Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch tu nam 2001 den nam 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

NGUYỄN THU NHÀN

ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

NGUYỄN THU NHÀN

ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số
: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Liệu

HÀ NỘI – 2013

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 .............................. 13
1.1. Thực trạng du lịch Vĩnh Phúc trước năm 2001 .................................. 13
1.1.1. Điều kiện phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc ............................. 13
1.1.2. Thực trạng du lịch Vĩnh Phúc trước năm 2001................................. 30
1.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch giai
đoạn 2001 đến 2005 ....................................................................................... 38
1.2.1. Chủ trương phát triển du lịch của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (20012005) ..................................................................................................... 38
1.2.2. Sự chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
từ năm 2001 đến năm 2005 .................................................................. 42
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011 ..... 56
2.1. Chủ trương chung của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc về xây dựng và phát triển du lịch trong những năm 2006 – 2011 ...... 56
2.1.1. Chủ trương của Đảng ........................................................................ 56
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc .......................................... 60
2.2. Quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc từ năm 2006 đến năm 2011. ................................................................ 69
2.2.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch và lao động ngành du lịch .... 69
2.2.2. Đầu tư hạ tầng du lịch, hoạt động xúc tiến, quảng bá và nâng cao

chất lượng sản phẩm du lịch ....................................................................... 77
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch .............................................. 86

6


Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
CHỦ YẾU ..................................................................................................... 95
3.1. Nhận xét chung ....................................................................................... 95
3.1.1. Thành tựu .......................................................................................... 95
3.1.2. Hạn chế............................................................................................ 110
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ............................................................... 116
3.2.1. Kinh nghiệm về xác định chủ trương............................................. 116
3.2.2. Kinh nghiệm về chỉ đạo thực hiện .................................................. 119
KẾT LUẬN .................................................................................................. 127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 130
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 137

7


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BQL

:

Ban quản lý

GDP


:

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

QHTT

:

Quy hoạch tổng thể

Sở VH-TT&DL

:

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

UBND


:

Uỷ ban nhân dân

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Doanh thu ngành du lich
̣ trong những năm 1997 - 2000 ............. 36
Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh du lịch giai đoạn
2001 - 2005 .......................................................................... 48
Bảng 1.3: Tổ ng hơ ̣p vố n đầ u tư cho ngành du lich
̣ giai đoa ̣n 2001 - 2005..... 50
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc giai đoa ̣n 2006 - 2011 .......... 86
Bảng 3.1: Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Vĩnh Phúc từ năm
2001 đến năm 2011 ................................................................ 97
Bảng 3.2: Hiê ̣n tra ̣ng cơ sở lưu trú của Viñ h Phúc từ năm
1997 đến năm 2011 ...106

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, hoạt động du lịch đang đƣợc phát triển mạnh mẽ, trở thành
ngành kinh tế quan trọng với hiệu quả kinh tế cao. Mệnh danh là “ngành xuất
khẩu vô hình”, ngành “công nghiệp không khói”, du lịch không chỉ mang lại
nguồn ngoại tệ cho nƣớc nhà mà còn góp phần đáng kể vào sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Công cuộc đổi mới của Đảng ta, đặc biệt là đƣờng lối đối ngoại mở cửa
đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi to lớn cho ngành du lịch phát triển. Cùng
với sự quan tâm đầu tƣ của Đảng và Nhà nƣớc, với những nỗ lực không
ngừng, ngành du lịch trong những năm qua đã khởi sắc, vƣơn lên đổi mới
quản lý và phát triển, đạt đƣợc những thành quả ban đầu quan trọng, ngày
càng tăng về cả quy mô và chất lƣợng, dần khẳng định vị trí, vai trò của mình
Là một trong những trung tâm sinh tụ của ngƣời Việt cổ cách đây vài
nghìn năm về trƣớc, nay lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vĩnh
Phúc là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế cơ bản để phát triển. Trải qua suốt
chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, lớp lớp các thế hệ ngƣời dân nơi đây
đã đổ bao mồ hôi, xƣơng máu để xây dựng và bảo vệ quê hƣơng. Truyền
thống đó mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Vĩnh Phúc.
Ngày nay, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc
đã và đang quyết tâm phấn đấu, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm,
xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, từng bƣớc
vƣơn lên đạt những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh quốc phòng... Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và
Nhà nƣớc, sau 15 năm tái lập tỉnh (1997- 2012), Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc nhiều
thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: phát triển kinh tế - xã hội, an
ninh, quốc phòng.

8


Là một tỉnh có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế du lịch, ngay từ khi
mới đƣợc tái lập (1997), Vĩnh Phúc đã coi du lịch là một trong những ngành
kinh tế trọng điểm của tỉnh. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển
kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc, ngành du lịch bƣớc đầu đã giành đƣợc những
kết quả quan trọng, đánh dấu bƣớc khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới

với sự tăng tốc mạnh hơn, ngày càng góp phần đáng kể vào sự phát triển
chung của tỉnh. Tuy vậy, sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với sự phát triển
của ngành kinh tế trọng điểm này chƣa có nhiều công trình đi sâu khai thác,
nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống.
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển du lịch (20012011) ở tỉnh Vĩnh Phúc, sẽ góp phần làm rõ hơn sự quan tâm của Đảng bộ
Vĩnh Phúc tới ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh và có thêm căn cứ để hiểu và
khẳng định sự đúng đắn, nhạy bén của đƣờng lối phát triển kinh tế nói chung,
phát triển du lịch nói riêng của Đảng trong từng thời kỳ. Tự hào là ngƣời con
của Vĩnh Phúc, tôi xin đƣợc góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc
giới thiệu hình ảnh Vĩnh Phúc với bạn bè bằng đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc
sỹ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam "Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2011”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Du lịch luôn là đề tài nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà khoa học ở
nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu nhƣ: Du lịch và kinh doanh
du lịch (1996) của Trần Nhạn, Nxb Văn hóa thông tin. Tác phẩm trình bày
khái niệm về du lịch, nguồn lực để phát triển và các thể loại du lịch: kinh
doanh du lịch và chân dung một số chủ doanh nghiệp du lịch. Tài nguyên và
môi trường du lịch Việt Nam (2001), Phạm Trung Lƣơng (chủ biên), Nxb
Giáo dục. Cuốn sách trình bày một số kiến thức về tài nguyên và môi trƣờng

9


du lịch. Tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trƣờng, phát
triển du lịch bền vững trong mối quan hệ với tài nguyên và môi trƣờng. Một
số vấn đề về du lịch Việt Nam (2004) của Đinh Trung Kiên, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội. Tác phẩm tìm hiểu những chặng đƣờng du lịch; nguồn tài
nguyên du lịch vật thể ở Hà Nam Ninh và việc khai thác cho hoạt động du

lịch; đào tạo du lịch cho dân tộc Việt Nam. Tuyến điểm du lịch Việt Nam
(2009) của Bùi Thị Hải Yến, Nxb Giáo dục. Tác phẩm khái quát về điều
kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và kết cấu hạ tầng của Việt Nam cùng một
số tuyến, điểm du lịch các vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và
Nam Bộ...
Các vấn đề về du lịch cũng nhận đƣợc sự quan tâm của các báo và tạp
chí nhƣ: “Sự phát triển du lịch dưới đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản
Việt Nam” (2005) của tác giả Trần Đức Thanh, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số
2, tr. 20- 21. Bài viết nêu lên đƣờng lối phát triển du lịch của Đảng trong thời
kỳ đổi mới và những thành tựu du lịch Việt Nam đạt đƣợc dƣới sự chỉ đạo của
Đảng và Chính phủ. Du lịch Việt Nam trước cơ hội mới (2007) của Thúy Mơ,
Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dƣơng, Số 02, tr. 15- 16. Bài viết khái
quát những thành tựu của du lịch Việt Nam năm 2006 và những mục tiêu, khó
khăn, thách thức của ngành năm 2007. Để du lịch Việt Nam không mãi là tiềm
ẩn (2008) của Phạm Hạnh. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, Số 3, tr. 36- 37.
Bài viết nêu lên những đóng góp của ngành du lịch Việt Nam trong sự phát
triển kinh tế- xã hội. Ngành du lịch Việt Nam so với các quốc gia Đông Nam
Á. Bƣớc tiến của ngành khi Việt Nam gia nhập thị trƣờng du lịch quốc tế và
Việt Nam là thành viên của WTO. Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế (2008) của Hoàng Tuấn Anh, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, Số
144, tr. 22- 26. Bài viết trình bày những bƣớc tăng trƣởng của ngành du lịch
Việt Nam cả về quy mô và chất lƣợng trong hơn 1 thập kỷ qua và những

10


nhiệm vụ trọng tâm của ngành thời gian tới: nâng cao chất lƣợng sản phẩm du
lịch và tính chuyên nghiệp của công tác xúc tiến du lịch; nâng cao trình độ
cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, mở rộng hợp tác quốc tế.
Bên cạnh đó, còn có các kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế

liên quan đến vấn đề này nhƣ: Kỷ yếu hội thảo khoa học “70 năm thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam (3- 2- 1930 – 3- 2-2000)” (2000), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội. Kỷ yếu bao gồm các báo cáo khoa học tại hội thảo đề cập
đến cƣơng lĩnh và đƣờng lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong đó
có các bài viết đề cập đến đƣờng lối phát triển kinh tế du lịch của Đảng trong
thời kỳ đổi mới. Kỷ yếu hội thảo khoa học “ Tối ưu hóa các dịch vụ du lịch:
Triển vọng và tương lai cho Việt nam” (2005) tổ chức bởi Chƣơng trình Hỗ
trợ phát triển vùng tại Việt Nam (DIREG), tháng 6 năm 2005 tại Hà Nội, bao
gồm các bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển du lịch và dịch vụ du
lịch tại Việt Nam thời gian trƣớc năm 2005 cũng nhƣ những giải pháp nhằm
tối ƣu hóa các dịch vụ du lịch trong tƣơng lai. Kỷ yếu Hội thảo khoa học
“Nghiên cứu và đào tạo du lịch ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”
(2007), do Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức ngày
8/5/2007; bao gồm các báo cáo tham luận với 2 mảng nội dung chính là
nghiên cứu du lịch và đào tạo du lịch ở Việt Nam trong quá trình hội nhập. Kỷ
yếu hội thảo “Nhu cầu xã hội về đào tạo nguồn nhân lực du lịch và sự cần
thiết mở mã ngành du lịch”, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ
chức ngày 28/12/2009...
Ngoài ra, vấn đề phát triển kinh tế du lịch Việt Nam cũng nhƣ chủ
trƣơng của Đảng đối với vấn đề này cũng đƣợc nhiều luận văn, luận án nghiên
cứu nhƣ: Luận án tiến sĩ kinh tế “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để
phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” (1996) của tác giả
Vũ Đình Thụy, Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài nêu lên cơ sở lý luận và thực

