Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đảng bộ tỉnh bắc giang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tu nam 1997 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƢƠNG HẢI HÀ

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT
THỂ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƢƠNG HẢI HÀ

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA
PHI VẬT THỂ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số: 60 22 56
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Thế Hanh



Hà Nội - 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .........................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................................................7
6. Đóng góp của đề tài ...........................................................................................................8
7. Bố cục của luận văn ...........................................................................................................8

CHƢƠNG 1 CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN
HÓA PHI VẬT THỂ CỦA TỈNH BẮC GIANG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM
2005 ........................................................................................................................... 9
1.1. Cơ sở của việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Giang ..... 9

1.1.1. Khái niệm văn hóa, di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể ......................9
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử - văn hóa của tỉnh
Bắc Giang .................................................................................................................13
1.2. Thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Bắc
Giang trước năm 1997 .........................................................................................................16

1.2.1. Các di sản văn hóa phi vật thể chủ yếu ở Bắc Giang ....................................16
1.2.2. Thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Bắc
Giang trước năm 1997 .........................................................................................................18
1.3. Sự lãnh đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của Đảng bộ Bắc Giang
từ năm 1997 đến năm 2005 ..................................................................................................23


1.3.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang ......................................................23
1.3.2. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Bắc Giang .........29
TIỂU KẾT .......................................................................................................................... 34

CHƢƠNG 2 ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO BẢO TỒN, PHÁT
HUY GIÁ TRỊ CÁC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỪ NĂM 2006 ĐẾN
NĂM 2010 ............................................................................................................... 36
2.1 Điều kiện lịch sử mới (2006 - 2010) ..............................................................................36


2.2 Đảng bộ tỉnh Bắc Giang vận dụng chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa
của Đảng ............................................................................................................................. 38
2.2.1 Chủ trương của Đảng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật
thể .........................................................................................................................................38

2.2.2 Sự quán triệt của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về bảo tồn và phát huy giá trị các
di sản văn hóa phi vật thể ........................................................................................39
2.3. Quá trình chỉ đạo và kết quả thực hiện .........................................................................41
2.3.1. Quá trình chỉ đạo thực hiện ...................................................................................... 41

2.3.2. Kết quả thực hiện .......................................................................................... 45
TIỂU KẾT .......................................................................................................................... 61

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ............ 63
3.1. Nhận xét chung về quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo bảo tồn, phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh từ năm 1997 đến năm 2010 .............................................63

3.1.1. Một số thành tựu ............................................................................................63
3.1.2. Một số hạn chế ...........................................................................................................70

3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu ......................................................................................... 74
TIỂU KẾT ..........................................................................................................................82

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 85
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 94


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực
thúc đẩy xã hội phát triển. Văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng và tác động đến mọi mặt
của đời sống xã hội. Văn hóa còn biểu hiện trình độ văn minh của dân tộc và là bản
sắc của từng vùng, miền. Thông qua bản sắc văn hóa, người ta có thể thấy được
chiều hướng phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là nhiệm vụ quan trọng được đặt song song
với sự phát triển kinh tế mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm.
Một trong những yếu tố góp phần khơi dậy sức sống mãnh liệt của dân tộc
đó là di sản văn hóa (DSVH), bởi DSVH chính là cội nguồn tiềm tàng to lớn của
dân tộc được tạo ra trong quá khứ, cần phải được bảo vệ, duy trì và phát huy trong
xã hội hiện đại.
Trong xu thế giao lưu hội nhập và toàn cầu hoá hết sức sôi động hiện nay,
vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) lại
càng có ý nghĩa quan trọng nhằm gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, để
hội nhập mà không bị hoà tan. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến
vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII của Đảng đã khẳng định: “Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây
dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam
về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành
mạnh cho sự phát triển xã hội. Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và

thẩm mỹ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích
lịch sử, văn hoá danh thắng của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở
rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá
dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào
dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp cho nền văn
hoá Việt Nam”[26, tr.110-111]. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ 5 khóa VIII về: “Xây dựng và phát triển văn hóa Việt

1


Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đã tạo động lực lớn để góp phần thúc đẩy đất
nước phát triển.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh vấn đề bảo
tồn, phát huy DSVH dân tộc trong sự nghiệp phát triển văn hoá, nền tảng tinh thần
của xã hội: “cần tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử và các
di sản văn hoá”[32, tr.34].
Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hóa, trong những năm
qua, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã tập trung lãnh đạo sự nghiệp văn hóa đạt được
nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn thúc đẩy phát triển KT - XH của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo tồn và phát huy giá trị
các DSVH của Bắc Giang vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, hạn chế nhất định, chưa
tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Yêu cầu cấp bách đặt ra đối với Đảng bộ, chính
quyền, nhân dân Bắc Giang là nhận thức đúng đắn, vận dụng và tổ chức thực hiện
thắng lợi đường lối văn hóa của Đảng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Trên tinh thần đó, việc tổng kết quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo bảo tồn và phát huy
giá trị các DSVHPVT nhằm đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn
chế, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế, đồng thời đúc kết những kinh
nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chủ trương, giải pháp nhằm lãnh đạo hiệu quả công
tác bảo tồn và phát huy giá trị các DSVHPVT là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa lý

luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ năm
1997 đến năm 2010” làm luận văn Thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Văn hoá, công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVH là một vấn đề được
nhiều tác giả, cơ quan của Đảng và Nhà nước quan tâm nghiên cứu. Các DSVH có
giá trị quan trọng. Bảo tồn, phát huy giá trị những di sản ấy không chỉ có ý nghĩa về
giáo dục truyền thống, mà còn phục vụ tích cực nhiệm vụ phát triển KT - XH của
Bắc Giang. Vì vậy, vấn đề này đã được đề cập trong nhiều công trình với các góc
độ khác nhau:

2


Về sách, đầu tiên phải kể đến các công trình như: “Văn hoá sử cương “ nhà
sử học Đào Duy Anh từ năm 1938 với quan điểm: “Ta muốn trở thành một nước
cường thịnh về vật chất, vừa về tinh thần thì phải giữ văn hoá cũ (di sản) làm thể
(gốc, nền tảng); mà lấy văn hoá mới làm dụng nghĩa là phải khéo điều hoà tinh tuý
của văn hoá phương Đông với những điều sở trường về khoa học của văn hoá
phương Tây”.
Năm 1997, GS,TS. Hoàng Vinh hoàn thành cuốn sách “Một số vấn đề về bảo
tồn và phát triển di sản văn hoá dân tộc”. Trên cơ sở những quan niệm DSVH của
quốc tế và Việt Nam, tác giả đã đưa ra một hệ thống lý luận về DSVH, đồng thời
bước đầu vận dụng nghiên cứu DSVH nước ta.
Trong sách “Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể” do Bộ Văn hoá - Thể thao và
Du lịch phát hành năm 2007, GS.TS. Ngô Đức Thịnh (nguyên Viện trưởng Viện
Văn hoá dân gian) đã bàn đến văn hoá phi vật thể: Bảo tồn và phát huy. Trong đó
tiêu biểu nhất là các bài: “Khảo cổ học với công tác bảo vệ và phát huy di sản văn
hoá” (Vũ Quốc Hiền), “Bảo tồn di tích, nhân tố quan trọng của phát triển bền

vững” (Lê Thành Vinh).
“Văn hóa Bắc Giang” là cuốn sách do Sở Văn hóa Thông tin phát hành năm
2002, đã đăng rất nhiều bài viết về DSVH Bắc Giang: “Một vài suy nghĩ về di tích
Bắc Giang” (Dương Trung Quốc - Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam);
“Mấy vấn đề về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Bắc Giang hiện nay ” (Nguyễn
Đình Bưu); “Góp phần tìm hiểu bản sắc văn hóa Bắc Giang” (GS. Trần Quốc
Vượng)… Qua đó cho thấy DSVH Bắc Giang có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế, xã hội.
Từ năm 2005 đến 2011, bộ sách “Di sản văn hóa Bắc Giang” đã lần lượt được
phát hành: Tập 1: “Bước đầu tìm hiểu truyền thống văn hóa các dân tộc”, Văn hóa
thông tin, 2005; Tập 2: “Văn hóa phi vật thể”, Nxb Văn hóa thông tin, 2006; Tập 3:
“Khảo cổ học từ tiền sử đến lịch sử”, Nxb Văn hóa thông tin, 2008; Tập 4: “Văn học
dân gian” (Ngô Văn Trụ, Bùi Văn Thành); Tập 5: “Văn học dân gian”, (Đinh Xuân
Lâm, Ngô Văn Trụ) chủ biên; Tập 6: “Những giá trị văn hóa cổ truyền tỉnh Bắc
Giang”, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2012. Những cuốn sách này góp phần làm sáng tỏ

3


thêm những giá trị, ý nghĩa to lớn của các di sản văn hóa Bắc Giang và phát huy
những giá trị đó trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Về báo và tạp chí, nhóm các bài viết in trên các báo và tạp chí như: “Xây
dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đã bản sắc dân tộc” của Nguyễn Khoa
Điềm trên Tạp chí Tư tưởng văn hoá, năm 2001; trên Tạp chí Cộng sản, số 20, năm
2003, PGS, TS Nguyễn Văn Huy đã có nghiên cứu “Một số vấn đề bảo tồn và phát
huy những di sản văn hoá các dân tộc hiện nay”; “Những điểm mới về văn hoá
trong văn kiện Đại hội X” của Bùi Đình Phong trên Tạp chí Tư tưởng Văn hoá, năm
2006; “Bắc Giang bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc thiểu số” của tác giả Đỗ
Thảo Nguyên đăng trên Báo Dân tộc và phát triển (7/12/2006); “Bảo tồn di sản văn

hóa phi vật thể - từ góc nhìn toàn cầu hóa” của tác giả Đặng Văn Bài trên Tạp chí
Di sản văn hóa, số 21, năm 2007; “Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ những góc nhìn”
của tác giả Ngô Phương Thảo đăng trên Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 289, tháng
07/2008. “Bắc Giang: vùng đất giàu văn hóa và truyền thống cách mạng” tác giả
Hoàng Trường Giang trên báo Quân đội nhân dân, số 18489, ngày 11/10/2012; “Di
sản quan họ ở Bắc Giang, tình yêu và sức lan tỏa” của tác giả Chu Minh trên báo
Nhân Dân, ngày 24 tháng 11 năm 2012; “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi
vật thể ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Chí Bền trên Tạp chí Cộng sản,
ngày 28 tháng 2 năm 2013…
Các công trình này đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của công
tác bảo tồn và phát huy DSVH, DSVHPVT hiện nay.
Về luận án, luận văn, một số luận văn, luận án, viết về vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị DSVH như: Nguyễn Thị Đức (2006), Đảng lãnh đạo xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam trong những năm đổi mới (1986 - 2001), Luận văn
thạc sĩ Lịch sử, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học
Quốc gia Hà Nội; Lê Thị Hường (2010), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh
Bắc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận văn thạc sĩ quản lý khoa học và
công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của
đồng bào dân tộc Khơme tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ

4


của Nguyễn Hoàng Sách; luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa dân gian của Đào
Duy Tuấn với đề tài: “Các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ phát triển du lịch
(qua nghiên cứu trường hợp làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh
Hà Tây); Đỗ Hải Yến (2010) “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ
hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch”, Luận văn thạc sĩ ngành Du lịch, Đại
học Quốc gia Hà Nội; Đỗ Tuấn Khoa (2011), Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc
Giang, Luận văn thạc sĩ ngành quản lý văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội; Hoàng

Thị Phương Thảo (2012), Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa dân gian từ 1986 đến 2009, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Trung tâm
Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội… Những
công trình trên đi sâu nghiên cứu về DSVH ở từng địa phương khác nhau, nhưng
đều có đặc điểm chung là quán triệt, vận dụng phù hợp quan điểm, chủ trương của
Đảng về văn hóa vào điều kiện thực tiễn từng địa phương, để đặt ra vấn đề bảo tồn
và phát huy nét đẹp văn hóa trong thời kỳ đổi mới. Đây là cơ sở quan trọng để tác
giả học tập, kế thừa trong quá trình triển khai luận văn.
Về đề án, đề tài, trên cơ sở thực tiễn, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện các đề án:
“Bảo tồn phát huy, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2001 – 2005”, “ Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2003 – 2010”. Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật
thể trên địa bàn, nâng cao nhận thức về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang đã tiến hành
thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy các loại hình di sản
văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc tỉnh Bắc Giang”. Đề tài đã khái quát
thực trạng của các DSVHPVT, từ đó có giải pháp bảo tồn và phát huy các loại hình
DSVH đó.
Các công trình nghiên cứu trên đã nói lên tầm quan trọng, vị trí to lớn của
các DSVH cũng như vai trò của việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản đó
đối với sự phát triển KT - XH trong xu thế hội nhập hiện nay. Đó là những nguồn
tài liệu quý báu, là cơ sở để tác giả kế thừa, tiếp tục nghiên cứu. Tuy vậy, cho đến
nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống, sâu sắc

