Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

đảng bộ tỉnh hào bình lãnh đạo phát triển kinh tế 1991 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 142 trang )

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở hình thành chủ trương phát triển kinh tế của
Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
1.1 Chủ trương phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống đấu tranh
cách mạng của Đảng bộ, nhân dân Hoà Bình
Chương 2. Chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
thực hiện phát triển kinh tế từ 1991 đến 2000
2.1 Đảng bộ tỉnh Hòa Bình vận dụng chủ trương của Đảng lãnh đạo
đẩy mạnh phát triển kinh tế ở địa phương (1991-1995)
2.2 Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996-2000)

1
9

9

20

33

33

66

Chương 3. Kết quả và một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Hòa
Bình trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế từ 1991 đến



97

2000
3.1 Thành tựu và hạn chế chính

97

3.2 Một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình

110

Kết luận

115

Tài liệu tham khảo

119

Phụ lục

126


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Phát triển kinh tế là một chủ trương lớn của Đảng ta, một trong những
vấn đề cốt lõi của quá trình phát triển đất nước, để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Từ năm 1986 đến nay,

thực hiện đường lối đổi mới, Đảng, Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính
sách thể hiện sự đổi mới tư duy kinh tế. Nhờ đó kinh tế nước ta đạt tốc độ
tăng trưởng khá cao và phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế có bước chuyển
dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các tỉnh
trong nhiều năm qua đã phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn, thách thức,
từng bước thực hiện quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Nhiều tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần
làm thay đổi bộ mặt địa phương và cuộc sống của nhân dân, góp phần củng cố
vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy
tín của nước ta trên trường quốc tế.
Hòa Bình là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, cửa ngõ của thủ đô Hà Nội.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tỉnh Hòa Bình có tiềm năng phát triển kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên, những năm trước đổi mới, tỉnh vẫn còn nhiều khó
khăn. Từ khi Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới (1986), đặc
biệt từ sau khi tái lập tỉnh (1991), Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hòa Bình từng
bước khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế, khơi dậy mọi tiềm năng, phát
triển kinh tế - xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa kinh tế Hòa Bình phát triển mạnh mẽ, góp phần
thực hiện mục tiêu mà Đại hội IX đã đề ra là đến năm 2020, Việt Nam cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

1


Trong qúa trình phát triển kinh tế từ năm 1991 đến 2000, bên cạnh
những thuận lợi, Hòa Bình còn gặp phải những hạn chế và đối mặt với nhiều
thách thức mới nảy sinh. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào,
phát triển kinh tế tỉnh theo mô hình nào, ngành nào được chọn là ngành mũi
nhọn là những vấn đề đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân Hòa Bình tìm câu trả

lời.
Thành tựu và hạn chế, thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm thành công
và chưa thành công…Những vấn đề của tỉnh Hòa Bình cũng là những vấn đề
của một số tỉnh khác có đặc điểm tương tự cần được nghiên cứu, tổng kết góp
phần phát huy kinh nghiệm thành công để thực hiện thắng lợi chủ trương của
Đảng và cũng là góp phần tổng kết thực tiễn 20 năm đổi mới mà Đảng ta đang
triển khai.
Vì thế tôi chọn đề tài: “ Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo phát triển
kinh tế từ 1991 đến 2000” làm đề tài luận văn cao học, chuyên ngành Lịch sử
Đảng cộng sản Việt Nam.
2.Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về sự phát triển kinh tế ở nước
ta với những mức độ và cách tiếp cận khác nhau góp phần quan trọng vào quá
trình tổng kết lịch sử Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế ở tỉnh Hoà
Bình. Tiêu biểu là nhóm các công trình khoa học sau:
Nhóm chuyên luận, chuyên khảo của các nhà khoa học liên quan đến
đề tài như:
GS. Đỗ Đình Giao: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân”, NXB CTQG, H, 1994. Tác giả luận giải về
vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nền kinh tế
quốc dân và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá

2


trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta nói chung với những thành tựu và bài
học kinh nghiệm. Đây là cơ sở để luận văn kế thừa và vận dụng.
PGS. Đỗ Hoài Nam, “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển
mũi nhọn”, NXB KHXH, H, 1996. Trong tác phẩm này tác giả đi sâu vào nội
dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở mức độ vi mô hơn. Cùng với

