Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

đảng bộ huyện vĩnh tường lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp tu nam 1996 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------NGUYỄN THỊ THU

ĐẢNG BỘ HUYỆN VĨNH TƢỜNG (TỈNH VĨNH
PHÚC) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------NGUYỄN THỊ THU

ĐẢNG BỘ HUYỆN VĨNH TƢỜNG (TỈNH VĨNH
PHÚC) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Kim Oanh

Hà Nội, 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài
liệu và số liệu trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Thu

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
TS. Đặng Kim Oanh - cô giáo hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch sử, bộ môn
Lịch sử Đảng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội, nơi tác giả đã học.
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ và nhân viên kho lưu trữ văn
phòng Huyện ủy, phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê… của huyện Vĩnh
Tường đã giúp đỡ trong quá trình khai thác và tìm kiếm tư liệu.
Xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, động viên, giúp đỡ tác giả
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thị Thu


2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... 2
MỤC LỤC ..................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... 5
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT......................................................................... 6
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 7
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 12
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .............................. 13
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................... 14
7. Kết cấu của luận văn.............................................................................................. 14
NỘI DUNG .................................................................................................................. 16
Chƣơng 1. QÚA TRÌNH ĐẢNG BỘ HUYỆN VĨNH TƢỜNG LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (1996 – 2000) ................................. 16
1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng chủ trƣơng của Đảng bộ
huyện về phát triển kinh tế nông nghiệp ................................................................ 16
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội................................................................. 16
1.2. Đảng bộ huyện Vĩnh Tƣờng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp những năm 1996 - 2000 ................................................................................ 28
1.2.1. Chủ trương của Đảng....................................................................................... 28
1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc...................................................... 36
1.2.3. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường về phát triển
kinh tế nông nghiệp (1996-2000) ............................................................................... 40


3


Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN
VĨNH TƢỜNG ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.... 47
( 2001 – 2010) ............................................................................................................... 47
2.1. Những yếu tố tác động đến chủ trƣơng mới của Đảng bộ huyện Vĩnh
Tƣờng ........................................................................................................................... 47
2.1.1. Biến động của yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội .............................. 47
2.1.2 . Chủ trương của Đảng...................................................................................... 49
2.1.3 . Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc..................................................... 53
2.2.1. Chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện
Vĩnh Tường .................................................................................................................. 55
2.2.2. Quá trình chỉ đạo và kết quả về phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng
bộ huyện Vĩnh Tường ................................................................................................. 58
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM .................................... 68
3.1. Nhận xét ................................................................................................................ 68
3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân ............................................................................. 68
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................. 73
3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu ............................................................................. 76
Tiểu kết chƣơng 3:...................................................................................................... 81
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 91

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng nông nghiệp qua các
năm 1996 - 2000 ........................................................................................................... 40
Bảng 1.2: Số lượng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1996 - 2000 ....................... .41
Bảng 2.1: Tổng diện tích các loại cây qua các năm 2001 - 2010..............................58
Bảng 2.2: Số lượng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 2001- 2010..........................58

5


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNH - HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

KTNN

Kinh tế nông nghiệp

NXB

Nhà xuất bản

TBCN

Tư bản chủ nghĩa


UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân,
đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam;
đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH - HĐH) đất nước, vấn đề nông nghiệp nông thôn và nông dân
luôn luôn được Đảng xác định là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt. Nhiều nghị
quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp nông thôn và nông
dân đã được ban hành, tạo ra cơ sở vững chắc và động lực mạnh mẽ để CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân bộ phận đông đảo nhất trong xã hội hiện nay.
Nông nghiệp nông thôn và nông dân là một bộ phận kinh tế, chính trị,
xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã và đang là nền tảng, là động lực cho
sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, nông nghiệp
nông thôn, nông dân là nền tảng, là cơ sở vững chắc gắn liền với quá trình
dựng nước và giữ nước. Kế thừa truyền thống đó, Đảng ta luôn xác định phát
triển khu vực nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ kinh tế, chính trị có tính
chiến lược quan trọng, nhờ đó đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác. Nghị quyết Trung ương 7 khoá X đã khẳng định rõ:
“Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí chiến lược trong sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và là lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước” [19, tr. 26].
7