11


tiễn đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
Tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch Việt Nam. Định hƣớng và giải
pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong kinh
doanh du lịch ở Việt Nam” (2002) của Hoàng Văn Hoan, Đại học Kinh tế
Quốc dân. Luận án trình bày cơ sở lý luận của nội dung quản lý nhà nƣớc đối
với kinh doanh du lịch. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với lao động trong
kinh doanh du lịch du lịch Việt Nam và một số giải pháp nhằm hoàn thiện
quản lý nhà nƣớc đối với lao động trong ngành này. Luận án tiến sĩ kinh tế:
“Các giải pháp tài chính nhằm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010”
(2004) của tác giả Chu Văn Yêm, Học viện Tài chính. Đề tài nghiên cứu thực
trạng du lịch Việt Nam, thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính đối với
hoạt động du lịch nhằm chỉ ra những tác động tích cực và những hạn chế của
chúng. Qua đó đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các giải pháp tài
chính nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam đến 2010. Luận văn thạc sỹ
lịch sử: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch thời kỳ
đổi mới (1986- 2001)” (2007) của Nguyễn Văn Tài, Trung tâm Đào tào, Bồi
dƣỡng giảng viên lý luận chính trị Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã
khái quát tình hình kinh tế du lịch qua các giai đoạn khác nhau của thời kỳ
đổi mới, thời kỳ đầu (1986- 1996) và giai đoạn phát triển quan trọng của du
lịch (1996- 2001). Tập trung nghiên cứu các quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng
lối của Đảng trong lãnh đạo và phát triển kinh tế du lịch thời kỳ này. Phân
tích đánh giá các kết quả đạt đƣợc và những thành tựu bƣớc đầu của kinh tế
du lịch. Rút ra kinh nghiệm về lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trong 15
năm đổi mới của Đảng. Từ đó, nêu lên một số giải pháp cơ bản đối với sự
phát triển của ngành...
Đối với vấn đề phát triển du lịch Vĩnh Phúc cũng đã có một số công

12


trình nghiên cứu nhƣ: Vĩnh Phúc đôi nét về thiên nhiên, đất nước (2000) của
tác giả Hoàng Xuân Chinh. Cuốn sách giới thiệu một cách hệ thống và đầy đủ

về tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên và con ngƣời Vĩnh Phúc; “Dư
địa chí Vĩnh Phúc” (2011) do Viện Dân tộc học và Sở Khoa học Công nghệ
phát hành, giới thiệu về các lĩnh vực: địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, hệ thống
chính trị, quốc phòng, an ninh và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn
Vĩnh Phúc. Cuốn sách cung cấp, cập nhật cho các nhà quản lý , nghiên cứu
lịch sử, văn hóa, độc giả trong và ngoài tỉnh những thông tin, hình ảnh, số
liệu, tƣ liệu mới, chính xác và khoa học, tiện lợi cho việc tra cứu và trích dẫn
những thông tin tƣ liệu; tìm hiểu về lịch sử hàng nghìn năm; những nét văn
hóa truyền thống cổ xƣa, các di tích lịch sử, danh thắng, các món ẩm thực đặc
sắc của những miền quê trên địa bàn tỉnh...; Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: “Phát
triển kinh tế du lịch Huyện Tam Đảo” (2009) của tác giả Phạm Xuân Nguyên,
Học viện Chính trị Quốc gia. Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ
bản về hoạt động du lịch; nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch huyện Tam
Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) thời gian từ khi thành lập đến năm 2009; chỉ ra những
kết quả đạt đƣợc, hạn chế, nguyên nhân, những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Đề xuất phƣơng hƣớng, mục tiêu và giải pháp cụ thể trong công tác quản lý
và kinh doanh du lịch nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Tam Đảo trong những
năm tiếp theo. Năm 2010, tác giả đã thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp
nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh với khu du lịch Tam Đảo – Tây
Thiên: "Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng và phát triển khu du lịch
Tam Đảo - Tây Thiên (1997 - 2010)". Trong khóa luận này, tác giả đã tập
trung nghiên cứu đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh trong việc lãnh đạo
xây dựng khu du lịch trọng điểm của tỉnh; thông qua việc phân tích các kết
quả, hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, bƣớc đầu tác giả đã
nêu ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế du lịch Tam Đảo –

13


Tây Thiên sau gần 15 năm tái lập tỉnh.

