Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đảng bộ huyện ý yên ( nam định) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.21 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

KHIẾU THỊ OANH

ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN (NAM ĐỊNH)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

KHIẾU THỊ OANH

ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN (NAM ĐỊNH)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2013

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Lương Diệu



Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Lương Diệu – Khoa Lịch sử Trường ĐHKHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận văn đảm bảo có nguồn gốc, xuất
xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2015
Học viên

Khiếu Thị Oanh


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình nghiêm khắc
của TS. Phạm Thị Lương Diệu, cùng các thầy cô trong Khoa Lịch sử trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Em xin
trân trọng cảm ơn cô cùng các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã dạy em
trong những năm qua.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các bác, các cô, các chú, các anh chị
bên Phòng Nông nghiệp huyện Ý Yên, phòng Văn thư lưu trữ tỉnh Nam Định,
huyện Ý Yên, Huyện ủy Ý Yên và bác Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện
Ý Yên – Nam Định đã tạo mọi điều kiện để em tìm hiểu thực tế địa phương,
cung cấp tài liệu giúp em hoàn thành Luận văn.
Trong quá trình thực hiện Luận văn, do trình độ còn hạn chế, khả năng
thu thập, phân tích tài liệu chưa sâu sắc nên Luận văn chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô
giáo cùng các bạn học viên.

Em xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN (NAM
ĐỊNH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000.................................................... 11
1.1. Các yếu tố tác động đến chủ trương phát triển nông nghiệp
của Đảng bộ huyện Ý Yên ...................................................................... 11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ý Yên ................. 11
1.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng
sản Việt Nam và của Đảng bộ tỉnh Nam Định ...................................... 13
1.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Ý Yên
trước năm 1997 .................................................................................... 15
1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của
Đảng bộ huyện Ý Yên từ năm 1997 đến năm 2000 ............................... 18
1.2.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ huyện Ý Yên............... 18
1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện từ năm 1997 đến năm 2000 ............. 23
Tiểu kết Chương 1 .................................................................................. 30
Chương 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN (NAM ĐỊNH) LÃNH ĐẠO
ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM
2001 ĐẾN NĂM 2013 ................................................................................ 31
2.1. Chủ trương và sự chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế nông
nghiệp của Đảng bộ huyện Ý Yên từ năm 2001 đến năm 2005 ............ 31
2.1.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ huyện Ý Yên............... 31
2.1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện ......................................................... 36
2.2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên từ năm 2006 đến
năm 2013 ................................................................................................ 45
2.2.1.Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ huyện Ý Yên ............... 45

2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện ......................................................... 51
Tiểu kết Chương 2 .................................................................................. 63


Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM........................................... 65
3.1. Nhận xét ........................................................................................... 65
3.1.1. Ưu điểm ...................................................................................... 65
3.1.2. Hạn chế....................................................................................... 74
3.2. Những kinh nghiệm lịch sử ............................................................. 76
Tiểu kết Chương 3 .................................................................................. 82
KẾT LUẬN ................................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 87
PHỤ LỤC.................................................................................................... 96


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CNH

: Công nghiệp hóa

HĐH

: Hiện đại hóa

HTX

: Hợp tác xã

VAC


: Vườn – ao – chuồng

XHCN : Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa từ năm 1990 – 1996 ........... 15
Bảng 1.2: Giá trị sản xuất cây trồng, vật nuôi năm 1997 – 2000 ................... 28
Bảng 2.1: Diện tích cây trồng năm 2001-2005 ............................................. 39
Bảng 2.2: Diện tích và giá trị xuất khẩu của cây vụ Đông từ năm 2007- 2013 .... 54


