Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

sự lãnh đạo của đảng bộ hải phòng đối với kinh tế nông nghiệp từ 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 135 trang )

ĐẠI
HỌC
QUỐC
GIA

NỘI
ĐẠI
HỌC
QUỐC
GIA

NỘI
TRƯỜNG
ĐẠI
HỌC
KHOA
HỌC
HỘI
NHÂN
VĂN
TRƯỜNG
ĐẠI
HỌC
KHOA
HỌC
XÃXÃ
HỘI
VÀVÀ
NHÂN
VĂN
--------


----------------
---------

ĐOÀN
THỊ
THU
HẰNG
ĐOÀN
THỊ
THU
HẰNG

SỰLÃNH
LÃNHĐẠO
ĐẠOCỦA
CỦAĐẢNG
ĐẢNGBỘ
BỘHẢI
HẢIPHÒNG
PHÒNG
SỰ
ĐỐIVỚI
VỚIKINH
KINHTẾ
TẾNÔNG
NÔNGNGHIỆP
NGHIỆP
ĐỐI
TỪNĂM
NĂM2001

2001ĐẾN
ĐẾN2010
2010
TỪ

LUẬN
VĂN
THẠC
LỊCH
LUẬN
VĂN
THẠC
SĨSĨ
LỊCH
SỬSỬ

HÀ NỘI – 2011
HÀ NỘI – 2011


ĐẠI
ĐẠIHỌC
HỌCQUỐC
QUỐCGIA
GIAHÀ
HÀNỘI
NỘI
TRƯỜNG
ĐẠI
HỌC

KHOA
HỌC

HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘIVÀ
VÀNHÂN
NHÂNVĂN
VĂN
-----------------
-----------------

ĐOÀN
ĐOÀNTHỊ
THỊTHU
THUHẰNG
HẰNG

SỰ
SỰ LÃNH
LÃNH ĐẠO
ĐẠO CỦA
CỦA ĐẢNG
ĐẢNG BỘ
BỘ HẢI
HẢI PHÒNG
PHÒNG
ĐỐI
ĐỐI VỚI
VỚI KINH
KINH TẾ

TẾ NÔNG
NÔNG NGHIỆP
NGHIỆP
TỪ
TỪ NĂM
NĂM 2001
2001 ĐẾN
ĐẾN NĂM
NĂM 2010
2010
Chuyên
Chuyênngành:
ngành:Lịch
Lịchsử
sửĐảng
ĐảngCộng
Cộngsản
sảnViệt
ViệtNam
Nam

Mãsố:
số:602256
602256

LUẬN
LUẬNVĂN
VĂNTHẠC
THẠCSĨ
SĨLỊCH

LỊCHSỬ
SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH LÊ


HÀNỘI
NỘI––2011
2011


MỤC LỤC

Mở đầu .................................................................................................................4
Chương 1: KHÁI QUÁT KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG NHỮNG
NĂM 1986-2000 ...................................................................................................10

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố .........................................10
1.2. Quá trình thực hiện đổi mới trong nông nghiệp (1986-2000) .................16
1.3. Thành tựu cơ bản của 15 năm đổi mới ............................................................. 40
Chương 2: ĐẢNG BỘ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 ..........................................................48

2.1. Chủ trương của Thành ủy Hải Phòng về phát triển kinh tế nông nghiệp
(2001-2010) .....................................................................................................48
2.2. Những chuyển biến của kinh tế nông nghiệp Hải Phòng (2001-2010)....65
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ....................88

3.1. Nhận xét ....................................................................................................88
3.2. Một số kinh nghiệm và kiến nghị .............................................................98

KẾT LUẬN .......................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................107

Phụ Lục............................................................................................................115

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTQG

: Chính trị quốc gia

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

UBND

: Ủy ban nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

NXB

: Nhà xuất bản

NQ


: Nghị quyết

TU

: Thành ủy

TW

: Trung ương

XHCN

: Xã hội chủ

2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh tốc độ tăng trưởng GDP của Hải Phòng với mức
bình quân chung của cả nước..........................................................................37
Bảng 1.2: Số liệu phản ánh cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân
theo nhóm ngành kinh tế..................................................................................37
Bảng 1.3: Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản Hải Phòng 19902000....................................................................................................................42
Bảng 1.4: Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm của Hải Phòng
1985-2000...........................................................................................................43
Bảng 1.5: Chăn nuôi gia súc, gia cầm...................................................44
Biểu đồ 2.1: So sánh cơ cấu GDP thành phố năm 2001, 2010.............66
Biểu đồ 2.2: So sánh cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 2001-2010.67
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất đai của Hải Phòng (1-10-2009).....68

Bảng 2.4: Số lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm (2001-2010)...............74
Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp (2001-2010)..................79

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là vấn đề luôn được coi trọng đối với mỗi quốc gia, vì nó
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, cung cấp nguyên liệu cho phát triển
công nghiệp, xuất khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho nền
kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho đa số người dân vùng nông thôn. Chính vì
vậy, một đất nước nông nghiệp với số lượng dân chủ yếu sống ở nông thôn và
làm nghề nông như Việt Nam hiện nay thì phát triển nông nghiệp, nông thôn
giữ một vị trí quan trọng. Trong những năm gần đây, việc thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, nhất là ở những thành phố lớn như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và một số địa phương khác làm cho
đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp một cách đáng kể, đe dọa đến việc đảm
bảo an ninh lương thực. Dân số Việt Nam ngày một tăng cũng là một nguyên
nhân dẫn đến lượng đất đai dành cho nông nghiệp giảm. Để đảm bảo an ninh
lương thực chúng ta cần phải có những giải pháp trong phát triển sản xuất nông
nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đai một cách có hiệu quả. Một trong những
đường lối chỉ đạo đúng đắn vấn đề sử dụng quỹ đất nông nghiệp là đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 cấp quốc gia,
cách thủ đô Hà Nội 103 km về phía Đông, là địa phương có cả 3 vùng kinh tế
đặc trưng: thành thị, nông thôn và hải đảo. Hải Phòng có địa thế nổi trội - một
thành phố Cảng, nằm ở vị trí hướng ra biển Đông, cửa chính ra biển, là đầu mối
giao thông quan trọng. Trong lịch sử nơi đây được coi là vùng đất quan yếu và
phên dậu phía đông của Tổ quốc với tên gọi Hải tần phòng thủ. Chính vì thế,

