Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

công tác vận động phụ nữa của đang ở vùng tự do trong kháng chiến chông thực dân pháp xâm lược từ 1946 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------

PHAN TH Ị AN NG ỌC

CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ CỦA ĐẢNG
Ở VÙNG TỰ DO TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946 - 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hµ néi - 2011


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MỤC LỤC

1

MỞ ĐẦU

3

NỘI DUNG

9


Chương 1: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ CỦA ĐẢNG Ở
VÙNG TỰ DO GIAI ĐOẠN 1946 - 1950

9

1.1 Chủ trương vận động phụ nữ của Đảng giai đoạn 1946 - 1950

9

1.1.1 Vài nét về công tác vận động phụ nữ của Đảng trước năm 1946

9

1.1.2 Chủ trương vận động phụ nữ của Đảng giai đoạn 1946 - 1950

13

1.2 Quá trình Đảng chỉ đạo công tác vận động phụ nữ ở vùng tự do
giai đoạn 1946 - 1950

25

1.2.1 Quá trình chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng từ năm
1946 đến năm 1948

25

1.2.2 Quá trình chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng từ năm
1949 đến năm 1950


37

* Tiểu kết

44

Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC VẬN
ĐỘNG PHỤ NỮ Ở VÙNG TỰ DO GIAI ĐOẠN 1950 -

46

1954
2.1 Tình hình mới và chủ trương vận động phụ nữ của Đảng giai đoạn
1950 -1954

46

2.1.1 Tình hình mới

46

2.1.2 Chủ trương vận động phụ nữ của Đảng giai đoạn 1950 - 1954

49

2.2 Quá trình Đảng chỉ đạo công tác vận động phụ nữ ở vùng tự do
giai đoạn 1950 - 1954

56


1


2.2.1 Quá trình chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng từ năm 1950
đến năm 1952

56

2.2.2 Quá trình chỉ đạo công tác vận động phụ nữ của Đảng từ năm 1953
đến năm 1954

68

* Tiểu kết

78

Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ

80

YẾU
3.1 Đánh giá chung

80

3.1.1 Về thành tựu và nguyên nhân

80


3.1.2 Về hạn chế và nguyên nhân

88

3.2 Một số đặc điểm và kinh nghiệm chủ yếu

91

3.2.1 Một số đặc điểm

91

3.2.2 Các kinh nghiệm chủ yếu

100

* Tiểu kết

107

KẾT LUẬN

108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

112

PHỤ LỤC


120

2


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BCH: Ban chấp hành
BTV: Ban thường vụ
ĐCSĐD: Đảng Cộng sản Đông Dương
ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam
HĐND: Hội đồng nhân dân
HTX: Hợp tác xã
HPN: Hội phụ nữ
KCHC: Kháng chiến hành chính
LHPN: Liên hiệp Phụ nữ
MTDT: Mặt trận dân tộc
NQ: Nghị quyết
PNCQ: Phụ nữ Cứu quốc
PNVN: Phụ nữ Việt Nam
PTPN: Phong trào phụ nữ
TW: Trung ương
VTD: Vùng tự do
UBHC: Uỷ ban hành chính


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Vị trí và vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam đã được lịch sử khẳng định và
ghi nhận. Ngay khi ĐCSVN được thành lập, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã

ghi “nam nữ bình quyền”. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Đảng đối với phụ
nữ trong vấn đề bình đẳng giới. Xác định phụ nữ là lực lượng to lớn của cách
mạng, Đảng đã đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ; phụ nữ phải tham gia
các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ
nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. Ngày 20/10/1930, Phân
hội Đông Dương phụ nữ Liên hiệp hội (sau này là Hội LHPN Việt Nam) chính
thức được thành lập thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng đối với phụ nữ và
sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Từ năm 1930 - 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ đã trực tiếp tham
gia diệt giặc và tham gia các phong trào cách mạng khác do Đảng lãnh đạo.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19 - 12 - 1946), hình thái chiến trường dần dần
được phân thành hai vùng khá rõ đó là vùng bị thực dân Pháp chiếm đóng và
VTD. VTD là vùng dân cư không bị đối phương chiếm đóng trong chiến tranh,
là một bộ phận của hậu phương quốc gia đồng thời là hậu phương trực tiếp cho
chiến trường kế cận. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954),
trên địa bàn cả nước có nhiều VTD rộng lớn hàng vạn kilômét vuông và hàng
triệu dân như: Việt Bắc, Liên khu IV (Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh), Liên
khu V (Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên)... Đại hội II ĐCSĐD
họp, quyết định đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam, công khai trực tiếp
lãnh đạo và tổ chức công cuộc kháng chiến. Từ đây hậu phương kháng chiến
được mở rộng, đặc biệt là các VTD ở Việt Bắc, Khu IV và Khu V được củng cố
vững chắc thành hậu phương chiến lược của kháng chiến.

3


Ở các tỉnh trong VTD, một lực lượng lớn thanh niên khoẻ mạnh được huy
động ra tuyến trước. Một số đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia. Lực
lượng ở lại sản xuất, chăn nuôi, chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái, phục vụ tiền

tuyến, hoàn thành mọi mặt công tác hậu phương, phần lớn do phụ nữ đảm nhận.
Vì vậy, làm thế nào để vận động quần chúng (chủ yếu là phụ nữ) tăng gia sản
xuất tích cực xây dựng và bảo vệ hậu phương kháng chiến và tham gia chi viện
cho tiền tuyến là một vấn đề hết sức quan trọng của Đảng.
Năm 1954, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp kết thúc thắng lợi đã khẳng định đường lối cách mạng của Đảng trong đó
có việc lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam và vận động phụ nữ tham gia kháng
chiến là một nhân tố quan trọng.
Chính vì vậy, nghiên cứu những chủ trương của Đảng đối với công tác
vận động phụ nữ ở VTD trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946
đến năm 1954, không chỉ làm sáng tỏ sự đúng đắn trong đường lối lãnh đạo của
Đảng đối với PTPN nói riêng, phong trào cách mạng của cả nước nói chung mà
còn có ý nghĩa góp phần nghiên cứu lịch sử PTPN - một bộ phận của lịch sử
dân tộc. Giá trị thực tiễn to lớn của đề tài là góp phần thay đổi cách nhìn của xã
hội về vai trò và vị trí của phụ nữ, từ đó góp phần đẩy mạnh tiến trình bình đẳng
giới ở Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và dưới sự hướng dẫn của
PGS. TS. NGƯT Ngô Đăng Tri, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Công tác
vận động phụ nữ của Đảng ở vùng tự do trong kháng chiến chống thực dân
Pháp từ năm 1946 đến năm 1954” làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chủ trương vận động phụ nữ của ĐCSVN là một vấn đề có giá trị lý luận
và thực tiễn rất lớn nên đã thu hút được sự quan tâm của những nhà nghiên cứu.
Trước hết phải kể đến những quan điểm cơ bản về công tác vận động
phụ nữ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong các tác phẩm của Người in
trong tập Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội như: Thư gửi