Trong thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế nông nghiệp (KTNN) nông
thôn là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, trước mắt cũng như lâu
dài, sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn được coi là mặt trận hàng đầu và công
cuộc CNH - HĐH được bắt đầu từ CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Chính vì thế, vấn đề phát triển nông nghiệp và CNH - HĐH nông nghiệp,
nông thôn đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tranh luận.
Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã tạo ra
một giai đoạn phát triển mới trong nông nghiệp, nông thôn nước ta.
Vĩnh Tường là một huyện mới được tái lập năm 1996 nhưng có vị trí
địa lý thuận lợi, có điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực dồi dào rất thích hợp
cho việc phát triển nền KTNN, đặc biệt là đẩy mạnh thâm canh cây lúa nước.
Vĩnh Tường đã vươn lên trở thành huyện có khả năng sản xuất nông nghiệp
trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực của miền Bắc. Hoà nhập trong
công cuộc đổi mới đất nước, huyện Vĩnh Tường hơn 10 năm qua đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, trong đó có sự đóng góp lớn
của KTNN. Vĩnh Tường đã và đang phấn đấu trở thành một huyện tạo ra
bước chuyển mạnh trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Văn kiện Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá, tạo bước chuyến mạnh hơn trong cơ cấu sản xuất
nông nghiệp và kinh tế nông thôn” [8, tr. 51]. Cùng với sự lớn mạnh của
Đảng bộ Vĩnh Tường, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện đã trở thành một
nhân tố có ý nghĩa quyết định với sự phát triển KTNN, tạo nên bộ mặt mới
cho nông nghiệp nông thôn của huyện trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH

đất nước. Đi lên từ một nền nông nghiệp song quá trình thực hiện CNH HĐH nông nghiệp nông thôn của huyện vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất
cập, đòi hỏi cần tăng cường hơn nữa vai trò và hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ
huyện đối với phát triển nông nghiệp.
Chính từ những nhận thức trên, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Vĩnh
8


Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm
1996 đến năm 2010” làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nông nghiệp, nông thôn có vị trí quan trọng trong tiến trình cách mạng
Xã hội chủ nghĩa (XHCN) cũng như trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta.
Chính vì vậy, đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển KTNN là một
trong những vấn đề được nhiều nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học quan
tâm, nghiên cứu, có nhiều công trình nghiên cứu về KTNN ở các góc độ khác
nhau như:
Một là, những công trình nghiên cứu chuyên về phát triển nông nghiệp,
nông thôn; nghiên cứu về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đáng chú ý là các công trình khoa học:
Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, của Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Nông dân, nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2001; Một số vấn
đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nhà xuất bản Thống kê, Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2002; Nông nghiệp, nông thôn Nam
Bộ hướng tới thế kỷ XXI, của PGS, TS. Lâm Quang Huyên, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002; Góp phần phát triển bền vững nông thôn
Việt Nam, của Nguyễn Xuân Thảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2004; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam Con đường và bước đi, của GS, TS. Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên), Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau

hai mươi năm đổi mới: Quá khứ và hiện tại, của PGS, TS. Nguyễn Văn Bích,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007; Đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ mới, của TS. Lê Quang Phi,
9


Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007; Nông nghiệp, nông thôn thời kỳ
đổi mới 1986-2002, của PGS, TS. Nguyễn Sinh Cúc, Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội, 2003; Nông nghiệp nông thôn Việt Nam - 20 năm đổi mới và phát
triển, của TS. Đặng Kim Sơn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006;
Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng (1986-2005) của Tô Huy
Rứa - Hoàng Chí Bảo - Lê Ngọc Tòng, tập 1, Nhà xuất bản Lý luận chính trị,
Hà Nội, 2005; Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn nước ta, thông tin chuyên đề của Văn phòng Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam, số 23 tháng 7-2000; Đường lối phát triển kinh tế nông
nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011) của
TS. Nguyễn Ngọc Hà, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội 2011.
Hai là, các bài báo, công trình khoa học công bố trên các tạp chí khoa
học như của Trần Văn Phòng: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế
nông nghiệp", Tạp chí Giáo dục lý luận, số 11, tr. 3-6, 2005; Đặng Kim Oanh,
“Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới”, Tạp
chí Lịch sử Đảng, số 8, tr. 26-30, 48, 2009; Nguyễn Sinh Cúc: “Tổng quan
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Lao động và xã
hội, số 197, tr. 26-28, 2002; bài “Vĩnh Tường về việc tuyên truyền và chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp” của Đào Mạnh – Báo
Vĩnh Tường ngày 28/11/2008; bài “Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện
thắng lợi chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn và thuỷ
sản” của Trần Xuân Giai – Báo Vĩnh Tường ngày 9/11/2007.
Ba là, một số luận án, luận văn, đáng chú ý là các luận văn, luận án của
các tác giả: Nguyễn Xuân Ớt, Đảng lãnh đạo thực hiện cơ chế đổi mới trong

