Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện chính sách chắm sóc sức khỏe nhân dân tu nam 1997 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------***-------

NGUYỄN THỊ GIANG

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC
KHỎE NHÂN DÂN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Hà Nội 11/2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------***-------

NGUYỄN THỊ GIANG

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC
KHỎE NHÂN DÂN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc



Hà Nội 11/2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 5
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. ............................................... 8
3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ......................................................... 11
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 12
5.Đóng góp của luận văn............................................................................... 12
6.Kết cấu của luận văn .................................................................................. 12
Chƣơng 1: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
BỘ TỈNH PHÚ THỌ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2004
......................................................................................................................... 13
1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ tác động đến tình
hình sức khỏe của nhân dân. ........................................................................ 13
1.1.1.Địa lý, khí hậu và môi trƣờng sinh thái ............................................. 13
1.1.2.Tình hình phát triển kinh tế. ............................................................... 15
1.1.3.Dân số, lao động, đời sống. .................................................................. 17
1.2. Thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh Phú Thọ từ
năm 1997 đến năm 2004 ............................................................................... 19
1.2.1. Thực trạng về chăm sóc sức khỏe nhân dân trƣớc năm 1997. ....... 19
1.2.2. Quan điểm của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về chính sách chăm
sóc sức khỏe nhân dân. ................................................................................... 27
1.2.3. Sự chỉ đạo và kết quả thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân
dân từ năm 1997 đến năm 2004 ................................................................... 33
Chƣơng 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NHÂN DÂN Ở TỈNH PHÚ THỌ TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010 ......... 51

2.1. Một số quan điểm mới của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh
Phú Thọ .......................................................................................................... 51
2.1.1. Một số quan điểm mới của Đảng ....................................................... 51
2.1.2. Quá trình tổ chức thực hiện của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ ................. 54


2.2. Kết quả đạt đƣợc. ................................................................................... 70
2.2.1. Phát triển và hoàn thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân. ........ 72
2.2.2. Đổi mới chính sách tài chính y tế. ...................................................... 77
2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực y tế. .......................................................... 78
2.2.4. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với
công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. ..................... 80
2.2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về y tế. .................................. 81
2.2.6. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân
dân................................................................................................................... 82
2.2.7. Nâng cao hiệu quả thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe nhân dân. ....................................................................... 82
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ...................... 85
3.1. Đánh giá, nhận xét.................................................................................. 86
3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân ................................................................ 86
* Thành tựu .................................................................................................... 86
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân. ................................................................... 94
3.2. Một số kinh nghiệm................................................................................ 96
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò của công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. ....................................................... 96
3.2.2. Nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng để chỉ đạo thực hiện
phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tiễn của địa phương. ..................... 97
3.2.3. Chú trọng thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp, xã hội hóa
các loại hình chăm sóc sức khỏe nhân dân. ................................................. 98
3.2.4. Coi trọng xây dựngvà phát triển hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở, đầu

tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và đội ngũ cán bộ y tế. ........................................ 99
3.2.5. Nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và trách nhiệm của
chính quyền các cấp trong việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe
nhân dân. ...................................................................................................... 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) trong khi đề
ra đường lối đổi mới toàn diện để phát triển đất nước đã đặt đúng vị trí, tầm
quan trọng của chính sách xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của Đảng. Đại hội đã coi chính sách xã hội là một bộ phận quan trọng trong
hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước, một bộ phận cấu thành chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, là động lực to lớn phát huy tính năng động,
sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong hệ thống các chính sách xã hội, công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân cũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi trọng. Quan
điểm chỉ đạo cơ bản xuyên suốt quá trình đổi mới đất nước là vì dân, do vậy
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là một trong những mục tiêu
hướng tới của công cuộc đổi mới. Đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về một số vấn đề cấp bách trong
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nghị quyết đã nêu rõ con
người là nguồn tài nguyên quý báu nhất của xã hội, trong đó sức khỏe là vốn
quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Do vậy, với bản chất nhân
đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển, ngành y tế
nước ta phải đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng đã
khẳng định: “Thực hiện đồng bộ các chính sách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát
triển giống nòi. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế, đặc biệt là ở cơ sở.
Xây dựng một số trung tâm y tế chuyên sâu, đẩy mạnh sản xuất dược phẩm,


bảo đảm các loại thuốc thiết yếu đến mọi địa bàn dân cư. Thực hiện công
bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe; đổi mới cơ chế chính sách viện phí, có
chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người nghèo, tiến tới bảo hiểm y tế
toàn dân. Nhà nước ban hành chính sách quốc gia về y học cổ truyền, kết hợp
y học cổ truyền từ khâu đào tạo đến khâu khám bệnh và điều trị.” [16; tr.107].
Hơn 20 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên mọi
mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Trong những thành tựu đó, có sự đóng góp quan
trọng của ngành y tế trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Bước vào thế kỷ XXI, cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, Đảng và Chính phủ cũng đã tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010 đã vạch ra phương hướng phát triển và
các giải pháp tổng thể phát triển công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân trong tình hình mới. Đặc biệt ngày 22/01/2002, Ban chấp hành Trung
ương Đảng đã vạch ra chỉ thị 06 – CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng
lưới y tế cơ sở nhằm tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe ban
đầu, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế.
Thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đối với
một tỉnh trung du miền núi nghèo, người dân tộc thiểu số đông là một thách
thức đối với Ngành y tế Phú Thọ.
Trong hơn 10 năm qua, xác định rõ sức khỏe là vốn quý, đầu tư cho sức
khỏe là đầu tư cho phát triển, góp phần cùng địa phương xóa đói giảm nghèo,

