Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Một sổ biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục tại trung tàm giáo dục thường xuyên tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.65 KB, 76 trang )

21

dân, phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, MỞ
bồi ĐẰƯ
dưỡng coi trọng những người có đức
có tài. [4]
1. Lý do chọn đề tài
Đến
Đảngđại
và hội
Nhà đại
nước
biểu
Việt
toàn
Nam
quốc
coi lần
GD&ĐT
thứ XIlà Đảng
quốc Cộng
sách hàng
sản Việt
đầu nhằm
Nam
(thángcao01/2011)
đã tạo
định
hướng
triển KT-XH
nâng


dân trí, đào
nhân
lực vàphát
bồi dưỡng
nhân tài.2011 - 2020 là: “Phát triển
và nângGiáo
cao dục
chấtđược
lượngcác
nguồn
quốcnhân
gia trên
lực, thế
nhấtgiới
là nguồn
coi như
nhân
chìalựckhoá
chấtđểlượng
mở cửa
cao
là một
đột lai.
pháTrong
chiếnbáo
lược,
yếu tập
tố quyết
định
mạnh

triển nêu
và ứng
vào
tương
cáolà"Học
của cải
nội đẩy
sinh"
của phát
UNESCO
lên
các
dụngnguyên
khoa học,
tắc đêcông
xác nghệ,
định nội
cơ cấu
dunglạicủanền
Giáo
kinhdụctế,vàchuyên
đào tạo,
đổiđãmôchỉhình
rõ 4tăng
trụ
trưởng
là dục:
lợi thế
tranhhọc
quan

nhất,đếbảo
đảm
cho với
phát nhau,
triển học
nhanh,
cột
của và
giáo
họccạnh
để biết,
để trọng
làm, học
sống
chung
để
tự
hiệu
khắng
quả định
và bền
mình.vững”, “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đối mới
căn bảnĐẻtoàn
diệnđịnh
nền vai
giáotròdục
theo hướng
chuẩn
hiệnmới,
đại ngay

hóa,
khắng
củaViệt
giáoNam
dục trong
giai đoạn
cáchhóa,
mạng
từ
xã Nghị
hội hóa,
quyết
dânTrung
chủ hóa
ương
và 2hộikhóa
nhậpVIII
quốccủatế,Ban
trongchấp
đó, hành
đổi mới
Trung
cơ chế
ươngquản
Đảng

giáo dục,
đội(tháng
ngũ nhà
giáo và CBQL

khâu then
cộng
sản phát
Việttriển
Nam
12/1996)
đã nêulà“Giáo
dục chốt”[5].
là quốc sách hàng đầu,
đầu tư Chỉ
cho thị
giáo
40-CT/TW
dục là đầu
của tư
bancho
Bí phát
thư Trung
triển”. ương
Bên cạnh
Đảng đó,
về về
việcđịnh
xây hướng
dựng,
nâng cao
ngũ nhàĐảng
giáo tavàcũng
cán bộ
giáo dục

đã tựu
nêu đạt
rõ:
chiến
lượcchất
phátlượng
triển đội
GD&ĐT,
đã quản
chỉ rõlí những
thành
được
“...mụccùng
tiêuvới
xâysựdựng
yếu kém
đội ngũ
cả về
nhàquy
giáo
mô,vàcơcán
cấubộvàQLGD
đặc biệt
được
là chất
chuẩn
lượng,
hoá hiệu
đảm
bảo của

chất GD&ĐT
lượng, đồng
bộ trong
về cơnhững
cấu, đặc
biệt nhân
là nâng
caoyếu
bảnkém
lĩnhđóchính
trị,
quả
mà một
nguyên
của sự
là công
tác
phâm
quản
chấtlý lối
thiếu
sống,
hiệulương
quả. tâm,
Nghị tay
quyết
nghề
đã của
chỉ rõ:
nhà “Hiện

giáo; thông
nay sựqua
nghiệp
việc GD&ĐT
quản lí,
phát triển
có giữa
hiệu yêu
quả cầu
sự nghiệp
giáotriến
dục quy
đê nâng
cao chất
đang
đứngđúng
trướcđịnh
mâuhướng
thuẫnvàlỏn
vừa phát
mô GD&ĐT,
vừa
lượngphải
đàogấp
tạo rút
nguồn
nângnhân
cao lực,
chắt đòi
lượng

