ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN TUẤN SƠN
ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN MIỀN NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
(1954-1965)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN TUẤN SƠN
ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN MIỀN NAM
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
(1954-1965)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 60 22 56
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Văn Thịnh
HÀ NỘI - 2010
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: ĐẢNG VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ
QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM TRONG GIAI ĐOẠN (1954-1960)9
1.1. Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ-chính quyền Ngô Đình Diệm và chủ trương
vận động nông dân miền Nam của Đảng trong giai đoạn (1954-1960)........ 9
1.1.1 Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm trong
giai đoạn (1954-1960). .............................................................................. 9
1.1.2 Chủ trương vận động nông dân miền Nam đấu tranh của Đảng
trong giai đoạn (1954-1960). .................................................................. 17
1.2. Đảng lãnh đạo phong trào nông dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ và
chính quyền Ngô Đình Diệm trong giai đoạn (1954-1960). ....................... 23
1.2.1 Lãnh đạo nông dân đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnevơ 1954
về Đông Dương. ...................................................................................... 23
1.2.2 Lãnh đạo nông dân miền Nam đấu tranh chống "Cải cách điền địa"
đòi giải tán khu dinh điền và khu trù mật ............................................... 26
1.2.3. Lãnh đạo nông dân đấu tranh chống "tố cộng, diệt cộng", kết hợp
đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang giành quyền làm chủ nông
thôn. ......................................................................................................... 33
Tiểu kết chương 1........................................................................................ 49
CHƯƠNG 2: ĐẢNG VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG
CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT" CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN
SÀI GÒN (1961-1965) ........................................................................................................ 51
2.1 Chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ - chính quyền Sài
Gòn và chủ trương vận động nông dân miền Nam đấu tranh của Đảng
(1961-1965). ................................................................................................ 51
1
2.1.1 Chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ và chính quyền
Sài Gòn (1961-1965). .............................................................................. 51
2.1.2 Chủ trương vận động nông dân miền Nam đấu tranh chống chiến
lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn
(1961-1965). ............................................................................................ 60
2.2 Đảng lãnh đạo phong trào nông dân miền Nam đấu tranh chống chiến
lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn (19611965)............................................................................................................ 66
2.2.1 Lãnh đạo nông dân đấu tranh chống kế hoạch Staylay-Taylor
(1961-1963). ............................................................................................ 66
2.2.2 Lãnh đạo nông dân đấu tranh chống kế hoạch Johnson - McNamara
(1964-1965). ............................................................................................ 78
2.2.3 Lãnh đạo nông dân miền Nam duy trì sản xuất, đảm bảo đời sống
và phục vụ chiến đấu. .............................................................................. 86
Tiểu kết chương 2........................................................................................ 94
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ................................ 96
3.1. Một số nhận xét .................................................................................... 96
3.1.1 Ưu điểm .......................................................................................... 96
3.1.2 Hạn chế......................................................................................... 103
3.2 Một số kinh nghiệm lịch sử. ................................................................ 105
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 119
2
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ACL:
Ấp chiến lược
CTQG:
Chính trị Quốc gia
DTDC:
Dân tộc dân chủ
MTDTGPMN:
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam
Nxb:
Nhà xuất bản
VPTƯĐ:
Văn phòng Trung ương Đảng
LSĐ:
Lịch sử Đảng
QĐND:
Quân đội nhân dân
VNTTX:
Việt Nam thông tấn xã
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF
Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>
AnyBizSoft
PDF Merger
Merge multiple PDF files into one
Select page range of PDF to merge
Select specific page(s) to merge
Extract page(s) from different PDF
files and merge into one
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ACL:
Ấp chiến lược
CTQG:
Chính trị Quốc gia
DTDC:
Dân tộc dân chủ
MTDTGPMN:
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam
Nxb:
Nhà xuất bản
VPTƯĐ:
Văn phòng Trung ương Đảng
LSĐ:
Lịch sử Đảng
QĐND:
Quân đội nhân dân
VNTTX:
Việt Nam thông tấn xã
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam, giai cấp
nông dân có vai trò vô cùng to lớn. Giai cấp nông dân miền Nam không chỉ là
mạch nguồn, nơi lưu giữ và bảo vệ những giá trị truyền thống văn hóa dân
tộc, mà còn là người cung cấp nguồn nhân lực, vật lực và địa bàn cho các
cuộc vận động cách mạng của Đảng, người tổ chức chiến đấu ngay tại quê
hương mình, biến mỗi làng, xã, thôn, ấp thành một pháo đài kiên cố, hình
thành thế trận chiến tranh nhân dân trong các cuộc kháng chiến chống giặc
ngoài, thù trong bảo vệ độc lập dân tộc.
Nhận thức rõ vai trò và vị trí của giai cấp nông dân trong quá trình lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, Đảng luôn quan tâm và giải quyết đúng đắn vấn đề
nông dân, lực lượng chủ yếu và cơ bản của cách mạng DTDC. Trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn từ 1954-1965, vấn đề vận động,
lôi kéo nông dân miền Nam tham gia cách mạng được Đảng hết sức coi trọng.
Nhờ đi theo Đảng và bằng cách liên minh chặt chẽ với giai cấp công
nhân, đoàn kết chặt chẽ với các tầng lớp khác, nông dân miền Nam đã phát
huy được sức mạnh to lớn của mình trong tiến trình cách mạng, trở thành một
trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đưa cách mạng miền Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Ngày nay, trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn, vấn đề nông dân, nông nghiệp nông thôn đang được đặt ra
như một vấn đề cấp bách, cần phải được nhìn nhận một cách thực sự khoa
học. Vì vậy, việc tổng kết kinh nghiệm vận động nông dân của Đảng trong
tiến trình cách mạng Việt Nam là vấn đề không chỉ có giá trị lịch sử mà còn
có tính thực tiễn và khoa học sâu sắc.