Hải Phòng được xác định trong Nghị quyết 32/BCT: “một cực tăng trưởng của
vùng kinh tế động lực phía Bắc; một trọng điểm kinh tế biển đảo; có vị trí trọng
yếu cả về kinh tế, quốc phòng – an ninh”.[8]
4


Nằm trong vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, có điều kiện tự nhiên
thuận lợi, với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp: trồng cây lương
thực, hoa màu, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hương liệu, trồng rừng
và các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản…
Hiện nay, Hải Phòng có 54% dân số sống ở nông thôn tham gia vào sản xuất
các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản… nên kinh tế nông nghiệp giữ
một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của thành
phố. Với nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như
thực hiện các biện pháp hỗ trợ giống, vật nuôi có chất lượng cho nông dân, tổ
chức các lớp tập huấn, đào tạo kĩ thuật, phương pháp mới, đưa khoa học kỹ
thuật áp dụng vào sản xuất, thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp, chuyển diện
tích đất trồng kém năng suất, đất chua mặn sang nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ cho
nông dân vay mua máy móc, cơ khí phục vụ sản xuất, khuyến khích phát triển
kinh tế trang trại… nông nghiệp Hải Phòng đạt được nhiều thành tựu vượt bậc,
đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Có được điều đó chính là sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng bộ Hải Phòng, góp phần vào thực hiện thắng lợi chung
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước.
Do vậy, việc nghiên cứu và tổng kết các đường lối chủ trương về xây
dựng kinh tế, xã hội của Đảng là việc làm cần thiết đối với quốc gia và từng địa
phương để có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn sinh động của cuộc sống.
Nhằm góp phần sáng tỏ vấn đề trên, tôi chọn: “Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải
Phòng đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ lịch sử.
2. Tình hình nghiên cứu

Phát triển kinh tế nông nghiệp là một đường lối cơ bản của Đảng và Nhà
nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vấn đề này được
5


nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về việc
tổng kết công tác chỉ đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn trên phạm vi cả nước cũng như ở một số địa phương đã tiến hành và
có nhiều công trình có giá trị thực tiễn.
Khoa Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, trường Đại học Kinh
tế quốc dân: Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam bước vào thế kỉ XXI, Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 2001; PGS. TS Nguyễn Sinh Cúc: Nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2002), Nhà xuất bản Thống kê, Hà
Nội năm 2003; TS Đặng Văn Thắng, TS Phạm Ngọc Dũng: Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế công – nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Hồng – Thực trạng và triển
vọng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2003; Đặng Kim Sơn với
công trình nghiên cứu Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm sau đổi mới,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2006; Nguyễn Hữu Tiến: Phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội năm 2008…
Đứng trên góc độ nghiên cứu về địa phương, các công trình nghiên cứu
về kinh tế nông nghiệp vẫn còn hạn chế. Ở Hải Phòng, một số công trình nghiên
cứu liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo của Đảng bộ với phát triển kinh tế đã
được xuất bản như: Đảng bộ Thành phố Hải Phòng: Lịch sử Đảng bộ Hải
Phòng (1975-2000), tập III, Nhà xuất bản Hải Phòng, 2002; Cục Thống kê Hải
Phòng: Kết quả đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản thành phố Hải Phòng thời kỳ 1991-2002, Hải Phòng 2003; Thành ủy Hải
Phòng: Đảng bộ Hải Phòng những thành tựu 5 năm đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất
bản Hải Phòng, 2005; Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố: Kinh tế Hải Phòng 50
năm xây dựng và phát triển (1955-2005), Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội

2005; Thành ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố: Hải Phòng
những chặng đường lịch sử, Nhà xuất bản Hải Phòng 2010… Ngoài ra có một
6


số công trình luận văn đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Phòng với phát
triển kinh tế nói chung cũng như kinh tế nông nghiệp nói riêng. Nguyễn Thị
Anh (2006): Đảng bộ huyện An Dương (Hải Phòng) lãnh đạo phát triển kinh tế
thời kỳ 1986-2005 (Luận văn Thạc sĩ lịch sử); Nguyễn Văn Thông (2007):
Đảng bộ An Lão Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm
1988 đến năm 2006 (Luận văn Thạc sĩ lịch sử). Mới đây nhất là luận văn tốt
nghiệp của - Nguyễn Thúy Hoa (2011): Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh
đạo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm 1996 – 2006 (Luận văn
Thạc sĩ lịch sử).
Tuy nhiên chưa có một công trình riêng nào tập hợp, nghiên cứu, đánh
giá có hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Phòng đối với kinh tế nông
nghiệp thời kỳ 2001-2010 – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Luận văn trình bày hệ thống quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
Hải Phòng trong lĩnh vực kinh tế nông – lâm – thủy sản giai đoạn 2001-2010
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn có nhiệm vụ thu thập, bổ sung và xử lý
nguồn tài liệu liên quan đến đề tài một cách khoa học để phục vụ mục đích
nghiên cứu. Trên cơ sở đó, phân tích và đánh giá một cách khách quan quá trình
Đảng bộ lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa hiện đại hóa, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo tiếp
theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ chủ trương của Đảng
bộ địa phương trong phát triển kinh tế nông nghiệp thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hải Phòng.
7


- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu kinh tế nông nghiệp từ 20012010. Để đảm bảo nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề, luận văn có đề cập
đến cả những giai đoạn trước.
- Không gian: tập trung nghiên cứu tại địa bàn Hải Phòng.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu: Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, luận văn khai thác và
sử dụng một số nguồn tài liệu khác nhau. Cụ thể:
- Nguồn tài liệu thành văn:
+ Các văn bản Nghị quyết, Chỉ thị, Chương trình hành động, chủ trương
của Đảng và Đảng bộ Hải Phòng trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn.
+ Các tác phẩm sách, báo, tạp chí có liên quan đến đề tài.
- Các số liệu thống kê.
Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành vấn đề nghiên cứu, luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp lịch sử, phương pháp logic.
Bên cạnh đó, sử dụng một số phương pháp: liệt kê, thống kê, tổng hợp, so sánh,
đối chiếu, phân tích, đánh giá… nhằm giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về mặt khoa học: Luận văn tập trung trình bày quá trình lãnh đạo của
Đảng bộ Hải Phòng về phát triển kinh tế nông nghiệp thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; trên cơ sở đó thấy được những thành tựu phát triển
của nông nghiệp Hải Phòng.

8



- Về mặt thực tế: Luận văn góp phần tổng kết thực tiễn, bổ sung tư liệu về
quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Hải Phòng trong phát triển kinh tế xã hội thành
phố, làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương, căn cứ hoạch định
chính sách phát triển nông nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của
luận văn bao gồm các chương như sau:
Chương 1: Khái quát kinh tế nông nghiệp Hải Phòng những năm
1986-2000
Chương 2: Đảng bộ Hải Phòng lãnh đạo xây dựng kinh tế nông
nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010
Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm

9


Chương 1
KHÁI QUÁT KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG
NHỮNG NĂM 1986-2000
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố
1.1.1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm ở phía Đông Bắc Tổ quốc, trong
hệ tọa độ địa lý: 20051’59’’ vĩ độ bắc và 106040’57’’ kinh độ đông, cách thủ đô
Hà Nội 102 km, phía Bắc giáp Quảng Ninh, phía Nam giáp Thái Bình, phía Tây
giáp Hải Dương và phía Đông giáp Vịnh Bắc bộ với bờ biển trải dài mang lại
cho Hải Phòng một vị thế quan trọng. Hải Phòng là đầu mối giao thông trong
nước, quốc tế và khu vực, là cửa ngõ của miền bắc, nằm trong tam giác kinh tế,
vùng kinh tế động lực của miền Bắc.
Địa hình Hải Phòng phong phú, đa dạng với phần lớn diện tích đất liền và
vùng biển đảo, có đồng bằng và núi rừng. Diện tích đất tự nhiên là 1.519,2 km2

(chiếm khoảng 0,45% diện tích đất tự nhiên cả nước) [64, tr.9], được phân bố
với phần phía bắc như một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi, trong
khi phần phía nam lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một đồng bằng
ven biển, có bờ biển dài trên 120 km và rất nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên
biển, lớn nhất là đảo Cát Bà, xa nhất có đảo Bạch Long Vỹ. Biển và bờ biển,
hải đảo tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hùng vĩ cho thành phố duyên hải
Hải Phòng. Với những lợi thế về vùng đồng bằng màu mỡ, biển, rừng và hải
đảo, có vị trí trọng yếu, Hải Phòng được coi như là nước Việt Nam thu nhỏ, nơi
đây hội tụ đầy đủ mọi điều kiện để phát triển. Đây chính là một đặc thù quan
trọng tạo ra lợi thế cho địa phương phát triển kinh tế, xã hội.

10


Trên cơ sở những tiềm năng lớn đó, Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng tận
dụng tối đa mọi nguồn lực để xây dựng phát triển kinh tế - xã hội nói chung,
kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Hải Phòng có nguồn tài nguyên biển dồi dào với gần 1000 loài tôm, cá
và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể,
đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư… được thị trường thế giới
ưa chuộng, đây là một lợi thế trong chỉ đạo phát triển ngành thủy sản trên nhiều
phương diện cả về nuôi trồng, đánh bắt cũng như chế biến. Biển Hải Phòng có
nhiều bãi cá lớn, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vỹ với trữ lượng cao
và ổn định. Có nhiều vùng triều ven bờ, ven đảo, bãi triều cửa sông rộng lớn
trên 12.000 ha, tạo ra sự đa dạng sinh thái nước mặn và nước lợ để khai thác và
nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, biển đem lại nguồn lợi muối
quan trọng phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, phân bố chủ yếu ở 2
huyện Cát Hải, Đồ Sơn. Chính vì thế, đây là hai trung tâm nghề muối và nghề
cá của Hải Phòng.
Hải đảo – các đảo Cát Hải, Cát Bà và Bạch Long Vỹ là một bộ phận quan

trọng về kinh tế, quốc phòng của thành phố và toàn quốc gia. Cát Hải là một
đảo cát bằng phẳng, nằm giữa cửa Nam Triệu và Lạch Huyện tạo ra một vùng
sinh thái đặc hữu nơi cửa biển Hải Phòng. Quần đảo Cát Bà, gồm hơn 300 đảo
lớn nhỏ, có rừng Quốc gia và là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đảo Bạch Long
Vỹ - đuôi rồng trắng – như hòn ngọc giữa biển khơi, một điểm dịch vụ nghề cá
lớn tại vịnh Bắc Bộ. Đặc điểm đất, biển, đảo đã tạo cho Hải Phòng có hệ thống
thực vật phong phú, đa dạng, nhiều loài quý hiếm, tập trung trên đảo Cát Bà,
tạo ra tiềm năng lớn về thủy, hải sản. [64, tr.12]
Tài nguyên rừng của Hải Phòng rất đa dạng. Có rừng nước mặn, rừng cây
lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây… đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với
11