hỏiGD&ĐT,
ngày càng
trong
caokhicủakhảsự năng
nghiệp
và công
điều
nghiệp
hóa,
hiện
đại
hóa
đât
nước”
[2].
kiện đáp ứng yêu cầu còn hạn chế. Đó là mâu thuẫn trong quá tình phát triến,
những Một
thiếu trong
sót chủ
cácquan,
giải nhất
pháplàthực
yếu hiện
kém về
đổiquản
mới lýQLGD
đã làmđãcho
nêumâu
trong
thuẫn

chiến
đó
lược phát
“Xây
thựckém
hiệnnày
chuẩn
độicũng
ngũ đã
CBOL
ngày
càng triển
thêm giáo
gay dục
gắt”.là Để
khắcdụng
phụcvàyếu
Nghịhóa
quyết
chỉ

giáocần
dục,
phải
đàolàm:
tạo “Đôi
và bồimới
dưỡng
cơ chế
thường

quảnxuyên
lý, bồi
đội dưỡng
ngũ CBOL
cán bộ,
giảosắp
dụcxếp
cácchan
cấp
về kiến
kỹ năng
vàmáy
rènGD&ĐT”.
luyện phâm
chỉnh
và thức,
nâng cao
năng quản
lực củalýbộ
[3] chất dạo đức; đồng thời điều
chỉnh, sắp
Đại xếp
hội lại
đại cán
biểubộ
lầntheo
thứ yêu
IX của
cầu Đảng
mới phù

xác họp
địnhvói
tiếp
năng
tục lực
đối và
mớiphấm
côngchất
tác
của từng
người
cán
bộ; xây
dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản
lý các Giáo
cấp: Vững
dục THCS
vàng là
về một
chính
cấptrị,học
gương
quan mẫu
trọngvềcủa
đạohệđức,
thống
trong
giáosạch
dụcvềquốc
lối

dân, làcócầu
giáođộng
dục thực
trungtiễn,
học gắn
phốbó
thông,
trung
sống,
trí nối
tuệ,của
kiếngiáo
thứcdục
vàtiểu
nănghọc
lựcvàhoạt
với nhân


3

học chuyên nghiệp, cấp học này nhằm giúp học sinh hình thành nhân cách nền
tảng của con người mới xã hội chủ nghĩa, có học vấn phổ thông cơ sở, những
hiểu biết ban đầu về kỹ thuật về một số nghề nghiệp có thể đi vào cuộc sống
lao động, học nghề hoặc tiếp tục học lên trung học phố thông.
Giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng ở tỉnh Thanh Hóa trong
những năm gần đây có nhiều thành tựu trên tất cả các mặt. Đội ngũ CBQL nhà
trường, đặc biệt là CBQL trường THCS đã có những bước tiến bộ, tuy nhiên so
với yêu cầu mới cần phải có một đội ngũ CBQL trường THCS có đủ phẩm
chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, năng lực quản lý ở một tầm cao mới, đảm

đương được nhiệm vụ được giao và những mục tiêu đặt ra. Chính vì vậy việc
bồi dưỡng nâng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL trường THCS trong giai
đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa được thành lập theo
Quyết định số: 1847/QĐ-CT ngày 06/6/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh
Hóa với nhiệm vụ chính là: Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ quản lý, năng lực
quản lý cho đội ngũ CBQL trường Mầm non, Tiểu học và THCS. Tuy nhiên,
trong thời gian qua công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL
trường Mầm non, Tiểu học và THCS đang thực hiện theo chương trình của Bộ
GD&ĐT ban hành tại quyết định số 3481/GD-ĐT năm 1997: thực chất chương
trình này rất nặng về lý thuyết, phần thực hành nghiệp vụ quản lý, tình huống
quản lý trường học tại TT GDTX tỉnh còn hạn chế, không phát triển năng lực
quản lý trường học trong thực tiễn, các kỹ năng quản lý nhà trường ít được chú
trọng. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề
tài “Một sổ biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo
dục tại Trung tàm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đe xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác
bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa.