Nghị quyết số 02 – NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã nêu rõ: “ Đổi mới và hoàn thiện hệ
thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận
lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất
lượng ngày càng cao... Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt


tới sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự đồng cảm và chia sẻ
giữa người khỏe và người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi
lao động với trẻ em, người già...” [10; tr.02].
Được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, nhân dân Phú Thọ đã
giành được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thực hiện chính sách chăm
sóc sức khỏe nhân dân: Các đơn vị trong hệ thống y tế của tỉnh đã được tổ
chức, sắp sếp theo đúng quy định và đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.
Đến nay, hệ thống y tế của tỉnh đã được củng cố cả về quy mô, chất lượng từ
tỉnh đến cơ sở. Toàn tỉnh hiện có 2.705 giường bệnh, tăng so với năm 2005 là
1.190 giường và đạt 20,5 giường bệnh công lập/1 vạn dân. Ngoài ra còn 300
giường bệnh của 2 bệnh viện ngoài ngành và bệnh viện tư nhân. Tuy nhiên,
trước quá trình chuyển đổi của nền kinh tế thị trường, ngành Y tế Phú Thọ
cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Vì thế Đảng bộ
tỉnh Phú Thọ cần tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa quan điểm, đường lối về việc
thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân của Đảng vào thực tế của
địa phương mình nhằm từng bước nâng cao sức khỏe nhân dân, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, góp phần đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.
Để đóng góp một phần bé nhỏ của mình vào việc nghiên cứu, làm rõ
vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với việc thực hiện chính sách
chăm sóc sức khỏe nhân dân ở địa phương, tạo cơ sở thực tiễn giúp Đảng và
Nhà nước hoạch định đường lối cụ thể đối với các tỉnh trung du miền núi
trong cả nước, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo

thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân từ năm 1997 đến năm
2010” làm luận văn thạc sỹ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam của mình.


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân là một yếu tố vô cùng quan
trọng đối với sự phát triển của đất nước, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để
phát triển bền vững, ổn định, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Do vậy,
việc nghiên cứu về chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân và các biện pháp
thực hiện chính sách này đã được nhiều tập thể, cá nhân, các nhà khoa học
quan tâm.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân. Ngay từ năm 1941, dưới sự lãnh đạo của Người, chương trình
Việt Minh ghi: “Cần khuyến khích nền thể dục quốc dân, làm cho giống nòi
ngày càng thêm mạnh”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của sức khỏe và vị trí của
công tác chăm sóc sức khỏe: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu
ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe". "Dân cường thì
quốc thịnh". "Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần
càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng
lợi, kiến quốc càng mau thành công". Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người
là vị trí trung tâm của mọi hoạt động và quyền được sống là quyền cao nhất
của con người. Khi được sống thì sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất, nếu
không có sức khỏe thì chẳng làm được gì. Chính vì vậy mà Người dạy chúng
ta: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần
có sức khỏe mới làm thành công". Ðó chính là tư tưởng nhân văn của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về vai trò của sức khỏe và vị trí của công tác chăm sóc sức
khỏe. Ngay từ khi cách mạng còn nhiều khó khăn, gian khổ, đời sống của
nhân dân còn gian nan, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng vị trí

của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Người cho rằng: "Sạch sẽ thì ít ốm
đau. Sức khỏe thì làm được việc, làm được việc thì có ăn". Như vậy, không
phải chỉ khi nào "có ăn" mới lo giữ sức khỏe. Người còn dạy: "Mình dù


nghèo, ai cấm mình ăn ở sạch sẽ", chăm sóc sức khỏe cũng góp phần tạo ra
của cải xã hội chứ không phải là một công việc chỉ tiêu tốn của cải xã hội.
Trong những năm qua, Nhà nước ta cũng nhận thức đúng đắn, đầy đủ
về tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi cá nhân. Đảng và Nhà nước đã
rất chú ý quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân. Gần đây
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách chăm sóc sức khỏe cho toàn
dân. Chẳng hạn Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc có nêu rõ “Thực hiện
công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, đổi mới cơ chế và chính sách viện
phí, trong đó có chính sách trợ cấp và bảo hiểm cho người có công cách mạng
tiến tới bảo hiểm y tế cho người dân” hay một loạt các văn kiện khác về vấn
đề này cũng được ban hành như Chỉ thị số 16 của Ban Bí thư trung ương về
củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
Cho đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề chăm sóc sức
khỏe cho người dân, trong đó có thể kể đến một số đề tài: “Khảo sát về hệ
thống chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình ở nông thôn, miền núi,
miền Trung” (năm 1992), “Thực trạng hút thuốc lá tại Việt Nam” (Đại học
Califonia tài trợ, năm 1999), “Đánh giá 10 năm thi hành luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam” (Ủy ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em quản lý
và tài trợ thực hiện năm 2001). Trong đó đáng chú ý hơn cả là đề tài “đánh
giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao ở tuổi Việt Nam” của nhóm
tác giả: Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Khương
Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thắng và cộng sự. Đề tài này làm phong phú thêm
nguồ n tài liê ̣u cho đề tài “ Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện chính
sách chăm sóc sức khỏe nhân dân từ năm 1997 đến năm 2010”. Đề tài “Đánh
giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao ở tuổi Việt Nam” chỉ mới đi

