ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỒ THỊ THANH HIỀN
Tên đề tài: LUẬT TỤC JƠRAI VỚI VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ
CƠ SỞ Ở TỈNH GIALAI HIỆN NAY
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HỒ TRỌNG HOÀI
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2.Tình hình nghiên cứu đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
5. Cơ sở lý luận và phương phỏp nghiờn cứu.
6. Đóng góp của đề tài.
7. Kết cấu luận văn.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Luật tục Jơrai – Cơ sở hỡnh thành, nội dung và một số đặc
điểm chủ yếu
1.1. Cơ sở hình thành luật tục Jơrai
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.2. Điều kiện về tộc người
1.1.3. Cơ sở kinh tế.
1.1.4. Cơ sở xó hội.
1.1.5. Đặc điểm thế giới quan và nhân sinh quan của người Jơrai.
1.2. Nội dung, hình thức tồn tại cơ bản và vai trò của luật tục Jơrai ở tỉnh Gialai hiện
nay.
1.3. Cơ chế vận hành, cách thức phán xử và hiệu lực của luật tục Jơrai ở tỉnh Gialai
hiện nay.
1.4. Đặc điểm của luật tục Jơrai.
Chương 2: Ảnh hưởng của luật tục Jơrai đến việc thực hiện dân chủ cơ
sở ở tỉnh Gia Lai hiện nay
2.1. Ảnh hưởng của luật tục Jơrai đến việc thực hiện dân chủ trong lĩnh vực kinh tế ở
cơ sở ở tỉnh Gialai hiện nay.
1
2.2. Ảnh hưởng của luật tục Jơrai đến việc thực hiện dân chủ trong lĩnh vực chính trị ở
cơ sở.
2.3. Ảnh hưởng của luật tục Jơrai đến việc thực hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hoá ở
cơ sở.
2.4. Ảnh hưởng của luật tục Jơrai đến việc thực hiện dân chủ trong lĩnh vực xã hội ở
cơ sở.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực và hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của luật tục Jơrai đến việc thực hiện dân chủ cơ sở
ở tỉnh Gia Lai hiện nay
3.1. Một số định hướng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị tích cực và hạn chế mặt
tiêu cực của luật tục Jơrai nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ cơ sở
3.1.1. Cần có thái độ khách quan khi đề ra và thực hiện các giải pháp nhằm giữ gìn,
phát huy các giá trị tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của luật tục Jơrai.
3.1.2. Giữ gìn, phát huy những giá trị tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực của
luật tục phải hướng đến mục tiêu thực hiện đoàn kết, bình đẳng dân tộc, thúc đẩy quá
trình phát triển toàn diện đời sống của đồng bào Jơrai.
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị tích cực và hạn chế
mặt tiêu cực của luật tục nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ cơ sở ở tỉnh Gialai hiện nay.
3.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
3.2.1.1. Giải pháp về định canh định cư, xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất.
3.2.1.2. Giải pháp tạo nguồn vốn nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo.
3.2.2. Nâng cao dân trí, xây dựng đội ngũ cán bộ.
3.2.3. Đề cao vai trò của luật pháp nhà nước đồng thời với việc phát huy những giá trị
tích cực của luật tục.
2
PHẦN KẾT LUẬN
Người thực hiện: HỒ THỊ THANH HIỀN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HỒ TRỌNG HOÀI
Tờn đề tài: LUẬT TỤC JƠRAI VỚI VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở TỈNH
GIALAI HIỆN NAY
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Gialai là một tỉnh miền nỳi thuộc khu vực Bắc Tõy Nguyờn, là địa bàn chiến
lược về kinh tế, chớnh trị, ngoại giao, an ninh quốc phũng của cả nước núi chung và
Tõy Nguyờn núi riờng.
Từ ngàn xưa, người Jơrai đó cư trú trên mảnh đất này. Trải qua bao thế hệ, bằng
tài năng và sức sáng tạo của mỡnh, người Jơrai đó đem lại cho Gialai một nền văn hoá
độc đáo mang đậm chất “Thượng”, làm cho mảnh đất này có sức cuốn hút mónh liệt
đối với nhiều người nghiờn cứu và cả những du khỏch qua đây.
Nếu ở miền xuụi cú hương ước quy định những tập tục của một thôn, xó thỡ ở
miền nỳi cũng cú Tplei phel - tạm dịch là luật tục. Luật tục của người miền núi cũng
phong phú không kém. Theo GS, TS Phan Đăng Nhật thỡ “đó là một bộ bách khoa về
dân tộc - một gia huấn ca về đạo đức của con người”. [24, tr.81]
Hỡnh thành tự phỏt trong quỏ trỡnh hàng ngàn năm, luật tục của người Jơrai bao
trựm hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống con người, từ những vấn đề như sản xuất, lễ
hội, hụn nhõn, ma chay… đến các lĩnh vực khỏc như đặt bẫy, làm nhà... Những quy
định của luật tục đó ăn sâu, bám rễ vào trong tiềm thức, trong lối sống của mọi thành
viên trong cộng đồng. Luật tục không chỉ là một trong những thành tố tạo nên nét đặc
trưng đặc sắc của văn hoá Jơrai mà nú cũn cú vai trũ quan trọng chi phối nhận thức,
hành vi của người Jơrai.
Điểm đáng lưu ý của luật tục Jơrai là, tính dân chủ và tính nhân đạo. Đây là hai
vấn đề gần như xuyên suốt hệ thống luật tục của họ, đặc biệt là tính dân chủ.
Do trỡnh độ phát triển của xó hội Jơrai có những hạn chế nhất định, cũn tớnh
khộp kớn, trong khi luật phỏp nhà nước lại chưa đủ sức để xuyên thấu đến tận cỏc
làng bản (nhất là những vựng hẻo lỏnh) nờn luật tục của bản làng càng có điều kiện để
tồn tại. Luật tục Jơrai khi đem quy chiếu với những chuẩn mực của xó hội hiện nay
vẫn cũn cú nhiều điều phù hợp, nhiều nét đẹp mang tính nhân văn sâu sắc cần được
4
khai thác và phát huy. Đồng thời cũng có nhiều điều đó lỗi thời đang cản trở sự tiến bộ
và phát triển của tộc người Jơrai cũng rất cần một sự nhận diện chính xác để có cách
khắc phục.
Tự bản thõn nú, trải qua mấy ngàn năm vận động và phát triển, cùng với những
biến đổi to lớn của đất nước, luật tục Tõy nguyờn núi chung và luật tục Jơrai nói riêng
đó cú nhiều thay đổi. Đặc biệt, từ giữa thế kỷ XX trở lại đây, các dân tộc Tây Nguyên
bị cuốn hút vào cơn lốc của nền kinh tế thị trường, sự xâm nhập của các tôn giáo, các
nền văn hoá ngoại lai… đó làm cho văn hoá người Jơrai núi chung và luật tục Jơrai
núi riờng sự pha tạp, biến đổi. Điều đó nếu không được xử lý đúng đắn thỡ rất cú thể
đến một ngày nào đó người Jơrai sẽ rơi vào tỡnh trạng “chõn khụng” về mặt văn hoá,
luật tục sẽ mất đi vai trũ trong việc điều chỉnh các quan hệ xó hội trong cộng đồng.
