Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

quan điểm hồ chi minh về cách mạng giải phóng dân tộc thời kỳ 1920 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 155 trang )

Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Phạm Quốc Thành

Quan điểm Hồ Chí Minh
Về cách mạng giải phóng dân tộc
Thời kỳ 1920 - 1930

Luận văn thạc sĩ sử học

Hà Nội - 2005


Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
khoa lịch sử

Phạm Quốc Thành

Quan điểm Hồ Chí Minh
Về cách mạng giải phóng dân tộc
Thời kỳ 1920 - 1930
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 5.03.16

Luận văn thạc sĩ sử học

Người hướng dẫn khoa học:
Phó giáo sư Sử học, NGND Lê Mậu Hãn


Hà Nội - 2005


Mục lục
Mở đầu

01

Chương 1. Những yếu tố dẫn đến hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về

07

cách mạng giải phóng dân tộc

1.1. Truyền thống dân tộc Việt Nam

11

1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại

14

1.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin

18

1.4. Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

20


Chương 2. Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng

30

dân tộc

2.1. Chủ nghĩa thực dân là đối tượng của cách mạng

30

2.2. Tính chất của cách mạng thuộc địa là dân tộc cách mạng

43

2.3. Giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản

47

2.4. Cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc có mối quan hệ

53

khăng khít với nhau
2.5. Cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa có khả năng thắng lợi

60

trước cách mạng vô sản ở chính quốc
2.6. Phải ra sức tập hợp lực lượng, xây dựng sức mạnh dân tộc chống


72

đế quốc
2.7. Cách mạng giải phóng dân tộc phải thực hiện đoàn kết và liên

79

minh với các lực lượng cách mạng quốc tế
2.8. Trước hết phải có đảng cách mạng, đảng có vững cách mạng mới

84

thành công
2.9. Cách mạng là sự nghiệp của tất cả dân chúng được giác ngộ, tổ

87


chức và phải biết cách làm thì mới chóng
Chương 3. Giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng

94

dân tộc

3.1. Giá trị lý luận của quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải

94

phóng dân tộc

3.2. Giá trị thực tiễn của quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải

113

phóng dân tộc
3.3. Vận dụng quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ

120

Chí Minh vào sự nghiệp cách mạng hiện nay
Kết luận

131

Tài liệu tham khảo

134


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của thế
giới. Người là “một trong những nhân vật chính trị có ảnh hưởng lớn nhất của
thế kỷ XX”[115, 2]. Tư tưởng của Người là tài sản tinh thần to lớn của Đảng
và của dân tộc, là một cống hiến to lớn, góp phần làm phong phú kho tàng văn
hóa tư tưởng của nhân loại.
Nhận thức đúng giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đảng lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho hành động”[16, 127]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng

tiếp tục nhấn mạnh rằng: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước
Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”[18, 84]. Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư, ngày
27 - 3 - 2002 cũng chỉ rõ sự cần thiết phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập
tư tưởng của Người. Điều đó cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của tư tưởng Hồ
Chí Minh không chỉ đối với quá khứ, hiện tại, mà còn tỏa sáng đến tương lai.
Nhìn lại sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta thấy
cả một hệ thống những quan điểm toàn diện, nhất quán và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, mà một trong những vấn đề quan
trọng bậc nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về cách mạng giải phóng
dân tộc. Tư tưởng đó soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành
thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị ngoại
bang, đưa đất nước phát triển theo xu thế tiến bộ của loài người. Tư tưởng đó
còn có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới trên con đường

1


tiến tới độc lập, tự do trong thế kỷ XX; được nhân dân ta và nhân dân thế giới
ca ngợi và thừa nhận.
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Việt Nam đang vững bước tiến vào
thế kỷ XXI với nhiều thời cơ, vận hội mới. Tuy nhiên, trước những diễn biến
phức tạp của tình hình thế giới, trước sự chống phá của các thế lực thù địch
nhằm phá hoại sự nghiệp xây dựng đất nước, hòng đưa nước ta đi chệch con
đường cách mạng mà Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn; cộng
với những biến động của tình hình trong nước đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải
quyết. Do đó, việc chú trọng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư
tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Người nói riêng là một nhiệm vụ to
lớn, là yêu cầu vừa có tính cấp bách, vừa có tính chất lâu dài của Đảng và nhân
dân ta.
Đề tài: “Quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

thời kỳ 1920 - 1930” sẽ góp phần làm sáng rõ tính đúng đắn của con đường
mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn và những luận điểm mang tính khoa học mà
Người đã nêu ra về cách mạng giải phóng dân tộc trong thời kỳ vận động thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam; cũng là để khẳng định những giá trị lý luận và
thực tiễn của quan điểm đó và sự vận dụng nó trong sự nghiệp đổi mới hiện
nay.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, đã có khá công trình viết về Hồ Chí Minh nói chung, về tư
tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Người nói riêng. Đó là thành quả rất
đáng trân trọng và hết sức tự hào của một quá trình lao động khoa học nghiêm
túc, không mệt mỏi của các học giả nước ta và thế giới.
ở Việt Nam, việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh đã được tiến hành hơn nửa
thế kỷ. Tuy nhiên, nghiên cứu tư tưởng của Người một cách toàn diện và có hệ
2