sâu vào việc nghiên cứu thực trạng về bệnh tật, tiếp cận và sử dụng các dịch
vụ y tế của người cao tuổi; việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi của gia
đình; việc triển khai thực hiện các chính sách chăm sóc sức khỏe cho người


cao tuổi để cung cấp bằng chứng khoa học cho việc xây dựng chính sách và
chiến lược nhằm “ nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi”.
Đề tài nghiên cứu khoa học về “Nhận thức, thái độ và thực hiện của
đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt và tổ chức đảng đối với Nghị quyết về
chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình” do Tiến sỹ Đào Trọng Cảng và
cộng sự tiến hành năm 1994 - 1995; “Thực trạng nhận thức và chỉ đạo của
đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết TW4 của
Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) về chính sách Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình” do Giáo sư Chung Á và cộng sự tiến hành năm 1993 - 1995. Các
nghiên cứu này đã khẳng định vai trò quan trọng của các cấp uỷ Đảng và cán
bộ lãnh đạo quản lý trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình.
Năm 1999, nghiên cứu của Hoàng Xuân Trường, TS. Nguyễn Phương
Hồng đã tiến hành “Khảo sát, đánh giá vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng và
cán bộ chủ chốt các cấp trong việc thực hiện Nghị quyết TW4 (Khoá VII) về
chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở nước ta”. Nghiên cứu này đã chỉ
ra thực trạng lãnh đạo của các tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể xã
hội ở tỉnh, huyện và cơ sở trong việc thực hiện Nghị quyết TW4 (Khoá VII)
về chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Qua đó đề xuất và khuyến
nghị, các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tổ chức đảng và cán bộ chủ
chốt với công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
Cuốn sách “Chăm sóc sức khỏe”, do Bác sỹ Lê Bạch Mai chủ biên,
Viện thông tin thư viện y học trung ương, VDC Media. 2001. Cuốn sách đã
tiếp cận vấn đề chăm sóc sức khỏe trên phương diện y học, đi sâu nghiên cứu
về cách chăm sóc sức khỏe và chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với từng đối

tượng cụ thể, vệ sinh an toàn thự phẩm. Trên cơ sở kiến thức y học, cuốn sách
đưa ra hướng dẫn cách sơ cấp cứu đối với một vài tình huống, sự cố sức khỏe
bất ngờ như trụy tim mạch, bị bỏng, điện giật… Ngoài ra, cuốn sách có đề cập


một cách chi tiết, cụ thể về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em, phụ nữ và người
cao tuổi để đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh.
Bên cạnh đó còn có luận văn thạc sỹ Xã hội học của Nguyễn Hữu
Cường (2005) về đề tài “Cán bộ các ban Đảng với việc thực hiện các chủ
trương, chính sách dân số - phát triển/sức khoẻ sinh sản”, đã đi sâu phân tích,
đánh giá, dự báo về xu hướng biến đổi và đưa ra một số khuyến nghị, giải
pháp nhằm nâng cao nhận thức, thái độ và sự tham gia tích cực, có hiệu quả
của đội ngũ cán bộ, công chức các ban Đảng vào công tác xây dựng và thực
hiện các chủ trương, chính sách dân số - phát triển/sức khỏe sinh sản.
Các văn kiện, nghị quyết của Đại hội Đảng, Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương các khóa cũng đã đề cập đến và hoạch định những biện pháp cụ thể, phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của đất nước, đảm bảo cao nhất quyền được bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho mọi người dân trong xã hội.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu có hệ
thống về “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện chính sách chăm sóc sức
khỏe nhân dân từ năm 1997 đến năm 2010”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với
việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh từ năm 1997
đến năm 2010.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Trình bày có hệ thống các quan điểm, chủ trương, biện pháp và kết
quả đạt được của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong việc thực hiện chính sách chăm
sóc sức khỏe nhân dân từ năm 1997 đến năm 2010.

- Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong quá
trình thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh từ năm 1997
đến năm 2010.


- Rút ra một số kinh nghiệm bước đầu nhằm góp phần tích cực trong
việc hoạch định và triển khai thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân
dân ở địa phương trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối
với việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân từ năm 1997 đến
năm 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Luận văn tìm hiểu, nghiên cứu việc hoạch định đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về chăm sóc
sức khỏe nhân dân; Quá trình chỉ đạo,tổ chức thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách… về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân ở tỉnh Phú Thọ.
* Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2010.
* Về không gian: Tỉnh Phú Thọ.
5. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đưa ra một số giải pháp có tính khả thi
và những kinh nghiệm cơ bản đối với việc thực hiện chính sách chăm sóc sức
khỏe nhân dân ở tỉnh Phú Thọ
Từ những nghiên cứu cụ thể về tình hình thực hiện chính sách chăm
sóc sức khỏe nhân dân ở địa phương, luận văn góp phần nhỏ bé của mình cho
Đảng ta làm cơ sở để tiếp tục bổ sung, hoạch định, xây dựng và phát triển sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đối với vùng trung
du, miền núi nói riêng và cả nước nói chung.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết, 21 mục.