Tuy nhiên, đối với vấn đề Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển
kinh tế du lịch thì chƣa có một công trình nghiên cứu riêng biệt nào mà chủ
yếu mới đƣợc đề cập qua các Nghị quyết, các báo cáo hàng năm của Tỉnh ủy,
Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.
Các công trình này là nguồn tài liệu quan trọng, cung cấp cơ sở lý luận, tƣ
liệu và cả những gợi ý khoa học để tác giả thực hiện luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hƣớng đến việc làm sáng tỏ một cách toàn diện và khách quan
quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đối với sự phát triển
kinh tế du lịch ở địa phƣơng; tái hiện lại những kết quả đạt đƣợc của du lịch
Vĩnh Phúc từ năm 2001 đến năm 2011; bƣớc đầu rút ra một số bài học kinh
nghiệm về sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong quá trình đẩy mạnh
phát triển kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
3.2.. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ
năm 2001 đến năm 2011” hƣớng đến giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển du lịch của Đảng
bộ Vĩnh Phúc theo 2 giai đoạn (2001- 2005; 2006 - 2011) gắn liền với những
hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể ở mỗi giai đoạn.
Thứ hai, trình bày quá trình thực hiện đƣờng lối phát triển du lịch ở
địa phƣơng.
Thứ ba, đánh giá phân tích những kết quả, hạn chế của Đảng bộ Vĩnh
Phúc trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch.
Thứ tư, phân tích các nguyên nhân của những kết quả, hạn chế từ đó
tổng kết, rút ra một số kinh nghiệm lịch sử có liên quan đến sự lãnh đạo của

14



Đảng bộ Vĩnh Phúc.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trƣơng phát triển du lịch của
Đảng; các chủ trƣơng, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nhằm phát triển
kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2011.
- Quá trình triển khai thực hiện chủ trƣơng phát triển du lịch của Đảng
bộ Vĩnh Phúc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Những tác động của hoàn cảnh lịch sử đến sự phát triển của du lịch
địa phƣơng.
- Những chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển du lịch.
- Quá trình triển khai thực hiện chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
đối với việc phát triển kinh tế du lịch.
- Thời gian: nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc với việc
phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2011.
- Không gian: nghiên cứu sự phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy
nhiên, đề tài cũng có thể liên hệ với địa phƣơng khác trong khu vực, trong
vùng để có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu.
5. Nguồn tài liệu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện, luận văn đã sử dụng nguồn tƣ liệu chủ yếu sau:
- Các văn kiện của Đảng và Chính phủ về vấn đề kinh tế du lịch. Các
văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc; các Chƣơng trình, Nghị quyết
của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển du lịch.
- Các báo cáo tổng kết của các sở, ban, ngành có liên quan về vấn đề

15



phát triển du lịch.
- Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu đƣợc đăng tải trên
các tạp chí của Trung ƣơng và địa phƣơng...
5.2. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh mà chủ yếu là phép duy vật biện chứng; những chủ
trƣơng phát triển du lịch của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc; những quan điểm của các nhà nghiên cứu về du lịch trong và ngoài
nƣớc.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lô gic;
ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể khác
nhƣ: phƣơng pháp đối chiếu, phân tích, tổng hợp, thống kê để làm sáng tỏ vấn
đề luận văn cần trình bày.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn trình bày những tiềm năng phát triển du lịch ở Vĩnh Phúc;
hệ thống hóa những chủ trƣơng, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đối với sự phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến
năm 2011.
- Luận văn trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo, chỉ
đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2001 đến năm 2011; nêu những thành
tựu chủ yếu của du lịch Vĩnh Phúc; các ƣu điểm và hạn chế của Đảng bộ tỉnh
trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
- Luận văn nêu lên một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch, đề xuất một số phƣơng hƣớng
và giải pháp chủ yếu góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của du lịch Vĩnh

16



Phúc một cách bền vững trong tƣơng lai.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát triển kinh tế du
lịch từ năm 2001 đến năm 2005
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo đẩy mạnh phát triển
kinh tế du lịch từ năm 2006 đến năm 2011
Chương 3: Nhận xét chung và một số kinh nghiệm chủ yếu

17


Chương 1:
ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Thực trạng du lịch Vĩnh Phúc trước năm 2001
1.1.1. Điều kiện phát triển kinh tế du lịch ở Vĩnh Phúc
1.1.1.1. Tỉnh Vĩnh Phúc- lịch sử hình thành và điều kiện phát triển du lịch
* Lịch sử hình thành
Trong quá trình hình thành và phát triển, Vĩnh Phúc đã trải qua nhiều
lần thay đổi địa giới và tổ chức hành chính. Thời Hùng Vƣơng với tên nƣớc
Văn Lang, Vĩnh Phúc nằm trong địa phận bộ Văn Lang, trên hợp lƣu của ba
con sông: Sông Thao, Sông Đà, Sông Lô... Thời Bắc thuộc, khi nhà Hán cai
trị, nƣớc ta bị chia thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, Vĩnh
Phúc nằm trong huyện Mê Linh, thuộc quận Giao Chỉ. Đến thời nhà Đƣờng
cai trị, cả nƣớc bị chia thành 12 châu, lúc này vùng đất Vĩnh Phúc nằm trong
địa bàn Phong Châu.
Từ sau khi Khúc Thừa Dụ dựng nền tự chủ (905), các triều đại phong
kiến Việt Nam đã định lại đơn vị hành chính các địa phƣơng cho phù hợp với

yêu cầu quản lý đất nƣớc. Thời nhà Lý, vùng trung du miền núi đƣợc chia
thành các châu, trại, đất Vĩnh Phúc khi đó thuộc châu Phong và châu Lâm
Tây. Năm 1225, nhà Trần chia đất nƣớc thành các lộ, trấn, phủ, Vĩnh Phúc
nằm trong hai lộ Tam Giang và Tam Đái. Sang thế kỷ XV, sau khi Lê Lợi xác
lập Vƣơng triều Lê vào năm 1428, cả nƣớc đƣợc tổ chức thành đạo, trấn, lộ,
phủ huyện, châu, xã; Vĩnh Phúc nằm trong địa phận hai trấn Sơn Tây và
Hƣng Hóa. Đến thời nhà Nguyễn, năm 1821, vua Minh Mạng chia cả nƣớc
thành 30 tỉnh, Vĩnh Phúc lúc đó có tên đơn vị hành chính là phủ Vĩnh Tƣờng,
trực thuộc tỉnh Sơn Tây. Sau đó, hai huyện Yên Lãng và Yên Lạc đƣợc tách ra

