Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cơ sở lý luận của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.2 KB, 3 trang )

Cơ sở lý luận của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở

Cơ sở lý luận của việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Có thể nói quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đát đai luôn là vấn đề quan tâm của bất cứ
một nhà nước nào.
• Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCNVN đã ghi nhận rằng toàn bộ đất đai
trong phạm vi cả nước thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thóng nhất quản lý.
Nhà nước giao đất cho tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Đối với
nước ta sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất năm 1975 cả nước cùng bắt tay
vào xây dựng CNXH. Trong hoàn cảnh mới của đất nước, Hiến pháp cùng với
văn bản pháp luật về đất đai đã được ra đời cho phù hợp với sự phát triển của
đất nước trong tình hình mới.
• Hiến pháp năm 1980 là hiến phấp đầu tiên ra đời sau ngày đất nước độc lập đã
quy định hình thức sở hữu duy nhất đối với đất đai, đó là hình thức sở hữu toàn
dân.
Điều 19 của Hiến pháp đã quy định: “ Đất đai, rừng núi sông hồ, hầm mỏ tài nguyên
thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa cùng các tài sản khác mà pháp
luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân.
Để quản lý đất đai được thống nhất trong cả nước và đúng pháp luật. Khi chưa có luật
đất đai, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định chế độ quản lý đất đai.
- Ngày 10/11/1980, Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị số 229/TTG với nội dung đo
đạc, phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước.
Từ đó có thể thấy rằng, cơ sở lý luận của công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ đựơc
thể hiện thông qua những quy định trong hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai của
nhà nước ta kể từ năm 1980.

1/3




Cơ sở lý luận của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở

- Sau luật đất đai 1993, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản về giao đất, cấp
đất, cho thuê đất sử dụng ổn định lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. và
công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ là nội dung quan trọng
nhất trong công tác quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Trên cơ sở đăng ký, cấp
GCNQSDĐ để từng bước thiết lập và hoàn chình hệ thống tài liệu, hồ sơ về đất đai.
Tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành các văn bản sau:
• Quyết định số 201/QĐ - ĐKTK ngày 14/7/1989 của Tổng cục quản lý ruộng
đất hướng dẫn thi hành quyết định về cấp GCNQSDĐ.
Để đẩy mạnh hơn nữa công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ trong cả nước nhằm đáp ứng
cho yêu cầu phát triển KT – XH. Từ sau luật đất đai năm 1993, Chính phủ và Tổng cục
địa chính đã ban hành các văn bản luật sau:
• Công văn số 1427/CV - ĐK ngày 13/10/1995 của Tổng cục địa chính hướng
dẫn xử lý một số vấn đề về đất đai để cấp GCNQSDĐ
• Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và QSD Đ ở tại đô thị,
ngành địa chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW được giao nhiệm vụ chủ trì
phối hợp với các ban, ngành có kiên quan và chính quyền các cấp ttriển khai
thực hiện NĐ 60/CP trên địa bàn thành phố.
• Và gần đây nhất Luật đất đai 2003 được ban hành ngày 26/11/2003 và có hiệu
lực ngày 01/7/2004. Đây là văn bản có tính hiệu lực cao nhất ở nước ta hiện
nay. Sau luật đất đai 2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định 181 về hướng dẫn
thi hành luật đất đai.
Theo luật đất đai và những hướng dẫn thi hành luật đất đai thủ tục cấp GCNQSDĐ (sổ
đỏ) sẽ đơn giản hơn, rõ ràng hơn, thời gian ngắn hơn, gắn liền với trách nhiệm của từng
cơ quan thực hiện các thủ tục. Nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai giao cho UBND
cấp xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm đất không có tranh chấp nên người dân không
phải tự làm. Trong trình tự, thủ tục cấp sổ đỏ, cán bộ Nhà nước không có quyền bắt dân

phải đi làm bất cứ việc gì, ngoài việc dân phải đi nộp hồ sơ. Các cơ quan nhà nước tự
liên hệ với nhau để phục vụ dân trong việc cấp sổ đỏ. Trong điều kiện không đủ điều
kiện hoặc đủ điều kiện để cấp sổ đỏ thì phải có nghĩa vụ thông báo cho dân biết.
Bộ Tài Chính cùng với bộ Tài Nguyên – Môi Trường sẽ xem xét cơ chế ghi nợ các nghĩa
vụ tài chính trong từng trường hợp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho các hộ dân, khi
số tiền sử dụng đất và các khoản thuế phải nộp vượt quá khả năng của hộ khi làm sổ
đỏ. Nghĩa vụ tài chính khi làm sổ đỏ gồm một hoặc một số loại: tiền sử dụng đất, lệ phí
trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, và có sự khác nhau trong từng trường hợp đất
cấp mới , đất hợp thức hoá, đất nhận chuyển nhượng, đất chuyển mục đích sử dụng.

2/3


Cơ sở lý luận của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở

Như vậy cùng với quyết tâm xoá bỏ thủ tục rườm rà, việc xem xét đến cơ chế ghi nợ
nghĩa vụ tài chính là một bước tiến và nỗ lực khá lớn nhằm tách bạch giữa vấn đề cấp
sổ đỏ và thực hiện nghĩa vụ tài chính. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi cho dân.

3/3



×