3
Để đáp ứng nhu cầu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: "Đảng với
cuộc vận động nông dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước ( 1954-1965)", làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay, đã có nhiều cuốn sách và công trình nghiên cứu có liên quan
đến vấn đề nông dân Miền Nam giai đoạn 1954-1965 ở những mức độ khác
nhau, các công trình đó có đề cập đến một số chủ trương chính sách của Đảng
đối với nông dân và phong trào đấu tranh của nông dân miền Nam trong
kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954-1965.
Trước hết là một số luận văn, luận án: Luận án tiến sĩ lịch sử Lâm
Quang Huyên, Cách mạng ruộng đất ở Miền Nam 1954-1975, Viện kinh tế
học, đã trình bày khá tỉ mỉ về chính sách của Đảng về vấn đề ruộng đất đối
với nông dân miền Nam từ 1954-1975, trong đó luận văn cũng đề cập đến các
chính sách của Đảng vận động nông dân đấu tranh về đề ruộng đất 19541965; Luận án tiến sĩ lịch sử của Trần Thị Thu Hương, Đảng lãnh đạo đấu
tranh chống phá quốc sách bình định ấp chiến lược của Mỹ-Ngụy ở miền
Nam Việt Nam (1961-1965), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm
2000, tác giả đã trình bày các chủ trương chính sách của Đảng vận động quân
và dân miền Nam đấu tranh chống quốc sách bình định ấp chiến lược của Mỹ
và chính quyền tay sai trong giai đoạn từ 1961-1965; Luận án tiến sĩ lịch sử
Vũ Thị Thúy Hiền, Phụ nữ miền Nam trong đấu tranh chính trị thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, 2004, luận án cũng đề cập phần nào
đến phong trào đấu tranh của nông dân miền Nam, nhưng chủ yếu là các
phong trào đấu tranh chính trị của phụ nữ miền Nam từ 1954-1975.
Thứ hai, các công trình của các tác giả trong nước: Cuốn "Lịch sử phong
trào nông dân và hội nông dân Việt Nam từ 1930-1995", NXB CTQG, 1998,
do Trịnh Nhu chủ biên, cuốn sách trình bày một cách khái quát về lịch sử
4
phong trào nông dân và hội nông dân Việt Nam trong giai đoạn từ 1930-1995,
và trong đó cũng đã đề cập ít nhiều đến đường lối chính sách của Đảng đối
với nông dân miền Nam và phong trào đấu tranh của nông dân miền Nam
trong kháng chiến cứu nước từ 1954-1965; cuốn "Lịch sử phong trào nông
dân và Hội nông dân tỉnh Cần Thơ (1930-2008") của Nguyễn Trung Vinh,
Nxb Cần Thơ, 2008, nội dung cuốn sách trình bày chủ yếu về phong trào
nông dân trong phạm vi tỉnh Cần Thơ; cuốn “Nông dân miền Nam đấu tranh
chống Mỹ-Diệm” của Dương Phàm, NXB Phổ Thông, 1963; cuốn “Vấn đề
nông dân miền Nam Việt Nam” của Nguyên Phong, NXB Khoa học, 1962;
“Nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác” của Lưu Quý Kỳ
NXB Sự Thật, 1962; “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975"
Tập 2 Chuyển chiến lược” của Nguyễn Văn Minh, NXB Chính trị Quốc gia,
1996; cuốn “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Tập 3 Đánh
thắng chiến tranh đặc biệt” của Nguyễn Văn Minh, NXB Chính trị Quốc gia,
1997; cuốn "Quốc sách ấp chiến lược của Mỹ-Diệm" của Hồ Quý Ba Nxb
Quân đội nhân dân 1962…
Thứ ba, các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước
có liên quan như: “Sự lừa dối hào nhoáng tập 1, 2” của N.Sheehan, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, 1990. “Tấm thảm kịch và những bài học về Việt
Nam”của R Macnamana, Nxb Chính trị Quốc gia, 1995. “Hồi ký của Linđơn
Giônxơn” của Linđơn Giônxơn, Nxb Việt Nam thông tấn xã, 1972…
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu đăng tải trên các sưu tập, các
kỷ yếu hội thảo khoa học, về phong trào nông dân miền Nam, như: phong trào
Đồng khởi; khởi nghĩa Trà Bồng, với những công trình tiêu biểu: "Phong trào
Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam đặc điểm và kinh nghiệm" của Ngô Đăng
Tri; "Bối cảnh quốc tế của phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam
1959-1960" của Vũ Quang Hiển, trong “50 năm phong trào Đồng khởi ở miền
5
Nam Việt Nam những vấn đề lịch sử”, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội 2010;
hoặc "Nông dân miền Nam trong phong trào Đồng khởi (1959-1960) của Lê
Văn Thịnh trong “Phong trào Đồng khởi 50 năm nhìn lại”, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2010.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề nông dân Việt Nam ở
miền Nam và công tác vận động, tổ chức nông dân đấu tranh chống Mỹ ngụy của Đảng, trong giai đoạn từ 1954-1965.
