Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp 1986 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.16 KB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đào Trọng Độ

Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp ( 1986 - 2000 )

Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 56

Nghd. : PGS.TS. Hoàng Hồng


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong mỗi thời kỳ lịch sử, nông nghiệp nông thôn đều đóng vai trò hết
sức quan trọng. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã hết sức coi trọng vấn đề
này, coi đó là một trong những mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Từ năm 1975, đất nước được hoàn toàn giải phóng, mở ra một triển
vọng mới cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, sau 10 năm đầu xây
dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng
về kinh tế- xã hội. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là chúng ta
đã đề ra những mục tiêu quá cao, không coi trọng đúng mức vấn đề nông
nghiệp, nông thôn. Đại hội VI của Đảng (1986) với quan điểm nhìn thẳng vào
sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật đã đề ra đường lối đổi mới toàn
diện đất nước. Với việc thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực,
thực phẩm, hành tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đã đặt nông nghiệp vào đúng vị
trí của nó trong tiến trình phát triển đất nước. Năm 1988, Bộ chính trị ra Nghị
quyết 10 về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, đã tạo ra bước phát triển
mới cho nông nghiệp nước ta, từ chỗ thiếu ăn triền miên đã trở thành một


trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, tạo tiền đề để đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thái Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, với nghề sản xuất
chính là nông nghiệp, trong các cuộc kháng chiến của dân tộc đã có những
đóng góp không nhỏ, là quê hương 5 tấn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu
nước. Trong thời kỳ mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp Thái Bình
tiếp tục khẳng định vị trí của mình, từng bước nâng cao năng suất lao động và
hiệu quả kinh tế, là một trong những tính trọng điểm về nông nghiệp của đồng
bằng Bắc bộ.


2
Tìm hiểu quá trình Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp của tỉnh trong những năm 1986-2000 là một trong những vấn đề quan
trọng. Nó góp phần làm rõ những biến đổi trong nông nghiệp, nông thôn của
một tỉnh thuần nông trong quá trình thực hiện, đưa đường lối đổi mới của Đảng
vào cuộc sống, cũng như những tác động bước đầu của quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng đối với Thái Bình. Những
thành tựu mà nông nghiệp, nông thôn Thái Bình đạt được trong giai đoạn này
là không nhỏ, song quá trình đó cũng không tránh được những yếu kém, bất
cập. Nghiên cứu quá trình thực hiện đường lối đổi mới nông nghiệp, nông thôn
của đảng ở Thái Bình, khẳng định những thành tựu to lớn đạt được, rút ra
những hạn chế bất cập, những bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối
với nông nghiệp, nông thôn để Đảng bộ Thái Bình tiếp tục lãnh đạo thành công
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là một vấn đề cần thiết.
Với những lý do trên tôi chọn đề tài: Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo
phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1986-2000” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề nông nghiệp, nông thôn là một trong những vấn đề lớn thu hút

được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu, bài viết về vấn đề này như:
-Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam- Tác giả :
Trương Thị Tiến, Nxb CTQG – 1990
-Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp vùng châu thổ sông
Hồng trong thời kỳ đổi mới- Tác giả Nguyễn Văn Khánh- Nxb CTQG- 2001
-Phát triển và đổi mới quản lý hợp tác xã theo Luật hợp tác xã- Tác giả
Nguyễn Văn Bính, Nxb CTQG, 1997


3
-Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam – Tác giả Lê Mạnh Hùng, Nxb Thống kê, 1998.
-Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng- các tác giả: Nguyễn Đình
Phan; Trần Minh Đạo, Nguyễn Văn Phúc..
Đây là những vấn đề chung về phát triển kinh tế nông nghiệp của cả
nước hoặc của vùng đồng bằng sông Hồng. Cho đến nay chưa có công trình
nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Thái Bình trong việc phát triển
kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1986-2000. Do đó, tôi muốn cụ thể hoá vấn đề
này bằng luận văn của mình với mong muốn làm rõ hơn tình hình nông
nghiệp, nông thôn từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cũng như
những năm đầu thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn.
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đã cung cấp cho tôi
những tư liệu quý giá, đó là những cơ sở quan trọng giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ quá trình thực hiện đường lối đổi mới kinh tế nông nghiệp của
Đảng ở Đảng bộ Thái Bình.

Những tác động của đường lối đó đối với nông nghiệp, nông thôn Thái Bình.
Rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện của Đảng bộ
Thái Bình cũng như những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các Văn kiện của Đảng về vấn đề kinh tế nông nghiệp giai đoạn
1986-2000.


4
- Các văn kiện, báo cáo, Nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân
dân tỉnh Thái Bình và các ban ngành liên quan về vấn đề kinh tế nông nghiệp,
nông thôn Thái Bình giai đoạn 1986-2000.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình thực hiện đường lối phát triển kinh tế nông
nghiệp của Đảng ở Đảng bộ Thái Bình giai đoạn 1986-2000.
5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn sử liệu
- Các văn kiện của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1975
đến nay.
- Các sách chuyên khảo, các bài viết về vấn đề này từ một số nhà xuất
bản, tạp chí.
- Các Nghị quyết, báo cáo, Chỉ thị về phát triển kinh tế nông nghiệp
được lưu trữ tại Ban Tuyên giáo, UBND tỉnh Thái Bình, các báo cáo của các
cơ qaun, ban ngành có liên quan trong giai đoạn này là nguồn sử liệu quan
trọng nhất giúp tôi hoàn thành luận văn này.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy

vật lịch sử.
- Các phương pháp cụ thể của khoa học lịch sử
Phương pháp lôgíc
Phương pháp lịch sử
Phương pháp thống kê


5
Phương pháp so sánh
Phương pháp quy nạp, diễn dịch
Phương pháp phân tích- tổng hợp
Trong đó quan trọng nhất là phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
chia thành 3 chương.