4



phụ nữ nhân dịp xuân Bính Tuất 1946 (Tập 4), Phụ nữ kiểu mẫu (Tập 6), Thư
gửi phụ nữ (tập 6)… Hay quan điểm vận động phụ nữ của cố tổng bí thư Lê
Duẩn (1967) trong cuốn Phải đứng lên trên quan điểm giai cấp mà nhận xét
vấn đề phụ nữ (In lần 3), Nxb Phụ nữ.
Những công trình tìm hiểu và giới thiệu về các phong trào đấu tranh của
phụ nữ cả nước cũng như của phụ nữ từng vùng, từng địa phương như: Những
nét sơ lược về phong trào phụ nữ từ ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Nxb phụ nữ, 1961; Nguyễn Thị Thập (Cb) (1980), Lịch sử phong trào
phụ nữ Việt Nam (tập1), Nxb Phụ nữ; Lê Hải Triều (Cb), Nguyễn Tiến Hải, Lê
Thị Xuân (2007), Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và
công cuộc giải phóng đất nước, Nxb Văn hoá Thông tin; Hội LHPN Việt
Nam, Thành hội LHPN Liên khu 3 (2002), Lịch sử phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), Nxb
Lao động xã hội; Lịch sử phong trào phụ nữ Hà Nội (từ 1927 đến 1945), Nxb
Hà Nội, 1983; Lịch sử phong trào phụ nữ Hà Tĩnh (Sơ thảo), tập 1; Trần
Mạnh Tường, Trần Thị Hà Nhi (2004), Truyền thồng cách mạng của phụ nữ
tỉnh Bình Thuận (1913 - 2000),… Những công trình này chủ yếu giới thiệu về
hoạt động của Hội LHPN các tỉnh và các phong trào do Hội phát động cũng
như thành tích đã đạt được.
Bên cạnh đó còn có nhiều công trình đi sâu tìm hiểu về các VTD của cả
nước trong kháng chiến chống Pháp như: Bộ Quốc phòng - Viện lịch sử quân
sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Quân
đội nhân dân; Ngô Đăng Tri (2001), Vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong
kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), Nxb Chính trị Quốc gia; Lê Văn Đạt
(2002), Vùng tự do Liên khu V trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 1954), Luận án tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội…
Những công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu về vấn đề vận động
phụ nữ cũng như về quan điểm của Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ như:
Đặng Thị Vân Chi (2007), Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước Cách

5



mạng tháng 8 năm 1945, LATS Lịch sử; Lê Thị Hà (2008), Đảng với cuộc vận
động phụ nữ thời kỳ 1930 - 1945, LVTH Lịch sử; Dương Thoa (1982), Bác Hồ
với phong trào phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ Nữ; Trường Diệu Hải An (2009),
“Chủ Tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ”, Tạp chí lý luận
chính trị và truyền thống (số tháng 12 1859 - 145); Nguyễn Văn Dương (2008),
“Bác Hồ với vấn đề phụ nữ”, Tạp chí kiểm toán (số 3 - 88)…
Tuy nhiên, các văn kiện và những công trình nghiên cứu này chỉ nghiên
cứu về các vấn đề riêng lẻ hoặc chung chung mà chưa đi sâu nghiên cứu một
cách có hệ thống các chủ trương, quan điểm lãnh đạo và sự chỉ đạo của Đảng về
công tác vận động phụ nữ ở VTD trong kháng chiến chống thực dân Pháp từ
năm 1946 đến năm 1954.
3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1

Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện công tác vận động

phụ nữ của Đảng ở VTD trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954),
từ đó rút ra những kinh nghiệm phục vụ công tác vận động phụ nữ trong giai
đoạn hiện nay.
3.2

Nhiệm vụ của luận văn
- Tập hợp hệ thống tư liệu về công tác vận động phụ nữ trong kháng


chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
- Trình bày quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác vận động
phụ nữ ở VTD từ năm 1946 đến năm 1954.
- Khẳng định những thành tựu và hạn chế trong quá trình lãnh đạo chỉ
đạo thực hiện công tác vận động phụ nữ của Đảng ở VTD từ năm 1946 đến
năm 1954.
- Rút ra những đặc điểm và những kinh nghiệm phục vụ công tác vận
động phụ nữ của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

6


Quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác vận động phụ nữ và quá
trình chỉ đạo thực hiện công tác vận động phụ nữ của Đảng ở VTD từ năm 1946
đến năm 1954.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: vấn đề vận động phụ nữ của Đảng ở VTD trong kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Về thời gian: từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ đến khi kháng
chiến thắng lợi (1946 - 1954).
Về không gian: ở các VTD lớn của cả nước như: Liên khu Việt Bắc, Liên
khu IV (Thanh - Nghệ - Tĩnh), Liên khu V (Nam - Ngãi - Bình - Phú)…
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Cơ sở lý luận của luận văn là Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về công tác vận động quần chúng.
Phương pháp nghiên cứu là: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, và
các phương pháp khác như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp
thống kê, so sánh…

Nguồn tư liệu là: Các văn kiện Đại hội, các NQ của BCH TW Đảng, các
văn kiện Đại hội, NQ Hội nghị của Hội LHPN Việt Nam, các bài viết của Hồ
Chí Minh và các tài liệu khác có liên quan đến công tác vận động phụ nữ.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng nguồn tài liệu bảo tàng là các hồi ký của các cán
bộ lão thành cách mạng của Hội LHPN Việt Nam, những người trực tiếp làm
công tác phụ vận, từng tham gia hoạt động từ thời kỳ tiền khởi nghĩa và trong
những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp...
6. Đóng góp của đề tài
- Nêu lên quan điểm, chủ trương của Đảng về vận động phụ nữ tham gia
cuộc kháng chiến kiến quốc và xây dựng tổ chức hội phụ nữ ở VTD từ năm
1946 đến năm 1954.
- Trình bày khái quát sự chỉ đạo thực hiện công tác phụ vận của Đảng ở
VTD từ năm 1946 đến năm 1954, qua đó nêu lên vai trò của phụ nữ đối với sự

7


nghiệp kháng chiến kiến quốc và rút ra các đặc điểm, kinh nghiệm phục vụ
thực tiễn hiện nay.
- Góp thêm nguồn sử liệu phục vụ công tác nghiên cứu về lịch sử Đảng
nói chung và lịch sử PTPN nói riêng.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm:
Chương 1: Công tác vận động phụ nữ của Đảng ở vùng tự do giai đoạn
1946 - 1950
Chương 2: Đảng lãnh đạo đẩy mạnh công tác vận động phụ nữ ở vùng tự
do giai đoạn 1950 - 1954
Chương 3: Đánh giá chung và các kinh nghiệm chủ yếu


