Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiẻu luận Công tác vận động thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.86 KB, 18 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG VĂN THỤ
TIỂU LUẬN
Cuối khoá lớp trung cấp chính trị
Khoá III năm 2009 – 2010
Đề tài: Công tác vận động thanh niên phòng chống tệ nạn
xã hội ở xã Thái Bình – huyện Đình Lập – Tỉnh Lạng Sơn
Họ và tên: Bế Văn Hảo
Đơn vị công tác: Đảng uỷ xã Thái Bình
Giảng viên hướng dẫn: GV Phạm Anh Tuấn
Chức vụ: Phó Trưởng khoa dân vận
Đình lập, tháng 10 năm 2010
MỞ ĐẦU
Từ khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay, đất nước ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi
mới. Sau 25 năm đổi mới với những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và
Nhà nước đã thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của nước ta phát triển một cách mạnh
mẽ, vị trí của đất nước ngày càng được khẳng định với bạn bè trên thế giới, đời
sống của nhân dân ta ngày càng được nâng cao rõ rệt, an ninh quốc phòng và trật tự
an toàn xã hội luôn được giữ vững.
Bên cạnh những thành quả những mặt đã đạt được, những mặt trái của kinh
tế thị trường đã tác động bằng nhiều cách đến đời sống xã hội, gây nguy hại không
nhỏ đến nếp sống, thuần phong mỹ tục, làm băng hoại đạo đức, phẩm chất của con
người. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong những năm qua
tệ nạn xã hội, tội phạm của nước ta nói chung, địa phương nói riêng diễn biến phức
tạp. Những tệ nạn xã hội và tệ nạn tội phạm này đang là vấn đề nóng bỏng, nó ảnh
hưởng sâu đến đời sống an toàn của xã hội, vi phạm pháp luật, đạo đức phong tục
tập quán tốt đẹp của dân tộc. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh mặc dù có
nhiều cố gắng ngăn chặn, song các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, nhất là tệ
nạn nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, trộm cắp, tham nhũng, nhất là tệ nạn nghiện hút,


cờ bạc, mại dâm, trộm cắp, tham nhũng, số đề và buôn bán nghiêm trọng làm cho
nhân dân rất bất bình ảnh hưởng đến niềm tin đối với Đảng và Nhà nước.
Trong thời gian qua các tệ nạn xã hội và tệ nạn tội phạm diễn biến rất phức
tạp và có xu hướng gia tăng, nói lên là tệ nạn ma tuý, cờ bạc, số đề, đối tượng
nghiệm hút ma tuý không chỉ dừng lại ở những người, những gia đình có sử dụng
truyền thống ma tuý còn phát triển vào cả trong học đường, kéo theo là sự gia tăng
tội phạm buôn bán, tàng trữ vận chuyển các chất ma tuý cùng với tệ nạn ma tuý là
tệ nạn mại dâm, dùng chung kim trích ma tuý còn là nguyên nhân lây nhiễm
HIV/AIDS đây thật sự là một hiểm họa cho dân tộc trong thời kỳ mở cửa.
Đất nước ta từ nền kinh tế quan liêu bao cấp, chuyển sang một bước ngoặt
mới phát triển một nền kinh tế hàng hóa đa thành phần, theo cơ chế thị trường, dưới
sự quản lý giám sát của Nhà nước. Nền kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi cơ bản
phát triển mạnh mẽ và ổn định. Tỷ lệ lạm phát đã được kiềm chế, chất lượng cuộc
sống của nhân dân đã được nâng cao rõ rệt, đồng thời đưa đất nước ta bước vào
một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự hội nhập và phát triển kinh tế. Trong nền
kinh tế tri thức cùng với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật với công nghệ sản xuất
và xu thế toàn cầu hóa. Song việc đưa đất nước hòa bình vào sự phát triển của thế
giới cũng đã đặt ra cho nước ta nhiều thách thức mới đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta nhất là tầng lớp thanh niên phải đem hết sức mình để vượt qua mọi thử
2
thách trong qúa trình hội nhập và phát triển. Tuy nhiên nền kinh tế cùng phát triển
thì các vấn đề xã hội cũng gia tăng, tỷ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế.
Đất nước trong cơ chế thị trường không những hội nhập về kinh tế mà còn có sự
giao thoa về văn hóa công nghệ và các mặt khác của đời sống xã hội. Đảng và Nhà
nước ta đã chủ trương tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các nước
trên thế giới với phương châm "Hòa nhập nhưng không hòa tan". Bên cạnh đó
vẫn có những luồng văn hóa không lành mạnh đang len lỏi vào đời sống của nhân
dân ta nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên bằng nhiều con đường khác nhau đã gây ra
hàng loạt các tệ nạn xã hội như: Mại dâm, ma tuý, cờ bạc, rượu chè bê tha, mê tín
dị đoan, văn hóa phẩm ngoại lai, an ninh mạng Internet chưa được kiểm soát chặt