3.2 Phạm vi
Nghiên cứu phong trào đấu tranh của nông dân miền Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng trong giai đoạn từ 1954-1965.
Các chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với nông dân miền
Nam trong giai đoạn 1954-1965.
Tháng 3/1965, trước nguy cơ thất bại của chiến tranh đặc biệt, Mỹ đã
đưa quân chién đấu vào miền Nam, tiến hành "chiến tranh cục bộ". Trong
khuôn khổ xác định, luận văn chỉ nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng với phong
trào nông dân trong chiến tranh đặc biệt. Những vấn đề về sự lãnh đạo của
Đảng với phong trào nông dân chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965 1968), luận văn sẽ không đề cập.
4. Mục đích và nhiệm vụ
4.1 Mục đích
Làm rõ những chủ trương, biện pháp vận động nông dân miền Nam của
Đảng. Bước đầu làm sáng tỏ hiệu quả của các biện pháp vận động nông dân
miền Nam của Đảng kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 1954-1965.
Thấy được đóng góp to lớn của nông dân miền Nam vào thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 1954-1975.
6
Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lịch sử từ thực tiễn công tác vận
động nông dân của Đảng.
4.2 Nhiệm vụ
Tập hợp các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, nhất là các Văn kiện của
Đảng, Trung ương Cục miền Nam của Mặt trận dân tộc giải phóng miền
Nam…
Hệ thống hóa những tư liệu đó theo trình tự thời gian gắn liền với các
giai đoạn phát triển của cách mạng miền Nam.
Trình bày những thành công, hạn chế trong các chính sách và công tác
vận động nông dân miền Nam của Đảng trong giai đoạn từ 1954-1965.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp
5.1 Nguồn tư liệu
Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về
vấn đề nông dân là tài liệu định hướng cho việc nghiên cứu đề tài.
Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của Trung ương cục miền Nam, các tài
liệu lưu trữ ở Cục lưu trữ quốc gia là nguồn tài liệu gốc để nghiên cứu.
Các công trình của các viện: Viện Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử Quân sự,
Viện Sử học Việt Nam là những tài liệu tin cậy.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài đăng tải trên báo chí là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng.
5.2 Phương pháp
Phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là
phương pháp luận của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp lịch sử và lôgic, ngoài ra
luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh…
7
6.Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
Luận văn trình bày một cách có hệ thống và tương đối toàn diện các chủ
trương chính sách của Đảng và quá trình tổ chức vận động nông dân miền
Nam đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong giai đoạn 1954-1965.
Góp phần làm rõ hơn vị trí, vai trò nông dân miền Nam trong thắng lợi
sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Bước đầu khái quát ưu điểm và hạn chế trong công tác vận động nông
dân của Đảng. Từ đó rút ra các bài học trong công tác vận động nông dân của
Đảng trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn.
7. Bố cục của luận văn: ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục.
luận văn gồm 3 chương và phần Kết luận
Chương 1: Đảng vận động nông dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ
và chính quyền Diệm giai đoạn từ 1954-1960.
Chương 2: Đảng vận động nông dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ
và chính quyền Sài Gòn giai đoạn từ 1961-1965.
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử.
8
CHƯƠNG 1: ĐẢNG VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN MIỀN NAM ĐẤU
TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN
NGÔ ĐÌNH DIỆM TRONG GIAI ĐOẠN (1954-1960)
1.1. Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ-chính quyền Ngô Đình Diệm và chủ
trương vận động nông dân miền Nam của Đảng trong giai đoạn (19541960).
1.1.1 Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm trong
giai đoạn (1954-1960).
Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta chia làm hai miền với hai chế độ
chính trị khác nhau. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và từng bước đi lên
chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tạm thời do địch kiểm soát cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân chưa hoàn thành. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ từng
bước thay thế vị trí của Pháp với âm mưu chiến lược của đế quốc Mỹ là tiêu
diệt cách mạng miền Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu
mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lấy đó làm bàn đạp đánh chiếm miền Bắc xã
hội chủ nghĩa, ngăn chặn cách mạng xã hội chủ nghĩa lan xuống Đông Nam
Á. Chúng còn muốn lấy miền Nam nước ta là nơi thí nghiệm các loại chiến
lược, chiến thuật và vũ khí mới để đàn áp phong trào cách mạng các nơi khác.
Khi can thiệp vào miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đương đầu với một
sức mạnh mà chúng không thể coi thường: đó là sự thức tỉnh của cả một dân
tộc đã vùng dậy giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám 1945 và đã đánh
bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và chính sách can thiệp của
Mỹ. Đại đa số dân tộc ấy là nông dân chiếm trên 90% dân số đã được cách
mạng đem lại quyền lợi về ruộng đất, trở thành người chủ ở nông thôn.
Từ quá trình đánh phá phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đế
quốc Mỹ thấy rằng: muốn thiết lập chủ nghĩa thực dân mới ở các nước nông
9
nghiệp thì trước hết phải "tranh thủ được trái tim, khối óc của nông dân" tách
nông dân ra khỏi lực lượng cách mạng, giành quyền thống trị trên toàn bộ
nhân dân và lãnh thổ nước đó. Nông thôn và nông dân là vấn đề mà chủ nghĩa
đế quốc phải tập trung đối phó dai dẳng nhất, ác liệt nhất, khó khăn và tốn
kém nhất. Các chuyên gia chống nổi dậy như: Lensden, Thompson, Komer,
Poocter… đều thống nhất khẳng định chìa khóa của thắng lợi trong cuộc
chiến tranh này là bình định nông thôn và cai trị nông dân. Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ lúc đó cũng nhấn mạnh "Vấn đề quan trọng nhất, đó là truyền sức
sống cho chương trình bình định, cố gắng bình định sẽ là bửu bối chủ yếu của
thắng lợi hoặc thất bại cuối cùng của Mỹ ở Việt Nam" [49, tr. 19].