18


đặt thành phủ Vĩnh Tƣờng (tƣơng ứng với địa phận tỉnh Phúc Yên).
Dƣới thời Pháp thuộc, ngày 20 - 10 - 1890, Toàn quyền Đông Dƣơng ra
Nghị định thành lập đạo Vĩnh Yên, bao gồm vùng đất của huyện Bình Xuyên
và các huyện của phủ Vĩnh Tƣờng: Bạch Hạc, Lập Thạch, Tam Dƣơng, Yên
Lạc, Yên Lãng. Đến tháng 4 năm 1891, Toàn quyền Đông Dƣơng ra Nghị
định bãi bỏ đạo Vĩnh Yên, sát nhập toàn bộ vùng đất này vào tỉnh Sơn Tây.
Tháng 12 năm 1899, trên cơ sở vùng đất của đạo Vĩnh Yên cũ, Toàn quyền
Đông Dƣơng ra Nghị định thành lập tỉnh Vĩnh Yên, tỉnh lỵ đặt tại làng Tích
Sơn (Tam Dƣơng).
Ngày 06 - 10 - 1901, Toàn quyền Đông Dƣơng ra Nghị định thành lập
tỉnh Phù Lỗ, bao gồm các phủ, huyện cắt từ Bắc Ninh sang phủ Đa Phúc,
huyện Kim Anh, huyện Đông Khê và phủ Yên Lãng cắt từ tỉnh Vĩnh Yên
sang, tỉnh lỵ đặt tại làng Phù Lỗ (huyện Kim Anh). Đến tháng 2 - 1904
chuyển về tổng Bạch Trữ (phủ Yên Lãng) và chính thức có tên gọi Phúc Yên.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời, chính quyền mới tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính cho
phù hợp, theo đó phủ đƣợc đổi thành huyện, xóa bỏ cấp tổng, đặt lại cấp xã

(làng hoặc xã cũ đƣợc đặt lại là thôn). Tỉnh Vĩnh Yên lúc đó có 6 huyện là:
Vĩnh Tƣờng, Bạch Hạc, Bình Xuyên, Lập Thạch, Tam Dƣơng, Yên Lạc với
352 làng xã. Tỉnh Phúc Yên có 5 huyện là: Đa Phúc, Kim Anh, Yên Lãng,
Vĩnh Linh, Đông Anh với 221 lãng xã.
Nhằm tăng cƣờng sự chỉ đạo phong trào đấu tranh vùng địch hậu, tăng
cƣờng lực lƣợng ta về mọi mặt, đƣa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
sang giai đoạn mới, ngày 12 - 2 - 1950, tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thành lập theo
Nghị định 03/TTg của Thủ tuớng Chính phủ trên cơ sở sát nhập hai tỉnh Vĩnh
Yên và Phúc Yên. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, địa giới của tỉnh
Vĩnh Phúc tiếp tục có sự thay đổi. Năm 1955, huyện Phổ Yên đƣợc tách ra

19


khỏi tỉnh Thái Nguyên và nhập vào Vĩnh Phúc, đến đầu năm 1957, huyện
Phổ Yên lại đƣợc trả về Thái Nguyên. Đầu năm 1961, toàn bộ huyện Đông
Anh, xã Kim Chung (huyện Yên Lãng) và một số xóm thuộc thôn Đoài, xã
Phù Lỗ (huyện Kim Anh) đƣợc tách ra khỏi Vĩnh Phúc, chuyển về thuộc
thủ đô Hà Nội.
Tháng 1 năm 1968, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội ra Nghị quyết số
504/NQ-QH hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ thành một tỉnh mới tỉnh Vĩnh Phú. Đến tháng 3 - 1979, tỉnh Vĩnh Phú có biến động lớn về ranh
giới hành chính, toàn bộ tỉnh Phúc Yên đƣợc cắt chuyển về Thành phố Hà
Nội, riêng huyện Mê Linh đế năm 1991 lại tách khỏi Hà Nội trở về Vĩnh Phú.
Tháng 11- 1996, Quốc hội khóa IX ra Nghị quyết tách tỉnh Vĩnh Phú thành
hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Tháng 1 năm 1997, theo Nghị quyết kỳ họp
thứ 10 Quốc hội khóa IX, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức đƣợc tái lập và đi vào
hoạt động sau gần 29 năm trải qua nhiều lần tách và nhập.
* Điều kiện phát triển du lịch Vĩnh Phúc
- Vị trí địa lí
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, tiếp giáp với các tỉnh

Thái Nguyên, Tuyên Quang ở phía Bắc, Phú Thọ ở phía Tây và Hà Nội ở phía
Đông và Nam, trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và
vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và
xa hơn là Trung Quốc. Vĩnh Phúc có vị trí thuận lợi trong giao lƣu phát triển
kinh tế và dịch vụ, đặc biệt trong điều kiện Vĩnh Phúc nằm trên tuyến quốc lộ
2, tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc và nằm
kề với cảng hàng không quốc tế Nội Bài đang đƣợc nâng cấp mở rộng lên quy
mô 15 triệu lƣợt khách/năm (định hƣớng lâu dài).
Một trong những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý của Vĩnh Phúc là nằm
kề với Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nƣớc. Lợi