Chƣơng 1
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
BỘ TỈNH PHÚ THỌ TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN TỪ NĂM 1997
ĐẾN NĂM 2004
1.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ tác động

đến tình hình sức khỏe của nhân dân.
1.1.1. Địa lý, khí hậu và môi trƣờng sinh thái
a. Địa lý - địa hình
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong
khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị
trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông – Bắc). Phía
Đông giáp Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La,
phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên
Quang. Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa
khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và
cảng Cái Lân 200 km.
Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt
và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và
các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa
các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc, là một yếu tố thuận
lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là một yếu tố góp phần đáng

kể tạo ra những nguy cơ đối với sức khỏe. Đó là sự di biến động dân cư khó
kiểm soát do các hoạt động kinh tế và du lịch, đặc biệt ở khu vực giáp ranh,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây truyền các bệnh dịch trong đó có những
bệnh nguy hiểm (như SARS, HIV/AIDS, cúm gia cầm H5N1) và phát triển
một số tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm. Việc kiểm soát dịch bệnh cũng


gặp không ít khó khăn do đường giáp ranh dài và đi qua nhiều khu vực có địa
hình hiểm trở.
Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam
(Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc),
quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La cùng với các tỉnh bạn trong cả
nước và quốc tế.
Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính gồm Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú
Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao,
Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung
tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm
14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao
và 50 xã đặc biệt khó khăn nên việc tiếp cận các cơ sở y tế vẫn là điều khó
khăn đối với người dân một số xã miền núi. Ở nhiều nơi địa bàn rộng, đường
độc đạo khó đi lại nên cũng hạn chế cho việc tiếp cận các cơ sở y tế.
b. Khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông
lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình trong năm
khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn,
khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát
triển cây trồng, vật nuôi đa dạng. Tuy nhiên đây cũng là điều kiện thuận lợi
cho một số bệnh phát triển, đặc biệt là các bệnh đường hô hấp như viêm họng,
viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người
già, trẻ em nói riêng và nhân dân nói chung. Bên cạnh đó, sự chênh lệch đáng

kể về nhiệt độ giữa các mùa và các vùng trong tỉnh cũng gây khó khăn cho
công tác chuẩn bị ứng phó với các dịch bệnh theo mùa trên địa bàn toàn tỉnh.
c. Môi trường sinh thái.
Phú Thọ là tỉnh miền núi với điều kiện tự nhiên khá đa dạng của ba
vùng sinh thái đồng bằng, trung du, miền núi. Trong quá trình phát triển kinh


tế - xã hội đã hình thành ba khu công nghiệp chính là Việt Trì, Bãi Bằng –
Lâm Thao, Thanh Ba – Hạ Hòa. Phần lớn các nhà máy đều sử dụng hệ thống
công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị máy móc cũ, tiêu tốn nhiều năng lương,
nguyên liệu, thải ra nhiều chất thải như nước thải, khí thải, chất thải rắn… với
sự thiếu đồng bộ hoặc không có công nghệ xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn cho
phép trước khi thải vào môi trường đã gây tác hại xấu đến môi trường xung
quanh. Mức độ gây ô nhiễm môi trường là rất lớn và khả năng khắc phục rất
khó khăn. Nhiều nhà máy, xí nghiệp từng là điểm nóng về ô nhiễm môi
trường.
Nằm trong Quyết định 64/2003 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ có 07 cơ sở nằm trong danh sách phải xử lý triệt để về môi
trường. Phú Thọ vẫn còn là tỉnh nghèo, việc đầu tư cơ sở hạ tầng xử lý môi
trường chưa được đồng bộ, nước thải, khí thải và chất thải rắn tại các đô thị,
khu công nghiệp chưa được đầu tư, xử lý triệt để. Nguy cơ nảy sinh các bệnh
về hô hấp, tiêu hóa…luôn tiềm ẩn. Ô nhiễm môi trường thực sự đang là một
thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân Phú Thọ hiện nay và trong thời gian tới.
Sự giao lưu về kinh tế, văn hóa, du lịch… một mặt là thế mạnh của Phú
Thọ, mặt khác lại gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường xã hội, là
cơ hội thuận lợi để phát triển những lối sống không có lợi cho sức khỏe như
nghiện hút, mại dâm…
1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế.
Từ năm 1997, Phú Thọ xuất phát điểm từ một tỉnh nghèo, kinh tế - xã

hội còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật còn
nghèo nàn, kết cấu hạ tầng thấp kém, nguồn tài chính còn hạn hẹp và mất cân
đối, đầu tư cho phát triển hạn chế, chưa có tích lũy nội bộ từ nền kinh tế.
Công nghiệp tuy đã có một số cơ sở nhưng công nghệ còn lạc hậu, cũ kỹ,
nhiều cơ sở thua lỗ, ô nhiễm môi trường nặng nề. Tập quán canh tác còn lạc