Vì vậy, từ năm 1954, sau khi gạt bỏ Pháp, đế quốc Mỹ và chính quyền
Sài Gòn đã nắm được bộ máy bên trên, liền ồ ạt tấn công vào phong trào yêu
nước của nhân dân miền Nam để thiết lập và củng cố bộ máy thống trị ở bên
dưới, nhất là vùng nông thôn để kiểm soát nông dân.
Đế quốc Mỹ coi chính sách bình định nông thôn và cai trị nông dân là
khâu mấu chốt để chống chiến tranh cách mạng, chống sự nổi dậy của quần
chúng. Theo chúng, đây là biện pháp tổng hợp các mặt hoạt động quân sự,
chính trị, kinh tế, văn hóa… nhằm rất nhiều mục tiêu, chủ yếu là "tiêu diệt cơ
sở hạ tầng của cách mạng" mà chúng cho là "đầu mối của mọi nguy cơ", đề
"giành dân và khống chế chặt chẽ nhân dân.
Từ giữa năm 1955 Mỹ- chính quyền Ngô Đình Diệm, bắt đầu thực hiện
chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng". Núp dưới chiêu bài "chống cộng", đế quốc
Mỹ và bè lũ tai sai Ngô Đình Diệm âm mưu thực hiện chính sách khủng bố,
tàn bạo với những người kháng chiến cũ, những người yêu nước, các tổ chức
dân chủ. Bản thân Diệm đứng ra làm chủ tịch danh dự "Hội đồng chỉ đạo tố
cộng" tổ chức hơn 600 tên tâm lý chiến, gần 4000 tên cán bộ, ác ôn và hơn
10
một vạn cán bộ cơ sở ở huyện, xã để phục vụ chiến dịch tố cộng của chúng.
Mục đích chiến dịch "tố cộng" của Mỹ nhằm:
- Để cho nhân dân tố giác Việt cộng ở lại hoạt động.
- Khủng bố tinh thần Việt cộng làm cho Việt cộng nghi ngờ quần chúng
mà không dám hoạt động nữa.
- Đánh lệch tư tưởng các phần từ lừng chừng còn hướng về cộng sản
phải ngả hẳn về chính phủ quốc gia.
- Thêm phương tiện kiểm soát cán bộ cộng sản còn lại hoạt động trong
vùng quốc gia kiểm soát" [62, tr. 80].
Từ tháng 6-1955, Mỹ - chính quyền Diệm tiến hành có tổ chức chiến
dịch này trên quy mô toàn miền Nam. Từ giữa năm 1955 đến cuối năm 1958,
qua nhiều chiến dịch tố cộng, nhân dân bị phân loại, bị khủng bố, tàn sát, bị
cưỡng ép tập trung để học tập tố cộng. Nhiều gia đình kháng chiến cũ, nhiều
thân nhân, bè bạn cũng những người yêu nước, những người bị tình nghi là
"có hại cho an ninh quốc gia" đều bị Mỹ- chính quyền Diệm giam giữ, tra hỏi,
bị nhục hình, hoặc bị giết hại. Thực hiện chính sách khủng bố theo phương
châm của chính quyền Diệm "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót", "tiêu diệt việt
cộng không thương tiếc" bọn ác ôn đã điên cuồng tàn sát đẫm máu nông dân
ta. ". Từ năm 1954 đến 1959 ở miền Nam đã có 46.000 người cộng sản và yêu
nước bị bắt, 400.000 người bị tù đầy và 65.000 người bị giết [107, tr. 81].
Trong các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, Mỹ- chính quyền Diệm đã gây
ra những vụ tàn sát man rợ hàng loạt đồng bào ta. Ở Chợ Được (Quảng Nam)
tháng 9-1954, chính quyền Diệm đã chôn sống 21 đồng bào, ở Vĩnh Trịnh
(Quảng Nam), tháng 1-1955, trong vụ này, địch đã bắt khoảng 40 người đưa
ra đập nước dùng dây thép trói chân tay, dùng dao cắt lưỡi, xẻo tai, khoét mắt,
chọc tiết, mổ bụng sau đó đổ dầu lên mặt thiêu đốt để không còn ai nhận được
người thân của mình rồi buộc đá vào người ném xuống hồ để phi tang; Vụ
11
triệt hạ ở Hướng Điền (Quảng Trị), tháng 7-1955, Diệm cho lính dồn toàn bộ
nhân dân hai làng Tân Lập và Tân Hiệp để hãm hiếp, chọc tiết, chặt đầu, mổ
bung phanh thây sau đó vùi xác xuống khe suối. Giết người xong, chúng đốt
trụi luôn cả hai làng… [64, tr. 345]; ở quận Đại Lộc, năm 1957, 5000 người bị
giam giữ, đánh đập và giết hại; tháng 12-1958, ở Phú Lợi (Thủ Dầu Một),
5000 đồng bào yêu nước bị Diệm đầu độc, hơn 1000 người bị chết. Hàng
chục vạn nông dân miền Nam, trong đó có nhiều người kháng chiến cũ bị
giam cầm, tra tấn bằng những nhục hình man rợ trong các nhà tù theo kiểu
phát xít hoặc bị cưỡng bức vào các trại tập trung trá hình mà Mỹ- chính quyền
Diệm gọi là Trung tâm huấn chỉnh.