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thì phải phát triển những ngành kinh tế mũi
nhọn phù hợp với tiềm năng và lợi thế sẵn có của từng vùng. Luận văn sẽ vận
dụng và so sánh khi nói về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát
triển một số ngành mũi nhọn phù hợp với tiềm năng ở trong tỉnh Hoà Bình.
TS. Đặng Văn Thắng, TS. Phạm Ngọc Dũng, “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và triển
vọng”, NXB CTQG, H, 2003. Nhóm tác giả đề cập đến quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp phù hợp với một vùng trọng điểm kinh tế là
đồng bằng sông Hồng, nêu lên những thực trạng kinh tế hiện tại và triển vọng
phát triển trong tương lai. Đây là cơ sở để luận văn vận dụng váo tìm hiểu
thực trạng kinh tế và triển vọng phát triển của một vùng, một tỉnh.
Ngoài ra, một số tác giả cũng đề cập đến vấn đề tương tự như: PGS.TS
Phan Thanh Phố, “Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt
Nam, NXB Giáo dục, H, 1996; PGS.TS Nguyễn Văn Khanh, “Biến đổi cơ cấu
ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ
đổi mới”, NXB CTQG, H, 2003; Davit Dapice: Việt Nam cải cách kinh tế
theo hướng rồng bay, NXB CTQG, H, 1994…
Nhóm các đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỹ chuyên
ngành kinh tế, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam viết về lĩnh
vực này như:
Phạm Nguyên Nhu,“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, ĐHQG Hà Nội, năm 1999. Luận

3


văn đề cập đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung ở nước ta, nêu lên những thành tựu,
hạn chế và bài học kinh nghiệm. Đây là cơ sở để luận văn kế thừa và vận
dụng.

Đỗ Xuân Tài,“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Cần Thơ”, ĐHQG Hà Nội, năm 1999. Luận văn viết
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở một tỉnh là Cần Thơ. Đây là đề tài có thể vận dụng khi nói về sự
phát triển kinh tế ở một tỉnh.
Đào Thị Vân, “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997-2003”,
ĐHQG Hà Nội, năm 2004. Luận văn của tác giả Đào Thị Vân đã đề cập đến
sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hưng Yên trong một giai đoạn lịch sử cụ
thể, nêu lên những thành tựu, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm. Đây là
cơ sở để vận dụng khi viết về sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế ở
tỉnh Hoà Bình trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.
Nguyễn Võ Định,“Thực trạng và những giải pháp chủ yếu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp huyện Kỳ Sơn - Tỉnh Hoà Bình”, luận án
tiến sỹ kinh tế năm 2007. Luận án đề cập đến quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở một huyện của tỉnh Hoà Bình, nêu lên thành tựu, hạn chế và những
giải pháp để tiếp tục phát triển trong tương lai.
Phạm Lê Thảo,“Tổ chức lãnh thổ du lịch Hoà Bình trên quan điểm
phát triển bền vững”, luận án tiến sỹ địa lý năm 2006. Luận án đi sâu vào một
ngành kinh tế là tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Hoà Bình là dịch vụ du lịch.
Phát triển du lịch theo thế mạnh của từng địa phương trong tỉnh gắn liền với
bảo vệ môi trường sinh thái.

4


Trần Văn Dư, “Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển kinh tế hộ nông dân ở vùng đồi núi tỉnh Hoà Bình theo hướng sản xuất
hàng hoá”, luận án tiến sỹ kinh tế năm 2007. Tác giả đi vào nội dung của

kinh tế nông nghiệp là phát triển kinh tế hộ nông dân ở vùng đồi núi của tỉnh
Hoà Bình theo hướng sản xuất hàng hoá, nêu lên những thực trạng và giải
pháp để phát triển theo hướng đã đề ra.
Ngoài ra, còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí, báo Trung ương và
địa phương: “Du lịch Hoà Bình nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội
nhập quốc tế”, tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4, năm 2005; “Du lịch Hoà Bình
nhìn từ góc độ toàn cảnh” của Lương Công Chính, tạp chí Du lịch Việt Nam,
số 6, năm 2005; “Hoà Bình thu hút các nguồn vốn đầu tư để khai thác tiềm
năng”, tạp chí Đông Nam Á, số 8, năm 2005; “Những bước đi vững chắc của
công ty thuỷ lợi Hoà Bình”, tạp chí Đông Nam Á, số 8, năm 2005; “Hoà Bình
phía trước là những con đường” của Bùi Văn Thắng, Thương Mại tạp chí, số
27, năm 2005...
Các công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng hoặc cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nước ta…Một vài công trình có đề cập đến sự phát
triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa ở một số tỉnh và ở Hòa Bình nhưng
chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cụ thể về Đảng bộ
tỉnh Hòa Bình lãnh đạo phát triển kinh tế từ 1991 đến 2000.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
- Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hòa Bình vận dụng đúng đắn, sáng tạo
đường lối của Trung ương trong lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế ở địa
phương từ năm 1991 đến 2000.