8


NỘI DUNG
Chương 1: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ CỦA ĐẢNG
Ở VÙNG TỰ DO GIAI ĐOẠN 1946 - 1950
1.1 Chủ trương vận động phụ nữ của Đảng giai đoạn 1946 - 1950
1.1.1 Vài nét về công tác vận động phụ nữ của Đảng trước năm 1946
Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhiều phong trào yêu nước của nhân
dân ta trong đó có phụ nữ tham gia đã nổi lên mạnh mẽ nhằm chống lại ách
thống trị của thực dân phong kiến. Tiêu biểu như bà Tư So trong phong trào
Cần Vương, bà Ba Cẩn trong cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám, bà Ấu Triệu,
bà Đinh Phu nhân trong phong trào Đông kinh nghĩa thục, phong trào Đông
Du... Tuy nhiên tất cả các phong trào yêu nước đều thất bại, cách mạng Việt
Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối sâu sắc, đòi hỏi phải có một
đường lối chính trị đúng đắn và một người chèo lái vững vàng cho con thuyền
cách mạng Việt Nam.
Là người cộng sản đầu tiên, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại, vận dụng sáng tạo vào
cách mạng Việt Nam, khẳng định con đường duy nhất đúng đắn để đánh đổ
thực dân phong kiến là con đường cách mạng vô sản. Người đã chỉ rõ: “Phụ nữ
Việt Nam chiếm số đông trong nhân dân lao động không những bị áp bức về
dân tộc, về giai cấp mà họ còn bị giáo lý phong kiến kìm hãm trói buộc nên họ
có tinh thần đấu tranh cách mạng mạnh mẽ. Có phụ nữ tham gia thì cách mạng
mới thành công, mặt khác, chỉ khi nào cách mạng thành công, dân tộc được độc
lập, giai cấp được giải phóng, thì phụ nữ mới được giải phóng” [85, tr. 31].
Trong các bài giảng cũng như trong các hoạt động thực tiễn, đồng chí còn chỉ ra
mối quan hệ khăng khít giữa sự nghiệp giải phóng phụ nữ với giải phóng dân
tộc và giải phóng giai cấp: “giải phóng phụ nữ phải gắn liền với giải phóng dân
tộc và giải phóng giai cấp” và “giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp cũng là

con đường giải phóng phụ nữ”.

9


Từ nước ngoài, đồng chí đã viết nhiều sách báo để chuyển về nước, mở
các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo những cán bộ đầu tiên cho phong trào cách
mạng Việt Nam, trong đó có cán bộ phụ nữ. Hai đại diện nữ được Người trực
tiếp đào tạo là bà Lý Phương Thuận và bà Lý Phương Đức. Người đã tổ chức ra
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tiền thân của Đảng Cộng sản. Tổ chức này
đã thu hút nhiều hội viên phụ nữ từ Bắc chí Nam.
Ngày 3 - 2 - 1930, ĐCSVN được thành lập, trong Chính cương, sách
lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo được thông qua tại Hội nghị thành
lập Đảng cũng đã khẳng định, về phương diện xã hội thì “nam nữ bình quyền”
[61, tr. 1].
Tháng 10 - 1930, Án nghị quyết TW toàn thể hội nghị về nhiệm vụ cần
kíp của Đảng đã đề ra phương châm, phương pháp vận động phụ nữ như sau:
“Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một cái lực lượng rất trọng
yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc
tranh đấu cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được. Bởi vậy nên
công tác trong quần chúng phụ nữ không phải là một cái nhiệm vụ phụ
thuộc của Đảng; công tác ấy là cái nhiệm vụ lớn và rất trọng yếu.
Trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Thanh niên Đoàn (từ địa
phương đến Trung ương) cần phải tổ chức ra ban phụ nữ hoặc là người
chuyên môn phụ trách. Trong Đảng thường phải thảo luận công việc phụ
nữ vận động và cách làm việc. Phải đem phụ nữ công nông vào công nông
hội cho đông; lại cần phải đem họ vào các cơ quan chỉ huy để tập làm
công việc lãnh đạo quần chúng… Muốn thâu phục cho được hết các phần
tử phụ nữ thì ngoài sự cộng tác trong phụ nữ công nông ra, Đảng lại phải
cần tổ chức ra các đoàn thể Phụ nữ hiệp hội mục đích là mưu quyền lợi

cho phụ nữ, làm cho phụ nữ được triệt để giải phóng, để thâu phục cho hết
đám phụ nữ lao khổ như vợ công nhân, người buôn gánh, bán bưng và tất
cả những đám phụ nữ mà không thể tổ chức vào công nông hội được” [98,
tr. 188-191].

10


Về việc thành lập Ban vận động phụ nữ, NQ chỉ rõ: Trong các Đảng bộ
thượng cấp (từ thành và tỉnh uỷ trở lên) phải tổ chức các ban chuyên môn về
các giới vận động: công nhơn vận động, nông dân vận động, quân sự vận động,
phụ nữ vận động… Phải chú ý lấy thợ thuyền vào Đảng và đem phụ nữ vào các
ban cán sự. Phải chú ý huấn luyện các đồng chí phụ nữ ở trong các cơ quan và
không nên ép họ ở lâu trong cơ quan [98, tr. 113-114].
Ngày 9 tháng 12 năm 1930, Thư của TW gửi cho các cấp bộ Đảng có nói
về Phụ nữ vận động như sau: “công việc về phụ nữ vận động thì từ Đảng cho
đến công, nông hội phải lưu ý hơn trước, phải tổ chức ra bộ phận phụ nữ vận
động và kiếm cách mà tổ chức những cuộc hội nghị phụ nữ để mà bàn định kế
hoạch phát triển phụ nữ vận động” [98, tr. 241].
Tháng 3 - 1931, trong Án Nghị quyết của Hội nghị TW lần thứ hai có
nêu ra công việc trong chi bộ: “Nếu trong nhà máy có công nhân là đàn bà thì
chi bộ phái một hay hai đảng viên để công tác trong đám họ, theo kế hoạch của
hội phụ nữ khu ủy hay thành ủy. Dầu trong nhà máy không có phụ nữ công
nhân cũng cần cử người vận động trong đám vợ con công nhân. Mấy người phụ
trách đó lại hết sức liên lạc với phụ nữ ở công hội” [99, tr. 111].
Ngày 28 - 3 - 1935, trong NQ về Phụ nữ vận động, TW Đảng ghi: Mỗi
cấp đảng bộ phải lập một ban ủy viên phụ nữ, người phụ trách ban ấy được
quyền tham dự các hội nghị của đảng ủy trong Đảng, được biểu quyết về các
vấn đề phụ nữ. Nếu người ấy không có chân trong đảng ủy thì đối với các vấn
đề khác chỉ có quyền thảo luận và đề nghị. Tốt nhất là lấy đàn bà làm người phụ

trách, nhưng nếu không có đàn bà thì lấy đồng chí đàn ông vào thế…
Phải có tài liệu tuyên truyền riêng cho phụ nữ, các cấp ủy viên phụ nữ
của Đảng nên thiết pháp ra báo riêng cho quần chúng phụ nữ đọc, các báo của
Đảng, của Đoàn và của các đoàn thể cách mạng khác, mỗi lần cần bàn đến vấn
đề phụ nữ vận động.
Chống các xu hướng đầu cơ, miệt thị phụ nữ vận động. Chống hết các lý
thuyết phản động của bọn tư sản và phong kiến ngăn cản cuộc tranh đấu cách