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng vật nuôi để làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên
liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong lịch sử phát
triển kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia bởi nó là ngành sản xuất ra tư
liệu tiêu dùng thiết yếu nhất cho con người như lương thực, thực phẩm mà
không một ngành sản xuất nào có thế thay thế. Đối với Việt Nam, nông
nghiệp càng có vai trò vô cùng quan trọng bởi nó là ngành kinh tế trọng yếu
đặt nền móng cho sự phát triển của đất nước.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước đã
luôn quan tâm đặc biệt đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp bằng việc đưa ra
các Nghị quyết có tính chất bước ngoặt như: Chỉ thị số 100-CT/TW ngày
13/1/1981 của Ban Bí thư khóa IV về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán
sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông
nghiệp”; nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI về “đổi mới quản lý kinh tế

nông nghiệp” ban hành ngày 5-4-1988, hay gần đây nhất trong kỳ Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ phải: phát triển nông nghiệp
toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền
nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp
dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng
hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, thân
thiện với môi trường... [28; tr.195-196]. Như vậy, có thể thấy rằng trong mọi
hoàn cảnh, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế nông
nghiệp và đặt nó ở vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống các ngành kinh tế.
Quán triệt theo tinh thần của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Nam Định
nói chung và Đảng bộ huyện Ý Yên nói riêng đã và đang coi phát triển kinh tế
nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, là sự nghiệp hàng đầu trong việc phát
1


triển kinh tế toàn huyện. Trong những năm gần đây, Đảng bộ huyện Ý Yên
sau khi quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng và Nhà nước vào
phát triển kinh tế nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ:
kinh tế nông nghiệp phát triển khá toàn diện từ đó làm cho đời sống vật chất
và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện hơn. Những thành tựu
này đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của toàn
huyện nói riêng và toàn tỉnh Nam Định nói chung. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng kinh tế nông nghiệp trong toàn huyện vẫn còn thấp, chưa tương xứng
với tiềm năng và lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng. Huyện còn gặp phải
những khó khăn và đối mặt với những vấn đề nảy sinh như: tình trạng độc
canh, diện tích đất nông nghiệp manh mún, trình độ dân trí còn thấp cản trở
việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất. Nguyên
nhân của những thành tựa và yếu kém trên có phần xuất phát từ sự lãnh đạo
của Đảng bộ huyện đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp.
Với những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam

Định) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2013”
làm đề tài Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, kinh tế nông nghiệp luôn thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu liên quan
đến kinh tế nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu của mình các tác giả đã nghiên
cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Qua quá trình tìm hiểu, khảo cứu, tôi
chia thành hai nhóm sau:
Nhóm 1: Các công trình, bài viết về nông nghiệp, kinh tế nông
nghiệp, tiêu biểu như:
Nguyễn Văn Khánh (2001), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và nông nghiệp
ở vùng Châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội. Công trình đã khảo sát 4 địa phương đại diện cho 4 loại hình phát
triển kinh tế của nông thôn châu thổ sông Hồng trước và sau khoán 10. Đó là:
2


Mô Trạch - một làng thuần nông, chuyên canh cây trồng; Phụng Thượng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi và Hoàng Liệt dưới sự tác động của quá trình đô
thị hoá.Từ đó nêu tiềm năng và những biến đổi trong quan hệ ruộng đất cũng
như cơ cấu kinh tế nông nghiệp của nông thôn đồng bằng sông Hồng; những
bài học kinh nghiệm và hướng phát triển.
Lê Quang Phi (2004), Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn
trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình nêu lên
tầm quan trọng của CNH-HĐH trong nông nghiệp của Việt Nam, qua đó đưa
ra những biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng
CNH-HĐH trong thời gian tới.
Ngoài những công trình trên, còn có những công trình tiêu biểu khác đề
cập đến kinh tế nông nghiệp như: Hồng Vinh (1998), CNH-HĐH nông
nghiệp, nông thôn: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Nguyễn Xuân Thảo (2004), Góp phần phát triển bền vững nông

nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đặng Kim Sơn
(2001), CNH từ nông nghiệp: lý luận, thực tiễn và triển vọng ở Việt Nam,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; Tập thể tác giả: Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Viết
Thông, Đặng Quốc Tuyến, Nguyễn Ngô Hải (2002), CNH – HĐH, nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Lê Mạnh Hùng
(1998), thực trạng CNH – HĐH nông thôn Việt Nam, Nxb Thống kê Hà Nội...
Các công trình này đã cho thấy được tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp
trong quá trình phát triển đất nước và nhấn mạnh CNH-HĐH trong nông
nghiệp là nhu cầu tất yếu và là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế-xã
hội của đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu, bài viết về sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ các cấp, sự quản lý của Nhà nước về sự phát
triển của kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
- Đặng Kim Oanh (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1996-2006), Luận án TS Lịch sử Đảng,
3