5


và toàn diện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong công tác bảo
tồn, phát huy giá trị DSVHPVT trên địa bàn tỉnh nhằm rút ra những thành công, tồn
tại, cũng như những kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong quá trình lãnh

đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đối với bảo
tồn và phát huy giá trị DSVHPVT.
- Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT của
tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2010.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những đặc điểm cụ thể của địa phương và làm rõ yêu cầu khách
quan quá trình lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT của Đảng bộ tỉnh
Bắc Giang trong những năm 1997 - 2010.
- Trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang vận
dụng các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, bảo tồn
và phát huy giá trị DSVHPVT để đề ra các chủ trương cũng như chỉ đạo thực hiện
bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT ở địa phương từ năm 1997 đến năm 2010.
- Đánh giá khách quan những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những
thành tựu và hạn chế bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT tỉnh Bắc Giang từ năm
1997 đến năm 2010.
- Tổng kết một số kinh nghiệm chủ yếu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc
Giang đối với bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT của địa phương.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện về bảo tồn và
phát huy giá trị DSVHPVT của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu những chủ trương trong quá trình lãnh đạo thực hiện
bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT của tỉnh Bắc Giang.

6



- Thời gian: từ năm 1997 đến năm 2010.
- Không gian: Nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử; cơ sở lý luận chung của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về DSVH; bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT; các quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa, DSVH, bảo tồn và phát
huy giá trị DSVHPVT.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để xem xét vấn đề DSVHPVT một cách khách quan, sát thực tiễn, luận văn
đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, phương pháp
lôgic để làm sáng tỏ đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự vận dụng của
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong lãnh đạo bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT.
Phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, xử lý số liệu,
tổng kết thực tiễn để làm rõ những thành tựu, hạn chế và rút ra kinh nghiệm nhằm
bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT của tỉnh.
5.3. Nguồn tư liệu
Để thực hiện luận văn, tác giả đã khai thác nhiều nguồn tư liệu khác nhau:
Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn kiện
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIV (nhiệm kỳ 1997 - 2000), lần thứ XV
(2000 - 2005), lần thứ XVI (2005 - 2010), lần thứ XVII (2010 - 2015); các chỉ thị,
nghị quyết, thông tư của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về bảo tồn và
phát huy giá trị DSVH; các báo cáo tổng kết hàng năm, báo cáo tổng kết từng giai
đoạn của Tỉnh uỷ, UBND, các sở ban ngành, đoàn thể tỉnh Bắc Giang; các công
trình nghiên cứu, các số liệu, kết quả điều tra thực tiễn ở Bắc Giang về bảo tồn và
phát huy giá trị DSVHPVT… Đây là những nguồn tư liệu cơ bản, không thể thiếu
của luận văn. Những nguồn tư liệu đó được khai thác từ Trung tâm lưu trữ của Tỉnh
ủy, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang, Bảo tàng tỉnh Bắc

Giang, Thư viện Tỉnh Bắc Giang, Thư viện Quốc gia Việt Nam…

7


Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng nguồn tư liệu về bảo tồn và phát huy giá trị
DSVH, bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT… từ các nghiên cứu của các nhà
khoa học, các nhà nghiên cứu, do các nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Văn hóa
Thông tin, …phát hành để góp phần luận giải những yêu cầu của luận văn.
6. Đóng góp của đề tài
- Luận văn hệ thống được quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo việc
bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT từ năm 1997 đến năm 2010.
- Mô tả thực tế việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể
trên địa bàn của chính quyền và nhân dân Bắc Giang trong những năm 1997-2010,
và một vài kinh nghiệm thực tiễn.
- Góp phần nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang.
- Ở mức độ nhất định, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ
nghiên cứu và tuyên truyền về lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang trong thời kỳ đổi mới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương 8 tiết.

8


Chƣơng 1
CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT
THỂ CỦA TỈNH BẮC GIANG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Cơ sở của việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
tỉnh Bắc Giang

1.1.1. Khái niệm văn hóa, di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể
Khái niệm văn hóa
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa
Chủ nghĩa Mác-Lênin quan niệm người ta sinh ra ăn, mặc, ở trước rồi mới
hát, múa, vẽ, viết và bàn triết lý sau. Kinh tế là nền tảng của một xã hội, là hạ tầng
cơ sở. Chính trị, pháp luật, văn hoá là những cái được xây dựng trên nền tảng đó, là
thượng tầng kiến trúc của xã hội.
Mác, Ănghen, Lênin là những người thầy, những lãnh tụ vĩ đại của giai cấp
công nhân đã làm một cuộc cách mạng thực sự trong vũ trụ quan, xây dựng một học
thuyết mới về văn hoá. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng văn hoá bao gồm mọi sinh
hoạt của con người, nó không chỉ hạn chế trong lĩnh vực tư tưởng, đời sống tinh
thần của xã hội. Văn hoá là tất cả những gì con người xây dựng nên, tất cả những
thành tích của loài người về mặt sản xuất, xã hội và tinh thần.
Lênin đã đưa ra quan điểm được coi như một định nghĩa về văn hoá và
xây dựng nền văn hoá mới: “Nền văn hoá vô sản không phải từ trên trời rơi
xuống, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hoá vô
sản bịa ra. Tất cả cái đó là hoàn toàn nhảm nhí. Nền văn hoá vô sản phải là sự
phát triển hợp quy luật của cái vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp
bức của xã hội tư bản, của xã hội địa chủ, của xã hội quan liêu” [53, tr.17]. Từ
đó Lênin khẳng định: Tất cả những con đường lớn nhỏ đó đã và đang tiếp tục
đưa tới nền văn hoá vô sản, cũng hệt như khoa kinh tế chính trị do Mác xây dựng
lại đã chỉ ra cho ta thấy xã hội loài người tiến lên đấu tranh giai cấp, tiến lên
bước đầu của cuộc cách vô sản [53, tr.20].