thống, chủ yếu mới được đặt ra từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1991). Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng giải phóng dân tộc là một trong những vấn đề được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Nội dung đó đã được phản ánh đậm nét trong các bài
nói, bài viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: Chủ tịch Hồ Chí
Minh và cách mạng Việt Nam (Trường Chinh, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội,
1991); Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta (Lê Duẩn,
NXB Sự thật, Hà Nội, 1986); Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí
Minh (Phạm Văn Đồng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); Bác Hồ sống
mãi với non sông (Nguyễn Văn Linh, NXB Sự thật, Hà Nội, 1990); Tư tưởng
Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam (Võ Nguyên Giáp, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000);... Nội dung đó còn được thể hiện sinh động
trong các công trình của các nhà nghiên cứu tên tuổi về Hồ Chí Minh như Thế
giới đổi thay, Hồ Chí Minh sống mãi (Nguyễn Khánh Toàn, NXB Thành phố

Hồ Chí Minh, 1990); Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh (Trần
Văn Giàu, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); Bác Hồ người Việt Nam
đẹp nhất (Hà Huy Giáp, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1977); Chủ tịch Hồ Chí
Minh người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giải phóng dân tộc (Hùng
Thắng, Nguyễn Thành, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985); Dưới ánh sáng
tư tưởng Hồ Chí Minh (Đặng Xuân Kỳ, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội,
1990); Góp phần tìm hiểu tư tưởng độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994); Sức
mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
(Lê Mậu Hãn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); Nguyễn ái Quốc với
việc truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 1921 - 1930 (Phạm
Xanh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); đề tài khoa học cấp Nhà nước

3


mang mã số KX02-12 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách
mạng giải phóng dân tộc do Trịnh Nhu làm chủ nhiệm;... Đó là những công
trình lớn, tiêu biểu; ngoài ra, còn nhiều bài viết khác về vấn đề này được đăng
tải trên các báo, tạp chí khoa học,...
Trên thế giới, Hồ Chí Minh đã sớm được bạn bè năm châu biết đến như vị
cứu tinh của dân tộc Việt Nam, nhất là, từ sau thắng lợi của nhân dân ta trong
các cuộc kháng chiến vĩ đại giải phóng dân tộc, Việt Nam - Hồ Chí Minh luôn
được coi là biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc. Đó là lí do giải thích
tại sao lại xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu thể hiện sự ngưỡng mộ Người,
không chỉ của những người tiến bộ yêu chuộng hoà bình, công lý, của lãnh tụ
các nước anh em, mà còn của cả những người đã từng đối đầu với Hồ Chí
Minh. Đặc biệt, sau sự kiện Hồ Chí Minh được UNESCO (Tổ chức văn hoá,
khoa học và giáo dục của Liên Hợp quốc) công nhận danh hiệu kép - Anh
hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới, ngày càng xuất

hiện nhiều nhà Việt Nam học công bố những công trình nghiên cứu của mình
về cuộc đời và sự nghiệp giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh. Chúng ta có thể kể
tên những học giả ở nước ngoài nổi tiếng như Cô-bê-lép với Đồng chí Hồ Chí
Minh (NXB Thanh niên, Hà Nội, 1985); Furuta Moto với Hồ Chí Minh giải
phóng dân tộc và đổi mới (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); William
Duiker với Ho Chi Minh a life (Hyperion, New York, America, 2000); Thu
Trang với Nguyễn ái Quốc ở Pa ri (1917-1923) (NXB Thông tin lý luận,
1989); và còn nhiều tác giả khác nữa cũng có các công trình có đề cập ít nhiều
đến con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh như Patti với
Tại sao Việt Nam? (NXB Đà Nẵng, 2000), S.Q. Judge với Ho Chi Minh, the
missing years 1919-1941 (Arrangement with C. Hurst & Co, California,

4


America, 2002), Huynh Kim Khanh với Vietnamese Communism 1925-1945
(Cornel University Press, Ithaca and London, 1982),...
Có thể nói rằng, các công trình nghiên cứu trên đã có nội dung khái quát,
đề cập tương đối rộng và phản ánh được nhiều khía cạnh của tư tưởng Hồ Chí
Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Đồng thời, qua các công trình trên, đã
góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận của Hồ Chí Minh về vấn đề này và
khẳng định giá trị của nó. Song, chưa có một công trình chuyên khảo nào về
quan điểm cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh trong những năm
1920 - 1930. Mặt khác, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ to
lớn và đầy khó khăn, đòi hỏi sự đóng góp trí tuệ và kiến thức của nhiều nhà
khoa học cả về lý luận và thực tiễn, cả trong và ngoài nước. Bởi vì, tư tưởng
của Người là hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu sắc; và càng đi sâu nghiên
cứu, chúng ta lại càng khám phá ra nhiều điều kỳ diệu. Do đó, tiếp tục đi sâu
tìm tòi, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng cách mạng giải
phóng dân tộc của Người nói riêng vẫn là nhiệm vụ quan trọng và hết sức cần

thiết của nhiều thế hệ. Công việc đó chẳng những góp phần làm sáng tỏ thêm
những giá trị đích thực của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn vận dụng sáng tạo
nó vào đời sống hôm nay và mai sau.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu điều kiện hình thành, quan điểm cơ bản
của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc thể hiện trong thời kỳ lịch
sử từ năm 1920 đến năm 1930; tức là, thời điểm từ khi Người tiếp cận và đón
nhận con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, sau
đó vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta, từng bước hình thành
quan điểm cách mạng giải phóng dân tộc, cho đến khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời.

