Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Đảng bộ thị xã hưng yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa tu nam 1997 den nam 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.94 KB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TRƢƠNG VĂN HIẾN

ĐẢNG BỘ THỊ XÃ HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2006

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

60 22 56

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. NGUYỄN TRỌNG PHÚC

HÀ NỘI – 2011


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập với nền văn hoá thế giới, việc đổi mới
phương thức hoạt động văn hoá thông tin ở cơ sở được Đảng và Nhà nước hết sức
quan tâm. Nội dung quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá ở cơ
sở là Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở - Đây là vấn đề mang tính chiến lược của sự
nghiệp văn hoá cả nước nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TW
khoá VIII về: "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc" trong đó việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một trong những


nội dung trọng yếu.
Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là khâu trọng yếu trong bộ hoạt động văn
hoá của đất nước. Đời sống văn hoá ở cơ sở là nơi trực tiếp động viên, giáo dục xã
hội và phát triển cá nhân. Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở chính là thực hiện một
cách cụ thể, thiết thực và sinh động chủ trương của Đảng: "Nghiên cứu và giáo dục
sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp của cha ông để lại", "khuyến khích nhân dân
lao động tham gia sự nghiệp văn hoá trên cả hai mặt sáng tạo và hưởng thụ... Xây
dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là một trong những biện pháp thực hiện chiến lược
con người và chiến lược văn hoá của Đảng và Nhà nước ta: "Đưa văn hoá thâm
nhập vào cuộc sống, làm cho văn hoá trở thành yếu tố khăng khít của đời sống xã
hội, mọi hoạt động của nhân dân trở thành lực lượng sản xuất quan trọng và nhờ đó
hoạt động văn hoá mới thực sự là nhiệm vụ cực kỳ to lớn của cách mạng văn hoá tư
tưởng" [9, tr.56].
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một trong những chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước ta đặt ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3/1982). Đây là
một chủ trương quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng văn
hóa, lối sống và con người phù hợp với đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ quá độ
lên CNXH. Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ V của Đảng cũng đã ghi rõ: "Một
nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng và văn hóa là đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc

2


sống hằng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ
sở, bảo đảm mỗi xã, phường ấp, đều có đời sống văn hóa. Tổ chức hơn nữa đời
sống văn hóa ở thành phố, thị xã, làm cho thành thị xứng đáng giữ vai trò tiêu biểu
cho nền văn hóa mới" [14, tr.105].
Xây dựng và nâng cao hoạt động văn hóa, thông tin ở cơ sở là một trong ba
chương trình công tác chính của Bộ VHTT có mục tiêu cấp nhà nước, điều này
chứng tỏ việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một chủ trương mang

tính chiến lược lâu dài, thực hiện suốt trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
Văn hóa là tài sản của nhân dân. Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở chính là
thực hiện nhiệm vụ đưa văn hóa ngày càng trở thành yếu tố khắng khít của đời sống
xã hội, nó còn là nhiệm vụ quan trọng của cách mạng tư tưởng - văn hóa ở nước ta.
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được coi là bước đi đầu của sự nghiệp xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng XHCN. Đó
là công cuộc xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa với mục tiêu chính là giáo dục hoàn
thiện nhân cách phát triển toàn diện.
Đưa văn hoá về cơ sở là một chủ trương có ý nghĩa chiến lược, được Đảng
và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của
nhân dân đi đôi với nâng cao mức sống vật chất, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá, tạo dựng một lối sống văn minh
lịch sự, những phong tục tập quán tốt đẹp. Đồng thời xuất phát từ yêu cầu của xã
hội muốn làm cho văn hoá cơ sở trở nên trong sạch vững mạnh, tạo ra mảnh đất
thuận lợi để tiến hành kiên quyết và có hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống các
hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói - đời sống văn hóa là một hoạt động bao
gồm ba nội dung đó là: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó quan
trọng nhất là xây dựng đạo đức mới, bởi vì dựa trên nền đạo đức mới thì xây dựng
được lối sống mới, nếp sống mới và đạo đức mới lại được thể hiện trong lối sống và
nếp sống [51, tr.197-198].
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội là
tổng thể những hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đời
sống vật chất và tinh thần. Theo nghĩa rộng, đời sống văn hóa bao quát mọi mặt của

3


đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực hoạt động sống của con người và các dạng
thức hoạt động khác nhau. Theo nghĩa hẹp, đời sống văn hóa là một bộ phận của đời

sống xã hội và thường được biểu hiện là đời sống văn hóa tinh thần. Xuất phát từ
các nhu cầu văn hóa của con người, đời sống văn hóa bao gồm toàn bộ những hoạt
động sản xuất và tiêu thụ, sáng tạo và hưởng thụ những sản phẩm văn hóa, thông
qua các thiết chế văn hóa và các thể chế văn hóa. Như vậy, nói đến đời sống văn
hóa là nói đến những quan hệ tương tác giữa các yếu tố.
Thị xã Hưng Yên là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Yên. Thị xã nằm ở phía
Nam của tỉnh, bên bờ Bắc của sông Hồng, được xem là "vệ tinh" của toàn tỉnh, do
đó mọi hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội của thị xã có tác động rất lớn đến các
vùng lân cận. Là thị xã có bề dày truyền thống lịch sử - văn hoá, nhiều phong tục
tập quán được lưu giữ thông qua các lễ hội truyền thống, các gia phả dòng họ, gia
đình. Với bề dày truyền thống lịch sử - văn hoá, thị xã Hưng Yên đã nhanh chóng
khắc phục được những khó khăn của thời kỳ bao cấp, bước đầu đạt được những
thành tựu trong công cuộc đổi mới. Thấm nhuần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc của Đảng khoá VI (1986) đến khoá X (2006), thực hiện chủ trương của Đảng
bộ tỉnh Hưng Yên, trực tiếp là Sở VHTT, UBND thị xã Hưng Yên đã tiến hành chỉ
đạo công tác tổ chức xây dựng đời sống văn hoá nhằm tạo ra môi trường văn hoá
lành mạnh, đời sống kinh tế phát triển, trật tự an ninh quốc phòng được đảm bảo.
Trong 10 năm đổi mới (1997 - 2006), công tác xây dựng đời sống văn hoá ở thị xã
Hưng Yên đã đạt được những thành tích to lớn góp phần vào việc hoàn thành thắng
lợi các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của thị xã. Với những thành tựu đạt được,
ngành VHTT thị xã Hưng Yên luôn là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua toàn tỉnh.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, những đóng góp của công tác xây dựng
đời sống văn hoá cơ sở đối với đời sống kinh tế - xã hội, công tác xây dựng đời
sống văn hoá cơ sở của thị xã Hưng Yên còn bộc lộ một số hạn chế và gặp không ít
những khó khăn, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá ở cơ sở
trong thời kỳ đổi mới.
Nghiên cứu về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài "Đảng bộ thị xã Hưng Yên lãnh đạo xây dựng đời sống

