Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.04 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống của con người. Du lịch là một ngành dịch vụ có ý
nghĩa quan trọng ở nhiều nước, thường được ví như là “ngành công nghiệp
không khói”. Du lịch ngày càng được mở rộng và phát triển trên phạm vi
toàn cầu. Sự phát triển đúng đắn của hoạt động du lịch góp phần thúc đẩy
sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Ngoài ra du lịch còn có vai trò to
lớn tác động ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, ngành
kinh tế du lịch ngày càng giữ một vị trí quan trọng, được xem là ngành
kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển đất nước.
Sự nghiệp đổi mới đất nước ở Việt Nam hơn hai mươi năm qua đã
thu được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội đã nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế đất nước, có sự đóng
góp quan trọng của ngành du lịch Việt Nam. Với đường lối đổi mới,
Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách quan tâm đầu tư
phát triển ngành kinh tế du lịch, đây được coi là một hướng chiến lược
quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ninh Bình là vùng đất có bề dày lịch sử truyền thống, là kinh đô của
ba triều đại phong kiến Đinh, Tiền Lê, thời kỳ đầu nhà Lý. Bước vào
thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là sau khi tái lập tỉnh
(1992), Đảng bộ Ninh Bình đã vận dụng có hiệu quả chủ trương, đường
lối của Đảng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đã có những bước
phát triển vượt bậc. Đặc biệt, Ninh Bình có tiềm năng về du lịch, với
nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu di tích Tam Cốc - Bích
Động, được xếp là “Nam Thiên Đệ Nhị Động”, có quần thể di tích cố đô
Hoa Lư, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, nhà thờ đá Phát Diệm,
vườn quốc gia Cúc Phương. Tất cả đã tạo cho Ninh Bình nhiều tiềm
năng phát triển kinh tế du lịch. Tiềm năng ấy không chỉ của riêng tỉnh


Ninh Bình mà còn là tiềm năng lợi thế về du lịch ở vùng châu thổ sông
Hồng cũng như của cả nước.
1
Ngay từ khi tái lập tỉnh, Ninh Bình đã xác định đầu tư phát triển
ngành kinh tế du lịch là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh
tế tỉnh. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã có nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo
các cấp, các ngành đầu tư phát triển du lịch. Và thực tế trong những năm
qua, ngành du lịch Ninh Bình đã có những đóng góp quan trọng vào sự
phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện,
tỉnh Ninh Bình chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của tỉnh để phát
triển kinh tế.
Phát triển tiềm năng du lịch của tỉnh Ninh Bình trở thành một nhiệm
vụ lớn, được các cấp ủy Đảng trong tỉnh quan tâm sâu sắc. Để góp phần
đánh giá đúng thực trạng và tìm nguyên nhân của mặt mạnh, mặt tồn tại,
hạn chế, nhằm đưa ra phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp đưa
ngành kinh tế du lịch Ninh Bình tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Ý thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, lại được sự động viên
khích lệ của người thân quê ở Ninh Bình, được sự chỉ dẫn tận tình của
thầy hướng dẫn khoa học, tác giả đã chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch (1992 - 2008)” làm luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Du lịch là ngành kinh tế mới nhưng rất quan trọng được Đảng ta xác
định là “ngành kinh tế mũi nhọn” và đang có bước tiến phát triển mạnh
mẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Vì vậy, du
lịch đã được sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo, nhà khoa học từ Trung
ương đến địa phương. Đã có nhiều cuốn sách, nhiều công trình khoa học
viết về du lịch với nội dung và góc độ khác nhau.
Các tác phẩm viết về du lịch ở Việt Nam nói chung tiêu biểu như:
Tác giả Đinh Trung Kiên trong cuốn sách “Một số vấn đề về du lịch

Việt Nam ” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004 đã trình bày tổng
quan những vấn đề về du lịch Việt Nam, đánh giá thực trạng và nêu
nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa trong giáo trình
“Kinh tế du lịch” Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội năm 2008 đã
trình bày những vấn đề cơ bản về du lịch, về kinh tế du lịch và vấn đề
quản lý ngành du lịch ở Việt Nam.
2
Tác giả Trần Đức Thanh trong “Nhập môn khoa học du lịch” Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005 đã trình bày những vấn đề về du lịch
một cách ngắn gọn và tổng quát nhằm phục vụ cho công việc học tập và
giảng dạy cho giáo viên và sinh viên trong ngành du lịch.
Luận án tiến sĩ kinh tế của Vũ Đình Thụy, Hà Nội (1996) về “Những
điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành
ngành kinh tế mũi nhọn” đã nêu bật những điều kiện thuận lợi về tự
nhiên và nhân văn của nước ta cho ngành du lịch, trên cơ sở những chủ
trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó đề ra các giải pháp,
kiến nghị để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Luận án tiến sĩ kinh tế của Đỗ Văn Quất, Thành phố Hồ Chí Minh
(2001) về “Định hướng và những chính sách cơ bản để phát triển ngành
du lịch Việt Nam đến 2010”, trên cơ sở phân tích những tiền năng thế
mạnh của nước ta, dựa vào kinh nghiện phát triển du lịch của các nước
trên thế giới và những định hướng của Đảng và Nhà nước Luận án đã
đưa ra những định hướng và chính sách hữu hiệu phát triển kinh tế du
lịch Việt Nam đến năm 2010.
Ninh Bình được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nên từ
lâu đã có nhiều tác phẩm, sách báo, các công trình nghiên cứu, tiêu biểu
như:
Tác giả Lã Đăng Bật với tác phẩm “Ninh Bình một vùng sơn thủy
hữu tình” do Nxb Trẻ phát hành năm 2007 đã giới thiệu một cách khái