11


mạng của phụ nữ vận động. Hết sức gỡ mặt nạ bọn “Phụ nữ tân văn”, “Đàn bà
mới”, “Phụ nữ tân tiến”, các bọn lãnh tụ quốc gia cải lương vừa cả đàn ông,
đàn bà; các “bà” lãnh tụ các HPN tư sản. Phụ nữ là một lực lượng cách mạng
rất lớn. Đảng ta phải hết sức chú ý đem phụ nữ vào trường tranh đấu, phải kéo
họ tham gia các hình thức công tác cách mạng tranh đấu [100, tr. 63-68].
Cuối năm 1935, Trong dự thảo Cương lĩnh của ĐCSĐD và vấn đề phụ
nữ chỉ rõ: Chống những tập quán duy trì người phụ nữ trong cảnh nô lệ, trong
tình trạng bất bình đẳng với nam giới. Bình đẳng nam giới. Tiền công ngang
nhau đối với nam và nữ công nhân; cấm dùng đàn bà, trẻ con làm ban đêm, ở
những nơi độc hại; bốn giờ lao động mỗi ngày đối với trẻ con từ 10 đến 14 tuổi,
và sáu giờ đối với trẻ con từ 16 đến 18 tuổi. Xây dựng trường dạy nghề, dạy
chữ cho những người lao động trẻ. Nghỉ hai tháng trước và hai tháng sau khi
sinh đẻ với tiền lương đầy đủ do chủ và nhà nước trả. Xây dựng vườn trẻ cho
con cái người lao động mà không phải trả tiền [100, tr. 456].
Trước những vận hội mới của đất nước, thời kì vận động dân chủ 1936 1939, Đảng ta đã kịp thời đưa ra những chủ trương mới về công tác tổ chức, cụ
thể đối với phụ nữ, nhấn mạnh: cần lập ra các HPN công khai và bán công
khai… để binh vực quyền lợi chung cho các lớp dân chúng và riêng cho phụ nữ
như: “Hội phụ nữ dân chủ”, “Hội phụ nữ giải phóng”, “Hội phụ nữ tân tiến”,
“Hội phụ nữ hỗ trợ”… Ở những địa phương có nhiều tổ chức phụ nữ với các tên

gọi khác nhau thì lập ra “Phụ nữ liên hiệp hội” để thống nhất lại [101, tr. 244].
Tháng 11 - 1939, trước tình hình chính trị thế giới và trong nước có sự
thay đổi, Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 6 đã quyết định thành lập MTDT
thống nhất phản đế nhằm đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai. Đảng chủ
trương: “Vận động phụ nữ tổ chức hội phụ nữ phản chiến, phản đế, các hội cứu
tế để giúp đỡ nhau, nhất là giúp đỡ những nạn nhân do chiến tranh gây ra; đòi
trợ cấp đầy đủ cho vợ con binh lính, đòi trả chồng con, chống đế quốc chiến
tranh, đòi hòa bình” [45, tr. 45].

12


Cuối năm 1939, trong Những chính sách mới của Đảng, TW Đảng đã
thông cáo cho các đồng chí các cấp bộ về chỉnh đốn phụ nữ: Những nơi nào có
đồng chí và HPN phải có tổ chức ngay ủy ban phụ nữ để lôi kéo tất cả các giai
cấp phụ nữ vào hội, điều cần hơn hết là phải liên lạc cho được những người vợ
lính và những người chồng họ sắp vào lính lấy danh nghĩa giúp đỡ nhau trong khi
chồng hay con vắng mặt, địa phương nào chưa có phụ nữ, các đồng chí phải đem
hết năng lực ra hoạt động tổ chức cho được các ủy ban phụ nữ [101, tr. 758].
Từ ngày 25 đến 27 - 9 - 1941, trong NQ của cuộc Hội nghị cán bộ toàn
xứ Bắc Kỳ đề ra nhiệm vụ của Đảng trong thời gian này là động viên phụ nữ
gia nhập mặt trận Việt Minh, gia nhập các đoàn thể cứu quốc, đánh Pháp đuổi
Nhật. Cụ thể là vận động phụ nữ tham gia luyện tập quân sự; nuôi dấu, bảo vệ
cán bộ; tham gia khởi nghĩa giành chính quyền; góp phần xây dựng chính
quyền dân chủ nhân dân và đóng góp sức người sức của cho kháng chiến.
Trước năm 1946, đặc biệt là trong giai đoạn 1930 - 1941, về cơ bản,
quan điểm, đường lối của Đảng về vận động phụ nữ là nằm trong đượng lối
chung của Đảng về vận động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia đấu
tranh đánh đuổi thực dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức Hội
PNVN đã căn bản thành lập có hệ thống từ cấp TW đến các xứ, tỉnh, thành,

huyện và cơ sở. Chính hệ thống tổ chức đó đã có vai trò quan trọng trong
tuyên truyền, giác ngộ, vận động, tập hợp chị em phụ nữ vào trong tổ chức của
giới và tham gia các tổ chức khác, tham gia các mặt trận dân tộc, dân chủ như
một thành viên quan trọng, không thể thiếu.
1.1.2 Chủ trương vận động phụ nữ của Đảng giai đoạn 1946 - 1950
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà vừa được thành lập đã phải đối mặt với những khó
khăn vô cùng to lớn. Sau nhiều năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp và
phát xít Nhật, nhân lực, vật lực, tài lực của đất nước ta đã bị vơ vét đến cạn kiệt.
Trong khi đó, bọn thực dân Anh và quân Tầu Tưởng Giới Thạch dưới danh
nghĩa là quân Đồng Minh vào giải giáp quân Nhật nhưng thực chất là để giúp