4



văn hoá từ năm 1997 đến năm 2006" làm đề tài cho luận văn thạc sỹ Lịch sử,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đời sống văn hóa là một vấn đề đã được nhiều cơ quan của Đảng, Nhà nước và
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới những góc độ và phạm vi khác nhau như:
Những tác phẩm viết về văn hóa nói chung: Phạm Văn Đồng (1994): Văn
hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Trần Quốc Vượng (1998): Cơ sở
văn hóa Việt Nam, (Nxb Giáo dục); Lê Thanh (1999): Văn hóa và đời sống, Nxb
Thanh niên, Hà Nội; Đào Duy Anh (2000): Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội. Ở những ấn phẩm này, văn hóa được nhìn nhận dưới góc độ
văn hóa học, đồng thời làm rõ những vấn đề văn hóa chung nhất.
Những công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập đến văn hóa trong tư
tưởng Hồ Chí Minh: Hồng Vinh (2003): Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa (Ban Tư
tưởng Văn hóa Trung ương); Lê Xuân Vũ (2004): Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền
văn hóa Việt Nam (Nxb Văn học, Hà Nội). Ở những công trình này, văn hóa được
đề cập dưới nhiều góc độ qua những bài viết khác nhau của nhiều tác giả từ mối
quan hệ giữa văn hóa với con người, văn hóa với sự phát triển chung của xã hội đến
chiến lược phát triển văn hóa.
Những sách báo, tạp chí viết về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở: Viện Văn
hóa, Bộ Văn hóa (1984): Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, Nxb Văn hóa, Hà Nội;
Nguyễn Văn Hy (1985): Những vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở hiện nay,
Nxb Văn hóa, Hà Nội; Phạm Việt Long, Nguyễn Đạo Toàn (1998): Một số giá trị
văn hóa truyền thống với đời sống văn hóa ở nông thôn hiện nay, Nxb Văn hóa Dân
tộc, Hà Nội; GS. TS Hoàng Vinh (1999): Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở ở nước ta, Nxb VHTT, Hà Nội; Trung Đông (2002): Để có
một phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Nxb Văn hóa nghệ
thuật, Viện Văn hóa, Hà Nội; Ngô Tam Hùng (2004): Điển hình xây dựng đời sống
văn hóa ở cơ sở, Nxb VHTT, Hà Nội; Văn Đức Thanh (2004): Về Xây dựng môi

trường văn hóa cơ sở (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); Tạp chí Cộng sản (9/2006):
Văn hóa gia đình và phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay, số
9, H- Cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương ĐCSVN. Những công trình này

5


đã phác thảo khá đầy đủ về công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nước ta.
Ngoài ra, đây còn là những công trình mang tính lý luận và tổng kết thực tiễn phong
trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Các công trình của nhiều học giả viết về văn hóa trong quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa của đất nước và những tác động của văn hóa đối với con người và
xã hội như: Trần Văn Bính (1998): Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta
hiện nay (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); Hoàng Vinh (1999): Mấy vấn đề lý luận
và thực tiễn xây dựng đới sống văn hóa ở nước ta, (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội); Đỗ Huy (2002): Nhận diện văn hóa Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế
kỷ XX (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm
(2003): Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); Nguyễn Văn Huyên (2006): Văn hóa
mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội);
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội: Đề cương văn hóa Việt Nam chặng đường 60 năm
(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội);
Những luận văn, luận án, báo, tạp chí nghiên cứu về văn hóa và xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở ở Hưng Yên như: Kỷ yếu hội thảo về phố Hiến; Hoàng Văn
Phương (2004): Giá trị văn hóa phố Hiến (Sở VHTT, Hưng Yên); Phạm Trung
Hiếu (2004): Mấy vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Hưng Yên trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Sở VHTT, Hưng Yên). Ở những ấn phẩm này,
đã giới thiệu khái quát về một số giá trị văn hóa tiêu biểu và một số vấn đề trong
công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở tỉnh Hưng Yên.
Mặc dù những vấn đề trên đã đề cập đến lĩnh vực văn hóa nói chung, công

tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nói riêng nhưng đến nay chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu trực tiếp vấn đề "Đảng bộ thị xã
Hưng Yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1997 đến năm 2006",
dưới góc độ Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, các công trình trên là những tài liệu quý mà tôi có thể tham khảo
để thực hiện luận văn.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã Hưng Yên và những kết quả đạt
được về xây dựng đời sống văn hóa từ năm 1997 đến năm 2006.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thị xã Hưng Yên
và thực trạng đời sống văn hóa ở Thị xã Hưng Yên trước năm 1997.
- Làm rõ những quan điểm, chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên và
Đảng bộ Thị xã Hưng Yên về xây dựng đời sống văn hóa.
- Đánh giá kết quả, hạn chế và những nguyên nhân trong quá trình tổ chức
thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở Thị xã Hưng Yên.
- Nêu rõ ý nghĩa và những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Thị xã Hưng
Yên lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Là hệ thống chủ trương, chính sách, giải pháp của Đảng bộ Thị xã Hưng Yên
trong quá trình lãnh đạo, vận dụng đường lối văn hóa của Đảng trong xây dựng đời
sống văn hóa ở địa phương trong thời kỳ đổi mới.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu:

Đời sống văn hóa là một phạm trù rất rộng bao gồm nhiều phương diện,
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, trong khuôn khổ một luận văn thạc
sỹ chỉ tập trung nghiên cứu các mặt thuộc về đời sống văn hóa ở cơ sở như sau:
+ Hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động.
+ Hoạt động văn nghệ quần chúng.
+ Hoạt động thư viện, đọc sách báo
+ Hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa, làng, khu phố, gia đình văn hóa.
+ Hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi giải trí.
+ Hoạt động giáo dục truyền thống và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa

7


- Về thời gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu từ năm 1997 (mốc thời gian
tái lập tỉnh) đến năm 2006.
- Về không gian nghiên cứu: trên địa bàn Thị xã Hưng Yên. Tuy nhiên, để có số
liệu so sánh có thể thể tìm hiểu quá trình xây dựng văn hóa ở các địa phương lân cận.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu
- Hồ Chí Minh toàn tập và các Văn kiện, Nghị quyết của ĐCSVN có liên
quan tới văn hóa.
- Các ấn phẩm (sách, báo, tạp chí) viết về văn hóa nói chung và về văn hóa ở
Hưng Yên nói riêng.
- Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên.
- Các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng bộ thị xã Hưng Yên và các phòng ban
chức năng.
* Phương phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử
và phương pháp logic .Ngoài ra còn kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như,
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích... Các phương

pháp nêu trên được sử dụng thích hợp với từng nội dung của luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Hình thành một hệ thống tư liệu tương đối hoàn chỉnh về chủ trương, chính
sách về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong đó
đặc biệt là của Đảng bộ thị xã Hưng Yên.
- Những kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn xây dựng đời sống căn hóa trên
địa bàn thị xã Hưng Yên sẽ có ý nghĩa tham khảo cho giai đoạn hiện nay.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo góp phần vào xây dựng lịch sử lãnh
đạo Đảng bộ tỉnh Hưng Yên nói chung và lịch sử lãnh đạo Đảng bộ thị xã Hưng
Yên nói riêng trên lĩnh vực văn hóa.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm có 3 chương, 6 tiết.