Trường ĐHKHXH&NV. Luận án đã trình bày và phân tích quan điểm, chủ
trương, đường lối chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng từ năm
1996 đến năm 2006. Trình bày quá trình chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006 gắn với những kết quả cụ thể trong
thời gian cụ thể. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của Đảng; bước đầu đúc rút
một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH.
- Đặng Kim Oanh (2005), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2003, Luận văn Th.S lịch sử Đảng,
Trung tâm đào tào, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Luận văn đã nêu
lên được cơ sở hình thành chủ chương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Phúc. Hệ thống hoá các chủ trương, chỉ đạo, giải pháp của Đảng

bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương từ
năm 1997 dến năm 2003. Khẳng định những thành tựu và nêu ra một số hạn
chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH
ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2003. Rút ra một số kinh nghiệm của
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
thời gian 1997-2003.
- Đào Thị Bích Hồng (2005), Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo phát
triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2003, Luận án Tiến sĩ
Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Luận án trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu vận dụng chủ trương
của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn vào thực tiễn địa phương, từ
đó đưa ra những đánh giá và bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế
nhằm phát triển hơn nữa về nông nghiệp và nông thôn trong thời gian tới
- Đào Thị Vân (2004), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH giai đoạn 1997-2003, Luận văn Thạc sĩ
Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn trình bày quá
trình Đảng bộ Hưng Yên vận dụng đường lối của Đảng để lãnh đạo chuyển
4


dịch cơ cấu kinh tế địa phương từ 1997-2003, chỉ rõ thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân của quá trình đó. Tổng kết một số kinh nghiệm trong lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hưng Yên làm cơ sở cho việc hoạch
định công tác này trong thời gian tới.
- Nguyễn Tuấn Thành (2009), Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo phát
triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm 1997 – 2006, Luận văn Thạc
sĩ Lịch sử Đảng, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận Chính trị,
Hà Nội. Luận văn khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cũng như
chủ trương xây dựng nông nghiệp, nông thôn của đảng bộ tỉnh Bắc Giang.
Nghiên cứu quá trình chỉ đạo xây dựng nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ

Bắc Giang theo hướng công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH). Phân
tích, đánh giá kết quả phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh qua giai
đoạn từ 1997-2000, từ 2001-2006. Nêu những mặt đạt được và những mặt còn
hạn chế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Bên
cạnh đó đưa ra một số bài học kinh nghiệp: nắm vững đường lối, chủ trương
của Đảng và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế của tỉnh Bắc Giang để
đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn; phát huy ý
tự lực, tự cường, sáng tạo, huy động sức dân, dựa vào dân để tiến hành CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn; tập trung xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật
phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ở
nông thôn để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp.
Ngoài ra còn một số công trình khác như:
- Bùi Quang Thọ (2010), Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo thực hiện
CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1995 – 2005, Luận văn Thạc sĩ
Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Thị Năm (2009), Qúa trình thực hiện đường lối CNH – HĐH
nông nghiệp, nông thôn của Đảng ở tỉnh Hà Tây (1996 – 2000), Luận văn
Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học
Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.
5


- Đoàn Thị Minh Thuận (2010), Đảng bộ huyện Phú Bình tỉnh Thái
Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001-2010, Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn (Đại học Quốc gia HN), Hà Nội.
- Tống Văn Chung (2011), Những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến
sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình CNH, HĐH, Luận án Tiến
sĩ Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc
gia Hà Nội), Hà Nội.