20


thế này cho phép Vĩnh Phúc tiếp cận với thông tin, với sự phát triển nhanh
chóng của khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế trong đó có du lịch.
Bên cạnh đó, do nằm trong vùng ảnh hƣởng kinh tế - xã hội trực tiếp của Thủ
đô, Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng hoặc sử
dụng những cơ sở hạ tầng chiến lƣợc nhƣ đƣờng cao tốc 18 - cửa mở ra biển
để phát triển các ngành kinh tế cũng nhƣ dịch vụ du lịch.
- Địa hình
Vĩnh Phúc là tỉnh vừa thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, vừa thuộc
địa bàn đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng. Nhìn chung địa hình nằm trên một
bán bình nguyên bóc mòn, mang tính chất miền đồi với độ cao trung bình
khoảng 500m, tuy nhiên có thể phân ra 3 vùng : miền núi, đồng bằng và miền
trung du.
Phía Đông Bắc của tỉnh là dãy núi Tam Đảo nổi tiếng của Việt Nam, là
ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Vĩnh Phúc với Tuyên Quang và Thái Nguyên.
Dãy Tam Đảo chạy dài khoảng 50 km theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam với
hơn 10 đỉnh cao trên dƣới 1.400m trong đó đỉnh cao nhất là Tam Đảo

(1592m), ngoài ra còn có các đỉnh cao khác nhƣ Thạch Bàn (1388m), Thiên
Thị (1376m), Phù Nghĩa (1300m) nối liền với nhau nhƣ 3 hòn đảo. Đoạn cuối
dãy núi hạ thấp đột ngột, tới đầu Sóc Sơn độ cao chỉ còn 600m. Cách Tam
Đảo khoảng 10 km về phía Tây Bắc là khu danh thắng Tây Thiên với độ cao
trung bình gần nhƣ Tam Đảo (900m). Ở phía Bắc của tỉnh, gắn vào dãy núi
Tam Đảo có một dãy núi thấp trên đất huyện Lập Thạch với đỉnh cao nhất là
663m, thƣờng đƣợc gọi là khu vực Núi Sáng - Thác Bay. Nơi đây là căn cứ
địa của nghĩa quân Đề Thám trƣớc kia.
Miền núi Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện tổ chức hoạt động du lịch, các
dạng địa hình đặc biệt nhƣ cacxtơ hay các thác nƣớc, suối đẹp trên núi rất thu
hút du khách điển hình là Thác Bạc với dòng suối Bạc đổ từ độ cao 40 m, suối

21


Bát Nhã, suối Hạc, suối Vàng...
Miền đồng bằng Vĩnh Phúc gồm lãnh thổ các huyện Vĩnh Tƣờng, Yên
Lạc, Thành phố Vĩnh Yên và một số xã thuộc huyện Tam Đảo, huyện Bình
Xuyên, là đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Địa hình khu vực này nhìn
chung bằng phẳng, đất đai khá phì nhiêu, màu mỡ, một vài chỗ địa hình hơi
võng lòng chảo, có nhiều đầm hồ và vực lớn nhƣ đầm Vạc, đầm Rƣng, đầm
Cả... Chủ yếu là các kiểu đồng bằng tích tụ ngoài đê, đồng bằng tích tụ gian
sông, đồng bằng thềm tích tụ xâm thực. Hiện nay vùng đồng bằng phát triển
trồng lúa, rau xanh, các cây vụ đông và phát triển chăn nuôi.
Vùng đồi trung du chiếm gần nửa diện tích toàn tỉnh. Phần lớn địa hình
cao 50 - 60 m, xen kẽ một số đồi cao 200 - 300m. Đây là vùng phù sa cổ đƣợc
các vận động tạo sơn nâng lên. Quỹ đất của vùng còn tƣơng đối khá, đặc biệt
là đất đồi, có thể phát triển cây công nghiệp ăn quả.
- Thuỷ văn
Do tác động của điều kiện địa hình, khí hậu nên hệ thống sông ngòi của

Vĩnh Phúc có lƣợng dòng chảy ở mức trung bình (30l/s/km2) và mật độ lƣới
sông cũng vào mức trung bình (0,5 - 1 km/km2). Trên lãnh thổ của tỉnh có 2
con sông lớn là sông Hồng và sông Lô cùng rất nhiều con sông nhỏ khác nhƣ
sông Phó Đáy, sông Cà Lồ và các chi lƣu cũng nhƣ hệ thống các kênh đào là
nguồn cung cấp nƣớc cho trồng trọt cũng nhƣ giao thông đi lại.
Dòng chảy chia ra 2 mùa rõ rệt phù hợp với mùa khí hậu. Mùa lũ kéo
dài từ 4 - 5 tháng (thƣờng từ tháng 6 đến hết tháng 10), cực đại vào tháng 7, 8
đạt 15 - 35% lƣợng nƣớc cả năm.
Ngoài hệ thống sông ngòi nhƣ đã nói ở trên Vĩnh Phúc còn có một hệ
thống các hồ, đầm, ao phong phú nhƣ đầm Đại Lải, Dị Nậu, Vân Trục, Bò
Lạc, Xạ Hƣơng, đầm Vạc, đầm Dƣng, Thanh Lanh... có thể vừa phục vụ sản
xuất nông nghiệp, tƣới tiêu nƣớc cũng nhƣ có giá trị cho du lịch.