6
CHƢƠNG 1
NÔNG NGHIỆP THÁI BÌNH VỚI ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG
1.1. Kinh tế nông nghiệp Thái Bình trước đổi mới
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển thuộc lưu vực sông Hồng với
vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế
nông nghiệp toàn diện.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi đã mở ra trang sử mới
cho cách mạng Việt Nam, cả nước có điều kiện để xây dựng đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với Thái Bình, mảnh đất có truyền thống
yêu nước, nhân dân cần cù lao động lại có điều kiện hết sức thuận lợi từ
những thành quả của phong trào hợp tác xã trong những năm kháng chiến là
những tiền đề cơ bản để Đảng bộ và nhân dân Thái Bình vững bước đi lên

trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, bước sang thời kỳ mới Đảng bộ và nhân dân
Thái Bình phải đối mặt với những thách thức hết sức hết sức nghiêm trọng
trên tất cả các lĩnh vực. Trong nông nghiệp mặc dù là lĩnh vực được coi trọng
hàng đầu nhưng qua các cuộc chiến tranh bị đánh phá nên sản xuất gặp nhiều
khó khăn. Hầu hết hệ thống đường, cầu, đê điều công trình phục vụ nông
nghiệp đều bị đánh phá nhiều nơi bị hư hỏng nặng. Thêm vào đó điều kiện
thời tiết diễn biến hết sức phức tạp cũng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp nông thôn còn nhiều
yếu kém, các hợp tác xã nông nghiệp chưa thể hiện được tính ưu việt hơn hẳn
của mình, làm ăn có chiều hướng đi xuống, đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán
bộ quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp vừa thiếu, vừa yếu…
Trong điều kiện đó, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân Thái
Bình là phải nhanh chóng khôi phục kinh tế tiếp tục đưa kinh tế của tỉnh nói


7
chung cũng như nông nghiệp nói riêng tiếp tục phát triển theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Từ năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ Thái
Bình từng bước chỉ đạo thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả chiến
tranh, phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân mà trước hết là người
nông dân. Đại hội đại biểu Đảng bộ Thái Bình (7/1975) trên cơ sở quán triệt
nhiệm vụ cách mạng chung của cả nước, đã xác định nhiệm vụ của Đảng bộ
và nhân dân Thái Bình trong giai đoạn cách mạng mới: “ Tăng cường sự lãnh
đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng, phát huy vai trò làm chủ xã hội chủ
nghĩa của quần chúng… tổ chức và động viên toàn Đảng, toàn dân, đoàn kết
phấn đấu khai thác mọi khả năng tiềm tàng, ra sức đẩy mạnh sản xuất phát
triển với tốc độ nhanh, đồng đều, vững chắc, trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất
nông nghiệp” [27;tr.12]. Để thực hiện nhiệm vụ trên Tỉnh uỷ xác định phương
hướng hành động của tỉnh là: “ từ đất và sức lao động đi ra, từ lúa và lợn đi lên”.

Trong 4 phương hướng cơ bản trong phát triển kinh tế của tỉnh đã xác định
nhiệm vụ đối với nông nghiệp “ tiếp tục đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây
trồng và gia súc lên một bước, trọng tâm là lúa, phấn đấu đạt năng suất 8- 9
tấn/ha, ra sức mở rộng thêm diện tích canh tác và diện tích gieo trồng, tích cực
thực hiện một bước phân công lao động xã hội, trước hết là trong nông nghiệp”
[27;tr16].
Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh đã ra
sức khắc phục khó khăn để đẩy mạnh sản xuất. Các phong trào thi đua trong
sản xuất diễn ra sôi nổi như phong trào mở rộng diện tích canh tác, tăng năng
suất cây trồng mà trọng tâm là cây lúa, phong trào đẩy mạnh chăn nuôi trong
các hợp tác xã nông nghiệp, phong trào đưa các giống lúa mới năng suất cao
vào sản xuất… Để chỉ đạo kịp thời phong trào sản xuất, thực hiện thắng lợi kế
hoạch dài hạn 5 năm, Tỉnh uỷ đã ra nhiều nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo trên từng


8
lĩnh vực như: Nghị quyết số 03, 06 NQ/TV Về phương hướng sản xuất năm
1975- 1976, Chỉ thị Về việc phát triển ngành nghề phụ trong các hợp tác xã
nông nghiệp, Chỉ thị chỉ đạo việc tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý hợp tác
xã nông nghiệp… Tiếp đó, tháng 4/ 1977 Đại hội đại biểu đảng bộ lần thứ X
tiếp tục khẳng định đường lối chung và đường lối kinh tế của Đảng trong kế
hoạch 5 năm, trong đó chỉ rõ lĩnh vực nông nghiệp phải “Tập trung cao độ lực
lượng của toàn Đảng, toàn dân trong tỉnh, của các cấp, các ngành, phát huy
những khả năng tiềm tàng to lớn về đất đai, lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật,
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tạo ra bước phát triển vượt bậc về nông
nghiệp, trước hết là sản xuất lương thực và chăn nuôi lợn, đưa nông nghiệp
từng bước tiến nhanh lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” [28;tr6]. Quán triệt
tinh thần Nghị quyết X của Tỉnh uỷ “phấn đấu tạo cơ sở từng bước đưa nền
kinh tế sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, từng bước xây dựng cơ
cấu nông nghiệp phát triển, xác định sản xuất lương thực là nhiệm vụ trọng

tâm, cấp bách của tỉnh, là mũi nhọn của nông nghiệp, là chìa khoá để giải
quyết những vấn đề then chốt đặt ra cho sản xuất và đời sống” [29;tr3].
Với những chủ trương, biện pháp chỉ đạo của tỉnh uỷ, trong những năm
1975-1978, sản xuất nông nghiệp Thái Bình đã có những chuyển biến tích
cực. Việc bố trí lại sản xuất, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đưa giống cây
trồng, vật nuôi mới vào sản xuất được áp dụng, việc mở rộng qui mô hợp tác
xã được tích cực đẩy mạnh. Tuy nhiên, trong điều kiện mới dưới sự tác động
của các qui luật kinh tế, cùng với hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh để lại
và diễn biến của tình hình thời tiết phức tạp, hoạt động sản xuất của Thái Bình
cũng như của cả nước những năm này không đạt kết quả như mong muốn. Sai
lầm lớn nhất thuộc về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng muốn tiến nhanh lên chủ
nghĩa xã hội mà không thấy hết được những khó khăn, thách thức trong thời
kỳ quá độ. Trong nông nghiệp chúng ta đã không kịp thời tổng kết, đổi mới
căn bản mô hình hợp tác xã nông nghiệp, mà tất cả các biện pháp như mở