5


4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Trên cơ sở các tư liệu lịch sử, chúng tôi phân tích quá trình hình thành,
trình bày những nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng
giải phóng dân tộc thời kỳ 1920 - 1930 sẽ góp phần làm sáng rõ hơn quá trình
hình thành; quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc trong thời kỳ này. Từ đó, chúng tôi làm rõ giá trị lý luận và thực
tiễn của quan điểm ấy, đồng thời nêu rõ sự vận dụng quan điểm của Người về
cách mạng giải phóng dân tộc trong những năm 1920 - 1930 vào sự nghiệp
cách mạng nước ta hiện nay.
5. Phương pháp và nguồn tư liệu nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với
phương pháp lô gíc, tiếp cận hệ thống, so sánh,... để nêu bật quan điểm của Hồ
Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong những điều kiện cụ thể của
cách mạng Việt Nam và cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới trong thời
kỳ 1920 - 1930.

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có ba chương, cụ thể:
Chương1. Những yếu tố dẫn đến hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về
cách mạng giải phóng dân tộc
Chương 2. Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc
Chương 3. Giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc

6


Chương 1
Những yếu tố dẫn đến hình thành quan điểm
Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Từ giữa thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây dần trở thành các
nước đế quốc chủ nghĩa, càng ráo riết đua nhau tràn sang phương Đông tìm
kiếm thị trường, không chỉ để tiêu thụ hàng hoá, mà cả đầu tư và khai thác
nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc vì mục đích siêu lợi nhuận của nó.
Vận mệnh của nhiều dân tộc bị chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây đe dọa.
Việt Nam là nước có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là chiếc cầu nối giữa
châu á và Thái Bình Dương, giữa Đông Nam á lục địa và Đông Nam á hải đảo,
nơi giao điểm của các luồng đường, luồng hàng từ Đông sang Tây, từ Nam lên
Bắc; lại là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú... Đến giữa thế kỷ
XIX, chế độ phong kiến Việt Nam do triều đình nhà Nguyễn đại diện, đang
trong quá trình khủng hoảng trầm trọng và suy vong. Biểu hiện cụ thể của tình
trạng đó là sự chia rẽ nội bộ sâu sắc, là sự bột phát mãnh liệt của chiến tranh
nông dân trên phạm vi cả nước... Sau một thời gian nhòm ngó lâu dài và chuẩn
bị ráo riết về mọi mặt, sáng sớm ngày 1/9/1858, chiến hạm của thực dân Pháp

đã nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam. Trước hành động trắng trợn của thực dân Pháp, giai cấp phong
kiến cầm quyền lúc đó có trách nhiệm phải lãnh đạo nhân dân cả nước tiến
hành cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập của dân tộc; song, triều đình Huế
không huy động được sức mạnh dân tộc chống xâm lược. Mặc dù vậy, nhân
dân cả nước đã sôi nổi đứng dậy dưới ngọn cờ của các văn thân, sĩ phu yêu
nước chống quân xâm lược ngay từ những ngày đầu chúng xâm phạm bờ cõi
thiêng liêng của Tổ quốc. Điều đó, khiến thực dân Pháp không thể thực hiện

7


được chiến lược đánh nhanh thắng nhanh và sau hơn một phần tư thế kỷ, chúng
mới chiếm được nước ta. Phong trào đấu tranh vũ trang hồi cuối thế kỷ XIX
của nhân dân ta bị dìm trong biển máu. Sự thất bại của các phong trào đó bộc
lộ tình trạng khủng hoảng trầm trọng về lãnh đạo. Những sĩ phu yêu nước
chống Pháp cuối thế kỷ XIX đều bị điều kiện giai cấp và thời đại hạn chế, nên
trong khi dựng cờ cứu nước họ vẫn phải mang ngọn cờ tư tưởng phong kiến đã
lỗi thời, không còn đủ khả năng giúp dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ. Vì vậy, chỉ
sau một thời kỳ phát triển ban đầu, phong trào đã dần trở nên rời rạc, lẻ tẻ và
cuối cùng tan rã. Nó không có điều kiện phát triển thành một cuộc kháng chiến
rộng lớn để bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc ta.
Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định bằng vũ lực, thiết lập bộ
máy thống trị trên toàn bộ đất nước ta, thực dân Pháp đã tiến hành các cuộc
khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, cho
vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc... Các cuộc
khai thác thuộc địa đó có tác động rất lớn đối với Việt Nam, làm cho nền kinh
tế nước ta vốn đã lạc hậu, trì trệ, ngày càng trở nên què quặt, lệ thuộc vào kinh
tế chính quốc. Việt Nam từ một xã hội phong kiến đơn thuần đã trở thành một
xã hội thuộc địa, với sự xuất hiện của các tầng lớp và giai cấp mới. Các mâu

thuẫn trong xã hội ngày càng diễn ra gay gắt, trong đó, nổi bật lên là mâu thuẫn
giữa toàn thể dân tộc ta với bọn đế quốc thực dân xâm lược và tay sai.
Vào đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, phần lớn các nước châu á,
châu Phi, Mỹ La tinh đã trở thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân;
nhân dân các nước thuộc địa bị chúng chà đạp lên những giá trị văn hoá, tinh
thần, tước đoạt quyền lợi về kinh tế và địa vị xã hội. Thách thức lớn nhất của
thời đại lúc đó là tìm ra phương sách để giải phóng dân tộc. Sự tàn bạo của chủ
nghĩa đế quốc, thực dân đã làm dấy lên một phong trào thức tỉnh của Châu á