9


Những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin là những phác thảo cơ bản về
nền văn hoá mới mang nội dung và đại diện cho giai cấp công nhân. Nền văn hoá
đó có truyền thống từ lâu đời, là tinh hoa của mỗi dân tộc và toàn nhân loại.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Cùng với những tư tưởng vĩ đại của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh đã và đang chiếu sáng con đường chúng ta đi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận
dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng Việt Nam, trong
đó có lĩnh vực văn hoá, văn nghệ.
Hồ Chí Minh có cách nhìn nhận sâu sắc về văn hoá: “… Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, nghệ thuật, văn học… những công
cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương tiện sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức
sinh hoạt cùng với những nhu cầu đời sống, những đòi hỏi của sự sinh tồn.”
Khái niệm văn hóa của UNESCO
Năm 1989, UNESCO đã đưa ra khái niệm về văn hóa như sau: “Văn hóa là
tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng trong quá
khứ và hiện tại. Qua các thế hệ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống
các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của
mỗi dân tộc”.
Khái niệm di sản văn hoá, di sản văn hoá phi vật thể.
Trên cơ sở đồng thuận với quan niệm của UNESCO, Điều 1, Luật Di sản văn
hoá (2001) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: Di sản văn hoá
bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần,
vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế
hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam [11, tr.1].
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc, gọi tắt là
UNESCO họp phiên thứ 32 tại Paris từ 29-9 đến 17-10-2003 đã bàn thảo và ra Công
ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Khái niệm DSVHPVT được UNESCO sử
dụng trong Công ước quốc tế về bảo vệ DSVHPVT tại Điều 2.1 như sau: DSVHPVT

10



được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm
theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan
mà các cộng đồng và các nhóm và trong một số trường hợp là cá nhân công nhận là
một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác,
DSVHPVT được cộng đồng, các nhóm không ngừng tái tạo để thích nghi với môi
trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng
thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn
trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người.
Điều 4 của Luật Di sản văn hóa (2001) Việt Nam ghi rõ: “Di sản văn hóa phi
vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ
bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn
và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn
học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp
sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ
truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức
dân gian khác”[11, tr.1].
Đến kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII thông qua ngày 18/6/2009, Luật Di sản
văn hóa Việt Nam có sửa đổi, bổ sung một số điều, trong đó quan niệm về
DSVHPVT được diễn giải ngắn gọn hơn: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm
tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan,
có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng
được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền
nghề, trình diễn và các hình thức khác”.
Như vậy, DSVHPVT luôn sống trong tâm trí con người, được con người
nắm giữ các tri thức về nó để trình diễn các kỹ năng thực hành biểu hiện giá trị của
nó. DSVHPVT luôn đồng hành cùng con người, gắn với ký ức của con người theo
dòng lịch sử.
Khái niệm bảo tồn và phát huy giá trị DSVH
Trước hết là quan điểm bảo tồn DSVH. Từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa: “bảo
tồn là giữ lại không để cho mất đi”, còn “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa

sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”.

11


Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức
vốn có của nó. Bảo tồn là không để mai một, không để bị thay đổi, biến hóa. Hơn
nữa, khi nói đối tượng bảo tồn phải được nhìn là tinh hoa, phải khẳng định giá trị
đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức khác
nhau của đối tượng được bảo tồn.
Khái niệm “bảo tồn” được sử dụng nhằm mục đích đề cao tính pháp lý của
hoạt động tổ chức quản lý, giữ gìn, đặc biệt là việc xây dựng, ban hành và kiểm tra
việc thực hiện các văn bản có tính pháp quy để xác định đối tượng và khu vực bảo
vệ của các di sản. Mặt khác, khái niệm này cũng bao hàm các hoạt động khác như
tu sửa, bảo quản, gia cố… nhằm duy trì tính nguyên gốc và sự toàn vẹn của các
DSVH.
Về công tác bảo tồn và phát huy DSVHPVT, có hai hình thức bảo tồn: tĩnh
và động.
Bảo tồn văn hóa phi vật thể ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều tra sưu tầm, thu
thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học
nghiêm túc chặt chẽ, giữ chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng hình
(video), băng tiếng (audio), ảnh v.v... Tất cả các hiện tượng văn hóa phi vật thể này
có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng.
Bảo tồn “động”, tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế thừa.
Đối với các DSVHPVT, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồn các hiện
tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không
những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt
nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóa phi vật thể trong đời sống xã
hội theo thời gian. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng
đồng, nương náu trong tiếng nói, trong các hình thức diễn xướng, trong các nghi lễ,

nghi thức, quy ước dân gian.
“Phát huy” trước hết là sử dụng giá trị tinh thần của DSVH trong công tác
tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đồng thời khái niệm “phát huy” cũng đã
bao hàm các hoạt động khai thác. Trong công tác bảo tồn và phát huy, vấn đề đặt ra
là tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ những hiểu biết về

12


DSVHPVT. Chương trình giáo dục cộng đồng những tri thức về DSVHPVT là công
việc rất quan trọng. Đây là cây cầu để đưa DSVHPVT về cộng đồng.
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử - văn hóa
của tỉnh Bắc Giang
Đặc điểm tự nhiên
Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm ở phía đông bắc Bắc Bộ, có diện tích
3822km2, gồm 9 huyện (Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang,
Tân Yên, Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng) và thành phố Bắc Giang, với 230 xã,
phường, thị trấn; dân số 1.555.720 người (năm 2009). Phía Bắc và Đông Bắc giáp
tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Nam và Tây Nam
giáp tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Quảng
Ninh. Chiều ngang rộng nhất của tỉnh theo hướng Đông – Tây, từ điểm giáp giới
tỉnh Quảng Ninh tại xã An Lạc (Sơn Động) đến điểm giáp giới thành phố Hà Nội tại
xã Đại Thành (Hiệp Hoà) khoảng 120km; chiều dọc hẹp nhất theo hướng Bắc –
Nam, từ điểm giáp giới tỉnh Lạng Sơn tại xã Tam Dị (Lục Nam) đến điểm giáp giới
tỉnh Hải Dương tại xã Huyền Sơn (Lục Nam) khoảng 26km. Bắc Giang không chỉ
là một trong những tỉnh, thành phố có vị trí đặc biệt trong mối liên hệ hữu cơ với
thủ đô Hà Nội và tỉnh biên giới Lạng Sơn mà còn là một trung tâm văn hóa du lịch
lớn ở phía bắc Hà Nội. Bắc Giang có địa hình đan xen giữa vùng núi, trung du và
đồng bằng, trong đó vùng miền núi chiếm 72%, 28% là vùng trung du. Sơn Động là
huyện vùng cao và 3 huyện miền núi có vùng cao của Bắc Giang là Yên Thế, Lục

