một xã hội mới tƣơi đẹp của quần chúng nhân dân.
1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên
Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế
giới. Ngƣời là nhà tƣ tƣởng lớn của dân tộc và thời đại. Đại hội VII của Đảng
đã khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam cho hành động.
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói chung và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thanh
niên và công tác thanh niên nói riêng rất rộng lớn và sâu sắc. Tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên có thể khái quát trên 3 nội
dung cơ bản sau:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh khẳng định vai trò, vị trí, khả năng cách mạng to
lớn của thanh niên đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới.
Gắn thanh niên với vận mệnh của dân tộc, Ngƣời đã luận giải một cách
giản dị, thuyết phục rằng: “Thanh niên là ngƣời chủ tƣơng lai của nƣớc nhà.
Thật vậy, nƣớc nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh
niên”[48, tr. 185] và “Non sông Việt Nam có trở nên tƣơi đẹp hay không, dân
tộc Việt Nam có bƣớc tới đài vinh quang để sánh vai với các cƣờng cuốc năm
châu đƣợc hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em”[48, tr. 53]. Bác vừa khẳng định vai trò lịch sử của thanh niên, vừa đặt
niềm tin mạnh mẽ vào khả năng cách mạng của thanh niên, “Thanh niên là
16


ngƣời tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là ngƣời phụ
trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tƣơng lai”[52, tr. 488].
“Tre già măng mọc” là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, không ít ngƣời chỉ
nhìn thanh niên ở mặt tƣơng lai, ở góc độ là ngƣời sẽ đảm nhiệm trọng trách
mà lịch sử sẽ giao cho trong tƣơng lai. Hồ Chí Minh có quan điểm nhìn nhận,
đánh giá đúng đắn, khoa học về cả hai mặt hiện tại và tƣơng lai trong vai trò

lịch sử của thanh niên. Theo Hồ Chí Minh, thanh niên là ngƣời chủ hiện tại
quan trọng của đất nƣớc không chỉ vì họ chiếm khoảng một phần ba dân số, mà
chủ yếu vì thanh niên là bộ phận trẻ, khỏe, xung kích, sáng tạo, giàu ý chí, nghị
lực và ƣớc mơ; vì thanh niên là những đội quân xung kích trên các mặt trận.
Hồ Chí Minh coi Thanh niên là ngƣời tiếp sức cách mạng cho thế hệ
thanh niên già, đồng thời là ngƣời phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tƣơng lai,
Thanh niên là ngƣời xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa,
Thanh niên là lực lƣợng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ. Và
trong mọi công việc, thanh niên là lực lƣợng có khả năng thực hiện khẩu hiệu
“Đâu cần thanh niên có, việc khó thanh niên làm”[53, tr. 322]. Ngƣời tổng
kết: “Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì
thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc đƣợc giải phóng, thanh niên mới đƣợc tự
do”[50, tr. 398]. Vì vậy thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của
dân tộc. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò Thanh niên là ngƣời chủ tƣơng
lai của nƣớc nhà. Trong thƣ gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp
Tết nguyên đán năm 1946, Ngƣời viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một
đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
Việc thành lập tổ chức “Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên” (với hạt
nhân là cộng sản Đoàn) ngay từ những năm đầu hoạt động cách mạng để
chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam và sáng lập tờ báo

17


cách mạng mang tên “Thanh niên” thể hiện Hồ Chí Minh có một tầm nhìn
chiến lƣợc, khi Ngƣời biết rằng chỉ có thanh niên mới có thể nắm vai trò là
những ngƣời châm ngòi lửa đầu tiên cho cách mạng nƣớc ta.
Hồ Chí Minh khẳng định: đất nƣớc thịnh hay suy phần lớn tùy thuộc
vào thanh niên, và muốn “hồi sinh” dân tộc, trƣớc hết phải “hồi sinh” thanh
niên. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, phần phụ lục “Gửi