8


Chƣơng 1: Xây dựng đời sống văn hóa ở thị xã Hưng Yên từ năm 1997 đến
năm 2000.
Chƣơng 2: Đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa ở thị xã Hưng Yên từ năm
2001 đến năm 2006.
Chƣơng 3: Ý nghĩa và kinh nghiệm.

9


Chƣơng 1
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở THỊ XÃ HƢNG YÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000
1.1. Cơ sở của việc xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn thị xã Hƣng Yên

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở thị xã Hưng Yên
* Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên:
Thị xã Hưng Yên là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Yên, gồm có 7 phường
(Lam Sơn, Lê Lợi, Quang Trung, Hiến Nam, Minh Khai, Hồng Châu, An Tảo) và 5
xã (Bảo Khê, Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu) với diện tích tự
nhiên là 4.685,51 héc ta, dân số 121.486 người và mật độ 2596 người/km2. Nằm ở
phía Nam của tỉnh - bên bờ Bắc của Sông Hồng, thị xã Hưng Yên giáp với huyện
Kim Động ở phía Bắc, Tiên Lữ ở phía Đông. Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa
thị xã Hưng Yên với các huyện Lý Nhân và Duy Tiên của tỉnh Hà Nam ở bờ Nam
sông Hồng. Quốc lộ 38 với cầu Yên Lệnh nối thị xã Hưng Yên với quốc lộ 1A.
Vị trí địa lý trên đã mang lại cho thị xã Hưng Yên loại khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt: Mùa lạnh khô và ẩm, mùa nóng
mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm của thị xã Hưng Yên là 23,20C, lượng mưa
trung bình là 1500 - 1600mm, quanh năm có mặt trời, thời gian chiếu sáng dài. Về
mùa nóng, nắng cũng lắm và mưa cũng nhiều. Người Hưng Yên thường có câu
"nắng lửa mưa dầu" chỉ đặc trưng của thời tiết. Ở thị xã Hưng Yên thường xuất hiện
mưa giông, là những trận mưa lớn đột xuất kèm theo gió lớn [35, tr.21-22].
Thị xã Hưng Yên có hệ thống giao thông thủy, bộ rất thuận tiện. Sông Hồng
chảy xuống phía Bắc của thị xã, không chỉ có tác dụng thuận lợi trong việc thông
thương với các tỉnh lân cận mà còn có tác dụng bồi tụ phù sa tạo nên những bãi bồi
màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng bãi. Thị xã Hưng Yên được kết
nối với các tỉnh, thành qua hệ thống các quốc lộ: Quốc lộ 38A, nối liền thành phố
Bắc Ninh (Bắc Ninh) - Cẩm Giàng (Hải Dương) - thị xã Hưng Yên - Kim Bảng (Hà
Nam); Quốc lộ 38B, nối liền thị xã Hưng Yên với thành phố Hải Dương; Quốc lộ
39A, nối liền thị xã Hưng Yên với quốc lộ huyết mạch của tam giác kinh tế Đồng
bằng sông Hồng (Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng) - quốc lộ 5A; Quốc lộ 39B, nối

10



liền thị xã Hưng Yên với Thái Bình. Với hệ thống quốc lộ thuận lợi, hoạt động vận
tải hàng năm phục vụ trên 3,5 triệu lượt khách, gần 800 nghìn tấn hàng hóa, doanh
thu vận tải năm 2006 gần 80 tỷ đồng. Thị xã Hưng Yên có cầu Yên Lệnh - cây cầu
bê tông lớn nhất tỉnh được bắc qua sông Hồng, nối 2 tỉnh Hưng Yên và Hà Nam.
Cầu Yên Lệnh khi hoàn thành đã tạo dấu ấn đặc biệt. Đó là các phương tiện giao
thông có thể đi thẳng từ Hải Phòng, Quảng Ninh tới quốc lộ 1A để vào Nam và
ngược lại mà không phải qua Hà Nội. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc
giao lưu kinh tế, văn hóa giữa thị xã Hưng Yên với các huyện trong tỉnh và các tỉnh
khác. Vì vậy mà văn hóa, con người nơi đây mang đậm những đặc điểm của vùng
đồng bằng Bắc Bộ.
Nằm ở phía Nam của tỉnh, địa hình của thị xã Hưng Yên khá đơn điệu, không
có đồi núi và cũng không thật bằng phẳng, với độ cao trung bình so với mực nước biển
là 3m - 4m. Được sông Hồng bao bọc nên đất đai chủ yếu của thị xã Hưng Yên là đất
phù sa màu mỡ. Tuy nhiên, do đặc điểm phân bố địa hình không đều nên một số khu
vực ở thị xã thường bị ngập nước trong mùa mưa.
Điều kiện tự nhiên, đặc điểm và tính chất địa hình đã đem đến cho thị xã
Hưng Yên ngoài điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp còn mở ra tiềm
năng cho phát triển công nghiệp, du lịch.
Điều kiện tự nhiên của thị xã Hưng Yên đã tác động đến việc hình thành, phát
triển văn hóa truyền thống của người dân nơi đây, nhất là đối với việc xây dựng đời
sống văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* Thị xã Hưng Yên trong dòng chảy của lịch sử
Thị xã Hưng Yên là một vùng đất cổ có lịch sử phát triển lâu đời. Vùng đất
Hưng Yên có con người cư trú từ rất sớm, theo quá trình bồi tụ của sông Hồng...
Thị xã Hưng Yên được xây dựng trên nền Phố Hiến xưa - hương cảng nổi tiếng một
thời, trung tâm thương mại, chốn đô hội sầm uất, phồn hoa bậc nhất Đàng Ngoài,
chỉ sau kinh thành Thăng Long. Vì thế trong dân gian có câu: "Thứ nhất kinh kì, thứ
nhì Phố Hiến" [70, tr.35].
Phố Hiến có lịch sử hình thành khá sớm và lâu dài, nhưng thời kỳ hưng đạt
nhất của nó là vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII. Tên gọi Phố Hiến có nhiều khả