Đối với nhân dân chúng chia ra làm ba loại:
Công dân loại A, công dân bất hợp pháp, gồ những cán bộ, đảng
viên,những người kháng chiến cũ.
Công dân loại B, công dân bán hợp pháp, gồm những người có ít nhiều
quan hệ với cách mạng.
Công dân loại C, công dân hợp pháp, gồm những người ủng hộ chúng.
Chúng chủ trương dùng công dân loại C đánh công dân loại A làm cho
công dân loại B khiếp sợ chấp nhận phục tùng chúng. Cùng với các vụ bắt bớ,
tra khảo, tàn sát dã man, chúng còn ban hành chính sách vô lương tâm, vô
nhân đạo. Chúng bắt tất cả những công dân loại B và C phải từ bỏ mọi quan
hệ máu thịt với công dân loại A, bất kể đó là quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con.
Ngày 15-12-1954, tỉnh trưởng Quảng Nam, Lê Trung Chi- một tên Quốc dân
đảng khát máu đã ra lệnh buộc nhân dân trong tỉnh trong vòng ba tháng,
những ai có chồng tham gia kháng chiến phải làm giấy ly dị. Chúng tổ chức
những "tuần lễ ly dị", đồng thời lệnh cho bọn tay chân tìm mọi cách cưỡng ép
vợ cũng những người tập kết ra Bắc và coi đó là một "thành công chính trị"
của bọn đầu trâu mặt ngựa.
12
Cùng với chính sách tố cộng, diệt cộng, để đối phó với nông dân miền
Nam, Mỹ-chính quyền Diệm thực hiện "cải cách điền địa" và coi đó là "quốc
sách", là "then chốt" của cuộc cách mạng kinh tế ở miền Nam, nhằm tước
đoạt, bần cùng hóa nông dân và triệt phá cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng trên
khắp các địa bàn nông thôn miền Nam.
Trong hai năm 1955-1956, Mỹ đã cử một phái đoàn cố vấn do W.
Latdinxky (một chuyên gia về "cải cách điền địa" của Mỹ đã từng giúp cho
Tưởng Giới Thạch "cải cách điền địa" ở Đài Loan) sang miền Nam Việt Nam
giúp chính quyền Sài Gòn soạn thảo chính sách ruộng đất.
Đảo ngược lại chủ trương giảm tô, giảm tức và chia cấp ruộng đất của ta
trong kháng chiến, đầu năm 1955, Ngô Đình Diệm ra liên tiếp Dụ số 2 và Dụ
số 7 quy định chính sách thuế mới và khế ước tá điền.
Ngày 8/11/1955, Ngô Đình Diệm ra Dụ số 2 về "cải cách điền địa" mà
nội dung chủ yếu là quy định tá điền và địa chủ phải trực tiếp ký khế ước, một
bên lĩnh canh, một bên phát canh theo mẫu thống nhất của chính quyền mới,
mức tô từ 15% đến 25% hoa lợi, với thời hạn khế ước là 3 năm cho khế ước
loại A và 5 năm cho khế ước loại B.
Ngày 5/2/1955, Diệm lại cho ra Dụ số 7 nói về ruộng bỏ hoang, ruộng
vắng chủ, trao quyền cho Hội đồng hương chính đứng ra ký với tá điền cho
mướn ruộng và thu tô theo khế ước cho loại ruộng vắng chủ. Mức tô trong
khế ước được quy định miễn hẳn trong năm đầu, năm thứ hai thu một nửa,
năm thứ ba thu 3/4.
Ngày 22-10-1956, Diệm cho ra tiếp Dụ số 57 với khẩu hiệu lừa bịp: "hữu
sản hóa nông dân" thăng tiến cần lao, đồng tiến xã hội". Theo quy định của
Dụ số 57 bọn địa chủ ở miền Nam được phép giữ lại 100 ha ruộng đất (ngoài
ra còn nhiều khoản phụ khác), số còn lại chính quyền Diệm "truất hữu" bằng
cách mua lại để bán cho nông dân. Theo quy định này thì tuyệt đại đa số giai
13
cấp địa chủ ở miền Nam với 2/3 diện tích đất chiếm hữu đều không bị "truất
hữu". Những tên đại địa chủ có số ruộng đất vượt quá "quy định" được Mỹchính quyền Diệm trả cho một số tiền lớn để chuyển sang hoạt động kinh
doanh theo lối tư bản. Đối với nông dân miền Nam vì không có tiền mua lại
số đất "truất hữu" đó nên hầu hết số ruộng đất này lại rơi vào tay bọn địa chủ,
bọn quan chức địa phương và bọn sĩ quan trong quân đội của chúng.
Đối với ruộng đất của nông dân được cách mạng chia trong kháng chiến
và hòa bình lập lại gồm 750.000ha (trong đó Nam bộ có 500.000ha) phần lớn
bị chính quyền Ngô Đình Diệm cướp lại để đem bán đấu giá hoặc phát canh
thu tô theo quy định của các dụ trên. Ai không ký khế ước bị coi là "Việt
cộng" và có thể bị bắt đi tù. Nếu ký khế ước tức là từ bỏ quyền sở hữu ruộng
đất của mình đã được cách mạng chia, là thừa nhận ruộng đất ấy trở về tay địa
chủ, người nông dân trở lại kiếp làm thuê.