chẽ… nên chúng đang lan nhanh và diễn biến phức tạp.
Vậy tệ nạn xã hội chính là những biểu hiện cảu sai lệch xã hội, những hiện
tượng tiêu cực xuất hiện song song với sự phát triển của xã hội loài người, trái với
pháp luật và các chuẩn mực đạo đức của xã hội, làm cho xã hội ngày càng tồi tệ
hơn. Những tệ nạn này ngày càng gia tăng và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Một vấn đề đáng lo ngại là những tệ nạn xã hội này thường tấn công trực
diện vào tầng lớp thanh niên, tầng lớp dễ thâm nhập bởi các luồng văn hóa đó, do
sự hứng khởi với những cái mới với nhận thức chưa có chọn lọc, chưa phù hợp với
thuần phong mỹ tục của một bộ phận thanh niên, tạo ra một nếp sống sa đoạ, chỉ
biết ăn chơi hưởng thụ mà quên đi nghĩa vụ là học tập, sự hăng hái lao động và
nhiệt huyết, sự cầu tiến cống hiến cho xã hội, cho nhân loại, làm huỷ hoại cả một
thế hệ nắm trong tay tương lai của đất nước. Không chỉ dừng lại ở đó, các tệ nạn xã
hội này đã làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề xã hội như: buôn gian bán lận, bạo lực
xã hội suy thoái đạo đức, tệ nạn lây nhiễm HIV/AIDS… mà gánh nặng này buộc
chủ nhân của nó phải giải quyết nếu muốn xã hội ấy tốt đẹp và đi đúng hướng của
những nhà quản lý xã hội mong muốn.
Vậy phải làm gì để tìm ra những giải pháp tốt nhất và tiến tới chấm dứt tình
trạng đáng lo ngại này? Đó là câu hỏi được đặt ra không chỉ đối với thanh niên, mà
cả xã hội cùng chia sẻ và quan tâm. Để tìm ra những tiếng nói chung nhất nhằm
xây lên nét sống đẹp, sống có ích cho xã hội.
Qua khóa học Trung cấp Lý luận Chính trị trong đó có bộ môn "Dân vận"
đã giúp bản thân tôi hiểu rõ về những quan điểm, đường lối đúng đắn của Đảng về
công tác vận động quần chúng trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, trong đó có bài
công tác vận động thanh niên, tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên ở cơ sở để
thực hiện được nhiệm vụ đã đặt ra. Với cương vị công tác là một Bí thư Đoàn
Thanh niên cơ sở xã Thái Bình, với nhận thức của mình, tôi chọn đề tài này nhằm
mục đích làm rõ hơn về thực trạng, vấn đề, nguyên nhân và các giải pháp cho
"Công tác vận động Thanh niên tham gia phòng chống tệ nạn xã hội tại xã Thái
Bình - huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay". Do điều kiện
có hạn nên trong phạm vi viết Tiểu luận này, tôi tìm hiểu và nghiên cứu về tệ nạn

