Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

Chương trình văn học việt nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 39 trang )

CHÖÔNG TRÌNH, SGK NGÖÕ VAÊN 11


CHÖÔNG TRÌNH, SGK NGÖÕ VAÊN 11


I/ Vài nét giới thiệu
về nội dung chương trình
phần văn học Việt Nam hiện đại
(sách chuẩn và sách nâng cao)


SÁCH CHUẨN

SÁCH NÂNG CAO

1. Bài khái quát văn học Việt
Nam từ đầu thế kỉ XX đến
Cách mạng tháng 8 năm 1945

1. Bài khái quát văn học Việt
Nam từ đầu thế kỉ XX đến
Cách mạng tháng 8 năm 1945

2

2. Bài khái quát về tác gia văn
học (hai bài Nam Cao và Xuân
Diệu)

3.



3. Bài khái quát về một tập thơ
(“Nhật kí trong tù”)


SÁCH CHUẨN

SÁCH NÂNG CAO

4. Các bài đọc văn:
a/Văn xuôi:
-Truyện ngắn: gồm 5 truyện
của các tác giả Thạch Lam,
Nguyễn Tuân, Nam Cao,
Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Công
Hoan.

4. Các bài đọc văn:
a/Văn xuôi:
-Truyện ngắn: gồm 6 truyện
của các tác giả Thạch Lam,
Nguyễn Tuân, Nam Cao,
Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Công
Hoan.

-Tiểu thuyết: gồm 2 trích đoạn
từ hai tiểu thuyết “Cha con
nghĩa nặng” của Hồ Biểu
Chánh và ‘Số đỏ” của Vũ Trọng
Phụng.


-Tiểu thuyết: gồm 2 trích đoạn
từ hai tiểu thuyết “Cha con
nghĩa nặng” của Hồ Biểu
Chánh và ‘Số đỏ” của Vũ Trọng
Phụng.


SÁCH CHUẨN

SÁCH NÂNG CAO

-Phóng sự:

-Phóng sự: 1 trích đoạn từ phóng
sự “Việc làng” của Ngô Tất Tố
(đọc thêm).

-Kịch nói: 1 trích đoạn từ bi kịch
“Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy
Tưởng.

-Kịch nói: 1 trích đoạn từ bi kịch
“Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy
Tưởng.

-Văn nghị luận: 2 bài nghị luận
chính trị xã hội của Phan Chu
Trinh và Nguyễn An Ninh; 1 bài
nghị luận văn học của Hoài

Thanh, Hoài Chân.

-Văn nghị luận: 2 bài nghị luận
chính trị xã hội của Phan Chu
Trinh và Nguyễn An Ninh; 1 bài
nghị luận văn học của Hoài
Thanh, Hoài Chân.


SÁCH CHUẨN

SÁCH NÂNG CAO

b/Thơ:
Gồm các bài thơ của Phan Bội
Châu, Tản Đà, Hồ Chí Minh, Tố
Hữu, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,
Huy Cận, Nguyễn Bính và Anh
Thơ.

b/Thơ:
Gồm các bài thơ của Phan Bội
Châu, Tản Đà, Hồ Chí Minh, Tố
Hữu, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,
Huy Cận, Nguyễn Bính, Thâm
Tâm và Anh Thơ.


II/Một số điểm cần lưu ý về nội dung các
bài học trong chương trình



BÀI KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU
THỂ KỶ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

1/ Về đặc điểm của thời kì văn học: 3 đặc điểm
- về diện mạo: văn học được hiện đại hóa;
- về tốc độ: văn học phát triển đặc biệt nhanh chóng;
- về cấu trúc: văn học phân hóa phức tạp thành nhiều
bộ phận.
2/ Về thành tựu cơ bản của thời kì văn học:
- Tư tưởng: Bổ sung tinh thần dân chủ khi viết về các
nội dung mang tính truyền thống như lòng yêu nước,
tinh thần nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
- Nghệ thuật: Có những cách tân sâu sắc và toàn diện
trên các thể loại thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn.


