Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer (1996 - 2004) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.81 KB, 87 trang )










LUẬN VĂN:
Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực
hiện chính sách dân tộc đối với đồng
bào Khmer (1996 - 2004)














Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một quốc gia đa dân tộc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam
vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc là một trong những nội dung cơ bản được


Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm thể hiện trong quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta. Xuất phát từ tình hình đặc điểm của
một quốc gia có nhiều dân tộc, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời; Đảng Cộng
sản Việt Nam lấy những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng để xây dựng và giải quyết vấn đề dân tộc trong từng
giai đoạn cách mạng, đã vận dụng sáng tạo và đề ra hàng loạt chính sách cụ thể phù
hợp với yêu cầu thực tiễn của đất nước, đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan
trọng.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và
ngày càng hoàn thiện chính sách dân tộc trên cơ sở ba nguyên tắc cơ bản: Đoàn kết
- Bình đẳng - Tương trợ, tạo mọi điều kiện để các dân tộc từng bước trưởng thành
trong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, dân tộc và công tác thực hiện
chính sách dân tộc đang đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm, đầu tư nghiên cứu,
nhằm đáp ứng đòi hỏi tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là trong bối cảnh quốc tế và trong
nước hiện nay, vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp vừa có những tác
động đến quan hệ quốc tế lại vừa mang tính đặc thù riêng của từng quốc gia. Dân
tộc, sắc tộc, tôn giáo, nhân quyền luôn là những vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù
địch tìm mọi cách lợi dụng, coi đó như những đột phá khẩu để chống phá sự nghiệp
cách mạng của nước ta; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta đã dày công xây dựng, với nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm gây
mất ổn định cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.
Là một trong những dân tộc ít người ở Việt Nam thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng từ khi đất nước đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào



Khmer từng bước được nâng cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay vùng đồng bào dân tộc
Khmer vẫn còn là một trong những vùng chậm phát triển còn nhiều khó khăn đòi

hỏi phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa.
An Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí và vai trò rất
quan trọng đóng góp vào việc giữ vững an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước. Đây là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của phía Nam và
cả nước, có điều kiện thuận lợi về địa lý tự nhiên trong phát triển nông nghiệp.
Đồng bào dân tộc ở An Giang với số lượng không nhiều nhưng lại sống trên một
địa bàn chiến lược quan trọng có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn
Campuchia. Vì vậy, lãnh đạo thực hiện tốt chính sách dân tộc là một vấn đề Đảng
bộ tỉnh An Giang rất quan tâm, để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân,
ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của khu vực cũng như của cả nước,
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các
dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện
chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer (1996 - 2004)" là cần thiết và có ý
nghĩa thiết thực, được tác giả nghiên cứu dưới góc độ của chuyên ngành khoa học
Lịch sử Đảng, nhằm làm sáng tỏ những thành công, hạn chế, rút ra những kinh
nghiệm lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở An Giang vừa qua để tiếp tục thực
hiện tốt hơn trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề dân tộc Khmer đang thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu hoạch
định chính sách, của các nhà khoa học từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Hiện
nay, việc nghiên cứu về chính sách dân tộc Khmer đã có các công trình sau:
- Đề tài khoa học cấp bộ: Lịch sử đấu tranh cách mạng của đồng bào các
dân tộc ít người ở nước ta của ủy ban Dân tộc và Miền núi do TS. Trình Mưu làm
chủ nhiệm trong đó có phần đề cập đến “Lịch sử đấu tranh của đồng bào dân tộc
Khmer ở Tây Nam bộ” đã nghiệm thu năm 1996.




- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thanh Thủy bảo vệ năm 2001: Quá trình thực
hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khmer ở
đồng bằng sông Cửu Long.
- Báo cáo tổng quan đề tài khoa học cấp bộ năm 2003: Một số giải pháp
nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer ở miền Tây Nam bộ trong giai
đoạn hiện nay do Th.S Lê Tăng làm chủ nhiệm.
- Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi: Vấn đề dân tộc và định
hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
- ủy ban Dân tộc - Viện Dân tộc: Một số vấn đề đổi mới nội dung quản lý nhà
nước và phương thức công tác dân tộc, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2004.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Trung tâm Khoa học về tín
ngưỡng tôn giáo: Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ: Vấn đề tôn giáo ở khu vực đồng
bào Khmer Tây Nam bộ hiện nay, Hà Nội, 2003 do TS .Hồ Trọng Hoài chủ nhiệm.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về người Khmer được công bố
trên các tạp chí chuyên ngành, cũng như trong các công trình chuyên khảo như: Các
dân tộc ở Việt Nam - các tỉnh phía Nam; vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu
Long; Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ
Các công trình trên đây tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau từ góc độ sử
học, dân tộc học, tôn giáo học, kinh tế học… đã trình bày, lý giải nhiều vấn đề đặt
ra đối với nghiên cứu đồng bào Khmer nói chung và bước đầu trình bày thực trạng
đời sống và các giải pháp để nâng cao đời sống cho đồng bào Khmer ở miền Tây
Nam bộ hoặc giới thiệu tổng quan về dân tộc Khmer. Tuy nhiên cho đến nay chưa
có đề tài nào trình bày về Đảng lãnh đạo dân tộc Khmer ở một tỉnh nói riêng.
An Giang là tỉnh có nhiều đồng bào Khmer sinh tụ, đến nay chưa có một
công trình nghiên cứu nào về Đảng bộ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với
đồng bào dân tộc Khmer.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Là trình bày một cách có hệ thống chủ
trương chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta và quá trình vận dụng chủ

trương của Đảng để chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào



Khmer của Đảng bộ tỉnh An Giang, làm rõ sự tác động của chính sách dân tộc đối
với đồng bào Khmer An Giang từ 1996 - 2004.
- Nhiệm vụ của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn luận văn
đánh giá đúng những thành tựu, chỉ ra những hạn chế và rút ra những kinh nghiệm
trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer ở An Giang;
bước đầu đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác dụng của kinh nghiệm
trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Luận văn được hoàn thành trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và quyền dân tộc tự quyết; sự vận dụng
sáng tạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đề ra đường lối,
chính sách dân tộc thể hiện thông qua kết quả thực hiện chính sách dân tộc ở An
Giang.
- Nguồn tư liệu chính để thực hiện đề tài là các văn bản, chỉ thị, nghị quyết
của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc và các văn bản cụ thể hóa việc tổ chức
thực hiện các chính sách trên của Đảng bộ An Giang. Tham khảo và tiếp thu có
chọn lọc các kết quả nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp
logic. Ngoài ra còn kết hợp các phương pháp khác như: đối chiếu so sánh, phân
tích, thống kê, tổng hợp của khoa học lịch sử.
5. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc
Khmer ở phạm vi tỉnh An Giang. Giới hạn nghiên cứu thuộc giai đoạn 1996 - 2004.
6. Đóng góp của luận văn
- Khẳng định tính đúng đắn những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề dân tộc. Tìm ra những ưu điểm, hạn

chế và rút ra những kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng
thông qua thực tiễn ở An Giang.
- Trình bày một cách hệ thống chính sách dân tộc của Đảng từ 1996 - 2004 ở
An Giang qua đó góp phần vào nghiên cứu trong việc vạch ra những giải pháp mới



xây dựng khối đoàn kết dân tộc của Đảng ở An Giang trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 2 chương, 6 tiết.




