ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH
TRỊ
ĐÀO VĂN PHƢƠNG
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN TIẾN BỘ
VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC Y
TẾ
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH
TRỊ
ĐÀO VĂN PHƢƠNG
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN TIẾN BỘ
VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC Y
TẾ
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS.NGƢT. Ngô Đăng Tri
HÀ NỘI - 2012
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 0
Chƣơng 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN TIẾN BỘ VÀ CÔNG
BẰNG XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM
2001 .................................................................................................................. 10
1.1. Sơ lược về thực trạng tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế
trước năm 1996 ................................................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm chung về tiến bộ và công bằng xã hội ..................................... 10
1.1.2. Thực trạng tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế trước năm
1996 (từ năm 1986 đến năm 1995) .................................................................... 15
1.2. Đảng lãnh đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế
từ năm 1996 đến năm 2001 ............................................................................... 27
1.2.1. Chủ trương của Đảng về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong
lĩnh vực y tế ...................................................................................................... 27
1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện ...................................................................... 30
* Tiểu kết chương 1: ......................................................................................... 40
Chƣơng 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN TIẾN BỘ VÀ
CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TỪ NĂM 2001 ĐẾN
NĂM 2006 ........................................................................................................ 52
2.1. Chủ trương của Đảng về đẩy mạnh thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
trong lĩnh vực y tế từ năm 2001 đến năm 2006 .................................................. 52
2.1.1. Những cơ hội và thách thức của việc bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội
trong giai đoạn mới ........................................................................................... 52
3
2.1.2. Chủ trương của Đảng về đẩy mạnh thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
trong lĩnh vực y tế từ năm 2001 đến năm 2006 .................................................. 54
2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện......................................................................... 61
2.2.1.Tiến bộ xã hội trong lĩnh vực y tế từ năm 2001 đến năm 2006 ................. 61
2.2.2. Công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế từ năm 2001 đến năm 2006 ........... 77
* Tiểu kết chương 2: ......................................................................................... 89
Chƣơng 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ... 91
3.1. Nhận xét chung........................................................................................... 91
3.1.1. Về các thành tựu và nguyên nhân ............................................................ 91
3.1.2. Về những hạn chế và nguyên nhân ........................................................ 102
3.2. Một số kinh nghiệm và các khuyến nghị ................................................... 106
3.2.1. Một số kinh nghiệm chủ yếu .................................................................. 106
3.2.2. Một số khuyến nghị cho hiện tại ............................................................ 114
* Tiểu kết chương 3: ....................................................................................... 118
KẾT LUẬN .................................................................................................... 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 122
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
AIDS
: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DSKHHGĐ : Dân số kế hoạch hóa gia đình
GLP
: Thực hành Labô tốt
H5N1
: Dịch cúm gia cầm có thể lây sang người
HIV
: Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
NXB
: Nhà xuất bản
SARS
: Hội chứng hô hấp cấp tính nặng
YDHCT
: Y dược học cổ tryền
YHDP
: Y học dự phòng
YHHĐ
: Y học hiện đại
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiến bộ và công bằng xã hội là một mục tiêu chiến lược của cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Thực tiễn xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới cho thấy thực hiện
các vấn đề xã hội và thực hiện mục tiêu tiến bộ, công bằng xã hội có ý nghĩa rất
quan trọng thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang
xây dựng. Đại hội VI (1986) của Đảng đã coi “những mục tiêu xã hội là mục
đích của các hoạt động kinh tế” [33, tr.86]. Trên cơ sở quan điểm ấy, Đại hội
VII (1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001), Đại hội X (2006) của Đảng,
bên cạnh quan điểm chung về thực hiện mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội, đã
nêu lên các chủ trương và giải pháp thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong
các vấn đề xã hội cụ thể, trong đó có lĩnh vực y tế.
Quan điểm chung của Đại hội VIII là“Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền
với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình
phát triển”[35, tr.113]. Chủ trương và giải pháp của Đại hội VIII về thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế là “tiếp tục củng cố hệ thống y tế
nhà nước; mở rộng, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe…; đổi mới công tác quản lý bệnh viện, kiện toàn hệ thống
khám chữa bệnh đủ sức đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân
dân…” [35, tr.116]. Quan điểm chung của Đại hội IX là “Tăng trưởng kinh tế đi
liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường”
[36, tr.89]. Chủ trương giải pháp của Đại hội IX về thực hiện tiến bộ và công
bằng trong lĩnh vực y tế là “Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức
2
khỏe; đổi mới cơ chế và chính sách viện phí, có chính sách trợ cấp và bảo hiểm y
tế cho người nghèo, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân” [36, tr.107]. Quan điểm
chung của Đại hội X là “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng
bước, từng chính sách phát triển” [37, tr.101]. Chủ trương và giải pháp thực hiện
quan điểm trên trong lĩnh vực y tế của Đảng là “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống
y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển; tạo cơ hội cho mọi người
được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Xây dựng chiến lược quốc gia về
nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam” [37, tr.33].