thanh niên Việt Nam”, Ngƣời đã tha thiết kêu gọi: “Hỡi Đông Dƣơng đáng
thƣơng hại! Ngƣời sẽ chết mất, nếu đám Thanh niên già cỗi của Ngƣời không
sớm hồi sinh”[45, tr. 133]. Khi tổ quốc lâm nguy, Hồ Chí Minh tin rằng thanh
niên sẵn sàng “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”[45, tr. 133], và trong công
cuộc kiến thiết nƣớc nhà trông mong “các cháu phải xứng đáng là chủ nhân
tƣơng lai của nƣớc Việt Nam hòa bình – thống nhất – độc lập – dân chủ và
giàu mạnh”[52, tr. 296].
Hồ Chí Minh luôn có cái nhìn biện chứng về thanh niên. Một mặt,
Ngƣời nhận rõ vai trò quyết định của thanh niên trong tiến trình lịch sử; nhận
rõ khả năng cách mạng to lớn của thanh niên, hết lòng tin yêu thanh niên. Mặt
khác, Ngƣời luôn đặt thanh niên trong tƣ cách là một chủ thể đang phát triển,
đang đƣợc tiếp tục hoàn thiện.
Hồ Chí Minh luôn nêu và khen ngợi mặt mạnh của thanh niên, nhƣng
cũng chỉ rõ mặt yếu là hay chuộng hình thức, ít xem xét kết quả hoặc đầu voi
đuôi chuột… Hơn thế, Hồ Chí Minh thƣờng nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải
chăm lo dìu dắt thanh niên vì thanh niên chƣa từng trải và thiếu kinh nghiệm
và Ngƣời dạy cán bộ, đảng viên: Không đƣợc hẹp hòi, thành kiến với thanh
niên, cho rằng trứng khôn hơn vịt.
Thứ hai, Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và rất cần thiết. Đây là tƣ tƣởng bao trùm nhất của Hồ Chí Minh về

18


công tác thanh niên; bồi dƣỡng và phát huy lực lƣợng thanh niên là bản chất
của công tác vận động thanh niên theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội lần thứ 3 của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, năm
1961, Hồ Chí Minh đã nói: “Từ năm 1925, ngay từ khi mới thành lập, Hội
thanh niên cách mạng đồng chí đã lo đặt viên đá đầu tiên để chuẩn bị cho tổ
chức Thanh niên sau này. Lúc đó, Hội bắt đầu nuôi dạy 10 thiếu niên Việt

Nam… và cuối cùng chỉ còn lại một Lý Tử Trọng là ngƣời thanh niên cộng sản
Việt Nam đã anh dũng hy sinh cho cách mạng. Từ chỗ chỉ có một Lý Tử
Trọng, đến ngày nay chúng ta có 78 vạn đoàn viên Đoàn Thanh niên lao động
hăng hái ra sức giúp Đảng xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất
Tổ quốc. Tiến bộ đó làm cho Bác rất vui sƣớng và trẻ lại. Nó làm cho lòng Bác
phơi phới nhƣ hoa nở trong mùa xuân” [53, tr. 304-305]. Đến năm 1958,
Ngƣời đã đặt rõ nhiệm vụ quan trọng bậc nhất “trồng ngƣời”: “Vì lợi ích
mƣời năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng ngƣời” [52, tr.
222] trong buổi Ngƣời nói chuyện tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp
II và III toàn miền Bắc.
Sau này, Hồ Chí Minh luôn căn dặn “phải uốn cây từ lúc cây non”, phải
trồng ngƣời từ lúc con ngƣời còn ấu thơ; phải gieo những hạt giống cho sự
nghiệp cách mạng; giáo dục, rèn luyện và đào tạo nhiều thế hệ trẻ nƣớc ta trở
thành những cán bộ, đảng viên và chiến sĩ cách mạng ƣu tú vừa “hồng”, vừa
“chuyên” thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến lúc sắp về thế giới bên kia
với Các Mác và Lênin, tƣ tƣởng “trồng ngƣời”, bồi dƣỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau vẫn đƣợc Hồ Chí Minh khẳng định trong Di chúc.
Nhân ngày Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã căn dặn 5
điều đối với thanh niên, thể hiện rất rõ mong muốn của Ngƣời là: trong việc
giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ

19


XHCN, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất. Đây là một luận điểm rất
quan trọng của Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên.
Hồ Chí Minh dạy thanh niên phải sống có lý tƣởng và chỉ rõ rằng lý
tƣởng của thanh niên ta ngày nay là độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và chủ
nghĩa xã hội, phải “Trung với nƣớc, hiếu với dân” và làm cho dân giàu nƣớc
mạnh để ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đƣợc học hành. “Nhiệm vụ của