quản lý kinh tế nông nghiệp 1981-1988, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch
sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1998; Nguyễn
Thị Thanh Bình, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển nông nghiệp
(1991-2000), Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng, Học viện Chính
10


trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001; Nguyễn Văn Vinh, Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1986 đến
2005, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội, 2010; Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2011; Lê Thị Thu
Hương, Đường lối phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng trong những
năm 1986-2006, Luận văn Thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam, Trường Đại học KHXH và NV, Hà Nội, 2008; Khuất Thị Thu
Vân, Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đối với kinh tế nông nghiệp từ
năm 1997 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học KHXH và NV, Hà Nội, 2014;
Nguyễn Thị Chung, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo thành phần kinh tế hợp
tác trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1997-2010, Luận văn Thạc sĩ Lịch
sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học KHXH
và NV, Hà Nội, 2014...
Những công trình nghiên cứu trên đây đã nêu lên một cách tổng quát về
tình hình phát triển KTNN chung của cả nước, nhiều tỉnh, huyện. Song chưa
có một công trình nào nghiên cứu và trình bày một cách đầy đủ quá trình
Đảng bộ huyện Vĩnh Tường lãnh đạo phát triển KTNN của huyện trong giai
đoạn (1996 – 2010).
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố
ở trên, bài luận văn “Đảng bộ huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) lãnh đạo
phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010” góp phần tổng

kết một cách có hệ thống những thành tựu, hạn chế và một số bài học kinh
nghiệm trong quá trình Đảng bộ huyện lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ
năm 1996 đến năm 2010.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
11


Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài góp phần làm rõ quá trình Đảng bộ huyện
Vĩnh Tường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTNN từ năm 1996 đến năm 2010.
Từ đó rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo phát
triển KTNN có giá trị phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Trình bày có hệ thống đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về phát triển KTNN; phân tích, đánh giá quá trình lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường trong việc vận dụng sáng tạo đường lối của
Đảng trong phát triển KTNN những năm 1996 - 2010.
- Làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường
trong phát triển KTNN Vĩnh Tường những năm 1996 - 2010.
- Làm rõ thành tựu phát triển của KTNN huyện Vĩnh Tường những
năm 1996 - 2010.
- Nêu lên những kết quả và hạn chế; bài học kinh nghiệm từ quá trình
lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTNN của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện
trong phát triển KTNN từ năm 1996 đến năm 2010 dưới ánh sáng chủ trương,
đường lối chính sách phát triển KTNN của Đảng và Nhà nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Luận văn tìm hiểu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện

Vĩnh Tường về phát triển KTNN. Nội dung nghiên cứu luận văn tập trung
nghiên cứu kinh tế ngành nông nghiệp gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp...
- Thời gian: Từ năm 1996 đến năm 2010 - Luận văn lấy mốc thời gian
khởi đầu là năm 1996 vì đây là năm huyện Vĩnh Lạc cũ tách ra thành hai
huyện: huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc và năm 2010 là năm tiến hành
12


Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường.
- Không gian: Phạm vi trong huyện Vĩnh Tường.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế,
đặc biệt là KTNN; chủ trương, nghị quyết của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, UBND
tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển KTNN.
5.2. Nguồn tài liệu
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh
về xây dựng KTNN.
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam về
phát triển KTNN từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) đến Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) và các Hội nghị Trung ương khóa
VIII, IX, X của Đảng.
- Các công trình nghiên cứu khoa học, các sách, báo, tạp chí có liên
quan do các cơ sở nghiên cứu khoa học có uy tín công bố.
- Nguồn tư liệu chính của luận văn là các Nghị quyết Đại hội, Hội nghị
của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện ủy Vĩnh Tường, các báo cáo tổng kết hàng năm
của UBND huyện Vĩnh Tường, Phòng Nông nghiệp huyện, niên giám thống
kê các năm của huyện Vĩnh Tường từ năm 1996 đến năm 2010; các chỉ thị

của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển KTNN. Số liệu điều tra, khảo sát
thực tế ở một số địa phương trong huyện Vĩnh Tường.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgich. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác
như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh số liệu để làm rõ nội
dung cần nghiên cứu.
13