13


quân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, đồng thời giúp bọn phản động trong
nước chống phá cách mạng Việt Nam, phá hoại chính quyền dân chủ nhân dân
còn non trẻ. Những khó khăn to lớn đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái
quát bằng ba loại giặc: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và TW Đảng một mặt tìm cách
đưa dần những đội quân nước ngoài ra khỏi đất nước, cố kéo dài thời gian hoà
hoãn để chuẩn bị lực lượng và tập trung vào cuộc chiến tranh lâu dài chống
thực dân Pháp, một mặt xây dựng và kiến thiết quốc gia, tổ chức các cuộc vận
động, các phong trào chống giặc đói, giặc dốt.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Chính
phủ ta đã lãnh đạo toàn dân thiết lập và củng cố bộ máy và cơ chế hoạt động
của toàn bộ hệ thống chính quyền cách mạng trên phạm vi cả nước. Đồng thời
đưa ra những chủ trương thành lập, xây dựng và phát triển nhiều tổ chức, nhiều
đoàn thể nhằm tập hợp, huy động rộng rãi; động viên, khích lệ mạnh mẽ đông
đảo quần chúng yêu nước ở mọi lĩnh vực, mọi thành phần, mọi tầng lớp, mọi

giai cấp, mọi đảng phái đoàn kết, tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc của
đất nước, tạo thêm thế và lực đối phó với những diễn biến phức tạp của tình
hình “ngàn cân treo sợi tóc” lúc đó.
Về công tác phụ vận Đảng chủ trương: Công tác chính của phụ nữ là tăng
gia sản xuất, vì nam giới phải ra trận nhiều, thiếu nhân công. Các công tác phụ
thuộc của phụ nữ là cứu tế nạn dân, úy lạo bộ đội, phá hoại, chống nạn mù chữ,
vận động đời sống mới, tuyên truyền kháng chiến, đánh du kích. Chú ý cải thiện
sinh hoạt cho phụ nữ công nhân và nông dân [104, tr. 41-42]. Tuy nhiên, tuỳ
vào tình hình chính trị của từng vùng, từng giai đoạn cụ thể mà chúng ta đề ra
những chủ trương công tác phụ vận cho phù hợp.
Đối với Đoàn PNCQ, Đảng chủ trương củng cố hệ thống tổ chức từ TW
đến địa phương, phát triển hội viên và tiến tới thành lập một tổ chức rộng rãi
hơn cho phụ nữ Việt Nam với mục đích tập hợp, thống nhất lực lượng phụ nữ
trong toàn quốc, thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu của cách mạng.

14


Nhận Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Văn Đồng đã
gặp đồng chí Lê Thu Trà, Chủ tịch Hội PNCQ thành Hoàng Diệu (Hà Nội)
kiêm Trưởng ban Liên lạc Phụ nữ Bắc Bộ đề nghị xúc tiến việc thành lập Hội
LHPN Việt Nam. Đồng chí Lê Thu Trà đã viết đơn gia nhập Liên đoàn Phụ nữ
Dân chủ thế giới và báo cáo với TW Đảng xin thành lập Hội LHPN Việt Nam.
Ngay sau đó, vào ngày 17 - 10 - 1946, xuất hiện Hiệu triệu của Hội LHPN Việt
Nam. Hiệu triệu có đoạn: “Hội phụ nữ Việt Nam thành lập, nhận lấy sứ mệnh
đoàn kết toàn thể phụ nữ Việt Nam để cùng nhau giải quyết bao nỗi lo sợ, băn
khoăn, đau xót ấy. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam quyết tâm tạo điều kiện cho
chị em bạn gái tiến mạnh về đức dục và trí dục để chóng thực hiện triệt để
nguyên tắc nam nữ bình quyền. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tự nguyện làm
người bạn của những người cùng khổ và người mẹ của các trẻ em nghèo. Hội

Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đứng trong Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, tự
nguyện hết sức ủng hộ nền dân chủ cộng hòa của nước Việt Nam, cái chính thể
thuận tiện cho việc phát triển tài năng của phụ nữ. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam tự coi mình là một bộ phận của Hội phụ nữ Quốc tế, kiên quyết ủng hộ nền
hòa bình thế giới...” [48, tr. 16].
Ngày 20 - 10 - 1946, Hội LHPN Việt Nam đã làm lễ ra mắt tại quảng
trường Nhà hát lớn Hà Nội. Bà Lê Thị Xuyến đã được bầu làm Chủ tịch Hội
LHPN Việt Nam. Ở các cấp địa phương, công tác thực hiện chủ trương thành
lập Hội LHPN Việt Nam được tiến hành mau lẹ, khẩn trương từ cuối năm 1946
đến đầu năm 1947.
Có thể nói, thành công của cuộc vận động gia nhập Liên đoàn Phụ nữ
dân chủ quốc tế và sự ra đời của Hội LHPN Việt Nam gắn liền với vai trò, tâm
huyết của các vị lãnh đạo Đảng, đặc biệt là của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không
những thế sự thành lập Hội LHPN Việt Nam đã dánh dấu bước trưởng thành
vượt bậc trong tư duy của Đảng về công tác vận động phụ nữ. Thực tế đã chứng
minh rằng việc vận động quần chúng nói chung và vận động phụ nữ nói riêng,

15


hữu hiệu nhất là thu hút họ vào tổ chức. Chỉ khi vào tổ chức, khả năng của chị
em mới được phát huy đầy đủ nhất.
Từ ngày 3 đến 6 - 4 - 1947, NQ của Hội nghị cán bộ TW đã đề ra chủ
trương chấn chỉnh Hội LHPN Việt Nam và một số nhiệm vụ quan trọng của
công tác phụ vận trong giai đoạn này là: “Cổ động phụ nữ tham gia các việc úy
lạo binh sỹ, cứu thương, tuyên truyền xung phong, tiếp tế, tăng gia sản xuất,...
Giúp đỡ các gia đình chiến sỹ. Chấn chỉnh Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Triệt để bài trừ nạn xích mích đố kỵ trong các cơ quan phụ vận, hay giữa các
cán bộ phụ nữ. Đào tạo cán bộ phụ nữ, dần dần đưa cán bộ phụ nữ lên các cơ
quan chỉ đạo của đoàn thể” [103,tr. 193]. NQ Hội nghị quyết định thành lập