thanh niên không phải là đòi hỏi nƣớc nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi
mình đã làm gì cho nƣớc nhà. Mình phải làm thế nào cho ích nƣớc lợi nhà nhiều
hơn”[50, tr. 455] và Ngƣời nhiều lần căn dặn các cán bộ làm công tác thanh niên
rằng cần giúp thanh niên xây dựng cho mình lẽ sống cao đẹp. Ngƣời dạy thanh
niên, đồng thời cũng khẳng định thanh niên: “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng
không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên [49, tr. 95].
Sinh thời, Hồ Chí Minh dạy thanh niên phải sống có đạo đức,
phải “luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng”, vì đạo đức là điều chủ chốt nhất
,là cái gốc, là nền tảng để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang. Không có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đƣợc nhân dân. Đạo đức, phẩm chất mà
Hồ Chí Minh mong mỏi ở thanh niên là Trung, Dũng, Cần, Kiệm, Khiêm tốn;
là những điều cụ thể hằng ngày mà mỗi ngƣời có thể tự phấn đấu làm đƣợc.
Đạo đức cách mạng mà Ngƣời dạy thanh niên là các sự hy sinh khó
nhọc thì mình làm trƣớc ngƣời ta, còn sự sung sƣớng thanh nhàn thì mình
nhƣờng ngƣời ta hƣởng trƣớc; không ham địa vị, công danh phú quý; đem
lòng chí công vô tƣ mà đối với mọi ngƣời, đối với việc; chớ kiêu ngạo, tự
mãn, tự túc, nên nói ít làm nhiều, thân ái, đoàn kết; bất kỳ ở cƣơng vị nào, bất
kỳ làm công việc gì đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ

20


phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân. Đạo đức cách mạng là phải
đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân.
Hồ Chí Minh chỉ rõ cho thanh niên những điều cần học, học để làm gì,
học thế nào và học ở đâu. Ngƣời viết: Ở nơi nào cũng có thể học, làm việc cũng
phải học, học ở trƣờng, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân; học để
làm ngƣời, để yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo
đức; “Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nƣớc
mạnh, tức là làm tròn nhiệm vụ ngƣời chủ nƣớc nhà” (bài nói chuyện của Hồ

Chí Minh với học sinh các trƣờng trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trƣng
Vƣơng Hà Nội ngày 18/12/1954). Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên
phải ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và
quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân. Hồ Chí Minh
nhấn mạnh phải đào tạo, bồi dƣỡng họ thành những ngƣời có khả năng hoạt
động thực tiễn, không nên đào tạo ra những con ngƣời chỉ thuộc sách làu làu.
Trong cảnh nƣớc mất, nhà tan, Hồ Chí Minh vạch rõ: Phải thức tỉnh
thanh niên để thức tỉnh cả dân tộc. Nhƣng sau khi nhân dân ta giành đƣợc
chính quyền dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh đã nêu rõ: Chính phủ
phải lo các công việc giúp đỡ thanh niên để anh chị em thanh niên góp phần
kháng chiến và kiến quốc. Ngƣời thƣờng xuyên đòi hỏi: Từ nay, Trung ƣơng
và các cấp Đảng bộ địa phƣơng sẽ săn sóc hơn nữa đến công tác của Đoàn.
Trong di chúc, Ngƣời nêu rõ rằng Đảng và Nhà nƣớc phải có chính
sách bồi dƣỡng, đào tạo thanh niên thành những ngƣời vừa “hồng”,
vừa “chuyên”… Hồ Chí Minh khẳng định: Chăm lo đào tạo, giáo dục, bồi
dƣỡng thanh niên, phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc và toàn xã hội.

21


Là nhà giáo dục lớn, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến phƣơng pháp giáo
dục thanh niên. Ngƣời cho rằng: “đạo đức cách mạng không phải từ trên trời
sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng
cố”[52, tr. 293]. Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: “Công cuộc xây dựng đất
nƣớc là trƣờng học rất tốt cho chúng ta rèn luyện đạo đức cách mạng”[52, tr.
293] và Ngƣời căn dặn: giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên
hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh xã hội.
Trong một dịp nói chuyện với đoàn viên thanh niên, Bác dạy: Thanh
niên phải biết xây dựng cái gì và chống lại cái gì. Ngƣời rất quan tâm đến vấn

đề xây dựng ý chí cách mạng, lòng dũng cảm, tính vị tha, tính nhân đạo…
Ngƣời khuyên thanh niên cần chống lại ba loại kẻ thù: Chủ nghĩa đế quốc,
thói quen và truyền thống lạc hậu, chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh dạy rằng
cần kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục. Ngƣời nói, thanh niên ta
bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự
động cải tạo tƣ tƣởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình. Hồ Chí
Minh nhấn mạnh phƣơng châm: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, nhà trƣờng gắn liền với xã hội.
Từ thực tiễn cuộc sống, Hồ Chí Minh phát động trong nhân dân ta,
trƣớc hết là trong thanh niên phong trào “Ngƣời tốt, việc tốt” và trong mỗi con
ngƣời có cả mặt tốt, mặt xấu. Lấy gƣơng ngƣời tốt, việc tốt để giáo dục lẫn nhau
là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách
mạng, xây dựng con ngƣời mới, cuộc sống mới. Hồ Chí Minh trực tiếp theo dõi
trên báo chí, đọc báo cáo của các ngành, đoàn thể… và đánh dấu những gƣơng
ngƣời tốt, việc tốt, cho kiểm tra rồi tặng thƣởng huy hiệu của Ngƣời.