Nam và Lục Ngạn.
Những điều kiện địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn đã tạo nên và để lại trên
địa vực của tỉnh những DSVH, thiên nhiên đặc sắc – mang tiềm năng lớn về kinh tế.
Chính vì vậy mà đã hình thành một vùng văn hóa tương đối độc lập và để lại những
DSVHPVT phong phú.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trải qua hai thập kỷ, kể từ ngày tái lập tỉnh 01/01/1997, Đảng bộ, quân và
dân Bắc Giang tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng. Đó cũng
là thời gian Đảng bộ lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH do

13


Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (1997), XV (2000), XVI (2005),
XVII (2010) đề ra.
Khi bước vào thực hiện phương hướng, nhiệm vụ và các mục tiêu do Đại hội
Đảng bộ tỉnh đề ra, nền kinh tế Bắc Giang gặp một số khó khăn lớn là: Điểm xuất
phát khi mới tái lập tỉnh rất thấp; cơ sở vật chất - kỹ thuật hạ tầng của nền kinh tế
lạc hậu; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn… Tuy nhiên, bên cạnh khó khăn đó,
thuận lợi cơ bản là đường lối đổi mới của Đảng triển khai ở Bắc Giang bước đầu đã
phát huy tác dụng tích cực. Kinh nghiệm tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế
hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được tích lũy…
Trong nững năm 2005- 2010, trên địa bàn tỉnh, tiến trình công nghiệp hóa
được đẩy mạnh, tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tốc
độ tăng trưởng (GDP) bình quân 9%/năm; trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng
17,7%; nông nghiệp tăng 2,6%; dịch vụ tăng 9,9%. Tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng trong cơ cấu kinh tế đạt 33,2%, tăng 9,9%; nông nghiệp còn 32,7%, giảm
9,4% so với năm 2005; dịch vụ 34,1%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 650 USD
[90, tr.18]. Sự ổn định và từng bước phát triển kinh tế đã tác động tích cực về mặt

xã hội. Các lĩnh vực như văn hóa, xã hội, giáo dục cũng có những chuyển biến khá,
đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Truyền thống lịch sử, văn hóa
Trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, vùng đất
Bắc Giang là “phên dậu” (lời Nguyễn Trãi), bảo vệ kinh thành Thăng Long, là một
trong “tứ trấn” (lời Nguyễn Trãi) trọng yếu của đất nước. Lịch sử đấu tranh của dân
tộc đã tạo nên bản lĩnh kiên cường, anh dũng, truyền thống anh hùng của người dân
xứ Bắc trong các cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Trong công cuộc xây dựng
đất nước, con người Bắc Giang cũng bộc lộ rõ tinh thần lao động cần cù, sáng tạo,
lòng say mê học tập, tinh thần đoàn kết, nhân ái, tương trợ lẫn nhau trong cộng
đồng các dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những truyền thống tiếp tục được
phát huy nhằm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng, vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

14


Tỉnh Bắc Giang có 26 dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh đông nhất
(88%). Các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Dao có số dân trên 1000
người và 10 dân tộc khác có số dân dưới 1000 người. Mỗi dân tộc đều có phong tục,
tập quán, ngôn ngữ, trang phục, ẩm thực riêng biệt, với bản sắc và truyền thống văn
hoá khác nhau. Tất cả đã mang lại cho Bắc Giang một nguồn tài nguyên du lịch văn
hoá phong phú và đa dạng. Nguồn tài nguyên này là điều kiện thuận lợi để phát
triển du lịch văn hoá trên địa bàn. Tuy nhiên, đồng bào các dân tộc sống xen canh,
xen cư, ít có những bản làng chỉ có một dân tộc sống độc lập như trước. Chính yếu
tố này đã tạo nên Bắc Giang có một nền văn hóa đan xen. Vì vậy, việc bảo tồn, giữ
gìn tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, trò chơi dân gian, dân ca của từng tộc
người gặp nhiều khó khăn. Với kết cấu dân cư nhiều thành phần dân tộc tạo cho Bắc
Giang có một truyền thống văn hoá vừa phong phú vừa đa dạng.
Bắc Giang còn lưu giữ được nhiều truyền thống tốt đẹp như hiếu học, thờ

cúng tổ tiên, tín ngưỡng nông nghiệp... Những truyền thống ấy được lưu truyền qua
nhiều thế hệ và đặc biệt được bảo tồn thông qua các lễ hội. Nằm trong vùng Kinh
Bắc xưa, vùng đất có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời, hàng năm có nhiều lễ
hội cổ truyền được tổ chức ở hầu hết các làng quê trong tỉnh. Ngoài các lễ hội, Bắc
Giang còn là nơi lưu giữ các trò chơi dân gian và những làn điệu dân ca, dân vũ của
các dân tộc khác nhau như: Quan họ, ca trù, chèo, then, sli, lượn, soong hao. Bắc
Giang còn có những làng nghề truyền thống lâu đời như: Gốm Thổ Hà, rượu Làng
Vân, mây tre đan Tăng Tiến (huyện Việt Yên); bánh Đa Kế (thành phố Bắc Giang),
rèn sắt Đức Thắng, Ninh Khánh... Những mặt hàng thủ công của Bắc Giang rất nổi
tiếng, không chỉ cung cấp cho nhân dân trong vùng mà còn có mặt ở nhiều nơi trong
cả nước. Văn hóa ẩm thực của Bắc Giang đã được ghi thành ngạn ngữ như: Bánh đa
làng Kế, chả chó làng Dền, cải Tiếu Mai, bún Đa Mai, rượu Vân Hà... Ngày lễ,
ngày hội, ngày tết còn có nhiều món ăn truyền thống: bánh chưng, bánh mật, bánh
dày, khâu nhục, gỏi cá... Những món ăn ấy mang đặc trưng rõ rệt của từng dân tộc.
Trong tiến trình lịch sử, cùng với việc luôn phải đấu tranh chống kẻ thù xâm
lược, nhân dân các dân tộc Bắc Giang luôn đoàn kết phát triển kinh tế, xây dựng đời