Những luận văn, luận án trên đã nêu lên được sự lãnh đạo của Đảng đối
với việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở các địa phương như: Thái Bình, Hà
Tây (cũ), Thái Nguyên,... nhưng chưa có công trình nào đề cập đến sự lãnh
đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp từ
năm 1997 đến năm 2013.
Mặc dù vậy nhưng tất cả những công trình nghiên cứu trên đã là nguồn
tài liệu tham khảo vô cùng quý báu để phục vụ cho tôi nghiên cứu đề tài.
Cho đến nay, tư liệu viết về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện
Ý Yên không nhiều: có chăng chỉ là cuốn Lịch sử Đảng bộ Huyện Ý Yên (sơ
thảo) năm 1995, những Báo cáo tổng kết hàng năm của Uỷ ban nhân dân huyện
và các Báo cáo Chính trị của Đảng bộ huyện. Các công trình này chỉ đề cập một
cách tổng quát về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp mà không đưa ra một
cách có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện đối với việc phát triển kinh tế
nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2013.
Các công trình trong hai nhóm kể trên đã lại đem nhiều tư liệu cần thiết
để tác giả có thể tham khảo, kế thừa... Song riêng về sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện Ý Yên trong phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2013
vẫn là chưa được làm rõ, hy vọng với sự nỗ lực của tác giả sẽ bổ cứu được
khoảng trống này.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp
của Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) từ năm 1997 đến năm 2013, đánh giá
sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, từ đó rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn về vấn đề này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Khái quát chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới.
- Nêu cơ sở hình thành chủ trương, chính sách của Đảng bộ huyện Ý
Yên (Nam Định) đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương.
- Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương, giải pháp và sự chỉ đạo của
Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) đối với việc phát triển kinh tế nông
nghiệp ở địa phương từ năm 1997 đến năm 2013.
- Dựng lại bức tranh phát triển của kinh tế nông nghiệp của huyện Ý
Yên (Nam Định) dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện qua các giai đoạn:
1997-2000, 2001-2005, 2006-2013.
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm
từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) đối với việc phát
triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chủ trương, chính sách và sự
chỉ đạo của Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) trong việc phát triển kinh tế
nông nghiệp ở địa phương từ năm 1997 đến năm 2013.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu sự lãnh đạo (bao gồm chủ trương, chính
sách và quá trình tổ chức thực hiện) của Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định)
7


trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp theo ngành: trồng trọt và chăn nuôi.
Cụ thể là công tác dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Ngoài ra luận văn cũng đề cập đến vấn đề xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện.
- Về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề từ năm 1997 đến

năm 2013. Chọn mốc năm 1997 - vì Đảng bộ huyện Ý Yên bắt đầu quán triệt
thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; mốc kết thúc nghiên cứu là năm 2013 – năm có sự tổng kết
đánh giá tròn 15 năm Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ này.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Ý Yên
(Nam Định) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn 1 thị trấn và
31 xã trong huyện.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát
triển kinh tế, kinh tế nông nghiệp.
5.2. Nguồn tư liệu
Luận văn dựa vào các nguồn tài liệu cơ bản sau để nghiên cứu:
- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến vấn đề
kinh tế, kinh tế nông nghiệp;
- Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ và chính quyền huyện
Ý Yên (Nam Định) trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp;
- Các tài liệu của Cục Thống kê tỉnh Nam Định, Phòng Thống kê của
huyện Ý Yên về vấn đề này từ năm 1997 đến năm 2013;
- Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo những công trình, bài viết có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.

8


5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp
lịch sử và phương pháp logic, ngoài ra luận văn còn sử dụng kết hợp các

phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điền dã... Các
phương pháp cụ thể được vận dụng phù hợp với yêu cầu của từng nội dung
luận văn.
6. Đóng góp của Luận văn
Luận văn có những đóng góp chính sau:
- Khái quát chủ trương, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của
Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ tỉnh Nam Định qua các văn kiện
trong thời kỳ đổi mới, các yếu tố tác động và thực trạng kinh tế nông nghiệp ở
huyện Ý Yên (Nam Định) trước năm 1997.
- Hệ thống hóa những chủ trương, chính sách, biện pháp mà Đảng bộ
huyện Ý Yên (Nam Định) đã thực hiện để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp trong huyện từ năm 1997 đến năm 2013.
- Dựng lại bức tranh phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Ý Yên
(Nam Định) qua các giai đoạn: 1997-2000; 2001-2005; 2006-2013.
- Đánh giá ưu, nhược điểm, nêu nguyên nhân và rút những kinh nghiệm
từ quá trình Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) lãnh đạo thực hiện phát triển
kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2013.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp của
Đảng bộ và chính quyền huyện Ý Yên (Nam Định) tại các trường Đảng, các
trung tâm chính trị, các trường phổ thông tại địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
Luận văn được chia làm làm 3 chương:

9


Chương 1. Chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp
của Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) từ năm 1997 đến năm 2000

Chương 2. Đảng bộ huyện Ý Yên (Nam Định) lãnh đạo đẩy mạnh
phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2013
Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm

10


Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN Ý YÊN
(NAM ĐỊNH) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000
1.1. Các yếu tố tác động đến chủ trương phát triển nông nghiệp của
Đảng bộ huyện Ý Yên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ý Yên
Về điều kiện tự nhiên: Ý Yên là một huyện nằm ở phía Tây nam tỉnh
Nam Định, phía Bắc giáp 2 huyện Bình Lục, Thanh Liêm; phía Đông Bắc
giáp huyện Vụ Bản; phía Đông Nam giáp Nghĩa Hưng, có sông Đào làm ranh
giới tự nhiên; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, lấy sông Đáy làm
ranh giới.
Toàn huyện có diện tích là: 241.235 km2, diện tích đất nông nghiệp
bình quân một nhân khẩu là 735m2 [17, tr. 2]. Đất đai của huyện khá đa dạng,
thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nặng, đất thịt trung bình và đất cát pha.
Đây là một thuận lợi lớn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
trồng lúa nước và nuôi trồng thuỷ sản. Ở vùng đất ven sông trong và ngoài đê
có thể phát triển mạnh các loại cây công nghiệp như: đậu đỗ, lạc, … và các
loại rau màu khác.
Là huyện nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có khí hậu
nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông
nghiệp. Hai con sông Đáy và sông Đào là nguồn cung cấp nước chính phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hàng năm cũng bồi đắp lượng phù sa lớn cải

thiện đất nông nghiệp cho một số xã trong huyện như: Yên Phúc, Yên Khang,
Yên Lộc, Yên Trị,... Tuy nhiên, vào mùa lũ cộng với lượng mưa hàng năm
lớn từ 1.600 – 1.700mm phân bố không đều đã gây nên hiện tượng ngập úng
làm thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp.

11


Có thể nói Ý Yên là huyện có điều kiện tự nhiên khá điển hình thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, cho môi trường sống của con
người, sự phát triển của hệ sinh thái động thực vật. Do đó, Đảng bộ huyện cần
có những chủ trương, chính sách cụ thể hữu hiệu để một mặt hạn chế tới mức
thấp nhất những tác động xấu của điều kiện tự nhiên và mặt khác phải khai
thác hết những tiềm năng mà điều kiện tự nhiên mang lại. Có như thế kinh tế
nông nghiệp mới có thể phát triển nhanh và toàn diện theo hướng CNH-HĐH.
Về điều kiện kinh tế - xã hội: Ý Yên – một địa danh lịch sử có từ lâu đời,
gắn bó với những biến cố lịch sử của đất nước. Nhiều sự kiện lịch sử vẻ vang
đã diễn ra trên đất Ý Yên đã được sử sách ghi lại lưu truyền đến ngày nay.
Ý Yên được biết đến là một huyện có dân số trẻ: số người trong độ tuổi
lao động là 125.006 người, chiếm 51,16% dân số trong toàn huyện
(226.631người), trong đó tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 73,32% [79, tr. 3].
Từ số liệu trên có thể khẳng định rằng người dân trong huyện vẫn rất
gắn bó với nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn lao động của huyện phần lớn là lao
động phổ thông. Cơ hội kiếm việc làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao
trình độ, kỹ năng làm việc còn nhiều bất cập. Chất lượng lao động nhìn chung
còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ
có (32%), tính kỷ luật, tác phong còn mang nặng ảnh hưởng của một nền sản
xuất nhỏ; cơ cấu lao động giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân còn bất
hợp lý: số lao động làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ
thấp, trong khi đó số lao động trong ngành nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ lệ