quát về địa lý, lịch sử ,về con người, phong tục tập quán, đặc biệt là danh
lam thắng cảnh du lịch của miền đất Ninh Bình.
Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế của Trịnh Quang Hảo về “Đổi
mới vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình cho phù
hợp với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã phân tích và làm rõ cơ sở
lý luận của đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế là một đò hỏi
tất yếu của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Từ đó đã nêu rõ phương
hướng và những biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới vai trò quản lý của
Nhà nước về kinh tế.
Nguyễn Văn Mạnh, với công trình “Phát triển sản phẩm du lịch sinh
thái tại Ninh Bình” (Đề tài NCKH cấp bộ năm 2005), đã cho thấy thế
mạnh của du lịch sinh thái, thấy lợi ích của việc con người sống thân
thiện với thiên nhiên.
3
Còn có nhiều tác phẩm, bài viết khác liên quan đến vấn đề du lịch
Ninh Bình được đăng trên các báo, tạp chí và các Website của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Tổng cục du lịch, Tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên chưa
có công trình nào nghiên cứu cụ thể về “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh
đạo phát triển kinh tế du lịch (1992- 2008)”. Trên cơ sở kế thừa những
kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tác giả tiếp tục tìm hiểu,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích
Mục đích chính của đề tài luận văn là làm rõ quá trình lãnh đạo phát
triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1992 - 2008). Luận
văn phân tích rõ vai trò quan trọng của Đảng bộ trong việc định hướng
phát triển kinh tế du lịch của tỉnh. Trên cơ sở những thành tựu, hạn chế,
luận văn khái quát hóa những kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp cụ
thể, đóng góp vào sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong việc
phát triển kinh tế du lịch của tỉnh ở giai đoạn mới.

* Nhiệm vụ
Làm rõ những lợi thế, tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh
Bình.
Xuất phát từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
luận văn tập trung đi sâu vào phân tích các chủ trương, chính sách của
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh tế du lịch từ năm 1992 đến
năm 2008, nhận định khoa học về những thành tựu và hạn chế trong quá
trình lãnh đạo kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình.
Từ đó, luận văn khái quát hóa những kinh nghiệm trong quá trình
lãnh đạo và đề xuất một số giải pháp cụ thể, thiết thực, đóng góp vào sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong lãnh đạo phát triển kinh tế du
lịch của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình trong quá trình phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh từ
năm 1992 - 2008, bao gồm các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính
sách và sự tổ chức thực hiện.
4
* Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Lĩnh vực kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình.
Thời gian: Từ năm 1992 đến năm 2008.
Không gian: Địa bàn tỉnh Ninh Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở
phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, những quan điểm của Đảng về đường lối, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và ngành kinh tế du lịch nói riêng.
Về phương pháp cụ thể: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả vận
dụng nhiều phương pháp trong đó phương pháp lịch sử và phương pháp

lôgic là hai phương pháp cơ bản nhất. Ngoài ra còn sử dụng các phương
pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp với
phương pháp thống kê, khảo sát thực tế… để hoàn thành nội dung luận
văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ vai trò quan trọng của Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch, làm rõ sự năng động,
sáng tạo những thành tựu và những hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát
triển ngành kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ năm
1992 -2008.
Từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu sự lãnh đạo
phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, luận văn đã đề
xuất những giải pháp để Đảng bộ tỉnh có thêm tài liệu tham khảo trong
việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện, nhằm phát triển kinh tế du lịch ở
Ninh Bình trong những năm tới.
Việc hệ thống hóa về tiềm năng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh
Bình cũng góp phần vào việc nghiên cứu giới thiệu, quảng bá lịch sử
truyền thống và văn hóa của địa phương, cung cấp nguồn tài liệu có giá
trị trong công tác biên soạn, giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương, nâng
cao lòng tin yêu, niềm tự hào đối với quê hương Ninh Bình và đất nước
Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết:
5
Chương 1: Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình.
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo tổ chức thực hiện phát triển
ngành kinh tế du lịch Ninh Bình (1992-2008).
Chương 3: Đánh giá chung và những kinh nghiệm của quá trình
lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch của Đảng bộ Ninh Bình.