năng xuất hiện vào cuối thể kỷ XV. Khi đó, trong công cuộc cải cách hành chính,

11


vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã chia nước thành 12 đạo Thừa tuyên. Ở mỗi
Thừa tuyên có lập một ty Hiến sát sứ trông coi việc kiểm sát, giám sát trong đó có
việc kiểm soát các thuyền bè đi lại trên sông. Người dân đã lấy tên Phố Hiến đạt
cho khu phố chợ trước đây mà nay có thêm lị sở của ty sát sứ đặt ở đấy.
Đến thế kỷ XVII, Phố Hiến trở thành một đô thị sầm uất, nổi tiếng trong cả
nước, trung tâm chính trị - kinh tế có nhiều mối giao lưu quốc tế. Lúc này ở Phố
Hiến có lị sở của trấn thủ xứ Sơn Nam, ty Hiến sát xứ Sơn Nam, các trạm tuần ty
kiểm soát thuyền bè trong ngoài nước, một đoạn sông tấp nập các thuyền bè đi lại
và đỗ bến, những chợ phố đông đúc, các thợ thủ công và thương nhân người Việt,
người Hoa, Nhật Bản và phương Tây. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử
quán triều Nguyễn có chép: Cung cũ Hiến Nam ở địa phận xã Nhân Dục, huyện
Kim Động là lị sở trấn Sơn Nam đời Lê, phàm người nước ngoài đến buôn bán thì
tụ tập, gọi là Vạn lai triều, phong vật phồn thịnh, nhà ngói như bát úp.
Thời kỳ hoàng kim, phồn thịnh của Phố Hiến vào khoảng giữa thế kỷ XVII,
từ những năm 30 đến những năm 80 của thế kỷ XVII. Sau đó là quá trình suy thoái,
dần dần diễn ra trong gần 2 thế kỷ để cuối cùng đô thị sầm uất thứ hai trong cả nước
này chỉ còn để lại những kỷ niệm, trở thành một tỉnh lỵ Hưng Yên nhỏ bé.
Bước sang thế kỷ XVIII, ngoại thương Việt Nam và ở Phố Hiến nói riêng đã
giảm thiểu đáng kể. Các thương điếm của phương Tây và Kẻ Chợ lần lượt đóng
cửa, các tàu buôn phương Tây hầu như rất ít còn qua lại vùng Ngoài.
Thế kỷ XIX, khi kinh đô chuyển vào Huế, một làn sóng của thương nhân
Trung hoa ồ ạt nhập cư vào Hà Nội. Trong quá trình suy thoái về kinh tế, Phố Hiến
đã mất dần vai trò về chính trị. Bến cảng Phố Hiến do sự bồi lở của sông Hồng ngày
càng trở nên bất tiện, làm Phố Hiến ngày càng cách xa dòng sông. Năm 1726, chính
quyền Lê - Trịnh đã chuyển dời trấn lị Sơn Nam sang bên hữu ngạn sông Hồng

thuộc huyện Duy Tiên. Năm 1741, trấn Sơn Nam được tách thành Sơn Nam thượng
và hạ, trọng tâm chính trị đã chuyển xuống mạn dưới, ở Vị Hoàng (Nam Định).
Sang đến thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn, vai trò một đô thị kinh tế, một
thương cảng quốc tế của Phố Hiến ngày nào giờ đây chỉ còn là "vang bóng một
thời". Năm 1804, dưới thời Gia Long, trấn lị Sơn Nam thượng từ Phố Hiến đã được
di chuyển về Châu Cầu (Phủ Lý - Hà Nam).

12


Thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) thi hành cải cách hành chính,
bỏ các trấn, lập ra tỉnh, tách huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Phù Cừ, Tiên
Lữ thuộc phủ Khoái Châu của trấn Sơn Nam đặt làm tỉnh Hưng Yên. Tỉnh lỵ lúc
đầu đóng ở hai xã An Vũ và Lương Điền sau chuyển về bãi Nhị Tân xã Xích Đằng
(thị xã Hưng Yên ngày nay) [35, tr.25].
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, thị xã Hưng Yên tiếp tục được chính
quyền cách mạng chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Yên. Năm 1968, hai tỉnh Hưng
Yên và Hải Dương hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng. Thị xã Hưng Yên tạm thời mất đi
vị trí trung tâm của cả tỉnh, cùng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn của cả nước, cũng
như điều kiện giao thông không thuận lợi, thị xã Hưng Yên mất đi khá nhiều cơ hội
để phát triển.
Ngày 6-11-1996, Quốc hội ra Nghị quyết chi tách tỉnh Hải Hưng thành hai
tỉnh Hải Dương và Hưng Yên như trước. Từ ngày 1-1-1997, tỉnh Hưng Yên được
chính thức tái lập sau 29 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương. Ngày 24-2-1997, Chính
phủ ra Nghị định 17/CP chia huyện Phù Tiên, thành Phù Cừ và huyện Tiên Lữ;
thành lập một số phường, thị trấn thuộc thị xã Hưng Yên [33, tr.216-217].
Với sự quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ
của cả nước cùng với sự "lột xác" của tỉnh Hưng Yên, thị xã Hưng Yên cũng ngày
càng lớn mạnh. Ngày 17/7/2007, thị xã Hưng Yên được Bộ Xây dựng công nhận là
đô thị loại III theo Quyết định 1012/QĐ-BXD. Ngày 19/01/2009, Thủ tướng Chính

phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra Nghị định 04/NĐ-CP thành lập thành phố Hưng Yên
trực thuộc tỉnh Hưng Yên trên cơ sở diện tích, dân số của thị xã Hưng Yên cũ, mở
ra một thời kỳ phát triển mới cho thành phố Hưng Yên. Đồng thời thành phố Hưng
Yên cũng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Thị xã Hưng Yên là một trong những tỉnh lỵ thuộc đồng bằng châu thổ sông
Hồng có đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội. Những đặc điểm về kinh tế xã hội của
thị xã đã tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và sự hình thành,
phát triển văn hóa truyền thống cũng như việc xây dựng đời sống văn hóa mới.
Thị xã Hưng Yên nằm ở vị trí tiếp giáp giữa 3 tỉnh (Hưng Yên - Thái Bình Hà Nam), và có sông Hồng chảy qua, nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao

13


lưu phát triển kinh tế - văn hóa. Vị trí địa lý này đã tạo đà để thị xã Hưng Yên sớm
trở thành một trung tâm phát triển của tỉnh và trở thành một trong những vùng văn
hóa đặc sắc nhất của tỉnh Hưng Yên.
Có đồng bằng phù sa màu mỡ, có vị trí địa lý thuận lợi, thị xã Hưng Yên có
nhiều lợi thế cho sự phát triển một nền kinh tế đa ngành, đa nghề: nông nghiệp,
công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ... Do vậy, thị xã Hưng Yên là vùng có nền
kinh tế đa dạng, giàu tiềm năng. Bên cạnh việc trồng lúa với sản lượng hàng năm là
4.847 tấn (1997), thị xã Hưng Yên còn là nơi sản xuất các loại cây có giá trị cao
như: nhãn, sen, đậu tương, rau xanh. Đặc biệt, cây nhãn và hạt sen đã trở thành sản
vật nổi tiếng mang thương hiệu "nhãn lồng Hưng Yên".
Những làng nghề truyền thống được khôi phục, phát triển mạnh mẽ, đặc biệt
là nghề làm hương ở Bảo Khê, làm long nhãn ở Hồng Châu...
Cũng nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, thị xã Hưng Yên còn phát triển
mạnh ngành chăn nuôi: đàn lợn 6.110 con, đàn bò 1.205, hàng chục ngàn gà, vịt,
ngoài ra còn phát triển nghề nuôi ong lấy mật với trên 400 đàn ong.
Với những kết quả trên, năm 1997 giá trị sản xuất nông nghiệp của thị xã đạt