5


- Đánh giá bước đầu những thành tựu và hạn chế của quá trình phát
triển kinh tế ở Hòa Bình những năm 1991 đến 2000.
- Nêu lên một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ Hòa Bình trong

lãnh đạo phát triển kinh tế những năm 1991 đến 2000.
3.2 Nhiệm vụ
- Trình bày một cách hệ thống chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
vận dụng đường lối của Trung ương lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế tỉnh
từ 1991 đến 2000.
- Trình bày quá trình lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế ở tỉnh Hòa
Bình; nêu rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của kết quả đó.
- Tổng kết kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ
tỉnh Hòa Bình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chủ trương, sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Hòa
Bình trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế của tỉnh từ năm 1991 đến 2000
theo đường lối của Đảng.
4.2 Phạm vi nghiên cứu: tỉnh Hòa Bình. Thời gian nghiên cứu: từ
tháng 10/1991 (tỉnh Hòa Bình tái lập) đến tháng 12/2000.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về
phát triển kinh tế.

6


5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương
pháp lịch sử và lôgic, ngoài ra còn kết hợp các phương pháp khác như phương
pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn…
5.3 Nguồn tư liệu

- Các tác phẩm của Hồ Chí Minh về lãnh đạo phát triển kinh tế.
- Các văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX và Nghị quyết Trung
ương Đảng, Ban Bí thư, Bộ Chính trị các khóa VI, VII, VIII, IX về phát triển
kinh tế.
- Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, Nghị quyết của Tỉnh
ủy, một số huyện ủy tiêu biểu về kinh tế; báo cáo hàng năm của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh, báo cáo hàng năm của Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công nghiệp,
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Thương mại, Niên giám thống kê
tỉnh, báo Hòa Bình; tài liệu khảo sát thực tế…
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa các chủ trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
trong lãnh đạo phát triển kinh tế ở địa phương từ năm 1991 đến 2000.
- Khẳng định những thành tựu và nêu ra một số hạn chế của quá trình
phát triển kinh tế góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh
Hòa Bình từ năm 1991 đến 2000.
- Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong lãnh đạo,
chỉ đạo phát triển kinh tế trong thời gian 1991-2000.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể tham khảo trong giảng dạy và
nghiên cứu lịch sử Đảng bộ địa phương thời kỳ đổi mới.

7


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ
tỉnh Hòa Bình
Chương 2: Chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình thực hiện
phát triển kinh tế từ 1991 đến 2000

Chương 3: Kết quả và một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế từ 1991 đến 2000.

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ TRƢƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÒA BÌNH
1.1 Chủ trƣơng phát triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.1.1 Quan niệm chung về phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá
Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một nội
dung quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Nước ta là nước có nền
kinh tế kém phát triển. Do vậy việc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa vừa là đòi hỏi khách quan vừa là con đường tất yếu để đi lên
từng bước dựa trên sự kết hợp hữu cơ các điều kiện chủ quan, các lợi thế kinh
tế - xã hội, tự nhiên trong nước, trong vùng, trong đơn vị kinh tế với các khả
năng đầu tư, hợp tác, liên kết, liên doanh về sản xuất, dịch vụ.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và chịu nhiều đau thương mất
mát trong nhiều năm chiến tranh giữ nước, muốn vươn lên theo kịp nền kinh
tế thế giới hiện đại, không muốn bị tụt hậu, nghèo đói thì tất yếu phải thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế Đảng ta đã khẳng định quan điểm
nhất quán: công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt
thời kỳ quá độ
Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là biến nước ta thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo quốc

phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.

9


Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là vì mục tiêu
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trước
hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tạo cho nông
nghiệp, nông thôn những điều kiện cần thiết về vật chất - kỹ thuật, về con
người, khoa học và công nghệ.
Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
xác lập cơ cấu kinh tế mới, hợp lý tiến lên hiện đại. Cơ cấu kinh tế mới là cơ
cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
là nhiệm vụ chiến lược, phù hợp thực tiễn khách quan nhằm khai thác tối ưu
lợi thế các ngành, các lĩnh vực, các vùng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ là quá trình chuyển nền
kinh tế có cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu công
nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đặc trưng cơ bản của quá trình chuyển dịch là
giá trị sản xuất của ba ngành trên đều tăng qua các giai đoạn nhưng tỷ trọng
của ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng, tỷ
lệ lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ lệ lao động trong công
nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.
Quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta là một quá trình phức tạp kéo dài trong suốt thời kỳ quá độ, đòi hỏi
Đảng và Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong cả nước
phải quan tâm lãnh đạo, phải tìm tòi để xây dựng một nền kinh tế có cơ cấu
hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh

đều chỉ rõ mối quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động biện chứng thúc đẩy lẫn nhau
cùng phát triển giữa hai ngành kinh tế cơ bản: công nghiệp và nông nghiệp.
Trong xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí

10


Minh luôn chú trọng phát triển kinh tế công nghiệp và nông nghiệp. Tháng
4/1962, trong Bài nói chuyện tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung
ương Đảng Lao động Việt Nam (Khóa III), Người chỉ rõ: “Công nghiệp và
nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp
phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khỏe và đi đều
thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích” [40, tr.544-545].Là
một nước nông nghiệp truyền thống do đó phát triển nông nghiệp luôn
được chú trọng hàng đầu trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, Người khẳng định: “Phải lấy nông nghiệp làm chính,
nhưng phải toàn diện, phải chú ý cả các mặt công nghiệp, thương nghiệp,
tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hóa giáo dục, y tế v.v.. Các
ngành này phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trung tâm”[41, tr.396]. Nông
thôn phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm thì mới giàu có. Đồng thời
nông nghiệp cung cấp đủ nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và
thành thị. Như thế là nông thôn giàu có giúp cho công nghiệp hóa phát
triển. Đánh giá vai trò của kinh tế nông nghiệp, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Vì
nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồng thời là
một nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ to nhất
hiện nay, cho nên cần phải cải tạo và phát triển nông nghiệp thì mới có cơ
sở để phát triển các ngành kinh tế khác. Phải cải tạo và phát triển nông
nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hóa nước nhà. Phải có một
nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển mạnh”
[40, tr.14-15]. Nông nghiệp là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp, đồng

thời nông nghiệp cũng chỉ phát triển được khi có sự tác động hỗ trợ của
công nghiệp; do đó phải chú trọng phát triển công nghiệp. Công nghiệp
phát triển lại thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh hơn nữa. Công nghiệp,
nông nghiệp phát triển thì dân giàu, nước mạnh.

11


Như vậy, theo Hồ Chí Minh muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải
phát tiển kinh tế công nghiệp và nông nghiệp, vì hai ngành đó quan hệ
khăng khít với nhau.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nền tảng, là cơ sở quan trọng
để xây dựng chủ trương đường lối về phát triển các ngành kinh tế, cơ cấu
kinh tế hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời
kỳ quá độ.
Nhận thức và quán triệt những nguyên lý phổ biến có tính quy luật
về con đường công nghiệp hóa, đưa nền kinh tế sản xuất nhỏ lên sản xuất
lớn hiện đại ở các nước tiểu nông của chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng với
những tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đề ra đường
lối, chủ trương phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, quan điểm, chủ trương về
phát triển kinh tế của Đảng là nhất quán, xuyên suốt và ngày càng hoàn
thiện qua các kỳ đại hội, các hội nghị Trung ương, Bộ chính trị các Khóa
VI, VII, VIII, IX.
Với tinh thần đổi mới toàn diện, bắt đầu từ đổi mới tư duy kinh tế, tại
Đại hội VI (12-1986), để đưa nền kinh tế phát triển, Đảng ta đã chỉ rõ:
“Muốn đưa nền kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối, phải
dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong đó các
ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại sản xuất có quy mô và
trình độ kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù

hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định” [16,
tr.47].
Trong bố trí lại cơ cấu kinh tế, Đại hội chủ trương phải đưa nông
nghiệp lên mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp tiến một bước theo hướng
sản xuất lớn; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ. Đây là sự cụ thể hóa nội
12


dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu
tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là bước đột phá trong tư duy
và nhận thức đổi mới về phát triển kinh tế trong thời kỳ mới của Đảng. Đại
hội đề ra ba chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu
dùng và hàng xuất khẩu.
Tiếp đó tại Hội nghị Trung ương 3 Khóa VI (8/1987), Đảng ta đã ra
Nghị quyết “Về chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang
hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý Nhà nước về kinh
tế”. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, ngày 05/04/1988, Bộ chính trị đã ra Nghị
quyết 10 “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”. Nghị quyết 10 là mốc
quan trọng đánh dấu bước chuyển biến về chất, góp phần quan trọng xóa
bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, tạo tiền đề cần thiết cho sự
hình thành nền nông nghiệp hàng hóa. Nghị quyết 10 chủ trương sắp xếp
và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa kết hợp
với kinh doanh tổng hợp, gắn trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp và lâm
nghiệp, ngư nghiệp; gắn nông - lâm - ngư nghiệp với công nghiệp chế biến
và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn… Đây là những bước
đột phá mở đầu cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh
tế hàng hóa.
1.1.2 Đảng Cộng sản Việt Nam cụ thể hoá quan niệm phát triển
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ 1991 đến 2000
Tháng 6/1991, tại Đại hội VII, Đảng ta đã tổng kết thành tựu 5 năm

đổi mới, khẳng định một trong những kết quả đạt được trên lĩnh vực kinh
tế là: “Những kết quả thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế
gắn liền với những chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu
tư và bố trí lại cơ cấu kinh tế” [ 17, tr.19-20].

