Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.21 KB, 10 trang )

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường

Nâng cao hiệu quả kinh
doanh là mục tiêu hàng đầu
của các doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường
Bởi:
Học Viện Tài Chính

Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trên
3 lĩnh vực sau:
Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế càng phát triển thì môi
trường cạnh tranh càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Để tồn tại và phát triển được đòi hỏi
các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh và thắng thế trong cạnh tranh, muốn như
thế doanh nghiệp phải nâng cao được hiệu quả. Do đó nâng cao hiệu quả của kinh doanh
là một điều tất yếu.
* Đối với doanh nghiệp
- Muốn tham gia cạnh tranh và thắng thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải trả lời
được các câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Muốn trả lời
được những câu hỏi này doanh nghiệp phải tiến hành hết sức thận trọng, có sự tính toán
kỹ lưỡng và chắc chắn vì hầu hết các nguồn lực của doanh nghiệp, của xã hội là có hạn,
mà nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm hàng hóa
dịch vụ ngày càng cao.
* Đối với người lao động
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ có sự tác động trực tiếp tới đời sống của họ,
nếu như doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao, tạo công ăn việc làm, cuộc sống được
nâng lên nhờ tăng lương, các khoản thưởng, chế độ xã hội, ngược lại nếu như các doanh

1/10




Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường

nghiệp làm ăn không có hiệu quả sẽ có nhiều người lao động bị thất nghiệp, lương thấp
ảnh hưởng tới đời sống của họ.
* Đối với Nhà nước
Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tạo ra nguồn thu cho ngân sách thông qua thuế, làm
giảm gánh nặng cho xã hội do tạo ra công ăn việc làm cho người lao động

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, nó có
liên quan tới tất cả các mặt trong hoạt động kinh doanh, do đó chịu tác động của nhiều
nhân tố khác nhau:
* Nhân tố thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế, thị trường là một trong các yếu tố cơ bản quyết định quá trình tái sản
xuất. Thị trường đầu vào ảnh hưởng tới tính liên tục và tính hiệu quả của sản xuất, còn
thị trường đầu ra quyết định quá trình tái sản xuất và tính hiệu quả trong kinh doanh.
* Nhân tố kỹ thuật và công nghệ
Nhân tố này cho phép các doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành
sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng
lợi nhuận, đảm bảo thực hiện yêu cầu quy luật tái sản xuất mở rộng
* Nhân tố về tổ chức
Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp nhân tố này bảo đảm cho dây chuyền sản xuất
cân đối, cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu tố vật chất trong sản
xuất đó mà góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Nhân tố về quản lý
Nhân tố này tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật
chất trong quá trình kinh doanh, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những quyết định

chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chính xác, kịp thời tạo ra những động lực to
lớn để khuyến khích sản xuất phát triển.
* Nhân tố về lực lượng lao động
Trong doanh nghiệp, lực lượng lao động tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Bằng lao động sáng tạo của con người có thể tạo ra công nghệ mới, thiết bị
máy móc mới, nguyên vật liệu mới… có hiệu quả hơn hoặc cải tiến kỹ thuật nâng cao
2/10


Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường

năng suất hiệu quả kinh tế so với trước. Trong thực tế máy móc hiện đại đến đâu nếu
không có con người sử dụng thì cũng không thể phát huy được tác dụng. Ngược lại nếu
có máy móc thiết bị hiện đại mà con người không có trình độ sử dụng, trình độ kỹ thuật
và trình độ tổ chức quản lý không những tăng được hiệu quả kinh doanh mà còn tốn kém
chi phí bảo dưỡng sửa chữa vì những sai lầm, hỏng hóc do không biết sử dụng gây ra.
* Nhân tố thông tin
Thông tin được coi là đối tượng lao động của các nhà quản trị và nền kinh tế. Để kinh
doanh thành công được trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong nước và quốc tế
đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được nhiều thông tin.
* Nhân tố về vận dụng đòn bẩy kinh tế
Nhân tố này cho phép doanh nghiệp khai thác tới tối đa tiềm năng về lao động, tạo điều
kiện cho mọi người, mọi khâu và các bộ phận trong doanh nghiệp phát huy được đầy đủ
quyền chủ động sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh
Nghiên cứu khảo sát và nắm bắt nhu cầu thị trường
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi giữa người mua và người bán,
sản xuất hàng hóa phát triển một mức độ nào đó sẽ hình thành cơ chế thị trường, cơ chế