6
Chương 1
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH
1.1. Lý luận chung về du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Từ xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở
thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch
đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, và là một nhu cầu
không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của con người. Du lịch
ngày nay trở thành một đề tài hấp dẫn mang tính toàn cầu. Vì vậy du lịch
đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của nhiều quốc gia
trên thế giới.
Do hoàn cảnh khác nhau, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, cách
nhìn nhận và hiểu biết về du lịch cũng khác nhau nên các khái niệm và
định nghĩa về du lịch vẫn chưa thống nhất.
Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại Điều 10, thuật ngữ du
lịch được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Cho dù có định nghĩa dưới góc độ nào thì các nhà khoa học và học
giả đều nhận biết được rằng du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù,
gồm nhiều thành phần tham gia. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của
ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội. Du lịch
không chỉ là một ngành kinh tế tổng hợp mang lại lợi nhuận cao, mà nó
còn là một hiện tượng xã hội có ý nghĩa vô cùng to lớn. Ngành du lịch đã
góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm
bảo anh sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi
trường và giữ vững an ninh, quốc phòng.
1.1.2. Vai trò của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Ngày nay du lịch phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Du lịch không chỉ giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà
còn có tác động ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội.
* Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế.
Như vậy, đối với phát triển kinh tế, du lịch hiện nay được coi là
ngành công nghiệp không khói chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong nền
7
kinh tế quốc dân. Phát triển du lịch có tác dụng làm thay đổi bộ mặt kinh
tế quốc gia, vùng lãnh thổ. Do đó, nhiều nước trên thế giới hiện nay đã
coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển đất nước.
* Vai trò của du lịch đối với đời sống văn hóa - xã hội.
Đối với văn hóa - xã hội, hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu
để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ
quan nhà nước và địa phương và cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn,
phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Nhu cầu về nâng cao
nhận thức văn hóa trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung
ứng chú ý khôi phục, bảo vệ các di tích, duy trì các lễ hội, làng nghề…
Đối với môi trường, du lịch giúp con người hiểu biết sâu sắc thêm về
tự nhiên, thấy được giá trị của đời sống thiên nhiên đối với con người.
Đối với vấn đề an ninh chính trị, du lịch đã góp phần mở rộng giao
lưu giữa các vùng trong nước và ngoài nước.
* Vai trò của du lịch trong quá trình phát triển kinh - xã hội của
tỉnh Ninh Bình.
Cùng với sự quan tâm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành
du lịch luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức, ở mỗi thời kỳ
đều xác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước phù hợp với yêu cầu của cách mạng. Trong quá trình đổi
mới đất nước, du lịch nước ta đã đạt được những thành quả ban đầu quan
trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất lượng, dần khảng định vai trò,
vị trí của mình là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
1.2. Những lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của

tỉnh Ninh Bình
1.2.1. Đặc điểm lịch sử, địa lý tự nhiên và tình hình kinh tế - xã
hội của tỉnh Ninh Bình
* Đặc điểm lịch sử.
* Đặc điểm địa lý tự nhiên.
+ Về vị trí địa lý.
+ Về địa hình.
+ Về khí hậu:
+ Về thủy văn:
+ Về hệ động, thực vật.
8
+ Về đất đai:
+ Tài nguyên khoáng sản:
* Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội.
+ Đặc điểm dân cư, dân tộc.
+ Tình hình kinh tế - xã hội.
1.2.2. Những lợi thế và tiềm năng phát triển tài nguyên du lịch của
tỉnh Ninh Bình
Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90km, Ninh Bình có vị trí chiến lược
quan trọng, nằm trên tuyến đường giao thông đường sắt, đường bộ xuyên
Việt. Ninh Bình là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực
sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng
núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc và trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, văn
hóa giữa 2 miền Nam - Bắc. Với vị trí địa lý thuận lợi, lại nằm trong
vùng tiếp giáp giữ đồng bằng và vùng núi, nằm trong một khu vực trũng
tiếp giáp Biển Đông, tạo cho tỉnh một địa hình đa dạng, có nhiều tiềm
năng để phát triển du lịch.
1.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
* Quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An.
* Núi chùa Bái Đính.

* Tam Cốc- Bích Động.
* Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan).
* Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.
Động Hoa Lư.
Động Địch Lộng.
Núi Dục Thúy (núi Non Nước).
Suối nước nóng Kênh Gà.
Hồ Đồng Chương.
1.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
* Nhóm các di tích lịch sử - văn hóa.
Cố đô Hoa Lư.
Đền vua Đinh (làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện
Hoa Lư).
Đền vua Lê (làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư).
9
Chùa Bích Động (thôn Đam Khê trong, xã Ninh Hải, huyện Hoa
Lư).
Nhà thờ đá Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn).
* Nhóm các lễ hội.
Lễ hội đền Đinh - Lê (lễ hội Trường Yên):
Lễ hội chùa Bái Đính:
1.2.2.3. Các làng nghề truyền thống
Chạm khắc đá Ninh Vân:
Thêu ren Ninh Hải:
Mỹ nghệ cói Kim Sơn:
1.2.2.4. Món ăn đặc sản Ninh Bình
Tái dê Hoa Lư:
Nhất hưởng thiên kim (cơm cháy):
Nem Yên Mạc (Yên Mô):
Rượu Lai Thành:

Rượu cần Nho Quan:
10
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ DU LỊCH NINH BÌNH (1992 - 2008)
2.1. Đường lối chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà
nước trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2008)
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng. Trong các năm
qua, ngành du lịch đã có bước phát triển nhanh chóng, góp phần tích cực
vào quá trình đổi mới kinh tế. Chính vì thế đường lối, chính sách phát
triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế
của một quốc gia. Chính sách phát triển du lịch thể hiện ở việc xác định
vai trò - vị trí của ngành du lịch trong tổng thể cơ cấu các ngành của nền
kinh tế xã hội; thể hiện qua phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát
triển và các biện pháp cụ thể tương ứng với mục tiêu, chiến lược để phát
triển du lịch Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý Nhà nước, việc thể chế
hóa chủ trương, ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật
liên qua đến du lịch đã được thực hiện kịp thời và đồng bộ. Tạo khung
pháp lý cho các cơ quan Nhà nước, các ban ngành liên quan tổ chức thực
hiện phát triển kinh tế du lịch. Hoạt động du lịch trong nhiều năm liên
tục có sự phát triển như:
Về khách du lịch: Lượng khách năm 1994 đạt một triệu, đã về trước
kế hoạch 1 năm và vượt dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới 6 năm. Từ
1990 đến 2007 lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng với
2 con số. Khách du lịch quốc tế tăng 17 lần từ 250.000 lượt (năm 1990)
lên xấp xỉ 4,253 triệu lượt (năm 2008). Khách du lịch nội địa ước tăng 20
lần, từ 1 triệu lượt năm 1990 lên khoảng 20,5 triệu lượt năm 2008.
Về thu nhập du lịch: Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã
hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và

mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng
trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất
khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ
tăng trưởng nhanh về thu nhập: năm 1990 thu nhập du lịch mới đạt 1.350
tỷ đồng thì đến năm 2008, con số đó đạt 64.000 tỷ đồng.
11
2.2. Thực trạng ngành kinh tế du lịch Ninh Bình trước những
năm tái lập tỉnh (1976 - 1992)
Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và điều kiện rất thuận lợi
để phát triển ngành du lịch. Nhưng trước những năm 1992, hoạt động
của du lịch Ninh Bình (Hà Nam Ninh cũ) chưa phát triển, kinh doanh du
lịch hầu như chưa được chú trọng. Các loại hình du lịch nghèo nàn, hoạt
động mang tính bị động và tự phát nên hiệu quả còn quá thấp. Thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng, Tỉnh ủy Hà Nam Ninh tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo chủ động triển khai công cuộc đổi mới, lấy đổi mới kinh tế là
trọng tâm. Trong đó tập trung mọi nguồn lực các thành kinh tế thực hiện
ba chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu. Cho nên Đảng bộ tỉnh chưa chú tâm tới việc khai thác các
tiềm năng du lịch của tỉnh, hiệu quả của hoạt động kinh tế du lịch thấp.
Có thể nói hiện trạng khai thác nguồn tài nguyên du lịch ở Hà Nam Ninh
chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng. Việc tổ chức khai thác,
quản lý tài nguyên còn thiếu khoa học, chồng chéo, chưa có một kế
hoạch cơ bản, lâu dài và chưa gắn việc khai thác với bảo vệ tôn tạo. Mặt
khác việc xã hội hóa du lịch trong dân cư, tổ chức quản lý, nguồn nhân
lực, nguồn vốn… cũng góp phần hạn chế việc khai thác tài nguyên du
lịch của Hà Nam Ninh, hạn chế hiệu quả nhiều mặt của du lịch nơi đây.
Nhìn chung thực trạng của ngành du lịch Ninh Bình trong những
năm trước năm 1992 cũng nằm trong tình hình chung của ngành du lịch
cả nước trong thời gian này và chịu tác động từ nhiều nguyên nhân.
Trong đó bị ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã dẫn

đến kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch. Do đó, vấn đề đang đặt ra
trước mắt và lâu dài phải có một đường hướng, chính sách mới cho
ngành du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh nhà.
2.3. Quá trình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch của
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ (1992 - 2008)
2.3.1. Đường lối lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ
tỉnh Ninh Bình (1992 - 2008)
Để phát triển du lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh, đưa du lịch trở
thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đảng bộ Ninh Bình đã đề ra
định hướng phát triển trên địa bàn tỉnh với 4 cụm chủ yếu:
12
Cụm 1: Hoa Lư - thị xã Ninh Bình: Gồm các điểm: Núi Thúy Sông
Vân, du lịch Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động. Hướng khai thác chủ
yếu là Du lịch văn hóa, lệ hội, nghiên cứu lịch sử khảo cổ, thăm quan danh
thắng và nghỉ ngơi.
Cụm 2: Cúc Phương - Kỳ Phú: Thuộc địa bàn huyện Nho Quan. Chủ
yếu là vườn Quốc gia Cúc Phương. Du khách tham quan, nghiên cứu lịch sử
và nghỉ ngơi.
Cụm 3: Phát Diệm - Cồn Thoi: Thuộc huyện Kim Sơn, hạt nhân của
cụm Nhà thờ đá Phát Diệm, hướng du lịch: Văn hóa, tín ngưỡng, tham
quan, nghiên cứu, săn bắn và tắm biển.
Cụm 4: Địch Động - Đầm Cút - Kênh Gà: Trên địa bàn huyện Gia Viễn
là khu du lịch nghỉ dưỡng, tắm suối nước nóng, du lịch trên sông, hồ và săn
bắt trên núi.
Tóm lại, ngày từ khi tái lập tỉnh, Đảng bộ Ninh Bình đã sớm xác
định tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của tỉnh và tạo điều kiện để du
lịch dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế
chung. Bên cạnh đó tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư và
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước đầu đã có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong tỉnh, đặc biệt là sự phối hợp giữa