Tính đến tháng 4-1960, khi Diệm tuyên bố công cuộc "cải cách điền địa"
đã kết thúc, thì tại Nam Bộ 45% diện tích trồng trọt vẫn nằm trong tay những
địa chủ lớn (có từ 50ha trở lên) gồm 2,5% dân số, 42,5% diện tích tập trung
trong tay địa chủ vừa và nhỏ (từ 5-50ha) gồm 11.,1% dân số, còn lại 12,5%
diện tích là của phú nông và nông dân lao động [50, tr. 44].
Bằng cải cách điền địa, chính quyền Diệm không ngớt tuyên truyền lừa
gạt nông dân về "bảo vệ quyền lợi tá điền", "hữu sản hóa nông dân", "đem lại
cho đồng quê một đời sống mới". Thực tế thì nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng
đất canh tác mà cách mạng đã cấp cho họ, bị trói buộc số phận vào ruộng đất
của địa chủ trên cơ sở chế độ chiếm hữu ruộng đất và lối bóc lột phong kiến
đã được Diệm phục hồi.
Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ phải thừa nhận: "Chương trình cải cách
điền địa của Diệm đã không phân chia ruộng đất cho người nghèo, mà rút cục
chỉ lấy lại những thứ mà Việt minh đã chia cho họ, rồi trả lại cho địa chủ"
14
Rõ ràng, cải cách điền địa của chính quyền Diệm là một chính sách phản
động, một thủ đoạn thâm độc nhằm cướp đoạt thành quả ruộng đất mà nông
dân đã giành được trước đây, xóa bỏ ảnh hưởng của cách mạng trong nông
thôn, khôi phục và duy trì chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ và thực
dân, gây ra sự xáo trộn ruộng đất, gây mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp nông
dân, đồng thời thực hiện âm mưu mị dân.
Để kiểm soát và bóc lột nông dân miền Nam ngoài chính sách "cải cách
điền địa" Mỹ-Diệm còn thực hiện quốc sách "dinh điền và "khu trù mật".
Từ năm 1957, Mỹ và chính quyền Diệm thực hiện chính sách "dinh
điền" và đặt nó lên hàng quốc sách. Tính đến cuối năm 1960 chúng đã xây
dựng 146 địa điểm "dinh điền" tập trung gần 20 vạn nông dân. Núp dưới
những nhãn hiệu bịp bợm như đi "dinh điền" nhằm mục đích "giải tỏa những
nơi đông dân cư", lập "dinh điền" để phát triển kinh tế, phân phối điều hòa
ruộng đất cho dân cư… nhưng thực chất là nhằm biến những khu "dinh điền"
thành những "vị trí chiến lược kiểm soát khu vắng người", những "pháo đài
tiểu cộng", những "cứ điểm bao vây bọn Việt cộng" để "tăng cường an ninh
quân sự" như báo "Cách mạng quốc gia" của chính quyền Sài Gòn, ngày 254-1958 thừa nhận. Địa điểm lập "dinh điền" thường là những nơi hẻo lánh, có
hàng rào công sự kiên cố chung quanh, người dân phải bỏ lại đất đai, nhà cửa
ruộng vườn để vào "dinh điền" lao động nặng nhọc, dưới sự kìm kẹp gắt gao
của Mỹ-Diệm. Bước đầu chủ trương lập "dinh điền chủ yếu ở Tây Nguyên, ở
vùng rừng núi miền Đông Nam Bộ, ở Đồng Tháp Mười và Hậu Giang.
Cuối năm 1958 đầu năm 1959 sau khi thất bại trong chính sách "dinh
điền", Mỹ- chính quyền Diệm đã chuyển sang chính sách "khu trù mật". Khác
với khu "dinh điền" chủ yếu được xây dựng ở các vùng xa xôi, hẻo lánh ở các
vùng cao nguyên, rừng núi, biên giới xa xôi. Còn địa điểm "khu trù mật" được
lập ở những vùng đồng bằng, thường là nơi có phong trào cách mạng mà Mỹ-
15
Diệm cho là "mất an ninh" và trên trục đường giao thông quan trọng. Theo dự
tính đến cuối tháng 4-1960, phải thành lập cho được 115 "khu trù mật" trên
toàn miền Nam.
Dựa vào lực lượng vũ trang từ năm 1959 đến cuối năm 1960, Diệm đã
dồn khoảng 100.000 dân vào 29 khu trù mật và ấp trù mật trên một diện tích
là 6.210 hec ta. Diệm đã huy động hàng trung đoàn, có khi hàng sư đoàn càn
quét vào nông thôn, nhằm "hộ tống" nông dân đến cái mà báo chí của Diệm
gọi là "cù lao an toàn" [67, tr. 62] .
Mỗi "khu trù mật" phải dồn được ít nhất 200 gia đình nông dân vào sống
tập trung và cách xa đồng ruộng từ 5 đến 10 km. Toàn bộ khu có kênh đào
bao bọc xung quanh và hàng rào kiên cố, có đồn canh do dân vệ hoặc binh
lính kiểm soát. "khu trù mật" mạng nặng tính chất chính trị, quân sự không
phải là cơ sở để nâng cao đời sống nông dân "thực hiện công bằng bác ái"
đồng tiến xã hội, "những trung tâm kinh tế xã hội" như địch đã tuyên truyền.