rất cao.
Ngoài việc canh tác lúa nước, Ý Yên còn được biết đến với những làng
nghề thủ công nghiệp nổi tiếng như: nghề mộc ở La Xuyên - Ý Yên, sơn mài
ở Cát Đằng - Yên Tiến, nghề đúc đồng ở thị trấn Lâm, nghề gỗ thủ công mỹ
nghệ ở Yên Ninh,…
Mạng lưới dịch vụ được hình thành và phát triển ở tất cả các xã, thị
trấn, hệ thống cung ứng hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú. Đã bước
12


đầu hình thành nhiều khu dịch vụ tập trung ở thị trấn Lâm, khu vực Bo, khu
vực Yên Thắng.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ bước đầu được
hình thành đã tạo được công ăn việc làm cho người dân làm cho đời sống của
người dân được cải thiện hơn.
Với những điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội như trên đã
cho thấy, Ý Yên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng
theo xu hướng kinh tế hàng hóa, đặc biệt với một vị trí điạ lý thuận lợi đã là
một điều kiện quan trọng để huyện phát triển kinh tế năng động và hòa nhập
với việc phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật trong huyện và trong
tỉnh. Đồng thời, những điều kiện trên đã tạo nên cơ sở nền tảng để Đảng bộ
huyện hoạch định được các chủ trương, chính sách đúng đắn trong quá trình
lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng
theo hướng CNH – HĐH.
1.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản
Việt Nam và của Đảng bộ tỉnh Nam Định
Việt Nam xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, do vậy, kinh tế
nông nghiệp luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển. Trong quá
trình lãnh đạo kinh tế đất nước, Đảng luôn đề ra những chủ trương để phát
triển kinh tế nông nghiệp cho xứng với tiềm năng của đất nước. Tại Đại hội V

(3/1982) đã nhấn mạnh: trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ ở
nước ta phải lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Ngày 5/4/1988, Bộ Chính
trị ra Nghị quyết số 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, giao quyền tự
chủ sản xuất cho hộ nông dân. Tiếp đến, tháng 6/1993, Hội nghị lần 5 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), đã ra Nghị quyết về Tiếp tục
đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Trung ương Đảng đã đánh giá
thực trạng nông nghiệp Việt Nam đồng thời đề ra những phương hướng, giải
pháp cụ thể để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó,
hội nghị đã nhấn mạnh quan điểm: Đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
13


hướng coi trọng đúng mức sản xuất lương thực, tăng nhanh sản lượng, năng
suất, nâng cao chất lượng sản xuất và chế biến lương thực. Tăng tỷ trọng chăn
nuôi trong sản phẩm nông nghiệp. Thâm canh mở rộng diện tích một số cây
công nghiệp, mở rộng diện tích cây ăn quả và xây dựng thủy sản thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Khôi phục và phát triển những làng nghề truyền thống, nhất
quán thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Trên cơ sở phát
huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ mà đổi mới hình thức nội dung kinh doanh
và cơ chế hoạt động của HTX. Đặc biệt là chính sách giao quyền tự chủ ruộng
đất cho người nông dân...
Quán triệt tinh thần chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh
Nam Định đã tiến hành đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Tại Đại hội Đại
biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (năm 1995), trên cơ sở phân tích và nhận định
tình hình toàn tỉnh, Đảng bộ tỉnh đã nhấn mạnh phương hướng thực hiện phát
triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn 1995-2000: “Đổi mới phương thức
sản xuất nông nghiệp, coi trọng cả chất lượng và số lượng. Đẩy mạnh phát
triển công nông nghiệp, thủ công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật
nuôi trong toàn huyện” [12; tr.5]. Đảng bộ đã đưa ra chủ trương: “phát triển