23 tỷ đồng, tăng 2,2 tỷ đồng so với năm 1996 [33, tr.223-224].
Đối với tiểu thủ công nghiệp, tính đến cuối năm 1997, giá trị sản xuất đạt
13,021 tỷ đồng. Doanh thu của các doanh nghiệp quốc doanh đạt 151,3 tỷ đồng. Giá
trị sản xuất công nghiệp năm 2000 đạt 175 tỷ đồng.
Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp đã kéo theo sự trao đổi
buôn bán trên địa bàn thị xã Hưng Yên. Từ xa xưa ở đây đã có Chợ Gạo, chợ Phố
Hiến, chợ Đầu,... hệ thống chợ phiên, chợ buổi được phân bố đều khắp các vùng
trong thị xã. Sự phát triển của thương nghiệp đã tạo điều kiện cho văn hóa của
người thị xã Hưng Yên với các vùng trong và ngoài tỉnh có sự tiếp xúc và giao lưu.
Ngày nay, thị xã Hưng Yên đang trở thành một trong những trọng điểm kinh
tế của tỉnh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với phương
châm "trải thảm đỏ đón các doanh nghiệp". Hoạt động của các doanh nghiệp trên
địa bàn thị xã đang hứa hẹn sự đột phá trong tăng trưởng kinh tế.
Là nơi có dân số tương đối đông với 121.486 dân, mật độ 2596 người/km2,
tập trung chủ yếu ở các khu trung tâm. Nhân dân thị xã gắn liền với sản xuất nông

14


nghiệp là chính. Nhưng với sự phát triển nhanh, tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh,
một bộ phận không nhỏ nông dân đã tham gia vào các hoạt động buôn bán, dịch vụ,
công nghiệp.
Những điều kiện trên tạo cho thị xã Hưng Yên nhiều tiềm năng lao động lớn,
có khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, đa
dạng sản phẩm. Tuy nhiên, từ đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải
quyết lực lượng lao động dôi dư, lao động nhàn dỗi trong nông thôn nhất là nơi có
diện tích đất canh tác phải chuyển đổi mục đích sử dụng làm khu công nghiệp, làm
nhà máy, những khu đô thị...
Trên địa bàn của thị xã, vấn đề dân tộc và tôn giáo ít phức tạp, có giáo dân và
phật tử sống trên một địa bàn. Nhân dân trên thị xã luôn đoàn kết, gắn bố sống chan

hòa, ít có sự khác biệt giữa các vùng dân cư với nhau.
* Truyền thống văn hóa
Thị xã Hưng Yên là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Truyền thống
văn hóa của thị xã Hưng Yên là một bộ phận của truyền thống văn hóa tỉnh Hưng
Yên - vùng "phù sa văn hóa", nằm trong dòng chảy của văn hóa dân tộc.
Truyền thống văn hóa của thị xã Hưng Yên được thể hiện trên nhiều lĩnh vực
trong dòng chảy của lịch sử.
Quần thể di tích Phố Hiến (thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) còn lưu giữ
128 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, trong đó có 17 di tích đã được xếp
hạng quốc gia, 04 di tích xếp hạng cấp tỉnh cùng hàng nghìn cổ vật có giá trị. Hàng
năm, trên địa bàn thị xã diễn ra 28 lễ hội lớn, nhỏ theo quy mô tổ chức của các di
tích. Với những giá trị độc đáo về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, các di tích
ở thị xã Hưng Yên sẽ là "điểm nhấn" cho các lễ hội. Các di tích ở thị xã Hưng Yên
gắn liền với lịch sử của thương cảng Phố Hiến một thời nhộn nhịp. Đầu thế kỷ 13,
nơi đây mới xuất hiện làng Hoa Dương (làng người Hoa đời nhà Tống lánh nạn
Nguyên - Mông). Đến thế kỷ 17 dưới thời Lê - Trịnh, đã trở thành Phố Hiến với
cảng sông Vạn Lai Triều tấp nập tàu thuyền ngoại quốc ra vào buôn bán. Bia chùa
Hiến dựng năm Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) có ghi “Hiến Nam danh thị tứ phương đô hội
tiểu Tràng An dã” (Phố Hiến là tiểu Tràng An bốn phương tụ hội). Trong tổng số
hơn 800 di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh, thị xã Hưng Yên có 17 di tích

15


lịch sử, văn hóa được xếp hạng quốc gia và 4 di tích lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh.
Nơi đây hiện diện của nhiều loại hình kiến trúc, nghệ thuật như: đình, chùa, đền,
miếu... được xây dựng hàng trăm năm nay phần lớn còn giữ nguyên vẹn nét kiến
trúc hoa văn nghệ thuật cũng như nhiều hiện vật, di vật, những nét điêu khắc, chạm
trổ tiêu biểu của niên đại này. Bên cạnh những đặc điểm chung với nhiều đình làng
thuộc vùng châu thổ đồng bằng Bắc bộ, đình, chùa ở thị xã Hưng Yên còn có nhiều

nét đặc trưng riêng biệt về diện tích, qui mô và vẻ đẹp độc đáo, đã có nhiều nhà
nghiên cứu đến tìm hiểu ở nhiều góc độ: lịch sử, văn hóa, nghệ thuật... Các di tích
đền, chùa của thị xã Hưng Yên đã góp phần tạo nên sự phong phú, độc đáo cho hệ
thống di tích của tỉnh. Đại đức Thích Thanh Khuê, trụ trì chùa Chuông - một di tích
có kiến trúc đẹp và khá đặc sắc ở phường Hiến Nam, cho biết: “Chùa Chuông có
tên chữ là “Kim chung tự”, một trong những di tích tiêu biểu trong quần thể di tích
Phố Hiến đã được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ
thuật năm 1992. Đền Mẫu nằm trên địa bàn phường Quang Trung, thị xã Hưng Yên.
Đây là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến. Bên phải đền
là hồ Bán Nguyệt: “Bán Nguyệt hồ tiền nguyên thị hải/Nhất Bình Đẩu ngoại cánh
vô sơn” (nghĩa là: Ngoài ngọn Đẩu ra không có núi/Xưa hồ Bán Nguyệt vốn là
khơi), phía trước là sông Hồng. Xung quanh đền được bao bọc bởi những tán cây
râm mát quanh năm, đặc biệt là ba cây cổ thụ đa - si - xanh có niên đại khoảng hơn
700 năm tạo ra cảnh trí thâm nghiêm huyền bí. Qua biến cố của thời gian, một số
hạng mục của di tích đã bị hư hỏng, xuống cấp, được Bộ VHTT quan tâm đầu tư cả
kinh phí lẫn thợ lành nghề về trùng tu, tôn tạo qua hai đợt và di tích được khôi phục
hoàn thiện, khang trang như hiện nay. Lễ hội đền Mẫu ngày càng được nhân dân
trong tỉnh và khách thập phương quan tâm. Trung bình mỗi tháng đền Mẫu đón
khoảng 1.500 lượt khách về thăm quan và dâng hương, đặc biệt trong những dịp lễ
hội. Khách thập phương chủ yếu ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Nghệ An... thậm chí có cả du khách nước ngoài và Việt kiều. Ngoài yếu
tố về tâm linh, du khách đánh giá rất cao về công tác tổ chức, phong cảnh, tình hình
an ninh trật tự ở đền Mẫu nói riêng và các di tích khác trên địa bàn thị xã Hưng Yên”.
Truyền thống đấu tranh cách mạng là một trong những truyền thống tốt đẹp
của con người thị xã Hưng Yên. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của
dân tộc, từ thời Hùng Vương, trải qua các triều đại phong kiến cho đến cuộc cách