Y tế là lĩnh vực xã hội rộng lớn, có bản chất nhân đạo, liên hệ với mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Các chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong thời kỳ
đổi mới, nhất là giai đoạn 10 năm từ năm 1996 đến năm 2006, về thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế là những định hướng xã hội chủ nghĩa
để ngành y tế thể hiện bản chất nhân đạo của mình, hạn chế tối đa những tác
động tiêu cực của nền kinh tế thị trường nhằm góp phần phát triển nguồn lực con
người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc nghiên cứu
làm rõ chủ trương và việc chỉ đạo thực hiện của Đảng về tiến bộ và công bằng xã
hội trong lĩnh vực y tế từ năm 1996 đến năm 2006 là có ý nghĩa quan trọng và
cần thiết cả về khoa học và thực tiễn.
Đối với khoa học lịch sử Đảng, việc nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng về việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế sẽ góp
phần làm rõ thêm một nội dung công tác của Đảng trong thời gian qua, dù còn
mới song cũng đã có một số thành quả quan trọng. Về thực tiễn, qua nghiên cứu
vấn đề có thể rút ra được những kinh nghiệm từ các thành công và hạn chế để
góp phần hoàn thiện quan điểm, xây dựng chủ trương, giải pháp của Đảng phục
vụ công tác này hiện nay. Với những ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Đảng lãnh
3
đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế từ năm 1996 đến
năm 2006” để làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam .
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến vấn đề tiến bộ và công bằng xã hội nói chung cũng như vấn
đề tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế thời kỳ đổi mới có nhiều tập
thể và cá nhân quan tâm nghiên cứu, cụ thể như sau:
- Các công trình nghiên cứu về vấn đề tiến bộ và công bằng xã hội nói
chung có một số công trình đáng chú ý là:
Về tiến bộ xã hội, trong các công trình đã công bố, có các công trình đáng
chú ý là: GS Nguyễn Trọng Chuẩn (Chủ biên 2000), “Tiến bộ xã hội – một số lý
luận cấp bách”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; TS Nguyễn Hữu Vượng (2004),
“Tiến bộ xã hội trong kinh tế thị trường”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Lê
Cao Đoàn (2001), “Triết lý phát triển – Quan hệ công nghiệp – nông nghiệp,
thành thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội…Bằng cách tiếp cận chung nhất, các tác
giả của các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ khái niệm tiến bộ xã hội cũng
như những hệ thống tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Về công bằng xã hội, trong các công trình đã công bố, có một số công
trình đáng chú ý như: GS Phạm Xuân Nam (Chủ biên – 1997), “Đổi mới chính
sách xã hội: Luận cứ và giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; TS Lê Bộ
Lĩnh (Chủ biên – 1998), “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số
nước châu Á và Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; ); GS Phạm Xuân
4
Nam (Chủ biên – 2001), “Triết lý về mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội
trong phát triển”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; “Báo cáo phát triển con người
Việt Nam 2001” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001) của Trung tâm khoa
học xã hội và nhân văn quốc gia... Các công trình trên đã có những đóng góp
quan trọng vào việc làm sáng tỏ nhiều phương diện cụ thể khác nhau của khái
niệm công bằng xã hội và việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam, đặc biệt
là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay.