Do đú, bảo tồn và phỏt huy những giá trị của luật tục được đặt ra một cách cấp
bách bởi việc phát huy hiệu quả các giá trị của luật tục sẽ góp phần ngăn ngừa ảnh
hưởng của văn hoá ngoại lai, cũng như phát huy vai trũ của văn hoá dân tộc phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Như vậy, tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu luật tục, bảo tồn và phát huy giá trị
tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó được xác định bởi yêu cầu thực
tiễn của sự nghiệp xây dựng xó hội mới trong giai đoạn hiện nay. Từ lý do đó mà tỏc
giả luận văn đó chọn đề tài: “Luật tục Jơrai với việc thực hiện dõn chủ cơ sở ở tỉnh
Gialai hiện nay” làm đề tài nghiờn cứu.
2.Tỡnh hỡnh nghiờn cứu đề tài.
Vấn đề luật tục và ảnh hưởng của nó đối với xó hội hiện nay được nhiều nhà
nghiờn cứu quan tõm nhưng ở những phạm vi và góc độ khác nhau.
+ Khai thỏc dưới góc độ văn hoá có các công trỡnh nghiờn cứu tiờu biểu như:
- “Nét đặc trưng văn hoá cổ truyền của người Jơrai ở Tõy Nguyờn” của
Rơchăm Oanh. NXB VHDT. HN, 2002
- “Một số nét đặc trưng của phong tục cỏc dõn tộc Tõy Nguyờn” của Lõm
Tõm và Linh Nga Niek Đam. NXB VHDT. HN, 1996.
5
+ Khai thỏc dưới góc độ dân tộc học có các công trỡnh nghiờn cứu tiờu biểu
như:
- “Luật tục - một giỏ trị truyền thống” của Ngô Đức Thịnh. Báo Nhân dân,
ngày 21/11, trang 6 – 14.
- “Luật tục Jơrai” do Phan Đăng Nhật chủ biờn. NXB VHTT Tỉnh Gialai
1999.
+ Khai thỏc dưới góc độ triết học có các công trỡnh nghiờn cứu tiờu biểu như:
- “Ảnh hưởng của luật tục Tõy Nguyờn” của GS Ngô Đức Thịnh. Chuyên đề
nghiên cứu và sáng tác về miền núi và Tây Nguyên. NXB Đà Nẵng, 2001
- “Vai trũ của luật tục trong việc xõy dựng và thực hành phỏp luật” của Đặng
Nghiêm Vạn. Chuyên đề nghiên cứu và sáng tác về miền núi và Tây Nguyên. NXB
Đà Nẵng, 2001.
- “Luật tục trong việc bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và thực hiện dân chủ ở
cơ sở” của Phan Đăng Nhật. Văn hoá các dân tộc Tây Nguyên thực trạng và các vấn
đề đặt ra. NXB CTQG, HN, 2004.
- “Về luật tục Êđê trong xây dựng nông thôn mới hiện nay” của TS Nguyễn
Ngọc Hoà. Văn hoá các dân tộc Tõy Nguyờn thực trạng và cỏc vấn đề đặt ra. NXB
CTQG, HN, 2004.
- “Luật tục, quyền sở hữu đất và vấn đề di cư” của Oscarsalemink. Chuyên đề
nghiên cứu và sáng tác về miền núi và Tây Nguyên. NXB Đà Nẵng, 2001.
Những cụng trỡnh của cỏc tỏc giả trờn, tuy ở cỏc khớa cạnh khỏc nhau nhưng
đó gúp phần làm sỏng tỏ về giỏ trị của luật tục trong đời sống cộng đồng; đặt ra nhu
cầu phải bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của luật tục trong quỏ trỡnh xây dựng nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Kế thừa và phỏt huy nội dung
những cụng trỡnh nghiờn cứu trờn, luận văn đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng của luật
tục đến việc thực hiện dân chủ cơ sở.
6
3. Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu.
Luật tục cú vai trũ quan trọng trong tất cả cỏc lĩnh vực trong đời sống của mỗi
thành viờn cũng như của cộng đồng, song luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng
của luật tục đến việc thực hiện dân chủ cơ sở.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là luật tục của người Jơrai ở tỉnh Gialai.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Mục đớch:
Từ việc nghiờn cứu nội dung Luật tục Jơrai, sự ảnh hưởng của nó đến việc thực
hiện dân chủ cơ sở, thực trạng của luật tục trong giai đoạn hiện nay, luận văn đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giữ gỡn và phỏt huy giỏ trị tớch cực và
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật tục trong việc điều chỉnh các quan hệ xó hội núi
chung và việc thực hiện dõn chủ cơ sở núi riờng.
4.2. Nhiệm vụ:
Một là, trỡnh bày cơ sở hỡnh thành, nội dung, cơ chế vận hành, hiệu lực và đặc
điểm của luật tục Jơrai.
Hai là, phõn tớch những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của luật tục đến việc
thực hiện dân chủ cơ sở; những nhân tố tác động làm luật tục Jơrai hiện nay biến đổi.
Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực và hạn chế ảnh
hưởng tiờu cực của luật tục Jơrai trong việc thực hiện dõn chủ cơ sở ở tỉnh Gialai hiện
nay.
5. Cơ sở lý luận và phương phỏp nghiờn cứu.
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghió Mỏc – Lờnin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối của Đảng ta về văn hoỏ, về quan hệ biện chứng giữa tồn tại xó hội và ý thức
xó hội cũng như những kết quả nghiờn cứu của cỏc nhà nghiờn cứu.
5.2. Phương phỏp nghiờn cứu.
7
Phương phỏp nghiờn cứu của luận văn là phương phỏp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử với các phương phỏp cụ thể là phương phỏp lịch sử - lụgic, phõn tớch
- tổng hợp.
Đề tài cũn sử dụng phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại nhằm rút ra sự
biến đổi của luật tục và tàn dư của nó trong giai đoạn hiện nay, khả năng thích ứng của
luật tục trong xó hội đương đại. Trên cơ sở đó xem xét, đánh giá nội dung, phương
thức hoạt động của quy ước xây dựng nếp sống văn hoá, tổ hoà giải, toà án phong tục
của bản làng.
Đề tài cũn sử dụng phương pháp hệ thống, đặt luật tục trong nhiều mối quan hệ
khác trong đời sống làng bản như kinh tế, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng... để nghiên
cứu, xem xét sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố đó.
Ngoài ra, đề tài cũn sử dụng phương pháp điền dó dõn tộc học, trực tiếp quan
sỏt, tỡm hiểu, nghiờn cứu nhiều mặt liờn quan đến đề tài.
6. Đóng góp của đề tài.
- Nghiờn cứu về luật tục Tõy Nguyờn và ảnh hưởng các giá trị của nó đến đời
sống xó hội khụng phải là vấn đề mới mẻ, song cho đến nay mảng đề tài này vẫn cũn
cần được khai thác và khám phá. Đề tài nghiên cứu của tác giả luận văn gúp phần đưa
ra cỏi nhỡn tổng quỏt về ảnh hưởng của luật tục Jơrai đến việc thực hiện dân chủ cơ sở
dưới góc độ triết học.