22


- Tài nguyên sinh vật
Vĩnh Phúc ngoài địa thế, khí hậu mát mẻ nổi tiếng, phù hợp với sức
khoẻ của con ngƣời còn nổi tiếng với vƣờn quốc gia Tam Đảo. Vƣờn quốc gia
Tam Đảo có diện tích tự nhiên 36.883 ha, trong đó có trên 23.000 ha rừng.
Quần hệ thực vật rừng phong phú với 490 loài bậc cao, thuộc 334 chi và 130
họ. Rừng có nhiều loại cây quí hiếm nhƣ Pơ Mu, Sam Bông, Kim Giao, Lát
hoa, Lim xanh, Đỗ Quyên, Sến mật, Thông tre... Hệ động vật rừng cũng rất
phong phú với 281 loại động vật khác nhau trong đó có nhiều loài quí hiếm có
giá trị kinh tế cao vừa phục vụ cho nghiên cứu khoa học nhƣ voọc đen má
trắng, cheo cheo, cá cóc Tam Đảo, gà lôi trắng, gà tiền...
Ngoài động thực vật rừng ra, Vĩnh Phúc còn trồng nhiều cây ăn quả
nhƣ vải nhãn, cây lƣơng thực nhƣ lúa, hoa màu... cũng nhƣ có nguồn cá tôm
phong phú trên các sông, đặc biệt là loài cá anh vũ rất nổi tiếng.
- Tài nguyên du lịch nhân văn

Các di tích lịch sử văn hoá: Các di tích lịch sử văn hoá là một nguồn tài
nguyên du lịch quan trọng, giữ vai trò chính trong việc thu hút khách du lịch,
đặc biệt là khách du lịch quốc tế... Toàn tỉnh hiện có gần 1000 di tích lịch sử,
văn hoá; trong đó đã xếp hạng cấp Quốc gia 228 di tích, nhiều di tích có giá
trị nhƣ: Tháp Bình Sơn – Lập Thạch đƣợc xây dựng từ thế kỷ XIII, đền thờ
Trần Nguyên Hãn – Lập Thạch, cụm Đình Hƣơng Canh, Đình Thổ Tang…
Trong số đó có những di tích có giá trị cao đối với phục vụ phát triển du lịch
nhƣ Tháp Bình Sơn (xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch) là một công trình kiến
trúc đặc sắc đƣợc xây từ đời nhà Lý, đền thờ Trần Nguyên Hãn (huyện Lập
Thạch), Chùa Hà Tiên ở xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên là một trong
những trung tâm phật giáo lớn thời Lý, Trần. Đây cũng là di tích lƣu niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ngƣời về thăm tỉnh Vĩnh Phúc, đến thƣởng ngoạn
thắng cảnh chùa Hà Tiên ngày 25/1/1963; Cụm đình Hƣơng Canh, với kiến
trúc hoành tráng bằng gỗ với hơn 300 năm tuổi. Đây là nơi thờ Ngô Quyền,
23


phu nhân, con trai thứ Ngô Xƣơng Văn và tƣớng của Ngô Quyền, (lục vị đại
vƣơng); Di chỉ Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc đƣợc phát hiện
lần đầu năm 1962, khai quật lần thứ 6 năm 1999. Nơi đây đã tìm đƣợc nhiều
di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.
Đây là một minh chứng về sự xuất hiện rất sớm của nghề trồng lúa nƣớc ở
nƣớc ta. Di chỉ này là di tích văn hoá quý hiếm của quốc gia.
Đặc biệt là có nhiều di tích gắn với các khu danh thắng có sức thu hút
du khách rất lớn nhƣ đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, Thiền viện trúc lâm Tây
Thiên. Ngoài giá trị lịch sử, Tây Thiên còn là một vùng thắng cảnh với núi
rừng, thác nƣớc và suối đá ẩn hiện thơ mộng. Hoặc di tích núi Sáng với hang
Đề Thám, thác Bay, hồ Vân Trục, tất cả đã tạo nên một quần thể di tích thắng
cảnh rất hấp dẫn.
Các lễ hội truyền thống:

Hiện nay các lễ hội truyền thống đang có xu hƣớng phục hồi phát triển
trở lại. Hầu nhƣ ở khắp các địa phƣơng trong nƣớc đều có tổ chức các lễ hội
văn hoá truyền thống. Nhiều lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử văn hoá, có
tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nƣớc và khôi phục
phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền. Chính vì vậy lễ
hội có sức thu hút rất lớn đối với nhân dân và khách du lịch các nơi, nhất là
khách du lịch quốc tế.
Vĩnh Phúc cũng có nhiều lễ hội truyền thống, có thể đƣợc nghiên cứu tổ
chức khai thác phục vụ mục đích phát triển du lịch. Hàng năm ở Vĩnh Phúc có
tới hàng trăm lễ hội đƣợc tổ chức. Có thể chia lễ hội thành các loại hình sau:
+ Lễ hội tín ngưỡng: Thƣờng là tín ngƣỡng dân gian, thờ các thần
thánh, nhƣ thờ thành hoàng, thờ mẫu, thờ các thần liên quan đến các hoạt
động kinh tế nhƣ nông nghiệp, ngƣ nghiệp... Những lễ hội tiêu biểu của nhóm
này phải kể đến lễ hội Mậu Lâm thuộc Thành phố Vĩnh Yên với trò múa Mo
nổi tiếng còn gọi là Bách nghệ khôi hài hay Tứ dân, hoặc là hội làng Sơn