Sở Văn hóa - Thể thao - Du Lịch với các cơ sở trong quản lí điều hành
hoạt động du lịch, tháo gỡ khó khăn còn vướng mắc. Nhận thức về phát
triển du lịch trong các tầng lớp dân cư đã được nâng cao lên một bước và
tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt, hỗ trợ cho hoạt động du lịch. Và
qua các kỳ đại hội từ Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, XIII, XIV, XIX,
những đường lối, chính sách ngày càng được bổ sung, hoàn thiện cho
phù hợp với đường lối và chính sách chung của Đảng và đáp ứng những
yêu cầu cấp bách của địa phương. Những tiềm năng du lịch to lớn của
tỉnh đang được đánh thức, khai thác một cách có hiệu quả đang hướng
tới sự bền vững, ngành kinh tế du lịch đang khảng định vị trí mũi nhọn
trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
2.3.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đối với ngành kinh
tế du lịch từ (1992 - 2008)
2.3.2.1. Công tác kiện toàn bộ máy nhà nước về du lịch
Công tác kiện toàn bộ mày quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh xuống
đến huyện đã được từng bước triển khai. UBND tỉnh đã đẩy mạnh việc
13
xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, cụ thể hóa các văn bản luật,
các văn bản quản lý khai thác tài nguyên du lịch có sự tham gia của
nhiều ngành, nhiều cấp tạo nên hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt
động khai thác tài nguyên du lịch. Năm 2006 huyện Gia Viễn thành lập
Ban chỉ đạo phát triển du lịch của huyện, Ban chỉ đạo ra đời đã hoạt
động tích cực trong hoạt động phát triển kinh tế du lịch tại địa phương.
Sở Du lịch cũng tạo điều kiện cho UBND các huyện, thị xã tham gia
đóng góp xây dựng quy hoạch du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch,
đặc biệt là nghiên cứu hang động phục vụ phát triển du lịch.
Hiện nay Ninh Bình vẫn đang tiếp tục thực hiện cải cách hành chính,
hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch
từ tỉnh đến huyện, hoàn chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp
UBND tỉnh trong quản lý quy hoạch và phát triển du lịch. Công tác quản

lý nhà nước về du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần
phát triển du lịch của tỉnh.
2.3.2.2. Công tác quy hoạch phát triển du lịch
Trong chiến lược phát triển du lịch, Đảng bộ Ninh Bình luôn quan
tâm đến công tác xây dựng quy hoạch phát triển du lịch. Bởi vì công tác
này được thực hiện tốt có thể làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và
giảm thiểu những tác động tiêu cực mà du lịch có thể đem lại cho cộng
đồng. Công tác này thực hiện không tốt có thể dẫn đến sự phát triển du
lịch thiếu tính kiểm soát.
2.3.2.3. Công tác đầu tư hạ tầng trực tiếp cho ngành du lịch
Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm
gần đây đã được đầu tư xây dựng tương đối hợp lý, hệ thống đường ô tô
đi được tới tất cả các xã trong tỉnh, việc đi lại thuận tiện, nhanh chóng.
Toàn tỉnh hiện có 2.278,2 km đường bộ và 496 km đường sông với các
tuyến quan trọng nối liền thành phố tỉnh lỵ với các huyện lỵ và tỏa đi các
xã. Các tuyến đường từ tỉnh xuống huyện được nâng cấp rải nhựa ô tô đi
đến 100% số xã phường. Mạng lưới giao thông của Tỉnh phân bố tương
đối đồng đều: đường sắt, đường bộ, đường thủy.
2.3.2.4. Phát triển các tuyến điểm và loại hình dịch vụ và sản phẩm
du lịch
Trong các kỳ Đại hội, Đảng bộ tỉnh luôn nhấn mạnh đến việc phải đa
dạng hóa sản phẩm du lịch cả về các loại hình và tuyến điểm du lịch. Tạo
14
ra sản phẩm du lịch mới, độc đáo gắn liền với nét đặc trưng của tỉnh. Từ
những chỉ đạo đó, các loại hình và tuyến điểm du lịch của Ninh Bình
phát triển ngày càng phong phú đa dạng cả về chất và lượng.
Gắn với 4 cụm du lịch, các tuyến du lịch được xác định trong bản
quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình năm 1995 đó là:
- Tuyến du lịch thị xã Ninh Bình - Cố đô Hoa Lư.
- Tuyến du lịch thị xã Ninh Bình - Tam Cốc - Bích Động.

- Tuyến du lịch thị xã Ninh Bình - Địch Lộng, Đầm Cút, Kênh Gà
- Tuyến du lịch thị xã Ninh Bình - Cúc Phương - Kỳ Phú - Căn cứ
Chiến khu cách mạng Quỳnh Lưu.
- Tuyến du lịch đường sông, Núi Thúy - Cửu Đáy - Hòn Nẹ.
2.3.2.5. Nguồn lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực du lịch được coi là yếu tố quan trọng để thực hiện
thắng lợi chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời
sống nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 03-NQ/TƯ của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch. Nên từ năm 2002 đến năm 2008, ngành
du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lớn như Khoa du lịch Trường
đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân và trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội… tổ chức được 10 lớp đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho 564 lao động của các đơn vị quản
lý khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch trên địa bàn
toàn tỉnh, chiếm 58% tổng số lao động trực tiếp trong ngành.
2.3.2.6. Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch
Du lịch là ngành với những nét đặc thù riêng, đòi hỏi phải được
thông tin, quảng bá, mở rộng giao lưu, hợp tác. Xác định tầm quan trọng
đó, trong những năm qua bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất
lượng dịch vụ thì công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tiềm năng
thế mạnh, nét đặc sắc văn hóa du lịch của quê hương Ninh Bình đã được
tập trung triển khai. Hình ảnh du lịch Ninh Bình ngày càng có nhiều du
khách trong và ngoài nước biết đến.
Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch trong những năm qua đã
đạt được được những kết quả đáng kể, nhất là tạo được sự chuyển biến
nhận thức trong cộng đồng về vị trí, vai trò của du lịch trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong nhân dân. Để chuyển hóa thành
15
hành động cụ thể trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương,