Chương 1
Đảng bộ An GianG lãnh đạo thực hiện chính sách
dân tộc đối với đồng bào khmer (1996-2000)

1.1. Đặc điểm, tình hình đồng bào Khmer ở An Giang
1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm của An Giang
An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam bộ, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long
là tỉnh biên giới có nhiều dân tộc và tôn giáo. Phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh
Đồng Tháp; phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới gần
100km; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang; phía Đông Nam giáp tỉnh Cần
Thơ.
Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông đường thủy, bộ
rất thuận tiện. Giao thông chính của tỉnh là một phần mạng lưới giao thông liên
vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế. Quốc lộ 91 và các sông Tiền, sông Hậu là

những tuyến giao thông quan trọng nối cả đồng bằng sông Cửu Long với các nước
Campuchia, Lào, Thái Lan thông qua hai cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh
Xương. Đó là lợi thế cho quá trình mở cửa, phát triển và hội nhập nền kinh tế An
Giang với các tỉnh trong nước, ngoài nước, nhất là khu vực Đông Nam á. Những
điều kiện đó, giúp tỉnh phát triển tương đối đa dạng về kinh tế và văn hóa. Đồng
thời, cũng là một trọng điểm phòng thủ quốc gia ở biên giới Tây Nam nước ta.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.406 km
2
bằng 1,05% diện tích toàn quốc và
bằng 8,71% diện tích toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (đứng thứ 4 trong vùng),
trong đó 80% là đất nông nghiệp, 20 % là vùng núi. Nằm trong vùng kinh tế đồng
bằng sông Cửu Long, An Giang có thế mạnh về sản xuất lúa gạo, và thủy sản. Với
sản lượng lúa đứng đầu trong khu vực (hơn 3 triệu tấn năm 2004); sản lượng khai
thác thủy sản đứng thứ ba, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng theo địa phương
lớn nhất toàn quốc (năm 2003 là 136.825 tấn, chiếm 14,2% cả nước - Niên giám
thống kê 2003). Là tỉnh có cả đồng bằng, rừng núi, tài nguyên khoáng sản và những
di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng.



Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: thành phố Long Xuyên là
tỉnh lỵ, thị xã Châu Đốc và 9 huyện (ủy ban Dân tộc Miền núi của Chính phủ đã
công nhận 21 xã vùng núi thuộc 2 huyện Tri Tôn (9 xã) và Tịnh Biên (12 xã) theo
Quyết định 42/UBQĐ ngày 23 tháng 5 năm 1997 và công nhận khu vực vùng dân
tộc đồng bằng gồm: xã Lương An Trà huyện Tri Tôn và 5 xã: Đa Phước, Khánh
Bình, Quốc Thái, Nhơn Hội, Vĩnh Trường của huyện An Phú theo Quyết định
21/1998/UBQĐ ngày 25 tháng 02 năm 1998). Có 17 xã biên giới thuộc 5 huyện, thị
giáp Campuchia. Dân số toàn tỉnh là 2.113.429 người.
Là vùng đất quần cư của nhiều tộc người anh em gắn bó từ thời mở đất,
ngoài người Kinh ở An Giang còn có khoảng 100.000 người dân tộc ít người như:

Khmer, Chăm, Hoa sống xen kẽ với người Kinh là những thành phần cơ bản trong
dân số tỉnh An Giang, tạo nên cộng đồng đa dân tộc, là nhân tố quyết định tình hình
phát triển xã hội, xây dựng kinh tế, văn hóa và bảo vệ quê hương, Tổ quốc.
Từ xa xưa người Khmer cư dân bản địa và người Kinh đã chung sống trên
mảnh đất An Giang, cùng khai phá, phát triển vùng đất này. Đó là một vùng đất với
thiên nhiên hết sức phong phú, giàu tiềm năng nhưng cũng đầy cam go, vất vả.
Phần lớn các nhà nghiên cứu lịch sử, căn cứ vào các nguồn tư liệu có được
từ trước đến nay, đều thống nhất ý kiến cho rằng vào đầu thế kỷ XVII đã có những
người Việt từ miền Trung vào khai thác đất đai và định cư trên vùng đất mà sau này
gọi là Nam bộ. Theo Địa chí An Giang:
Vào thế kỷ XVII, cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn diễn ra tàn khốc,
nhân dân đói khổ cùng cực. Họ rời bỏ quê hương làng mạc vào phía Nam
tìm kế sinh nhai, trong đó chủ yếu là nông dân nghèo ở miền Trung.
Vùng đất định cư đầu tiên là Biên Hòa, Gia Định. Về sau, lưu dân đến
định cư dọc sông Cửu Long, khai phá ruộng đất ven theo bờ sông hay cù
lao. Năm 1679, một số quan lại người Hán có tư tưởng “phản Thanh
phục Minh” đem 3.000 quân cùng gia đình đến Đàng Trong xin cư trú.
Chúa Nguyễn cho họ trú ngụ ở Mỹ Tho và Đồng Nai. Năm 1680, Mạc
Cửu cùng 200 người đến cửa biển Péam (còn gọi là Mang Khảm, tức Hà
Tiên) lập phố chợ, chiêu mộ lưu dân, lập được 7 thôn. Đến năm 1698,



Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược, lập phủ
Gia Định với hai huyện Phước Long và Tân Bình.
Lúc này, vua Chân Lạp là Nặc Thu dựa vào Xiêm tìm cách chống
phá chúa Nguyễn. Dân buôn bán trên sông Cửu Long thường bị cướp
bóc. Tháng 7 năm 1699, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh
cùng Phạm Cẩm Long đem binh từ Quảng Nam, Bình Khang (Khánh
Hòa) hiệp cùng quân lưu thủ Nguyễn Hữu Khánh ở Trấn Biên kéo quân

vào Tân Châu đánh dẹp.
Từ 1705 đến 1757, quân Xiêm thường xuyên cướp phá Hà Tiên.
Trước tình thế đó, năm 1708 Mạc Cửu xin thần phục chúa Nguyễn. Năm
1714, chúa Nguyễn Phúc Chu chấp thuận và phong cho Mạc Cửu chức
Tổng binh cai quản Hà Tiên. Năm 1755, Nặc Nguyên quấy phá vùng Gia
Định, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh điều khiển quan
binh đánh dẹp. Nặc Nguyên phải nhờ Mạc Thiên Tứ xin cầu hòa chúa
Nguyễn.
Tình hình Chân Lạp chưa yên do cuộc tranh giành quyền lực trong
nội bộ vương triều. Nặc Tôn được chúa Nguyễn giúp đở trở lại nắm
quyền ở Chân Lạp. Để tạ ơn chúa Nguyễn, năm 1757, Nặc Tôn hiến đất
Tầm Phong Long.
Thế là trong vòng hơn nửa thế kỷ (1698 - 1757), về cơ bản chúa
Nguyễn đã thiết lập xong bộ máy hành chính trên vùng đất Nam bộ [66,
229].
Bấy giờ vùng đất An Giang là điểm dừng chân cuối cùng của lưu dân người
Việt trên đồng bằng sông Cửu Long. Người Việt và các dân tộc anh em đoàn kết,
gắn bó trong công cuộc bảo vệ và xây dựng vùng đất mới; nơi đây dân cư còn thưa
thớt, nhiều chỗ bỏ hoang, đầu đời Gia Long mộ dân đến ở, dần dần khai thác và tạo
dựng thôn ấp.
Đời Minh Mạng, nhiều chủ trương, chính sách mới của nhà nước phong kiến
khuyến khích việc khai hoang như miễn thuế một số năm cho ruộng mới vỡ, phong



thưởng cho những thành tích mộ dân, lập làng… đã có tác dụng kích thích mạnh
đến sản xuất nông nghiệp, làm tăng nhanh dân số.
Các thôn xóm lúc ban đầu (trong thế kỷ XVII) chỉ là một sự kết hợp tự phát
trên tinh thần tương thân, tương trợ, chưa có luật lệ gì ràng buộc, chưa mang tính
chất những đơn vị hành chính, không có những quy chế chặt chẽ với những lệ làng,

hương ước như các làng xã ở miền Bắc và miền Trung. Dần dần về sau, khi chúa
Nguyễn thiết lập chính quyền, các thôn xóm ấy mới trở thành cơ cấu chính quyền
cơ sở. Cư dân ở đây có cùng chung một nền chính trị, kinh tế và bình đẳng với nhau
trên mọi lĩnh vực. Khác với người Khmer ở vùng nội địa và ven biển, vùng người
Khmer thuộc vùng đồi núi Tây Nam ở An Giang thường thưa thớt dân cư và các
phum, sóc ở cách xa nhau, mật độ dân số thấp hơn các vùng khác. Cảnh quan vùng
này có nhiều nét gần gũi với Campuchia bên kia biên giới, với những đặc trưng
chung là những dãy thốt nốt, những đồi núi nhỏ ít bóng cây, những đàn bò thả rông
ở sườn đồi. Họ là những di dân từ đất nước Campuchia bên kia biên giới đã đến
sống ở vùng này. Tuy chịu ảnh hưởng về nhiều mặt của người Kinh nhưng người
Khmer vẫn giữ được tính dân tộc của mình, trong quan hệ sinh sống, dựng vợ gả
chồng và có nhiều người Khmer có dòng họ ở bên đất nước Campuchia. Đây cũng
là một đặc thù riêng biệt chỉ có ở vùng dân tộc Khmer An Giang.
Trong lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương An Giang
dưới sự lãnh đạo của Đảng đồng bào Khmer với người Kinh cùng phát huy truyền
thống đoàn kết, gắn bó, không ngại hy sinh gian khổ, đóng góp nhiều công sức,
xương máu cho công cuộc giải phóng dân tộc thống nhất đất nước; bảo vệ biên giới
Tây Nam của Tổ quốc.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều đội du kích được hình thành,
nhiều cơ sở bí mật được xây dựng trong phum, sóc…Trong kháng chiến chống Mỹ
đồng bào Khmer sẵn sàng đấu tranh bảo vệ cán bộ cách mạng và là lực lượng quan
trọng góp phần mở ra vùng giải phóng Bảy Núi trong cuộc Đồng khởi năm 1960,
hơn 5.000 đồng bào Khmer tay không kéo ra thị trấn Tri Tôn đấu tranh quyết liệt
với bọn địch, bất chấp lưỡi lê, họng súng. Trong những giai đoạn tiếp theo của cuộc
kháng chiến chống Mỹ ở An Giang, đồng bào Khmer đã chịu đựng gian khổ hy



sinh, bám phum sóc đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận với địch và với cả binh
tề người Khmer trong bộ máy của Ngụy để bảo vệ căn cứ, nuôi chứa cách

mạng…Cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam, bọn PônPốt đã kích động trên dưới
hai vạn đồng bào Khmer đang sinh sống cập tuyến biên giới dài 36 cây số của hai
huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đồng bào đã đấu tranh rất quyết liệt, không chịu để
chúng lợi dụng, hòng sang chiếm lãnh thổ Việt Nam. Rất nhiều cán bộ, chiến sĩ
người Khmer đã chiến đấu kiên cường trước kẻ thù, đấu tranh không khoan nhượng
với bọn phản động Khmer Crôm… để lại nhiều tấm gương chiến đấu, hy sinh anh dũng
như gia đình Chau Pút, Chau Xương, Néang Nghét…(Chau Pút bị bọn Khmer Serey
sát hại; Néang Nghét bị tên trưởng đồn người Khmer hành hình).
Trong suốt những năm gian khổ, hào hùng đó quan hệ đoàn kết giữa các dân
tộc trong tỉnh đã không ngừng được bồi đắp và phát huy sức mạnh, hợp thành cộng
đồng dân cư An Giang đùm bọc nhau trong thời khó khăn và chia sẻ với nhau cả
nghĩa vụ lẫn quyền lợi trong thời bình, trong sự phát triển chung của tỉnh.
1.1.2. Nét đặc thù trong đời sống kinh tế - xã hội của người Khmer An
Giang
- Địa bàn cư trú và dân số: Là tỉnh biên giới có nhiều dân tộc và tôn giáo
với tỷ lệ người Khmer tương đối đông so với các dân tộc khác (ngoài người Kinh),
có trên 86.000 người (chiếm 4,8% dân số toàn tỉnh), họ là cư dân bản địa, sống quần
cư tập trung tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (Bảy Núi). Đây là 2 huyện biên giới-
dân tộc, không những là địa bàn chiến lược quan trọng trong cuộc đấu tranh chống
quân xâm lược của nhân dân An Giang mà còn là nơi dồi dào tiềm năng khoáng
sản, có nhiều đồi núi, chùa Tháp và các khu du lịch, di tích lịch sử. Còn lại số ít
sống tại 3 huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú. Đến năm 1978, do chiến tranh
biên giới Tây Nam, theo yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời
điểm đó nên đồng bào phần lớn đồng bào Khmer được đưa xuống Sóc Trăng… sinh
sống, đến năm 1979, sau khi chiến tranh kết thúc họ được trở về quê cũ.
Người Khmer sinh sống chính bằng nghề nông. Cũng như nhiều dân tộc
anh em khác, dân tộc Khmer có kinh nghiệm, tập quán thâm canh lúa nước lâu đời,
canh tác trên các ruộng bậc thang (thường gọi là ruộng trên). Ngoài ra còn làm rẫy,