9
rộng quy mô hợp tác xã, tổ chức phân công lại lao động theo hướng chuyên
môn hoá, khoán việc không phải là những biện pháp có thể củng cố được hợp
tác xã. Ở Thái Bình, mặc dù năng suất lúa trong những năm 1975-1978 có
tăng song không đồng đều giữa các lĩnh vực, tốc độ tăng không đáp ứng nhu
cầu đời sống xã hội và tốc độ tăng dân số.
Để khắc phục những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tháng
9/1979, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị lần thứ 6
(khoá IV). Hội nghị đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong chủ trương cải
tiến quản lý kinh tế ở nước ta. Đối với nông nghiệp, hội nghị đã quyết định
nhiều vấn đề như: ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, nhân dân được tự
do lưu thông sản phẩm ngoài nghĩa vụ, điều chỉnh giá mua nông sản… thừa
nhận kinh tế gia đình có vai trò to lớn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội… Tuy nhiên hội nghị chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi là mối quan hệ

ruộng đất. Mặc dù vậy, hội nghị mở ra một hướng đi mới, đúng đắn trong
nông nghiệp: lấy việc đem lại lợi ích kinh tế cho người lao động làm động lực
phát triển sản xuất. Đó là sự bắt đầu của quá trình đổi mới tư duy kinh tế của
Đảng. Quán triệt Nghị quyết TƯ 6, tỉnh uỷ Thái Bình đã chủ trương chỉ đạo,
hướng dẫn các cơ sở công tác quản lý sản xuất, khoán, đẩy mạnh sản xuất.
Nhiều nơi, hợp tác xã đã tổ chức cho xã viên mượn đất, san ghềnh, lấp trũng,
mở rộng diện tích gieo trồng. Kết quả là đã bước đầu tạo ra chuyển biến mới
trong sản xuất, diện tích đất giành cho chăn nuôi được đảm bảo đã khuyến
khích chăn nuôi đặc biệt là nuôi lợn, thả cá. Tiếp theo đó, việc thực hiện chủ
trương “ mở rộng việc thực hiện và hoàn thiện các hình thức khoán trong sản
xuất nông nghiệp” của Hội nghị 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá
IV) đã đem lại những chuyển biến tích cực trong nông nghiệp nông thôn Thái
Bình.
Ngày 13/1/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số
100- CT/ TW về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng và “khoán sản phẩm cuối


10
cùng đến nhóm và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp”. Điểm mới
của chỉ thị là đã bước đầu khôi phục lại quyền tự chủ về sử dụng ruộng đất
của các hộ nông dân xã viên, gắn ruộng đất với người lao động, bước đầu xoá
bỏ phương thức quản lý tập trung quan liêu, sản xuất tập thể “cha chung
không ai khóc”… Chỉ thị đã chỉ ra: khoán sản phẩm là một hình thức quản lý
và trả công lao động, gắn trách nhiệm và quyền lợi của người lao động với
sản phẩm cuối cùng một cách trực tiếp, có tác dụng phát huy tính tích cực, tự
giác của xã viên, củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất và chế độ làm chủ tập
thể.
Chỉ thị 100 CT/TW đánh dấu sự chuyển biến bước đầu của cơ chế kế
hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, phát huy tính
chủ động, sáng tạo của người lao động nên được đông đảo bà con nông dân

đồng tình. Đây là nguồn động lực mới cổ vũ các hộ gia đình nông dân phấn
khởi, mạnh dạn đầu tư thâm canh tăng năng suất, thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển.
Dưới ánh sáng của chỉ thị 100 CT/TW, Ban thường vụ tỉnh uỷ đã chỉ
đạo làm thí điểm khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động ở 123 hợp tác
xã ngay trong vụ xuân năm 1981 để kịp thời sơ kết rút kinh nghiệm và nhân
rộng trong toàn tỉnh. Nhiều phong trào thi đua sôi nổi đã được phát động
trong toàn tỉnh: phong trào thi đua đuổi kịp và vuợt hợp tác xã Vũ Thắng;
phong trào thi đua giành thắng lợi trên cả 3 mặt: diện tích, sản lượng và năng
suất đối với lúa và các cây trồng khác.
Thực tế cho thấy ngay từ năm đầu tiên thực hiện chỉ thị 100 đã tạo ra
một bước phát triển mới trong nông nghiệp Thái Bình. Sản lượng lương thực
cả năm đạt 490.095 tấn tăng 23,6% so với năm 1980 và là một trong 3 năm
đạt năng suất cao nhất cho đến thời điểm đó. Các năm sau đó, dưới sự chỉ đạo
sát sao của Tỉnh uỷ trong việc chỉ đạo thực hiện chỉ thị 100 CT/TW và các


11
chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp Thái
Bình đã có những chuyển biến tích cực. Mặc dù diễn biến thời tiết khá phức
tạp (nhất là năm 1983) và sâu bệnh phá hoại nhưng nhìn chung năng suất lúa
vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và vượt kế
hoạch đề ra. Việc phát triển chăn nuôi trong các hợp tác xã cũng được chú
trọng. Ngoài việc phát triển đàn lợn trong các hợp tác xã, Tỉnh uỷ cũng chú
trọng đưa các giống mới vào nuôi trồng như: phong trào làm ao cá Bác Hồ,
nuôi ong lấy mật, trồng dâu nuôi tằm… Tính riêng năm 1985, năng suất lúa
bình quân đạt 7 tấn/ ha, vượt 6,2% so với mục tiêu đề ra. Nhiều huyện đạt
năng suất bình quân trên 8 tấn/ ha. Chăn nuôi cũng phát triển mạnh, tỷ trọng
đàn lợn lai tăng 57,4% (1985), đàn trâu, bò cũng tăng từ 10% đến 12%…
Như vậy, việc thực hiện chỉ thị 100 CT/TW đã phát huy được yếu tố

tích cực trong cơ chế quản lý mới. Các hợp tác xã sản xuất đã đầu tư thâm
canh để phát triển sản xuất nông nghiệp. Hình thức khoán tuy còn ở trình độ
thấp nhưng đã khắc phục được nhiều hiện tượng tiêu cực trong sản xuất và
phân phối, hạn chế tệ “rong công phóng điểm” chểnh mảng trong lao động ở
các hợp tác xã nông nghiệp. Qui mô hợp tác xã nông nghiệp cũng được điều
chỉnh chia nhỏ cho phù hợp với trình độ quản lý của cán bộ. Việc củng cố
quan hệ sản xuất mới được nâng lên về chất. Hầu hết các hợp tác xã đã giải
quyết nhanh tình trạng khê đọng sản phẩm, thanh toán quĩ đen ở các đội
chuyên và thực hiện được chế độ phân phối theo tinh thần Nghị quyết 8 của
Trung ương: chống bao cấp, quản lý lỏng lẻo và chi tiêu không đúng nguyên
tắc. Quá trình đó đã tạo ra động lực lớn cho người nông dân Thái Bình trong
lao động sản xuất vào đầu những năm 1980.
Tuy nhiên, khoán 100 thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế.