- Các công trình nghiên cứu về vấn đề tiến bộ và công bằng xã hội trong
lĩnh vực y tế có một số công trình đáng chú ý là: Trần Thị Trung Chiến (2006),
Hai mươi năm đổi mới ngành y tế”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Phạm Thị
Kim Chúc (2001), “Kháng sinh Việt Nam – Chỉ số dịch tễ học từ việc sử dụng
các nguồn lực y tế không hiệu quả và thiếu công bằng”, Nxb Y học, Hà Nội; GS
Phạm Mạnh Hùng (2006),“Thành tựu chăm lo nguồn lực con người Việt Nam”,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; GS Phạm Mạnh Hùng,“Bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trước những yêu cầu mới” (Tạp chí Cộng sản, số
11, tháng 6 – 2005, Tr.6) của GS Đỗ Nguyên Phương; “Xã hội hóa công tác y tế
- kết quả và những vấn đề đặt ra” (Tạp chí Cộng sản, số 10, tháng 5 – 2006,
Tr.56) của GS Phạm Mạnh Hùng; “Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân” (Tạp chí Cộng sản, số 817, tháng 11 – 2010, Tr.16) của TS
Nguyễn Quốc Triệu.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong
và ngoài nước được trình bày tại hội thảo khoa học Chăm sóc sức khỏe nhân dân
theo định hướng công bằng và hiệu quả tổ chức năm 1999 ở Việt Nam như: GS
Đỗ Nguyên Phương (1999), “Một số vấn đề công bằng, hiệu quả trong công tác
5
chăm sóc sức khỏe nhân dân ở Việt Nam”, Nxb Y học, Hà Nội; GS Phạm Mạnh
Hùng, GS Trương Việt Dũng, Giran Dahlgren (1999),“Cải cách ngành y tế theo
định hướng công bằng và hiệu quả: quan điểm của Việt Nam về một số vấn đề
cơ bản”, Nxb Y học, Hà Nội; GS Nguyễn Đình Hối, GS Trương Thế Kiệt
(1999), “Phát triển sức khỏe trong thời kỳ đổi mới”, Nxb Y học, Hà Nội; PGS
Nguyễn Văn Tường, GS Đào Ngọc Phong (1999), “Những thay đổi của ngành y
tế trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (1987 – 1998), Nxb Y học, Hà Nội….
Các công trình nghiên cứu trên bước đầu đã góp phần làm rõ một số vấn
đề như tăng trưởng kinh tế và công cuộc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân;
các chiến lược cung cấp tài chính cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; khả
năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu; các nhà cung ứng dịch vụ
công và tư vì lợi nhuận; cân đối giữa phòng bệnh và điều trị. Đồng thời, các công
trình bước đầu nêu lên một cách khái quát những kết quả, hạn chế, những cơ hội,
thách thức và các vấn đề đặt ra đối với hoạt động bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức
khỏe nhân dân theo hướng tiến bộ và công bằng xã hội.
Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu trên, không có công trình nào
đi sâu nghiên cứu các chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế một cách có hệ thống
trong thời kỳ đổi mới nói chung, giai đoạn 1996 - 2006 nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn nhằm làm rõ quan điểm, chủ trương, sự chỉ đạo của
Đảng về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế từ năm 1996
đến năm 2006; đánh giá những thành tựu và hạn chế của việc thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế của Đảng; bước đầu rút ra một số kinh
6
nghiệm và những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế giai đoạn cách mạng tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ lớn sau:
- Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu lịch sử về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế từ năm 1996
đến năm 2006.
- Mô tả một cách khách quan, toàn diện những chủ trương và sự chỉ đạo
của Đảng về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế từ năm
1996 đến năm 2006.
- Rút ra những nhận xét, đánh giá về thành tựu cũng như hạn chế và các
kinh nghiệm lịch sử trong quá trình lãnh đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội trong lĩnh vực y tế của Đảng từ năm 1996 đến năm 2006.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế
từ năm 1996 đến năm 2006.
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung là quan điểm, chủ trương, giải pháp của
Đảng Cộng sản Việt Nam về việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong
lĩnh vực y tế từ năm 1996 đến năm 2006.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian là việc lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế ở nước ta thời kỳ đổi
mới của Đảng, tập trung là từ năm 1996 đến năm 2006.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới của
Đảng ta về tiến bộ và công bằng xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Với nội dung và phạm vi nghiên cứu như trên, luận văn sử dụng phương
pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là chính. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống
kê, so sánh…để làm rõ nội dung nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Củng cố một cách hệ thống các tư liệu lịch sử về sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế từ năm
1996 đến năm 2006.
- Góp phần đánh giá những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của việc lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế từ năm
1996 đến năm 2006.
