Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những quan điểm cơ bản về bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.93 KB, 3 trang )

Những quan điểm cơ bản về Bảo hiểm xã hội

Những quan điểm cơ bản về
Bảo hiểm xã hội
Bởi:
Nông Hữu Tùng

Những quan điểm cơ bản về BHXH
Khi thực hiện BHXH, Các nước đều phải lựa chọn hình thức, cơ chế và mức độ thoả
mãn các nhu cầu BHXH phù hợp với tạp quán, khả năng trang trải và đình hướng phát
triển kinh tế - xã hội của nước mình. Đồng thời, phải nhận thức thống nhất các quan
điểm về BHXH sau đây:
Chính sách BHXH là một bộ phận cấu thành và là bộ phần quan trọng nhất trong
chính sách BHXH
Mục đích chủ yếu của chính sách này nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia
đình họ, khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng
lao động, mất việc làm. Ở nước ta, BHXH nằm trong hệ thống các chính sách và xã hội
của Đảng và Nhà nước. Thực chất, đây là một trong những loại chính sách đối với người
lao động nhằm đáp ứng một trong những quyền và nhu cầu hiển nhiên của con người
, nhu cầu an toàn về việc làm,an toàn lao động,an toàn xã hội v.v... Chính sách BHXH
còn thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản
lý của mỗi quốc gia. Trong một chừng mực nhất định,nó còn thể hiện tính ưu việt của
một chế độ xã hội. Nếu tổ chức và thực hiện tốt chính sách BHXH sẽ là động lực to lớn
phát huy tiềm năng sáng tạo của người lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm BHXH cho người lao
động
Người sử dụng lao động thực chất là các tổ chức, các doanh nghiệp và các cá nhân có
thuê mướn lao động. Họ phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH và có trách nhiệm
thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động mà mình sử dụng theo đúng luật
pháp quy định. Người sử dụng lao động muốn ổn định sản xuất kinh doanh thì ngoài


việc phải chăm lo đầu tư để có thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến còn phải chăm lo tay
nghề và đời sống cho người lao động mà mình sử dụng. Khi người lao động làm việc
1/3


Những quan điểm cơ bản về Bảo hiểm xã hội

bình thường thì phải trả lương thoả đáng cho họ. Khi họ gặp rủi ro, bị ốm đau, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp v.v... trong đó có rất nhiều trường hợp gắn với quá trình
lao động với những điều kiện lao động cụ thể của doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm
BHXH cho họ. Chỉ có như vậy, người lao động mới yên tâm, tích cực lao động sản xuất,
phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng hiệu
quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với BHXH, không
phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp v.v...
Điều đó có nghĩa là mọi người lao động trong xã hội đều được hưởng BHXH như tuyên
ngôn dân quyền đã nêu,đồng thời bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi trợ cấp
BHXH. Người lao động khi gặp rủi ro không mong muốn và không phải hoàn toàn hay
trực tiếp do lỗi của người khác thì trước hết đó là rủi ro của bản thân. Vì thế, muốn được
BHXH tức là muốn nhiều người khác hỗ trợ cho mìnhlà dàn trải rủi ro của mình cho
nhiều người khác thì tự mình phải gánh chịu trực tiếp và trước hết. Điều đó có nghĩa là
người lao động phải có trách nhiệm tham gia BHXH để tự bảo hiểm cho mình.
Tuy nhiên, nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động về BHXH còn tuỳ thuộc vào điều
kiện kinh tế - xã hội, vào các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội ổn định thì người lao
động tham gia và được hưởng trợ cấp BHXH ngày càng đông.
Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào các yếu tố






Tình trạng mất khả năng lao động
Tiền lương lúc đang đi làm
Tuổi thọ bình quan của người lao động
Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

Tuy nhiên, về nguyên tắc trợ cấp BHXH phải thấp hơn lúc đang đi làm, nhưng thấp hơn
cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu.
Quan điểm này vừa phải phản ánh tính cộng đồng xã hội, vừa phản ánh nguyên tắc phân
phối lại quỹ BHXH cho những người lao động tham gia BHXH. Trợ cấp BHXH là loại
trợ cấp thay thế tiền lương. Mà tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả
cho người lao động khi họ thực hiện được những công việc hoặc định mức công việc
nào đó. Nghĩa là, chỉ người lao động có sức khoẻ bình thường, có việc làm bình thường
và thực hiện được nhất định mới có tiền lương. Khi đã bị ốm đau, tai nạn hay tuổi già
không làm việc được mà trước đó có tham gia BHXH thì chỉ có trợ cấp BHXH và trợ
cấp đó không thể bằng tiền lương do lao động tao ra được. Mức trợ cấp bằng hoặc cao
hơn tiền lương thì không một người lao động nào phải có gắng tìm kiếm việc làm và
tích cực làm việc để có lương, mà ngược lại sẽ lợi dụng BHXH để được nhận trợ cấp.
Hơn nữa cách lập quỹ BHXH theo phương thức dàn trải rủi ro cũng không cho phép trả

2/3


Những quan điểm cơ bản về Bảo hiểm xã hội

trợ cấp BHXH bằng lúc đang làm việc. Và như vậy thì chẳng khác gì người lao động bị
rủi ro và qua rủi ro của mình dàn trải hết cho những người khác.
Như vậy, mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang đi làm. Tuy nhiên,
do mục đích bản chất và phương thức BHXH thì mức trợ cấp thấp hơn cũng không thể
thấp hơn mức sống tối thiểu.

Nhà nước quản lý thống nhất chính sách BHXH, tổ chức bộ máy thực hiện chính
sách BHXH
Bởi vì, BHXH là một bộ phần cấu thành các chính sách xã hội, nó vừa là nhân tố ổn
định, vừa là nhân tố động lực phát triển kinh tế - xã hội. Cho nên, vai trò của Nhà nước
là rất quan trọng. Thực tế đã chỉ rõ, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước, nếu không
có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước thì mối quan hệ giữa người lao động và người sử
dụng lao động sẽ không được duy trì bền vững, mối quan hệ ba bên trong BHXH sẽ bị
phá vỡ.
Hơn nữa, BHXH được thực hiện thông qua một quy trình, từ việc hoạch định chính sách,
đảm bảo vật chất đến việc xét trợ cấp v.v... Vì vậy, Nhà nước quản lý toàn bộ quy trình
này, hay có những giới hạn về mức độ và phạm vi.
Trước hết, phải khảng định rằng việc hoạch định chính sách BHXH là khâu đầu tiên và
quan trọng nhất. Sự quản lý của Nhà nước về vấn đề này thể hiện ở việc xây dựng các
dự án luật, các văn bản pháp quy về BHXH và ban hành thực hiện. Sau đó là hướng dẫn,
kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách.
Đối với việc đảm bảo vật chất cho BHXH thì vai trò của Nhà nước phụ thuộc vào chính
sách BHXH do Nhà nước quy định. Có những mô hình về bảo đảm vật chất cho BHXH
do ngân sách Nhà nước cung cấp thì vai trò quản lý Nhà nước là trực tiếp và toàn diện,
nếu nguồn đảm bảo trợ cấp do người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước
đóng góp thì Nhà nước tham gia quản lý.
Để quản lý BHXH, Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu như luật pháp và bộ máy tổ
chức. Nhìn chung, hầu hết các nước trên thế giới, việc quản lý vĩ mô BHXH đều được
Nhà nước giao cho Bộ Lao động hoặc bộ xã hội trực tiếp điều hành.

3/3



×