15


sống văn hoá trên quê hương. Những DSVH truyền thống tốt đẹp là tài sản vô giá
mà các thế hệ cha ông truyền lại, là bản sắc dân tộc cần được bảo tồn và phát huy.
Đặc điểm tự nhiên, tình hình KT - XH và truyền thống lịch sử - văn hóa có
tác động tới công tác bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH. Sự phát triển kinh tế
ngày càng cao kết hợp với thế mạnh truyền thống văn hóa là một trong những điều
kiện thuận lợi trong việc thực hiện chính sách văn hóa của Đảng nhằm phát triển
KT - XH ở địa phương. Tuy vậy, điều kiện tự nhiên, tình hình KT - XH còn khó
khăn đã tác động tới sự nghiệp văn hóa của Bắc Giang theo cả hướng tích cực và
tiêu cực. Thực tế đó đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Bắc Giang cần có chủ trương, biện pháp
lãnh đạo đúng đắn, phù hợp, sát thực tiễn để bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVT,

thúc đẩy sự nghiệp văn hóa của tỉnh ngày càng phát triển hơn nữa.
1.2. Thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể của tỉnh Bắc Giang trƣớc năm 1997
1.2.1. Các di sản văn hóa phi vật thể chủ yếu ở Bắc Giang
Văn hóa phi vật thể ở Bắc Giang phản ánh ở nhiều lĩnh vực, song tập trung
vào một số loại hình cụ thể như sau:
Về dân ca – nghệ thuật dân gian
Dân ca và nghệ thuật dân gian ở Bắc Giang rất phong phú và đa dạng. Dù
chưa có thống kê đầy đủ các làn điệu dân ca, lời ca, âm nhạc, cách thức lề lối sinh
hoạt và giá trị các loại hình ấy nhưng có thể nêu một số loại hình tiêu biểu là:
Dân ca quan họ: Sinh hoạt quan họ tập trung ở các làng ven sông Cầu huyện
Việt Yên như: Thổ Hà, Làng Vân, Mật Ninh, Tam Tầng... đặc biệt Thổ Hà – làng
Vân giữ được lề lối, cách hát, sinh hoạt quan họ cổ. Tính đến năm 2003, hát quan
họ không chỉ được phát triển ở nhiều làng trên địa bàn huyện Việt Yên (có tới 30
đến 40 làng) mà còn phổ biến rộng rãi trên cả 10 huyện, thị xã [105, tr.4].
Hát ví – đối đáp, hát trống quân, hát ả đào lưu truyền ở các huyện: Yên
Dũng, Hiệp Hòa, Việt Yên...loại hình này xưa kia được tổ chức sinh hoạt thường
xuyên, một thời kì đã mất đi, nay đã được khôi phục lại.
Nghệ thuật dân gian: có chèo (chú trọng hội rước nước, chèo trong nghi lễ
thờ cúng tổ tiên, chèo nhà phật...). Hát chèo phát triển mạnh ở nhiều địa phương

16


như: Hoàng Ninh, Ninh Sơn, Hồng Thái (Việt Yên), Yên Lư, Song Khê, Đồng Sơn
(Yên Dũng), Bắc Lý, Thường Thắng (Hiệp Hòa), Cao Thượng, Ngọc Châu (Tân
Yên)...; tuồng có truyền thống ở Thổ Hà, Tân Dĩnh, Xương Lâm (Lạng Giang)...
Bên cạnh đó, dân ca các dân tộc thiểu số cũng được khơi dậy và phục hồi. Từ
năm 1996 ở khu vực Lục Ngạn vào ngày 18/2 âm lịch hàng năm, người Tày, Nùng,
Cao Lan, Sán Chí... đã về tập trung ở thị trấn Chũ để hát. Đây là bước đầu cho việc

phục hồi hát dân ca ở các bản làng của người dân tộc thiểu số.
Về lễ hội
Là tỉnh có tới hơn 500 lễ hội cổ truyền ở các làng xã, hội hát dân ca của các
dân tộc thiểu số được duy trì và khôi phục. Điều đó không chỉ góp phần giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc mà luôn làm phong phú và giàu có đời sống văn hoá tinh thần
của nhân dân. Lễ hội của Bắc Giang phổ biến ở hầu khắp 10 huyện, thị xã trong
tỉnh. Tiêu biểu là lễ hội Xương Giang (6 tháng giêng âm lịch), lễ hội Y Sơn (15
tháng giêng âm lịch), lễ hội làng Bừng (10, 11 tháng giêng âm lịch), lễ hội Suối Mỡ
(1 tháng 4 âm lịch), lễ hội Từ Hả (6, 7, 8 tháng giêng âm lịch), lễ hội Cầu Vồng (15,
16 tháng giêng âm lịch), lễ hội đình Thổ Hà (21, 22 tháng giêng âm lịch), lễ hội Yên
Thế (16 tháng 3 âm lịch)… Làng xã nào cũng có lễ hội của mình nhưng lễ hội ở
Bắc Giang mới chỉ dừng lại ở quy mô làng xã là chính. Lễ hội có quy mô vùng
trước kia như lễ hội Đình Vồng, lễ hội Từ Hả, Y Sơn, Bổ Đà, Thổ Hà, Vùng Bo,
Vân Cốc, Đông Tảo, Khám Lạng, Suối Mỡ, An Châu, Tiên Lục, Vôi... được duy trì
nhưng hình thức, quy mô co lại ở cấp làng nên tiếng vang không lớn. Một số lễ hội
mới được duy trì tốt như lễ hội Yên Thế, lễ hội Xương Giang, Lễ hội Cần Trạm –
Phố Cát, lễ hội Cầu Vồng. Các lễ hội này chủ yếu mang tính chất văn hóa thể thao
chứ chưa thể hiện rõ yếu tố văn hóa truyền thống.
Về văn hóa dân gian
Bắc Giang là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống với nền văn
hóa phong phú, đa dạng, đan xen cùng tồn tại tạo nên những điểm nhấn riêng biệt.
Do vậy, văn hóa dân gian của Bắc Giang rất phong phú, đa dạng. Loại hình văn hóa
này được thể hiện trong các tập tục, lễ nghi tốt đẹp, trong các môn thể thao truyền
thống; các trò chơi dân gian; trong văn hóa ẩm thực. Đó là các tập tục gọi gạo ở