8


cùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ cách mạng 1905 ở
Nga đã tạo thành một cao trào thức tỉnh phương Đông. Những phong trào dân
tộc và cải cách dân chủ theo khuynh hướng tư sản trở thành trào lưu phổ biến
và nổi bật ở nhiều nước châu á. Hàng trăm triệu người đã hướng về một cuộc
sống mới với ánh sáng tự do. Những biến đổi bên trong của Việt Nam về kinh
tế và xã hội do tác động của các cuộc khai thác thuộc địa đã tạo cơ sở vật chất
cho sự tiếp thu những luồng tư tưởng mới của các cuộc cách mạng từ ngoài
vào, đặc biệt là của cách mạng tư sản Pháp (1789), của phong trào Duy Tân ở
Nhật Bản (1868), của cuộc vận động Duy Tân (1898) và cách mạng Tân Hợi
(1911) ở Trung Quốc... Nhờ đó, phong trào đấu tranh dân tộc ở nước ta lại tiếp
tục sôi động. Một tầng lớp chí sĩ yêu nước và cách mạng mới lại cùng nhân dân
đứng dậy đấu tranh. Tiêu biểu là phong trào Đông Du (1905 - 1908), Đông
Kinh nghĩa thục (1907), cuộc Vận động duy tân và chống thuế ở Trung Kỳ
(1908); tiếp đến là sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quang phục hội,
phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản thành thị... Mặc dù, phong
trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tư sản diễn ra hết sức sôi nổi như
vậy nhưng cuối cùng đều bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. Nguyên nhân chủ
yếu của sự thất bại là do điều kiện lịch sử hạn chế, lãnh đạo các phong trào đều

chưa nhận rõ được bản chất kẻ thù, chưa nhận rõ được nhiệm vụ cơ bản, lực
lượng cơ bản của cách mạng Việt Nam. Thực tế đó cho thấy hệ tư tưởng tư sản
không thể đủ khả năng hướng đạo một phong trào đấu tranh mạnh mẽ được.
Phong trào dân tộc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX còn có các cuộc đấu
tranh tự phát của nông dân và đồng bào miền núi. Phong trào kháng chiến của
nhân dân ta nổ ra rộng khắp từ đồng bằng, rồi lan dần lên trung du, miền núi.
Trong hàng loạt cuộc nổi dậy đó, phong trào nông dân Yên Thế là phong trào
đấu tranh vũ trang lớn và kéo dài nhất từ cuối thế kỷ XIX sang hơn mười năm

9


đầu thế kỷ XX. Thủ lĩnh tối cao của phong trào tuy đã nhận rõ kẻ thù và trực
tiếp đấu tranh chống thực dân Pháp nhưng chủ trương “thủ hiểm” lấy Yên Thế
làm căn cứ địa, chờ thời cuộc thuận lợi hơn mà đánh đuổi chúng bằng quân sự,
còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đến đầu thế kỷ XX, phong trào nông dân Yên Thế
bị thực dân Pháp đàn áp.
Như vậy, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã
chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc bao gồm tất cả các nước thuộc địa lẫn phụ thuộc. ở Việt Nam, sau khi
việc bình định cơ bản hoàn thành, thực dân Pháp bắt tay vào tổ chức bộ máy
thống trị và tiến hành khai thác thuộc địa với quy mô ngày càng lớn. Lớp lớp sĩ
phu và đồng bào yêu nước đã đứng lên chiến đấu giành lại độc lập, tự do
nhưng đều thất bại, nhiều cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu. Các phong
trào yêu nước tuy phát triển mạnh mẽ, song vẫn chưa thoát khỏi sự khủng
hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. Trong khi đó, giai cấp vô sản mới hình
thành, chưa đảm nhận sứ mệnh lịch sử của mình trong cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc. Đám mây đen của chủ nghĩa đế quốc vẫn đang bao phủ bầu trời
Việt Nam. Tình hình phong trào cứu nước chống thực dân Pháp của nhân dân
Việt Nam lúc bấy giờ ở trong tình trạng “đen tối như không có đường ra” [76,

3]. Vấn đề khủng hoảng đường lối cứu nước là vấn đề cơ bản nhất của cách
mạng Việt Nam lúc đó. Do vậy, xác định con đường cách mạng đúng đắn càng
trở thành yêu cầu bức thiết của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trước hoàn cảnh đó, năm 1911, Hồ Chí Minh ra nước ngoài để học hỏi,
tìm một giải pháp mới để giải phóng dân tộc. Đến cuối năm 1920, Người đã
tìm được con đường cách mạng đúng đắn cho nhân dân Việt Nam và mở cho
cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới, “giai
đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế,