chính sách về phát triển du lịch của các cấp lãnh đạo, các ban ngành,
đoàn thể, địa phương trong toàn tỉnh.
2.3.2.7. Công tác phát triển doanh nghiệp hoạt động trong ngành du
lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp
Trong những năm qua, công tác phát triển mạng lưới doanh nghiệp
hoạt động trong ngành du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động của
các doanh nghiệp đã được tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt. Đây có thể là một
trong những thành công lớn trong công tác phát triển doanh nghiệp hoạt
động trong ngành du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. Mạng luới
doanh nghiệp hoạt động trong nghành du lịch không ngừng được tăng
lên cả về chất lượng lẫn số lượng. Công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được các cấp, các
ngành, các địa phương phối hợp chặt chẽ và đã tạo ra môi trường pháp lý
thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chuyển hướng đúng
theo nền kinh tế thị trường. Đây là tiền đề để du lịch Ninh Bình phát
triển nhanh và bền vững trong những giai đoạn tới theo đúng tinh thần
của Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
2.3.2.8. Công tác bảo tồn, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên để phát triển du lịch bền vững
Tóm lại, du lịch Ninh Bình có được những kết quả là nhờ vào rất
nhiều những nhân tố chủ quan và khách quan, trong đó nhân tố mấu chốt
dẫn đến thành công là vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình với
việc đề ra đường lối, chính sách đúng đắn, sáng tạo để phát triển ngành
kinh tế du lịch. Sự sát sao trong công tác quản lý, sự đồng thuận giữa các
ban ngành của tỉnh và địa phương tạo ra sự tin tưởng cho các nhà đầu tư
trong và ngoài nước, tạo nên sự yên tâm, hài lòng về mọi mặt cho du
khách đến với Ninh Bình. Bên cạnh đó còn phải kể đến những nhân tố
khách quan khác như đường lối, chính sách đổi mới kinh tế nói chung và
du lịch nói riêng của Đảng và Nhà nước ta bắt đầu từ Đại hội VI và liên
tục được điều chỉnh bổ sung qua các kỳ đại hội sau đó. Từ chủ trương

chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Ninh Nình không
ngừng vận dụng sáng tạo vào địa phương để tạo ra điểm mạnh của du
lịch, nhằm thực hiện chủ trương đưa kinh tế du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của tỉnh. Cộng thêm vào đó, Ninh Bình còn là một vùng đất
16
giàu tiềm năng, điều kiện lịch sử, địa lý vô cùng thuận lợi cho ngành du
lịch phát triển. Con người Ninh Bình thông minh cần cù, thông minh,
sáng tạo, giàu truyền thống yêu nước, nỗ lực hết mình để xây dựng quê
hương ngày càng giàu đẹp. Từ một ngành kinh tế non nớt, yếu kém lúc
tái lập tỉnh đến năm 2008 du lịch Ninh Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Chỉnh phủ nói chung, Đảng bộ và các cấp chính quyền Ninh Bình nói
riêng đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp to lớn vào
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình cũng. Với sự tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, sự nỗ lực phấn
đấu của các cấp, các ngành và của mỗi người dân. Chúng ta tin tưởng
rằng, trong thời gian tới, kinh tế du lịch của tỉnh sẽ ngày càng phát triển,
đưa Ninh Bình trở trành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm
của cả nước.
17
Chương 3
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM
CỦA QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ
DU LỊCH CỦA ĐẢNG BỘ NINH BÌNH
3.1. Đánh giá chung quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch
của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1992 - 2008)
3.1.1. Ưu điểm
Về sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong quá
trình phát triển ngành kinh tế du lịch.
Những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế du lịch
Ninh Bình (1992 - 2008).

Có thể nói, từ khi tái lập tỉnh đến Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã từng
bước khắc phục những khó khăn để đưa hoạt động du lịch có được
những kết quả đáng kể. Với mức tăng trưởng như thời gian qua có thể
thấy được du lịch Ninh Bình đang có những bước đi đúng, sự quan tâm
đầu tư phát triển của tỉnh thời gian qua cho du lịch cùng với sự tăng
trưởng của các ngành kinh tế khác đã góp phần quan trọng thúc đẩy du
lịch phát triển nhanh và bền vững hơn. Quan trọng hơn cả là hoạt động
kinh doanh du lịch đã đóng góp tích cực và có hiệu quả vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh và du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của tỉnh, góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy các ngành nghề phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo. Du khách
đến với Ninh Bình sẽ nhận thấy sự khởi sắc thực sự của ngành du lịch
Ninh Bình. Ninh Bình đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo, thú
vị của du khách trong nước và quốc tế. Có được những thành tựu đó là
do sự đồng lòng, nhất trí, đoàn kết của toàn dân Ninh Bình dưới sự lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước nói chung và Đảng bộ tỉnh Ninh Bình nói
riêng.
3.1.2. Hạn chế
Thứ nhất: cơ chế chính sách đầu tư vẫn còn những bất cập, công tác
đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch vẫn chưa
theo kịp tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai: hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch chậm phát triển
và thiếu đồng bộ.
18
Thứ ba: Hạn chế về đội ngũ lao động
Thứ tư: Hạn chế về quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch.
Thứ năm: Hạn chế về sản phẩm du lịch.
Thứ sáu: Hạn chế về tính liên kết của Ninh Bình với các địa phương
phụ cận.
3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những tồn tại, hạn chế trên không chỉ xảy ra tại Ninh Bình, không
chỉ xảy ra trong ngành kinh tế du lịch mà nó tồn tại trong hầu hết các
tỉnh thành và các ngành kinh tế của nước ta bởi vì một đất nước chịu
thiệt hại nặng nề trong hai cuộc chiến tranh kéo dài, nền kinh tế gần như
kiệt quệ, mới chỉ chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường chưa lâu,
kinh nghiệm còn thiếu, lại chịu sự cạnh tranh khốc liệt trong quá trình
hội nhập nền kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước chậm được
triển khai hoặc hoàn thiện không triệt để, thiếu những hướng dẫn cụ thể
và đồng bộ nên hiệu quả chưa được như mong muốn. Vai trò quản lý
Nhà nước về du lịch chưa được phát huy đầy đủ. Công tác quản lý nhà
nước còn nhiều bất cập, các thủ tục đôi khi còn quá phiền hà phức tạp,
một bộ phận cán bộ quan liêu, tham nhũng làm cho một số nhà đầu tư và
du khách lo ngại. Việc phân cấp quản lý về du lịch giữa tỉnh, huyện,
thành phố và xã chưa rõ ràng, rành mạch cả về tổ chức hoạt động, công
tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch.
3.2. Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình lãnh đạo phát
triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
3.2.1. Vận dụng sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về phát triển kinh tế du lịch vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh
Ngày nay kinh tế du lịch đang ngày càng khảng định vai trò quan
trọng của nó đối với nền kinh tế thế giới. Nhiều quốc gia đã rất thành
công trong việc đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần
to lớn vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Ở nước ta, trong quá
trình đổi mới, xây dựng đất nước và qua các kỳ Đại hội Đảng và Nhà
nước luôn đề ra những chiến lược phù hợp với từng thời kỳ, từng giai
đoạn để hướng tới mục đích phát triển ngành du lịch để làm sao trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, tương xứng với tiềm năng của đất nước. Qua
điểm chủ đạo đó đã được các Đảng bộ địa phương trên cả nước quán
19