Ban phụ vận Bắc Bộ tại Việt Bắc.
Chấp hành NQ TW, ngày 12 - 7 - 1947, Hội nghị khu ủy II và các bí thư
tỉnh ủy họp cũng đề ra NQ về công tác phụ vận nêu chủ trương: Phải trả cán bộ
phụ nữ trở về phụ vận. Thành lập ban phụ vận khu, các tỉnh. Định rõ sự liên lạc,
nhiệm vụ giữa Ban phụ vận khu và các tỉnh. Mở những lớp huấn luyện để đạo
tạo cán bộ phụ nữ theo chương trình đã có sẵn. Hội nghị còn nhấn mạnh đến
vấn đề: giải quyết vấn đề cán bộ phụ nữ có con, và cất nhắc cán bộ phụ nữ vào
các cấp chỉ đạo [103, tr. 234-238].
Ngày 31 - 8 - 1947, TW Đảng lại ra NQ về nguyên tắc tổ chức, nhiệm vụ,
quyền hạn và phương pháp làm việc của tổ chức Hội đoàn cũng như các cơ quan
chuyên môn của Hội, các chi bộ đặc biệt của các cấp. Theo đó, nguyên tắc tổ
chức là từ trên xuống dưới, các cấp bộ Hội có những cơ quan chuyên môn như:
tổ chức, kiểm soát, tuyên truyền, huấn luyện, tài chính, dân vận. TW Đảng có các
tiểu ban vận động giới như Công vận, Thanh vận, Phụ vận... [103, tr. 264].
Ngày 1 - 9 - 1947, TW đưa ra Chỉ thị cho các cấp khu, tỉnh, phủ, huyện
về công tác dân vận như sau: Mỗi giới cần phải tổ chức ra tiểu ban chuyên môn
phụ trách như ban thanh vận, ban phụ vận… Các tiểu ban chuyên môn này ở
các cấp đều phải có người nằm trong BCH của các tổ chức quần chúng để làm
lãnh đạo. Phụ vận nằm trong Hội LHPN. Hàng tháng tiểu ban phụ vận tỉnh báo

16


cáo lên tiểu ban phụ vận khu. Các tiểu ban phụ vận có quyền và phải năng đề
nghị cấp bộ hội triệu tập các cuộc hội nghị cán bộ phụ vận để trao đổi kinh
nghiệm và phát triển công tác [103, tr. 285].
Ngày 15 - 10 - 1947, TW tiếp tục ra Chỉ thị về công tác dân vận, trong
đó nhấn mạnh đến việc động viên các tầng lớp nhân dân, nhất là công nhân,
thanh niên, phụ nữ, nhi đồng ở các VTD tham gia vào việc tác chiến, tăng gia
sản xuất, giúp đỡ đồng bào tản cư, điều tra tin tức cho bộ đôi, tuyên truyền

kháng chiến,…
Đánh giá về tình hình chỉ đạo công tác phụ nữ của các Khu uỷ, ngày 16 12 - 1947, BTV TW cho rằng: nhận thấy từ trước tới nay, nhiều cán bộ phụ nữ
đã thành lập gia đình rồi, thường bận việc trông nom con cái và không trở lại
hoạt động. Hội nghị cán bộ phụ vận vừa rồi đã thảo luận và quyết nghị phương
pháp làm cho các chị em trên đây có thì giờ trở lại làm việc cho đoàn thể, đã
được TW thông qua như sau:
“1. Các cán bộ phụ nữ nhất là các cấp bộ của Hội phải giúp đỡ các chị em
có con tổ chức ra những nơi gửi trẻ bằng cách:
a) Cổ động những gia đình có cảm tình với cách mạng nhất săn sóc nuôi
nấng giúp cho các con cán bộ.
b) Đoàn thể tổ chức những chỗ nuôi con cán bộ nhưng chú ý là những tổ
chức này phải thu hẹp trong phạm vi từng địa phương một và mỗi nơi chỉ
nuôi năm, ba em nhỏ thôi.
2. Trong khi chưa thi hành chế độ lương cán bộ theo Nghị quyết của Trung
ương phải đặc biệt thi hành ngay những khoản trong Nghị quyết đó về
việc trợ cấp cho các đồng chí cán bộ phụ nữ trước và sau khi sinh nở,
hoặc những cán bộ phụ nữ có con rồi.
Trung ương mong các đồng chí thi hành ngay Nghị quyết này.
Chào quyết thắng” [97, tr. 39-40].
Trong việc kêu gọi, động viên nhân dân tham gia bình các lớp dân học vụ
nhằm chống nạn thất học, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Những người đã

17


biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học
vụ, như các anh chị em trong sáu, bảy năm nay đã gây phong trào truyền bá
quốc ngữ, giúp đồng bào thất học… Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị
em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng
mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử. Công việc này,

mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức” [63, tr. 36-37].
Từ năm 1948, thực dân Pháp buộc phải chuyển hướng sang “đánh lâu
dài” với âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người
Việt”. Chúng ráo riết bình định vùng tạm chiếm, đẩy mạnh xây dựng chính phủ
bù nhìn, mở rộng ngụy quân (năm 1948 có 8 vạn ngụy binh, chiếm gần 50%
tổng số quân địch). Trước tình hình này, BCH TW đã họp Hội nghị mở rộng (từ
ngày 15 đến 17 - 1 - 1948), có bàn về công tác phụ vận đã nhận định: PTPN
trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta hiện nay đã có tiến bộ. Các tầng lớp
phụ nữ đã gây được ít nhiều thành tích trong các công tác như tăng gia sản xuất,
giúp đỡ đồng bào tản cư, tiếp tế, úy lạo bộ đội. Nhưng nói chung PTPN vẫn
hẹp, cán bộ thiếu, tuyên truyền cổ động kém và nhất là tổ chức phụ nữ trong các
vùng địch kiểm soát còn yếu. Vậy về tổ chức, phát triển Hội LHPN Việt Nam
rộng hơn nữa và đặt ra những hình thức thấp khiến chị em dễ tham gia, ví dụ:
“Hội mẹ chiến sỹ”, “Hội ủng hộ thương binh”, “Lớp bình dân học vụ”, “Ban
học hát”,… Chấn chỉnh BCH các cấp nhất là cấp xã. Giúp đỡ các cán bộ phụ
nữ về sinh hoạt cũng như về học tập…
Về tuyên truyền phải có kế hoạch rộng hơn trước. Phát hành những sách
nhỏ kể tiểu sử các nữ chiến sỹ oanh liệt hồi bí mật, trong khởi nghĩa tháng Tám
cũng như trong kháng chiến hiện nay. Báo của phụ nữ phải nêu thành tích của
phụ nữ, nhất là của những đội nữ du kích, như đội Minh Khai (Hải Kiến), đội
Trưng Trắc (Bắc Ninh) [104, tr. 41-42].
Nhận định đúng đắn tình hình sau chiến thắng Việt Bắc, Hội nghị đã đề
ra nhiệm vụ và các biện pháp về quân sự chính trị, kinh tế, văn hoá nhằm thực
đẩy kháng chiến tiến lên giai đoạn mới. Đảng chú trọng đẩy mạnh chiến tranh