hậu: diện tích, năng suất và sản lượng nông, lâm nghiệp thấp và chưa ổn định.
Lợi thế về thu hút đầu tư nước ngoài so với các tỉnh trong khu vực còn thua
kém. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là
các vùng sâu, vùng xa… Đó là những trở ngại ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình xây dựng và phát triển của tỉnh nói chung, đến công tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói riêng.
Kể từ sau khi tái lập tỉnh, Phú Thọ có tốc độ tăng trưởng kinh tế năm
sau cao hơn năm trước, bình quân đạt trên 10% năm. Cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm
tỷ trọng nông nghiệp. Năm 1997, nông lâm nghiệp 33% - công nghiệp, xây
dựng 33% - dịch vụ 34%; năm 2011, nông, lâm nghiệp, thủy sản 25,1% công nghiệp, xây dựng 39,7%, dịch vụ 35,2%. Thu nhập bình quân đầu người
năm 1997 là 1.792.600 đồng, đến năm 2011 đạt 14.500.000 đồng.
Kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp nhanh, cơ sở vật chất kỹ thuật
của nền kinh tế được tăng cường. Đến năm 2011, đã nhựa hóa 90% tỉnh lộ,
cứng hóa 70% huyện lộ và 30% đường giao thông nông thôn; đưa vào sử
dụng cầu Hạ Hòa, cầu Ngọc Tháp; tỉnh cũng đang tích cực cùng các bộ,
ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án: Đường cao tốc Nội Bài – Lào
Cai, Đường Hồ Chí Minh, các cầu qua sông Hồng, sông Lô, sông Đà; nâng
cấp quốc lộ 2 (đoạn Vĩnh Yên – Việt Trì); đường sắt Hà Nội – Lào Cai,
đường sông Việt Trì – Tuyên Quang; diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu
chủ động đạt 83,1%, cơ bản hoàn thành đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Thụy
Vân giai đoạn II, Khu liên hợp thể thao tỉnh, Bảo tàng Hùng Vương; một số
hạng mục chính của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đại học Hùng Vương; tỷ

lệ phòng học kiên cố đạt 75%; các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện được đầu tư
xây dựng mới, bổ sung trang thiết bị theo hướng hiện đại.


Nhờ đó, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng và từng
bước được nâng cao. Mạng lưới y tế các tuyến được củng cố, 100% xã,
phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.
1.1.3. Dân số, lao động, đời sống.
a. Dân số
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/4/1999, dân số tỉnh Phú Thọ là
1.216.599 người. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 371 người/km2, phân
bố không đồng đều giữa các huyện, thành, thị. Thành phố Việt Trì có mật độ
dân số cao nhất (hơn 2.500 người/ km2), huyện Thanh Sơn có mật độ dân số
trên 100 người/ km2. Dân cư thưa thớt cùng với địa bàn rộng tạo ra những trở
ngại nhất định đối với việc xây dựng các cơ sở khám, chữa bệnh lớn, tập
trung được một số trang thiết bị y tế hiện đại. Điều này cũng gây ra những hạn
chế về khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của nhân dân địa phương.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng nhẹ trong những năm gần đây, từ 1,0%
năm 2005 lên 1,06% năm 2008. Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn, miền núi
chiếm khoảng 85% và tại thành thị khoảng 15%.
Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc
Kinh với số dân là 1.044.979 người, chiếm 85,8% dân số của tỉnh. Dân số là
người dân tộc thiểu số là 171.620 người, chiếm 14,2% dân số toàn tỉnh. Trong
số các dân tộc thiểu số, dân tộc Mường có 165.748 người, chiếm 13,62%; dân
tộc Dao có 11.126 người, chiếm 0,92%; dân tộc Sán Chay có 2.641 người,
chiếm 0,22%; dân tộc Tày có 1.885 người, chiếm 0,15%; dân tộc Mong có
628 người, chiếm 0,05%; dân tộc Thái có 465 người, chiếm 0,04%.... Với
thành phần dân tộc đa dạng, một bộ phận không nhỏ dân cư của tỉnh vẫn duy
trì những phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe. Cũng như
nhiều tỉnh miền núi khác, việc vận động nhân dân thực hiện các nếp sống văn

hóa mới, phát động các phong trào để người dân tự bảo vệ và chăm sóc sức


khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng là một nhiệm vụ khó khăn mà
ngành y tế Phú Thọ phải hoàn thành.
b. Lao động và việc làm.
Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh tăng từ 60% năm 2010 lên 65%
năm 2011. Tỷ lệ lao động thành thị thất nghiệp là 3% (năm 2010).
Phú Thọ đã quan tâm và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đời sống
của các tầng lớp nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đã
tăng từ 5,7 triệu đồng/người năm 2006 lên 6,8 triệu đồng/người năm 2007
(tăng 19,3%) và 8,3 triệu đồng/người năm 2008 (tăng 20,5%). Tuy nhiên, tỷ
lệ hộ nghèo vẫn cao 22% năm 2007 so với cả nước là 14,8%. Số đối tượng
thuộc diện bảo trợ xã hội được hưởng chế độ ưu đãi trong chăm sóc sức khỏe
của tỉnh chiếm tỷ lệ đáng kể.
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm còn cao, thu nhập của người lao động,
nhất là lao động nông nghiệp thấp là một trong những nguyên nhân hạn chế
khả năng sử dụng các dịch vụ y tế, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao.
c. Đời sống
Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao cùng với sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ năm 2006, tỷ lệ xã có điện, có đường ô
tô về tận Ủy ban Nhân dân, có trường tiểu học và có trạm y tế đã đạt 100%.
Đến năm 2008, tỷ lệ các xã có đài truyền thanh cũng đạt 100%; 90% số trạm
y tế được kiên cố hóa và 100% số trạm y tế có bác sỹ phục vụ (một con số mà
không phải tỉnh nào ở vùng đồng bằng cũng có được); số máy điện thoại/100
dân đạt trên 35 máy (tăng 34,6% so với năm 2006); tỷ lệ khu dân cư có nhà
văn hóa đạt 62%; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 62%; tỷ lệ người dân được dùng
nước sạch của tỉnh tăng lên 72,4% (trong đó khu vực nông thôn đạt 68%) và
đặc biệt là đã có 17,4% Điểm bưu điện văn hóa xã có kết nối Internet (tăng
15,4% so với năm 2006).