4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cúu
3.1. Khách thế nghiên cứu
Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TT GDTX cấp Tỉnh.
3.2. Đoi tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại Trung tâm
GDTX tỉnh Thanh Hóa.
3.3. Phạm vi nghiên cúu

- Đe tài tập trung nghiên cứu công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho
đội ngũ CBQL (bao gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) các trường THCS tại
Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa.
- Đề tài tổ chức khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng tại Trung
tâm GDTX tỉnh trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại Trung tâm GDTX tỉnh Thanh
Hóa sẽ có chất lượng nếu xác định đúng và thực hiện đồng bộ các biện pháp
quản lý có cơ sở khoa học, có tính khả thi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ
QLGD tại các TT GDTX Tỉnh.
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD
cho đội ngũ CBQL các trường THCS tại TTGDTX tỉnh Thanh Hóa.
5.3. Đe xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số biện pháp quản
lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL các trường THCS
tại TTGDTX tỉnh Thanh Hóa.
6. Phương pháp nghiên cúu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích- tống hợp, phân loại- hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên
quan đến đề tài đê xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.


5

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiên
Phương pháp điều tra, lấy ý kiến chuyên gia, tống kết kinh nghiệm giáo
dục về quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL các
trường THCS tại TTGDTX tỉnh Thanh Hóa nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn của
đề tài và tổ chức thăm dò về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý

được đề xuất.
6.3. Phương pháp thong kê toán học đê xử lý các số liệu thu được.
7. Đóng góp mói của luận văn
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận vể quản lý công tác bồi
dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TTGDTX cấp Tỉnh; Làm rõ thực trạng quản lý
công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại TTGDTX tỉnh Thanh Hóa; Chỉ ra một
số biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng
nghiệp vụ QLGD tại TTGDTX tỉnh Thanh hóa.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho
đội ngũ CBQL các trường THCS tại TTGDTX tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ
QLGD cho đội ngũ CBQL các trường THCS tại TT GDTX tỉnh Thanh Hóa.


6

Chương 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nen giáo dục nước ta đã và đang từng bước phát triển vững chắc. Cùng
với sự phát triển của hệ thống giáo dục nước nhà, công tác bồi nghiệp vụ
QLGD cho đội ngũ CBQL cũng từng bước ổn định và phát triển. Trong những
ngày đầu, công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL nói chung và bồi dưỡng đội ngũ
CBQL cho các trường THCS nói riêng chưa đặt ra, nhưng việc lựa chọn những
nhà giáo có tài, có đức để làm công tác QLGD đã được coi trọng đặc biệt.
Từ những năm 1956, 1957 Đảng và Nhà nước đã tiến hành đào tạo - bồi

dưỡng cán bộ quản lí giáo dục với các chương trình khác nhau như chương
trình kiến thức quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, chương trình bồi dưỡng
nghiệp vụ theo chuyên đề; nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu khoa học kỹ thuật,
kinh tế, văn hóa - xã hội.
Tại Thanh Hóa, năm 1966, thực hiện Thông tư số 46/TT-ĐTBD ngày
01/09/1964 của Bộ Giáo dục về công tác đào tạo CBQL và giáo viên, Ty giáo
dục đã có quyết định thành lập Trường Bồi dưỡng giáo viên do Ty giáo dục
trực tiếp quản lý. Từ những ngày đầu thành lập cho đến ngày giải phóng Miền
Nam thống nhất Tố quốc, Trường bồi dưỡng giáo viên Thanh Hóa đã hoàn
thành nhiệm vụ chính trị của mình: đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL có
đú năng lực, phẩm chất trong giảng dạy và quản lí giáo dục.
Năm 1986, nhằm đáp ímg nhiệm vụ đối mới đất nước, Trường Cán bộ
quản lý giáo dục Thanh Hóa được thành lập theo quyết định số 974/QĐ ngày
17/10/1986 của Ưỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa mà tiền thân là Trường Bồi
dưỡng giáo viên.
Năm 1993, thực hiện Nghị quyết số 109/ HĐBT (Nay là Chính phủ)
ngày 12/04/1991 về việc "sắp xếp tố chức biên chế hành chính sự nghiệp" của
Hội đồng Bộ trưởng ngày 12/04/1991 và chỉ thị số 225/CT ngày 01/08/1991 về