13


Cũng tại Đại hội này, Đảng ta đã đề ra những định hướng lớn trong
chính sách kinh tế, trong đó có quan điểm phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế
gắn liền với quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hóa, thoát khỏi tình trạng
nông nghiệp lạc hậu. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu
như sau: Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu nhằm ổn định tình hình
kinh tế - xã hội; tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp, mở rộng kinh tế
dịch vụ theo hướng huy động triệt để các khả năng sản xuất hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu; đẩy mạnh thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí và một
số loại khoáng sản; lựa chọn để phát triển một số ngành công nghiệp ưu
tiên, phát triển điện, giao thông thủy lợi và thông tin liên lạc.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội được thông qua tại Đại hội VII cũng chỉ rõ: “Khi kết thúc thời kỳ quá
độ, hình thành về cơ bản nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế công nông nghiệp - dịch vụ gắn với phân công và hợp tác kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng” [17, tr.12]. Trong quá trình phát triển kinh tế nền kinh tế
quốc dân sẽ gồm nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, nhiều trình độ công
nghệ. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và
xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đẩy mạnh công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, mở rộng kinh tế đối ngoại,
phát triển kinh tế dịch vụ, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng. Xây dựng nền
công nghiệp nặng với bước đi thích hợp, trước hết là các ngành trực tiếp

phục vụ nông nghiệp. Thực hiện chuyên môn hóa và liên kết kinh tế giữa
các vùng, các địa phương. Xây dựng các trung tâm kinh tế của từng vùng
để tạo điều kiện liên kết công nghiệp với nông nghiệp, thành thị với nông
thôn phát triển giao lưu hàng hóa.

14


Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong nông nghiệp, nông
thôn để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn, Hội
nghị Trung ương 5 khóa VII (6/1993) ra Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới
và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”. Trên cơ sở đánh giá đúng thực
trạng nông nghiệp - nông thôn nước ta với những thành tựu, hạn chế, trong
đó có những điều bất hợp lý về cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn,
Nghị quyết đã xác định một hệ thống quan điểm nhằm tiếp tục đổi mới
nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới, đồng thời đề ra phương
hướng, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu đó. Về cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, Nghị quyết xác định rõ: phải đổi mới cơ cấu kinh tế nông
nghiệp - nông thôn, phá vỡ thế độc canh cây lúa, phá vỡ cơ cấu thuần nông
và xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp phát triển cân đối, hài hòa. Nghị
quyết nhấn mạnh: “Trên cơ sở xúc tiến công nghiệp hóa nói chung, công
nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn nói riêng mà thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển mạnh, vững chắc, có hiệu
quả công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn, tăng nhanh tỷ trọng những ngành
này trong cơ cấu nông - công nghiệp- dịch vụ” [21, tr.63].
Tháng 7/1994, Hội nghị Trung ương 7, khóa VII Đảng ra Nghị quyết
“Phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai
đoạn mới”. Nghị quyết cụ thể hóa một bước Nghị quyết Đại hội VII và
Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng,

đánh giá đúng thực trạng công nghiệp và công nghệ nước ta; xác định mục
tiêu chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp và công nghệ nước ta
đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xác định rõ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là quá trình chuyển đổi cơ bản, toàn diện
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử

15


dụng lao động thủ công là chính sang lao động sử dụng một cách phổ biến
sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến,
hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động cao. Nghị quyết chỉ rõ: “Mục tiêu
lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một
nước công nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế
hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức
sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững
chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [22, tr.70].
Nghị quyết hội nghị Trung ương 7 khóa VII đã đưa ra 3 chủ trương
lớn về phát triển kinh tế công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
những năm tới là: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế
nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp
chế biến; phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu; mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ ở cả thành thị và nông
thôn, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.
Bước sang năm 1996, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã
ngày càng được xác định rõ hơn. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
tiếp tục phát triển nhanh với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình
quốc tế hóa nền kinh tế. Nước ta cũng như các nước khác đều có những cơ
hội phát triển. Xuất phát từ kết quả đạt được sau 10 năm đổi mới, tại Đại
hội VIII (6/1996), Đảng ta quyết định chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những nhiệm vụ và mục tiêu cụ
thể. Đại hội khẳng định: “Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật
hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần c ao,
quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

16


văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp” [24, tr.68].
Tại Đại hội này, Đảng ta nhấn mạnh phải đặc biệt coi trọng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện
nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, xây
dượng cơ cấu hợp lí về cây trồng, vật nuôi, bảo đảm an toàn về lương thực
trong xã hội, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến của thị trường
trong và ngoài nước, hàng hóa nhiều về số lượng, tốt về chất lượng.
Thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hoá. Phát
triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với công nghệ ngày càng
cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị. Phát
triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao
gồm tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất
khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi công
nghiệp, các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn
minh hiện đại [24, tr.87].
Phát triển công nghiệp, ưu tiên các ngành chế biến lương thực - thực
phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và
công nghệ thông tin. Phát triển nhanh du lịch, các dịch vụ hàng không,

hàng hải, bưu chính - viễn thông, thương mại, vận tải, tài chính, ngân hàng,
kiểm toán, bảo hiểm, công nghệ, các dịch vụ phục vụ cuộc sống nhân dân.
“Từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ
có tầm cỡ trong khu vực” [24, tr.89].
Mở rộng và nâng cao hiệu qủa kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất
khẩu và coi xuất khẩu là hướng ưu tiêu, là trọng điểm của kinh tế đối
ngoại, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới… [24, tr.90-91].
17