thảm thực vật phong phú, trong đó có những loại thảo mộc, muông thú quý
hiếm… không chỉ với vai trò giữ gìn độ phì nhiêu cho đất, chống sói mòn, lở, lũ
mà còn giúp ngành Lâm nghiệp Hải Phòng phát triển bền vững, làm lá phổi
điều hòa môi trường sinh thái cho thành phố.
Tài nguyên đất: trong tổng diện tích đất tự nhiên của Hải Phòng năm
2010: 1.519,2 km2, đất nông nghiệp chiếm 84.984 ha (55,8%), đất phi nông
nghiệp là 62.519 ha (41,1%), đất chưa sử dụng là 4.707 ha (3,1%). Diện tích đất
sản xuất nông nghiệp bình quân theo đầu người là 568m2/nhân khẩu [31, tr.30].
Ngoài vùng đất đồng bằng phù hợp để phát triển nông nghiệp với hệ số sử dụng
cao trên 2 lần, Hải Phòng còn có nhiều vùng đồi núi, rất thích hợp phát triển
lâm nghiệp, xây dựng kinh tế trang trại theo chương trình 327 và mô hình VAC.
Mạng lưới sông ngòi ở Hải Phòng có mật độ dày đặc vào loại nhất cả
nước (0,8km/km2) [55], gồm các sông lớn như Bạch Đằng, Hàn, Cấm, Lạch
Tray, Văn Úc, Mía, Mới, Thái Bình, Luộc, Hóa… và các sông nhánh như
Chung Mỹ, Lịch Sỹ, Giá, Trạm Bạc, Đa Độ, Kinh Đông… Hầu hết các sông lớn
đều là sông nhánh cấp 2 hoặc cấp 3 của hệ thống sông chung, hướng chảy chủ
yếu là tây bắc – đông nam với độ uốn khúc lớn. Nằm trong vùng đồng bằng

châu thổ hạ lưu của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nên Hải Phòng có
nhiều tiềm năng về nước mặt, có lưu lượng phù sa khá, thuận lợi cho tưới tiêu
đồng ruộng và mang lại nguồn phù sa bồi đắp cho đồng ruộng. Ngoài ra, phù sa
bồi lắng ở các cửa sông góp phần lấn biển làm tăng diện tích đất đai cho thành
phố (năm 2000: diện tích đất tự nhiên của Hải Phòng là: 1.507,6 km2 [11, tr.39];
năm 2010: 1.519,2 km2).
Khí hậu Hải Phòng thuộc vùng ảnh hưởng của gió mùa, nhiệt độ trung
bình trong năm là 23-240C với lượng mưa trung bình hàng từ 1.600 – 1.800
mm, độ ẩm trung bình 85-86% nhờ đó rất thuận lợi cho các loại cây trồng.
12


Nhờ có đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và vị trí địa lý đó mà Hải Phòng có
nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng giống loài, cây trồng có giá trị
kinh tế cao. Với truyền thống thâm canh của nông dân vùng châu thổ sông
Hồng, sông Thái Bình, vị trí thuộc khu vực có nền kinh tế phát triển năng động
của khu công nghiệp, cảng biển, du lịch, dịch vụ; sản xuất nông nghiệp Hải
Phòng đã và đang hình thành các vùng sản xuất nông sản đặc trưng như: rau,
hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây công nghiệp truyền thống, sản xuất lương thực,
thực phẩm, các loại gia súc, gia cầm và sản phẩm vật nuôi đặc hữu của vùng
Duyên hải phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cơ cấu cây trồng vật
nuôi bước đầu có sự chuyển đổi theo hướng nâng cao giá trị thu nhập, khai thác
có hiệu quả các điều kiện của từng vùng sinh thái trên địa bàn Hải Phòng. Đây
chính là nền tảng để thành phố phát triển nông nghiệp một cách bền vững theo
hướng sản xuất hàng hóa.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thành phố Hải Phòng là đô thị trung tâm cấp quốc gia, có vị trí quan
trọng về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc bộ và cả nước.
Địa danh tỉnh Hải Phòng – thành phố Hải Phòng được xác lập cách đây 123
năm (1987 và 1888-2010) nhưng được hình thành trên vùng đất có bề dày lịch

sử, văn hóa lâu đời.
Hải Phòng gồm 15 đơn vị hành chính: các quận Hồng Bàng, Lê Chân,
Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh; các huyện Thủy Nguyên,
Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, An Dương, Kiến Thụy, và 2 huyện đảo Cát Hải,
Bạch Long Vỹ, với tổng số 224 đơn vị xã, phường, thị trấn.
Dân số tính đến năm 2009 là 1.841,65 nghìn người trong đó dân thành thị
là 849 ngàn người (chiếm 46%), dân nông thôn là 992,65 ngàn người (chiếm
54% trong đó đến 50% dân số nông nghiệp). Mật độ dân số trung bình:
13


1.212/m2 thuộc loại cao so với mức bình quân chung của cả nước. Dân số Hải
Phòng tương đối trẻ, chiếm khoảng 75% dân số trong độ tuổi lao động (khoảng
1.453.433 người ở độ tuổi lao động từ 15 trở lên) [14, tr.17-18]. Đây không chỉ
là lợi thế quan trọng của thành phố về phương diện cung cấp nguồn lao động
dồi dào cho phát triển kinh tế mà còn là thị trường đầy tiềm năng để tiêu thụ sản
phẩm nông, công nghiệp, dịch vụ.
Hải Phòng có hệ thống giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường hàng không, và trên hết có hệ thống cảng biển lớn thứ hai Việt Nam và
một sân bay quốc tế và các tuyến đường này đều là những tuyến giao thông
huyết mạch của miền Bắc, cả nước cũng như quốc tế.
Hải Phòng là một thành phố Cảng, động lực kinh tế của khu vực phía
Bắc, thuộc tam giác kinh tế quan trọng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có
vùng nông thôn rộng lớn, nhiều tiềm năng để đa dạng hóa sự phát triển kinh tế,
kể cả kinh tế nông nghiệp. Sản lượng lương thực, chăn nuôi và thủy hải sản
tăng nhanh qua các năm. Các sản phẩm nông nghiệp không chỉ đảm bảo nông
sản hàng hóa cho dân cư, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp mà còn hỗ trợ
lương thực cho các tỉnh phía Bắc cũng như xuất khẩu. Ngoài sản xuất lúa gạo,
nông nghiệp Hải Phòng còn có thế mạnh về sản xuất các loại rau, củ, quả,
hương liệu, thủy hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Kinh tế nông nghiệp Hải