BÀI VỀ TÁC GIA NAM CAO
1/Quan điểm nghệ thuật:
- Quan điểm về nghệ thuật nói chung:
+ Nhà văn có trách nhiệm xã hội lớn lao.
+ Viết văn là một hoạt động sáng tạo.
- Quan điểm về văn học hiện thực:
+ Không được thoát li đời sống, thi vị hóa đời sống theo
kiểu lừa dối để mang lại ảo tưởng cho người đọc.
+ Thấy được sự tác động của hoàn cảnh đối với sự
phát triển nhân cách của con người.
+ Nhìn con người – đặc biệt là người lao động nghèo
bằng con mắt của tình thương và sự tôn trọng.



BÀI VỀ TÁC GIA NAM CAO
2/ Tư tưởng nghệ thuật:
Nỗi đau đớn trước tình trạng con người
không giữ nổi nhân tính, nhân phẩm vì miếng
cơm manh áo và do chất nô lệ, chất hèn đã thấm
vào trong máu không biết tự bao giờ.
3/ Hạt nhân chi phối mọi sáng tạo nghệ thuật của
Nam Cao:
Sự am hiểu sâu sắc tâm lí nhân vật, khả
năng “du lịch triền miên” (chữ dùng của g/s
Nguyễn Đăng Mạnh) vào nội tâm nhân vật.


BÀI VỀ TÁC GIA XUÂN DIỆU
Niềm khát khao giao cảm hết mình với đời, với
người là cơ sở của mọi đặc điểm trong sự nghiệp
sáng tác của Xuân Diệu.
1/Xuân Diệu giao cảm với đời theo nghĩa đích thực
và trần thế nhất:
a/Tận hưởng từng phút giây hiện tại của cuộc đời
đầy rạo rực.
- Sống hết mình cho tình yêu.
- Yêu cuồng nhiệt tuổi trẻ và mùa xuân, tôn vinh tuổi
trẻ và mùa xuân (chọn con người giữa tuổi xuân làm
chuẩn mực cho cái đẹp).


BÀI VỀ TÁC GIA XUÂN DIỆU


b/ Khát khao giao cảm với đời cũng chính là
thiết tha gắn bó với đời, cuộc đời trần thế (trong
hiện tại và cả tương lai vô tận).
c/ Mong mỏi cuộc đời hiểu mình, yêu thương
mình, đồng cảm với mình.
2/ Xuân Diệu dễ dàng đến với cách mạng chính
từ niềm nhiệt thành yêu thương cuộc đời, con
người.


BÀI VỀ TẬP THƠ “NHẬT KÝ TRONG TÙ

1/ Cách quan niệm: “Nhật kí trong tù” là một tập thơ,
đồng thời là một tập nhật kí.
2/ Nội dung:
a/ “Ghi lại” (từ dùng của Bác) những điều đã chứng
kiến trong nhà tù và trên đường chuyển lao. Loại
bài này chủ yếu là hướng ngoại, sử dụng bút pháp
tự sự kết hợp tả thực.
b /Giãi bày tâm trạng, tâm sự của Hồ Chí Minh khi
đối diện với bản thân mình hoặc đối diện với thiên
nhiên. Loại bài này chủ yếu hướng nội, sử dụng bút
pháp trữ tình.


BÀI VỀ TẬP THƠ “NHẬT KÝ TRONG TÙ

Đọc những bài thơ loại này, người đọc cảm nhận
được bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh

(lòng yêu nước thiết tha, tinh thần nhân đạo bao la, bản
lĩnh kiên cường bất khuất, chất trí tuệ sâu sắc, chủ nghĩa
lạc quan cách mạng, tâm hồn thi sĩ luôn nhạy cảm trước
cái đẹp của thiên nhiên và tình người.
3/Nghệ thuật:
-Cổ điển mà hiện đại.
-Chất thép thể hiện ở chất thơ trữ tình, bản chất chiến sĩ
lồng trong hình tượng thi sĩ.


CÁC BÀI ĐỌC VĂN

TRUYỆN NGẮN
CẦN ĐẶC BIỆT LƯU Ý CÁC YẾU TỐ
TÌNH HUỐNG TRUYỆN, NHÂN VẬT
VÀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT.