Đại hội VIII đề ra định hướng phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng
của nhiều vùng liên kết hỗ trợ nhau làm cho tất cả vùng đều phát triển.
Tiếp đó, tháng 12/1997, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá VIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi
mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, cần kiệm để
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã
hội đến năm 2000” đã chỉ rõ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa. Nghị quyết xác
định những việc cần tập trung thực hiện: đẩy nhanh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế gắn với phân công lao động ở nông thôn, giải quyết vấn đề
thị trường tiêu thụ nông sản, phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác,
đổi mới hoạt động các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn,
phát triển các cơ sở quốc doanh ở vùng sâu, vùng xa.
Cụ thể hóa hơn nữa chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp - nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tháng 4/1998, Bộ chính trị
ra Nghị quyết 10 về “Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nghị quyết nhấn
mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phải tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ

theo hướng sản xuất hàng hóa với cơ cấu đa dạng vừa để xuất khẩu với sức
cạnh tranh cao, vừa khai thác lợi thế tiềm năng của từng vùng sinh thái,
tăng nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả của nông nghiệp. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nghĩa là từ chỗ nặng về trồng trọt, chủ yếu là cây lương thực
sang sản xuất các cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao; từ chỗ chủ

18


yếu làm nông nghiệp sang phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ. Trong đó giải quyết tốt các mối quan hệ cơ bản giữa
trồng trọt với chăn nuôi, giữa nông nghiệp với lâm nghiệp, giữa nông - lâm
nghiệp với công nghiệp và dịch vụ…
Ngày 10/11/1998, Bộ Chính trị Khóa VIII ra Nghị quyết 06-NQ/TƯ
“Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn”. Nghị quyết khẳng
định quan điểm, mục tiêu nhất quán của Đảng ta là: Coi trọng thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp… đưa nông
nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng
cả trước mắt và lâu dài. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát
triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, tạo thành liên kết nông - công
nghiệp - dịch vụ và thị trường trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả
nước. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trước hết phải
giữ vững mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình
huống. Nghị quyết đề ra một số biện pháp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp: đẩy mạnh thâm canh canh lúa, từng bước hình thành
các vùng tập trung sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao gắn với chế biến;
hình thành các vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp, rau, hoa quả;
khuyến khích kinh tế hộ, hợp tác xã và trang trại chăn nuôi quy mô vừa và
lớn,… đưa chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính trong nông

nghiệp.
Cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
ngày 15/6/2000, Chính phủ ra Nghị quyết 09 về một số chủ trương và
chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Nghị quyết 09 của Chính phủ cho phép giảm diện tích lúa cả nước từ 4,3
triệu ha xuống còn khoảng 4 triệu ha, tập trung sản xuất lúa ở những vùng

19


trọng điểm thích hợp nhất đối với cây lúa; các địa phương chuyển những
vùng trồng lúa bấp bênh sang sản xuất những sản phẩm khác phù hợp và có
giá trị kinh tế cao.
Đường lối và những quan điểm chỉ đạo qúa trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Đảng thể hiện quá trình phát triển
nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta nhằm phấn đấu đến năm 2020 đưa
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Những quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế, về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn…được quán triệt vận dụng
sáng tạo và triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước. Đây là nền tảng, là cơ
sở quan trọng để Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đề ra chủ trương, biện pháp, chỉ đạo
thực hiện phát triển kinh tế của tỉnh từ khi tái lập (1991) đến năm 2000.
1.2 Điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội và truyền thống đấu tranh
cách mạng của Đảng bộ, nhân dân Hoà Bình
1.2.1 Khái lược về lịch sử hình thành và truyền thống đấu tranh cách
mạng của Đảng bộ, nhân dân Hoà Bình
Tỉnh Hoà Bình nằm trên địa bàn cư trú cổ xưa của người dân Việt Nam,
giáp ranh giữa vùng rừng núi Tây Bắc với đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hoá.

Hoà Bình có vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta.
Về cấu trúc địa hình và cảnh quan sinh thái, vùng đất Hoà Bình bao
gồm những dải núi đá vôi, đồi thấp, suối, bãi bồi, thung, thềm cỏ tiếp giáp với
đồng bằng. Trong các dải núi đá vôi ở đây có nhiều hang động, mái đá. Chính
đây là nơi cư trú và sinh sống của cư dân nguyên thuỷ Hoà Bình thời tiền sử,
sơ sử. Họ sinh sống bằng nghề hái lượm, săn bắt các thực vật và động vật
hoang dã.