- Luận góp phần làm phong phú thêm sự hiểu biết về nét đặc sắc của văn hoá
truyền thống của người Jơrai, cú thể dựng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy
và học tập các bộ môn triết học, văn hoá trong các trường chuyờn nghiệp hoặc làm tài
liệu tham khảo cho cán bộ hoạch định chính sách, quản lý văn hoá ở tỉnh Gialai.
7. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tham khảo, luận văn gồm
có 3 chương:
8
Chương 1: Luật tục Jơrai - Cơ sở hỡnh thành, nội dung và một số đặc điểm chủ
yếu.
Chương 2: Ảnh hưởng của luật tục Jơrai đến việc thực hiện dõn chủ cơ sở ở
tỉnh Gialai hiện nay.
Chương 3: Một số giải phỏp nhằm phỏt huy giỏ trị tớch cực và hạn chế ảnh
hưởng tiờu cực của luật tục Jơrai đến việc thực hiện dân chủ cơ sở ở tỉnh Gialai hiện
nay.
9
PHẦN NỘI DUNG
Nền văn hóa của mỗi dân tộc đều mang trong nó một sắc thái riêng mà chỉ có
dân tộc đó mới có. Cái làm nên sắc thái riêng đó gọi là bản sắc văn hoá, được biểu
hiện qua nhiều lĩnh vực của đời sống trong đó có nếp sống, phong tục...
Phong tục, tập quỏn cũng thường được biểu hiện qua những sinh hoạt văn hóa,
văn nghệ dân tộc. Nó tồn tại do đó thõm nhập vào nhân dân, được nhân dân nuôi
dưỡng trong chính đời sống của mỡnh. Bởi vậy, những truyền thống văn hóa tốt đẹp là
một sức mạnh tinh thần, một sức dự trữ về tỡnh cảm, tư tưởng, lối sống, kinh nghiệm
tiếp xúc với cái hay, cái đẹp, cái sáng tạo, giúp cho văn hóa giữ được bản sắc dân tộc.
Hơn nữa, phong tục tập quán cũn là cơ sở, là điểm tựa để mỗi con người nói riêng và
cộng đồng nói chung chống lại sự xâm lăng của văn hóa ngoại lai, là bộ lọc tinh vi để
mỗi cộng đồng và mỗi người tiếp thu có chọn lọc và dân tộc húa những yếu tố khỏc từ
những nền văn hóa khác.
Như ta đó biết, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa phong
phú giàu bản sắc với vụ vàn những sắc thái đa dạng của các vùng văn hóa khác nhau.
Mỗi vùng văn hóa như vậy gắn liền với từng môi trường tự nhiên, với từng tiến trỡnh
lịch sử cụ thể.
Là một vựng lành thổ tự nhiờn trự phú và hùng vĩ của đất nước, Tây Nguyên từ
ngàn xưa, đó được các chủ nhân riêng của nó, từ thế hệ này sang thế hệ khác vẽ nên
bức tranh văn hóa độc đáo hiếm có. Nền văn hóa ấy có sức ảnh hưởng sâu sắc đến mọi
mặt của từng dân tộc, từng con người Tây Nguyên. Nó thể hiện ở thế giới quan, nhân
sinh quan, phong cách tư duy, lối sống sinh hoạt, cách ứng xử trước các điều kiện tự
nhiên, xó hội và trong giao lưu văn hóa.
Cú thể nói, luật tục Tây Nguyên là một yếu tố quan trọng làm nên nét đặc sắc
đầy nguyên sơ, hoang dó của văn hóa Tây nguyên. Luật tục Tây Nguyên hỡnh thành
tự phỏt trong quỏ trỡnh lịch sử hàng ngàn năm, nó hầu như bao trùm toàn bộ mọi lĩnh
10
vực của đời sống con người. Cùng với thời gian, luật tục tồn tại song hành cựng luật
phỏp nhà nước như một yếu tố vừa ẩn vừa hiện, vừa không chính thống vừa chính
thống chi phối đến các hoạt động xó hội của nhõn dân và đó trở thành quy phạm điều
chỉnh hành vi cỏ nhõn trong cộng đồng. Luật tục được nhân dân tôn trọng, giữ gỡn.
Chương 1: Luật tục Jơrai – Cơ sở hình thành, nội dung và một số
đặc điểm chủ yếu
Luật tục (tập quán pháp, lệ tục…) tương ứng với các thuật ngữ khoa học nước
ngoài: Customary law, lolk law, traditional law… là một hỡnh thức của tri thức bản
địa, tri thức địa phương. Giáo sư Ngô Đức Thịnh đó định nghĩa khá rừ ràng và đầy đủ
về luật tục như sau:
”Luật tục là một hỡnh thức của tri thức bản địa, được hỡnh thành trong lịch sử
lõu dài qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường xó hội, được thể hiện dưới nhiều hỡnh
thức khỏc nhau và được truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ, qua thực hành
sản xuất và thực hành xó hội. Nú ảnh hưởng đến việc hướng dẫn, điều chỉnh và điều
hũa cỏc quan hệ xó hội, quan hệ con người với môi trường thiên nhiên. Những chuẩn
mực ấy được cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, tạo nên sự cân bằng thống nhất xó
hội của mỗi cộng đồng.” [48, tr.37]
Luật tục với tư cách là một hiện tượng xó hội - lịch sử đó tồn tại hàng ngàn năm
nay ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Tính tất yếu và phổ biến của việc tồn tại
này bắt nguồn từ nhiều căn nguyên xó hội và lịch sử.
Luật tục ra đời trong khung cảnh xó hội tiểu nụng, trong đó tồn tại các cộng
đồng xó hội tự quản như xó hội gia tộc và xó hội lỏng giềng, Nhà nước không trực
tiếp chi phối đến từng thành viên, công xó thực hiện chế độ tự quản và chịu trách
nhiệm tập thể trước Nhà nước. Do vậy, luật tục được coi là “bộ luật” tự quản của cụng
xó nụng thụn. Chỉ khi xuất hiện xó hội cụng dõn, tức người dân trực tiếp chịu sự chi
11
phối, ràng buộc của Nhà nước thông qua pháp luật thỡ luật tục mới mất dần tỏc dụng
điều hành xó hội cộng đồng nông thôn của nó.
Nước ta là một quốc gia đa tộc người với trỡnh độ phát triển xó hội cao thấp
khỏc nhau, sống xen cài nhau và mỗi nhúm lại cú một tập quỏn phỏp riờng của
mỡnh… Mỗi dõn tộc đều có tên gọi luật tục riêng như Hương ước (Việt), Hịt Khỏng
(Thỏi), Phatkđi (Êđê), PhátKđuôi (M’Nụng), TpleiPhel (Jơrai)… Luật tục Tây
Nguyên nói chung và luật tục Jơrai nói riêng đó tồn tại và được duy trỡ đến ngày nay
như một thực tế khách quan.
1.1.