nuôi bò, một số ít làm nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như dệt, gốm, làm
đường thốt nốt… hơn 90% dân số Khmer chuyên sống bằng việc sản xuất lúa gạo
và gần như toàn bộ đất đai của người Khmer dành cho việc trồng lúa và hoa màu.
Nền kinh tế của người Khmer còn mang nặng tính chất tự cung, tự cấp, lại phụ
thuộc nhiều vào thiên nhiên, tập quán canh tác lạc hậu nên đời sống kinh tế còn
nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo (trên 20 %). Nông sản và các mặt hàng thủ công chủ
yếu là cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của gia đình và phum, sóc, ít trao đổi hàng
hóa trên thị trường. Do vậy, kinh tế hàng hóa chưa chiếm vị trí thỏa đáng ở vùng
nông thôn Khmer.
Đa số người Khmer gắn bó với các phum, sóc vùng cao bao bọc các chân
núi, hoặc các chùa Phật giáo tiểu thừa, sinh hoạt tương đối tách biệt với người Kinh
vốn thích sống ở các vùng thị tứ hoặc ven trục lộ giao thông thủy, bộ. Do đó, có một
số xã rất đông người dân tộc Khmer (trong đó có xã chiếm đến 90% người dân tộc
Khmer) như: Châu Lăng, Núi Tô, An Tức, Ô Lâm, Lương Phi, Lê Trì, Ba Chúc, Cô
Tô thuộc huyện Tri Tôn và Văn Giáo, Vĩnh Trung, An Cư, An Hảo, Tân Lợi thuộc
huyện Tịnh Biên.
Trình độ dân trí thấp, bị chi phối bởi tôn giáo, các hoạt động văn hóa, tín
ngưỡng vừa chịu ảnh hưởng của đồng bào Kinh và các dân tộc khác trong vùng, vừa
chịu ảnh hưởng từ phía Campuchia. Do đồng bào Khmer sống tập trung ở hai huyện
miền núi, có đường biên giới giáp với Campuchia nên việc qua lại biên giới diễn ra
khá dễ dàng, có mối quan hệ huyết thống và kinh tế với một bộ phận người
Campuchia, đã tạo ra sự giao thoa độc đáo nhưng cũng rất phức tạp.
- Kết cấu xã hội : Đối với người Khmer An Giang phum, sóc (Srốk) là đơn
vị xã hội truyền thống. Sóc bao gồm nhiều phum, phum là đơn vị hành chính nhỏ
nhất mang tính chất dòng họ nhiều hơn tính chất hành chính. Phum thường được
quan niệm như làng, xóm của người Việt, plây của người Chăm hay buôn của Tây
Nguyên. Thật ra, về cấu trúc cũng như về chức năng phum của người Khmer có
nhiều đặc thù khác với làng của người Việt, các phum thường ẩn mình sau hàng cây
sao cao vút hoặc được bao bọc bởi luỹ tre xanh. Tế bào đầu tiên của một phum

Khmer có thể là một tiểu gia đình có cùng huyết thống, nhưng cũng có những phum



do một đại gia đình Khmer tạo lập nên bao gồm những tiểu gia đình cư trú kế cận
nhau được tách ra từ đại gia đình. Theo thời gian, cơ cấu phum dần dần được nới
rộng ra, sự tác động này là yếu tố để các phum phát triển dần lên thành đơn vị cư trú
lớn hơn gọi là sóc. Đứng đầu phum, sóc là Mê phum, Mê sóc thông thường đó là
người có kinh nghiệm sống, am hiểu phong tục, tập quán, có uy tín được dân bầu
lên. Sóc của người Khmer đều có ít nhất một ngôi chùa, Mê sóc cùng với ban tự
quản kết hợp với sư sãi trong chùa có trách nhiệm bảo tồn và phát triển cộng đồng,
ổn định trật tự xã hội, hình thành thiết chế văn hóa - xã hội truyền thống mà tôn
giáo có vị trí đặc biệt.
Ngày nay, tổ chức ấp, xã đã phổ biến trong cộng đồng người Khmer Nam bộ.
Tuy vậy, dấu ấn của phum, sóc trong việc tụ cư theo dòng họ, trong sinh hoạt cộng
đồng ấp và trong sinh hoạt chùa chiền của cư dân Khmer vẫn còn.
- Tín ngưỡng, tôn giáo: người Khmer đã theo đạo Bàlamôn lâu đời, nhưng có
lẽ do những giáo điều gò bó và cách phân chia đẳng cấp quá khắt khe của đạo
Bàlamôn không phù hợp với tính phóng khoáng, bình dị và dễ dãi của người Khmer
nên dần dần vị trí của tôn giáo này đã bị Phật giáo Nam tông (còn gọi là Phật giáo
Tiểu thừa hay Phật giáo nguyên thủy) thay thế. Giáo lý đạo Phật đã hòa nhập vào
cuộc sống của người Khmer, lâu dần đã trở thành một thứ đạo lý, ý thức xã hội gắn
liền với cuộc sống của mọi thành viên.
Đạo Phật được bà con sùng kính, hầu hết người Khmer ở An Giang theo Phật
giáo Tiểu thừa với 2 hệ phái: Thamadút (hoàng tộc) và Malamikai (đại chúng);
nhưng 2 hệ phái này vẫn đảm bảo mối đoàn kết gắn bó, có 29 người theo tôn giáo
khác (Công giáo 6, Phật giáo 7, Cao đài 9, Tin lành 7, tất cả đều từ Thái Lan hồi
hương về).
Với Phật giáo Tiểu thừa, ngôi chùa là trung tâm của cả vùng, là niềm tự hào
của người Khmer. Và trên thực tế, chùa trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa - xã

hội, là nơi bảo tồn giáo lý tôn giáo, sách báo, tác phẩm văn học nghệ thuật. Vì vậy,
chùa có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần vật chất của người Khmer An
Giang, đây là môi trường giáo dục trẻ em (trước kia là nơi duy nhất làm chức năng
giáo dục) trong các phum, sóc.