7

việc "tổ chức sắp xếp lại mạng lưới các trường trong hệ thống giáo dục quốc
dân", Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thanh Hóa trở thành Khoa cán bộ quản lí
giáo dục của trường Cao đắng sư phạm Thanh Hóa.
Năm 1997, Trường Đại học Hồng Đức được thành lập theo quyết định
số 797/TTg ngày 24/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập các
trường Cao đắng Sư phạm, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Cao đắng Y tế của
tỉnh Thanh Hóa. Ban giám hiệu trường ra quyết định thành lập Trung tâm cán
bộ quản lý với 15 cán bộ giáo viên, chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Ban

Giám hiệu nhà trường.
Tháng 6 năm 2003, do nhu cầu cần có một Trung tâm Giáo dục thường
xuyên cấp tỉnh nhằm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời kì công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa các hình thức
và loại hình đào tạo của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, Trung tâm Giáo dục
thường xuyên cấp tỉnh Thanh Hóa ra đời trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Trung
tâm bồi dưỡng cán bộ quản lý (Đại học Hồng Đức), Trung tâm Giáo dục thường
xuyên (Đại học Hồng Đức) và Trung tâm Bồi dưỡng Giáo dục (Sở Giáo dục và đào
tạo Thanh Hóa), thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quyết định số 1847/QĐ-CT của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Trung tâm Giáo dục
thường xuyên tỉnh. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa giao nhiệm vụ
bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Mầm Non, Tiểu học và Trung học cơ sở cho Trung
tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh.
Chương trình bồi dưỡng lúc này có nhiều nội dung như: Bồi dưỡng trình
độ, nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL, bồi dưỡng trình độ giáo viên với các
hệ khác nhau: tập trung, bán tập trung và hệ vừa làm vừa học. Trường sư phạm
bồi dưỡng đã biên soạn và cho xuất bản cuốn “Những bài giảng về quản lý
trường học” cuốn sách chứa các nội dung và đề cập đến vấn đề lý luận quản lý
trường học, mục tiêu quản lý trường học, tính chất nhà trường phổ thông
XHCN, cơ cấu tổ chức nhà trường THCS.


8

ơ nước ngoài cùng thời gian này có cuốn sách “Những vấn đề về quản
lý trường học” chủ biên P.V.Zimin, Kondakôp; do (trường Quản lý giáo dục
Trung ương 1, xuất bản năm 1985). Từ đó, các trường Quản lý giáo dục ở các
địa phương đã sử dụng các cuốn sách này để làm giáo trình giảng dạy.ỊT 1]
- Đào tạo cán bộ quản lỷ chuyên nghiệp:
Khổng Tử cho rằng cán bộ quản lý chuyên nghiệp phải hiểu biết sâu sắc

về con người và lịch sử xã hội. Ông đã đề cập tới tính phức tạp của hoạt động
quản lý và ông đã thành công trong việc đào tạo cán bộ quản lý chuyên nghiệp
thể hiện trong tư tưởng chính sau đây:
Không nên quá chú ý đến cơ chế, chính sách quản lý mà tập trung chú ý
đến vấn đề con người trong việc tuyển chọn các nhà quản lý. Ông cho rằng
quản lý không phải là năng lực bẩm sinh mà là một năng lực có thê học tập đê
chiếm lĩnh được, vấn đề đào tạo cán bộ quản lý phải thông qua các giai đoạn
như. Tu thân, Te gia, Trị quốc, Bình thiên hạ. Việc Tu thân, Te gia phải được
học tập ngay ở chương trình phổ cập. Những người học hết chương trình phổ
cập này nếu học giỏi sẽ được học thêm Lục nghệ, chỉ sau khóa học nâng cao
này mới được làm cán bộ quản lý. Những người như thế dù làm quan hay
không làm quan đều được gợi là kẻ sĩ và nếu có tài đức cao hơn thì gợi là Quân
tử.
Prederiek Winslow Tay lor (1856 - 1915) tác giả của "The sienthife
Prỉnciples of management” (1991) - là một trong những người đầu tiên khởi
công việc hình thành lý luận quản lý hiện đại. Đưa ra 4 nguyên tắc cơ bản để
quản lý một cách khoa học:
I Nghiên cứu khoa học mỗi yếu tố của một công việc được xác định
phương pháp tốt nhất để hoàn thành;
+ Tuyển chọn công nhân cẩn trọng, huấn luyện họ hoàn thành nhiệm vụ
theo các phương pháp đã chọn;
+ Hợp tác đầy đủ và toàn diện với công nhân;