6. Đóng góp của luận văn
6.1. Giá trị về mặt lý luận
- Góp phần hệ thống hóa quan điểm chủ trương của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, quan điểm của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường về
phát triển KTNN. Tạo dựng lại quá trình Đảng bộ huyện Vĩnh Tường lãnh đạo,
chỉ đạo phát triển KTNN từ năm 1996 đến năm 2010.
- Góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
việc thực hiện triển khai đường lối của Đảng về phát triển KTNN vào hoàn
cảnh, điều kiện cụ thể của huyện Vĩnh Tường.
6.2. Giá trị về mặt thực tiễn
- Việc nắm vững và quán triệt sâu sắc đường lối phát triển KTNN của
huyện Vĩnh Tường là cần thiết để các nhà sản xuất kinh doanh, các thành
phần kinh tế… có thể hiểu được đường lối, chủ trương của Đảng bộ huyện để
có chương trình, kế hoạch phát triển nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho nhân dân. Luận văn góp phần tuyên truyền, phổ biến để nhân dân
thấy được đường lối đúng đắn của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường trong lĩnh vực
phát triển KTNN.
- Nêu lên một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ huyện Vĩnh
Tường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTNN làm bài học kinh nghiệm quý báu
cho quá trình lãnh đạo phát triển KTNN của Đảng bộ huyện trong những năm

tiếp theo.
- Luận văn khi hoàn thành có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ,
Đảng viên, giảng viên, học sinh, sinh viên nghiên cứu vấn đề phát triển KTNN
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường từ năm 1996 đến năm 2010.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
được bố cục làm 3 chương:
Chương 1. Quá trình Đảng bộ huyện Vĩnh Tường lãnh đạo phát triển
14


kinh tế nông nghiệp (1996 – 2000)
Chương 2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Vĩnh Tường
lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp (2001 – 2010)
Chương 3. Nhận xét và một số kinh nghiệm

15


NỘI DUNG
Chƣơng 1. QÚA TRÌNH ĐẢNG BỘ HUYỆN VĨNH TƢỜNG LÃNH
ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (1996 – 2000)
1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng chủ trƣơng của
Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế nông nghiệp
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Vĩnh Tường là huyện nằm ở đỉnh tam giác Đồng bằng
Bắc bộ, thuộc nền văn minh lúa nước, nằm bên tả ngạn sông Hồng ở về phía
Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc.
Trước đây, Vĩnh Tường thuộc huyện Vĩnh Lạc. Sau này tách ra thành

Vĩnh Tường và Yên Lạc. Địa giới huyện Vĩnh Tường:
Phía Đông giáp huyện Yên Lạc;
Phía Tây giáp thành phố Việt Trì và tỉnh Hà Tây (huyện Ba Vì);
Phía Nam giáp tỉnh Hà Tây (huyện Ba Vì và thành phố Sơn Tây);
Phía Bắc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Lập Thạch.
Huyện Vĩnh Tường nằm trong tọa độ địa lý 2124 ' vĩ độ Bắc, 10536 '
kinh độ Đông.
Vĩnh Tường là huyện tiếp giáp với thành phố công nghiệp Việt Trì, thị
xã Sơn Tây, cận kề với thị xã Tỉnh Lỵ Vĩnh Yên - trung tâm chính trị, văn
hóa, xã hội, vùng kinh tế năng động đang phát triển mạnh và chỉ cách thủ đô
Hà Nội hơn 60km đường chim bay.
- Địa hình và đất đai: địa hình tương đối bằng phẳng và hướng dốc dần
từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa hình được chia thành ba khu vực: Vùng
đồng bằng phù sa cổ gồm các xã phía Bắc và một phần phía Tây Bắc; Vùng
đồng bằng phù sa có nhiều đầm hồ tạo nên những thắng cảnh đẹp; Vùng đất
bãi trù phú phía ngoài đê sông Hồng và sông Phó Đáy. Địa hình của huyện
16