16



mạng Tháng Tám 1945, đại thắng mừa Xuân năm 1975, nhân dân thị xã Hưng Yên
luôn sát cánh cùng nhân dân của nước, đóng góp cho đất nước những anh hùng dân
tộc vĩ đại cùng với những chiến công hiển hách.
Trong hơn nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân thị xã Hưng Yên không ngừng
nuôi chí khí căm thù, quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược. Mã Châu - người con
của thị xã đã tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống ách thống trị nhà Đông
Hán năm 40, đã góp phần đánh đuổi thái thú Tô Định, giải phóng Luy Lâu, Châu
Diên cùng hơn 60 thành trì khác [70, tr.38].
Thế kỷ XIII "vua tôi đồng lòng, cả nước ra sức" chiến thắng oanh liệt 3 cuộc
xâm lược của quân Mông - Nguyên. Trên mảnh đất Hưng Yên quân dân nhà Trần
trong cuộc kháng chiến lần thứ 2 (1285) tiến hành 2 trận đánh mang ý nghĩa chiến
lược để giải phóng kinh đô Thăng Long, nay còn lưu lại ở 2 tên phố. Phố Hàm Tử
Quan (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) lưu địa danh của Hàm
Tử bên tả ngạn sông Hồng thuộc xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu ngày nay, nơi diễn
ra trận đánh và thắng lớn do tướng Trần Nhật Duật chỉ huy. Trong ba lần kháng
chiến chống quân Mông - Nguyên, vùng đất thị xã Hưng Yên đã trở thành hậu cứ
quan trọng của vương triều Trần. Địa danh đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc như
Xích Đằng với trận Đông Bộ Đầu ngày 24/1/1258 trong kháng chiến chống quân
Mông - Nguyên lần thứ nhất [29, tr.64-65].
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, phong trào cách mạng ở thị xã
Hưng Yên đã nổi lên những tấm gương tiêu biểu không chỉ trong phạm vi địa
phương mà còn trên toàn quốc, trở thành niềm tự hào của nhân dân Hưng Yên như
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Dương Quảng Châu.
Nhân tài Hưng Yên "trăm hoa đua nở" trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, nhiều người tài năng vượt trội. Văn Miếu Xích Đằng đã ghi đậm truyền
thống ham học, học giỏi, đỗ đạt cao của Hưng Yên dưới thời phong kiến, đứng đầu
là 4 vị Trạng nguyên, 2 vị Bảng nhãn và 5 vị Thám hoa. Hưng Yên là vùng đất văn
hiến với truyền thống hiếu học từ nghìn đời nay. Thời nào Hưng Yên cũng có
những nhân vật tài ba lỗi lạc mà sử sách còn ghi.
Truyền thống văn hóa ở thị xã Hưng Yên được tiếp nối và phát triển dưới sự

lãnh đạo của ĐCSVN. Sự lãnh đạo của Đảng ta đã tạo điều kiện cho văn hóa ở vùng

17


đất này được bảo tồn và phát triển, nhằm tạo điều kiện để người dân sáng tạo,
hưởng thụ những sản phẩm văn hóa.
Truyền thống không thể thay thế được hiện thực nhưng truyền thống sẽ biến
thành sức mạnh vật chất để mỗi người vững vàng bước vào tương lai. Trong dòng
chảy không ngừng của thời gian, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân thị xã Hưng
Yên với bề dày truyền thống và lịch sử đã và sẽ viết nên những trang sử mới hào
hùng, cùng nhân dân cả nước xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, văn minh.
* Những thuận lợi và khó khăn
Sau khi tái lập tỉnh, thị xã Hưng Yên có nhiều thuận lợi cơ bản. Là vũng đất
văn hiến, giàu truyền thống và tiềm năng. Đất đai trù phú, cây trồng và vật nuôi
phong phú, đa dạng; có nhiều sản vật nổi tiếng trong cả nước như nhãn lồng Hưng
Yên... nhiều ngành nghề truyền thống mang lại giá trị kinh tế cao. Nhân dân thị xã
có truyền thống đoàn kết tương thân tương ái, lao động cần cù, sáng tạo, truyền
thống văn hóa và hiếu học, có ý chí quyết tâm xây dựng quê hương giàu mạnh. Sau
hơn 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới, diện mạo thị xã đã có nhiều thay đổi, cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng khá đồng bộ, nền kinh tế thị xã đã căn
bản thoát khỏi tình trạng trì trệ, bế tắc của những năm cuối thập niên 80. Sản xuất
công nghiệp phát triển nhanh, mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; một
số phường có kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất,
dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã thúc đẩy nền kinh tế thị xã
phát triển, góp phần giải quyết những vấn bức xúc đặt ra là việc làm và thu nhập
cho người lao động. Sản xuất nông nghiệp giữ được thế ổn định, chuyển dần sang
sản xuất hàng hóa, đảm bảo ổn định đời sống cho gần 1/2 dân số thị xã, nông thôn
đang từng bước được đô thị hóa. Cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ từng bước được thay
đổi, bảo đảm cho việc nâng cao hiệu quả và năng suất cây trồng.

Đảng bộ thị xã đã phát huy năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu trong hệ thống
chính trị. Sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở được phát huy, từ
đó tạo ra sự ổn định về chính trị, làm cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế - xã
hội, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của bộ máy chính quyền các cấp ngày càng được
nâng cao; quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy. Sức mạnh truyền
thống văn hóa Phố Hiến được khơi dậy, tạo cơ sở vững chắc để Đảng bộ và nhân

18


dân xây dựng thị xã Hưng Yên trở thành trung tâm thương mại - du lịch của tỉnh
Hưng Yên.
Cùng với những thuận lợi cơ bản trên, thị xã Hưng Yên cũng đứng trước
những khó khăn không nhỏ: cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, chưa
theo kịp với yêu cầu phát triển. Xuất phát điểm của thị xã khi tái lập tỉnh còn thấp:
GDP bình quân đầu người năm 1996 đạt gần 300USD/năm, thu ngân sách trên địa
bàn đáp ứng được 50% so với yêu cầu [57, tr.9]. Trong những năm đổi mới, mặc dù
cơ cấu kinh tế bước đầu đã có sự chuyển dịch đúng hướng, nhưng nhìn chung cơ sở
công nghiệp của thị xã vẫn còn nhỏ bé, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển; kinh
tế nông nghiệp còn mang nặng tính thuần nông, sản xuất manh mún, chậm chuyển
sang sản xuất hàng hóa.
Hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp chưa đồng bộ, chưa sử dụng hết lực
lượng lao động dôi dư trong nông nghiệp, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn
thấp. Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa.
Ngành thương mại, dịch vụ, đặc biệt là du lịch chưa được đầu tư, quan tâm
đúng mức, chưa khai thác được hết thế mạnh của một thị xã có truyền thống văn
hiến với Phố Hiến xưa và nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử có giá trị. Thu
hút vốn đầu tư vào thị xã còn hạn chế, trên địa bàn thị xã hầu như chưa có các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung.

Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa, dạy và học của ngành giáo
dục vẫn còn thiếu thốn, mạng lưới giáo dục đào tạo chưa đồng bộ, trang thiết bị dạy
học chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý còn nhiều bất cập.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển văn hóa còn hạn chế, đội ngũ cán bộ
trong văn hóa còn thể hiện sự thiếu mỏng và nhiều bất cập. Công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ trong ngành văn há đã được quy hoạch và có kế hoạch sử dụng, song
vẫn trong tình trạng thiếu chủ động, dẫn đến đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế so
với yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới.
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy,
BCH Đảng bộ thị xã Hưng Yên đã khẩn trương lãnh đạo nhân dân vượt qua những

19


khó khăn ban đầu, tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội và xây
dựng văn hóa đời sống văn hóa.
1.1.2. Lý luận chung về văn hóa
1.1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa
Chủ nghĩa Mác-Lênin quan niệm rằng: người ta sinh ra ăn, mặc, ở trước rồi
mới hát, múa, vẽ và bàn triết lý sau. Kinh tế là nền tảng của một xã hội, là hạ tầng
cơ sở. Chính trị, pháp luật, văn hóa là những cái được xây dựng trên nền tảng đó, là
thượng tầng kiến trúc của xã hội.
Những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin là những người thầy, những
lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân đã làm cuộc cách mạng vĩ đại trong thế giới
quan, xây dựng một học thuyết mới về văn hóa. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng: văn
hóa bao gồm mọi sinh hoạt của con người, nó không chỉ hạn chế trong lĩnh vực tư
tưởng, đời sống tinh thần của xã hội. Văn hóa là tất cả những gì con người xây dựng
nên, tất cả những thành tích của loài người về mặt sản xuất, xã hội và tinh thần.
Trong lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đã coi văn hóa là yếu tố ảnh hưởng

mạnh mẽ đến quá trình thực hiện cách mạng và xây dựng chủ nghĩa cộng sản, đặc
biệt là trên lĩnh vực tư tưởng. Chủ nghĩa Mác-Lênin quan niệm văn hóa mới là văn
hóa cộng sản chủ nghĩa, do đó xây dựng nền văn hóa mới gắn liền với chế độ mới
do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Lênin đưa ra quan điểm được coi là định nghĩa về văn hóa và xây dựng nền
văn hóa mới: "Nền văn hóa vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải
do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản bịa ra. Tất cả cái đó là
hoàn toàn nhảm nhí. Nền văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của cái
vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội tư bản, của xã hội
địa chủ, của xã hội quan liêu [36, tr.17]. Và Lênin cũng khẳng định: "tất cả những
con đường lớn nhỏ đõ đã và đang tiếp tục đưa tới văn hóa vô sản, cũng hệt như
khoa kinh tế chính trị do Mác xây dựng lại đã chỉ cho ta thấy xã hội loài người tiến
lên đấu tranh giai cấp, tiến lên bước đầu của cuộc cách mạng vô sản" [36, tr.20].
Như vậy, nền văn hóa mới theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin có một
quá trình lịch sử phát triển lâu dài, là sự kết tinh những thành tựu văn hóa từ trước
đến nay của loài người. Văn hóa vô sản không đơn thuần là nền văn hóa xuất hiện,

20


hình thành và phát triển khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, mà nó còn là
sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp theo
một định hướng mới về mặt lý luận và tư tưởng.
Theo Lênin, văn hóa vô sản không thủ tiêu văn hóa dân dộc mà lại đem lại
tính nhân dân mới cho nền văn hóa dân tộc và ngược lại, văn hóa dân tộc không thủ
tiêu văn hóa vô sản mà còn đem lại hình thức cho văn hóa vô sản.
Những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa là những phác thảo
cơ bản về văn hóa mới mang nội dung và đại diện cho giai cấp công nhân. Nền văn
hóa đó có truyền thống từ lâu đời, là tinh hoa của mỗi dân tộc và toàn nhân loại.
1.1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là một hệ thống các quan điểm lý luận
mang tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Đó
là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với tinh hoa và bản sắc dân tộc Việt Nam.
Thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, tinh hoa văn hóa thế giới và các
giá trị văn hóa dân tộc, tắm mình trong hoạt động thực tiễn phong phú của nhân
dân, Hồ Chí Minh đã có cách nhìn nhận sâu sắc về văn hóa: "...vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích
ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [39, tr.431].
Người phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và cơ sở hạ tầng, văn
hóa với kinh tế, chính trị, xã hội. Người nói: văn hóa là một kiến trúc thượng tầng;
những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được; có
thực mới vực được đạo; xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy [39, tr.434]. Nhưng mặt
khác, đến lượt mình, văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế.
Người đã khẳng định: "văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi... phải đem văn hóa
lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Phải xúc tiến công tác văn
hóa, để đào tạo con người mới và cho công cuộc kháng chiến [85, tr.5].

21


Như vậy, văn hóa mà Hồ Chí Minh đề cập ở đây là văn hóa theo nghĩa rộng.
Đó là sự hiểu biết và trí tuệ của con người và do con người tích lũy được, cùng tâm
hồn cao thượng, đạo lý tốt đẹp trong mối quan hệ của con người với đồng loại, với
xã hội và tự nhiên, được xây dựng bồi đắp nên trong suốt chiều dài lịch sử; nó làm
nên nền tảng tinh thần của xã hội, giữ vai trò cực kỳ quan trọng, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hồ Chí Minh đã đưa ra chiến lược văn hóa từ khá sớm, năm 1942, khi nói
đến định nghĩa về văn hóa, Người đồng thời nên lên 5 điểm lớn về chiến lược phát
triển văn hóa. Đó là:
"1. Xây dựng tâm lý: lý cách, tinh thần độc lập, tự cường.
2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân
trong xã hội.
4. Xây dựng chính trị: dân quyền.
5. Xây dựng kinh tế" [39, tr.431].
Có thể nói, 5 quan .điểm lớn của một chiến lược văn hóa trên mà không thể
xem nhẹ bất cứ một điểm nào. Thể hiện rõ và thực hiện một cách đầy đủ cả năm
quan điểm trên sẽ có một chiến lược phát triển văn hóa trong xã hội mới.
Trong hoạt động thực tiễn, Người luôn nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của
văn hóa, vì vậy, tháng 1/1946, Bác phát động phong trào xây dựng đời sống văn hóa
mới. Tiếp đến tháng 4/1946, Người kí sắc lệnh thành lập Ủy ban Trung ương vận
động đời sống mới. Tháng 3 năm 1947, Người viết tài liệu "Đời sống mới" để hướng
dẫn việc xây dựng đời sống mới trong các giai cấp và tầng lớp nhân dân của xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới, được Người
nêu ra với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội dung
này có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ yếu.
Đạo đức mới: để xây dựng đời sống mới trước hết phải xây dựng đạo đức
mới, ngay trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Hồ Chí Minh đã đề
nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần kiệm - liêm - chính [43, tr.3].

22


Lối sống mới: là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó là lối sống văn minh,
tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân
loại. Con người muốn tồn tại, phải làm sao cho có ăn, mặc, ở, đi lại và làm việc.