12
Trước hết, chỉ thị 100 vẫn chưa thực sự giao quyền tự chủ về sở hữu
ruộng đất cho xã viên. Người xã viên mới được làm chủ ở 3 khâu trong quá
trình sản xuất là: cấy trồng, chăm sóc và thu hoạch còn các khâu khác vẫn do
tập thể đảm nhiệm. Người xã viên không được tự chủ trong việc chọn giống
cây trồng, thời hạn giao khoán ngắn, sản lượng khoán không ổn định, do đó
người nông dân chưa thực sự gắn bó với ruộng đất và đầu tư phát triển sản
xuất. Ở một số huyện trong tỉnh cơ chế khoán chậm được điều chỉnh nên sản
xuất gặp nhiều khó khăn, tình trạng xã viên trả ruộng vẫn xảy ra. Thu nhập
bình quân của xã viên không đều, có những hộ mức ăn bình quân từ 5-6
kg/người/tháng. Công tác quản lý đất đai thiếu chủ động nên dẫn đến tình
trạng vi phạm pháp luật. Nạn cấp đất làm nhà trái phép xảy ra thường xuyên.
Thứ hai, chỉ thị 100 là bước đầu khôi phục lại quyền sử dụng ruộng đất
cho người nông dân, nhưng trong quá trình thực hiện chưa đề ra được phương
hướng tổ chức lại bộ máy quản lý điều hành của hợp tác xã và tổ đội sản xuất

do đó tệ quan liêu, mệnh lệnh vẫn còn khá phổ biến. Ở một số huyện và hợp
tác xã trình độ năng lực của cán bộ yếu nên việc giao khoán ruộng đất còn
manh mún, hạ thấp chất lượng khoán. Trong mối quan hệ giữa 3 lợi ích còn
nặng về khuyến khích người lao động nên lợi ích tập thể có phần bị xem nhẹ.
Có thể nói rằng bộ máy quản lý, điều hành của hợp tác xã, tổ đội sản xuất vẫn
quản lý như cũ không kịp thời thay đổi chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho
tác động tích cực của chỉ thị 100 giảm dần. Càng về sau sản lượng càng giảm.
Số lượng sản lượng vượt khoán không đủ để hộ nông dân bù đắp chi phí sản
xuất nên nhiều hộ nông dân đã trả lại ruộng cho hợp tác xã, tổ đội sản xuất.
Sau 5 năm thực hiện “khoán 100” cơ sở vật chất kỹ thuật của các hợp
tác xã nông nghiệp hầu như không được tăng cường hoặc có thì tăng rất
chậm. Cơ sở vật chất đầu tư cho hợp tác xã như nhà kho, sân phơi, chuồng
trại chăn nuôi tập trung hầu như không sử dụng đến và không có biện pháp xử


13
lý kịp thời nên để lãng phí. Quĩ tích luỹ bằng giá trị về hình thức tuy hàng
năm đều tăng,ví dụ: năm 1984 là 136,2 triệu tăng 6,4 lần so với năm 1980)
song giá trị tư liệu sản xuất lại tăng 11,8 lần, nên vốn mua sắm tư liệu để đầu
tư sản xuất và thâm canh thực tế lại giảm. Bên cạnh đó vốn của hợp tác xã
một phần bị đọng lại trong xã viên. Năm 1984 bình quân xã viên nợ hợp tác
xã 600 ngàn đồng/ 1 hợp tác xã. Phần quĩ lương thực cũng tương tự: năm
1984, tổng quĩ lương thực theo sổ sách hợp tác xã là 94.764 tấn tăng 27000
tấn so với năm 1980 song do nghĩa vụ lương thực không ổn định và tăng
nhanh nên hàng năm hợp tác xã phải trích quĩ lương thực để hoàn thành nghĩa
vụ kể cả quĩ chia cho ngày công. Tình trạng khê đọng sản phẩm trong xã viên
ngày càng tăng, năm 1984 tới 93% số hợp tác xã trong toàn tỉnh có khê đọng
sản phẩm với số thóc khê đọng lên tới 34.537 tấn, gấp 7 lần năm 1981, bình
quân mỗi hợp tác xã khê đọng 124 tấn.
Thu nhập của người nhận khoán từ kinh tế tập thể có chiều hướng giảm

sút vì trừ phần đóng góp với Nhà nước, phần quĩ dành cho tập thể, phần còn
lại chia cho ngày công giảm nên đối với xã viên nhận ruộng khoán thuần tuý
không có nghề phụ thường là thu nhập thấp. Mặt khác do hợp tác xã quản lý
yếu nên hiện tượng “rong công phóng điểm” vẫn còn. Các ngành nghề thủ
công trong nông nghiệp phần lớn là lỗ vốn. Với thực trạng trên, hiện tượng xã
viên trả bớt ruộng khoán có chiều hướng gia tăng. VD, huyện Tiền Hải riêng
vụ xuân 1984 có 25/32 hợp tác xã có xã viên trả bớt ruộng khoán (822 mẫu).
Các hợp tác xã đã phải giảm sản lượng trên diện tích 321 mẫu để giao lại cho
xã viên cấy còn 501 mẫu phải giao cho các đoàn thể, cơ quan cấy trong đó
114 mẫu cho cấy nhưng hợp tác xã không thu sản lượng. Các huyện khác
trong tỉnh cũng đều có hiện tượng trả bớt ruộng khoán như vậy.
Trước thực tế đó, để nông nghiệp phát huy đựoc thế mạnh của mình
đáp ứng được yêu cầu ổn định đời sống nhân dân mà trước hết là người nông