Cơ sở hình thành luật tục Jơrai
Gialai với điều kiện địa lý, thiên nhiên ưu đói là khu vực lý tưởng cho con
người sinh sống. Nơi đây có hơn 30 dân tộc anh em cư trú: Xê đăng, Gié Triêng, Jơrai,
Bahnar, Mạ, Kơho… trong đó, chiếm tuyệt đại đa số cư dân bản địa ở Gialai là hai dân
tộc Bahnar và Jơrai. Trừ dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số ở Gialai có khoảng 49 vạn
người, chiếm 44,95% dân số, trong đó dân tộc Jơrai có khoảng 34 vạn người, chiếm
34,8%; dân tộc Bahnar chiếm 13,5 vạn người, chiếm 12,46%; các dân tộc khác chiếm
1,69%. Theo những tài liệu dân tộc học và khảo cổ học, có thể giả định địa bàn cư trú
gốc của người Jơrai từ Bắc Gialai đến giáp tỉnh Đăklăk, Tây Bắc tỉnh Phỳ Yờn và
những vùng dọc biên giới Camphuchia. Tộc người Jơrai chiếm trên 70% dân số các
tộc người thiểu số sống ở Gialai, do đó tín ngưỡng và luật tục của tộc người này chi
phối mạnh mẽ đến đời sống xó hội và tõm linh cỏc dõn tộc nơi đây.
Trải qua quỏ trỡnh lịch sử lõu dài, với lối tư duy hoang sơ, mộc mạc nhưng đầy
sáng tạo, tộc người Jơrai đó tạo nờn cho mỡnh một nền văn hóa độc đáo, mang đậm
chất Tây Nguyên. Một trong những yếu tố làm nên chất bản sắc cho văn hóa Jơrai là
luật tục.
Nghiên cứu luật tục Jơrai không chỉ để hiểu về dân tộc có số dân đông, có trỡnh
độ phát triển kinh tế - xó hội cao so với cỏc dõn tộc khỏc trong vựng, mà qua luật tục
12
của họ, ta cũn hiểu được toàn bộ nếp sống, lối tư duy, cỏc giỏ trị văn hoá, và các
phương diện khác của người Jơrai.
Luật tục Jơrai được hỡnh thành trờn cơ sở của điều kiện tự nhiên, cũng như
điều kiện kinh tế - xó hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Luật tục Jơrai, nhỡn
từ gúc độ triết học là sự thể hiện quan niệm của người Jơrai về thế giới và về cuộc
sống, là nơi gửi gắm những ước mơ, khát vọng chinh phục, cải tạo tự nhiên và xó hội
của con người.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tây Nguyên là một vùng đất chiến lược quan trọng vào bậc nhất của đất nước
ta, đó là vùng cao nguyên đất đỏ giàu có, rừng núi trùng điệp với những trảng cỏ cao
lút đầu, những dũng sụng đỏ nặng phù sa cuộn chảy vào mùa mưa, là quê hương của
những cánh rừng chè, cafê, caosu… của đất nước.
Tõy Nguyờn hiện nay gồm 5 tỉnh: KonTum, GiaLai, ĐắkNông, ĐăkLăk và Lâm
Đồng. Gialai nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên, phía Bắc tiếp giáp KonTum; phía Đụng
giỏp Quảng Ngói, Bỡnh Định, Phú Yên; phía Nam giáp ĐăkLăk; phái Tõy giỏp tỉnh
Ratanakiri (Camphuchia), có đường biên giới chung là 90 km.
Gialai cú diện tớch là 15.485 km2, có toạ độ từ 12058’40” đến 14037’00” vĩ độ
bắc, và từ 107027’30” đến 108054’40” kinh độ Đông, là nơi giáp ranh giữa Trường
Sơn Đông và Trường Sơn Tây, do đó Gialai được ví như “Nóc nhà của 3 nước Đông
Dương”. Khí hậu Gialai càng lên cao nhiệt độ càng giảm tạo nên một vành đai khí hậu
Á nhiệt đới và ôn đới trờn nỳi, có mùa hè dịu mát và ẩm ướt, mùa đông ít lạnh và khô.
Đó là một nền nhiệt độ phong phú, nắng nhiều mưa nhiều và ít thiên tai. Điểm đáng
chú ý là biên độ dao động của nhiệt độ ngày và đêm khá lớn (khoảng 10 độ). Độ ẩm
trung bỡnh năm trờn 80%, cú mựa khụ kộo dài, nhiệt độ các tháng trong năm đều lớn,
lượng mưa trung bỡnh hàng năm từ 1800 – 2800 mm. Ở đây, một năm có hai mùa rừ
rệt. Mựa mưa (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) với những cơn mưa kéo dài thường
dẫn đến lũ lụt, rửa trôi. Mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm) lại thiếu nước
13
nghiêm trọng. Trước tỡnh hỡnh đó, người Jơrai đó lựa chọn cho mỡnh cỏch ứng xử
phự hợp trong sản xuất và sinh hoạt: gieo trồng, canh tỏc trong mựa mưa và vui chơi,
lễ hội vào mùa khô.
Gialai nằm trên một nền đá cổ rộng lớn gọi là “địa khối KonTum”. Đó là một
mảnh lục địa, cấu tạo bởi những đá cổ nhất ở Việt Nam. Tập đá này dày trên 4.000m,
cũn lộ ra ở thượng nguồn sông Ba. Qua nhiều cố kiến tạo về sau, nền đá cổ này bị thay
đổi địa hỡnh nờn phần lớn diện tớch của Gialai là núi và cao nguyên với độ cao trung
bỡnh từ 700m đến 800m.
Do vị trí địa lý và đặc điểm địa hỡnh, Gialai là một vựng đất giàu tiềm năng.
Đây là một trong những nơi có diện tích rừng lớn nhất toàn quốc (khoảng 828.776 ha,
trong đó có 741.632 ha rừng tự nhiờn và 30.363 ha rừng trồng) với nhiều loại lõm sản
quý hiếm. Với mạng lưới sông suối khá dày đặc (phía Đông và Đụng Nam cú sụng Ba,
phớa Tõy Bắc cú sụng Sờsan, phớa Tõy Nam là các nhánh sông Sêrêpôk…) và nhiều
đồng bằng màu mỡ, khí hậu thuận lợi… làm cho Gialai trở thành mũi nhọn để phát
triển cây công nghiệp dài ngày, cây lương thực, chăn nuôi và nghề rừng. Nhưng do
mức độ chia cắt của địa hỡnh quỏ mạnh, sườn có độ dốc lớn lại mưa nhiều… nờn việc
khai thỏc, kể cả việc bảo vệ, giữ gỡn tài nguyờn mụi trường đều cần có sự đầu tư lớn.
Sự giàu có của thiên nhiên là chỗ dựa vững chắc cho đời sống kinh tế cho các
cư dân nơi đây từ xưa đến nay. Tuy vậy, thiên nhiên cũng không ban phát cho ai sự
giàu có và của cải mà không đũi hỏi bàn tay lao động, óc sáng tạo, nghị lực, trớ thụng
minh và lũng dũng cảm. Vỡ thế, để có thể tồn tại trước thiên nhiên đầy bất trắc, tộc
người Jơrai đó khụng ngừng đấu tranh để vượt qua sự khắc nghiệt của “rừng thiêng
nước độc”, khí hậu thất thường, thú rừng hoang dó… để tồn tại. Nhưng do hạn chế về
trỡnh độ tư duy, nên các tộc người “Thượng” đó khụng trỏnh khỏi thỏi độ sùng bái tự
nhiên, và đó chính là nguồn gốc của tín ngưỡng, của niềm tin thần thánh.