- Đúc kết những kinh nghiệm lịch sử và đề xuất một số khuyến nghị cần
giải quyết về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh
vực y tế ở giai đoạn tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn có ba chương:
Chƣơng 1: Đảng lãnh đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh
vực y tế từ năm 1996 đến năm 2001
8
Chƣơng 2: Đảng lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
trong lĩnh vực y tế từ năm 2001 đến năm 2006
Chƣơng 3: Nhận xét chung và các kinh nghiệm chủ yếu
9
Chƣơng 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ
HỘI TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2001
1.1. Sơ lƣợc về thực trạng tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế
trƣớc năm 1996
1.1.1. Khái niệm chung về tiến bộ và công bằng xã hội
1.1.1.1. Tiến bộ xã hội
Lịch sử thế giới cho thấy, sự vận động của xã hội diễn ra với những bước
tiến, bước lùi, những quá trình cách mạng và phản cách mạng, hưng thịnh và suy
vong… Song, xét tổng thể, xu hướng chung của xã hội là tiến bộ. Mỗi hình thái
kinh tế - xã hội là một nấc thang tiến bộ xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội cao
hơn đã kế thừa những giá trị vật chất và tinh thần của hình thái kinh tế - xã hội
trước đó. Biện chứng của xã hội còn cho thấy tính không đồng đều của tiến bộ xã
hội. Các yếu tố, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội có liên hệ mật thiết
với nhau, đồng thời có tính độc lập tương đối với nhau. Sự phát triển của chúng
vừa tuân theo quy luật chung, vừa tuân theo quy luật đặc thù.
Để hiểu biết sự phát triển xã hội, chủ nghĩa Mác hướng về chính con
người, chủ thể trực tiếp của hoạt động riêng biệt của chính mình. Hoạt động của
con người không phải là trừu tượng, phiến diện của một cá nhân riêng rẽ mà là
hoạt động thực tiễn gồm ba dạng: thực tiễn sản xuất vật chất, thực tiễn cải tạo xã
hội và thực tiễn thực nghiệm khoa học. Hạt nhân của hoạt động thực tiễn là sự
phát triển của lực lượng sản xuất với tư cách là tiêu chuẩn cao nhất của tiến bộ
xã hội. Lực lượng sản xuất nằm trong mối liên hệ với quan hệ sản xuất. Vì vậy,
10
nói đúng hơn, hạt nhân của sự tiến bộ xã hội là phương thức sản xuất. Tiêu
chuẩn này đem lại quan điểm lịch sử toàn thế giới là một quá trình thống nhất,
trong đó những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau tồn tại và thay thế nhau theo
nguyên tắc xã hội mới trội hơn xã hội trước về chất, theo những chỉ số cơ bản về
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.
Sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội là một kiểu khác về nguyên tắc.
Chủ nghĩa xã hội là khởi đầu của kỷ nguyên mà tiến bộ xã hội được thực hiện
một cách toàn diện. Sự phát triển xã hội là kết quả sáng tạo lịch sử của quần
chúng nhân dân. Ý nghĩa của sự sáng tạo ấy là thực hiện đầy đủ nguyên tắc công
bằng xã hội đi đôi với trình độ cao của phúc lợi xã hội.
Như vậy, tiến bộ xã hội là một khái niệm phản ánh sự vận động của xã hội
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, là sự vận động của xã hội loài người
từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn, hoàn
thiện hơn, cả về cơ sở hạ tầng kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng về pháp lý, chính
trị và hình thái ý thức xã hội. Lịch sử loài người nói chung bao giờ cũng vận
động theo hướng tiến bộ mà mỗi hình thái kinh tế - xã hội là một nấc thang của
tiến bộ xã hội.
Tiến bộ xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có
những tiêu chí sau:
- Lực lượng sản xuất phát triển với hàm lượng khoa học ngày càng cao và
với quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế tăng
trưởng nhanh, có chất lượng cao và bền vững.
- Quyền làm chủ của nhân dân đối với mọi mặt của đời sống xã hội được
bảo đảm; nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân trong
sạch, vững mạnh. Dân chủ được phát huy, kỷ luật, kỷ cương được tôn trọng.
11
- Văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ được mở mang,
trình độ dân trí phát triển, quan hệ giữa con người với con người lành mạnh,
những thói hư, tật xấu và tệ nạn xã hội được đẩy lùi. Đây là thước đo trí tuệ và
đạo đức của tiến bộ xã hội.
- Môi trường sinh thái được bảo vệ và cải thiện.
- Con người có điều kiện từng bước phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo đức,
nghề nghiệp; có cuộc sống ngày càng ấm no, tự do, hạnh phúc; được cống hiến
và hưởng thụ công bằng thành quả của sự phát triển.
Một xã hội vận động theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội phải là một xã hội
ngày càng giàu có về của cải vật chất, đem lại cho con người cuộc sống ngày
càng đầy đủ, sung túc hơn. Cái đích hướng tới của tiến bộ xã hội phải là con
người, là sự phát triển toàn diện của con người.
Tiến bộ trong lĩnh vực y tế có các tiêu chí:
Một là, cung cấp và sử dụng nguồn lực y tế. Cụ thể là có nguồn lực tài
chính giúp ngành y tế phát triển bền vững.