14
dân, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ cho xuất khẩu thì yêu cầu đặt ra
không chỉ đối với Thái Bình mà với toàn miền Bắc là phải có một sự thay đổi
để người nông dân thực sự gắn bó với mảnh ruộng của mình, yên tâm đầu tư
sản xuất nâng cao năng suất lao động. Đó là một tất yếu phù hợp với qui luật
khác quan đòi hỏi Đảng phải nhận thức đúng và đưa ra chủ trương đổi mới
phù hợp để đưa kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng.
1.2. Những quan điểm cơ bản của Đảng về đổi mới kinh tế nông nghiệp
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước
nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội ngày càng trầm trọng, yêu cầu cấp
thiết đặt ra với Đảng ta là phải đổi mới đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) với
tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật đã đề ra
đường lối đổi mới, tạo ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta.

Trên tinh thần đổi mới tư duy, mà trước hết là đổi mới tư duy kinh tế,
đại hội chủ trương đổi mới chính sách kinh tế, chính sách xã hội nhằm giải
phóng một bước lực lượng sản xuất hiện có và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ
quốc tế. Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của
chặng đường đầu tiên là “ ổn định mọi mặt tình hình kinh tế xã hội tiếp tục
xây dựng những tiền đề cần thiết cho nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá xã
hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”. Mục tiêu cụ thể về kinh tế xã hội
trong những năm còn lại của chặng đường đầu là:
1. Sản xuất đủ tiêu dùng và tích luỹ.
2. Bước đầu tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất.
3. Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
4. Tạo chuyển biến tốt về mặt xã hội.


15
5. Đảm bảo nhu cầu quốc phòng và an ninh.
Đối với nông nghiệp Đại hội đã khẳng định những tiềm năng to lớn và
vị trí cực kỳ quan trọng của những tiềm năng đó trong một nền nông nghiệp
nhiệt đới nước ta. Trong bối cảnh đất nước lúc đó, đại hội nhấn mạnh “ phải
giải phóng mọi năng lực sản xuất trước hết và chủ yếu là giải phóng năng lực
sản xuất của hàng chục triệu lao động với hàng chục triệu ha đất đai trong nền
nông nghiệp nhiệt đới này”.
Từ nhận thức đúng đắn đó, Đại hội chủ trương: “Trong 5 năm 19861990, chúng ta tập trung cho mục tiêu số một là sản xuất lương thực và thực
phẩm, đồng thời ra sức mở mang cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp
ngắn ngày, đi liền với xây dựng đồng bộ công nghiệp chế biến, phát triển
mạnh những ngành nghề, gắn lao động với đất đai, rừng biển nhằm khai thác
đến mức cao nhất những tiềm năng đó”. Mục tiêu phải đạt được trong 5 năm
là: “ đảm bảo nhu cầu về ăn của toàn xã hội và bước đầu có dự trữ”. Việc thực
hiện thắng lợi chương trình lương thực thực phẩm chính là biện pháp hàng

đầu nhằm ổn định mọi mặt tình hình kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những
tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong chặng
đường tiếp theo. Để thực hiện được mục tiêu đề ra cho nông nghiệp, Đại hội
chủ trương “ thực hiện một hệ thống các chính sách thực sự khuyến khích sản
xuất lương thực. Hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm và nguời lao
động. Bảo đảm vật tư cần thiết cùng với ổn định mức khoán hợp lý để tạo
điều kiện cho người sản xuất nhận khoán và tự đầu tư thêm để vượt mức
khoán. Miễn thuế nông nghiệp trong một thời gian để khuyến khích những
nơi tăng vụ hoặc mở rộng diện tích” (văn kiện, nxb sự thật, 87, tr58).
Như vậy, ở đại hội VI, đảng chủ trương đổi mới chính sách kinh tế, xã
hội nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng
tiềm tàng của đất nước. Đối với nông nghiệp, phương hướng của đại hội là


16
phải giải quyết cho được vấn đề lương thực, thực phẩm, coi đây là mục tiêu số
một trong những năm đầu công cuộc đổi mới đất nước.
Cụ thể hoá nội dung đường lối đổi mới tại Đại hội VI từ năm 1987
Đảng và Nhà nước đã ra nhiều văn kiện quan trọng nhằm giải quyết những
vấn đề cấp bách đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn.
Tháng 4/1987, Hội nghị Trung ương lần hai (khoá VI) ra Nghị quyết về
“Giải quyết những vấn đề cấp bách về phân phối và lưu thông” trong đó vấn
đề trao đổi hàng hoá giữa nông nghiệp và nông dân được đặt lên hàng đầu với
những nội dung chủ yếu:
“Ngoài thuế là nghĩa vụ đóng góp bắt buộc, nghiêm cấm các ngành, các
cấp giao thêm cho hợp tác xã, tổ đội sản xuất nông nghiệp và hộ nông dân “
nghĩa vụ giao nộp sản phẩm”, cải tiến chính sách thuế nông nghiệp theo
hướng khuyến khích sản xuất, xác định mức khoán hợp lý, mọi quan hệ trao
đổi giữa các tổ chức kinh tế nông nghiệp với hợp tác xã, tổ đội sản xuất và các
hộ nông dân phải tuân theo nguyên tắc bình đẳng, thuận mua vừa bán; chuyển

toàn bộ việc mua, bán lương thực của Nhà nước sang cơ chế hạch toán kinh
doanh xã hội chủ nghĩa, sau khi làm nghĩa vụ lương thực đối với Nhà nước,
các hợp tác xã, tổ đội sản xuất, các hộ nông dân được tự do lưu thông, tiêu thụ
lương thực, thực phẩm và các mặt hàng nông sản hàng hoá khác. ( văn kiện
hội nghị làn 2, tr6 – 9 trong vở tr 12).
Sau Hội nghị TW 2, cuối năm 1987, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật đất đai được công bố vào đầu tháng
1/1988. Đặc biệt tháng 4/1988 Bộ Chính trị BCH TW Đảng ra Nghị quyết số
10 “ Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” với nội dung đổi mới quan
trọng nhất là “ thực sự giải phóng sức sản xuất, gắn sắp xếp, tổ chức lại sản
xuất với cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đem
kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp phát huy được mọi tiềm năng của