khá thuận lợi cho phát triển thâm canh cây trồng và chăn nuôi đa dạng với
việc tạo ra các mô hình trang trại khác nhau. Như vậy, Vĩnh Tường là vùng
quê với những xóm làng đông đúc, cây lá xanh tươi bốn mùa, với nhiều cảnh
sắc tự nhiên tươi đẹp. Về đất đai, tổng số diện tích đất tự nhiên là 14.182ha
(con số thống kê năm 2003), Vĩnh Tường là huyện có tỉ trọng đất nông nghiệp
khá cao chiếm 70,03% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất bình quân theo đầu
người 543 m 2 /người:
Diện tích đất nông nghiệp: 10.064,56ha.
Diện tích đất trồng cây hàng năm: 8.782,32ha.
Diện tích đất trồng lúa + màu – lúa: 7.718,49ha.
Diện tích đất chuyên màu: 988,39ha.

Diện tích đất khác: 75,4ha
Đất đai ở Vĩnh Tường thuộc loại màu mỡ nhờ có sự bồi đắp phù sa của
sông Hồng, sông Phó Đáy. Nhóm đất này tương đối màu mỡ, thuận lợi cho
phát triển một nền nông nghiệp toàn diện và vững chắc với nhiều sản phẩm
phong phú bao gồm cả cây lương thực (lúa gạo, ngô, khoai... ), cây công
nghiệp (lạc, đay, mía... ), cây ăn quả (nhãn, táo, cam, quýt, bưởi, chanh... ).
- Về khí hậu, thời tiết: vùng đất Vĩnh Tường thuộc về khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, nhưng do nằm khá sâu trong đất liền đồng thời
có sự che chắn của hai dãy núi: Phía Đông Bắc có dãy Tam Đảo, Phía Tây có
dãy Ba Vì nên khí hậu ở Vĩnh Tường không quá khắc nghiệt và ít bị bão lốc
đe dọa. Nhiệt độ trung bình trên địa bàn là 23,60 c - giữa nhiệt độ trung bình
tháng cao nhất với nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất chênh lệch 12 0 c ( 28,80 c
so với 16,80 c).
Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%.
Lượng mưa bình quân là 1.500mm/năm với số ngày mưa trung bình là
133ngày/năm. Mùa mưa thường từ tháng 4 - 10 với lượng mưa trung bình là
17


189mm/tháng; Mùa khô là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với lượng mưa
trung bình là 55mm/tháng.
Nguồn nước ngầm ở Vĩnh Tường qua khảo sát cho thấy ở tầng nước
thứ hai (có độ sâu khoảng 60m), trữ lượng nước có thể đủ để đảm bảo cung
cấp cho sinh hoạt của nhân dân ở thị trấn, thị tứ và các vùng công nghiệp tập
trung.
Điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi Vĩnh Tường nhờ có
thiên nhiên ưu đãi nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đặc
biệt với sản xuất cây lúa nước. Điều kiện khí hậu Vĩnh Tường còn có nhiều
thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện với cơ cấu cây trồng,
vật nuôi phong phú, đa dạng.

Điều kiện kinh tế, xã hội
- Quá trình hình thành: : Tên đất Vĩnh Tường đã có từ xa xưa. Đầu
tiên, đất Vĩnh Tường thuộc Bộ Văn Lang, sau đó thuộc về Phong Châu thừa
hoá quận, đời nhà Đường (621- 939), từ 1225- 1400, thuộc Triều Trần, Vĩnh
Tường thuộc lộ Tam Giang. Thời thuộc Minh, Vĩnh Tường thuộc lộ Đông Đô
(nằm trong châu Tam Đới). Đời vua Lê Thánh Tông, đất này đổi gọi châu
Tam Đới thành phủ Tam Đái (1469), bao gồm Yên Lạc, Yên Lãng, Tiên
Phong, Phù Khang, Lập Thạch, Bạch Hạc. Đây là vùng đất trù phú, dân cư
đông đúc. Đến đời nhà Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ hai (1821), Phủ Tam
Đái được đổi tên thành phủ Tam Đa. Một năm sau đó (1822) lại đổi tên gọi là
phủ Vĩnh Tường, thuộc tỉnh Sơn Tây...Cho tới năm 1832, phủ Vĩnh Tường
chỉ còn lại 3 huyện là Bạch Hạc, Lập Thạch và Tam Dương. Gần sáu chục
năm sau, vào năm 1890, phủ Vĩnh Tường lại bao gồm 5 huyện: Bạch Hạc,
Lập Thạch, Tam Dương, Yên Lạc và Yên Lãng. Năm 1899, chính quyền Pháp
thành lập tỉnh Vĩnh Yên và phủ Vĩnh Tường thành một đơn vị độc lập, không
bao gồm các huyện nữa. Tới năm 1927, phủ Vĩnh Tường lại gồm 10 tổng là:
Đồng Phú, Đồng Vệ, Hưng Lục, Kiên Cương, Lương Điền, Mộ Chu, Nghĩa
18