9

+ Phân công công việc và trách nhiệm rõ ràng.
- Tư tưỏng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ COI ý
thức và năng lực chính trị của nhân dân phải là sản phẩm của hoạt động quản
lý, tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của nhân dân. Người nói:

“Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân
dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia vào công việc
Nhà nước” mà ngày nay thể hiện tư tưởng đó là khẩu hiệu: “Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra”, về lựa chọn cán bộ lãnh đạo, Người cho rằng: “Người
cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được
nhiệm vụ vẻ vang. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không đào tạo
nhân dân được”.
Tư tưởng đạo đức của người cán bộ là lời nói phải đi đôi với việc làm,
nêu gương làm việc tốt, đấu tranh và khắc phục thói hư tật xấu. “Quần chúng
chỉ quý trọng những người có tư cách đạo đức, muốn hướng dẫn nhân dân
mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.
Tu dưỡng, rèn luyện trong sự nghiệp phục vụ nhân dân là cơ sở quan
trọng nhất đê trau dồi đạo đức cách mạng. Nhưng một việc quan trọng khác
không kém phần quan trọng là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống chủ
nghĩa quan liêu, xâm phạm lợi ích của nhân dân. Người nói: “Một dân tộc, một
Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, sự hấp dẫn lớn, không nhất
định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng
dạ không trong sáng nữa, nếu rơi vào chủ nghĩa cá nhân”.
Đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ quản lý đang được Đảng ta quan tâm
hàng đầu, phát triển nguồn nhân lực có đầy dủ phẩm chất và năng lực đáp ứng
đòi hỏi của CNH, HĐH đồng thòi phát huy yếu tố đoàn kết, huy động sức
mạnh toàn dân tạo thành một khối thống nhất vững chắc đưa dân tộc Việt Nam
trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.


10

Như vậy, điểm qua lịch sử nghiên cứu đã cho thấy công tác bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS đã được nhiều nhà khoa học quan

tâm sâu sắc. Tuy nhiên, đến nay việc nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp
quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại một TTGDTX cấp tỉnh thì
vẫn đang bỏ ngỏ.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, trải qua nhiều giai đoạn,
con người đều cần phải hoạt động lao động đế tồn tại và phát triển. Công việc
có hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, cũng từ khi con người biết phân công, hợp
tác trong lao động. Từ đây xuất hiện một loại hoạt động đặc biệt, đó là sự chỉ
huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý,...giúp người đímg đầu phối hợp nỗ
lực các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong tổ chức đạt được mục
tiêu đề ra. Hoạt động lao động đặc biệt đó được gọi là hoạt động quản lý.
Quản lí là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội. Do đối tượng quản lí phong phú, đa dạng tuỳ thuộc vào từng
lĩnh vực hoạt động cụ thể, từng giai đoạn phát triẻn của xã hội mà có những
cách hiểu khác nhau về quản lí.
Theo từ điến tiếng Việt: “Quản lí là trông coi và giữ gìn theo những yêu
cầu nhất định”. [ 15]
Nhiều tác giả quan niệm: Quản lí là sự tác động vừa có tính khoa học,
vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt được các mục tiêu.
Khi nói về vai trò của quản lí trong xã hội, o.v. Kozlova và I.N.
Kuznetsov định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có mục đích đến những tập thể
con người đê tổ chức và phối họp hoạt động của họ trong quá trình sản xuất”.

[8]
Theo lý luận của chủ nghĩa Mac-Lênin, QL xã hội một cách khoa học là
sự tác động có ý thức của chủ thế quản lý đối với toàn bộ hay những hệ thống