18


du kích, coi du kích chiến là chính, vận động chiến là phụ trợ; củng cố khối
đoàn kết toàn dân, chống âm mưu "dùng người Việt trị người Việt”, phát triển

sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, tịch thu ruộng đất của bọn phản quốc cấp
cho dân nghèo, thực hiện giảm tô, chia lại công điền; phát triển văn hoá, giáo
dục; tăng cường công tác xây dựng Đảng. Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, ngày 27/3/1948, BTV TW Đảng ra Chỉ thị phát động phong trào Thi đua
ái quốc. Hướng thi đua chủ yếu là tăng gia sản xuất và luyện quân lập công.
NQ Hội nghị Cán bộ TW lần thứ tư (miền Bắc Đông Dương ngày 20 - 5
- 1948) đã đề ra chủ trương chấn chỉnh các tổ chức Việt Minh trong đó có tổ
chức phụ nữ bao gồm: Chú ý củng cố và phát triển thống nhất các tổ chức cứu
quốc như Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, tới khu để đi tới thống nhất toàn quốc.
PNCQ tham gia vào LHPN Việt Nam. Các hội viên PNCQ phải làm mọi công
tác của LHPN Việt Nam. Ngoài ra, PNCQ có sinh hoạt riêng, nhưng những kỳ
sinh hoạt riêng ấy chỉ để làm những công tác có tính chất riêng của mặt trận
Việt Minh và là trụ cột thúc đẩy mọi công tác của LHPN Việt Nam. Ở các địa
phương miền núi thì cứ để PNCQ có lợi hơn. Niên phí đóng cho LHPN Việt
Nam thì BCH PNCQ huyện thu và đóng cho LHPN Việt Nam trong một năm…
Đối với công tác cán bộ phụ nữ, NQ nêu rõ: Đặc biệt thi hành chế độ
cán bộ, đối với cán bộ phụ nữ sinh đẻ, và chú ý giải quyết vận động quần áo
cho cán bộ (sửa lại nghị quyết về thời hạn nghỉ và trợ cấp cho cán bộ phụ nữ
như sau đây: nghỉ trước khi sinh nở 2 tháng và sau khi sinh nở 2 tháng. Tiền
trợ cấp khi sinh nở 1000đ, con lên 1 tuổi 15đ một tháng). Tổ chức ban cứu tế
giúp đỡ cán bộ đau yếu, gia đình cán bộ tản cư và gia đình cán bộ đã hy sinh.
Hàng năm nên cho cán bộ có vợ con nghỉ một thời hạn để về thăm gia đình.
Giúp đỡ các cán bộ thành lập gia đình và cán bộ có con có thể đi hoạt động
(nhà nuôi con) [97, tr. 41-43].
Về việc chấn chỉnh các tổ chức quần chúng, TW cho rằng: Phải kịp chấn
chỉnh và phát triển Liên Việt… đem thêm những đoàn thể không có chân trong
Việt Minh như HPN Liên hiệp gia nhập hội Liên Việt, cử đại biểu vào các BCH

19



Liên Việt các cấp. TW chủ trương: từ nay coi Hội LHPN Việt Nam như
MTDT thống nhất của phụ nữ. Tổ chức đó có thể kết nạp cá nhân hay đoàn
thể thanh niên và phụ nữ.
Từ ngày 8 đến 16 - 8 - 1948, khi bàn về công tác dân vận và công tác
MTDT thống nhất, Đảng nhận định: phong trào thanh niên nam nữ đã hồi phục,
phụ nữ đã gây được hội tương tế, đã thành lập các nhà hộ sản để cấp cứu các sản
phụ. Ngoài ra, phụ nữ Trung Bộ đã tổ chức hội mẹ chiến sỹ, Hội mẹ và chị chiến
sỹ để giúp Vệ quốc đoàn, đã lập ra các đội nữ du kích. Ở Bắc Bộ cũng như Nam
Trung Bộ, có chị em đã tham gia trong các ban kháng chiến và hành chính.
Các hội viên phụ nữ được 121 vạn, con số to nhất so với tổ chức các giới
khác. PTPN có đặc sắc ấy là vì chị em không phải ra trận như các giới khác,
nhất là cán bộ phụ nữ không bị điều động sang các ngành công tác khác. Do đó
mà tổ chức của phụ nữ tương đối có cơ sở vững chắc hơn là thanh niên và nông
dân. Song, nhìn chung mà nói thì PTPN đang ở trong một hoàn cảnh bế tắc nên
chúng tôi thấy cần phải xét mấy điểm này:
1. Về phụ vận:
a) Thống nhất các tổ chức phụ nữ trong mặt trận LHPN Việt Nam. Đào
tạo cán bộ tăng gia sản xuất (chăn nuôi, chăn tằm, dệt vải...) và cán bộ công tác
xã hội để lãnh đạo hai công tác chính ấy. Đào tạo lãnh tụ cho PTPN.
b) Đề cao thành tích Kháng chiến của phụ nữ trong cuộc kháng chiến.
c) Đem lại những quyền lợi thiết thực cho những phụ nữ có khả năng
chuyên môn vào làm công tác công sở, hay vào các uỷ ban kháng chiến hành
chính xã để thực hiện đàn ông đàn bà ngang quyền.
d) Giáo dục phụ nữ nhằm vào mấy điểm sau đây (làm cho phụ nữ hiểu
quyền lợi và nhiệm vụ của người công dân)
- Nhiệm vụ của người phụ nữ đối với gia đình (như đối với chồng, con)
và nhiệm vụ với xã hội.
- Nâng cao sự hiểu biết về văn hoá và nghề nghiệp, kiến thức phổ thông về vệ
sinh thai nghén, nuôi con, sếp đặt đời sống gia đình... (Bộ giáo dục chú ý giúp đỡ).


20


đ ) Công tác chính của phụ nữ lúc này: Tăng gia sản xuất (chăn nuôi, dệt
vải...); Công tác xã hội: lập nhà hộ sinh, lập nhà nuôi trẻ em mồ côi [104, tr. 255].
Ngày 5 - 2 - 1949, trong Chỉ thị về việc cổ động tham gia kháng chiến,
BTV TW chỉ ra rằng: Các cấp bộ cần chú ý: bộ đội, du kích thoát ly và phụ nữ
được miễn đóng “Tham gia kháng chiến”. Song đối với phụ nữ phải vận động
các chi hội gây một phong trào đòi đóng quỹ tham gia kháng chiến, đòi quyền
được góp phần công lao trong cuộc kháng chiến cứu quốc này [105, tr. 187].
Từ 21 - 1 đến 3 - 2 - 1950, NQ Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của BCH
TW bàn về việc củng cố MTDT thống nhất và xúc tiến công tác Dân vận đã
đặc biệt chú trọng đến đoàn thể phụ nữ với những việc dưới đây: Hội nông
dân cứu quốc phải bao gồm cả phụ nữ nông thôn và đưa họ vào cơ quan chỉ
đạo của Hội. Hòa hợp Đoàn PNCQ vào Hội LHPN Việt Nam, giản đơn tổ
chức và thống nhất lực lượng phụ nữ. Đối với đồng bào thiểu số, ở những nơi
tương đối tập trung thì tổ chức theo giới: nông dân, thanh niên, phụ
nữ,…[106, tr. 207-208]
Tháng 4 năm 1950, Đảng chủ trương triệu tập Đại hội phụ nữ lần thứ
nhất ở tại chiến khu Việt Bắc với nội dung: xác định HPN là mặt trận đoàn kết
rộng rãi các lực lượng phụ nữ, công nhận sự sáp nhập Đoàn PNCQ và Hội, tiếp
nhận bộ phận nữ công nhân viên chức của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
là một bộ phận của Hội. Từ đó, đề ra phương hướng nhiệm vụ của Hội là động
viên mạnh mẽ hơn nữa các tầng lớp phụ nữ tham gia các mặt hoạt động của
kháng chiến (công tác hậu phương quân đội, động viên chồng con tòng quân,
chăm lo quyền lợi của phụ nữ…).
Tại Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ nhất, bên cạnh quyết định
hợp nhất Đoàn PNCQ vào Hội LHPN Việt Nam, thống nhất các lực lượng phụ
nữ trong cả nước thành một khối thì Đại hội cũng giải quyết nhiều vấn đề quan