triệt và vận dụng rất hiệu quả. Trong đó Đảng bộ tỉnh Ninh Bình là một
điển hình tiêu biểu.
Trên cơ sở những lợi thế và tiềm năng to lớn về du lịch Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình đã thành công trong việc quán triệt, vận dụng một các sáng
tạo những chủ trương chính sách chung của Đảng và Nhà nước để khai
thác và phát triển du lịch. Qua các kỳ Đại hội, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
đã liên tục có những điều chỉnh sửa chữa, bổ sung những đường lối
chính sách phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng.
3.2.2. Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với
ngành kinh tế du lịch
Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là nhân tố quyết định cho sự thành
công của ngành kinh tế du lịch. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã chú trọng
công tác quy hoạch, cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất để
thu hút nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Đảng
bộ tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm giữa ban lãnh
đạo tỉnh và các doang nghiệp cũng như các nhà đầu tư nhằm thu thập,
giải quyết những vướng mắc, những tâm tư nguyện vọng của họ; tỉnh
cũng tổ chức các đoàn cán bộ đi sâu, đi sát các doanh nghiệp nắm tình
hình và hỗ trợ kịp thời những khó khăn trong quá trình triển khai, hoạt
động. Đảng bộ tỉnh cũng chỉ đạo ban ngành chuyên môn và các cấp
chính quyền công khai minh bạch trong mọi hoạt động đảm bảo tính
công bằng, dân chủ cho tất cả các doang nghiệp. Công tác quản lý, giám
sát của các cơ quan trong bộ máy chính quyền cần được Đảng bộ tỉnh
phân định rõ ràng, tránh tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý,
nhũng nhiễu gây phiền hà và can thiệp quá sâu vào hoạt động của các
doang nghiệp.
3.2.3. Lãnh đạo thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước của
chính quyền các cấp đối với kinh tế du lịch
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các ngành các cấp phải luôn nắm
vững quan điểm chỉ đạo của Trung ương: Đảng bộ chỉ đạo bằng chủ

trương, UBND là công cụ quản lý Nhà nước về kinh tế, các doanh
nghiệp tự chủ về kinh doanh. Coi trọng và thực hiện tốt công tác quản lý
đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chính quyền các cấp phải
luôn coi trọng và thực hiện tốt công tác quản lý, xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, thực hiện phân cấp quản lý, đẩy mạnh
20
cải cách hành chính từng bước xây dựng nền hành chính văn minh, hiện
đại. Chính quyền chủ yếu làm công tác quản lý nhà nước, không can
thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng
bên cạnh đó, chính quyền có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc
thực hiện các quy định pháp lý đảm bảo cho doanh nghiệp hiểu luật và
thực hiện đúng theo luật, tiến hành xử lý, can thiệp khi các doanh nghiệp
vi phạm những quy định làm ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội tỉnh
nhà.
3.2.4. Tổ chức thực hiện đồng bộ các chủ trương chính sách phát
triển kinh tế du lịch
Về quy hoạch phát triển du lịch.
Về chính sách thu hút đầu tư.
Về quảng bá thương hiệu và đa dạng hóa loại hình du lịch.
Về đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.
Về chú trọng đào tạo nguồn nhân lực.
Về khai thác đi đôi với tôn tạo bảo vệ các tài nguyên du lịch bảo vệ
môi trường sinh thái, xây dựng môi trường xã hội du lịch lành mạnh.
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch ở
Ninh Bình trong những năm tới
Thứ nhất: Coi trọng quy hoạch phát triển du lịch, tăng cường công
tác quản lý.
Thứ hai: Phải tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất du lịch, cơ
sở hạ tầng.
Thứ ba: Ninh Bình nên tập trung phát triển các sản phẩm du lịch gắn