thị trường là một mô hình kinh tế xã hội lấy giá trị, giá cả và lợi nhuận làm nền tảng cho
việc điều chỉnh những ứng xử của các tổ chức và cá nhân trong mối quan hệ kinh tế giữa
con người với con người, hoạt động của nó tuân theo quy luật cạnh tranh, dưới sự quản
lý điều tiết của Nhà nước bằng luật pháp và các đòn bẩy kinh tế…
Thị trường là một phạm trù riêng vốn có của sản xuất hàng hóa. Hoạt động cơ bản của
nó được thể hiện thông qua hai nhân tố có mối liên quan mật thiết với nhau:
- Nhu cầu hàng hóa - dịch vụ
- Khả năng cung cấp hàng hóa dịch vụ đó.
Từ thị trường ta xác định được mối tương quan giữa cung và cầu.
Thị trường còn là nơi kiểm nghiệm giá trị của hàng hóa - dịch vụ và biết được hàng hóa
dịch vụ đó có đáp ứng được nhu cầu của thị trường, có được thị trường chấp nhận hay
không.
Trong cơ chế kinh tế hiện nay cạnh tranh là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển kinh tế.
Trên thị trường, các doanh nghiệp đều hoạt động và cạnh tranh với nhau, điều đó đòi hỏi
3/10


Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường

các doanh nghiệp phải nắm bắt nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đầy đủ các thông tin
về thị trường để đưa ra các biện pháp tác động thích hợp tới quá trình kinh doanh của
mình nhằm giành ưu thế trong cạnh tranh. Đó sẽ là điều kiện để cho doanh nghiệp chiến
thắng trong cạnh tranh.
Nhu cầu của thị trường rất đa dạng đòi hỏi phải luôn luôn đáp ứng ngày một cao hơn về
mọi mặt như chất lượng, mẫu mã… Chỉ trên cơ sở nắm bắt chính xác đầy đủ và kịp thời
nhu cầu của thị trường thì doanh nghiệp mới có căn cứ để lập chiến lược kinh doanh,
lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp trên cơ sở căn cứ vào tiềm lực của mình để tổ
chức kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Để nắm bắt được các thông tin thị trường doanh nghiệp cần phải:

- Tổ chức hợp lý việc thu thập các nguồn thông tin từ các loại thị trường
- Phân tích và xử lý chính xác, kịp thời các thông tin đã thu nhập được.
Từ hai bước trên xác định nhu cầu của thị trường mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng.
Việc nghiên cứu khảo sát và nắm bắt nhu cầu thị trường đang phải trả lời được các câu
hỏi sau:
- Những loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với hàng hóa - dịch vụ của doanh
nghiệp
- Giá cả, chi phí và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với nhu cầu về hàng hóa - dịch
vụ của những loại thị trường đó.
Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ xác định cho mình một chiến lược phát triển thị trường
tối ưu, xây dựng phương án kinh doanh giúp cho doanh nghiệp luôn chủ động trong kinh
doanh, xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh, giúp cho
doanh nghiệp có thể hạn chế đến mức tối đa các rủi ro.
Chuẩn bị tốt các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh
Chuẩn bị tốt các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh có ý nghĩa quan
trọng, nó là điều kiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần làm tăng khả năng
hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch và phương án kinh doanh cả về số lượng,
chất lượng và tiến độ thực hiện.
Việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và yếu tố cho quá trình kinh doanh bao gồm:
* Nhân tố đầu vào nguyên vật liệu