3
xã hội từ năm 2005 đến tháng 6/2010 trên địa bàn xã Thái Bình - huyện Đình Lập -
tỉnh Lạng Sơn.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Thanh niên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà".
Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do các thanh niên. Đại
hội Đảng Toàn quốc lần thứ X xác định nhiệm vụ tiếp tục công cuộc đổi mới, vận
động thanh niên tích cực tham gia xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc xã hội
chủ nghĩa. Nhiệm vụ đó của toàn xã hội, nhưng trước hết là của thanh niên, vì
thanh niên có vị trí đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng và tương lai của dân tộc,
là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kế thừa những tư tưởng quý báu của Các Mác - ĂngGhen và V.I. Lê Nin.
V.I Lê Nin đã đưa ra luận điểm "Thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của
Cách mạng". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển chủ luận điểm Mác xít và vai trò,
vị trí của thanh niên trong xã hội để xác định vị trí vai trò đối với tương lai của đất
nước.
Người đã từng nói "Một năm bắt đầu từ mùa Xuân, cuộc đời bắt đầu từ
tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội". Đây là khái niệm đầy hình ảnh nói về
tuổi thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn chỉ ra thời kỳ đẹp nhất, sống động
nhất, lứa tuổi đẹp nhất của con người, đẹp nhất của xã hội, là bộ phận năng động
nhất của dân tộc. Nhìn từ xã hội học, thanh niên được nhìn nhận là một giai đoạn
xã hội hóa cá nhân, giai đoạn tiếp thu các giá trị xã hội để hình thành nhân cách,
khi nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
"Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà". Người khẳng định sự phát triển
trong tương lai của đất nước và là tiền đề vẻ vang của dân tộc, mặt khác "Thanh
niên là người tiếp sức cách mạng cho lớp thanh niên già đồng thời là người dìu
dắt thế hệ thanh niên tương lai", vinh dự và hạnh phúc lớn cho tuổi trẻ, cho Đoàn
đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp sáng lập và rèn luyện. Tư tưởng của Bác

về vận động thanh niên mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho công tác thanh niên và
phong trào thanh niên với những lý luận khoa học cách mạng hết sức sâu sắc được
Đảng ta luôn vận dụng phát triển một cách sáng tạo qua từng thời kỳ cách mạng.
Hồ Chủ tịch còn khẳng định "Thanh niên là bộ phận quan trọng của dân tộc".
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh Đảng ta luôn tổ chức nghiên cứu thực tiễn để nhìn
nhận, đánh giá tiềm năng, vai trò, vị trí của thanh niên một cách khách quan, khoa
học để từ đó luôn đặt niềm tin vững chắc vào thanh niên lớp người đã được Đảng
và chế độ đào tạo, bồi dưỡng lâu dài với mặt mạnh cơ bản và trình độ học vấn cao.
Tầm nhìn rộng, nhạy cảm với thời cuộc sẽ nhanh chóng thực hiện được các mục
tiêu của Đảng và Nhà nước nói chung là vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội nói
4
riêng. Để cho các tệ nạn xã hội không thâm nhập sâu vào tầng lớp thanh niên và lấy
thanh niên làm lực lượng nòng cốt trong việc ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội
ra khỏi đời sống, Đảng ta đã đặc biệt coi trọng công tác vận động thanh niên tham
gia phòng chống các tệ nạn xã hội với việc nâng cao tưng tưởng cho thanh niên để
ngăn chặn những tệ nạn nảy sinh, tạo cho thanh niên một đời sống văn hóa lành
mạnh, tạo cho họ những thu nhập và việc làm ổn định mà từ đó cống hiến sức mình
cho đất nước mà tiêu biểu là các chiến dịch "Mùa hè xanh tình nguyện" hay
phong trào "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên".
Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về thanh niên.
Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về việc tăng cường công tác thanh niên,
đặc biệt là giáo dục lý tưởng cách mạng nhằm "Hình thành một lớp thanh niên
nam, nữ ưu tú vững vàng và chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa"
"Có lý tưởng cao đẹp". Sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh
thần quốc tế chân chính, biết để nuôi dưỡng hòa bão lớn, tự cường dân tộc, theo tư
tưởng chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ là đòi hỏi và nhiệm vụ đặt ra rất cần thiết và cấp
bách.
Nhận thức được vấn đề nêu trên, Đảng ta đã đặc biệt coi trọng công tác đấu
tranh phòng, chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên của mọi cấp,
mọi ngành và khẳng định rằng đây là trách nhiệm của toàn xã hội. Nghị quyết 04

