Tải bản đầy đủ (.ppt) (9 trang)

Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.36 KB, 9 trang )

Sở giáo dục và đào tạo tỉnh hà tây
trường phổ thông dân tộc nội trú

Giáo dục hướng nghiệp lớp 10
Người thực hiện: Nguyễn Thành Long

Năm học 2007 - 2008


Năng lực nghề nghiệp
và truyền thống nghề nghiệp gia đình

Chủ đề 2:

Mục tiêu của bài học:
1. Biết được năng lực bản thân thể hiện qua quá trình học tập và
lao động.
2. Biết được điều kiện và truyền thống gia đình trong việc quyết
định chọn nghề tương lai.
3. Tự xác định sự phù hợp của năng lực nghề nghiệp bản thân
với nghề nào.
4. Có ý thức tìm hiểu nghề và chọn nghề (chú ý năng lực bản
thân và truyền thống gia đình).


I. Năng lực nghề nghiệp:
1. Tầm quan trọng của việc chuẩn bị năng lực nghề nghiệp:
- Không có người bất tài, chỉ có những người không tìm ra đúng sở
trường của mình. Dù làm bất cứ nghề gì cũng đòi hỏi người làm nghề
đó phải có những phẩm chất tâm - sinh lý đáp ứng những yêu cầu của
nghề. Muốn thành công trong nghề phải phấn đấu tìm ra được sự phù


hợp tối đa giữa yêu cầu của nghề với năng lực bản thân.
Chuẩn bị bước vào thế giới nghề nghiệp, ở lứa tuổi HS người ta chia
ra 3 giai đoạn:
+ Trước 11 tuổi: Thời kỳ tưởng tượng, mong muốn, ước mơ.
+ Từ 11 - 17 tuổi: Thời kỳ chọn thử, ướm thử.
+ Từ 17 - 18 tuổi: Thời kỳ quyết định chọn nghề nghiệp tương lai
- Học sinh -> tích cực hoạt động, tham gia mọi sinh hoạt -> chọn thử,
ướm thử -> tìm ra mình, tìm ra sở trường => chọn được nghề phù
hợp (làm việc đúng sở trường): nâng cao năng suất LĐ, chất lượng sản
phẩm, phát triển nhân cách, đem lại niềm tin...


2. Khái niệm năng lực nghề nghiệp:
- KN năng lực: là những phẩm chất, nhân cách cần có giúp con người
lĩnh hội và hoàn thành một hoạt động nhất định với kết quả cao.
Mỗi người lao động cần có 4 loại năng lực cơ bản:
+ Năng lực nhận thức: sự chú ý, tài quan sát, trí tưởng tượng, khả
năng tư duy...
+ Năng lực thao tác thực tiễn: năng lực thao tác máy móc, năng lực
vận động, năng lực phối hợp tay chân...
+ Năng lực giao tiếp, năng lực diễn đạt...
+ Năng lực tổ chức quản lý
- Năng lực nghề nghiệp chỉ những phẩm chất tâm lý cần có để hoàn
thành một nghề nghiệp nhất định.
Ví dụ:
Năng lực của một người bán hàng gồm: năng lực phân phối
chú ý, năng lực tính nhẩm, năng lực thao tác nhanh nhẹn, năng lực
giao tiếp.



3. Bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp.
- Tự giác bồi dưỡng năng lực nhận thức và hiểu biết về thế giới nghề
nghiệp.
- Cần chú ý phát hiện sở trường và năng lực tiềm tàng của bản thân
mình.
- Biết cách chọn nghề căn cứ vào khuynh hướng năng lực và sự phù
hợp nghề.
Thảo luận:
1. Em thấy mình có những năng lực gì (điểm mạnh, điểm yếu của bản
thân) ?
2. Em thường được điểm cao ở những môn học nào ?
3. Hãy kể một số hoạt động ngoài giờ học mà em thường tham gia.
4. Vào những ngày nghỉ em thường làm gì ?


II. Truyền thống nghề nghiệp gia đình:
Thảo luận:
1. Em hãy kể rõ nghề của ông, bà, bố, mẹ, anh chị.
2. Em có dự định sau này theo nghề của ông, bà, bố, mẹ, anh chị
hay không? Vì sao?
- Có:....................................................................................................
- Không:..............................................................................................
Trong nghề nghiệp, người ta đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề kinh
nghiệm. Chính vì thế trong các nhà máy, xí nghiệp, HTX, làng nghề,
dòng họ, gia đình -> dạy nghề, truyền nghề => nghề ngày càng phát
triển, đơm hoa kết trái, không bị mai một.


1. Những dòng họ quang vinh:


Ví dụ:
- Dòng họ Bernoulli ở Thuỵ Sĩ: trong suốt thời gian hơn 250 năm, trư
ờng ĐH Tổng hợp Baden lúc nào cũng có giáo sư thuộc dòng họ
Bernoulli. Riêng chức chủ nhiệm bộ môn Toán của trường thì dòng họ
Bernoulli chuyền tay nhau liên tiếp hơn 100 năm (1687 - 1790).
- Dòng họ nhạc sĩ Bách ở nước Đức đã cống hiến cho loài người nhiều
nhạc sĩ nổi tiếng, trong đó nổi tiếng nhất là Johann Sebastian Bach.
- Gia đình Curie ở nước Pháp có tới 4 người được giải thưởng Nobel về
Vật lý.


2. Các làng nghề truyền thống.
Hãy kể tên các làng nghề truyền thống mà em biết ?
- Nghề dệt truyền thống:
+ Vải trơn Nghi Tàm, lĩnh Nghĩa Đô (Hà Nội).
+ Lụa La Khê, gấm Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Tây).
- Nghề làm đường mật: mật đường Chèo (Thanh Hoá), mật bốc Cà
Lồ (Vĩnh Phúc).
- Khảm chạm ở huyện Chương Mỹ (Hà Tây).
- Thêu ở Quất Động (Hà Tây)
- Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh).
- Gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội).
- Đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh).
- Chạm khắc đá Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)
* Ngày nay, với chính sách mở cửa, sản phẩm của nhiều làng nghề
đã được xuất đi nhiều nước trên thế giới, thu một khoản ngoại tệ lớn
về cho đất nước.


3. Xây dựng khu công nghiệp nghề truyền thống.

Để có thể mở rộng thị trường, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo công
ăn việc làm, trong thời gian tới, nước ta sẽ mở rộng xây dựng những
khu công nghiệp nghề truyền thống, hệ thống nhà máy liền nhau.
Ví dụ: Khu công nghiệp Đồng Kị, Bát Tràng, Đồng Nai...
Ghi nhớ:
1. Muốn thành đạt trong nghề và cảm thấy yêu nghề, phải quan tâm
lựa chọn cho mình một nghề phù hợp với sở trường, cần tránh tình
trạng chọn nghề theo dư luận xã hội, đứng núi này trông núi nọ.
2. Cần có kế hoạch thực hiện ước mơ nghề nghiệp; rèn luyện những
phẩm chất nghề nghiệp: tri thức, kỹ năng, thói quen, sức khoẻ.
3. Nếu theo đuổi nghề của ông, bà, bố, mẹ sẽ có thể tiếp thu và phát
huy được vốn kinh nghiệm mà các thế hệ đi trước đã tích luỹ được,
giúp ta rút ngắn đường đi.



×