17


Phúc Lễ, thi nói khoác ở Hòa Làng, nói tức ở Đông Loan, thi dệt vải ở Song Khê,
thi làm bún ở Đa Mai; các lễ trình nghề ở Thắng, Thổ Hà; tục cướp cầu nước, cướp

cầu gỗ ở các làng xã; tục thi cỗ, thi kéo lửa nấu cơm; đặc biệt là tục cướp chạ, kết
giao, kết nghĩa giữa các làng với nhau...
Đó là những nét đẹp cổ truyền có ở các làng xã trong tỉnh rất cần được quan
tâm khôi phục, bảo tồn và phát triển.
Truyền thống hiếu học và khoa bảng ở Bắc Giang
Truyền thống hiếu học và khoa bảng của Bắc Giang được nhiều sách sử, bia
đá ghi lại. Trải qua 844 năm khoa cử dưới các triều đại phong kiến (1075 – 1919),
Bắc Giang có 58 vị tiến sỹ được phân bố ở các huyện: Hiệp Hòa 17 tiến sỹ, Việt
Yên 16 tiến sỹ, Yên Dũng 12 tiến sỹ, Lạng Giang 2 tiến sỹ, Thành phố Bắc Giang 7
tiến sỹ, Tân Yên 4 tiến sỹ [18, tr. 111]. Tuy là con số khiêm tốn so với con số 2.896
tiến sỹ của cả nước nhưng đó là chấm son trong lịch sử dân tộc, thực sự làm lung
linh tỏa sáng và khẳng định về một vùng đất có truyền thống hiếu học và khoa cử
[18, tr. 113]. Truyền thống hiếu học của cha ông trước đây đang được Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân trong tỉnh tiếp tục phát huy.
Như vậy, các DSVHPVT tỉnh Bắc Giang là những vấn đề rất rộng lớn còn
tiềm ẩn trong đời sống xã hội của cư dân mà Đảng và Nhà nước ta đang tìm cách
khai thác, giữ gìn.
1.2.2. Thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể của tỉnh Bắc Giang trước năm 1997
Tên gọi Bắc Giang xuất hiện đầu tiên trên bản đồ hành chính vào thời nhà Lý
(thế kỷ XI - XIII). Tỉnh Hà Bắc được thành lập tháng 10 năm 1962 trên cơ sở sáp
nhập hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời
kỳ mới. Sau 34 năm hoạt động, đứng trước sự phát triển của công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước và những đòi hỏi nâng cao sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà
nước, ngày 6-11-1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết
định chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Tỉnh Bắc Giang chính
thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới từ ngày 01-01-1997.

18



Nhận thức và có cái nhìn đúng đắn về văn hóa xứ Bắc, ngay từ những năm 70
của thế kỷ XX, tỉnh Hà Bắc cũ đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo tồn DSVH
như: khai quật khảo cổ nhằm phát hiện những di chỉ trên đất Bắc Giang, thống kê các
di tích, bước đầu phân loại để từng bước đề nghị xếp hạng. Nhiều di tích trong 120 di
tích xếp hạng đã được đầu tư tu bổ chống xuống cấp. Trong thời gian này, cùng với
việc bảo tồn văn hóa vật thể, Sở VHTT đã sưu tầm, nghiên cứu và in các tác phẩm có
giá trị: “Một Hà Bắc cổ trong lòng đất”, “Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập 1, 2”, “Lịch
sử Hà Bắc”, “Địa chí Hà Bắc”, “Hội xứ Bắc, tập 1, 2”, “Trạng Nghè Cống”. Đây là
việc làm có ý nghĩa lớn trong công tác nhiên cứu, sưu tầm bảo tồn về truyền thống
văn hóa phi vật thể.
Trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ, ngay
trên địa bàn tỉnh Hà Bắc, ngành văn hóa phát hiện, ghi nhận, động viên nhân dân
gìn giữ, tạo điều kiện để bảo tồn và phát huy các DSVH. Ty Văn hóa Hà Bắc giai
đoạn 1965 - 1976, có sự quan tâm đặc biệt đối với truyền thống văn hóa nói chung,
văn nghệ dân gian nói riêng của tỉnh Hà Bắc đương thời, xứ Kinh Bắc xưa. Ngay từ
tháng 3 – 1965, Ty văn hóa tỉnh đã tổ chức Hội nghị nội bộ ngành văn hóa từ tỉnh
đến huyện về dân ca quan họ, sau gọi là Hội nghị khoa học về quan họ lần thứ nhất
và cứ 2 năm tổ chức một lần, mỗi lần đều có đánh giá hoạt động 2 năm trước, đề ra
phương hướng kế hoạch cho 2 năm tiếp theo, mở rộng dần thành phần các đại biểu
tham gia, trong đó chú trọng mời các nghệ nhân tiêu biểu và các nhà khoa học TW.
Đã có 5 Hội nghị (1965, 1967, 1969, 1971, 1973) được tổ chức sôi nổi, dư luận
trong tỉnh và ngoài tỉnh đều chú ý. Vấn đề khôi phục dân ca quan họ trở thành một
trọng tâm giữa các nhiệm vụ chính trị phục vụ thời chiến của ngành văn hóa Hà
Bắc. Mấy năm đầu việc vận động nhân dân các làng quan họ (tên đặt cho các làng
có liền anh, liền chị hát quan họ) sinh hoạt trở lại gặp không ít khó khăn, một phần
vì cán bộ nhân dân cho rằng như thế là phục cổ, đang thời chiến động viên con em
nhập ngũ mà hát toàn những câu về tình yêu nam nữ mặn nồng e không phù hợp
nên ngần ngại, một phần do thực tế sản xuất ăn công điểm hợp tác xã không dư dật
về lương thực thực phẩm để đãi khách, đãi bạn hát mỗi khi sinh hoạt… Lãnh đạo