Trong mỗi chùa có nhiều sư, do sư cả đứng đầu. Thanh niên người Khmer
trước khi trưởng thành thường vào chùa đi tu vì chỉ có đi tu mới được xã hội trọng
vọng. Họ đi tu là để trau dồi kiến thức và đức hạnh theo quan niệm của nhà Phật và
những xu hướng tiến bộ của xã hội… nhằm để trả hiếu công nuôi dưỡng sinh thành
của cha mẹ, cũng như biết lễ nghĩa trong phong tục. Thời gian tu tại chùa có thể một
năm hay nhiều năm. Sau khi tu xong, các chàng trai mới hoàn tục và lấy vợ sinh
con, khép một vòng tròn truyền thống vô hình. Cứ như vậy, từ đời này qua đời
khác, toàn bộ người dân Khmer gắn mình với ngôi chùa, cho nên sự phát triển của
nền kinh tế - xã hội của người Khmer không tránh khỏi những tác động của Phật
giáo. Nhà chùa còn truyền dạy kinh nghiệm sản xuất (các sư sãi không chỉ hoạt
động tôn giáo mà trong thực tế họ có vai trò quan trọng trong tất cả mọi hoạt động ở
nông thôn khmer từ sản xuất, học hành, đến các lễ nghi gia đình và công cộng của
toàn dân), dạy chữ Khmer, chùa còn là nơi hội họp, hòa giải hoặc giải quyết những
vấn đề nảy sinh trong nội bộ cộng đồng, thể hiện sự kết hợp khá tốt giữa đạo và đời.
Nó là một nội dung trong văn hóa Khmer và cùng với những tín điều, giáo lý được
người dân chấp nhận, cho thấy Phật giáo có ưu thế nổi trội trong sinh hoạt tinh thần
của người Khmer. Vì thế, sư sãi có địa vị rất cao và được nhân dân kính trọng, giới
sư sãi chính là linh hồn của nông dân Khmer.
- Phong tục, lễ hội: Đồng bào Khmer An Giang có nhiều phong tục tập quán
và nền văn hóa nghệ thuật phong phú, độc đáo. Những chùa Khmer lớn thường có
dàn nhạc ngũ âm (nhạc cụ dân tộc), nhiều phum, sóc hợp lại có một đội văn nghệ
quần chúng (sử dụng nhạc cụ hiện đại), có điệu múa Lăm thôn và múa Cung đình.
Hàng năm, đồng bào Khmer An Giang có nhiều lễ hội tôn giáo và dân gian

(hàng chục lễ hội), nhưng quan trọng nhất là hai lễ hội : Chol Chnăm Thmây (lễ đón
năm mới), lễ Dolta (xá tội vong nhân) gắn với lễ đua bò của nhân dân.
Lễ Chol Chnăm Thmây thường được tổ chức vào giữa tháng 4 âm lịch hàng
năm. Đây là lúc giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa, và cũng là lúc mừng mùa vụ
mới trong năm. Chol Chnăm Thmây là lễ hội lớn nhất trong năm và có quan hệ đến
đời sống và niềm tin của người Khmer (diễn ra trong 3 ngày), được tổ chức tại các
chùa và trong mỗi gia đình của đồng bào Khmer. Bởi vì lễ hội này là dịp tống khứ



các điều không may trong năm cũ để bước vào năm mới nhiều may mắn trong cuộc
sống hơn.
Lễ Dolta được tổ chức trong khoảng từ 15/8 đến cuối tháng Tám âm lịch,
đây là một trong những lễ hội quan trọng mà người Khmer xem như cái tết thứ hai
trong năm. Lễ Dolta nhằm thực hiện việc xá tội vong nhân theo giáo lý đạo Phật
như lễ Vu Lan ở chùa Phật người Việt. Nhưng, lễ Dolta nặng về hoạt động tôn giáo
và thực hiện những nghi lễ cho giới sư sãi trong chùa. Vào lễ này, bà con thuộc
phum, sóc nào sẽ chịu trách nhiệm luân phiên nhau phục vụ cơm nước cho chùa ở
phum, sóc đó trong suốt 15 ngày lễ. Đây là thời kỳ các sư sãi trong thời gian nhập
hạ và những ngày này các sư không phải khất thực mà được phật tử dâng cơm nước
và mời sư sãi tụng kinh cầu siêu cho linh hồn của người thân đã khuất. Riêng đồng
bào tín ngưỡng mỗi tháng phải đến chùa bốn lần vào các ngày 08-15-23 và 30 trong
tháng, mang cơm đến chùa để cúng bái, tưởng nhớ những người đã mất và phù hộ
cho con cháu họ làm ăn được mùa, được giá hơn; bên cạnh đó họp mặt trao đổi rút
kinh nghiệm lẫn nhau trong cuộc sống: trồng trọt, chăn nuôi, giới thiệu những mô
hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
Kết hợp với Lễ hội là những trò chơi dân gian truyền thống mang đậm màu
sắc bản địa và tôn giáo. Cũng giống như cư dân Khmer ở Nam bộ, nếu như ở Sóc
Trăng, Kiên Giang có hội đua ghe ngo nổi tiếng thì đồng bào dân tộc Khmer vùng
Bảy núi - An Giang vẫn duy trì một phong tục truyền thống độc đáo, đó là hội đua

bò. Đây là một trò chơi dân gian đầy tính sôi động, hấp dẫn nhất trong dịp lễ hội
Dolta. Người Khmer Bảy Núi sống và sản xuất chủ yếu bằng nghề nông, do vậy con
bò, mảnh ruộng là hình ảnh rất gần gũi và thân quen đối với họ.
Về cưới xin vẫn còn mang dấu ấn của chế độ mẫu hệ (nam đi làm rể). Ma
chay của người Khmer khá tiến bộ, người chết được hỏa táng rồi đưa tro cốt đến
chùa lưu giữ và thờ cúng.
Đời sống văn hóa tâm linh nói chung, tôn giáo và tín ngưỡng nói riêng là
những món ăn tinh thần rất quan trọng đối với người Khmer. ở đây, Phật giáo có
một vai trò rất lớn gần như chi phối mọi sinh hoạt của người dân. Từ nhiều thế kỷ
qua Phật giáo Tiểu thừa đã được xem như là quốc giáo, là chỗ dựa tinh thần vững