Phòng hàng năm đóng góp trên 10% GDP cho thành phố với việc sản xuất và
cung cấp khoảng 500 ngàn tấn lương thực (gồm thóc và ngô); trên 200 ngàn tấn
rau; trên 100 ngàn tấn quả các loại, hơn 50 ngàn tấn thịt hơi gia súc, gia cầm;
trên 50 ngàn tấn thủy sản các loại và nhiều mặt hàng nông sản khác có giá trị
kinh tế cao như đậu tương, lạc, thuốc lào, trứng, mật ong, hoa, cây cảnh…đảm
bảo nguồn sống cho thành phố và tham gia xuất khẩu.

14


Với đặc thù của vị trí địa lý, Hải Phòng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi
tiếng như Đồ Sơn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ phục vụ phát triển kinh tế du lịch.
Cùng với Bãi Cháy, Vịnh Hạ Long, Trà Cổ của Quảng Ninh, các địa danh trên
của Hải Phòng tạo thành hành lang du lịch có sức thu hút lớn đối với du khách
trong nước và quốc tế. Hiện nay, loại hình du lịch sinh thái đang được phát triển
phổ biến tại Hải Phòng với các tour du lịch về những miền quê còn lưu giữ
được nét cổ truyền, các di sản văn hóa, các làng nghề truyền thống.
Hải Phòng trong lịch sử là một thành phố công nghiệp truyền thống, các
sản phẩm công nghiệp cung cấp, phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Hải Phòng ngày nay có gần 20 cụm, khu công nghiệp, được đánh giá là một
trong những địa phương đi đầu trong việc xây dựng các khu công nghiệp (từ
năm 1994). Ngành công nghiệp Hải Phòng đã góp phần quan trọng trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi
mới.
Các điều kiện trên cho thấy Hải Phòng có đầy đủ tiềm năng lợi thế để
phát triển một nền nông nghiệp hiện đại với hướng sản xuất hàng hóa cạnh
tranh. Tuy nhiên đó cũng là thách thức không nhỏ của thành phố.
Dân số đông, bình quân ruộng đất thấp, số thửa ruộng lại chia cắt, manh
mún rất khó khăn trong việc đưa nông nghiệp Hải Phòng trở thành nền sản xuất
hàng hóa với quy mô lớn. Trong những năm qua, sức ép tăng dân số cũng trở

thành gánh nặng trong phát triển kinh tế - xã hội. Dân số tăng làm chi phí chăm
sóc sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực giảm. Thêm vào
đó, diện tích đất nông nghiệp Hải Phòng ngày càng suy giảm do quá trình phát
triển các khu công nghiệp và đô thị hóa. Điều đó tạo ra sức ép lớn về việc làm,
góp phần gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Hải
Phòng. Theo điều tra của Bộ Lao động, thương binh và xã hội năm 2000
15


“Trong tổng số 61 tỉnh, có 4 tỉnh tỷ lệ thất nghiệp ở mức trên 7,34%. Đó là Hà
Nội (7,97%), Thái Bình (7,36%), Hải Phòng (7,36%), Hà Tây (7,43%)…” [65,
tr.68]. Lực lượng lao động đông nhưng phần lớn chưa được đào tạo nghề, phân
bố không đồng đều, chất lượng lao động thấp nên không đáp ứng được đòi hỏi
ngày càng cao của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Do chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu miền Duyên hải, lại là đồng
bằng ven biển nên nguồn gốc đất và quá trình xâm nhiễm mặn xảy ra liên tục.
Những năm 80-90, ở Hải Phòng diễn ra phong trào ngọt hóa đồng ruộng. Sau
nhiều năm nỗ lực cải tạo đất để thâm canh cây trồng, đến nay diện tích đất chua
phèn và phèn mặn của Hải Phòng vẫn còn chiếm 35-40% diện tích đất canh tác,
đòi hỏi chi phí cao về phân bón. Hiện tượng nhiễu động thời tiết: lốc, dông,
bão… xảy ra thường xuyên gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Đây
cũng là một khó khăn thúc đẩy việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp phải chuyển
đổi phương thức canh tác cho phù hợp với đặc điểm này
Ngoài ra, địa hình chia cắt, đất đai manh mún, bình quân đất canh tác trên
nhân khẩu nông nghiệp thấp (bằng 0,41 lần trung bình cả nước); sản phẩm chưa
gắn với thị trường… trong khi đó lao động ở nông thôn dư thừa và việc phát
huy nội lực trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng với tiềm
năng lợi thế cũng là những khó khăn, hạn chế của sản xuất nông nghiệp thành
phố. Vì vậy cần được chỉ đạo tập trung trong thời gian tới để khắc phục đồng
thời khai thác tối đa tiềm lực phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả

cao, bền vững.
1.2. Quá trình thực hiện đổi mới trong nông nghiệp (1986-2000)
1.2.1. Đổi mới nông nghiệp Hải Phòng (1986-1990)
Mùa xuân năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước bước vào
thời kỳ phát triển mới - thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quy mô cả nước.
16