Mà thực chất mục đích của "khu trù mật" như Báo Cách mạng quốc gia ngày
18-2-1960 chỉ rõ là "tách quần chúng ra khỏi những phần tử cảm tình với
cộng sản, lùa cộng sản vào rừng rồi bị diệt trừ".
Để đối phó với phong trào cách mạng nông dân ở nông thôn, Mỹ- chính
quyền Diệm rất chú trọng xây dựng bộ máy kìm kẹp của chúng ở thôn xã.
Trong việc kiện toàn bộ máy nhà nước, Diệm chú ý nhất là cấp xã, đồng thời
ra sức củng cố chính quyền xã xuống tận thôn, ấp. Diệm chia xã là 3 loại: loại
rắc rối, loại kém an ninh và loại tương đối an ninh để tùy theo từng loại mà có
hình thức kìm kẹp đàn áp.
Ngoài ra, ở nông thôn miền Nam, Mỹ và chính quyền Diệm còn thành
lập các tổ chức bóc lột nhân dân như: Hợp tác xã, Nông tín cuộc, Hiệp hội
nông dân là các tổ chức độc quyền kinh doanh, đây là những tổ chức bóc lột,
áp bức mới của Mỹ-Diệm đối với nông dân miền Nam
16
Nhìn lại toàn bộ chính sách của đế quốc Mỹ và chính quyền tai sai Ngô
Đình Diệm đối với nông dân miền Nam từ chính sách tố cộng diệt cộng, cải
cách điền địa, hay chính sách dinh điền, trù mật… ta thấy nổi lên ý đồ nhất
quán trong toàn bộ chính sách của Mỹ là kiểm soát nông thôn, nông dân, đưa
nông thôn, nông dân vào quỹ đạo chính trị, kinh tế của chế độ thực dân mới lệ
thuộc vào Mỹ để chống lại phong trào độc lập dân tộc và xu hướng tiến lên
chủ nghĩa xã hội của miền Nam Việt Nam.
Rõ ràng, ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
nhân dân miền Nam đặc biệt là nông dân chưa có một ngày được hòa bình, đã
phải bước ngay vào cuộc chiến đấu mới hết sức gay go, quyết liệt và vô cùng
gian khổ, chống lại tên đế quốc đầu sỏ, vì hòa bình, độc lập dân tộc và thống
nhất Tổ quốc.
1.1.2 Chủ trương vận động nông dân miền Nam đấu tranh của Đảng
trong giai đoạn (1954-1960).
Đứng trước âm mưu, thủ đoạn của Mỹ- chính quyền Diệm. Hơn một
tháng sau khi hiệp định Giơnevơ chấm dứt, Bộ Chính trị đã họp Hội nghị
ngày (5-9-1954), đánh giá tình hình, đề ra nhiệm vụ toàn Đảng và nhiệm vụ
của Đảng bộ miền Nam. Về cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị vạch rõ:
"Lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống đế quốc Mỹ, phái thực dân Pháp
phản Hiệp định và bọn Ngô Đình Diệm, giành quyền lợi hàng ngày, bảo vệ
một số quyền lợi đã giành được trong kháng chiến, bảo vệ tính mệnh, tài sản
của nhân dân, chống khủng bố, đòi tự do dân chủ, đòi đối phương phải thi
hành Hiệp định đình chiến…đòi lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền
Bắc và Nam, thực hiện Hội nghị Hiệp thương để chuẩn bị thống nhất Việt
Nam bằng Tổng tuyển cử tự do" [20, tr. 377].
17
Nhằm chống lại trò hề "trưng cầu dân ý" (23-10-1955) để phế Bảo Đại,
đưa Diệm lên ngôi Tổng thống. Ngày 9-10-1955, Ban bí thư đã điện cho Xứ
ủy Nam Bộ và Khu V về chủ trương đối phó "trưng cầu dân ý" của Diệm:
"1. Phải xem việc chống lại cuộc trưng cầu dân ý của Diệm là một công
tác quan trọng trước mắt hiện nay để gây một phong trào quần chúng rộng rãi
đấu tranh chống âm mưu của Mỹ-Diệm. Phải tuyên truyền giải thích sâu rộng
cho quần chúng nhận rõ âm của Mỹ-Diệm. Lột trần những thủ đoạn mị dân
gân đây của chúng trong việc lôi kéo thanh niên và những việc cải cách xã hội
lừa gạt, nêu lên sự thối nát trong chế độ của chúng. Vạch cho quần chúng
nhận rõ chỉ có thể thực hiện hội nghị hiệp thương đi đến thống nhất nước nhà,
thực hiện tự do dân chủ và cải thiện đời sống là nguyện vong duy nhất của
nhân dân hiện nay. Phải tập trung mọi khả năng và tùy tình hình từng nơi,
từng lúc có thể dùng các hình thức sau đây:
2. Đến ngày bỏ phiếu, vận động quần chúng tẩy chay không bỏ, nếu chúng
khủng bố bắt ép đi, tùy tình hình từng lúc, từng nơi có thể dùng các hình thức
đấu tranh sau đây:
- Tìm cách tráo giấy, lấy giấy khác để trắng hoặc viết khẩu hiệu của ta
bỏ vào thùng mà không bỏ ảnh của Diệm và Bảo Đại.
- Dùng mực xoá hết hình ảnh của Diệm và Bảo Đại rồi bỏ vào.
- Xé ảnh của cả hai tên rồi bỏ vào, v.v..