chắc nhất, tồn tại trong ký ức của mỗi người dân Khmer từ lâu đời, vì vậy các
phong tục, tập quán, lễ hội dân gian cho đến các sinh hoạt tinh thần trong đời sống
xã hội đều có ít nhiều mang màu sắc Phật giáo.
Nhìn chung, người Khmer An Giang thích một cuộc sống hiền lành, không
đua chen để làm giàu lớn. Họ thích thảnh thơi, an nhàn hơn người Kinh; công việc
làm ăn của họ đều trông ở số phận. Họ tin rằng có phận, có phước mới làm giàu
được, vì thế họ ít chịu tìm hiểu để làm thế nào cho tăng năng suất canh tác, thu
hoạch có kết quả nhiều như người Kinh, người Hoa. Hầu hết là nông dân nghèo,
quan niệm về cách sống của họ thường thiên về tinh thần hơn là vật chất, nhiều
người dành dụm được tiền của thường nghĩ đến việc xây chùa, làm phước, nuôi sư
sãi…Người Khmer rất tin ở kiếp sau, kiếp này chỉ là sống tạm. Cho nên ăn ở cho tốt
để kiếp sau được sung sướng…Với cách nghĩ như vậy, cùng với sự hạn chế về trình
độ học vấn thấp, số mù chữ cao, nên dù sống ở một vùng đất có bình quân lương
thực đầu người cao nhất nước nhưng phần đông bà con Khmer lại có mức thu nhập
rất thấp, đời sống còn nhiều khó khăn. Làm thế nào để giúp đồng bào có cuộc sống
no đủ, theo kịp với cuộc sống của các dân tộc anh em trong vùng là vấn đề đặt ra
đòi hỏi Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương phải suy nghĩ, nghiên

cứu hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội trong tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2. Quan điểm của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ An Giang để đề
ra và lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc
1.2.1. Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc được thể hiện trong
cương lĩnh dân tộc của Lênin gồm ba nội dung chủ yếu: Các dân tộc hoàn toàn bình
đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết, đoàn kết nhân dân lao động trong cuộc đấu
tranh xóa bỏ áp bức dân tộc và xây dựng mối quan hệ mới giữa các dân tộc.
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, thực chất của bình
đẳng dân tộc là xóa bỏ sự nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác. Từng bước
xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc, việc thực hiện bình
đẳng dân tộc sẽ góp phần thực hiện bình đẳng xã hội. Sự bình đẳng này phải được



thực hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Để thực hiện
được điều ấy chỉ có đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân mới thực
hiện được quyền bình đẳng và tự quyết đúng đắn, khắc phục được thái độ kỳ thị và
mới đoàn kết được nhân dân lao động các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp
giải phóng xã hội, giải phóng con người, đưa các dân tộc tiến tới bình đẳng, công
bằng, dân chủ, văn minh.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã bắt gặp tư tưởng Lênin về cách mạng vô sản và vấn đề dân tộc thuộc địa.
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, căn cứ vào thực tiễn Việt Nam là một
quốc gia đa dân tộc, Bác đã nhiều lần căn dặn chúng ta về việc quan tâm đến đời
sống của đồng bào các dân tộc. Người nói:
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã giúp Đảng ta thấy rõ rằng trong điều kiện
một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất
là vấn đề nông dân. Cách mạng dân tộc thực chất là cách mạng của nông

dân do giai cấp công nhân lãnh đạo và chính quyền nhân dân thực chất là
chính quyền của công nông [34, tr.17-18].
Người luôn kêu gọi đoàn kết các dân tộc, bởi đoàn kết là một yếu tố cực
kỳ quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam. Người chỉ rõ:
Nhờ sức đoàn kết đấu tranh chung của tất cả các dân tộc, nước Việt
Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng
dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn
sự phân chia nòi giống, tiếng nói làm gì nữa. Trước kia các dân tộc để
giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần
đoàn kết hơn nữa [36, tr. 110].
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta Hồ Chí Minh rất quan tâm đến
việc hoạch định và thực hiện đường lối, chính sách chung của cả nước. Người nhắc
nhở phải tìm cách vận dụng đường lối chính sách chung ấy sao cho phù hợp với
điều kiện các dân tộc, đồng thời Người cũng quan tâm đến việc hoạch định và thực
hiện những chính sách cho riêng đồng bào các dân tộc thiểu số, cho riêng miền núi.
Đặc biệt trong Di chúc Bác Hồ đã căn dặn:



Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời
chịu đựng gian khổ bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại
kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng
cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng nhân dân ta luôn luôn đi theo
Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để
phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của
nhân dân [37, tr.511].
Đặc điểm nổi bật trong quan hệ dân tộc - tộc người ở Việt Nam là có
truyền thống đoàn kết gắn bó từ lâu đời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Do
đặc điểm lịch sử của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt và chống
giặc ngoại xâm, các dân tộc ở Việt Nam, thiểu số cũng như đa số tuy trình độ kinh

tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán… khác nhau, nhưng đều có chung truyền
thống đoàn kết thống nhất, tương thân, tương ái, đồng cam cộng khổ trong công
cuộc dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó đã được phát huy cao độ trong các
cuộc đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đang được phát huy
trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà nhiệm vụ
trọng tâm hiện nay là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề dân tộc và giải quyết các mối quan hệ dân tộc; xuất phát từ đặc điểm tình
hình các dân tộc ở nước ta. Đảng ta, luôn luôn đề ra chính sách dân tộc đúng đắn
ngay từ cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp tục hoàn thiện và
thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết của các Đại hội đại biểu toàn quốc, trong các
Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và được khẳng định trong Hiến pháp.
Chính sách dân tộc được thể hiện trong các giai đoạn, trên cơ sở cụ thể hóa
những nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng:
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tháng 8 -1952, Nghị quyết của Bộ
Chính trị về công tác dân tộc của Đảng đã chỉ rõ: “Các dân tộc sống trên đất nước
Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau để kháng chiến và kiến quốc” [20, tr.38].