20


Văn hoá Hoà Bình có niên đại C14 sớm nhất từ 16.740  80 năm đến
18.420  150 năm trước Công nguyên và tồn tại đến khoảng 7.500 năm trước
Công nguyên. Căn cứ các di tích phát hiện trên địa bàn Hoà Bình, các nhà
khảo cổ học Việt Nam phát hiện ra rằng, vào cuối thời kỳ đá giữa cách ngày
nay khoảng trên một vạn năm, cư dân Hoà Bình đã biết làm nghề nông
nguyên thuỷ. Như vậy, có thể nói, cư dân Hoà Bình là một trong những cư
dân đầu tiên phát minh ra nông nghiệp trồng trọt và Việt Nam - Hoà Bình là
một trong những trung tâm phát minh nông nghiệp sớm nhất thế giới.
Lịch sử là một quá trình phát triển liên tục. Nhưng, các di tích phát hiện
được chưa cho phép chắp nối các giai đoạn chuyển từ thời đại đá cũ sang thời
đại đá mới, từ đồ đá mới sang thời đại kim khí, từ văn hoá hang động sang
văn hoá nhà sàn và quá trình vươn ra chinh phục miến đồng bằng với nghề
trồng lúa nước trên địa bàn Hoà Bình. Song, điều có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng là với sự phát minh ra nghề trồng lúa nước, một bộ phận người Lạc Việt
đã di chuyển dần về đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam, sinh sống
bằng nghề trồng lúa nước và chăn nuôi là chủ yếu. Một bộ phận vẫn cư trú
trên địa bàn Hoà Bình, sinh sống du canh, du cư bằng nghề trồng lúa nước,
làm nương kết hợp với hái lượm và săn bắt. Kinh tế lúa nước phát triển, bằng

sự ưu việt của nó, đã dẫn tới việc thành lập nhà nước Văn Lang và tiếp đó là
Âu Lạc, kinh đô chuyển từ miền núi về miền đồng bằng, với sự phổ biến của
đồ đồng mà tiêu biểu là trống đồng.
Sự khác nhau về nguồn sống của người Lạc Việt ở đồng bằng và ở
miền trung du, miền núi là cơ sở kinh tế của sự phân hoá Việt Mường vốn có
chung một nguồn gốc. Vậy sự phân hoá Việt - Mường bắt đầu từ bao giờ và
kết thúc lúc nào - đó là một vấn đề khoa học hết sức phức tạp và chưa có ý
kiến thống nhất trong giới nghiên cứu.Các quan điểm đưa ra những mốc thời

21


gian rất khác nhau. Vấn đề phân hoá Việt - Mường vẫn đang chờ đợi những
kết quả nghiên cứu có sức thuyết phục của các nhà khoa học.
Vào năm 179 trước Công nguyên, nước Âu Lạc của An Dương Vương
bị Triệu Đà xâm chiếm. Từ đó, nước ta bị phương Bắc đô hộ, gọi là thời kỳ
Bắc thuộc, kéo dài hơn 1.000 năm. Đến năm 938, chiến thắng Bạch Đằng
vang dội do Ngô Quyền lãnh đạo đã chấm dứt hơn một nghìn năm áp bức của
phong kiến phương Bắc. Trong thời kỳ Bắc thuộc, Hoà Bình nằm trong quận
Vũ Bình (thời thuộc Ngô và Tần); huyện Tây Vu (thời thuộc Tây Hán); huyện
Long Bình và huyện Gia Ninh (thời thuộc Tuỳ). Đến thế kỷ X, nước ta giành
được độc lập. Từ đó, Hoà Bình thuộc quận Phong Châu (hay còn gọi là
Thượng Oai). Hoà Bình trải qua thời kỳ phong kiến độc lập cho đến thế kỷ
XIX, khi thực dân Pháp thiết lập chế độ cai trị thực dân trên đất nước ta (trừ
20 năm nước ta bị nhà Minh xâm lược và đô hộ vào đầu thế kỷ XV).
Trong thời kỳ Bắc thuộc cũng như trong thời kỳ phong kiến tự chủ, đối
với các vùng rừng núi, nhà nước đô hộ phương Bắc và nhà nước phong kiến
trung ương thường giao quyền tự quản cho các thủ lĩnh địa phương. Triều
đình giao việc cai trị các mường (vùng), sách động cho các động chủ, phụ đạo
huyện, thổ tù, các “man” trưởng - tù trưởng, quan lang ở địa phương. Họ

được quyền quản trị dân cư theo luật tục và hàng năm chỉ phải thực hiện chế
độ cống nạp cho triều đình theo quy định. Đối với vùng đồng bằng, triều đình
phong kiến thiết lập chính quyền đến tận cơ sở làng xã. Cách tổ chức xã hội
khác nhau, cơ sở kinh tế cho sự sinh tồn, môi trường sinh thái khác nhau càng
là điều kiện thuận tiện cho sự phân hoá rõ rệt giữa hai cộng đồng Việt Mường.
Vậy các mường hình thành từ bao giờ - đây là vấn đề chưa có kiến giải,
cũng tương tự như vấn đề làng người Việt hình thành từ bao giờ. Có thể là sau
khi phát minh ra nghề trồng lúa nước thì dân cư di chuyển đến các bãi bồi hai