Thiên nhiên thoáng đóng, hựng vĩ đó in dấu trong tõm hồn, hỡnh thành tớnh
cỏch tự do, phúng khoỏng, chất phác, thật thà… của cư dân Jơrai. Trên mảnh đất
14
Gialai, con người đó cư trú từ rất sớm, đó từng tồn tại các tập đoàn dân cư cổ định cư
nông nghiệp, phân bố rộng rói trờn cao nguyờn đất đỏ Pleiku, có chung một trỡnh độ,
một sắc thái văn hoá độc đáo: văn hoá Biển Hồ, nằm ở bước chuyển từ giai đoạn đồ đá
mới sang đầu giai đoạn kim khí. Văn hoá Biển Hồ của các cư dân đầu tiên đó xõy
dựng nờn nền văn minh trên cao nguyên, nó tô đậm thêm truyền thống văn hoá và bức
tranh tiền sử của các dân tộc Gialai.
1.1.2. Điều kiện về tộc người.
Mới đến Gialai, ai cũng có cảm giác đang ở một vùng tương đối tách biệt với
bên ngoài. Các cư dân nơi đây dường như từ lâu đời đó trải qua một cuộc sống yờn
ổn, phẳng lặng. Nhưng thực tế với vị trí là nơi qua lại giữa 3 nước; giữa 3 luồng văn
hoá, Gialai là nơi diễn ra nhiều tranh chấp giữa các thế lực thống trị bên ngoài; giữa
các cư dân khác nhau trong vùng. Do đó, cuộc sống của con người luụn cú nhiều xỏo
trộn vỡ chiến tranh, loạn lạc, cuộc sống du canh du cư, bệnh dịch, các cuộc chuyển cư
hay thiờn di nối tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khỏc.
Dựa vào những huyền thoại, những địa danh, những di chỉ văn hoá cổ xưa cũn
tồn tại trong đời sống của cư dân hay trong lũng đất, có thể giả định những cư dân đầu
tiên ở đây không cũn nữa. Đú là những người lùn đen, thuộc đại chủng Ôtralụit. Họ
chỉ cũn để lại những vết tích nhân chủng trên những người hiện nay cũn sống trong
tỉnh, những người có hoà huyết giữa 2 đại chủng lớn Ôxtralụit và Mụngụlụit.
Về lịch sử cư trú, cư dân nơi đây có thể chia thành 2 khối hay 2 lớp khác nhau:
Những người đến cư trú sau (người Kinh) và những người được coi là cư dân “bản
địa”. Khái niệm “bản địa” ở đây là có tính ước định, chỉ những tộc người sinh sống từ
lâu đời - họ thường được gọi chung là người Thượng. Họ gồm nhiều tộc người khác
nhau, mỗi tộc người có tên gọi riêng, có bản sắc văn hoá, phong tục tập quán riêng và
điều hành xó hội theo những bộ luật tục riờng do tộc người đó đề ra. Một trong những
tộc người được đề tài nghiờn cứu là tộc người Jơrai.
15
Jơrai là tên chính thức của dân tộc. Đó là tên tự gọi từ một tiếng đồng âm và
cũng có thể là đồng nghĩa với từ jơrai (thác nước). Giải thích tộc danh Jơrai theo nghĩa
này thỡ tổ tiờn của dõn tộc đó từng sinh tụ ở nơi có nhiều thác nước hay một con sông
nào đó. Ta có thể thấy, tên gọi thống nhất là một trong những mặt biểu hiện về khối
cộng đồng tộc người. Ý thức đó được hỡnh thành trong quỏ trỡnh lịch sử để cấu kết
thành nhóm Jơrai.
Căn cứ vào sự khác nhau về vùng địa lý, phong tục tập quỏn, cách phát âm
trong ngôn ngữ, hiện nay người ta chia thành 5 nhóm Jơrai: Jơrai Chor; Jơrai Hđrung;
Jơrai Aráp; Jơrai Mthur; Jơrai Tbuăn. Tuy có sự khác nhau trên nhưng do trỡnh độ tư
duy, môi trường sinh tụ, phương thức sản xuất của các nhóm Jơrai về cơ bản là như
nhau nên cách thức vận hành xó hội của họ cú nhiều điểm chung và nội dung luật tục
của họ có nhiều điểm tương đồng.
Tỡm hiểu luật tục của dõn tộc Jơrai là tỡm hiểu quỏ trỡnh xỏc lập, khẳng định
và vận động của nó theo dũng chảy thời gian. Đó là quỏ trỡnh tớch tụ, định hỡnh cỏc
thiết chế quản lý xó hội của luật tục.
1.1.3. Cơ sở kinh tế.
Với vai trũ là nền tảng của đời sống xó hội, cơ sở kinh tế suy cho cùng có ý
nghĩa quyết định đối với sự hỡnh thành và phỏt triển của luật tục.
Đối với người Jơrai cũng như các dân tộc ở Tây Nguyên, rừng có vai trũ hết sức
quan trọng trong sinh hoạt và trong sản xuất. Người Jơrai gắn bó với rừng từ sinh hoạt,
làm ăn, vui chơi, tới khi nằm xuống, họ lại trở về với đất rừng. Nghề nghiệp chính của
người Jơrai trong quá khứ và hiện tại là nụng nghiệp theo cỏch quản canh, luõn canh
nghĩa là đốt rừng làm rẫy. Tại khoảng rừng đó chọn trờn cơ sở xem xét độ dốc, đất đai,
cây cối và đó tiến hành cỏc nghi thức tụn giỏo, xin phộp thần linh suụn sẻ, việc đầu
tiên của quá trỡnh canh tác là đốn cây, phát cỏ, khai hoang mặt bằng. Khi sắp đến vụ
gieo trồng, người ta chỉ dọn rẫy, dùng cây vót nhọn để chọc hốc tra hạt giống. Sau đó
16
rẫy được rào dậu, trông coi... Đến khi thu hoạch, người ta dùng đôi tay trần để tuốt lúa,
chỉ có lúa nếp mới dựng cụng cụ.
Tuy nhiờn nhỡn từ một gúc độ khác, hỡnh thức làm nụng nghiệp theo lối quản
canh, luõn canh khụng kớch thớch được sự phát triển kỹ thuật, cải tiến công cụ lao
động. Vỡ thế cỏi cuốc, cỏi cào, cỏi gậy chọc lỗ đó tồn tại từ bao đời nay trong đời
sống nông nghiệp của đồng bào. Những cố gắng để nâng cao năng suất lao động của
đồng bào thường hướng vào việc tỡm kiếm những biện phỏp nhằm tận dụng lợi thế tự
nhiên ngày một tốt hơn.