11


khác nhau của hệ thống xã hội, trên cơ sở vận dụng đúng đắn những quy luật
và xu hướng khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và
phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra. [14].
Theo Harold Koonl, trong tác phâm “Những vấn đề cốt yếu của quản lý”
đã được dịch ra tiếng Việt của nhà xuất bản KH - KT Hà Nội 1994: “Quản lý
là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm
đạt được các mục đích của nhóm”. [6].
Với cách tiếp cận ấy, Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác
động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người
lao động nói chung là khách thê quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu
dự kiến”. [12].
Theo giáo trình “Tâm lý học trong quản lý Nhà nước” (1993) tác giả
Mai Hữu Khuê: “Hoạt động quản lý là một dạng lao động đặc biệt của người
lãnh đạo mang tính tống hợp các loại lao động trí óc, liên kết bộ máy quản lý
thành một chỉnh thể thống nhất, điều hòa phối hợp các khâu các cấp quản lý
hoạt động nhịp nhàng đạt hiệu quả cao”. m
Có thẻ chỉ ra những nét đặc trưng cơ bản của công tác quản lý hệ thống
xã hội:
- Quản lý là một loại hình hoạt động đặc biệt, một quá trình tác động qua
lại giữa người với người.
- Quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật huy động và sử
dụng các nguồn lực.
- Quản lý nhằm tập hợp mọi người mọi cấp tạo ra sự hợp tác giữa cá
nhân và toàn xã hội trong việc tố chức thực hiện kế hoạch và mục tiêu đã đề ra.
Như vậy, có thể hiểu quản lý là một quá trình tác động có định hướng,
có tổ chức của chủ thể quản lý đến khách thê quản lý, nhằm sử dụng có hiệu
quả các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức đế đạt được mục tiêu đặt ra trong
điều kiện biến động của môi trường.



12

*Các chức năng quản lý
Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý đặc biệt, thông qua đó
chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu
nhất định.
Nhiều nhà khoa học quản lý đã thống nhất về các chức năng quản lý có
bản: chức năng kế hoạch hoá; chức năng tổ chức cấu trúc; chức năng chỉ đạo
(bao gồm cả điều chỉnh, phối họp); chức năng kiểm tra đánh giá (bao gồm cả
thanh tra, kiểm tra, kiểm kê).
- Chức năng kế hoạch
Đây là chức năng cơ bản đầu tiên của quản lý, nó bao gồm xác định các
mục tiêu và xây dựng các chương trình hành động, các bước đi cụ thể để thực
hiện mục tiêu đó trong khoảng thời gian nhất định của hệ thống quản lý.
Xác định mục tiêu là khâu đầu tiên của chức năng kế hoạch, vì mục tiêu
là đích cần đạt được mà mọi hoạt động của tổ chức phải hướng tới. Các nhà
quản lý có thể xác định một cách tốt nhất số lượng các mục tiêu xuất phát từ
bản chất công việc của hệ thống. Như vậy, mục đích của kế hoạch là hướng
mọi hoạt động của tổ chức vào các mục tiêu đê tạo khả năng đạt mục tiêu có
hiệu quả nhất và cho phép nhà quản lý kiêm soạt được quả trình thực hiện các
nhiệm vụ.
Thực hiện chức năng kế hoạch sẽ tạo ra tầm nhìn chiến lước cho các nhà
quản lý, giúp họ lựa chọn những biện pháp đúng đắn phù hợp với nguồn lực
của hệ thống sao cho hiệu quả nhất. Chức năng kế hoạch cũng là căn cứ để
hình thành và thực hiện các chức năng: tổ chức, chỉ đạo, kiếm tra
- Chức năng tô chức
Chức năng tổ chức là xác định một cơ cấu, sắp xếp nguồn nhân lực theo
những hình thức nhất định để thực hiện tốt mục tiêu đề ra. Cơ cấu nêu rõ về vai
trò, nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận trong hệ thống với sự tham gia thực

hiện của những người làm việc với nhau phải thực hiện vai trò và chức năng,


13

nhiệm vụ đó. Chức năng tố chức đảm bảo cho sự thành công hay thất bại của
hệ thống quản lý.
- Tổ chức làm cho các chức năng khác thực hiện có hiệu quả.
- Từ khối lượng công việc của hệ thống QL mà sắp xếp nhân lực họp lý.
- Tạo điều kiện cho hoạt động tự giác, sáng tạo của các thành viên trong
tổ chức, tạo nên sự đoàn kết, phối họp làm việc của mọi người trong hệ QL.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho kiêm tra, đánh giá.
Một tổ chức được coi là hiệu quả khi nó được áp dụng để thực hiện các
mục tiêu của hệ thống QL với chi phí cho hoạt động của hệ thống là thấp nhất.
- Chức năng chỉ đạo
Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ
của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao. Thực chất
đó là quá trình tác động và ảnh hưởng của chủ thê quản lý tới đối tượng quản
lý nhằm biến những yêu cầu chung của tố chức thành những mục tiêu của từng
cá nhân. Do vậy chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc
thực hiện các mục tiêu quản lý góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả cao
trong mọi hoạt động. Chỉ đạo không chỉ là giao việc cho cấp dưới mà cần có sự
hướng dẫn, kích thích động viên và luôn theo dõi, giám sát, giúp đỡ để có những
uốn nắn, điều chỉnh kịp thời.
Việc cần thiết trong quá trình chỉ đạo của người quản lý là tạo điều kiện
thuận lợi về vật chất cũng như tinh thần nhằm giúp cho đối tượng quản lý phát
huy hết khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
- Chức năng kiêm tra, đánh giá
Chức năng kiểm tra có hên quan đến mọi cấp quản lý để đánh giá đúng
kết quả hoạt động của hệ thống, đo lường được các sai lệnh nảy sinh trong quá