4/10


Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường

Nội dung cơ bản nhất của quá trình sản xuất đó là quá trình lao động. Quá trình lao động
làm thay đổi hình dáng, kích thước tính chất hóa lý của đối tượng lao động để tạo ra sản
phẩm công nghiệp với chất lượng càng cao thỏa mãn ngày càng đầy đủ nhu cầu đa dạng

của thị trường. Như vậy, nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất,
trực tiếp cấu tạo nên thực thể của sản phẩm. Mặt khác nhân tố đầu vào của các doanh
nghiệp sản xuất vật chất là nguyên vật liệu. Do đó trong quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp được tiến hành một cách liên tục, không bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành
được.
- Nguyên vật liệu phải đầy đủ vì thiếu nguyên vật liệu dẫn tới các quá trình sản xuất sẽ
bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được.
Việc cung cấp nguyên vật liệu phải kịp thời, điều này sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất
của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.
- Chất lượng của nguyên vật liệu phải đảm bảo vì chất lượng của nguyên vật liệu ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên
vật liệu từ đó dẫn đến hiệu quả của việc sử dụng vốn.
- Chi phí cho nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành, do đó giảm
chi phí nguyên vật liệu tới mức thấp nhất đồng nghĩa với hạ giá thành, tăng khả năng
cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Nguyên vật liệu hay nói cách khác nhân tố đầu vào không những giữ vai trò quan trọng
trong quá trình sản xuất, nó còn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý giá thành
và tài chính trong doanh nghiệp. Vì vấn đề đặt ra đối với yếu tố này trong công tác quản
lý là phải cung ứng đúng tiến độ, số lượng, chủng loại, quy cách và với chi phí thấp
nhất. Chỉ trên cơ sở đó mới đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Nhân tố máy móc thiết bị, công nghệ:
Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt thì nhân tố máy móc thiết bị
và công nghệ có vai trò ngày càng quan trọng và có tính quyết định. Nó có ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Máy móc thiết bị và công nghệ tiến
bộ sẽ làm cho năng suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm tăng, điều đó ảnh hưởng
đến giá thành và khả năng cạnh tranh, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhân tố này cũng tác động đến thị trường, đến người cung cấp, ảnh hưởng tới khách
hàng, đến vị thế cạnh tranh và quá trình sản xuất của doanh nghiệp trên thị trường.
Một yếu tố cũng hết sức quan trọng đó là công nghệ kỹ thuật, các nhân tố về kỹ thuật
công nghệ có vai trò càng quan trọng ngày càng có tính chất quyết định. Nó ảnh hưởng

trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh vì chính nó làm tăng năng suất lao động, tăng chất
lượng sản phẩm do đó ảnh hưởng tới giá thành và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

5/10


Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường

Công nghệ thông tin, tin học tiến bộ cho doanh nghiệp thu thập, xử lý, truyền đạt thông
tin kinh tế xã hội phục vụ cho hoạt động kinh doanh và lưu trữ thông tin từ đó tạo ra các
điều kiện phát triển cho doanh nghiệp.
* Nhân tố lao động
Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trong đó lao động là yếu tố quan
trọng. Muốn cho mọi hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao, cần phải hình thành một cơ
cấu lao động tối ưu trong doanh nghiệp. Cơ cấu lao động tối ưu khi lực lượng lao động
đảm bảo đủ số lượng ngành nghề, chất lượng, giới tính và lứa tuổi, đồng thời được phân
định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bộ phận và các
cá nhân với nhau, bảo đảm mọi người đều có việc làm,mọi khâu, mọi bộ phận đều có
người phụ trách và sự ăn khớp, đồng bộ trong từng đơn vị và trên phạm vi toàn doanh
nghiệp. Cơ cấu lao động tối ưu là cơ sở để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến
hành cân đối, nhịp nhàng liên tục, là cơ sở để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
Mặt khác doanh nghiệp phải xây dựng cho mình các định mức lao động để làm căn cứ
xác định chất lượng sản phẩm, lượng lao động hao phí, không những thế doanh nghiệp
phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
Tổ chức quá trình kinh doanh theo phương án kinh doanh đã đề ra
* Tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ
Trong cơ chế thị trường để tồn tại đứng vững trong điều kiện cạnh tranh, bản thân các