Để tái tạo độ phỡ của đất, mỗi một mảnh đất sau khi phát, đốt, chọc, trỉa, người
Jơrai chỉ canh tác độ hai năm, sau đó bỏ hoá từ 8 đến 10 năm, nên sau một vũng quay
kộo dài, người ta lại trở về khai thác chính mảnh đất ban đầu giờ đó biến lại thành
rừng. Với lối quản canh trên, để đảm bảo có đất trồng trọt thường xuyên, mỗi gia đỡnh
cú từ 10 đến 12 hécta để canh tác theo chu kỳ. Vỡ thế, kinh tế nương rẫy của đồng bào
Jơrai gây ra nạn phá rừng nghiêm trọng. Những năm gần đây, do dân số tăng mạnh,
diện tích rừng bị thu hẹp đó tỏc động đến kinh tế rẫy truyền thống của đồng bào.
Người nông dân không những phá rừng già mà phá cả rừng non để làm nông nghiệp,
chu kỳ quay vũng được rút ngắn và thời gian sử dụng rẫy tăng. Quy trỡnh canh tác
cũng thay đổi.
Ngoài ra, người Jơrai đó biết lợi dụng cỏc dải đất thấp gần suối để trồng lúa
nước bằng kỹ thuật thô sơ. Ruộng chờ mưa là một hỡnh thức canh tỏc đặc biệt trong
kinh tế nụng nghiệp của người Jơrai. Ở những chỗ trũng tự nhiên trong rừng, họ chặt
cây bỏ xuống để ủ mục, chờ mùa mưa có nước mà cày xới, gieo hạt. Lối làm ruộng
này thể hiện nhận thức, kinh nghiệm của họ về thời tiết, đất đai và tận dụng thiờn
nhiờn trong sản xuất.
Với trỡnh độ canh tác cũn thụ sơ, kỹ thuật lạc hậu nhưng được sự ưu đói của
thiờn nhiờn về đất đai, thời tiết nên năng suất cây trồng ở đây thuộc loại cao tuy cũng
khỏ bấp bờnh vỡ phải phụ thuộc nhiều yếu tố. Vào những mựa lỳa tốt nhất, trên
17
những đám rẫy tốt nhất có thể thu hoạch được gấp khoảng 150 lần số thóc giống, thậm
chí hơn nữa, tức khoảng 2,5 đến 2,6 tấn/ha.
Ngoài nông nghiệp, người Jơrai cũn dựa vào hỏi lượm và săn bắt – hai hỡnh
thỏi kinh tế chiếm đoạt tự nhiên, để phục cho đời sống hằng ngày của mỡnh. Mặc dự
chỳng khụng phải là nguồn thu nhập chớnh nhưng góp phần quan trọng cho bữa cơm
hằng ngày của người Jơrai.
Kinh tế chiếm đoạt phản ánh tàn tích của hoạt động kinh tế thời nguyên thuỷ và
là dấu hiệu của nền kinh tế kém phát triển, cho thấy sự phụ thuộc của con người vào tự
nhiên cũn rất lớn. “Hái lượm, săn bắt, ngoài nhu cầu kinh tế, đó cũn là một nhu cầu
văn hoá, là thú vui, là cách để con người hoà mỡnh với giới tự nhiờn” [9, tr.33].
Tuy nhiên, một điều không thể không bàn đến trong cách làm nông ngiệp của
người Jơrai là: Do canh tác nương rẫy theo kiểu quản canh, luân canh luôn đũi hỏi một
khụng gian sinh tồn rộng, từ đó hỡnh thành thúi quen chuyển dịch thường xuyên trong
cuộc sống và sinh hoạt. Làm nương rẫy ở xa buôn chính và khi đất đai ngày càng khan
hiếm thỡ nương rẫy càng xa buôn hơn, nên từ lâu đó hỡnh thành ở người Jơrai kiểu cư
trú nửa năm ở ngoài nương vào mùa làm nương và nửa năm ở trong buôn. Khi đất đai
cằn cỗi hay có tai hoạ, dịch bệnh là cả làng phải di chuyển tới chỗ mới. Như vậy, môi
trường sản xuất, sinh hoạt đó hỡnh thành một nếp sống tạm bợ, sơ sài, một thói quen ít
nhiều tuỳ tiện nhưng lại nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi của đồng bào Jơrai.
Mặt khác, do công cụ lao động thô sơ, kỹ thuật lạc hậu, hỡnh thỏi kinh tế chủ
yếu là săn bắt, hái lượm và sản xuất nông nghiệp nên năng suất lao động thấp, bấp
bờnh, phụ thuộc vào tự nhiờn đó dẫn đồng bào đến chỗ tín ngưỡng thần linh. Vỡ vậy,
cựng với quy trỡnh sản xuất, đồng bào Jơrai tiến hành cỏc nghi lễ nụng nghiệp gắn bú
với chu kỳ phỏt triển của cõy trồng. Cỏc nghi lễ này chiếm một vị trớ quan trọng trong
đời sống của đồng bào.
Ngoài hỡnh thỏi kinh tế chiếm đoạt tự nhiên, một trong những hoạt động kinh tế
sớm phát triển của người Jơrai là chăn nuôi. Chăn nuôi đối với người Jơrai, ngoài mục
18
đích kinh tế cũn xuất phỏt từ nhu cầu tớn ngưỡng. Nguyên nhân là do trong sinh hoạt
văn hoá của họ, súc vật chăn nuôi thường dùng làm vật hiến tế thần linh. Kỹ thuật chăn
nuôi chủ yếu là chăn thả. Do điều kiện thiên nhiên nơi núi rừng, công việc bảo quản
vật nuôi tránh thú dữ khó khăn nên đồng bào có tập quán nhốt súc vật ở gầm nhà sàn.
Mựa khụ tới, khi mùa màng đó xong, đó cũng là lúc người Jơrai dành thời gian
nhàn tản của mỡnh cho việc dệt và đan lát. Đây là hai nghề thủ công phổ biến của họ.
Sản phẩm làm ra chủ yếu giúp cho từng gia đỡnh tự tỳc cỏi mặc và một số đồ gia
dụng.
Như một lẽ thường tỡnh của xó hội loài người, muốn tồn tại và phát triển, con
người phải kết hợp với nhau thành cộng đồng để đối phó, chinh phục thiên nhiên. Đối
với người Jơrai, nếp sống xó hội cú những đặc thù, vừa rất chung của loài người lại
vừa rất riêng mang đậm chất Tây Nguyên.
1.1.4. Cơ sở xó hội.
Do môi trường sinh tụ là vựng rừng nỳi xa xụi, kinh tế nụng nghiệp lạc hậu nờn
xó hội Jơrai tiến hoá chậm và bảo lưu nhiều tàn tích của thời kỳ tiền giai cấp. Về mặt
thiết chế xó hội, trước cách mạng Tháng 8 năm 1945, người Jơrai đang trong giai đoạn
tan ró chế độ công xó nguyờn thuỷ, xó hội đó cú sự phõn hoỏ giàu nghốo ở những
mức độ khác nhau nhưng giai cấp chưa xuất hiện, Nhà nước chưa ra đời. Mặc dù
người ta có nói đến “vua Lửa”, “vua Nước” nhưng đó không phải là những ông vua
thực sự mà là những người nắm thần quyền, những thầy mo. Cụng xó của đồng bào
mang tính chất công xó lỏng giềng nguyờn thuỷ, cũn nhiều yếu tố của cụng xó thị tộc
trước đây.