kinh tế hộ nông dân, coi đây là đơn vị kinh tế tự chủ và chỉ đạo các cấp, ban,
ngành tiến hành giao đất cho nông dân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích
sản xuất nông nghiệp” [12; tr.6]. Từ đó, người dân yên tâm sản xuất, tìm tòi
các biện pháp thâm canh mới. Thêm vào đó, điều kiện thời tiết thuận lợi nên
diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng lên.
Chủ trương của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Nam Định đã mở
đường cho Đảng bộ huyện Ý Yên đưa ra những chủ trương đúng đắn và phù
hợp để phát triển kinh tế nông nghiệp. Do đó mà bức tranh kinh tế nông
nghiệp toàn huyện đã có những thành tựu khởi sắc hơn.

14


1.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Ý Yên
trước năm 1997
Với sự quan tâm của Đảng bộ tỉnh Nam Định, Đảng bộ huyện Ý Yên,
kinh tế huyện Ý Yên đã thoát khỏi suy thoái, riêng kinh tế nông nghiệp có
bước phát triển đáng kể, người dân đã thoát khỏi tình trạng nghèo đói, thiếu
ăn. Diện tích và sản lượng lương thực được tăng lên đáng kể. Hướng chính
trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Ý Yên là thâm canh, tăng vụ
và tăng chất lượng sản xuất nông nghiệp. Dó đó mà, không chỉ đảm bảo
lương thực cho toàn huyện mà đã có một khối lượng dư thừa khá lớn.
Với ngành trồng trọt: Tính đến năm 1996, diện tích đất nông nghiệp đạt
35.196,79ha, trong đó, diện tích trồng cây lương thực đạt 29.033ha, diện tích
cấy lúa 27.928ha (chiếm 96%); sản lượng đạt 110.596 tấn, trong đó sản lượng
lúa 107.387 tấn (chiếm 97%) [37, tr.10]. Như vậy, cây lúa có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế nông nghiệp. Người dân không còn lo thiếu đói mà
bước đầu đã chuyển sang việc sản xuất lương thực hàng hóa để cung cấp ra
thị trường. Dưới đây là bảng số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng lúa
tính từ năm 1990 đến năm 1996 trên địa bàn toàn huyện.

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa từ năm 1990 – 1996
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

1990

24.532

61,11

74898

1991

24.782

41,71

51778

1992

25.692

66,36


84446

1993

27.355

86,26

117.890

1994

27.442

56,90

76.702

1995

27.485

87,70

120.121

1996

27.928


76,09

107.387

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ý Yên năm 2001, tr.7.

15


Từ bảng số liệu trên thấy được mặc dù diện tích tăng liên tục qua các
năm nhưng năng suất và sản lượng lúa lại có sự tăng giảm không đều: năm
1995, năng suất lúa đạt mức cao nhất còn năm 1993, sản lượng lúa lại ở mức
cao nhất. Từ đó cho ta thấy được trình độ canh tác, áp dụng thành tựu khoa
học kỹ thuật vào quá trình sản xuất nông nghiệp còn ở mức thấp và không
đồng đều.
Diện tích và sản lượng rau đậu trong giai đoạn này cũng tăng lên đạt:
2.054ha và 18.885 tấn (năm 1990); 2.045ha và 19.339 tấn (năm 1991);
1.789ha và 16.407 tấn (năm 1992); 2.052ha và 19.148 tấn (năm 1993);
1.882ha và 19.430 tấn (năm 1994); 3.146ha và 32.617 tấn (năm 1995); 2.180
và 31.152 tấn (năm 1996) [37, tr.18].
Việc trồng cây ăn quả cũng được Đảng bộ huyện quan tâm phát triển.
Các loại cây trồng chủ yếu như: cam, quýt, bưởi,… bước đầu mang lại hiệu
quả kinh tế cao, bà con nông dân hưởng ứng nhiệt tình. Diện tích và sản
lượng cây ăn quả không ngừng được tăng lên: tính đến năm 1996 là 60ha, sản
lượng 247 tấn/ năm [37, tr. 20].
Với ngành chăn nuôi: Thực tiễn cho thấy nếu được mùa lương thực thì
sẽ kéo theo sự phát triển ngành chăn nuôi. Phương thức chăn nuôi đã có
những chuyển biến mới: thay giống đực nội bằng giống đực ngoại cho hiệu
quả cao; nuôi lợn thịt ngoại để tăng cao năng suất; thay đổi chế độ ăn và khẩu