17
các thành phần kinh tế, các vùng, các ngành, chuyển nền kinh tế nông nghiệp
nước ta còn mang nặng tính chất tự cung, tự cấp ở nhiều vùng sang sản xuất
hàng hoá theo hướng chyên môn hoá, kết hợp kinh doanh tổng hợp phù hợp
với đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từng bước đưa nông
nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nhằm giải quyết nhu cầu cơ bản về
lương thực, thực phẩm, tăng thêm nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, hàng
hoá cho tiêu dùng và xuất khẩu, phục vụ tốt ba chương trình kinh tế lớn”
(BCHTWĐ NQ10, tr3,4). Nghị quyết 10 của Đảng ra đời đã đem lại thay đổi
lớn trong nông nghiệp, nông thôn nước ta, chính sách giao ruộng đất, đất rừng
cho các hộ nông dân sử dụng đã tạo động lực lớn cho người nông dân yên tâm
đầu tư vào sản xuất và kinh doanh.
Nhằm tiếp tục giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, tháng 3/1989, Hội
nghị TW 6 đã chính thức thừa nhận gia đình xã viên là những đơn vị kinh tế
tự chủ được nhà nước và hợp tác xã khuyến khích làm giàu chính đáng.
Với những chính sách đổi mới của Đảng, trước hết là chính sách đổi

mới về kinh tế nông nghiệp đã có tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh
doanh nông nghiệp. Từ giữa năm 1988, các chủ trương đổi mới của Đảng bắt
đầu đem lại hiệu quả rõ rệt, qua đó, đường lối đổi mới của Đảng bắt đầu được
khẳng định là đúng đắn. Như vậy có thể thấy chính sách ruộng đất và nông
nghiệp của Đảng thể hiện nhất quán những quan điểm:
Thứ nhất: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản
lý. Nhà nước giao ruộng đất ổn định, lâu dài cho mỗi hộ nông dân có nhu cầu
sản xuất nông nghiệp tự chủ sử dụng.
Thứ hai: Trong tương lai, trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn diễn ra quá trình phân công
lao động, đa hạng hóa ngành nghề tại nông thôn thì tất yếu cũng diễn ra quá
trình tập trung ruộng đất vào tay những hộ nông dân có khả năng và sản xuất


18
nông nghiệp giỏi. Đây là điều kiện quan trọng cho nền sản xuất nông phẩm
hàng hoá phát triển trong cơ chế thị trường.
Thứ ba: Hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông
thôn và có vai trò quan trọng, lâu dài trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, kinh tế hộ chỉ có thể phát huy được
hiệu quả của mình khi được liên kết, hợp tác, lại có sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý hỗ trợ của nhà nước.
Những quan điểm cơ bản của Đảng về đổi mới kinh tế nông nghiệp trên
đây thể hiện sự vận dụng sáng tạo quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin về vấn đề ruộng đất trong điều kiện thực tế của Việt Nam khi tiến hành
xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.3. Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp
theo đường lối đổi mới của Đảng (1986- 1995)
Vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào điều kiện thực tế của Thái
Bình, một tỉnh thuần nông, tỉnh uỷ Thái Bình ngay từ rất sớm đã có những

chủ trương, giải pháp nhằm đưa kinh tế của tỉnh, đặc biệt là kinh tế nông
nghiệp thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ.
Tháng 10/1986, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra những
đường lối và mục tiêu phấn đấu chủ yếu của nông nghiệp đến năm 1990 là:
Phát triển nông nghiệp toàn diện để tăng dần và ổn định tổng sản phẩm
nông nghiệp, giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp, tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, đổi mới quản
lý kinh tế, hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp… trong phân phối
lưu thông, đẩy mạnh công tác khoa học kỹ thuật tiếp tục đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật ngày càng tốt hơn.
Với chủ trương “ coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”, thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng và Nghị quyết của Đại hội đảng bộ, tháng


19
5/1987, tỉnh uỷ Thái Bình ra Nghị quyết “ Quyết định một số vấn đề về cơ
chế quản lý trong nông nghiệp”, trong đó khẳng định những năm tới trên mặt
trận nông nghiệp “ cần tập trung mọi cố gắng để đổi mới cơ chế quản lý kinh
tế, tích cực xây dựng cơ chế quản lý kỹ thuật, khắc phục bằng được những
khuyết, nhược điểm trong tổ chức và thực hiện của quá trình sản xuất, tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng bộ, động viên cao độ lực lượng của quần chúng
xã viên, của các cấp, các ngành, nhằm phục vụ đắc lực hiệu quả sản xuất, tăng
cường củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông
nghiệp” (tutb,nq số 02 nq/tv- qd…, hs 1526/cd, tr3).
Để thực hiện được chủ trương trên yêu cầu đối với Tỉnh uỷ cũng như
đối với các cấp, các ngành là phải quán triệt thực hiện được những nội dung
lớn trong nông nghiệp theo tinh thần đổi mới. Trước hết là phải xoá bỏ triệt để
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, từng bước đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của cơ sở. Cụ thể là phải
đổi mới công tác kế hoạch. Khác với cơ chế cũ, kế hoạch nông nghiệp giờ đây

cần phải được xây dựng từ cơ sở, các chỉ tiêu hợp tác xã phải được xác định
từ các hộ gia đình xã viên, phải thực hiện việc ổn định ruộng, ổn định năng
suất và sản lượng khoán đến năm 1990, gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch
phân phối. Đối với các hợp tác xã nông nghiệp, chỉ có thuế nông nghiệp là
nghĩa vụ đóng bắt buộc, còn mối quan hệ trao đổi khác với các tổ chức kinh tế
dịch vụ của nhà nước đều bằng hợp đồng, dựa trên nguyên tắc thuận mua vừa
bán. Trong sản xuất và phân phối phải thực hiện hạch toán kinh tế, xoá bỏ bao
cấp tràn lan, bảo đảm hài hoà các lợi ích. Thứ hai, phải tăng cường cơ sở vật
chất kỹ thuật, tích cực sửa chữa những khuyết điểm, nhược điểm trong tổ
chức và điều hành các quá trình sản xuất. Đối với sản xuất nông nghiệp, vấn
đề quan trọng đặt ra là không vi phạm vào quyền chủ động kinh doanh của
các cơ sở, những cơ quan cấp trên và bộ máy điều hành quản lý hợp tác xã