Hai đứa trẻ
Truyện ngắn trữ tình.
Cần lưu ý đúng mức chất thơ của truyện.
Nội dung truyện gắn với diễn biến tâm trạng của nhân
vật Liên.
Tình huống truyện là một tình huống trữ tình, tình huống
tâm trạng (nhân vật đối diện với chính mình trước cảnh
chiều xuống, đêm về, khuya đến trên một phố huyện
đậm chất làng quê đơn điệu, tẻ nhạt, nghèo tối, không
có ngày mai. Con người chỉ biết gửi mơ tưởng lên bầu
trời đêm và theo bóng đoàn tàu).



Chữ người tử tù
Truyện tập trung khai thác một tình huống éo le,
oái oăm (sự đối mặt trong một quan hệ đan
chéo phức tạp, thậm chí đối nghịch mà đầy
đồng cảm giữa hai con người “liên tài” chan
chứa lòng tin yêu cái đẹp – cái đẹp của tài hoa,
của thiên lương và khí phách).


Chí Phèo
Cách viết lạnh lùng nhưng nóng bỏng tình người,
đặt ra vấn đề da diết và bi đát là quyền được làm
người lương thiện trong cuộc đời (và phải chăng cả
trong tình yêu) trong một xã hội mọi thứ đều bị chối
bỏ (xã hội cũ thực dân nửa phong kiến). Ba lần bị từ
chối quyền làm người, nước mắt Chí Phèo là những
giọt nước mắt hoàn lương bẽ bàng và bàng hoàng
không đủ làm khô một lò gạch cũ.


Đời thừa
Mọi thứ đều thừa, ngay cả bản thân, nếu
thiếu một đời sống thật sự có ích. Văn thừa, tình
thừa, đời thừa. Xã hội cũ thiếu một chân trời cho
những người bay. Người trí thức tức tưởi tự
nhận diện mình: một kẻ bất lương, đê tiện,
một…thằng khốn nạn. Truyện đa chủ đề: vỡ
mộng trong tình duyên, vỡ mộng trong công
danh, vỡ mộng trong cuộc đời…



Đọc thêm:

“Vi hành”:

Truyện khai thác tình huống nhầm lẫn được đặt
ngay từ đầu truyện, từ đó phát triển để bật lên
tiếng cười châm biếm, tố cáo.
Nghệ thuật trần thuật của truyện biến hoạt
tương đối hiện đại nhờ hình thức truyện viết
dưới dạng một bức thư. Nhân vật chính không
xuất hiện nhưng vẫn hé lộ chân dung, tính cách.


Tinh thần thể dục
Truyện ngắn trào phúng mang ý nghĩa tố cáo.
Tình huống truyện được xây dựng trên một mâu
thuẫn đầy trào lộng (chuyện đi xem đá bóng là
chuyện giải trí, chuyện thể thao mang tính tự
nguyện nhưng lại bị đưa vào thế bắt buộc, thậm
chí là bắt ép. Đến mức người dân quê phải sợ
hãi bỏ trốn, hối lộ để được ở nhà yên thân!).
Truyện có cách trần thuật tự nhiên, hài hước.


CÁC BÀI ĐỌC VĂN

THƠ



Lưu biệt khi xuất dương
Hình tượng thơ kì vĩ, hơi thơ hào hùng, bài
thơ thể hiện vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của
nhà cách mạng Phan Bội Châu trong buổi ra
đi tìm đường cứu nước với bao tư tưởng mới
mẻ, khát vọng lớn lao.
(Từ “Đồ nhuế” còn hiểu là cái u thừa trên cơ
thể, không có tác dụng).


Hầu trời
Bài thơ thất ngôn mượn hình thức tự sự
để dựng lên một câu chuyện “chẳng biết có hay
không” nhằm biểu hiện cái tôi cá nhân, cái tôi
ngông, phóng túng, ý thức được tài năng và giá
trị của mình, muốn được khẳng định giữa cuộc
đời.
“Hầu trời” là một trong những bài thơ khép lại
một thời đại trong thi ca và mở ra một thời đại
mới.


×