Hai là, nguồn nhân lực và thiết bị y tế. Cụ thể là phải có số lượng, chất
lượng cán bộ và thiết bị y tế phù hợp đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân.
Ba là, hệ thống y tế dự phòng được phát triển về mặt tổ chức và trang thiết
bị.
Bốn là, hệ thống y học cổ truyền được củng cố và phát triển.
Như vậy, các tiêu chí tiến bộ xã hội là cơ sở, điều kiện cơ bản cho sự tiến
bộ xã hội trong lĩnh vực y tế. Sự tiến bộ trong lĩnh vực y tế là cơ sở để thực hiện
công bằng trong lĩnh vực y tế.
1.1.1.2. Công bằng xã hội
12
Công bằng là phạm trù đạo đức và pháp luật dùng để đánh giá những quan
hệ và hành động xã hội với quan niệm là mọi người đều bình đẳng [58, tr.97].
Công bằng có vai trò rất quan trọng trong ý thức quần chúng. Nội dung của công
bằng không có tính chất chung chung, không bất di bất dịch, mà có tính chất lịch
sử - xã hội – nghĩa là nó luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của sự phát triển lịch
sử, nó phản ánh hoàn cảnh kinh tế, xã hội và chính trị của một hình thái kinh tế xã hội nhất định vào sự đánh giá về mặt đạo đức và pháp luật của từng giai cấp
theo quyền lợi của mình.
Khái niệm công bằng liên hệ mật thiết với khái niệm bình đẳng. Bình đẳng
là khái niệm chỉ quan hệ như nhau của con người đối với tư liệu sản xuất, đối với
quyền và nghĩa vụ công dân – bình đẳng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã
hội và văn hóa của đời sống xã hội [58, tr.47]. Các giai cấp khác nhau trong xã
hội có quan niệm khác nhau về bình đẳng.
Theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác – Lênin, dưới chủ nghĩa xã
hội, công bằng xã hội là sự ngang nhau giữa người với người trong xã hội chủ
yếu về phương diện phân phối sản phẩm xã hội theo nguyên tắc: cống hiến lao
động ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau. Khi đề cập tới nguyên tắc phân
phối dưới chủ nghĩa xã hội, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa xã
hội là công bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm
không hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được nhà nước giúp đỡ, chăm
nom” [52, tr.176].
Như vậy, vào thời của mình, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học
và chủ tịch Hồ Chí Minh chủ yếu nói về công bằng xã hội thể hiện tập trung ở
chế độ phân phối theo lao động dưới chủ nghĩa xã hội. Còn chế độ phân phối
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội – tức là thời kỳ nằm ở nấc thang phát
13
triển thấp hơn so với thời kỳ chủ nghĩa xã hội – thì các ông chưa có đủ điều kiện
bàn tới. Đây chính là điều Đảng ta từng bước bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn sinh
động của quá trình đổi mới toàn diện đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
X chỉ rõ: “Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả
kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua
phúc lợi xã hội” [37, tr.77].
Ngày nay, công bằng xã hội được hiểu không chỉ giới hạn ở công bằng về
kinh tế - mặc dù đây là yếu tố nền tảng – mà còn là công bằng trong lĩnh vực
chính trị, pháp lý, văn hóa, xã hội… Công bằng xã hội là một giá trị cơ bản định
hướng cho việc giải quyết mối quan hệ giữa người với người trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội theo nguyên tắc: Cống hiến về vật chất và tinh thần
ngang nhau cho sự phát triển xã hội thì được hưởng ngang nhau những giá trị
vật chất và tinh thần do xã hội tạo ra, phù hợp với khả năng hiện thực của đất
nước [28, tr.145]. Song, vì hoàn cảnh cụ thể của mỗi người khác nhau, cho nên
việc tạo điều kiện cho mọi người nhất là những người trong hoàn cảnh khó khăn,
đều có cơ hội tiếp cận công bằng các cơ hội, phát triển, các nguồn lực phát triển,
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, y tế, việc làm, thông tin… mang
tính an sinh xã hội luôn giữ một vai trò quan trọng trong thực hiện công bằng xã
hội ở nước ta hiện nay.
Để thực hiện công bằng trong lĩnh vực y tế, điều quan trọng là tạo điều
kiện cho nhân dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế cơ bản của các tuyến và coi
đó là quyền của một người dân như Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận. Khi xác
định đó là quyền của người dân thì các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền và
nhân dân phải nỗ lực phấn đấu cao để đạt hiệu quả.