20
phải chỉ đạo, điều hành được các khâu trong quá trình sản xuất. Để làm được
điều đó thì ngoài việc phải có bộ máy mạnh, cán bộ có phẩm chất và năng
lực, thì điều quan trọng là phải có cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết và tổ
chức sản xuất phù hợp. Về cơ sở vật chất, phải tiếp tục rà soát để hoàn chỉnh
thêm qui hoạch thuỷ lợi, thuỷ nông, hoàn thiện các công trình nối tiếp để phát
huy tác dụng của các công trình chính đã xây dựng, khôi phục lại các công
trình lấy nước, nạo vét kênh mương, san cao lấp trũng, nâng cao chất lượng
và khả năng sử dụng của các công trình hiện có. Bên cạnh đó cũng cần chú
trọng củng cố, chấn chỉnh các tổ chức dịch vụ, kỹ thuật, sửa đổi một số chính
sách cho phù hợp đối với trồng trọt, chăn nuôi và nghề thủ công.
Với chủ trương đổi mới được Tỉnh uỷ Thái Bình cụ thể hoá trong từng
chính sách trong nông nghiệp, năm 1987, năm đầu tiên thực hiện đường lối
đổi mới của Đảng, nông nghiệp Thái Bình đã có những bước phát triển mới.
Về lúa, tổng diện tích gieo cấy năm 1987 là 212.480 ha tăng hơn năm 1986 là
2,2%. Mặc dù điều kiện thời tiết không thuận lợi (vụ xuân thời tiết ẩm điển

hình trong vòng 100 năm) nhưng năng suất cả năm của tỉnh vẫn đạt 6,634 tấn/
ha, cao nhất là Hưng Hà 8,109 tấn/ ha, huyện thấp nhất là huyện Tiền Hải cũng
đạt 5,49 tấn/ha. Các cây trồng khác như ngô, khoai, đậu tương cũng đạt năng
suất khá. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 605.900 tấn, tăng 100.000 tấn
so với năm 1986. Kết quả trên đã mở ra hướng và triển vọng mới trong nông
nghiệp, năng suất 7 tấn/ ha và giải quyết vấn đề lương thực đang đặt ra.
Năm 1986 đường lối đổi mới của Đảng bắt đầu vào cuộc sống và phát
huy tác dụng trong phát triển sản xuất. Đối với nông nghiệp đã đạt thành tựu
hết sức quan trọng, ngăn chặn được đà giảm sút những năm trước. Tuy nhiên,
yêu cầu đặt ra lúc này là phải có một cơ chế, chính sách phù hợp để phát huy
cao độ khả năng tiềm tàng trong nông nghiệp, khắc phục những hạn chế của
khoán 100 thực hiện từ năm 1981. Tháng 4/1988, Bộ Chính trị, BCH TW


21
Đảng ra Nghị quyết số 10 NQ/ TW về “ Đổi mới cơ chế quản lý trong kinh tế
nông nghiệp” nhằm tiếp tục nâng cao và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế
nông nghiệp, mở đường cho sức sản xuất phát triển. Quán triệt tinh thần của
Nghị quyết 10, tỉnh uỷ Thái Bình đã nhanh chóng triển khai nghiên cứu và
thực hiện tới các cấp, các ngành, đoàn thể và người lao động trong toàn tỉnh.
Nghị quyết 10 hay “khoán 10” như một luồng gió mới, tạo đà phát triển cho
nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng được yêu cầu của cơ sở và người lao động
nên đã nhanh chóng được cơ sở và quần chúng tiếp thu thực hiện.
Trước hết, với cơ chế khoán gọn theo đơn vị gia đình xã viên và giao
quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho hộ nhận khoán, đã đề cao tính tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về sản xuất nên đã khai thác được tiềm năng đất đai,
lao động, tiền vốn, vật tư, cơ sở vật chất của cả ba khu vực Nhà nước, tập thể
và hộ gia đình để đầu tư tập trung cho sản xuất. Tình trạng bao cấp tràn lan về
cơ bản được xoá bỏ, lợi ích của hộ nhận khoán vì thế mà tăng lên so với trước
đây. Hộ nông dân xã viên đã chủ động trong việc đầu tư, tăng vụ để tăng năng

suất và sản lượng cây trồng. Tình trạng người nông dân trả bớt ruộng khoán
được khắc phục, các hiện tượng tiêu cực trong phân phối thu nhập của hợp tác
xã trước đây. Thứ hai, khoán 10 đã đề ra và giải quyết đúng các mối quan hệ
về lợi ích, gắn được chính sách kinh tế với chính sách xã hội nên đã tạo động
lực cho người nông dân yên tâm sản xuất và nhanh chóng hoàn thành mọi
nghĩa vụ với nhà nước. Đây là điều kiện quan trọng giải quyết tình trạng khê
đọng sản phẩm trong xã viên trước đây. Thêm vào đó, khoán 10 thực sự coi
hộ gia đình là một đơn vị sản xuất, là tế bào quan trọng của kinh tế tập thể,
tiềm năng của các hộ gia đình được phát triển theo hướng toàn diện cả lúa,
màu, cây công nghiệp, chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ… do đó đã nhanh
chóng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh sang hướng sản xuất hàng hoá.