Ra khỏi chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam trên mình đầy thương tích, cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Vừa phải tập trung nguồn lực
khắc phục hậu quả của chiến tranh, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều
kiện bao vây, cấm vận của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ khiến đất nước
Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội trầm trọng đầu những năm
80. Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đều bị đình đốn, lạm phát gia tăng
làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu ăn diễn ra
khắp nơi. Nguyên nhân của tình hình trên là do hậu quả nặng nề của chiến tranh
để lại chưa được khắc phục; việc duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp trong điều kiện kinh tế xã hội có nhiều thay đổi nên đã trở thành lực cản của
quá trình phát triển; nguồn viện trợ từ bên ngoài suy giảm; thêm vào đó, tư
tưởng chủ quan nóng vội, duy ý chí về con đường tiến thẳng lên chủ nghĩa xã
hội bỏ qua những bước quá độ về mặt kinh tế làm cho lực lượng sản xuất không
những không được củng cố và phát triển mà còn bị phá hoại nghiêm trọng.
Giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, Hải Phòng cũng không nằm
ngoài tình trạng trên. Toàn thành phố lâm vào tình trạng thiếu lương thực, thiếu
hàng tiêu dùng mặc dù là một thành phố công nghiệp. Diện đói lan rộng khắp
Hải Phòng, nhất là khu vực nông thôn, có nơi như huyện Vĩnh Bảo, trên 60%
dân số thiếu ăn.
Vào thời kỳ này, sản xuất nông nghiệp của Hải Phòng thuộc loại yếu kém
so với nhiều địa phương trong cả nước. Tình trạng năng suất lúa và thu nhập
thấp dẫn đến người dân không tha thiết với đồng ruộng, với HTX. Hiện tượng

này kéo dài trong nhiều năm. Trước tình hình trên, Thành ủy và UBND xác
định, để tạo bước phát triển đột phá về kinh tế cần “tập trung sức toàn thành
phố tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhiệm vụ hàng đầu là nông nghiệp, ngư
nghiệp, trọng tâm là sản xuất lương thực, thực phẩm”, gắn liền với việc “tăng
cường củng cố HTX, cải tiến quản lý”. Dựa vào lợi thế là một thành phố có
17


công nghiệp tập trung, có cảng lớn, có vùng nông thôn rộng, bờ biển dài và
nhiều hải đảo, Hải Phòng tập trung giải quyết nhiệm vụ trước mắt là khắc phục
tình trạng thiếu lương thực thực phẩm.
Trên tinh thần đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng ra Nghị quyết số
24 (ngày 27-6-1980) nhằm củng cố tổ chức HTX nông nghiệp giúp đẩy mạnh
sản xuất lương thực, thực phẩm. Nội dung cơ bản của Nghị quyết là khoán sản
phẩm đến nhóm xã viên, triệt để tận dụng đất đai, sức lao động, gắn trách nhiệm
người lao động đến sản phẩm cuối cùng. Trước khi có Nghị quyết 24, một số
nơi ở Hải Phòng như Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Đồ Sơn đã xuất hiện cách làm ăn
mới, tự tháo gỡ khó khăn để tìm lối thoát trước thực trạng sản xuất nông nghiệp
và đời sống xã viên sa sút. Các tổ đội, HTX “bí mật” tiến hành chia ruộng,
khoán sản phẩm cho xã viên ở phạm vi một số ít ruộng đất, ruộng sâu, ruộng xa.
Xã Đoàn Xá, huyện Đồ Sơn - đơn vị đầu tiên của Hải Phòng là một trong số ít
địa phương trong cả nước thực hiện phương thức "khoán chui". Ở Kiến An đầu
năm 1980 có tới 75% số HTX trung bình và yếu, lác đác có HTX hoặc tổ đội
sản xuất ở Bắc Hà, Mỹ Đức… khoán sản phẩm “chui” cho xã viên. Sự thành
công của mô hình khoán trong nông nghiệp ở xã Đoàn Xá (Đồ Sơn) được
Thành ủy tổng kết và nhân rộng ra toàn thành phố. Với quyết tâm đổi mới quản
lý kinh tế nông nghiệp, Thành ủy chủ trương chọn sản xuất lương thực làm mũi
nhọn đột phá để đi lên. Trên cơ sở tổng kết sáng kiến của quần chúng, lãnh đạo
thành phố tiến hành làm thử cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và
người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp. Các khâu như thủy lợi, giống

mới, phân bón và kỹ thuật canh tác vẫn do Hợp tác xã đảm nhiệm. Sau đó, được
Trung ương cho phép, Thành ủy chỉ đạo áp dụng rộng rãi hình thức khoán sản
phẩm ở tất cả các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố.
Để ra Nghị quyết 24, Thành ủy tổ chức Hội nghị bàn về khoán hộ tại đình
Chi Lai, xã Trường Thành, huyện An Lão do đồng chí Đoàn Duy Thành, Chủ
18


tịch UBND thành phố chủ trì [16, tr.235]. Nghị quyết 24 của Thành ủy ra đời
kịp thời giải quyết một số vấn đề bức xúc trong nông nghiệp là mô hình hợp tác
xã toàn xã, chính sách cũ, chế độ phân phối sản phẩm theo lao động công nhật.
Quá trình thực hiện Nghị quyết 24, Ban Thường vụ Thành ủy chọn huyện Kiến
An là đơn vị làm thí điểm rút kinh nghiệm. Lãnh đạo thành phố trực tiếp giao
nhiệm vụ cho huyện Kiến An khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết
nhằm giúp cho Thành ủy có cơ sở thực tiễn chỉ đạo chung toàn thành phố. Nghị
quyết 24 đề cập tới nhiều vấn đề lớn: củng cố HTX và đội sản xuất; kiện toàn
đội ngũ cán bộ cơ sở; thực hiện 2 hình thức khoán chủ yếu trong HTX; phát huy
hơn nữa tác dụng điều hành của ban quản lý và tăng cường vai trò lãnh đạo của
cấp ủy Đảng. Việc chọn nông nghiệp là khâu đột phá mở đường cho kinh tế Hải
Phòng phát triển là quyết định đúng đắn, táo bạo, xuất phát từ thực tiễn sinh
động của nông thôn Hải Phòng và tình hình thiếu lương thực, thực phẩm trong
cả nước. Nghị quyết ra đời đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và phù hợp với
quy luật vận động của đời sống thực tiễn. Vụ mùa năm 1980, 15 trong số 21 xã
của huyện Kiến An hoàn thành việc khoán sản phẩm tới nhóm và người lao
động. Trong vụ này, năng suất lúa đạt bình quân toàn huyện gần 22 tạ/ha/vụ,
tăng trên 4 tạ so với vụ mùa 1979. Đầu tháng 10-1980, Thành ủy sơ kết và đánh
giá cách làm về khoán sản phẩm theo Nghị quyết 24 ở Kiến An là thắng lợi.
Cùng vào thời điểm này, đồng chí Vũ Oanh, ủy viên Bộ Chính trị về Hải Phòng
trực tiếp tìm hiểu tình hình ở xã Quốc Tuấn và một số HTX khác trong huyện
An Lão. Đồng chí khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của khoán sản phẩm. Đây