14
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề công
bằng trong lĩnh vực y tế không có nghĩa là ngang bằng mà công bằng có nghĩa là
ai có nhu cầu nhiều hơn thì được chăm sóc nhiều hơn, còn ngang bằng có nghĩa
là mọi người có nhu cầu ít hay nhiều đều được chăm sóc như nhau. Ở đây, nhu
cầu khác với sức mua. Nhu cầu là sự cần thiết theo vấn đề sức khỏe của người
dân, còn sức mua là ý muốn và khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe người dân. Quan điểm công bằng trong y tế gắn liền với nhu cầu, không
gắn với sức mua. Trong hoàn cảnh nước ta, người nghèo, vùng nghèo, người có
công… có bệnh tật nhiều hơn, nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhiều hơn, nhưng sức
mua lại ít hơn vì khả năng chi trả kém. Vì vậy, quan điểm công bằng trong chăm
sóc sức khỏe còn nói lên quyền của người nghèo, người có công với đất nước
được chăm sóc, không phải vì lòng thương hại, ban ơn. Có thể nói khái quát thực
hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế là bảo đảm cho sức khỏe mọi người
dân được chăm sóc và bảo vệ, quan tâm chăm sóc sức khỏe những người có
công với nước, những người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số [28, tr.146].
1.1.2. Thực trạng tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế trước năm
1996 (từ năm 1986 đến năm 1995)
Những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, sau khi giải
phóng miền Nam, bên cạnh những thuận lợi cơ bản và những thành tựu bước đầu
giành được, nước ta cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Trên thế
giới, trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu
thế toàn cầu hóa, chạy đua kinh tế, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản có nhiều diễn biến phức tạp, hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa lâm
vào khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Ở trong nước, tư tưởng chủ quan, say sưa
15
với thắng lợi, nôn nóng muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời
gian ngắn dẫn đến việc bố trí sai cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cộng với khuyết
điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, bộc lộ ngày càng
rõ, làm cho kinh tế - xã hội rơi vào trì trệ, khủng hoảng, đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn. Nước ta lại bị các nước thù địch bao vây, cấm vận, chiến tranh
biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc xảy ra gây hậu quả rất nặng nề.
Trước tình hình đó, Đảng và nhân dân ta thấy không còn sự lựa chọn nào
khác là phải đổi mới, trước hết là đổi mới cách nghĩ, cách làm nhằm xây dựng
chủ nghĩa xã hội một cách hiệu quả hơn. Sau những tháng tìm tòi, thử nghiệm,
đấu tranh tư tưởng và tổng kết thực tiễn, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI (12-1986), Đảng ta đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện, trên cơ sở đó lãnh
đạo nhân dân tiến hành công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đạt nhiều thành
tựu to lớn, quan trọng.
1.1.2.1. Một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội và y tế liên quan đến sự
thay đổi của ngành y tế
Trước năm 1986, chúng ta gặp nhiều khó khăn trên các lĩnh vực, sản xuất
đình trệ, tăng trưởng thấp trên tất cả các ngành kinh tế, xã hội như nông nghiệp,
công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thiếu lương thực gay gắt, hàng năm
phải nhập từ 70 đến 80 vạn tấn gạo. Lạm phát tăng nhanh đầu những năm 1980,
khoảng 30 – 50% hàng năm, đến năm 1985 tăng lên 587,2%. Trật tự an toàn xã
hội bị đảo lộn, đạo đức kỷ cương xã hội bị xói mòn. Những khó khăn bên ngoài
ngày càng tác động đến khó khăn bên trong, đất nước bị cấm vận, sự sụp đổ của
hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã cắt giảm hoàn toàn các
khoản viện trợ, ngày càng làm tăng sự mất cân đối trong các lĩnh vực kinh tế của
16
đất nước, làm đảo lộn nhiều lĩnh vực đầu tư, xuất nhập khẩu và gián đoạn thương
mại đối với các thị trường truyền thống. Trước tình hình ấy, Đảng ta đã có các
chủ trương, chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội và y tế.
Các chính sách đổi mới về chính trị, kinh tế, xã hội:
- Về chính trị và ngoại giao: Việt Nam từng bước xây dựng nhà nước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân, mở rộng thiết chế dân chủ, ổn định chính trị, thực
hiện chính sách ngoại giao mở cửa, từng bước hội nhập với các nước trong khu
vực và thế giới.
- Về văn hóa – xã hội: Nhà nước chú ý đầu tư phát triển văn hóa – xã hội,
đặc biệt là giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, thực
hiện công bằng xã hội giữa các vùng địa lý, sinh thái và giữa các tầng lớp dân
cư.