Sau khi miền Bắc được giải phóng, đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược cách mạng, miền Bắc trở thành hậu phương lớn của cả nước. Nghị quyết Đại
hội Đảng lần thứ III đã đề ra chủ trương:
Đảng và Nhà nước cần có kế hoạch toàn diện và lâu dài phát triển
kinh tế và văn hóa ở miền núi, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân
tộc thiểu số tiến kịp dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách
mạng và khả năng to lớn của mình [20, tr.46].
Sau khi miền Nam được giải phóng, cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã
hội, Đảng ta chủ trương tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước của toàn

dân, đồng thời, coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những
nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ IV của Đảng đã chỉ ra một cách cụ
thể hơn về chính sách dân tộc của Đảng:
Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng
về mọi mặt giữa các dân tộc, tạo ra những điều kiện cần thiết để xóa bỏ
tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ít
người và dân tộc đông người, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao
tiến kịp vùng thấp, làm cho tất cả các dân tộc đều có cuộc sống ấm no,
văn minh và hạnh phúc phát triển về mọi mặt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
cùng tiến bộ [19, tr.46 ].
Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng cũng đã chỉ rõ con đường phát triển các
dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc:
Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng cố phát
triển của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta. Sự tăng cường tính
cộng đồng, tính thống nhất là một quá trình hợp quy luật, nhưng tính
cộng đồng, tính thống nhất không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng,
tính độc đáo của mỗi dân tộc [ 22, tr.16 ].
Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ VII của Đảng đã chỉ rõ:
Thực hiện chính sách bình đẳng đoàn kết tương trợ giữa các dân
tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn



minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng
dân tộc Việt Nam [ 23, tr.16].
Xuất phát từ tình hình phát triển không đồng đều giữa các dân tộc trong
lịch sử và sự chênh lệch lớn về đời sống kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, giữa các
vùng, miền, Đảng và Chính phủ Việt Nam trong lãnh đạo công cuộc đổi mới ngày
càng nhận rõ việc xóa bỏ sự chênh lệch giữa các vùng miền, đẩy mạnh xóa đói giảm

nghèo thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng dân tộc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ:
Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện “bình đẳng, đoàn
kết, tương trợ” giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Xây dựng Luật dân tộc. Từ nay đến năm 2000, bằng
nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho được 3 mục tiêu chủ
yếu: xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện được đời sống,
sức khỏe của đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóa
được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt
đẹp của các dân tộc; xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng
viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh [ 24,
tr.125 - 126 ].
Để cụ thể hóa các Nghị quyết đổi mới của Đảng từ Đại hội VI, Bộ Chính trị
đã ban hành Nghị quyết 22 (ngày 27/11/1989) về một số chủ trương, chính sách lớn
về phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị đã nêu quan điểm chỉ đạo rất quan trọng là:
Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển
nền kinh tế quốc dân. Một mặt, các địa phương miền núi có trách nhiệm góp phần
thực hiện chủ trương chiến lược phát triển kinh tế, xã hội chung của cả nước. Mặt
khác, việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách chung ở
miền núi phải tính đầy đủ những đặc điểm về tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn
hóa, phong tục, tập quán của miền núi nói chung và của riêng từng vùng, từng dân
tộc; trong việc này cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò năng động, sáng tạo của địa
phương và cơ sở.



Ngày 18/3/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết
định số 72 về chủ trương chính sách cụ thể nhằm phát triển kinh tế - xã hội miền
núi, nâng cao mức đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đà phát triển mới cho các

vùng đồng bào bằng các chương trình dự án cụ thể, phù hợp với từng vùng, từng địa
bàn cư trú của các dân tộc ít người.
Chỉ thị 68 - CT/TW ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá
VI) về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer. Chỉ thị đã phân tích những nguyên
nhân chủ yếu của một số sai lầm tồn tại trong việc thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng đối với đồng bào Khmer trong thời gian qua; đồng thời vạch ra kế hoạch phát
triển toàn diện về kinh tế, đời sống, văn hóa, xã hội, an ninh chính trị, công tác quần
chúng, xây dựng Đảng và đào tạo cán bộ người Khmer.
Với mục tiêu huy động mọi nguồn lực tại chỗ, phối hợp lồng ghép các
chương trình trên địa bàn để xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu ở mỗi trung tâm cụm
xã, nhằm tạo động lực đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền
núi, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng. Thúc đẩy các hoạt động văn hóa - xã
hội trong tiểu vùng, tạo sự giao lưu giữa các bản, làng và giữa các cụm xã với đô thị
để phát huy sức mạnh cộng đồng, quản lý mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội, giữ
gìn và phát huy bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng nông thôn mới vùng dân tộc và
miền núi.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết dịnh số: 35/TTg, ngày 13/1/1997 phê
duyệt Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao.
- Chỉ thị số 15/1998/CT-TTg ngày 28-03-1998 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội củng cố quốc phòng an
ninh ở các xã, phường biên giới, hải đảo. Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị 23 -CT/TW
ngày 29-11-1997 của Bộ Chính trị và triển khai thực hiện tinh thần Nghị quyết Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ IV (khoá VIII) về nhiệm vụ “Tăng cường và nâng
cao hiệu quả hỗ trợ các vùng nghèo, xã nghèo” trong đó có các xã, phường biên
giới, hải đảo.
Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg ngày
23-7-1998 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo




trong giai đoạn 1998 - 2000. Đây là một chương trình tổng hợp có tính chất liên
ngành nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với mục tiêu:
giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong tổng số hộ của cả nước xuống còn 10% năm 2000.
Tiếp theo là Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31-7-1998 của Thủ
tướng Chính phủ, phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt
khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Mục tiêu của chương trình nhằm nâng cao
nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó
khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này
thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển
chung của cả nước, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
Thông qua các hệ thống văn bản, từ văn kiện của Đảng, Chính phủ, pháp luật
của Nhà nước cũng như các văn bản dưới luật, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước ta ngày càng được quan tâm cả trong phương diện hoạch định chính sách đến
việc thể hóa và thực hiện trong đời sống.
Chính sách dân tộc không chỉ nêu lên những nội dung xuyên suốt, bao trùm
cả một thời kỳ dài (thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước) mà
còn được xác định rõ những nhiệm vụ cụ thể, những mục tiêu cụ thể trong từng thời
kỳ, thời đoạn. Để làm được điều đó, cần phải thực hiện đầy đủ các nội dung cụ thể
trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Về kinh tế: Nhiệm vụ kinh tế trong chính sách dân tộc chính là các chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi và các vùng dân tộc thiểu số
nhằm tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy tiềm năng và các nguồn lực,
đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế hàng hóa, từng bước khắc phục sự
chênh lệch về tốc độ phát triển kinh tế giữa các vùng, miền, giữa dân tộc thiểu số
với dân tộc đa số.
Nội dung kinh tế trong chính sách dân tộc bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhiều
chương trình cụ thể liên quan đến các cấp, các ngành, từ Trung ương đến các địa
phương và cơ sở. Đó là việc xây dựng cơ cấu kinh tế ở miền núi và các vùng dân
tộc thiểu số trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
đến việc đẩy nhanh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Phát