Phải làm sao cho mỗi hoạt động đều mang tính văn hóa. Để xây dựng lối sống mới,
Người yêu cầu cần phải sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại.
Nếp sống mới: xây dựng nếp sống mới - nếp sống văn minh, là quá trình làm
cho lối sống mới dần dần hình thành thói quen, thành phong tục tập quán tốt đẹp, kế
thừa và phát triển những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Người đã nói:
"Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới.
Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ... Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải
sửa đổi lại cho hợp lý... Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm... Cái gì mới mà
hay, thì ta phải làm [39, tr.426].
Với tác phong thiết thực, cụ thể, Hồ Chí Minh còn chỉ rõ một cách tỉ mỉ việc
xây dựng đời sống mới ở trong mỗi người, mỗi nhà, mỗi làng, mỗi đơn vị...
Người luôn khẳng định việc xây dựng đời sống mới là việc của mọi người,
không phân biệt trẻ em hay người lớn, người giàu hay người nghèo, người chủ hay
người thợ... muốn xây dựng đời sống mới đều phải thực hiện cần - kiệm - liêm - chính.
Đối với mỗi một nhà, Hồ Chí Minh nêu rõ: phải trên thuận, dưới hòa...ăn tiêu
có kế hoạch, cưới hỏi, giỗ tết nên tiết kiệm, ăn ở sạch sẽ, thân mật và sẵn lòng giúp
đỡ xóm giềng, gia đình hăng hái tham gia việc nước, ai cũng phải biết chữ.
Đối với một làng thì nhà giàu, nhà vừa giúp nhà nghèo, người tốt, người vừa
giúp người kém, người học thông giúp người dốt. Phải làm cho cả làng biết chữ,
biết đạo đức và biết trách nhiệm của công dân... [13, tr.206]. Người luôn nhấn mạnh
và đòi hỏi mỗi người, mỗi gia đình phải thực hiện đời sống mới. "Do nhiều người
nhóm lại mà thành làng. Do nhiều làng nhóm lại mà thành nước. Nếu người này
cũng xấu, người kia cũng xấu thì làng xấu, nước hèn. Nếu mỗi người đều tốt, thì
làng tốt nước mạnh... Nếu mọi người cùng cố gắng làm đúng đời sống mới, thì dân
tộc nhất điịnh sẽ phú cường" [13, tr.98-99].

23


1.1.2.3. Quan niệm về đời sống văn hóa

* Khái niệm
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội là
tổng hợp những hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đời
sống vật chất và tinh thần. Nhu cầu vật chất được đáp ứng làm cho con người tồn tại
như một thực thể sinh học, nhu cầu tinh thần giúp con người tồn tại như một thực thể
xã hội, tức là nhân cách văn hóa. Hai nhu cầu về vật chất và tinh thần xuất hiện ngay
từ buổi bình minh của xã hội loài người. Khi xã hội phát triển đến mức độ cao, đạt tới
trình độ khác nhau của nền văn minh thì những nhu cầu cũng đạt tới trình độ tương
ứng. Từ hai nhu cầu cơ bản trên của con người đã hình thành nhu cầu văn hóa.
Nhu cầu văn hóa là biểu hiện của nhu cầu tinh thần, nhưng nó không đồng
nhất với nhu cầu tinh thần, chỉ có các bộ phận nhu cầu tinh thần hướng tới giá trị
cao cả, và sự đáp ứng các nhu cầu này góp phần phát triển con người theo hướng
nhân bản hóa thì mới xem là nhu cầu văn hóa. Nhu cầu văn hóa không phải là cái
nhất thành bất biến, mà nó có tính năng động và phát triển. Đáp ứng nhu cầu văn
hóa cũng phải năng động và thường xuyên đổi mới chất lượng. Các hoạt động nhằm
vào sự đáp ứng nhu cầu văn hóa của con người được gọi là hoạt động văn hóa.
Con người là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa. Các sản
phẩm ấy phối kết hợp với mạng lưới hoạt động văn hóa của con người hình thành
trên môi trường văn hóa. Đó chính là vườn ươm tạo nên nhân cách văn hóa của con
người. Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của chính họ. Phẩm chất văn hóa
được thể hiện ở trình độ ứng xử của con người đối với thiên nhiên, với xã hội và với
chính bản thân con người.
* Vai trò của công tác xây dựng đời sống văn hóa
Với phương châm "hướng về cơ sở", mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước,
đoàn thể chính trị - xã hội đều đặc biệt quan tâm đến cơ sở. Cơ sở là nơi gần với
nhân dân nhất, nơi tổ chức cho nhân dân thực hiện mọi nhiệm vụ chính trị, nhiệm
vụ công dân và cũng là nơi tổ chức đời sống trực tiếp cho nhân dân. Mọi nhiệm vụ
từ trung ương đề ra chưa đến cơ sở tổ chức cho nhân dân thì nhiệm vụ đó không thể
hoàn thành. Quát triệt và tổ chức để nhân dân thấm nhuần và thực hiện nghị quyết


24


của Đảng tại cơ sở chính là mục tiêu cuối cùng của việc đưa nghị quyết của Đảng
vào cuộc sống.
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng đời sống văn hóa ngay trong
cuộc sống hàng ngày của nhân dân, là xây dựng đời sống văn hóa cho từng cá nhân
thành viên của các đơn vị cơ sở và cho chính các đơn vị cơ sở. Vì vậy, hoạt động
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có hai tác động cơ bản: một mặt đưa những giá trị
văn hóa cao tới quần chúng nhân dân, làm cho quần chúng tiếp cận được với những
giá trị đó. Mặt khác cần phải động viên, tổ chức phát động quần chúng tiếp cận
đông đảo tham gia hoạt động sáng tạo, trao đổi văn hóa.
Bộ VHTT coi xây dựng đời sống văn hóa là một trong những trọng tâm công
tác của ngành. Đây không chỉ là chủ trương chiến lược lâu dài mà còn mang tính
thời sự cấp bách. Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở vừa đảm bảo thực hiện
tốt các hoạt động văn hóa theo định hướng chung, vừa biết khơi dậy những sáng tạo
văn hóa ở cơ sở, phát huy truyền thống văn hóa ở địa phương góp phần làm phong
phú nền văn hóa của dân tộc. Cuộc đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các biểu hiện
tiêu cực của xã hội tiến hành đồng thời với công tác xây dựng đời sống văn hóa.
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được coi như bước đi ban đầu của sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Đó là công việc xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa để tiến hành các
hoạt động giáo dục xã hội chủ nghĩa đối với nhân dân lao động, đồng thời tổ chức
sự giao lưu văn hóa giữa họ. Ngoài ra, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở còn là
xây dựng những điều kiện tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh trong
thời gian rỗi của nhân dân. Góp phần sáng tạo ra lực lượng sản xuất mới, củng cố
quan hệ sản xuất mới, xóa bỏ cái cũ, xây dựng cái mới trong mọi mặt của đời sống
vật chất cũng như tinh thần ở địa phương, là bước đầu xây dựng khắp nơi một cuộc
sống hạnh phúc, trong đó mọi người vì mỗi người, mỗi người vì mọi người.
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân

dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tạo dựng một lối
sống văn minh lịch sự, những phong tục tập quán tốt đẹp vừa đậm đà bản sắc dân
tộc vừa phù hợp với trào lưu văn hóa tiến bộ của nhân loại. Đồng thời, đó còn là
động lực to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

25


×