- Về kinh tế: Công cuộc đổi mới đất nước bắt đầu từ việc chuyển đổi mạnh
mẽ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ hệ thống nông nghiệp tập thể chuyển
sang kinh tế hộ gia đình, nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích phát triển
kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế nhà nước là chủ đạo.
- Các vấn đề khác: Thực hiện cuộc cải cách hành chính, sắp xếp, phân bổ
lại lực lượng sản xuất, tăng cường xuất khẩu, xây dựng các chính sách mở rộng
đầu tư buôn bán với nước ngoài, tăng cường liên doanh, liên kết tạo mội trường
thuận lợi cho đầu tư nước ngoài.
Một số chủ trương đổi mới trong ngành y tế.
- Chính sách thu một phần viện phí.
17
Ngày 24/4/1989, theo quyết định số 45-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng,
các cơ sở chữa bệnh trong hệ thống nhà nước được phép thu một phần viện phí
để cải thiện điều kiện phục vụ bệnh nhân.
Ngày 27/8/1994, Chính phủ ban hành Nghị định 95/CP; ngày 23/5/1995,
ban hành Nghị định 33/CP thay đổi một số điều khoản trong việc sử dụng viện
phí cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Chính sách thu một phần viện phí đã tác động một cách đáng kể đến
ngành y tế, tăng nguồn ngân sách cho hoạt động của các bệnh viện, góp phần
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao tinh thần tham gia của cộng
đồng. Tuy nhiên, việc thu viện phí cũng chỉ là một giải pháp tình thế trong giai
đoạn trước mắt của thời kỳ quá độ, vì nó tạo nên sự mất công bằng trong chăm
sóc sức khỏe.
- Chính sách hành nghề y dược tư nhân.
Trên cơ sở quyết định số 45/HĐBT ngày 24/4/1989, ngày 29/4/1989 Bộ y
tế có quyết định số 217-BYT/QĐ ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của
y tế tư nhân và quy chế tổ chức mạng lưới kinh doanh thương mại thuốc chữa
bệnh thuộc khu vực tập thể và tư nhân.
Sau một thời gian thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại hình chăm
sóc sức khỏe, ngày 13/10/1993 Chủ tịch nước ký pháp lệnh hành nghề y dược tư
nhân số 26/LCTN.
Với những chính sách trên, các loại dịch vụ y tế tư nhân đã phát triển
mạnh mẽ. Hàng loạt phòng khám tư, bệnh viện tư, bệnh viện liên doanh, nhà
thuốc đã ra đời, tham gia tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân,
đặc biệt là cung cấp các dịch vụ cơ bản tại cơ sở. Như vậy, ở Việt Nam đã hình
18
thành hệ thống y tế công – tư phối hợp, trong đó, hệ thống y tế công lập đóng vai
trò chủ đạo.
- Chính sách bảo hiểm y tế.
Ngày 18/8/1992, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số
299/HĐBT quy định chế độ bảo hiểm y tế. Theo Nghị định này, chế độ bảo hiểm
y tế là bắt buộc đối với những người có thu nhập thường xuyên tương đối ổn
định như những người lao động trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã
hội, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước và những người nghỉ chế
độ hưu trí, mất sức lao động, đồng thời mở rộng bảo hiểm y tế tự nguyện.
Chính sách bảo hiểm y tế ra đời tạo điều kiện cho việc chăm sóc sức khỏe
có chất lượng cao hơn, làm giảm nhẹ gánh nặng cho Nhà nước. Nguồn kinh phí
chủ yếu cho ngành y tế hiện nay được lấy từ ngân sách nhà nước và bảo hiểm y
tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề để hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế.
- Chính sách củng cố mạng lưới y tế cơ sở.
Ngày 3/2/1994 và ngày 4/3/1995, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số
58/TTg và số 131/TTg về y tế cơ sở. Ngày 3/1/1998, Thủ tướng Chính phủ ra
Nghị định số 01/1998NĐ-CP về hệ thống tổ chức y tế địa phương. Đây là những
văn bản pháp lý quan trọng đánh dấu sự thay đổi lớn về hệ thống y tế đất nước.
Hệ thống văn bản trên quy định rõ vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền lợi của
y tế cơ sở cũng như của cán bộ y tế cơ sở nhằm góp phần phục hồi và củng cố lại
đội ngũ cán bộ và y tế cơ sở.
1.1.2.2. Một số thành tựu và tồn tại cơ bản trong lĩnh vực y tế
a. Về thành tựu cơ bản:
Thứ nhất, những thay đổi trong cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế.