Tổ chức xó hội cơ bản của người Jơrai là buôn làng - gọi là “Plei”. Làng là tập
hợp người cùng cư trú trên một địa bàn nhất định, thường là thuần nhất về thành phần
tộc người, có hệ thống tự quản với phương thức vận hành theo luật tục. Mỗi buôn làng
khụng phải là một khu vực khộp kớn hoàn toàn. Nó chỉ khép kín về địa vực cư trú, tổ
chức tự quản, tổ chức sản xuất, sinh hoạt tín ngưỡng, phong tục; cũn nú vẫn mở trong
19
quan hệ hụn nhõn, trao đổi hàng hoá, giao lưu tỡnh cảm và văn hoá. Buôn làng nào
cũng có mối liên hệ với các buôn làng gần xa, đặc biệt việc kết hụn giữa trai gỏi các
buôn làng góp phần đắc lực tạo nên quan hệ thân thiết giữa cỏc buụn làng. Xột về mặt
tổ chức xó hội, người Jơrai hiện nay đó vượt ra khỏi phạm vi làng độc lập, để hỡnh
thành cộng đồng làng lớn hơn thu hút cả một vùng gọi là cộng đồng lónh thổ. Chớnh
sự hỡnh thành cộng đồng lónh thổ này, khi thực dõn Phỏp xõm lược đó dựa vào chỳng
để thành lập ra các đơn vị hành chính, tương đương với các huyện của Gialai ngày nay
như Ayunpa, Krôngpa, Pleiku… Làng nào cũng có một ngôi nhà chung gọi là nhà
Rông, nơi thờ thần làng, nơi hội họp của các bô lóo, đưa ra những quyết định chung
và tổ chức cỏc lễ hội quan trọng của làng...
Người Jơrai trước kia đó từng tồn tại chế độ tù trưởng lớn. Tại một số nơi, có
những tù trưởng nổi lên, giàu mạnh hơn hẳn trong phạm vi một số buôn làng. Bằng uy
thế tự thân hoặc kết hợp với áp lực quân sự, họ trở thành người có ảnh hưởng rộng lớn
đối với toàn vùng. Tiếng nói của họ có sức chi phối khiến các trưởng làng trong vùng
ít nhiều vị nể. Tuy vậy, vũng ảnh hưởng thường không ổn định, tuỳ thuộc vào thực lực
của vị tù trưởng. Chế độ này tan ró vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Sau này, cỏc vị “vua”
ấy chỉ cũn chức năng hoạt động tín ngưỡng, quyền lực và ảnh hưởng của họ dựa trên
thần quyền, chức vị của họ được duy trỡ theo truyền thống thế tập của dũng họ.
Người Jơrai có thể chấp nhận uy thế của một người hay một dòng họ bao trùm
lên cả vùng gồm nhiều làng; nhưng từng làng vẫn giữ tính độc lập của mình. Thế
ngưng đọng ấy không còn phù hợp với những bước tiến hiện nay nhưng trong những
xã hội chỉ cách bức nhau bởi núi rừng, đó là cái “giá phải trả” để níu giữ phẩm chất
con người - cái mà chúng ta quen gọi là “Chủ nghĩa nhân văn Thượng”.
Những thập kỷ vừa qua, do nhiều tác động của xã hội đã phần nào đó phá vỡ cơ
cấu làng và các quan hệ của xã hội truyền thống, tạo nên những xáo trộn và mất ổn
định xã hội. Từ sau khi có Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI khoá 7, các thiết chế làng
bản được phục hồi trở lại, vai trò các già làng, trưởng bản được coi trọng, các quan hệ
20
cộng đồng được củng cố hơn. Như vậy, làng là đơn vị cơ sở phù hợp và là nhân tố của
sự ổn định và phát triển cộng đồng người Jơrai hiện nay.
Một trong những nét đặc trưng không thể thiếu khi nhắc đến thiết chế xã hội của
người Jơrai là những tàn tích của công xã thị tộc mẫu hệ. Chế độ mẫu hệ đã in “hằng
số mẹ” vào nền văn hoá Jơrai. Đối với họ, tất cả các công việc có liên quan tới nội bộ
gia đình đều thuộc quyền quản lý của người phụ nữ từ việc nắm giữ kinh tế đến nuôi
dạy con cái, tổ chức cuộc sống, kể cả trong hôn nhân, phụ nữ cũng là người chủ động
cầu hôn, trao vòng đính hôn, sau khi cưới người chồng phải về ở nhà vợ. Người chồng
đảm nhiệm việc nuôi sống gia đình. Người Jơrai theo chế độ mẫu hệ, nhưng xét trong
quan hệ xã hội, trong một chừng mực nhất định thì quyền của người đàn ông đã được
xác lập. Nhìn chung, có thể thấy rằng, xã hội cổ truyền người Jơrai đang ở giai đoạn
chuyển tiếp từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ.
Luật tục Jơrai là một tấm gương phản chiếu cuộc sống tộc người, là sự thể hiện
cuộc đấu tranh để tồn tại trước tự nhiên của con người; là tư tưởng, tình cảm, khát
vọng của đồng bào muốn hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
1.1.5. Đặc điểm thế giới quan và nhân sinh quan của người Jơrai.
Tín ngưỡng thuộc về đời sống tâm linh của con người, nó một mặt làm chức
năng cố kết những người có chung niềm tin, mặt khác phân ly những người khác niềm
tin. Trong thời kỳ ý thức dân tộc được hồi sinh, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng
thì việc giữ gìn bản sắc dân tộc là điều cần thiết. Và tín ngưỡng có thể đóng góp một
phần hữu hiệu trong công việc này.
ễÛ các tộc người Thượng nói chung, nếu như đời sống vật chất khá nghèo nàn
thì đời sống tinh thần lại vô cùng phong phú. Phạm vi của đời sống tinh thần vừa rộng
lớn vừa bao hàm nhiều nội dung đa dạng. Văn hoá Jơrai nói chung và luật tục Jơrai nói
riêng thể hiện đậm nét trong tín ngưỡng vạn vật hữu linh của họ. Tín ngưỡng ấy mang
thế giới quan thần bí, sơ khai nguyên thuỷ.
21
Khởi nguyên của thế giới được giải thích bằng quyền lực siêu nhiên. Hình tượng
ông Gỗn hay Book Keitei và vợ là Yakonkeh được xem là lực lượng sáng tạo ra thế
giới, là nguồn gốc của mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội.
Đồng bào Jơrai quan niệm vũ trụ có ba tầng:
Tầng trời là nơi trú ngụ chủ yếu của các thần linh - Yàng. Song các vị thần này
lại ở khắp mọi nơi trên mặt đất và kể cả dưới mặt đất.
Tầng trên mặt đất là môi trường tồn tại của loài người, cây cối, thú vật…
Tầng dưới mặt đất là nơi dành cho các linh hồn.