Yên, Tăng Đố, Thượng Trưng và Tuân Lộ. Lỵ sở phủ Vĩnh Tường trước kia ở
xã Văn Trưng. Năm 1831 dời đến địa phận 3 làng Bồ Điền, Huy Ngạc, Yên
Nhân. Thành phủ hiện còn di tích ở xã Vũ Di.
- Đơn vị hành chính: Huyện có 29 đơn vị hành chính trực thuộc, bao
gồm 3 thị trấn: Thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Thổ Tang, thị trấn Tứ Trưng và
26 xã: Vĩnh Ninh, Phú Đa, Lũng Hòa, Tân Cương, Đại Đồng, Cao Đại, Tuân
Chính, Bồ Sao, Vĩnh Sơn, Bình Dương, Vân Xuân, Tam Phúc, Phú Thịnh, Lý
Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Yên Bình, Tân Tiến, Vũ Di, Thượng Trưng,
Chấn Hưng, Ngũ Kiên, Kim Xá, Yên Lập, Việt Xuân, Nghĩa Hưng.
- Hệ thống giao thông: Vĩnh Tường có mạng lưới giao thông đường bộ

tương đối hoàn chỉnh, trên 50% chiều dài đường đã được cứng hóa. Vĩnh
Tường có 9km đường quốc lộ 2A và 14km đường quốc lộ 2C chạy qua nên
rất thuận lợi cho việc lưu thông tiêu thụ nông sản của huyện. Đồng thời, có
hai ga hàng hóa đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai (Bạch Hạc và Hướng Lại).
Về đường sông có hai cảng sông trên sông Hồng tại xã Vĩnh Thịnh và xã Cao
Đại, có hai khu công nghiệp Chấn Hưng và Tân Tiến – Yên Lập đang được
triển khai, có đầm Rưng rộng hơn 100 ha là trung tâm du lịch đầy tiềm năng
trong tương lai.
- Nguồn lao động: Vĩnh Tường có nguồn nhân lực dồi dào với đức tính
cần cù, hiếu học, nghiêm túc trong lao động, có trình độ văn hoá và khả năng
tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật tốt. Đó là những điều kiện quan
trọng để hình thành một lực lượng lao động chất lượng cao trong phát triển
công nghiệp, nông nghiệp của địa phương. Dân số trung bình của huyện năm
2003 là 176.830 người. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là
76.829 người, trong đó có 45.560 người lao động trong ngành trồng trọt, chăn
nuôi và thuỷ sản (chiếm 59,3%); 19.720 người lao động trong ngành công
nghiệp và xây dựng (chiếm 25,6%) và 11.549 người lao động trong ngành
dịch vụ (chiếm 15,1%). Hàng năm nguồn lao động này không ngừng được bổ
19


sung cả về số lượng và nâng cao về trình độ. Đó chính là nguồn lực mạnh mẽ
cho sự phát triển kinh tế của huyện.
- Bưu chính viễn thông: đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trao đổi thông tin trong
nước và quốc tế. Các loại hình dịch vụ như chuyển phát nhanh, điện tín, điện
hóa... đã được đưa vào khai thác tại bưu điện huyện và các đại lý bưu điện uỷ thác.
Đến nay 100% số xã, thị trấn có bưu điện văn hoá xã. Vĩnh Tường là huyện đầu
tiên của tỉnh Vĩnh Phúc có máy điện thoại đến 100% thôn, khu dân cư.
- Điện năng: huyện Vĩnh Tường đã có 100% số xã, thị trấn có điện,
98% dân số được sử dụng điện, cơ bản đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và