Bên cạnh đó, nhờ giải quyết được việc làm, đời sống dân cư được giữ
ổn định và có phần cải thiện. Tuy nhiên Phú Thọ vẫn còn là một tỉnh nghèo
nên còn nhiều hạn chế trong việc tự chăm lo sức khỏe và kiểm tra sức khỏe
định kỳ, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là một khó khăn đối với đại đa số
người dân trong tỉnh.
1.2. Thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh Phú
Thọ từ năm 1997 đến năm 2004
1.2.1. Thực trạng về chăm sóc sức khỏe nhân dân trƣớc năm 1997.
Có thể nói, trước năm 1997, tỉnh Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ) thường
xuyên quan tâm đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. “Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã nhiều ần
họp bàn về công tác này và đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện. Ngành y tế đã từng bước thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động. Mạng lưới
y tế tiếp tục được củng cố và sắp xếp lại, chuyển các bệnh viện huyện thành
các trung tâm y tế, tăng cường cho y tế cơ sở, thực hiện giảm biên chế hành
chính sự nghiệp. Công tác y tế dự phòng có nhiều tiến bộ. Một số chương
trình y tế quốc gia được lồng ghép đưa về cơ sở y tế xã phường và dần dần
được xã hội hóa, việc tập huấn, hội thảo do các chương trình tài trợ đã từng
bước nâng cao dân trí về y tế cộng đồng. Ngành y tế đóng góp tích cực trong
việc thực hiện chiến lược dân số - kế hoạch hóa gia đình, tranh thủ viện trợ
của một số tổ chức y tế thế giới và sự giúp đỡ của Bộ Y tế để từng bước trang
bị thêm cơ sở vật chất, thiết bị và nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công
tác cho đội ngũ thầy thuốc.
Tuy vậy, việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân còn những tồn tại
lớn cần giải quyết là:
Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe chưa làm cho mọi người tự
giác chăm lo sức khỏe. Công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, vệ
sinh thực phẩm, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh học đường, vệ sinh khu dân cư



.v.v.. chưa được quan tâm đúng mức. Y tế cơ sở nhiều nơi chưa ổn định, đội
ngũ cán bộ thiếu đồng bộ, chưa được đào tạo có hệ thống. Hệ thống khám,
chữa bệnh xuống cấp nghiêm trọng cả về cơ sở vật chất, tổ chức quản lý điều
trị và tinh thần phục vụ. Việc chữa bệnh bằng y học dân tộc còn coi nhẹ, công
tác đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ đầu đàn, cán bộ chuyên sâu chưa chú ý
đúng mức. Công tác quản lý Nhà nước có nhiều sơ hở, số tư nhân khám chữa
bệnh phát triển nhanh nhưng Nhà nước quản lý không chặt chẽ. Công tác
quản lý kinh doanh thuốc còn lỏng lẻo nên còn để xảy ra những trường hợp vi
phạm các quy định của Nhà nước, dịch vụ tư nhân bán thuốc lộn xộn.
Những tồn tại trên đây làm tổn hại đến đạo lý, uy tín của ngành y tế và
đạo đức của người thầy thuốc dưới chế độ ta, gây bất bình trong nhân dân.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, yếu kém trên là:
Ngành Y tế chậm đổi mới; công tác quản lý còn nhiều yếu kém, ít quan
tâm đến các giải pháp xã hội như giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe, tuyên
truyền vệ sinh phòng bệnh, chưa động viên tốt tiềm năng của cộng đồng, của
nền y học cổ truyền dân tộc; chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các
hiện tượng tiêu cực.
Các cấp bộ Đảng và chính quyền còn xem nhẹ việc lãnh đạo, chỉ đạo
chăm sóc sức khỏe. Các đoàn thể và các tổ chức xã hội chưa chú trọng tổ
chức và vận động nhân dân tham gia các phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn
luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe.
Đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, không kịp thời có chính sách hỗ trợ
cho y tế cơ sở ở nông thôn khi thực hiện cơ chế khoán mới trong nông nghiệp.
Tâm lý ỷ lại, hậu quả của nhiều năm thực hiện các chính sách bao cấp còn khá
phổ biến.
Kinh tế phát triển chậm, dân số tăng nhanh, hậu quả của chiến tranh và
thiên tai nặng nề là những khó khăn đối với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân”. (trích Đề án 05 của Tỉnh ủy Vĩnh Phú Tổ chức thực hiện Nghị



quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII “Về những
vấn đề cấp bách trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân”).
Tháng 09/1991, ngành y tế Vĩnh Phú triển khai kế hoạch thực hiện đề
án “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bắt đầu bằng nâng cao tinh thần,
thái độ phục vụ, giảm phiền hà cho bệnh nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh”
của Bộ Y tế. Sở Y tế Vĩnh Phú đã tiến hành kiểm tra, đánh giá đúng thực
trạng khám chữa bệnh ở Vĩnh Phú và lên phương án chấn chỉnh những tồn tại,
yếu kém. Ngành đã tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, mở các
đợt sinh hoạt, học tập cho cán bộ toàn ngành. Trong đó nhận thức rõ công tác
khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân là nghĩa vụ của cán bộ y tế.
Đạo đức người thầy thuốc, lương tâm nghề nghiệp là truyền thống tốt đẹp của
ngành… học tập 12 điều y đức cũng như quy chế bệnh viện, tổ chức kiểm tra,
giám sát và chấn chỉnh việc thực hiện tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Sau một
năm thực hiện, tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên, thầy thuốc đã được
nâng lên, diện mạo bệnh viện có nhiều thay đổi, việc chấp hành các quy chế
về chuyên môn được thực hiện nghiêm túc, giảm thiểu các thủ tục gây khó
khăn, phiền hà cho bệnh nhân.
Tháng 08 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 299
về Điều lệ bảo hiểm y tế. Các bệnh viện ở Vĩnh Phú bắt đầu thực hiện chế độ
bảo hiểm y tế. Cùng với việc đổi mới công tác khám chữa bệnh, toàn ngành
đã mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng như: tiêm chủng mở
rộng, phòng chống bại liệt, phòng chống suy dinh dưỡng…. Nhiều chương
trình y tế quốc gia đã được thực hiện định kỳ và sâu rộng, góp phần đáng kể
vào việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, hạn chế lây lan, tiến tới
xóa bỏ một số bệnh.
Tháng 5 năm 1993, Tỉnh ủy Vĩnh Phú ban hành Đề án số 05-ĐA/TU
Tổ chức thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa VII "Về những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ



sức khỏe của nhân dân". Sau khi khái quát tình hình chăm sóc sức khỏe nhân
dân của tỉnh, Đề án đã đưa ra chương trình hành động và những giải pháp
thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa VII như sau:
"a. Tăng cường công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu và
chống các tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy).
Phát động rộng rãi phong trào vệ sinh phòng bệnh trên phạm vi toàn
tỉnh, động viên đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào các phong trào
vệ sinh sạch đẹp, sạch làng tốt ruộng, trồng cây xanh ở thành phố, thị xã, làm
hố xí sô lác thấm dội nước thay cho hố xí 2 ngăn. Đẩy mạnh cuộc vận động
xây dựng gia đình văn hóa, xã phường văn hóa trong đó có nội dung chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, từng giai đoạn có kiểm tra, đánh giá, cấp bằng
công nhận và khen thưởng đối với các gia đình và các xã phường làm tốt. Tổ
chức các câu lạc bộ sức khỏe, phát động phong trào toàn dân rèn luyện sức
khỏe, tham gia tập thể dục, thể thao. Định kỳ và đột xuất tổ chức thanh tra,
kiểm tra vệ sinh ở các cơ sở chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và xử phạt
thích đáng những cơ sở vi phạm luật vệ sinh; kiểm tra vệ sinh công nghiệp, vệ
sinh môi trường, vệ sinh học đường, có kiến nghị cụ thể về các biện pháp sửa
chữa.
Thực hiện đầy đủ chính sách đối với y tế miền núi, củng cố y tế cơ sở ở
các vùng trọng điểm có sốt rét, thành lập các đội y tế lưu động, cung cấp đủ
thuốc và hóa chất chống sốt rét, phấn đấu mỗi năm giảm 70% số bệnh nhân
sốt rét và 50% số người chết do sốt rét so với năm trước, phấn đấu đến năm
1995, tình hình sốt rét trong tỉnh cơ bản ổn định. Cung cấp đủ nhu cầu muối Iốt cho 2 huyện miền núi và các xã có bệnh bướu cổ, bảo đảm mỗi người dân
được ăn 5 kg muối I-ốt trong một năm; thực hiện đầy đủ chỉ tiêu tiêm và uống
dầu Lipiodol theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2010 thanh toán bệnh bướu cổ
và đần độn ở trẻ em.



Duy trì tỷ lệ tiêm chủng mở rộng phòng 6 bệnh ở trẻ em dưới 6 tuổi đạt
95%, đến năm 1995 không còn bệnh nhiễm khuẩn trong 6 bệnh trẻ em ở độ
tuổi tiêm chủng. Thực hiện tiêm chủng cho 80% phụ nữ có thai và phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ, riêng huyện Mê Linh là huyện điểm chỉ đạo của tỉnh,
đảm bảo phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiêm chủng
100%. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi từ 51% hiện nay xuống 30% và tỷ lệ trẻ
sơ sinh nặng dưới 2,5 kg từ 10% xuống còn 8% vào năm 2000. Tổ chức thực
hiện có hiệu quả các chương trình Vitamin A, (bổ sung Vitamin A chống khô
mắt ở trẻ em), chương trình PAM (chống suy dinh dưỡng trẻ em), chương
trình ARI (chương trình chống nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em).
Giáo dục cho mọi người hiểu rõ bệnh Hoa liễu và SIDA, khống chế và
thanh toán bệnh giang mai bẩm sinh và lậu mắt ở trẻ em vào năm 1995. Các
ngành y tế, công an, lao động thương binh xã hội, các đoàn thể và tổ chức xã
hội, nhất là Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ phối hợp giải quyết có hiệu quả
các tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy) là nguyên nhân gây lan tràn bệnh Hoa
liễu và SIDA. Năm 1993, triển khai xét nghiệm máu ở bệnh viện tỉnh, nâng
cấp trạm da liễu thành trung tâm da liễu phòng chống SIDA và từng bước
hình thành trung tâm xét nghiệm virut SIDA; chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở
y tế chữa các bệnh do nạn mại dâm, ma túy gây ra; quản lý chặt chẽ các loại
thuốc tân dược có tác dụng gây nghiện ma túy. Thực hiện tốt chương trình dự
án chống phong do quốc tế tài trợ, đến năm 1995 thanh toán bệnh phong ở các
vùng trọng điểm.
Củng cố mạng lưới chống lao để phát hiện và quản lý bệnh nhân lao,
phấn đấu giảm tỷ lệ người mắc bệnh lao xuống dưới 1,5% dân số.
Phát hiện và quản lý người mắc bệnh tâm thần, đảm bảo đủ thuốc
chuyên khoa tâm thần, quản lý được 50-60% bệnh nhân tâm thần phân liệt và
động kinh, thực hiện chương trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm



thần dựa vào cộng đồng. Tổ chức tiêm phòng bệnh chó dại, tổ chức tiêm vác
xin kịp thời cho người bị chó cắn.
Phòng chống các bệnh tim mạch, cao huyết áp, ung thư và bệnh nghề
nghiệp, quan tâm chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi, phát triển phục hồi
chức năng dựa vào cộng đồng, nân cao hiệu quả hoạt động của Ban bảo vệ
sức khỏe và viện điều dưỡng, hướng dẫn nội dung hoạt động tự chăm sóc sức
khỏe cho cán bộ cao tuổi và các câu lạc bộ tuổi già.
b. Chấn chỉnh, sắp xếp, nâng cao chất lượng hệ thống khám chữa bệnh:
Củng cố y tế cơ sở là nhiệm vụ cấp bách. Xã từ 3000 dân trở xuống có
3 cán bộ y tế; xã từ 3000 dân trở lên thì cứ thêm 1000 dân bố trí thêm 1 cán
bộ y tế, và số cán bộ y tế tối đa của các xã dông dân nhất cũng chỉ tới 6 người.
Sở Y tế xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ y tế và của các trạm
xá xã để đào tạo cán bộ, trang bị kỹ thuật và đãi ngộ cho phù hợp, thực hiện
phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. (Trạm y tế liên xã chỉ làm thí
điểm để nghiên cứu).
Sở Y tế nghiên cứu việc hợp nhất phòng khám đa khoa khu vực với
cụm dân số kế hoạch hóa gia đình, nếu hai đơn vị này kết hợp lại và hoạt
động có hiệu quả thì báo cáo Ủy ban Nhân dân Tỉnh tiếp tục đầu tư.
Tiếp tục củng cố, sắp xếp lại các bệnh viện. Mỗi huyện có một bệnh
viện trung tâm, quy mô 50 giường bệnh; các bệnh viện khu vực của huyện
chuyển thành phòng khám đa khoa khu vực; bổ sung kinh phí và trang bị kỹ
thuật cho 4 bệnh viện huyện được phép làm ngoại khoa. Hoàn thiện đầu tư
cho 2 bệnh viện khu vực Phú Thọ và Vĩnh Yên.
Hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng bệnh viện tỉnh vào năm 1993,
triển khai xây dựng trong năm 1994, phấn đấu hoàn thành vào năm 1995. Quy
mô xây dựng bệnh viện tỉnh là 300 giường bệnh, nhưng phải chú ý tới khả
năng mở rộng vào các thập kỷ sau. Bệnh viện Tỉnh được đầu tư xây dựng theo
hướng hiện đại, trang bị các phương tiện kỹ thuật tiên tiến.



Các cơ sở khám chữa bệnh nhanh chóng lập lại kỷ cương khám chữa
bệnh và trật tự vệ sinh, trở thành các đơn vị gương mẫu về vệ sinh sạch đẹp,
đồng thời tuyên truyền, giáo dục, chỉ đạo phong trào vệ sinh phòng bệnh
trong nhân dân, thực hiện tốt các chương trình y tế và chăm sóc sức khỏe ban
đầu, tổ chức thu viện phí vào một mối, quản lý chặt chẽ việc thu chi.
Tiếp tục triển khai bảo hiểm y tế bắt buộc trên phạm vi toàn tỉnh trong
năm 1993; làm thí điểm bảo hiểm y tế tự nguyện và nhân rộng ra trong năm
1994; phấn đấu có 50% dân số tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện vào
năm 1995.
c. Chấn chỉnh công tác sản xuất, kinh doanh dược và trang thiết bị y tế.
Nhanh chóng chấn chỉnh lại hệ thống bán thuốc, không để hiện tượng bán
thuốc chồng chéo và người không có nghiệp vụ về bán thuốc. Thực hiện đúng
chế độ dược chính và chống thuốc giả, thuốc kém phẩm chất lưu hành. Năm
1993, thực hiện mỗi xã có 1 quầy bán thuốc, khuyến khích tư nhân đầu tư vốn
làm đại lý nhưng phải có giấy phép hành nghề và phải chịu sự kiểm tra chặt
chẽ. Đổi mới công nghệ sản xuất dược để sản phẩm đạt chất lượng cao và phù
hợp với thị hiếu người sử dụng.
d. Phát triển mạng lưới y học dân tộc, huy động các lương y đăng ký
hành nghề khám chữa bệnh; đưa cán bộ tây y đi học bổ túc đông y; bổ sung
kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo cán bộ chuyên sâu cho
bệnh viện y học dân tộc. Các bệnh viện đầu tư thỏa đáng cho công tác đào tạo
đông y và việc khai thác, kế thừa kinh nghiệm, chữa bệnh của y học cổ
truyền. Khuyến khích việc nuôi trồng dược liệu trong toàn dân, nhất là các cơ
sở y tế. Đầu tư hợp lý cho các vùng tròng dược liệu, sớm lựa chọn nhân nhanh
các cây dược liệu mũi nhọn để sản xuất bào chế thuốc.
đ. Đổi mới phương thức hoạt động của ngành y tế nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước ở tất cả các cấp. Sở Y tế xây dựng quy
chế cho các cơ sở và cán bộ trong ngành yêu cầu các đơn vị và cá nhân thực



×