22


bên sông suối và các thung thuận thiện tiện cho nghề trồng lúa nước. Những
người đứng đầu đoàn người di cư trở thành những người đứng đầu các
mường. Qua phương pháp điều tr hồi cố, ta biết trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có
bốn mường lớn: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động và
cũng có bốn dòng tộc lớn là Đinh, Quách, Bạch, Hoàng. Ở Mai Châu có hai
dòng họ Xa và Hà. Trải qua quá trình phát triển lịch sử lâu dài, trong cộng
đồng người Mường đã hình thành xã hội Mường với chế độ nhà lang và trong
cộng đồng người Thái hình thành chế độ nhà tạo.
Khi mới ra đời, chế độ nhà lang, nhà tạo do quan lang, quan tạo đứng
đầu là một bước phát triển tiến bộ của xã hội, bảo đảm sự tồn tại của cộng
đồng người thời tiền sử, sơ sử. Về sau, nó bị tha hoá, trở thành xiềng xích đối
với cộng đồng.
Những đặc điểm cơ bản của chế độ nhà lang, nhà tạo cũng như chế độ
quan Mán (Dao):
Thứ nhất là toàn bộ ruộng đất, rừng núi, sông ngòi và những động thực
vật sống trong đó đều thuộc quyền quan lang, quan tạo, quan Dao. Tức là toàn
bộ cơ sở vật chất cho sự tồn tại của con người nằm trong tay quan lang, quan
tạo. Trong đó phần ruộng đất tốt nhất do quan lang quản lý. Phần ruộng đất

xấu chia cho dân bản. Dân bản phải làm xâu, làm nõ để canh tác ruộng lang.
Chế độ xâu, nõ hết sức nặng nề. Cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
chế độ tư hữu ruộng đất vẫn chưa phát triển.
Thứ hai là trong xã hội Mường, xã hội Thái hình thành hai đẳng cấp rõ
rệt: đẳng cấp quan lang, quan tạo và đẳng cấp dân thường. Quan lang, quan
tạo là đẳng cấp quý tộc, thống trị. Dân là đẳng cấp bị trị. Đứng đầu đẳng cấp
quan lang là lang cun, đứng đầu đẳng cấp quan tạo là tạo châu, có tính chất
tông tộc, thế tập, cha truyền con nối. Giữ hai đẳng cấp gần như không có sự
chuyển dịch.

23


Thứ ba là xã hội được quản lý bằng tục lệ. Mà tục lệ là luật tục, còn
nghiêm khắc hơn cả “phép vua”. Những tục lệ truyền thống lâu đời được bảo
lưu ở mức độ nhất định. Đồng thời, với vai trò là đẳng cấp thống trị, nắm
trong tay mọi điều kiện sinh tồn của dân bản, quan lang, quan tạo tự do đặt ra
những lệ mới theo chiều hướng phong kiến hoá để trói buộc đẳng cấp bị trị
một cách có lợi cho mình. Các triều đình phong kiến dựa vào đẳng cấp quan
lang để trị dân càng khuyến khích việc làm này, khiến cho đẳng cấp quan
lang, quan tạo trở nên có quyền uy vô thượng đối với dân bản.
Khi thực dân Pháp thống trị và xâm lược nước ta, chúng càng lợi dụng
chế độ nhà lang, nhà tạo. Để chia rẽ dân tộc, chống lại sự thống nhất phong
trào kháng chiến của nhân dân ta ở miền Tây Bắc với miền đồng bằng sông
Hồng và các tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh, thực dân Pháp cắt một số vùng có đông
người Mường cư trú của tỉnh Hưng Hoá, Ninh Bình, Sơn Tây, Hà Nội lập nên
tỉnh Mường, sau đổi thành tỉnh Hoà Bình khi lỵ sở tỉnh dời về thị xã Hoà
Bình. Nhân dân các dân tộc Hoà Bình đã cùng nhân dân cả nước nổi lên
chống ách đô hộ của thực dân Pháp. Đất Hoà Bình đã nhuộm máu đào của
biết bao nghĩa sĩ trong các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn

Văn Giáp, của nghĩa quân sông Đà: Đề Kiều, Đốc Ngữ, của những người con
anh hùng chân đi đất, mình mặc áo gai: Tổng Kiêm, Đốc Bang. Nhưng, tất cả
các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc Hoà Bình đều bị dìm trong biển
máu vì thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn.
Chỉ đến khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước và
truyền bá về nước dẫn đến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 - 2 1930 thì cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước mới chấm dứt. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân các dân tộc Hoà Bình phát huy truyền
thống nghĩa quân sông Đà đã vùng lên đấu tranh chống đế quốc, phong kiến,
cùng nhân dân cả nước giành lại độc lập dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám

24


×