phần ăn cho vật nuôi. Vì thế, số lượng cũng như sản lượng đàn gia súc, gia
cầm đã tăng lên nhiều: tính đến năm 1996, tổng số lượng vật nuôi đạt 84.997
con, trong đó số con lợn chiếm 74.901 con (88%); sản lượng đạt 5.566 tấn,
trong đó sản lượng thịt lợn đạt 5.472 tấn (98%) [37, tr. 21].
Nhìn chung, kinh tế huyện Ý Yên nhất là kinh tế nông nghiệp trước
năm 1997 bước đầu đã có những chuyển biến tích cực, đã đạt được một số
thành tựu. Tuy nhiên, vẫn gặp phải những khó khăn chủ yếu như: tỷ trọng
nông nghiệp, tỷ trọng cây trồng, vật nuôi còn tăng chậm; chất lượng nông sản
thấp, chưa hình thành được vùng chuyên canh tập trung để đáp ứng cho ngành
16


công nghiệp chế biến; diện tích canh tác lớn nhưng không bằng phẳng lại chịu
nhiều ảnh hưởng của thiên tai như hạn hán, lũ lụt, ngập úng (trận bão năm
1996 đã gây ra thiệt hại vô cùng nặng nề cho kinh tế nông nghiệp toàn
huyện); ruộng đất của nông dân vẫn ở tình trạng manh mún không tập trung
gây khó khăn cho quá trình sản xuất và thu hoạch mùa vụ - nhiều hộ gia đình
có tới 10 – 15 mảnh ruộng manh mún ở nhiều nơi khác nhau; độ màu mỡ của
đất không cao, nông dân phải bỏ chi phí nhiều cho mỗi mùa vụ; trình độ khoa
học kỹ thuật phát triển ở mức thấp nên chưa được áp dụng rộng rãi vào quá
trình sản xuất; trình độ nhận thức của người nông dân vẫn còn lạc hậu, còn
mang nặng tính tiểu nông, tư tưởng sản xuất kinh tế hàng hoá chưa có chỗ
đứng trong đông đảo nhân dân; trong quá trình sản xuất vẫn sử dụng các công
cụ thô sơ, lạc hậu nên không mang lại kết quả cao; giống lúa trong thời kỳ
này chủ yếu là giống lúa dài ngày, năng suất thấp.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp còn hạn chế, chất lượng thấp,
nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi: kênh mương chưa được nạo vét thường
xuyên, dòng chảy chưa được khai thông, nhiều cánh đồng xa nguồn nước
nhưng hệ thông thuỷ lợi ở đó lại không được xây dựng. Do đó, đã có ảnh
hưởng không ít đến việc tưới, tiêu cho đồng ruộng mỗi khi hạn hán hay lũ lụt

xảy ra. Hệ thống máy móc, cơ sở vật chất của các trạm bơm ở các xã chưa có
điều kiện đầu tư, sửa chữa, cải tạo nên chưa phát huy hết tác dụng để phục vụ
tốt cho nông nghiệp.
Diện tích đất “chết” xuất hiện hầu như ở tất cả các xã trên toàn huyện.
Những diện tích đất trũng, đất cao không thích hợp với việc trồng lúa nên
năng suất lúa ở đây rất thấp nhưng người nông dân chưa biết chuyển đổi sang
trồng những loại cây khác như: cây lạc, cây ngô, cây cảnh,... Quy trình sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa có sự liên hoàn, chủ yếu vẫn là người nông
dân tự lo lấy đầu ra cho sản phẩm. Chưa có sự liên kết hoặc liên kết chặt chẽ
giữa 4 nhà (Nhà nước - Nhà nông – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học).

17


×