là động thái thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trước nhân dân, dám nhìn thẳng
vào sự thật, dám nghĩ, dám làm của Thành ủy Hải Phòng[16, tr.237]
Nghị quyết 24 của Ban Thường vụ Thành ủy như luồng gió mới khơi dậy
tinh thần lao động hăng say, cần cù của giai cấp nông dân tập thể toàn thành
phố. Sau khi nhận ruộng, người dân lao động hồ hởi đầu tư thêm phân bón, tăng
19


cường áp dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật, phấn đấu vượt khoán nhằm đảm
bảo lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của chính mình. Do đó năng suất lúa
không ngừng tăng lên, năm 1980: 43,34 tạ/ha; năm 1981: 51,32 tạ/ha; năm
1982: 61 tạ/ha; năm 1983: 63 tạ/ha. Tổng sản lượng lúa tăng từ 191.573
tấn/năm vào năm 1980 đến 1983 là 282.671 tấn/năm. Cách mạng trong sản xuất
nông nghiệp ở Hải Phòng bắt đầu từ gieo trồng các giống lúa mới có năng suất
cao đến thay đổi cơ cấu các mùa vụ. Sự thay đổi có tính lịch sử trong nghề
trồng lúa là sự xuất hiện trà lúa xuân trong nông lịch. Lúa xuân bắt đầu thực
hiện ở Hải Phòng từ những năm đầu thập kỷ 60 bằng các giống ngắn ngày cao
cây như các giống lúa Nam ninh, Trà trung tử. Song thực sự phát triển và trở
thành vụ chính từ năm 1986 khi các giống lúa mới thấp cây có tiềm năng sinh
học cao như NN8, chân châu lùn, A3, A4… được đưa vào gieo trồng cho năng
suất cao trong vụ chiêm. Vì vậy, Hải Phòng đã vượt mục tiêu 5 tấn thóc/ha (đạt
trên 6 tấn/ha). Cá biệt, có đơn vị như HTX Tân Liên, Vĩnh Bảo đạt 9 tấn/ha[44,
tr.18]. Thành công này cho phép Thành ủy đưa ra kết luận quan trọng: “Là một
Thành phố công nghiệp, với một vùng nông nghiệp tuy đồng đất chua mặn,
nhưng chúng ta vẫn hoàn toàn có khả năng đưa nông nghiệp tiến nhanh, tiến
vững chắc lên sản xuất lớn XHCN, không những dư sức nuôi trên 70 vạn nhân
khẩu nông nghiệp, với mức sống ngày càng tốt hơn mà còn có thể đóng góp với
Nhà nước ngày càng nhiều lương thực, đủ cung ứng cho trên 50 vạn công nhân,
cán bộ và những người không sản xuất nông nghiệp đồng thời còn có thể đóng
góp một phần quan trọng vào việc xuất khẩu” [17, tr.15]

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn từ các địa phương, trong đó có Hải Phòng,
tháng 1-1981, Ban Bí thư TW Đảng ra chỉ thị số 100 về “Cải tiến công tác
khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong HTX nông
nghiệp”. Đến vụ mùa 1981, 100% HTX của Hải Phòng hoàn thành triển khai
thực hiện các nội dung trong Nghị quyết của Thành ủy. Một số HTX quy mô
20


lớn vượt quá khả năng quản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ được chia tách
thành các HTX nhỏ. Tiếp đó, Nghị quyết 04 (1983) của Thành ủy về “đưa nông
nghiệp Hải Phòng một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong những năm
80” nhằm hoàn thiện cơ chế khoán và từng bước đưa nông nghiệp Hải Phòng
lên sản xuất lớn, toàn diện và phục vụ xuất khẩu. Nghị quyết xác định mục tiêu
phấn đấu của nghề trồng lúa là đưa năng suất lúa lên 8-9 tấn/ha/năm với tổng
sản lượng 400 ngàn tấn vào cuối những năm 80, phấn đấu tự cân đối lương
thực. Cơ chế khoán mới được thực hiện. Trong 5 năm thực hiện khoán sản
phẩm và các biện pháp kỹ thuật, tổng sản lượng lương thực của Hải Phòng tăng
bình quân hàng năm là 11,6% và năng suất bình quân tăng từ 4 tấn/ha/năm lên 7
tấn/ha/năm. Nhờ có khoán sản phẩm, Hải Phòng chuyển hướng nền nông
nghiệp từ chỗ thiếu ăn trong nông dân sang đủ ăn, tự cân đối được 70% nhu cầu
lương thực cho thành phố và có nông sản hàng hóa xuất khẩu. Tính đến năm
1985, lương thực quy thóc bình quân cho một khẩu chung toàn thành phố đạt
251 kg (năm 1980: 186kg), tính riêng khu vực nông thôn đạt 438 kg (năm 1980:
336kg) [45, tr.6]. Cùng với việc hoàn chỉnh dần cơ chế khoán, các hợp tác xã
nông nghiệp mở rộng sản xuất trên cơ sở kế hoạch hóa và hạch toán kinh tế tập
thể, tự mình trang trải các nhu cầu về vốn cho chương trình tái sản xuất mở
rộng kể cả vốn về ngoại tệ. Như vậy, sau khi củng cố và đổi mới quan hệ sản
xuất, tốc độ phát triển của nông nghiệp Hải Phòng nhanh hơn, đời sống của
người nông dân ngày càng được cải thiện. Phần lớn gia đình nông dân có vốn
ban đầu để mua thêm công cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt, trang bị thêm cho gia