10


đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ
nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lênin”[13, 8]. Sau khi đón nhận học
thuyết cách mạng và khoa học của Lênin, tìm được con đường cứu nước cho
dân tộc, trong những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với việc thực hiện những
nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh xúc
tiến mạnh mẽ việc xây dựng và truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân
tộc, từng bước chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho giai cấp công
nhân Việt Nam thành lập chính đảng của mình. Đây là thời kỳ hoạt động sôi
nổi của Hồ Chí Minh cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, ở nhiều địa bàn
khác nhau, từ Pháp đến Liên Xô, Trung Quốc... Trong thời kỳ này, Người phác
thảo ra những đường nét cơ bản của con đường cách mạng giải phóng dân tộc
Việt Nam. Chính vì vậy, đây được coi là thời kỳ hình thành về cơ bản tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Có thể nói, sự ra đời của một học thuyết, một tư tưởng hay hệ tư tưởng
không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà là kết quả của một quá trình, dưới
sự tác động của nhiều nhân tố, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Tư
tưởng Hồ Chí Minh nói chung và quan điểm cách mạng giải phóng dân tộc của
Người nói riêng, được hình thành trong những điều kiện lịch sử cụ thể của

nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và cũng trên cơ sở ảnh hưởng của
nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản là truyền thống dân tộc Việt Nam,
tinh hoa văn hoá nhân loại, chủ nghĩa Mác - Lênin và phẩm chất cá nhân Hồ
Chí Minh.
1.1. Truyền thống dân tộc Việt Nam
Trong lịch sử văn minh nhân loại, Việt Nam được xếp vào hàng các
quốc gia dân tộc được hình thành từ rất sớm. Trải qua qúa trình dựng nước và

11


giữ nước lâu dài, dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên nhiều truyền thống, bản sắc
văn hóa dân tộc tốt đẹp, nổi bật là truyền thống yêu nước.
Lịch sử đã chứng minh rằng, Việt Nam tồn tại và phát triển không chỉ
trải qua nhiều cuộc vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, mà còn phải tiến hành
những cuộc kháng chiến giành và giữ độc lập tự do trước kẻ thù xâm lược.
Những thách thức gắt gao đó đã “sản sinh ra một dân tộc có ý thức sâu sắc về
bản sắc dân tộc mình và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc chống ngoại xâm”[115, 11].
Sức mạnh của lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của nhân dân ta đã
khiến cho kẻ thù xâm lược nhiều phen khiếp vía kinh hồn. Từ Đồ Thư đời Tần
(thế kỷ II TCN), Mã Viện đời Hán (thế kỷ I), rồi Hoàng Thao của Nam Hán
(thế kỷ X), Quách Quỳ nhà Tống (thế kỷ XI), Thoát Hoan của Nguyên - Mông
(thế kỷ XIII), đến Liễu Thăng, Vương Thông nhà Minh (thế kỷ XV), Tôn Sĩ
Nghị của Mãn Thanh (thế kỷ XVIII) đều bị thất bại nhục nhã. Lịch sử dân tộc
ta cũng đã ghi danh nhiều anh hùng kiệt xuất. Các thế hệ anh hùng Việt Nam,
tuy sinh ra trong những hoàn cảnh nhất định, song họ nối tiếp nhau để thực
hiện nhiệm vụ chung của lịch sử là bảo vệ độc lập, phát triển đất nước. Họ đã
cùng với nhân dân tô đậm tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc
ta. Nếu chỉ kể từ đầu công nguyên, đất nước ta đã sản sinh ra nhiều anh hùng,
vĩ nhân; tiêu biểu là Hai Bà Trưng (thế kỷ I), Bà Triệu (thế kỷ II), Lý Bí (thế

kỷ VI), Phùng Hưng (thế kỷ VIII), Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền (thế kỷ X), Lý
Thường Kiệt (thế kỷ XI), Trần Hưng Đạo (thế kỷ XIII), Lê Lợi, Nguyễn Trãi
(thế kỷ XV), Nguyễn Huệ (thế kỷ XVIII),... Nghiên cứu giá trị tinh thần truyền
thống của dân tộc, về văn hóa, xã hội, về lịch sử quá trình hình thành và phát
triển của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh sớm khẳng định cơ sở lịch sử Việt
Nam khác các nước phương Tây, đã đi đến kết luận có giá trị bổ sung cơ sở
lịch sử của học thuyết Mác, rằng: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất

12


nước” [67, 466]. Về sau, trong những năm 50 của thế kỷ XX, nói đến chủ
nghĩa yêu nước mới, Người viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó
là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm
lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,
to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và lũ cướp nước... Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ
vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,v.v..
Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu
biểu của một dân tộc anh hùng”[72, 171-172]. Theo Người, lòng yêu nước là
một động lực vĩ đại là vậy, song không phải chỉ trân trọng, kế thừa truyền
thống yêu nước là đủ, mà còn phải biết phát huy nó trong cuộc sống, bởi “Tinh
thần yêu nước cũng như các thứ của quý có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong
rương hòm” [72, 172]; do vậy, bổn phận của chúng ta là làm cho những của
quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày, nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên
truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều
được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng cách mạng giải phóng
dân tộc của Hồ Chí Minh, truyền thống quê hương xứ Nghệ giữ vai trò quan

trọng. Xứ sở này là nơi hội tụ của trung tâm Bắc Trung Bộ, là mảnh đất có
truyền thống văn hoá và lịch sử lâu đời, nơi mà “Núi cao, sông sâu, phong tục
trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng,... Người thì thuần hòa mà chăm học, sản vật
thì nhiều thứ quý... Được khí tốt của sông núi, nên sinh ra nhiều bậc danh
hiền... thực là nơi hiểm yếu, như thành đồng ao nóng của nước và là then khoá
của các triều đại”[8, 55]. Điều quan trọng, đây là vùng đất giàu truyền thống
yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh
13