doanh nghiệp ngoài việc tăng sản lượng hàng hóa sản xuất ra còn phải tăng sản lượng
tiêu thụ từ đó tăng lợi nhuận. Sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ được sao cho phù hợp
với quy luật tái sản xuất mở rộng, tăng được sản lượng hàng hóa sản xuất tức là doanh
nghiệp đã tận dụng được các yếu tố lao động, máy móc thiết bị, thời gian và sử dụng
một cách hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu để từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường như vậy sẽ tăng được sản lượng hàng hóa
tiêu thụ
* Giảm chi phí
Trong nền kinh tế có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và vận động theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với cạnh
tranh, muối thắng lợi trong cạnh tranh thì vấn đề giảm một đồng chi phí làm tăng một
đồng lợi nhuận, hơn nữa các doanh nghiệp sẽ quyết định mức sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa tùy theo chi phí và giá bán hàng.

6/10


Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường

Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động
vật hóa và hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp đó bỏ ra để tiến hành hoạt
động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Sự tham gia của các yếu tố sản xuất của
doanh nghiệp có sự khác nhau nó hình thành chi phí tương ứng. Vậy khi các doanh
nghiệp giảm được chi phí sản xuất kinh doanh xuống là đã hạ được giá thành và tăng
khả năng hàng đầu của các doanh nghiệp là phấn đấu giảm chi phí hạ giá thành, tăng lợi
nhuận.
* Tăng năng suất lao động
Việc tăng năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố như chuẩn bị các điều kiện cần
thiết cho quá trình kinh doanh, phát triển trình độ đội ngũ lao động như đào tạo mở lớp

tại doanh nghiệp, cử đi học… tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động vì
lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh, khi lực
lượng lao động có trình độ cao thì có thể khai thác tối đa nguyên vật liệu, công suất máy
móc, thiết bị công nghệ tiên tiến, việc phân công bố trí công việc cho người lao động
phù hợp với trình độ năng lực không những tăng suất mà còn tại ra sự phấn khởi hăng
say và tâm lý tốt cho người lao động.
* Công tác quản trị và tổ chức sản xuất
Đây cũng là vấn đề lớn góp phần nâng cao năng suất lao động. Vì cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp mà thích ứng với môi trường kinh doanh, nhanh nhạy với sự thay đổi của
môi trường, bộ máy của doanh nghiệp phải gọn nhẹ, năng động, linh hoạt giữa các bộ
phận của doanh nghiệp phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chế độ trách
nhiệm tránh sự chồng chéo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, nâng cao
tính chủ động sáng tạo trong kinh doanh thì sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động.
Tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ
Việc tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ sẽ làm cho hàng hóa dịch vụ của doanh
nghiệp lưu thông, không bị ứ đọng, giúp cho vòng quay của vốn lưu động tăng nhanh,
làm giảm chi phí tiêu thụ và do đó lợi nhuận thu được cao dẫn tới tăng hiệu quả kinh
doanh. Muốn vậy phải thực hiện các biện pháp cụ thể để tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp ngày càng tăng.
* Tổ chức kênh tiêu thụ
Doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu thụ phù hợp với doanh nghiệp sao cho có lợi nhất.
- Kênh trực tiếp
Hàng hóa từ doanh nghiệp sản xuất được bán thẳng đến người tiêu dùng. Hình thức
này đảm bảo mối quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giúp doanh
7/10


Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường


nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất để
đáp ứng nhu cầu đó.
- Kênh gián tiếp
Là hình thức trong đó sử dụng trung gian tùy theo số lượng trung gian mà có thể có kênh
tiêu thụ dài hay ngắn khác nhau. Qua việc tiêu thụ bằng trung gian sẽ giúp doanh nghiệp
mở rộng được thị trường, chi phối được thị trường rộng lớn, tăng khả năng cạnh tranh
thông qua lợi thế của trung gian về vị trí đặt cửa hàng, kinh nghiệm tiêu thụ.
* Tổ chức mạng lưới phân phối, khuyến khích đại lý
Để thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ của mình, doanh nghiệp không ngừng mở rộng mạng
lưới tiêu thụ sản phẩm. Với mạng lưới phân phối rộng sẽ giúp cho hàng hóa tới tay người
tiêu dùng một cách nhanh nhất. Mặt khác doanh nghiệp cũng phải có chế độ khuyến
khích các đại lý tự tìm kiếm những khách hàng lớn tại cơ sở của mình.
* Sử dụng các phương pháp hỗ trợ tiêu thụ
Đây là biện pháp góp phần không nhỏ đến kết quả tiêu thụ sản phẩm khiến cho sản phẩm
của doanh nghiệp được nhiều người biết đến và tiêu thụ thường xuyên chính là các hoạt
động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động quảng cáo là hoạt động rất phổ biến trong cơ chế thị trường, hoạt động này
có mục đích tuyên truyền về các sản phẩm, giới thiệu về công ty với mọi người và từ đó
kích thích nhu cầu mua hàng của họ
Đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới bán và giới thiệu các các hội chợ triển lãm, bằng
cách này người tiêu dùng có thể trực tiếp tìm hiểu sản phẩm về doanh nghiệp. Thông
qua đó doanh nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng.
Dịch vụ bán hàng hiện nay được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đặt lên hàng đầu
có thể thực hiện dưới các hình thức như hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng ở xa, cho
những người mua hàng với số lượng lớn. Điều này sẽ khuyến khích các khách hàng mua
nhiều sản phẩm của doanh nghiệp để được hưởng dịch vụ sau khi bán hàng.
Bảo hành, đổi hàng bị hỏng do lỗi kỹ thuật của doanh nghiệp, điều này khiến khách hàng
sẽ yên tâm khi sử dụng các sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất.
Đồng thời khuyến khích việc tăng mức tiêu thụ sản phẩm ở các đại lý bằng những khoản
tiền thưởng khiến cho những người bán hàng của doanh nghiệp càng thêm năng động

tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường mới.

8/10


Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường

Hoạt động hỗ trợ của các doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ tới kết quả tiêu thụ sản
phẩm.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm
Doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới máy móc thiết bị công nghệ để nâng cao chất
lượng sản phẩm đưa ra nhiều mẫu mã của sản phẩm.
Việc hạ giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, hàng hóa
được tiêu thụ nhanh nhờ giá hạ hơn đối thủ, chất lượng sản phẩm lại tốt hơn vì giá đóng
vai trò trong quyết định mua hàng của khách hàng, nó ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ.
- Thực hiện chính sách giá cả có chiết khấu, giảm giá cho các đại lý chi nhánh của công
ty nhằm khuyến khích họ mua lượng hàng lớn và bán được nhiều hàng, tích cực hơn
trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Chính sách giá cả theo thị trường. Tại mỗi khu vực, vùng địa lý khác nhau nên có
những mức giá khác nhau sao cho phù hợp với cùng loại sản phẩm.
- Chính sách giá cạnh tranh: Doanh nghiệp áp dụng mức giá thấp khi muốn xâm nhập
thị trường mới hay muốn cạnh tranh với đối thủ trên thị trường, điều này giúp sản phẩm
tiêu thụ nhanh hơn, khách hàng dễ chấp nhận hơn sản phẩm của doanh nghiệp.
Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường
Để thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội đã định, trong quá trình sản xuất kinh
doanh, mỗi doanh nghiệp phải xác định được cơ cấu sản xuất sản phẩm chính. Đó là cơ
cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, trên cơ sở khả năng của doanh nghiệp
cho phép tối đa hóa lợi nhuận.
Trong điều kiện nhu cầu thị trường rất đa dạng và thường xuyên biến động, tiến bộ khoa

học công nghệ phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp phải được coi là
cơ cấu động, nghĩa là phải liên tục hoàn thiện và đổi mới. Đó là một trong những điều
kiện bảo đảm doanh nghiệp thích ứng với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển.
Đổi mới cơ cấu sản phẩm được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau:
- Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, những sản
phẩm có sức cạnh tranh kém và những sản phẩm không có khả năng tạo ra lợi nhuận
- Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến, hoàn thiện về hình
thức, hoàn thiện về nội dung, tạo ra nhiều kiểu dáng.
- Bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị
trường và xu hướng phát triển của khoa học công nghệ.
9/10


Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường

- Chuyển hóa vị trí các sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp, bằng cách
thay đổi định lượng sản xuất của mỗi loại.

10/10



×