24


Đông thuộc xã Sơn Đông, huyện Sông Lô, hay hội làng Thổ Tang... đều là
những hội trình diễn nghề mang tính tín ngƣỡng dân gian độc đáo.
+ Các lễ hội lịch sử: Thƣờng gắn với việc tƣởng niệm các nhân vật lịch
sử nhƣ lễ hội Tây Thiên, lễ hội Tam Đảo (Huyện Tam Đảo); lễ hội đền Bách
Trữ... Đây là các lễ hội đáng chú ý và thu hút khá đông du khách.
Một số lễ hội điển hình
Lễ hội Tây Thiên (huyện Tam Đảo); lễ hội chọi trâu Hải Lựu (huyện
Sông Lô); lễ hội kéo song Hƣơng Canh (huyện Bình Xuyên); lễ hội leo cầu
bắt trạch Tứ Trƣng (huyện Vĩnh Tƣờng); lễ hội cƣớp phết Bàn Giản (huyện
Lập Thạch)…
Cũng nhƣ ở các địa phƣơng các trong cả nƣớc, phần lớn lễ hội đều diễn

ra vào các tháng Giêng và tháng Hai .Vì vậy đây có thể coi là mùa lễ hội của
Vĩnh Phúc.
Các sản phẩm thủ công truyền thống: Khai thác các sản phẩm nghề thủ
công truyền thống và khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống có vai
trò lớn trong việc phát triển du lịch.
Ở Vĩnh Phúc có nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, đặc sắc nhƣ
làng rắn Vĩnh Sơn, nghề mộc ở làng Bích Chu, nghề rèn ở Lý Nhân,tơ tằm ở
Thổ Tang (huyện Vĩnh Tƣờng); nghề gốm gia dụng ở làng Hƣơng Canh
(huyện Bình Xuyên); nghề đá Hải Lựu, mây tre đan Triệu Xá (huyện Lập
Thạch).... Các làng nghề này đều nằm gần các tuyến điểm du lịch cho nên có
thể tổ chức để du khách đến tham quan, đồng thời nghiên cứu một cơ cấu sản
phẩm lƣu niệm để phục vụ du khách
Các tài nguyên du lịch nhân văn khác:
Ngoài những nguồn tài nguyên chính kể trên, Vĩnh Phúc còn có thể
khai thác các nguồn tài nguyên nhân văn khác phục vụ du lịch nhƣ ca múa
nhạc dân tộc, các món ăn từ lâm thổ sản phong phú của địa phƣơng mình...

25


Vĩnh Phúc vốn là miền đất văn hiến giàu chất dân gian, là xứ xở của
những làn điệu dân ca đặc sắc nhƣ hát trống quân, hát ví giao duyên, hát
Soọng Cô, hát Sịnh Ca... Các trò chơi dân gian của Vĩnh Phúc cũng rất độc
đáo, hấp dẫn du khách vào những dịp xuân về nhƣ trò tung còn của dân tộc
Cao Lan ở Lập Thạch, trò chơi đu, nhất là đu bay ở Văn Trƣng, Tứ Trung Vĩnh Tƣờng, chọi trâu ở Lập Thạch, leo cầu ùm ở Vĩnh Tƣờng, bắt chạch cầu
đinh ở Thổ Tang- hát ghẹo Vĩnh Tƣờng, bắt vịt trong ao ở Thƣợng Trƣng
(huyện Vĩnh Tƣờng), đánh đáo đá ở Bá Văn-Yên Lạc, trò tả cáy, tục đả cầu
cƣớp phết, bơi chải...
Về ẩm thực, Vĩnh Phúc có nhiều đặc sản hiếm có nhƣ cá anh vũ, xôi
trứng kiến, đất đồng Cốc nƣớng chín… cùng với nhiều món ăn đặc trƣng của

các dân tộc Sán Dìu, Cao Lan và các món dân dã hấp dẫn nhƣ vó cần, cá
thính, nem chua, bánh hòn Hội Hợp.... Đây là các nét đặc trƣng hấp dẫn có
giá trị cao phục vụ cho phát triển du lịch Vĩnh Phúc.
Tóm lại, những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn này đã và đang
đƣợc Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc khai thác với mục đích phát huy cao
nhất lợi thế của tỉnh để xây dựng một ngành "công nghiệp không khói" ngày
càng phát triển.
- Điều kiện kinh tế- chính trị - xã hội
Theo thống kê năm 2010, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là
1.236,50 km2, dân số 1.008,337 ngƣời với 9 đơn vị hành chính, gồm thành
phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc, Bình
Xuyên, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô. Toàn tỉnh có 14 dân tộc
anh em sinh sống, trong đó ngƣời Kinh chiếm 98,34%, các dân tộc thiểu số
còn lại là: Mƣờng, Sán Dìu, Dao, Cao Lan...
Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vĩnh Phúc
nằm liền kề Thủ đô Hà Nội là một lợi thế về vị trí địa lí quan trọng vì Hà Nội
26


×