chống áp bức và chống ngoại xâm trong nhiều thời kỳ lịch sử. Trải qua hàng
ngàn năm đấu tranh liên tục, kiên trì và bền bỉ trong điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt để tồn tại và phát triển đã hun đúc nên ở con người xứ Nghệ truyền
thống đoàn kết, ý chí bất khuất, tinh thần tự lực và bản lĩnh kiên cường. Đó
cũng là quê hương của nhiều anh hùng nổi tiếng từ cổ chí kim; nơi hội tụ nhiều
nhân tài, chí sĩ yêu nước. Ngay mảnh đất Kim Liên cũng đã thấm máu anh
hùng của bao liệt sỹ và nhiều người con ưu tú khác của dân tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh được sinh ra trong truyền thống quê hương, dân tộc và
chính sức mạnh của truyền thống văn hoá Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là
chủ nghĩa yêu nước - chủ lưu chảy suốt trường kỳ lịch sử, động lực chính cho
sự trường tồn và phát triển của dân tộc - đã thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm
con đường cứu nước cứu dân, đã chi phối mọi suy nghĩ và hành động của
Người trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng gian khổ. Đó cũng chính là cơ
sở đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu lý luận về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa để hình thành nên con đường cách mạng Hồ Chí Minh.
Đúng như Người đã tự bạch: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa
phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”[76,
128]. Có thể nói, giá trị truyền thống tư tưởng, văn hoá Việt Nam, cốt lõi là
chủ nghĩa yêu nước là một trong những yếu tố cơ bản nhất dẫn đến hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và quan điểm của Người về cách mạng giải

phóng dân tộc nói riêng.
1.2. Tinh hoa văn hoá nhân loại
Hồ Chí Minh là hiện thân của sự kết hợp văn hoá Đông - Tây. Không
chỉ thừa hưởng vốn văn hóa dân tộc mà trên hành trình tìm đường cứu nước,
Hồ Chí Minh còn làm giàu vốn văn hóa của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu
tinh hoa văn hóa của nhân loại. Người dẫn lời Lênin để khẳng định rõ quan

14


điểm của mình đối với sự kế thừa và chọn lọc những giá trị tốt đẹp của văn hóa
truyền thống, rằng: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái
được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”[72, 46]. Khái quát
về ưu điểm của một số học thuyết và tôn giáo trên thế giới mà Người đa nghiên
cứu, Người viết: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá
nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có
ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu
điểm là Chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giêsu,
Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những điểm chung đó sao? Họ đều
muốn: “mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội”. Nếu hôm
nay, họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định
chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng
làm người học trò nhỏ của các vị ấy”[34, 54-55]. Tư tưởng văn hóa phương
Đông, phương Tây đã ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tư tưởng của Người.
* Về tư tưởng văn hoá phương Đông, trước hết là Nho giáo, từ thuở niên
thiếu, Hồ Chí Minh đã nhiều năm theo học Nho giáo nên đã có vốn kiến thức
nhất định về Nho học. Theo Người, Khổng giáo không phải là tôn giáo mà là
một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử, trên cơ sở đó người
ta đưa ra khái niệm về thế giới đại đồng. Người chỉ rõ: “Tuy Khổng Tử là
phong kiến và tuy học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song

những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”[72, 46]. Trên cơ sở nhận thức
đó, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo, lựa chọn những
yếu tố phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng như triết lý hành động, tư
tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị, thế giới đại
đồng, triết lý nhân sinh, đề cao văn hoá,... đặc biệt là sự tu dưỡng đạo đức cá
nhân.

15


Phật giáo là một tôn giáo thế giới, sớm được du nhập vào Việt Nam.
Theo Hồ Chí Minh, “Lòng tôn kính cha mẹ, tình anh em, tình bạn trung
thành,... đều hoặc rút từ quan điểm của Phật”[68, 372]. Trong lịch sử, Phật
giáo đã từng giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người
Việt. Nhiều mặt tích cực của Phật giáo đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tư duy,
trong hành động của người Việt Nam. Đó là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái,
thương người, không phân biệt đẳng cấp, tinh thần bình đẳng, chăm lo điều
thiện, đề cao lao động... Phật giáo vào Việt Nam thích nghi và tích hợp với chủ
nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Thiền phái Trúc lâm Việt Nam là một trong những điển hình chủ trương không
xa rời thực tế mà sống gắn bó với nhân dân, đất nước, với cuộc đấu tranh của
dân tộc chống giặc ngoại xâm. Những yếu tố tích cực của Phật giáo đã đi vào
đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động. Không chỉ trong hành động,
mà trong nhiều tác phẩm của Hồ Chí Minh, tư tưởng tiến bộ của Phật giáo
cũng được thể hiện sâu sắc. Cùng với Nho giáo, Phật giáo, Hồ Chí Minh còn
tiếp thu tư tưởng của một số nhà tư tưởng phương Đông, tìm thấy trong đó
những điều tích cực, phù hợp với điều kiện nước ta.
* Tư tưởng hóa phương Tây là một bộ phận quan trọng của văn hóa
nhân loại, có ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung
và quan điểm của Người về cách mạng giải phóng dân tộc nói riêng. Từ rất

sớm, trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã làm quen với văn
hóa Pháp. Người đã từng biết đến khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng, Bác ái; được
tiếp xúc với những tờ báo tiếng Pháp có xu hướng tự do qua những người lính
lê dương tiến bộ. Chính những tri thức văn hóa phương Tây đầu tiên này đã
ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn hướng đi tìm con đường cứu
nước mới. Điều này được Người kể lại cho nhà báo Liên Xô Ôxíp