của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII nhận định: "Một bộ phận thanh
niên ít quan tâm đến sinh hoạt Chính trị, coi thường truyền thống cách mạng, coi
thường các giá trị nhân văn, kỷ cương, đạo lý, mắc nhiều tệ nạn xã hội. Tình
trạng mê tín dị đoan tăng lên, không ít thanh niên mang tính thụ động, ỉ lại thời
bao cấp". Các quan điểm nêu trên đã đánh giá nhìn nhận thanh niên một cách toàn
diện, thấy đầy đủ cả ưu điểm lẫn nhược điểm, không có mục đích nào khác hơn đó
là phát huy các mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu kém định hướng cho thế hệ trẻ
từng bước phấn đấu hoàn thiện nhân cách của mình. Trên quan điểm đó mà tổ chức
Đảng từ Trung ương đến cơ sở đã đề ra các chủ trương kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo
các ngành, các đoàn thể quần chúng và toàn thể nhân dân tham gia đấu tranh phòng
chống tệ nạn xã hội. Trong đó các cấp bộ Đoàn phối hợp với các ngành chức năng
thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội nhất là trong thanh niên như mục tiêu đề ra.
II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN Ở XÃ
THÁI BÌNH - HUYỆN ĐÌNH LẬP - TỈNH LẠNG SƠN
1. Điều kiện tự nhiên.
Xã Thái Bình là một xã thuộc vùng III nằm ở phía Nam của huyện Đình Lập,
xã cách trung tâm Huyện Đình Lập 25 km về phía Nam, cách trung tâm Thành phố
Lạng Sơn 80 km về phía Đông.
Phía Đông giáp với Thị trấn Nông Trường Thái Bình huyện Đình Lập.
5
Phía Nam giáp với xã Lâm Ca - huyện Đình Lập, xã Hữu Sản huyện Sơn
Động - tỉnh Bắc Giang.
Phía Tây giáp với xã Ái Quốc, xã Lợi Bác huyện Lộc Bình.
Phía Bắc giáp với xã Đình Lập - huyện Đình Lập.
Cách địa bàn Trung tâm xã 7km có tuyến Quốc lộ 31 chạy qua tới khu vực
biên giới Việt - Trung. Đặc thù của Huyện Đình Lập là không có chợ phiên. Đây
cũng là một đặc điểm riêng của huyện Đình Lập, nên sự trao đổi hàng hóa của nhân
dân còn gặp nhiều khó khăn, cộng thêm đường xá đi lại khó khăn nên ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống của nhân dân.
Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là: 14.743,95 ha, địa hình phần đa là đồi

núi, mật độ dân cư sống thưa thớt và dải rác, trong đó diện tích đất nông nghiệp là:
5.026 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là: 7.500 ha, đất chưa sử dụng là: 2.218 ha.
2. Điều kiện xã hội.
Xã có 01 Trường Mầm non, 02 Trường Tiểu học và 01 Trường Phổ thông cơ
sở, có 01 Trạm Y tế xã, 4/9 thôn bản đã được bê tông hóa đường giao thông nông
thôn, xã có 9 thôn bản với 460 hộ = 2.152 nhân khẩu, xã gồm có 4 dân tộc: Kinh,
Tày, Nùng, Dao cùng chung sống lâu đời, có nhiều đặc điểm giống nhau về phong
tục tập quán. Trong đó số nhân khẩu sản xuất nông nghiệp là 1.572 người, số hộ
nông nghiệp là 437 hộ, số hộ phi nông nghiệp 25 hộ = 87 người. Mật độ dân số là
102 người/km
2
. Tỉ lệ tăng dân số là 0,83%.
Lao động việc làm toàn xã có 1.437 người chiếm 68,44% dân số. Nhân dân
chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, mật số ít sống bằng nghề buôn bán nhỏ lẻ, sơ
chế biến chè khô như ở Thôn Bình Thái, Thôn Khe Cháy, số lao động chính của
toàn xã là: 1.020 đối với lao động nông nghiệp làm theo thời vụ, sau thời vụ chuyển
sang làm thuê, chăm sóc đồi chè, đồi thông, keo hoặc cây ăn quả. Còn một số hộ
chủ yếu có việc làm, một số hộ đã xác định làm kinh tế vườn rừng, kết hợp với
chăn nuôi gia súc, gia cầm và trở thành hộ sống bằng nghề lâm nghiệp, trồng rừng
nguyên liệu giấy, trồng cây ăn quả tạo thêm công ăn việc làm để tăng thêm thu
nhập nâng cao đời sống.
Toàn Đảng bộ xã Thái Bình có 77 đảng viên sinh hoạt ở 13 Chi bộ, các đoàn
thể như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân được thành lập ở các thôn bản trong toàn xã. Đảng bộ, Chính quyền và
các đoàn thể nhiều năm đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh.
Thu nhập bình quân đầu năm 2005 là 180.000đ/người; Năm 2006 là
200.000đ/người; Năm 2007 là 270.000đ/người; Năm 2008 là 350.000đ/người; Năm
2009 là 400.000đ/người.
6
Tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo còn ở mức cao trong độ tuổi thanh