trọng khác nữa. Đó là tuyên ngôn điều lệ, xây dựng phương hướng, chương
trình hoạt động cho PTPN trong nhiệm kì mới, nhiệm kì 1950 - 1956.

21


Ngày 3 - 7 - 1950, BTV TW Đảng ra thông tri thông báo về việc hợp
nhất Đoàn PNCQ vào Hội LHPN Việt Nam như sau: TW quyết định hợp nhất
Đoàn PNCQ vào Hội LHPN Việt Nam. Đại hội PNCQ và Đại hội LHPN Việt
Nam toàn quốc đã tán thành chủ trương này.
Thông tri chỉ rõ lý do hợp nhất: Xét về mặt chính trị, hai tổ chức phụ nữ
cùng chung mục đích là giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ. Công tác nói
chung không có gì khác nhau. Nếu cứ để riêng rẽ ra hai tổ chức thì Đoàn PNCQ
không tránh khỏi tình trạng cô độc hẹp hòi và Hội LHPN Việt Nam cũng chỉ
chơi vơi, hình thức. PTPN không thể lớn mạnh vững chắc được.
Hơn nữa, việc giải phóng phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và nhi
đồng, thực hiện nam nữ bình quyền phải gắn liền với việc giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp.
Do đó, phải hướng phụ nữ về các tổ chức theo sinh hoạt và quyền lợi của
họ. Tùy theo thành phần xã hội, lứa tuổi và sinh hoạt hàng ngày mà đưa họ vào
các tổ chức nông dân, công nhân, thanh niên, học sinh, sinh viên…
Tổ chức phụ nữ vì vậy có thể giản đơn và chỉ cần tập hợp các khối phụ
nữ, các tổ chức và cá nhân phụ nữ lẻ tẻ, chậm tiến trong Hội LHPN Việt Nam
[106, tr. 375-377].
Nội dung của Thông tri cũng khẳng định tổ chức phụ nữ Hội LHPN Việt
Nam hiện nay vừa là một hội, vừa là một mặt trận. Lực lượng cốt cán của hội là
khối nữ lao động và nữ nông dân. Ngoài việc huy động phụ nữ cùng với toàn
dân tham gia kháng chiến, nhiệm vụ chính của Hội là giáo dục, nâng cao trình
độ văn hóa, chính trị, tư tưởng cho phụ nữ, bảo vệ quyền lợi phụ nữ, nhi đồng,
thực hiện nam nữ bình quyền, giải phóng hoàn toàn cho phụ nữ. Hội sẽ phối

hợp chặt chẽ với các đoàn thể công, nông, thanh và Bộ giáo dục, y tế, Cứu tế,
Xã hội để thực hiện những nhiệm vụ trên.
Đến đây, mọi vấn đề liên quan chủ trương hợp nhất Đoàn PNCQ cũng
như các tổ chức phụ nữ khác vào Hội LHPN Việt Nam đã được làm sáng tỏ.
Đoàn viên của Đoàn PNCQ, hội viên của các HPN và hội viên Hội LHPN Việt

22


Nam cũng như nhân dân ở các địa phương đã được giải thích và hiểu rõ sự cần
thiết, tầm quan trọng của việc hợp nhất các tổ chức phụ nữ vào trong Hội LHPN
Việt Nam. Nhờ đó, quá trình thực hiện chủ trương hợp nhất Đoàn PNCQ vào
Hội LHPN Việt Nam ở các tỉnh được tiến hành khẩn trương từ cuối trong năm
1950 và 1951.
Ở các VTD Việt Bắc, Thanh - Nghệ - Tĩnh, Nam - Ngãi - Bình - Phú, các
tổ chức HPN đã huy động cán bộ tuyên truyền, vận động hội viên vào công tác
cứu trợ, giúp đỡ đồng bào tản cư, nhất là đối với chị em phụ nữ, bà già, con trẻ.
Căn cứ vào chủ trương vận động phụ nữ của Hội nghị cán bộ TW Đảng,
ngày 4 - 8 - 1949, trong Chỉ thị của Thường vụ TW Liên khu ủy IV về tuyên
truyền cổ động chuẩn bị tổng phản công cũng chỉ ra rằng: Vận động phụ nữ
tăng gia sản xuất và cải thiện dân sinh để tự cung tự túc, để tiếp tế cho mặt trận,
tích cực bao vây và phá hoại kinh tế địch. Kêu gọi phụ nữ tham gia các đội
xung phong tuyên truyền và công tác ở miền bị chiếm, ở Đông Lào.
Tháng 4 - 1947, dựa vào những ý kiến chỉ dẫn trực tiếp như trên của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, từ giữa năm 1947, Thanh Hoá và các tỉnh đã chuyển hướng
toàn diện về mọi hoạt động kháng chiến, kiến quốc phù hợp với hoàn cảnh địa
phương mình, hoàn cảnh của một VTD. Thực chất, sau những xáo động của
những ngày tháng đầu kháng chiến, để thực hiện nhiệm vụ được giao, Thanh Nghệ - Tĩnh đã tích cực khẩn trương tiến hành chuyển hướng mọi hoạt động
sang thời kháng chiến và bước đầu giải quyết những vấn đề của vùng căn cứ
địa, hậu phương, đó là vừa xây dựng và bảo vệ mình vừa đón nhận nhân dân

các vùng tạm bị chiếm đến sơ tán, các cơ quan, đơn vị của TW, của UBHC và
xứ uỷ Trung Bộ đến đứng chân, công tác, củng cố tổ chức, xây dựng lực lượng.
Riêng công cuộc xây dựng và bảo vệ, theo sự chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Liên khu uỷ và Uỷ ban kháng chiến
hành chính liên khu IV, các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh đã tiến hành xây dựng và
bảo vệ hậu phương đồng thời tất cả các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá
xã hội, với mục tiêu là làm cho địa phương mình ngày càng “mô phạm”, “kiểu

23


×