trình hoạt động so với kế hoạch đã có từ đó có những điều chỉnh, uốn nắn và
xử lý kịp thời. Kiểm tra là tai mắt của quản lý, là quá trình nhà quản lý thu thập
được nhiều thông tin về quá trình hoạt động của tố chức. Vì vậy, chức năng


14

này cần được tiến hành thường xuyên và có sự kết hợp linh hoạt nhiều hình
thức kiẻm tra: Kiểm tra lường trước, kiểm tra trọng yếu, kiêm tra trực tiếp,
kiểm tra gián tiếp, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra từ trên xuống,
V.V..

Trong suốt quá trình phát triên của khoa học quản lý, có nhiều trường
phái khác nhau đã hỉnh thành và phát triển trong từng giai đoạn khác nhau. Các
lý thuyết quản lý hay quan điẻm quản lý ra đời đều hướng tới việc giải quyết
các vấn đề do thực tiễn quản lý đặt ra. Sự quản lý có hiệu quả chỉ đạt được trên
cơ sở của sự vận dụng sáng tạo các lý thuyết quản lý vào những tình huống cụ
thể trong mỗi tổ chức.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là sự điều hành, điều chỉnh và
phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đấy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo
yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường
xuyên trong xã hội, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho
mọi người; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo
dục được hiểu là sự điều hành, điều chỉnh hoạt động của toàn bộ hệ thống giáo
dục quốc dân được thực hiện bởi các cơ quan QLGD của Nhà nước nhằm thực
hiện mục tiêu năng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hoàn
thiện nhân cách công dân.
Hệ thống giáo dục, mạng lưới nhà trường là bộ phận kết cấu hạ tầng
xã hội, do vậy, quản lý giáo dục là quản lý một loại quá trình kinh tế xã hội

nhằm thực hiện đồng bộ, hài hoà sự phân hoá xã hội đê tái sản xuất sức lao
động có kỹ thuật phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Nguyễn Ngọc Quang, vấn đề cốt lõi của quản lý nhà trường, quản
lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học, có tổ chức được các hoạt động dạy
học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục; tức là cụ thê hoá đường lối giáo dục của


15

Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của
đất nước. [13]
Có thê đưa ra khái niệm quản lý giáo dục theo 2 cấp độ: Quản lý hệ
thống giáo dục và quản lý trường học
ơ cấp độ quản lý hệ thống giáo dục có thê hiểu: Quản lý giáo dục là
những tác động có hệ thong, củ ý thức, hợp quy luật của chủ thế quản lý ở các
cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thong giảo dục nhằm đảm bảo
cho hệ thong giáo dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng
cả về so lượng cũng như chắt lượng.
Hay: Quản lỷ giáo dục là sự tác động liên tục, cỏ tô chức, có hướng đích
của chủ thế quản lý lên hệ thong giảo dục nhằm huy động, tô chức, điều phổi,
giám sát...một cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động
phục vụ cho mục tiêu phát triền giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triến kinh tế xã hội
Một cách khác: Ouản lý giảo dục là hệ thong những tác động cỏ chủ
đích, cỏ kế hoạch, hợp qui luật của chủ thế quản lý đến tập thế giáo viên, nhân
viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lưọng xã hội trong và ngoài nhà
trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.
1.2.3. Bồi dưỡng
Xã hội luôn vận động và phát triển, con người tất yếu phải thích nghi với
thực tiễn. Để tham gia lao động ngày càng có hiệu quả con người cần nâng cao

hên tục khả năng của bản thân trước yêu cầu ngày càng phức tạp của sự phát
triển xã hội, nghề nghiệp và cá nhân. Nhân cách của con người được hình
thành trong suốt cuộc đời của mỗi người. Chính vì vậy mà việc học tập của con
người như cuốn sổ không có trang cuối. Lê-nin đã dạy “Học, học nữa, học
mãi”. Học đế làm kinh tế, học để biết cách tổ chức xã hội, học để biết cách
sống ngày càng tốt hơn, làm cho đất nước và xã hội ngày càng phát triển.