niên, kinh tế nông nghiệp ở xã chưa phát triển mạnh, chưa thu hút được người lao
động. Chính vì vậy thanh niên đến tuổi lao động chưa có việc làm ổn định ngày
càng nhiều, một số ít thanh niên xuất phát từ những vấn đề trên đã xa vào tệ nạn xã
hội, cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, đó là những vấn đề gây bức xúc cho xã hội.
3. Thực trạng của các vấn đề tệ nạn xã hội.
Xã Thái Bình là một xã miền núi có Quốc lộ 31 chạy qua địa bàn đi qua
huyện Đình Lập tới Biên giới Việt – Trung. Nhìn chung trình độ dân trí còn nhiều
hạn chế, sự hiểu biết không đồng đều, phong tục tập quán còn lạc hậu, hệ thống cơ
sở hạ tầng tuy đã được quan tâm, song cũng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
kinh tế - văn hóa xã hội.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân, điều kiện nảy sinh vi phạm pháp
luật và tệ nạn xã hội, phần tử xấu lợi dụng để hoạt động tuyên truyền trái phép
những nội dung xấu, gây chia rẽ dân tộc, mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến đời
sống của nhân dân trên địa bàn xã như trộm cắp, cờ bạc, rượu chè bê tha, mại dâm,
ma tuý. Cũng từ đó thâm nhập vào địa bàn từ những kẽ hở của pháp luật, những bất
cập của gia đình, những sự rủ rê lôi kéo của những kẻ ăn chơi thích lêu lổng, không
chịu học tập, tu dưỡng và rèn luyện, lười lao động, thiếu sự quan tâm của gia đình,
nhà trường và xã hội đã rơi vào sự cám dỗ của “nàng tiên nâu”, đặc biệt là lứa tuổi
thanh niên đã hư hỏng, sa ngã dẫn thân vào tệ nạn xã hội, ma tuý, cờ bạc, rượu say
gây mất trật tự công cộng, từ người lương thiện trở thành đối tượng nguy hiểm với
những “Thành tích”bất hảo, không ngần ngại sử dụng “hàng nóng” để thanh toán
nhau. Mặt khác từ những năm 2000 trở về trước, các cơ quan, tổ chức và đoàn thể
Chính trị xã hội đã hoạt động tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội còn yếu. Cấp
uỷ và Chính quyền còn chưa thật sự đồng bộ vào cuộc, giải quyết sử phạt còn mang
tính nể nang chưa dứt khoát.
Còn nhiều gia đình về lợi nhuận, Bố, Mẹ mải kiếm tiền thiếu quan tâm đến
con cái, một số gia đình bố, mẹ ly hôn nên con cái buông thả, một số thanh niên do
không có sự kiểm soát của gia đình nên đã rơi vào vòng xoáy của tệ nạn xã hội,
nhất là tệ nạn trộm cắp, mại dâm, ma tuý, uống rượu say đánh nhau hay truy cập
vào những trang Web “Bẩn”.

Một số ít thanh niên chưa quan tâm đến các vấn đề xã hội, trình độ văn hóa
thấp, thích ăn chới đua đòi, thiếu việc làm, bàng quan trước cuộc sống, thiếu sự
quan tâm của gia đình, nên đã sa ngã vào sự cám dỗ của “cái chết trắng” trượt dài
trên con đường tội lỗi.
Là một xã miền núi thuộc vùng III, kinh tế chưa phát triển, đời sống vật chất
và tinh thần của người dân chưa được cao, trình độ dân trí chưa đồng đều còn ở
mức thấp, sống còn dải rác ở các rừng núi không tập chung, còn nhiều hộ nghèo
đói, đặc biệt là ở các Thôn: Khe Đa II, Bình Thái, Bản Piềng nạn trộm cắp trâu, bò,
7

×