Quan niệm này thể hiện thế giới quan duy tâm thần bí, thừa nhận sự tồn tại các
lực lượng siêu nhiên bên cạnh các lực lượng tự nhiên. Tính quyết định của lực lượng
siêu nhiên đối với lực lượng tự nhiên được thể hiện thông qua vai trò của các Yàng đối
với con người và vạn vật. Theo người Jơrai thì có rất nhiều Yàng: Yàng sét, Yàng núi,
Yàng ruộng nương… tựa hồ như thế giới thần linh đông đúc vây quanh con người. Có
lẽ chưa ai thống kê được tường tận toàn bộ hệ thống siêu nhiên của người Jơrai với tên
gọi, nơi cư trú, giới tính, chức năng hoạt động, thái độ và cách ứng xử đối với con
người... của từng vị cụ thể nhưng có ba Yàng được người Jơrai coi trọng hơn cả là:
Yàng sang là Yàng đã giúp con người dựng được nhà; Yàng làng là Yàng phù hộ cho
dân trong làng không bị bệnh dịch, chết vì đường sinh đẻ, cháy làng… và Yàng Pơtao
là Yàng giúp dân làng chống được hạn hán và hoả hoạn… Các thần được con người
dành cho thế giới riêng ở trên cao hoặc hoà các vị vào thiên nhiên xung quanh, đồng
nhất các thần với sông, núi, cây, đá... ễÛ một chừng mực nào đó, nói như các nhà
nghiên cứu, người Jơrai là những người theo vật linh giáo, nghĩa là thờ phụng mọi vật,
coi mọi vật đều có sinh linh như con người
Có thể thấy rằng, nguồn gốc của các quan niệm trên có cơ sở từ cuộc sống hiện
thực. Do trình độ nhận thức còn thấp kém, năng lực chinh phục tự nhiên hạn chế.
22
Trước thiên nhiên hùng vĩ đầy thần bí, con người trở nên yếu đuối, bất lực, từ đó họ đã
thần thánh các lượng lực tự nhiên. Chính vì thế, sự ra đời các vị thần là một tất yếu.
Niềm tin vào tính chất quyết định của thế giới siêu nhiên đối với con người đã
chi phối mọi hoạt động trong cuộc sống của đồng bào từ hoạt động sản xuất cho đến
các sinh hoạt tinh thần, vui chơi, giải trí… Đây chính là nguyên nhân của sự đa dạng,
phong phú của lễ hội trong đời sống của người Jơrai. Lễ hội thường được tổ chức sau
những ngày lao động mệt nhọc. Ngoài ý nghĩa tâm linh, lễ hội của người Jơrai còn là
nơi để họ tưởng nhớ tổ tiên, ôn lại truyền thống hay gửi gắm những khát vọng thầm
kín của mình mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Lễ hội còn chứa đựng quan
niệm sống của người Jơrai với lịch sử thăng trầm của họ, thể hiện tâm lý cộng đồng,
niềm tin, ước mơ, lý tưởng thẩm mỹ và đạo lý ngàn đời mà người Jơrai xây dựng và
nuôi dưỡng, nó là hình thức mà nhân dân tự nguyện đến với văn hoá để hưởng thụ và
góp phần sáng tạo.
Cũng phải nói thêm rằng, chính thế giới quan thần bí sơ khai là cơ sở cho sự
phát triển các hình thức kiêng kỵ, bói toán, điềm báo, thờ cúng vật thiêng trong cộng
đồng buôn làng. Vì thế, những người cúng tế, bói toán có vai trò rất quan trọng trong
cộng đồng.
Thế giới quan thần bí sơ khai và tín ngưỡng vạn vật hữu linh đã ăn sâu, bám rễ
vào trong mọi khía cạnh đời sống của người Jơrai từ cách đặt tên làng, tên người, các
lễ hội đến các quy định trong luật tục… Có thể nói, nó là cứu cánh của con người về
mặt tinh thần khi đời sống vật chất còn thiếu thốn, giải phóng con người thoát khỏi sự
lo âu, sợ hãi vì bất lực trước những lực lượng tự nhiên và xã hội, đem lại sức mạnh
cho họ - sức mạnh trong niềm tin và nghị lực để sống lạc quan hơn, yêu đời hơn.
Mặc dù còn sơ khai, mộc mạc nhưng trong nếp sống cộng đồng, trong phong tục
tập quán của người Jơrai thể hiện nhân sinh quan tràn đầy tính nhân bản, hướng thiện.
Thế giới các vị thần, hồn, ma được tôn sùng vẫn chỉ là phương tiện để đạt đến mục
23
tiêu vì cuộc sống con người. Tín ngưỡng hàm chứa ước mơ, khát vọng của con người
về một cuộc sống hiện thực ấm no, hạnh phúc.
Trong nhân sinh quan ấy, nhân tố con người là mục tiêu của cuộc sống được
khẳng định một cách rõ rệt. Điều này được biểu hiện ở chỗ khi lấy con người làm mục
tiêu thì các giá trị đạo đức đều hướng đến bảo vệ lợi ích chính đáng của con người và
loại trừ các hành vi xâm phạm, đi ngược lại những lợi ích đó. Vì thế, các chuẩn mực:
trung thực, thật thà, chung thuỷ, trọng chữ tín... luôn được đặt lên hàng đầu. Trong
thang giá trị đạo đức của người Jơrai, ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác về cộng
đồng luôn được đề cao. Mỗi gia đình khi có việc cả cộng đồng góp sức chung lo.
Chủ nghĩa nhân văn còn được thể hiện trong mối quan hệ giữa các thành viên
trong cộng đồng, biểu hiện ở truyền thống yêu thương, đoàn kết, bình đẳng trong nếp
sinh hoạt cộng đồng. Đối với người Jơrai, con người là vốn quý nhất. Trẻ em còn nhỏ
nằm giữa lưng mẹ, được chăm sóc, nâng niu, trẻ mồ côi cũng được đồng bào nuôi
dưỡng và đối xử công bằng như các em khác. Lễ hội theo chu kỳ vòng đời người đã
phản ánh thái độ trân trọng của người Jơrai đối với sự tồn tại và phát triển của trẻ em
và con người nói chung. Nhưng do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, để tiến hành
sản xuất đạt hiệu quả cao, cần có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng do đời sống còn quá
khó khăn nên việc nuôi dưỡng, bảo đảm sinh mạng trẻ em còn hạn chế.
Nhìn lại thực trạng trẻ em hiện nay trên thế giới, trong xã hội công nghiệp, trẻ
em ở nhiều nước bị bóc lột sức lao động cùng cực, bị đánh đập hay ngược đãi, lang
thang đói khổ... ta mới thấy hết giá trị truyền thống quý trọng con người của người
Jơrai.
Thêm vào đó, người Jơrai quan niệm chết không phải là dấu chấm hết mà là sự
khởi đầu mới ở một thế giới mới. Trong cái chết đã chứa đựng sự sinh thành. Từ tình
yêu thương, sự quyến luyến nơi trần thế, họ đã đặt hy vọng vào một cuộc sống sung
túc, hạnh phúc cho người thân ở làng Ma. Vì vậy, ở các nhà mồ, tượng mồ có hình ảnh
những đôi trai gái đang ân ái, người đàn bà có mang, mẹ bồng con... Đó là những biểu
24