đời sống. Huyện cũng đã thực hiện điện khí hóa một số khâu trong trồng trọt
và chăn nuôi.
- Truyền thống lịch sử, văn hoá:
Vĩnh Tường là huyện có truyền thống lịch sử, văn hóa rất đáng trân
trọng và tự hào. Trước hết phải kể đến truyền thống lao động cần cù và truyền
thống khẩn hoang, trị thuỷ, thâm canh sản xuất nông nghiệp. Vĩnh Tường
trước kia vốn là miền đất hoang sơ. Để hình thành vùng đất này, “người dân
Vĩnh Tường thường xuyên phải vật lộn với thiên tai, biển dữ, phải đổ ra biết
bao mồ hôi và cả xương máu mới có được những làng xóm trù phú, những
cánh đồng bát ngát, mùa màng tốt tươi…Với địa hình không bằng phẳng, nơi
trũng quá thường xuyên chịu cảnh “chiêm khê mùa thối”, nơi vùng cao lại
hạn hán kéo dài, có nơi phù sa ngập mặn…, nhưng người dân Vĩnh Tường,
bằng sức lao động cần cù, bền bỉ và sáng tạo đã ngăn đập, đắp đê, khơi ngòi
đào mương, dựng kè cống, thau chua rửa mặn, cải tạo đất canh tác phục vụ
tích cực cho trồng trọt, nhất là cây lúa” [1, tr. 26].
Vĩnh Tường nằm ở chóp của đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đệm vững
chắc từ miền núi, trung du ghi dấu tổ tiên cha ông xưa đi khai phá vùng đồng
bằng lập ấp sinh sống, với bề dày lịch sử giàu truyền thống yêu nước và cách
20


mạng. Từ buổi đầu các Vua Hùng khởi nghiệp lập nên nhà nước Văn Lang,
đến thời đại ngày nay, thời đại Hồ Chí Minh non sông liền một dải, cả nước
sống trong hòa bình, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Trong suốt
tiến trình lịch sử ấy, người dân Vĩnh Tường tự hào đã có những đóng góp
xứng đáng cùng nhân dân trong tỉnh và cả nước xây đắp nên truyền thống đấu
tranh dựng nước và giữ nước huy hoàng của dân tộc.
Vĩnh Tường là mảnh đất đã sản sinh và nuôi dưỡng lớp lớp các thế hệ
nhân dân cần cù, sáng tạo trong lao động, thông minh, tài trí trên đường học
hành, khoa cử; kiên cường, bất khuất trong chiến đấu để tồn tại và phát triển

lên những tầm cao mới của lịch sử; đã hình thành, tạo dựng nên đời sống văn
hóa, cốt cách con người của vùng quê giàu truyền thồng yêu nước và kiên
cường cách mạng. Chính truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời đó là nền
móng cơ bản để nhân dân Vĩnh Tường tiếp nhận ánh sáng của Đảng đấu tranh
giành độc lập, tự do.
Đầu năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, thống nhất đường lối
lãnh đạo cách mạng trong cả nước, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng nhân dân
Vĩnh Tường đã nhanh chóng nắm bắt và triển khai nhiều hoạt động theo
đường lối, chủ trương của Đảng với các hình thức: Mít tinh, biểu tình, chống
khủng bố...Các tổ chức nông hội đỏ và phụ nữ giải phóng ở Đại Đồng là cơ
sở, đầu mối tiếp nhận sự lãnh đạo của Đảng, sau đó lan rộng ra các xã
Thượng Trưng, Tân Cương, Vũ Di...Các hoạt động rải truyền đơn, treo cờ kỷ
niệm ngày Quốc tế lao động 01/05/1930 diễn ra ở nhiều nơi như Đại Đồng,
Tam Phúc, Chợ Rưng (Thị trấn Tứ Trưng)...Đặc biệt ngày 01/05/1930, một
cuộc diễn thuyết đã diễn ra nhanh gọn ở chợ Kiệu (Chấn Hưng) do tổ Nông
hội Bích Đại, Đông Vệ phối hợp với tổ Nông hội Vĩnh Yên tổ chức đã thu hút
được đông đảo bà con trong phiên chợ chú ý, gây được ấn tượng sâu sắc về
hoạt động của Đảng trên đất Vĩnh Tường.
21