16


Manđenxtam vào năm 1923 rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi
được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Và từ thuở ấy, tôi rất
muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau
những chữ ấy. Nhưng trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy
người như dạy con vẹt. Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo...
Vậy thì phải làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước
ngoài”[67, 477]. Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo L’ Unità (năm 1924),
Người nói rõ: Trước đây, có những người lính lê dương do Poăngcarê
(Poincaré) gửi sang Việt Nam để cải huấn, “Họ cho tôi đọc các báo Pháp. Vì
thế tôi nảy ra ý muốn sang xem “mẫu quốc” ra sao”[67, 480].
Trong suốt những năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh
chủ yếu sống ở châu Âu và có hoạt động ở nhiều trung tâm văn hoá ở châu Âu,
châu Mỹ nên có điều kiện nghiên cứu, tiếp thu tinh hoa tư tưởng văn hóa
phương Tây để làm giàu cho tư tưởng của mình. Trong thời gian ở Mỹ, Người
đã ở New York, Bruclin, thăm khu Haclem. ý chí giành độc lập tự do của nhân
dân Mỹ, tư tưởng vĩ đại của các nhà cách mạng Mỹ đã để lại ấn tượng sâu sắc
cho Hồ Chí Minh. Người tiếp thu tư tưởng dân chủ của cách mạng Mỹ được
thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập (1776), đó là “quyền tự do, quyền giữ tính
mệnh của mình, quyền làm ăn cho sung sướng... Hễ Chính phủ nào mà có hại
cho dân chúng, thì dân chúng phải đập đổ Chính phủ ấy đi, và gây lên Chính

phủ khác...”[68, 270]. ở Anh, Người được chứng kiến cuộc đấu tranh giành
độc lập của nhân dân Airơlen, gia nhập công đoàn thuỷ thủ và cùng với giai
cấp công nhân Anh tham gia biểu tình, đình công. Đặc biệt là thời gian ở Pari
(Pháp), kinh đô ánh sáng, trung tâm châu Âu, nơi hợp lưu của các dòng văn
hoá thế giới, Hồ Chí Minh có điều kiện thuận lợi để tiếp thu vốn tri thức của
thời đại, nhất là văn hoá dân chủ của nước Pháp. Tại đây, Người được tiếp xúc

17


trực tiếp với các tác phẩm nổi tiếng như Tinh thần pháp luật của Mongtétxkiơ
(Montesquieu), Khế ước xã hội của Rútxô (Rousseau),... Chủ nghĩa nhân văn,
tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái trong các tác phẩm của thời kỳ Phục hưng,
của thế kỷ ánh sáng, những tư tưởng mới mẻ của cách mạng tư sản Pháp
(1789), tư tưởng tiến bộ trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (1791),...
đã ảnh hưởng rất lớn đến Hồ Chí Minh. Từ năm 1924, trên Tập san Thư tín
quốc tế (Inprecorr), Người đã viết: “Thế là người Marốc đã làm tròn “bổn
phận” của mình, bổn phận người nô lệ. Nhưng để xứng đáng với quyền Con
người và quyền Công dân, họ còn phải làm bổn phận của họ là những Con
người và những Công dân nữa, nghĩa là phải tổ chức nhau lại và đấu tranh để
giành lấy các quyền đó, như người Pháp từng làm hồi 1789 và như giai cấp vô
sản cách mạng ngày nay đang làm”[67, 330]. Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn tiếp
thu được tư tưởng dân chủ và hình thành được phong cách dân chủ của mình từ
thực tiễn cuộc sống. Điều này được thể hiện rõ qua các hoạt động của Người
trong thời gian ở Pháp, từ viết báo, đến sinh hoạt khoa học, sinh hoạt chính
trị,...
Có thể nói, tinh hoa văn hoá nhân loại là một yếu tố quan trọng dẫn đến
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.3. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Cuối năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, báo hiệu bình

minh của thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi toàn thế giới. Mặc dầu vậy, tác động của cuộc cách mạng này
chưa đến ngay được với Thủ đô Pari, vì biến cố vĩ đại này xảy ra vào lúc nỗi lo
âu về sự được thua trong chiến tranh đang đè nặng lên nước Pháp, ngay cả đối
với những đảng viên Đảng Xã hội; sau nữa là sự bưng bít của hàng rào báo chí
tư sản, vì chúng rất sợ ảnh hưởng của cuộc cách mạng vô sản vĩ đại này. Đến