Ty Văn hóa làm việc với các cấp, các ngành chức năng xin cho các tổ đội quan họ

19


hoạt động được hợp tác xã chi công điểm như các tổ đội văn nghệ khác (chèo,
tuồng, cải lương, kịch nói, ca múa…), giao cho một số tác giả của Phòng Văn nghệ
phát động phong trào sáng tác đặt lời mới phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị
và tham gia hội diễn hàng năm. Mặt khác vẫn đẩy mạnh ca hát lời cổ. Năm 1968
UBND tỉnh cho phép tuyển diễn viên, nhạc công để thành lập Đoàn dân ca quan họ
vào năm 1969. Số diễn viên, nhạc công này đi vào các làng trực tiếp học hát do các
vị nghệ nhân truyền dạy. Sự kiện này đã làm dấy lên phong trào ca hát, phong trào
sưu tầm các bài hát cổ truyền bao gồm cả làn điệu, lời ca. Mấy năm sau lại có chủ
trương đào tạo diễn viên quan họ tại trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh cũng góp phần
thúc đẩy lớp trẻ đến với quan họ. Năm 1970, bộ phận sưu tầm nghiên cứu văn nghệ
dân gian ra đời mà nhiệm vụ quan trọng là sưu tầm nghiên cứu quan họ vừa giúp Ty
Văn hóa về xác định nhiệm vụ từng thời gian vừa đi xuống cơ sở tiến hành công
việc chuyên môn cụ thể. Kết quả bước đầu là hai chương trình quan họ mang tính
sân khấu hóa của Đoàn dân ca quan họ và bộ phận sưu tầm nghiên cứu (quan họ
ngày hội năm 1971, đón bạn ngày xuân năm 1972) được người xem hoan nghênh,
có tiếng vang ra ngoài tỉnh do cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của sinh hoạt quan họ cổ
truyền. Phong trào sinh hoạt dân gian của quan họ mất một thời gian lắng đọng
nhưng từ 1991 với tổ chức thi hát hàng năm nhất là thi hát đối đáp đã phục hưng
tưng bừng, đã là tiền đề cho việc lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận quan họ là
DSVHPVT đại diện của nhân loại năm 2006.
Cũng trong thời gian này, Ty văn hóa tỉnh đã xuất bản nhiều sách có liên
quan tới Ca trù và Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm. Đó là sách “Hà Bắc ngàn năm văn
hiến tập I, II”, “Những di tích lịch sử” của tác giả Thanh Hương và Phương Anh,
tập I xuất bản năm 1973, tập II xuất bản năm 1976. Trong tập I có bài “Thổ Hà quê
em” giới thiệu khá kỹ về di tích đình Thổ Hà, các tác giả đã công bố bản dịch văn

bia của một tấm bia nhỏ dựng năm Chính Hòa thứ 14 (1693) hiện còn ở đình. Bản
dịch này cho biết sự quy định lại của làng về tục hát Ca trù tại đình. Như vậy, vào
thế kỷ XVII hát Ca trù ở Thổ Hà rất phổ biến, thịnh hành.
Từ cuối những năm tám mươi của thế kỷ XX cùng với đường lối đổi mới
của Đảng và Nhà nước, ngành VHTT tỉnh Hà Bắc (cũ) chủ trương triển khai xây

20


dựng làng văn hoá và quy ước làng. Đầu năm 1990, Bộ VHTT mở cuộc hội thảo về
làng văn hoá đặt tại Hà Bắc. Sau hội thảo và thực tiễn hơn 10 năm TW phát động
xây dựng làng văn hoá trên toàn quốc đã khẳng định sự tồn tại của làng và sức sống
của làng văn hoá trong thời đại mới. Những nội dung của văn hoá làng được đặt ra
trong tiến trình xây dựng trên tất cả bình diện: văn hoá xã hội, văn hoá tư tưởng,
văn hoá nghệ thuật, văn hoá tâm linh. Ở từng bình diện, nhiều biểu tượng và nét đẹp
văn hoá đã trở thành biểu trưng mang giá trị truyền thống như: luỹ tre làng, cây đa,
bến nước, sân đình, lời ru, tiếng trống chèo, lời ca quan họ, điệu hát then... được
phục hồi. Những di tích lịch sử, văn hoá, những danh lam thắng cảnh không những
được Nhà nước quan tâm, mà nhân dân còn phấn khởi đầu tư công sức, tiền của giữ
gìn, tu bổ. Những di tích khảo cổ, văn bia, thần tích, thần phả, những câu chuyện
dân gian, truyền thuyết, những phương ngôn, ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ và biết bao
hương ước cũ đã được sưu tầm, khai thác và gìn giữ.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ VII, diễn ra từ ngày 10 đến
ngày 15-10-1986, đã khẳng định: Hoạt động văn hoá - thông tin, thể thao có cố
gắng, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, đóng góp quan trọng vào việc
tuyên truyền đường lối đổi mới, duy trì sự ổn định về chính trị trước những diễn
biến phức tạp của tình hình thế giới, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng. Ngành văn hoá, thể thao tiếp tục duy trì phong trào văn hoá, văn nghệ,
thể dục thể thao quần chúng. Hoạt động văn hoá ở các địa phương có tiến bộ; tích
cực đấu tranh ngăn chặn việc truyền bá văn hoá phẩm có nội dung độc hại. Một số

môn thể thao truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển [89, tr.115].
Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh
Hà Bắc lần thứ VIII (vòng 2), từ ngày 11 đến 14-11-1991 đã xác định: “… xây
dựng nếp sống văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần cùng cả nước đưa đất nước cơ bản ra khỏi
tình trạng khủng hoảng" [89, tr.140 – 141].
Từ sau Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh (11- 1991), tình hình thế giới tiếp tục diễn
biến nhanh và phức tạp. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã cụ thể hóa các Nghị quyết
của TW Đảng khóa VI, VII lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh đạt được

21


×