triển kinh tế miền núi, các vùng dân tộc thiểu số cũng gắn liền với những nhiệm vụ
cụ thể trong điều chỉnh quan hệ sản xuất, đổi mới quản lý, giải phóng nguồn nhân
lực sản xuất ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Các chính sách, chủ trương phù
hợp với các địa bàn, địa phương và những đặc điểm canh tác, sản xuất của các tộc
người.
Nội dung kinh tế của chính sách dân tộc cũng đòi hỏi phải xây dựng kết cấu hạ
tầng, tạo điều kiện phát triển giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc để phát triển sản
xuất, ổn định và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Về chính trị: Nội dung bao trùm, xuyên suốt của chính sách dân tộc là thực
hiện sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Đồng bào
các dân tộc thiểu số cũng như đa số đều có quyền làm chủ, có đầy đủ các quyền lợi
và nghĩa vụ công dân, có quyền lợi và trách nhiệm xây dựng thể chế chính trị mới,
phát huy vai trò của hệ thống chính trị, dân chủ hóa đời sống chính trị ở các vùng
dân tộc thiểu số. ý thức chính trị, văn hóa chính trị (mà trước hết là những thông tin,
tri thức về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền lợi,
nghĩa vụ công dân…) được chú ý quan tâm trong chính sách dân tộc.
Về văn hóa: Nội dung nhiệm vụ văn hóa cũng được phản ánh rất phong phú
trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bao hàm các nội dung bảo tồn, phát huy
những giá trị, bản sắc văn hóa, phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng đời sống văn
hóa mới của các dân tộc thiểu số, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, chống các tệ nạn xã
hội…, tạo nên sự thống nhất trong sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.
Về xã hội: Chính sách xã hội bao hàm nội dung giải quyết các vấn đề xã hội.
Có rất nhiều nội dung, nhiệm vụ cụ thể thuộc chính sách xã hội được triển khai đan
lồng trong nhiều chủ trương chính sách: Chính sách xóa đói, giảm nghèo đối với
các vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng xa, vùng sâu; chính sách
tạo việc làm, chính sách đền ơn đáp nghĩa; chính sách bảo trợ xã hội; các chính sách

về kế hoạch hóa dân số…Những chính sách đó đều phản ánh nội dung xã hội, trong
việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.



Về an ninh, quốc phòng: Chính sách dân tộc được hoạch định và thực hiện
cũng chính là tạo điều kiện củng cố, xây dựng an ninh, quốc phòng ngày càng vững
chắc. Bởi vậy, xây dựng, phát triển kinh tế văn hóa, xã hội cũng chính là thực hiện
và đáp ứng những yêu cầu về ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội.
Quán triệt đầy đủ các yêu cầu, nội dung nhiệm vụ của chính sách dân tộc đòi
hỏi chúng ta phải nhận thức sâu sắc rằng, thực hiện đúng đắn chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, của các tổ chức trong
hệ thống chính trị các cấp của nước ta chứ không chỉ riêng đồng bào các dân tộc
thiểu số.
Lĩnh vực dân tộc, chính sách dân tộc có nội dung rộng lớn đòi hỏi việc hoạch
định chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước phải luôn luôn được hoàn thiện,
bổ sung, chi tiết hóa, pháp luật hóa.
1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ An Giang về chính sách dân tộc
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vùng núi luôn là căn cứ
địa quan trọng của cách mạng, do đó đã bị bom đạn địch không ngừng cày, xới. Sau
khi giải phóng không lâu nơi đây cũng bị Khmer đỏ tấn công thực hiện chủ trương
“giết sạch, đốt sạch”. Vì vậy, vùng nghèo, khó khăn lại càng nghèo và khó khăn
thêm.
Trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,
Đại hội Đảng bộ An Giang lần thứ IV (10/1986) đã đánh dấu mở đầu cho thời kỳ
đổi mới ở An Giang bằng chính sách “Tam nông”, trong đó nông nghiệp được
xác định là nền tảng - là mặt trận hàng đầu, nông dân là chủ thể của quá trình đổi
mới và nông thôn là địa bàn chiến lược, nhất là từ khi có Nghị quyết 22 ngày
27/11/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh

tế - xã hội miền núi, xem phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ
của chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân.
Đặc biệt, là Chỉ thị số 68-CT/TƯ ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng (khóa VI) về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer. Chỉ thị đã phân tích
những nguyên nhân chủ yếu của một số sai lầm, tồn tại trong việc thực hiện chính



sách dân tộc của Đảng đối với đồng bào Khmer trong thời gian qua; đồng thời vạch
ra kế hoạch phát triển toàn diện về kinh tế đời sống, văn hóa, xã hội, an ninh chính
trị, công tác quần chúng, xây dựng Đảng và đào tạo cán bộ người Khmer. Chỉ thị
nêu rõ:
Về kinh tế, đời sống: Phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở để thực hiện chính
sách dân tộc, thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc Khmer cần được xây dựng trong kế hoạch chung phát
triển kinh tế, xã hội của mỗi tỉnh có đồng bào Khmer và của cả nước. Kế hoạch đó
cần chú ý đến đặc điểm kinh tế và tập quán của từng vùng để bố trí cơ cấu kinh tế
cho phù hợp, xác định cụ thể cơ cấu cây trồng, vật nuôi hướng theo mục tiêu phát
triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần làm cho sản xuất, đời sống của đồng bào
Khmer có bước tiến rõ rệt.
Phương châm phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc Khmer là tiếp tục
phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khai thác đến mức cao nhất mọi tiềm năng trong
nhân dân kết hợp với sự đầu tư thích đáng của tỉnh và sự hỗ trợ của Trung ương.
Coi trọng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện, trọng tâm là sản xuất
lương thực, với biện pháp hàng đầu là phát triển thủy lợi, gắn với công nghiệp chế
biến, phát triển ngành nghề chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp nhất là các ngành nghề
truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Giải quyết tốt khâu phân phối lưu thông,
xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng nông thôn
mới. Giải quyết hợp tình hợp lý vấn đề đất đai, tạo quỹ đất đai để khắc phục tình
trạng đồng bào Khmer thiếu đất canh tác, phá thế độc canh cây lúa. ở nơi còn đất

đai thì thực hiện các chính sách khuyến khích để giãn dân, xây dựng vùng kinh tế
mới. Có chính sách đầu tư thích đáng cho thủy lợi giao thông, làm cây nước và vật
liệu xây dựng, trước hết ở những vùng có nhiều khó khăn. Thành lập hợp tác xã tín
dụng nông thôn để phục vụ sản xuất, đời sống. Mở rộng hoạt động của các chi
nhánh ngân hàng cổ phần, ngân hàng phát triển nông nghiệp ở các tỉnh, huyện có
đồng bào Khmer, tạo điều kiện để đồng bào được vay vốn sản xuất với lãi suất thấp,
từng bước thu hẹp dần và tới xóa bỏ tình trạng đồng bào Khmer phải vay nặng lãi,
bán lúa non, cầm cố ruộng đất. Đối với vùng sản xuất còn nhiều khó khăn, cần có

×