18


đầu năm 1919, Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) được thành lập; tiếp theo là
việc Nhà nước Xô viết đánh bại cuộc chiến tranh can thiệp của 14 nước đế
quốc và bọn bạch vệ. Những sự kiện đó chứng tỏ sự lớn mạnh của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế. Và từ năm 1920 trở đi, tiếng vang và ảnh
hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga lan rộng ra khắp châu Âu và toàn thế
giới. Cách mạng tháng Mười đã chặt đứt xiềng xích của chủ nghĩa đế quốc, phá
tan cơ sở của nó và giáng cho nó một đòn chí mạng. Giống “như ánh mặt trời
rạng đông xua tan bóng tối, cuộc cách mạng tháng Mười đã chiếu rọi ánh sáng
mới vào lịch sử loài người”[74, 558], mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng
chống đế quốc, thời đại cách mạng giải phóng dân tộc. Từ đây, nhiều người
yêu nước của các dân tộc bị áp bức đều hướng về nước Nga, trong đó có Hồ
Chí Minh.
Bước ngoặt lớn trong quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh
đó là khi Người tiếp xúc với Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, đăng trên báo Nhân đạo (L,
Humanité) - cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp - vào tháng 7 năm 1920.
Bản Luận cương gồm 12 điểm, đề cập nhiều vấn đề, trong đó có những vấn đề
liên quan đến vận mệnh các dân tộc thuộc địa. Điểm (3) của Luận cương chỉ ra
rằng, chiến tranh đế quốc năm 1914 -1918 đã làm cho tất cả các dân tộc và các
giai cấp bị áp bức trên toàn thế giới thấy được một cách hết sức rõ ràng tính

chất lừa dối trong những lời nói văn hoa của bọn tư sản, làm tăng cường khắp
mọi nơi cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản các nước tiên tiến cũng
như của hết thảy quần chúng lao động các nước thuộc địa và phụ thuộc. Điểm
(4) của Luận cương phân tích ý nghĩa sâu sắc của sự đoàn kết, theo Lênin,
“điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc
và vấn đề thuộc địa phải là làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả

19


các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau”[51, 199]. Điểm (5) và điểm (9)
của Luận cương đã nêu rõ: “tất cả các phong trào giải phóng dân tộc trong các
thuộc địa và trong các dân tộc bị áp bức mà kinh nghiệm đau đớn đã làm cho
họ tin chắc rằng đối với họ không có con đường cứu vãn nào khác ngoài sự
chiến thắng của chính quyền Xô viết đối với chủ nghĩa đế quốc thế giới”[51,
199-200]. Luận cương thể hiện sự tin tưởng rằng, “chỉ có chế độ Xôviết là chế
độ có thể thật sự đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc” và Lênin nhấn
mạnh: “tất cả các đảng cộng sản phải trực tiếp ủng hộ các phong trào cách
mạng của những dân tộc phụ thuộc hoặc không được hưởng đầy đủ quyền bình
đẳng (chẳng hạn như Airơlen, những người da đen ở Mỹ,...) và các thuộc
địa”[51, 202]. Luận cương của Lênin đã tác động mạnh mẽ tới Hồ Chí Minh.
Nhờ những nhận thức rút ra từ thực tiễn gần 10 năm lăn lộn tìm đường cứu
nước, nên khi đọc và hiểu được phần chính của Luận cương đó, Người đã sung
sướng nhận ra đây là “cái cần thiết cho chúng ta”, đây là “con đường giải
phóng chúng ta”. Từ nhận thức đó, tháng 12 năm 1920, Hồ Chí Minh đã cùng
đa số đảng viên Đảng Xã hội Pháp biểu quyết tán thành việc gia nhập Quốc tế
thứ ba, sau đó tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là bước chuyển có
tính chất quyết định đến sự hình thành tư tưởng của Người về con đường giải
phóng dân tộc vì độc lập, tự do của Tổ quốc và đồng bào. Kể từ đó, Hồ Chí
Minh từng bước nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin. Người nắm vững

cái cốt lõi, linh hồn sống của chủ nghĩa ấy là phương pháp biện chứng duy vật,
học tập lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của nó để giải quyết
các vấn đề thực tiễn của cách mạng nước ta. Từ những năm 20 của thế kỷ XX
trở đi, các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh phản ánh bản chất tư tưởng cách
mạng của Người theo thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin. Có thể nói, chính thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác 20


Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhìn nhận và đánh giá một cách khoa học, chính
xác các học thuyết tư tưởng đương thời cũng như tổng kết kinh nghiệm hoạt
động thực tiễn của mình để tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc
Việt Nam. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, khi phân tích các chủ nghĩa,
học thuyết, Hồ Chí Minh viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều
nhưng chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa
Lênin”[68, 268]. Người coi: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người
cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ,
không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng
ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”[76,
128]. Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chúng ta giành
được thắng lợi là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng chúng ta
giành được những thắng lợi đó “trước hết là nhờ cái vũ khí không gì thay thế
được là chủ nghĩa Mác - Lênin”[78, 476].
Có thể khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin, trước hết là phương
pháp luận mácxít, phép biện chứng duy vật là nguồn gốc lý luận trực tiếp, là
yếu tố có vai trò và ý nghĩa quyết định dẫn đến sự hình thành và phát triển của
tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc
của Người nói riêng.
1.4. Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi
với nhân dân. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan, một phụ nữ giàu
đức hi sinh, có nếp sống giản dị, thanh cao... Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc,

thân phụ của Người là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu
sắc. Tấm gương về ý chí kiên cường vượt gian khổ, khó khăn để đạt được mục
tiêu, đặc biệt là tư tưởng thương dân, chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho
21


×