3. Trong cuộc trưng cầu dân ý, thế nào chúng cũng bố trí cảnh sát, gián
điệp dày đặc để khủng bố, hăm dọa và bắt ép nhân dân bỏ phiếu. Ta phải hết
sức tỉnh táo không được chủ quan khinh địch. Phải có kế hoạch đề phòng và
chống khủng bố của địch. Trong cuộc đấu tranh phải giành được thắng lợi và
giữ vững được lực lượng của ta. Các anh chú ý theo dõi dư luận và thái độ của
quần chúng đối với việc này và tổng kết kinh nghiệm đấu tranh báo cáo về
cho Trung ương" [20, tr. 634-635].
18
Cùng với việc đề ra đường lối đấu tranh đòi Mỹ- chính quyền Diệm thi
hành hiệp định Giơnevơ, để chống lại âm mưu tiến hành "cải cách điền địa"
của chính quyền Diệm, Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng họp tháng 9 năm 1954, nghị quyết cũng đưa ra nhiệm vụ "bảo vệ những
quyền lợi quần chúng đã giành được trong thời kỳ kháng chiến". Hội nghị
nhấn mạnh:
"Phải đấu tranh cho quyền lợi của nông dân, có như thế mới được nông
dân, tức đại đa số quần chúng nhân dân ủng hộ. Vì vậy cần tổ chức và lãnh
đạo nông dân đấu tranh để giành quyền lợi hàng ngày và chống lại sự phản
công của thực dân Pháp và của giai cấp địa chủ.
- Dựa vào những đạo dụ "Cải cách điền địa" và luật pháp của ngụy mà
đòi giảm tô, đòi chia lại ruộng đất công, đòi cấp ruộng đất…
- Nơi nào đã đòi được giảm tô thì chống tăng tô.
- Nơi nào đã chia ruộng đất công, ruộng hiến thì đòi giữ nguyên như cũ.
- Nơi nào dân đã vỡ hoang, thì đòi không được đụng đến đất vỡ hoang
của dân, mặc dù đất đó nguyên thuộc đất công hay của tư nhân.
- Ruộng vắng chủ đã tạm giao cho nông dân, nay nếu chủ ruộng trở về
thì trả lại cho họ, nhưng họ phải giảm tô và không được xáo trộn cơ sở
nguyên canh.
- Ruộng của Pháp và Việt gian đã tạm chia cho nông dân thì vận động
nông dân đấu tranh giữ lấy. Nhưng nếu chủ điển cố ý giật lại thì tùy theo điều
kiện cụ thể và lực lượng của nông dân từng nơi mà đề nghị với Trung ương
cách xử lý thích đáng sau" [19, tr. 278].
Trong chỉ đạo, lãnh đạo phong trào đấu tranh nông dân miền Nam chống
lại chính sách "tố cộng", "diệt cộng" của Mỹ-Ngụy. Ngày 1-12-1955, Ban Bí
thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 64-CT/TW về tình hình nhiệm vụ của
cách mạng miền Nam: "Căn cứ vào tình hình cụ thể hiện nay ở miền Nam,
19
khẩu hiệu đấu tranh trước mắt là chống "chiến dịch tố cộng" phản nước,
phản dân của Diệm để củng cố và giữ vững cơ sở tổ chức Đảng và quần
chúng" [20, tr. 680].
Bản chỉ thị nhấn mạnh chống "tố cộng" là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt.
Phải giải thích cho quần chúng thấy rõ âm mưu thâm độc của chính sách "tố
cộng" của Mỹ-Diệm, nêu cao chính nghĩa và vai trò của Đảng đối với dân tộc
và nhân dân, làm cho mọi người thấy rõ phải đoàn kết chặt chẽ chống âm
mưu "tố cộng", bảo vệ Đảng bảo vệ cán bộ thì mới bảo vệ được quyền lợi
chính đáng của mình" [20, tr. 680-681].
Ban Bí thư cũng chỉ rõ: "Trong chiến dịch tố cộng, địch nhằm từng vùng
nhất là vùng du kích, căn cứ địa du kích, vùng tự do cũ, vùng cơ sở ta mạnh
và chia từng đợt để tấn công ta. Ta cũng nhằm vào từng vùng và từng đợt theo
chương trình kế hoạch của chúng để chống lại. Ví dụ:
a) Chúng treo biểu ngữ phát truyền đơn, kẻ khẩu hiệu tuyên truyền cho
"chiến dịch tố cộng" ta vận động quần chúng tìm mọi cách xé truyền đơn,
biểu ngữ, xóa khẩu hiệu của chúng, viết những khẩu hiệu của ta…
b) Chúng tổ chức "học tập tố cộng" trong cơ quan, nhà máy, quân đội,
thôn quê… Bước thứ nhất ta vận động quần chúng không đi học. Nếu chúng
lùng bắt quần chúng đi học, ta nắm những nòng cốt trong các lớp để vận động
quần chúng chống lại, như: ngồi im không thảo luận, hoặc thảo luận lạc đề,
hoặc kéo dài cuộc thảo luận, chất vấn lại chúng, làm ồn ào, làm mất trật tự…
Phải che giấu nòng cốt thật khéo léo phòng tay chân của chúng. Khi tan lớp
lại tiếp tục tuyên truyền giải thích cho quần chúng rõ luận điểm phản nước
phản dân của chúng trong lớp học, tổ chức mạn đàm, tố tội ác của chúng để
gây thêm căm thù.
c) Học tập xong, nếu chúng bắt ký "kiến nghị chống cộng", ủng hộ Diệm
và đầu hàng, khai báo, v.v., ta vận động quần chúng không làm; nếu chỉ một
20