với lợi thế của tỉnh.
Thứ tư: Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện giáo dục
du lịch toàn dân.
Thứ năm: Tăng cường quảng bá, tiếp thị du lịch.
Thứ sáu: Về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, phát triển du lịch
theo hướng bền vững.
Thứ bảy: Về nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ.
21
KẾT LUẬN
Hiện nay du lịch phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới và trở thành
ngành kinh tế quan trọng của mỗi quốc gia. Bởi vì du lịch không chỉ giữ
vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà còn có tác động ảnh
hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trong những năm gần đây,
ngành du lịch Việt Nam có bước phát triển khởi sắc và ngày càng có tác
động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Du lịch ngày
càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng và năng động, mang lại
hiệu quả kinh tế cao và là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các ngành
kinh tế quốc dân, tạo tích lũy ban đầu cho nền kinh tế và là chiếc cầu nối
giữa thế giới bên ngoài và trong nước.
Có được những kết quả trên là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam thực
hiện đường lối đổi mới, coi trọng phát triển du lịch được xem đó là một
chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm
góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với đường
lối đổi mới từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến năm
2008, hàng loạt những chủ trương chính sách của Đảng đã được ban
hành với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa du
lịch Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng đang có. Ninh Bình
là vùng đất có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước,
hoà quyện cùng bản sắc văn hoá, tạo cho tỉnh Ninh Bình các thế mạnh để
phát triển du lịch. Ninh Bình lại cách thủ đô Hà Nội 90km, có ưu thế rõ

rệt về nhiều mặt, có ưu thế về vùng phụ cận, không gian và thời gian.
Trên bình diện về lĩnh vực du lịch, tỉnh Ninh Bình ở liền kề tam giác
tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, sự phát triển du
lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của cả nước sẽ tạo
đà hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch mới: Hà Nội - Hải Phòng -
Quảng Ninh - Ninh Bình qua quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và các sân bay Cát
Bi, Nội Bài, hệ thống cảng biển, cảng sông đáp ứng nhu cầu vận chuyển
khách đến Ninh Bình. Ninh Bình như một điểm mới đầy tiềm năng phát
triển.
Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành
kinh tế du lịch là cơ sở để Đảng bộ tỉnh Ninh Bình quán triệt và vận
dụng vào hoàn cảnh thực tế của tỉnh nhà, nhằm đưa du lịch của Ninh
22
Bình phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương. Từ khi
tái lập tỉnh đến năm 2008, thực hiện chủ trương, chính sách đổi mới của
Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã có cách nhìn đúng
hướng, xác định đúng cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi
và đề ra những đường lối chính sách để phát triển kinh tế du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn. Qua 4 nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh, du lịch
luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.
Các cơ chế, chính sách pháp luật về du lịch luôn được đổi mới và hoàn
thiện đã tạo môi trường pháp lý cho công tác quản lý hoạt động du lịch,
đã thu hút nhiều nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du
lịch.
Ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã quan tâm đến
việc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch. Thực hiện Nghị quyết của Đảng
bộ tỉnh Ninh Bình, được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng cục Du lịch, Sở
Du lịch Ninh Bình (nay là sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình)
đã phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển du lịch lập quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 1995 - 2010 và quy hoạch chi

tiết một số khu du lịch. Đây là bước chỉ đạo đột phá của Đảng bộ tỉnh,
tạo đà cho ngành kinh tế du lịch của tỉnh phát triển. Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình luôn xác định phải vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước, phải nghiên cứu kỹ luật pháp phổ biến về du lịch
quốc tế, vận dụng phù hợp với đặc thù của tỉnh, từng bước hòa nhập vào
xu thế phát triển chung về du lịch của các nước trong khu vực và thế
giới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành quyết
định về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp
và các khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị
quyết số 03/TW ngày 18/12/2001 về phát triển du lịch tới năm 2010 và
Kế hoạch số 07/KH- UBND của UBND tỉnh về phát triển du lịch đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đây là những chủ trương, chính
sách lớn của tỉnh nhằm phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du
lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát
triển.
23
Thành tựu của ngành kinh tế du lịch Ninh Bình những năm qua là
kết quả của đường lối đổi mới của Đảng, sự đoàn kết nhất trí cao của
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong toàn tỉnh, đồng thời cũng là quá
trình vận dụng, tìm tòi của Đảng bộ tỉnh trong việc lãnh đạo kinh tế - xã
hội nói chung và kinh tế du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh, thể hiện sự
năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình
lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình vẫn còn có
những hạn chế: du lịch phát triển thiếu bền vững và chưa tương xứng với
tiềm năng thế mạnh của tỉnh, trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang
hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới và yêu cầu cạnh tranh của du
lịch quốc tế ngày càng gay gắt. Đó là những tồn tại, hạn chế cần sớm

được khắc phục và để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng,
có tính đột phá, góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh
nhà trong thời gian tới.
Nghiên cứu thực tiễn ngành du lịch trong 16 năm qua (1992 - 2008)
ở Ninh Bình, có thể khảng định tiềm năng du lịch Ninh Bình đã được
đánh thức. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của nhiều
ngành kinh tế - xã hội khác của tỉnh. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng
với sự lãnh đạo của Đảng bộ, cùng với sự đồng thuận của các cấp, các
ngành, các thành phần kinh tế cũng như của các tầng lớp nhân dân, tỉnh
Ninh Bình nhất định sẽ nỗ lực phấn đấu, nắm bắt thời cơ để phát triển
nhanh hơn, hiệu quả và vững chắc hơn, trong việc phát triển du lịch, đưa
du lịch Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, góp phần
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Ninh
Bình cũng như của cả nước.
24

×