- Thay đổi về mạng lưới y tế, nhân lực và trang thiết bị y tế:
19
Tại tuyến cơ sở, trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, số lượng cán bộ
y tế giảm, do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do tình trạng nợ
đọng lương, hậu quả của sự thay đổi hệ thống hợp tác xã nông nghiệp.
Trên cơ sở tình hình ấy, Quyết định số 58/TTg ngày 3/2/1994 của Thủ
tướng Chính phủ đã phục hồi, củng cố mạng lưới y tế cơ sở, lương của cán bộ y
tế cơ sở đã được chi bằng ngân sách nhà nước. Vì thế, số trạm y tế đã tăng lên từ
9182 trạm (năm 1995) lên 9806 trạm (năm 1997). [93, tr.141].
Tại tuyến huyện, quận: Chủ trương thành lập trung tâm y tế quận, huyện
nhằm lồng ghép hoạt động để có thể huy động tối đa nguồn lực y tế rất hạn hẹp.
Mỗi trung tâm y tế bao gồm bệnh viện huyện, đội vệ sinh phòng dịch, đội sinh
đẻ kế hoạch hóa gia đình, đội y tế dự phòng, một phòng khám đa khoa. Trong
thời kỳ này không có sự thay đổi về các bệnh viện huyện. Nghị định 01/NĐCP
năm 1998 khẳng định mô hình trung tâm y tế huyện và quản lý y tế theo ngành
dọc.
Tại tuyến tỉnh và tuyến Trung ương: Không có thay đổi gì nhiều về mặt tổ
chức y tế. Tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 dân thay đổi theo thời gian và giảm dần
trong năm 1996 – 1997. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng giường bệnh tăng lên
đáng kể.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế: Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi
mới, trang thiết bị y tế tại các tuyến đa số là thiếu và cũ, đặc biệt là tuyến y tế xã,
phường. Trong khoảng từ năm 1993 đến năm 1996, nhu cầu hiện đại hóa các
trang thiết bị y tế và do sự hội nhập với các nước trong khu vực và các nước trên
thế giới, trang thiết bị y tế ở tuyến tỉnh và Trung ương đã tương đối đầy đủ, có
chất lượng tốt. Tại các tuyến huyện, xã được bổ sung nhiều và từng bước nâng
cấp.
20
- Sự thay đổi về việc đa dạng hóa loại hình dịch vụ y tế.
Ngay từ khi được phép hoạt động, số lượng cơ sở y tế tư nhân phát triển
nhanh và đa dạng. Năm 1994, cả nước chỉ có 942 cơ sở y tế tư nhân, đến năm
1996 có 16.976 cơ sở y tế tư nhân bao gồm 3 bệnh viện tư, 1 bệnh viện liên
doanh, 45 phòng khám đa khoa, 1.454 phòng khám chuyên khoa, 4.329 phòng
mạch, 2.523 phòng khám răng, đó là chưa kể những nhân viên y tế hoạt động
khám chữa bệnh tư nhưng không đăng ký và các lang y làm nghề bốc thuốc nam
và châm cứu [93, tr.142].
Vai trò của y tế tư nhân là huy động được nguồn lực sẵn có ngoài nhà
nước, làm tăng tính sẵn có của các loại hình dịch vụ y tế, hạn chế sự quá tải ở
một số bệnh viện lớn tại các thành phố, thị xã, làm tăng khả năng lựa chọn dịch
vụ y tế của nhân dân và thúc đẩy quá trình hiện đại hóa công tác khám chữa
bệnh.
Tuy vậy, y tế tư nhân cũng bộc lộ một số điểm yếu của nó: 1) Chưa có sự
liên kết chặt chẽ với y tế nhà nước trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân
dân; 2) Chất lượng khám chữa bệnh của nhiều cơ sở y tế tư nhân chưa cao, còn
nhiều tai biến trong điều trị; 3) Giá thành khám chữa bệnh cao hơn nhà nước; 4)
Thường sử dụng các loại thuốc đắt tiền, thuốc có công hiệu nhanh, do đó dẫn đến
lạm dụng thuốc chữa bệnh, tăng khả năng kháng thuốc kháng sinh… 5) Y đức
của một bộ phận y tế tư nhân giảm sút; 6) Có hiện tượng “chảy máu chất xám”
từ lĩnh vực y tế nhà nước ra y tế tư nhân.
- Sự thay đổi về chất lượng khám chữa bệnh.
So với thời kỳ trước đổi mới, trong những năm đầu đổi mới, chất lượng
khám chữa bệnh từng bước được cải thiện ở các tuyến, đặc biệt là tuyến y tế
Trung ương và tuyến tỉnh do kinh phí phục vụ cho khám chữa bệnh tăng dần.
21