22


Thứ ba, vận động, tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh niên phải có tổ chức
của thanh niên. Đối với Hồ Chí Minh, tổ chức, đoàn kết, tập hợp thanh niên là
vấn đề chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam. Muốn phát huy sức mạnh của thanh
niên thì phải thông qua tổ chức, không có tổ chức thì Đảng không nắm đƣợc
thanh niên.
Từ năm 1925, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đặt vấn
đề phải xây dựng một tổ chức thanh niên cộng sản ở Việt Nam. Trong thƣ gửi
thanh niên Việt Nam năm 1925, Hồ Chí Minh vạch rõ ở Đông Dƣơng có đủ
cơ sở vật chất (hầm mỏ, hải cảng, đồng ruộng…) chỉ thiếu tổ chức và ngƣời tổ
chức. Đây là một nhận định hết sức sáng suốt. Vì lẽ đó, Hồ Chí Minh coi
công tác vận động thanh niên là nhiệm vụ trọng tâm của mình, và sau khi dự

Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V và Đại hội Quốc tế thanh niên cộng sản
lần thứ IV (1924), Ngƣời dốc sức tiến hành công tác tổ chức, lập ra Việt Nam
Thanh niên cách mệnh Đồng chí Hội. Hồ Chí Minh là ngƣời trực tiếp tuyển
chọn, bồi dƣỡng đồng chí hội; trực tiếp tuyển chọn, bồi dƣỡng những hạt
giống đầu tiên của Đoàn Thanh niên Cộng sản nƣớc ta. Sau một thời gian do
Ngƣời trực tiếp chuẩn bị và đề nghị với Trung ƣơng Đảng, ngày 26-3-1931,
Thanh niên Cộng sản Đoàn ra đời. Đó là thời điểm mang nhiều ý nghĩa đặc
biệt trong phong trào thanh niên yêu nƣớc theo xu hƣớng tiến bộ ở nƣớc ta.
Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh chỉ thị trực
tiếp cho các xứ ủy, tỉnh ủy, thành ủy tổ chức các Đại hội Đoàn Thanh niên
Cứu quốc và thống nhất hệ thống Đoàn từ cơ sở lên đến Trung ƣơng. Tháng
6-1946, Ngƣời chủ trƣơng lập Mặt trận thanh niên rộng rãi (do Đoàn Thanh
niên Cứu quốc làm nòng cốt), lấy tên là Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và
trực tiếp dự Đại hội lần thứ nhất của Liên đoàn tại chiến khu Việt Bắc.

23


Hồ Chí Minh là ngƣời sáng lập các tổ chức thanh niên Việt Nam; trực tiếp
cho ý kiến cụ thể về dự thảo Điều lệ Đoàn (trình Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III
năm 1961). Ngƣời khẳng định vai trò, vị trí của Đoàn trong hệ thống chính trị của
đất nƣớc; khẳng định những chức năng cơ bản của Đoàn Thanh niên Cộng sản.
Hồ Chí Minh chỉ rõ Đoàn Thanh niên là tổ chức thanh niên cộng sản, là
đội hậu bị tin cậy của Đảng, là ngƣời đại diện của thanh niên, là hạt nhân
đoàn kết, giáo dục và phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; là ngƣời phụ trách, dìu dắt thiếu niên, nhi đồng. Tất
cả những điều đó đƣợc thể hiện ở huy hiệu Đoàn. Hồ Chí Minh kết
luận: “Huy hiệu của thanh niên ta là: “Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. Ý
nghĩa của nó là thanh niên phải xung phong làm gƣơng mẫu trong công tác,
trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành

một lực lƣợng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc,
đồng thời phải vui vẻ và hoạt bát”[49, tr. 198].
Trong mối quan hệ giữa Đoàn với Đảng và Nhà nƣớc, Hồ Chí Minh chỉ rõ
rằng về đƣờng lối chính trị thì thanh niên theo Đảng chỉ huy, nhƣng việc làm thì
thanh niên độc lập; trong mọi công việc, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải
gƣơng mẫu để lôi cuốn nhân dân cùng tiến bộ; mọi công việc đều vì lợi ích của
nhân dân mà làm. Khắp nơi có đoàn thể nhân dân, đó là những tổ chức của
dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với
Chính phủ.
Về mối quan hệ giữa Đoàn với thanh niên, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: “Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên.
Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, phải tránh
thành kiến, hẹp hòi, cô độc. Phải thật thà, đoàn kết với anh chị em thanh niên
trong Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam[51, tr. 263].

24


×