đình. Những thành tựu đó dần dần làm thay đổi nhận thức của người nông dân.
Đó là có thể sống và làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Ngay từ những
ngày đầu khoán sản phẩm, Thành ủy xác định “không đầu tư cho nông dân
những cái mà họ có thể làm được, mà phần cơ bản là phải tập trung tạo cho
nông dân những cái họ không thể làm được”[63, tr.13]. Theo tinh thần đó,
21


Thành ủy chỉ đạo dành vốn đầu tư cải tạo đất cho toàn bộ khu vực ngoại thành
gồm đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy nông đầu nguồn kênh mương, bảo đảm
tưới tiêu thông suốt từ đầu mối đến từng thửa ruộng, thau chua, rửa mặn, rửa
phèn, làm ngọt hóa đồng ruộng, bằng thủy lợi. Do đó, từ chỗ đất canh tác bình
quân trên đầu người thấp (gần 600m2/đầu người) lại đến 80% diện tích đất chua
mặn, kỹ thuật canh tác lạc hậu và đời sống người nông dân vô cùng khó khăn,
Hải Phòng đã thực hiện khoán thành công. Bộ mặt nông thôn Hải Phòng có sự
khởi sắc. Thực tế đó cho thấy, việc hoạch định chủ trương và đưa ra các chính
sách đúng đắn đòi hỏi người lãnh đạo phải luôn bám sát cuộc sống thực tiễn sôi
động để nắm bắt quy luật khách quan, kịp thời đề ra chính sách mới hoặc điều
chỉnh chính sách cho phù hợp.
Bên cạnh đó, chủ trương của Thành ủy là phải đưa sản xuất nông nghiệp
Hải Phòng trở thành nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Nhưng thực tế cho thấy
sản xuất nông nghiệp Hải Phòng thời kỳ này tuy không hẳn là tự cấp tự túc song
lại chưa đạt đến trình độ sản xuất hàng hóa. Các huyện Thủy Nguyên, An Hải,
Kiến An quan hệ trao đổi hàng hóa, nhất là hàng hóa nông phẩm tuy có phát
triển hơn so với các khu vực Vĩnh Bảo, Tiên Lãng nhưng nhìn chung, tỷ lệ sản
xuất và trao đổi hàng hóa ở toàn bộ nông thôn Hải Phòng còn thấp. Nông
nghiệp Hải Phòng phải đạt đến trình độ sản xuất hàng hóa thì khi đó mới có thể
loại bỏ tình trạng tự cấp, tự túc, đưa nông thôn phát triển nhanh và bền vững.
Vào cuối những năm 80, khu vực ngoại thành Hải Phòng không những đã tự túc
được lương thực mà còn có lương thực dư thừa bán cho nhà nước. Chỉ tính

riêng năm 1985, nhóm hàng nông sản, thực phẩm chiếm 20,12% tổng kim
ngạch xuất khẩu của thành phố, trong đó rau xanh trên 5.000 tấn, thịt lợn 2.000
tấn. Năm 1986, huyện An Hải xuất khẩu 3 triệu rúp – đôla; huyện Vĩnh Bảo là
huyện nghèo nhất thành phố cũng xuất khẩu được 2,4 triệu, trong khi đó năm
1979 số dư ngoại tệ của cả thành phố chỉ có 19 vạn rúp – đô la. Vốn ban đầu
22


của các huyện ngoại thành còn lớn hơn nhiều so với tổng số vốn của cả thành
phố những năm trước 1980. [63, tr.14 -15]
Hải Phòng cũng là một trong những địa phương đầu tiên ở miền Bắc áp
dụng rộng rãi cơ giới hóa nông nghiệp, nhất là khâu làm đất. Tính chung trong
toàn thành phố, mức độ cơ giới hóa khâu làm đất đạt khoảng 70% (riêng Vĩnh
Bảo khoảng 90%). Với các loại đất không bằng phẳng, khó canh tác bằng kỹ
thuật thủ công như ở Hải Phòng, Thành ủy chỉ đạo đầu tư mua các loại máy
móc phù hợp để thay thế sức lao động cơ bắp và kỹ thuật hóa lao động nhằm
nâng cao năng suất và chuyển một phần lao động nông nghiệp dư thừa sang làm
ngành nghề khác, thực hiện xuất khẩu lao động.
Như vậy, vào những năm 80, nông thôn Hải Phòng đã giải quyết cơ bản
được vấn đề ăn, mặc, ở của nông dân ngoại thành; bộ mặt nông thôn có nhiều
thay đổi căn bản, 80% nhà ngói đã dần thay thế cho những căn nhà tranh vách
đất [63, tr.14 -15].
Mặc dù thành công của Khoán 100 là không thể phủ nhận, nhưng sau một
thời gian thực hiện, khoán 100 mất dần động lực. Đó là tình trạng cào bằng
trong việc phân chia đất đai cũng như trong khâu phân phối, thu nộp sản phẩm.
Lợi ích của người lao động ít được quan tâm khiến nông dân không còn mặn
mà với đồng ruộng. Sản xuất nông nghiệp mang tính độc canh cây lúa. Sản xuất
cung không đủ cầu, giá cả ngày một tăng, đặc biệt năm 1985 cuộc cải cách giá –
lương – tiền có nhiều thiếu sót đẩy nền kinh tế khủng hoảng thêm trầm trọng. Ở
Hải Phòng, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đều đình trệ. Tình trạng

thiếu, nhỡ trầm trọng về vật tư, nguyên liệu, năng lượng dẫn đến sản xuất cầm
chừng. Khối lượng lớn hàng hóa ứ đọng không giải tỏa được. Sản xuất nông
nghiệp xuống dốc do cơ chế khoán đến nhóm và người lao động đã bộc lộ
những hạn chế, làm triệt tiêu dần động lực sản xuất của nông dân. Thị trường
23


×