22
Trong năm 1988, Tỉnh uỷ Thái Bình đã ra nhiều Nghị quyết quan trọng
nhằm nhanh chóng triển khai và đưa khoán 10 vào thực tiễn sản xuất như
Nghị quyết 02 NQ/TU, Nghị quyết số 06 NQ/ TU về những vấn đề đổi mới
cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, Nghị quyết số 10 NQ/TU về “Tiếp tục
đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp” theo tinh thần NQ
02 của Tỉnh uỷ và NQ 10 của Bộ chính trị… trong đó Tỉnh ủy đã đề ra những
chủ trương và biện pháp lớn để thực hiện tốt chủ trương đổi mới quản lý kinh
tế nông nghiệp như:
- Phải thực sự giải phóng sức sản xuất, gắn sắp xếp, tổ chức lại sản xuất
với cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và đưa tiến bộ
kỹ thuật vào nông nghiệp. Phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế,
các ngành, chuyển nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh còn mang nặng tính chất
tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo hướng chuyên môn hóa. Kết hợp
với kinh doanh tổng hợp, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của
từng vùng, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nhằm giải
quyết cơ bản vấn đề lương thực, thực phẩm, nguồn nguyên liệu của cây công

nghiệp, hàng hóa cho tiêu dùng, xuất khẩu, phục vụ tốt 4 chương trình kinh tế,
xã hội của tỉnh.
- Giải quyết đúng đắn các mối quan hệ về lợi ích nhất là đảm bảo lợi
ích chính đáng cho người sản xuất, trước hết đối với người trồng lúa, không
ngừng cải thiện đời sống nhân dân lao động.
- Mở rộng dân chủ và đề cao pháp chế, xây dựng đời sống nông thôn
mới xã hội chủ nghĩa.
- Đổi mới về tổ chức và cán bộ phù hợp với cơ cấu kinh tế và cơ chế
quản lý mới làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, của
đội ngũ cán bộ, đảng viên theo yêu cầu của cuộc vận động. ( nq10 nq/tu, lưu
hành ban tuyên giáo tỉnh ủy số 1526/cd tr3,4)


23
Tỉnh ủy chỉ đạo các địa phương căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế,
kỹ thuật, xã hội, trình độ quản lý của cán bộ, nghề nghiệp của hợp tác xã và
xã viên mà chỉ đạo các hợp tác xã xác định hình thức, qui mô, tổ chức,
phương hướng sản xuất kinh doanh, phương thức quản lý, hình thức phân
phối tiêu thụ sản phẩm để phát triển mạnh sản xuất hàng hóa, không ngừng
nâng cao thu nhập và đời sống xã viên, tăng tích lũy tái sản xuất mở rộng, làm
tròn nghĩa vụ với Nhà nước.
Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Tỉnh ủy đã đề
ra những biện pháp lớn để thực hiện có hiệu quả, công bằng việc giao khoán
ruộng đất và tư liệu sản xuất cho người lao động. Về giao ruộng khóan phải
đảm bảo các nguyên tắc:
- Trừ những người già cả neo đơn không nơi nương tựa được hợp tác
xã hàng vụ, hàng năm trích quĩ xã hội giúp đỡ còn tất cả mọi người trong
hợp tác xã đều có đất đai sản xuất để đảm bảo tự túc phần lương thực theo
nhu cầu cơ bản của bản thân và gia đình, phần diện tích còn lại sau khi đã
trừ phần theo nhu cầu cơ bản không chia bình quân lao động mà phải giao

theo khả năng lao động và điều kiện sản xuất của từng hộ xã viên, tránh giao
manh mún, phân tán nhưng cũng không được giao tập trung cho một số
người. Về ruộng đất, có thể chia thành hai quĩ đất: ruộng giao theo nhu cầu
cơ bản và ruộng giao theo khả năng.
- Đối với tư liệu sản xuất và những tài sản khác của hợp tác xã, tùy theo
tính chất, đặc điểm của từng loại mà chuyển quyền sở hữu hoặc giao quyền
quản lý, sử dụng cho hộ gia đình và người lao động theo hình thức như: mua
đứt bán đoạn, đấu thầu hoặc bán khoán. Hợp tác xã chỉ giữ lại những cơ sở
vật chất phục vụ trực tiếp việc điều hành chung, phù hợp với cơ chế quản lý
mới, nhưng cũng phải khoán gọn cho xã viên bảo quản. Hợp tác xã nắm định
mức đơn giá khoán để điều hành dịch vụ.


24
Thực hiện chủ trương trên có thể xuất hiện hai khuynh hướng: khuyến
khích người nhận thầu làm tốt hơn, đồng thời cũng phải chấp nhận xuất hiện
khuynh hướng cạnh tranh.
Khi hộ gia đình được thừa nhận là một đơn vị sản xuất họ đảm nhiệm
tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. Hợp tác xã lúc này đóng vai trò điều
hành sản xuất thông qua qui hoạch, kế hoạch định mức kinh tế, kỹ thuật, qui
trình sản xuất. Để phù hợp với cơ chế quản lý mới thì yêu cầu đặt ra đối với
các hợp tác xã là phải sắp xếp lại bộ máy cho gọn nhẹ, có hiệu quả, phân công
mỗi người có thể kiêm nhiệm nhiều việc.
Các Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh ủy nhằm triển khai thực hiện Nghị
quyết 10 của Bộ chính trị đã tạo ra những bước chuyển biến mới về chất trong
nông nghiệp nông thôn Thái Bình. Nội dung của nó không chỉ bó hẹp ở cơ
chế quản lý mà có tầm chiến lược cơ bản, là chủ trươg chính sách lớn đối với
nông thôn, giải quyết được cả ba nội dung cấu thành của quan hệ sản xuất.
Những chủ trương, định hướng và biện pháp lớn trong các Nghị quyết của
Tỉnh ủy là thực sự coi khoán là động lực để phát triển sản xuất. Bản chất bên

trong của động lực khoán là sản xuất hàng hóa. Triển khai chủ trương của các
Nghị quyết trên, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các ngành, các huyện, thị ủy phải dựa vào
những nhiệm vụ, đặc diểm kinh tế, xã hội và kinh nghiệm thực tiễn mà chọn
những khâu, những nội dung trọng tâm của nghị quyết cho phù hợp.
Ngay trong năm đầu tiên thực hiện khoán 10, nông nghiệp nông thôn
Thái Bình đã đạt được những kết quả bước đầu hết sức quan trọng. Mặc dù
mới dược triển khai trong thời gian ngắn nhưng tư tưởng, quan điểm đổi mới
đã được xác định. Cơ chế chính sách đã từng bước được cụ thể hóa và vận
dụng đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Cơ
chế bao cấp từng bước được xóa bỏ, lợi ích kinh tế được giải quyết theo chiều
hướng tăng cho người lao động nên đã tạo được động lực mới, tiềm năng sản


×