Vĩnh Tường với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử,
văn hóa có nhiều nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, thuận lợi cho
việc phát triển nền KTNN toàn diện, đặc biệt là đẩy mạnh thâm canh cây lúa
nước. Vĩnh Tường tự hào là một trong những vùng trọng điểm sản xuất nông
nghiệp ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
1.1.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp huyện Vĩnh Tường trước năm 1996
Tháng 1 năm 1989, Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lạc lần thứ V được
tiến hành. Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá những kết quả đạt được của Đảng
bộ và nhân dân trong huyện nhiệm kỳ (1986 – 1988); đồng thời, đề ra những

nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới. Đại hội xác định phương hướng chung của nhiệm
kỳ (1989 – 1990) là: coi nông nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu, tập trung
vào phát triển ba chương trình kinh tế lớn là lương thực, thực phẩm; hàng tiêu
dùng; hàng xuất khẩu, tăng nhanh khối lượng hàng hóa, chuyển đổi nhanh
hơn nữa công tác quản lý. Chia nhỏ các hợp tác xã, gắn liền với củng cố quan
hệ sản xuất. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục, thể
dục thể thao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tinh thần, xây dựng con người mới, xây
dựng nông thôn mới. Tập trung làm tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng, đặc biệt coi
trọng công tác giáo dục tư tưởng, giữ gìn phẩm chất Đảng viên, cũng cố tổ
chức cơ sở, đổi mới và quy hoạch cán bộ.
Những mục tiêu chủ yếu: Tốc độ phát triển nông nghiệp hàng năm tăng
2 – 2,3%, tổng sản lượng lương thực năm 1988 là 94 - 95 ngàn tấn, phấn đấu
đạt giá trị xuất khẩu 2,2 tỷ đồng; đưa giá trị công nghiệp địa phương lên 78
triệu đồng (theo thời giá trị năm 1982); thực hiện chỉ tiêu về chuyển cư đi xây
dựng kinh tế mới, gắn với việc vận động sinh đẻ kế hoạch, bình quân mỗi
năm giảm tỷ lệ sinh đẻ 0,1%, năm 1989 hạ tỷ lệ phát triển dân số dưới 2%.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân các xã trong huyện đã đạt
những kết quả khích lệ trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong 2 năm
22


(1987 – 1989), huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường
đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới cơ cấu giống,
tạo ra chuyển biến trong thâm canh.
Vụ đông tiếp tục phát triển đã trở thành vụ sản xuất chính. Hệ số sử
dụng đất tăng từ 2,09 lần năm 1986 lên 2,12 lần năm 1989. Tổng sản lượng
lương thực quy ra thóc bình quân hai năm 1988 - 1989 đạt 85.201 tấn. Trong
đó, thóc tăng 3,04%, đỗ tương tăng 454 tấn, cây dâu tằm phát triển khá tạo ra
giá trị kinh tế gấp hai lần trồng màu trên cùng diện tích. Sản xuất nông nghiệp
phát triển toàn diện đã tạo ra sản phẩm hàng hóa phong phú hơn, phá được thế

độc canh, lương thực bình quân đầu người từ 276 kg năm 1987 lên 311 kg
năm 1989, tăng 35 kg.
Cùng với trồng trọt, huyện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thả
cá. Năm 1986, thực hiện Nghị quyết phát triển chăn nuôi - thủy sản, đã đạt
nhiều kết quả. Tổng đàn bò đạt 13.187 con năm 1986 và tăng lên 21.517 con
năm 1990; đàn lợn đạt 62.633 con, trọng lượng xuất chuồng bình quân 80 kg.
Đặc biệt, nghề nuôi thả cá được chú ý, sản lượng cá đạt 1.000 tấn/năm vào
năm 1990 – là sản lượng từ khi thực hiện nuôi trồng thủy sản [43, tr. 123].
Tuy đạt được một số kết quả, nhưng sản xuất nông nghiệp phát triển
chưa toàn diện và chưa vững chắc. Bình quân lương thực đầu người còn thấp
(315 kg/người/năm, vào năm 1987). Người sản xuất thiếu phấn khởi, do giá
vật tư : phân đạm, thuốc trừ sâu cao, nhưng giá lương thực trên thị trường
giảm. Lạc, đay không xuất khẩu được, cây mía giá bấp bênh. Sản xuất nông
nghiệp, nhất là sản xuất lương thực có chiều hướng chậm lại, đòi hỏi một cơ
chế hợp lý hơn.
Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khi chuyển sang mô
hình tổ chức và cơ chế quản lý mới nhiều cơ sở sản xuất tự lo về vật tư,
nguyên liệu, vốn và tiêu thụ sản phẩm nên gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, một
23


×