16

Bồi dưỡng: Là quá trình cập nhập, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ
để nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của người lao động qua 1 hình thức
đào tạo nào đó nhằm đáp ímg yêu cầu một lĩnh vực hoạt động mà họ tham gia.
Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao năng lực nghề nghiệp chỉ diễn ra khi cá
nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hay kỹ năng chuyên môn
nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng các yêu cầu hoạt động nghề nghiệp.
Như vậy, bồi dưỡng là quá trình làm biến đổi nhận thức, hành vi của con
người thông qua việc học tập một cách có hệ thống, có mục đích nhằm lĩnh hội
tri thức, kỹ năng, nâng cao năng lực cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của
tổ chức, xã hội.
1.2.4. Nghiệp vụ quản lý giáo dục
Mọi quá trình QLGD đều phải trả lời được ba câu hỏi:
- Quản lý nhằm đạt được mục tiêu gì?
- Nó phải tác động vào những yếu tố nào?
- Nó tác động bằng những biện pháp nào đê đạt được mục tiêu đặt ra?
Để trả lời được ba câu hỏi đó, ngoài những kiến thức khoa học về QL
và QLGD, người CBQL còn phải nắm vững các vấn đề về phương pháp và kỹ
thuật thực hiện các chức năng QL, việc cải tiến và áp dụng những thành tựu
mới của khoa học QL, các phương pháp hiện đại để hoàn chỉnh và nâng cao
hiệu quả của QL...(quy trình, kỹ thuật lập kế hoạch, quy trình xác định mục

tiêu và ra quyết định, phương pháp thu thập, xử lý, bảo quản, lưu trữ thông
tin, quy trình lưu chuyển thông tin quản lý, công tác cán bộ, quy trình thực
hiện kiêm tra, tổng kết, phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý...).
Như vậy, có thể hiểu nghiệp vụ QLGD là công việc chuyên môn của
nghề quản lý, bao gồm các kiến thức và kỹ năng về: Công tác kế hoạch hóa,
công tác tổ chức thực hiện kế hoạch, công tác chỉ đạo, công tác kiểm tra,
công tác thông tin trong quá trình quản lý giáo dục.


17

1.2.5. Quản lý công tác bồi dưỡng
Quản lý công tác bồi dưỡng là hệ thống tác động có hướng đích của chủ
thể quản lý các cấp đến các thành tố của công tác bồi dưỡng, từ đó công tác
này vận hành hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra.
Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng có thể xem xét qua các cách tiếp
cận sau đây:
- Theo các chức năng quản lý - đó là Lập kế hoạch bồi dưỡng: Tố chức
thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng: Kiểm
tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.
- Theo quan diêm hệ thống - nội dung quản lý công tác bồi dưỡng có thê
là: quản lý các yếu tố đầu vào của công tác bồi dưỡng (con người; tài chính;
phương tiện; thông tin); quản lý quá trình bồi dưỡng và quản lý kết quả bồi
dưỡng.
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng cách tiếp cận theo các chức năng
quản lý.
1.2.6. Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng
- Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành giải quyết một vấn đề cụ
thể.
- Biện pháp quản lý là cách làm, cách thức thục hiện tiến hành giải

quyết công việc nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
- Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng là cách làm, là cách thức tiến
hành giải quyết những vấn đề khó khăn, cản trở của nhà quản lý trong công
tác bồi dưỡng nhằm thực hiện được các mục tiêu đặt ra của công tác này.
1.3. Một số vấn đề về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại Trung tâm
GDTX cấp Tỉnh.
1.3.1. Nhiệm vụ của Trung tàm GDTX cấp Tỉnh
- Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:


18

+ Chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của người học, cập nhật kiến
thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,...
- Điều tra nhu cầu người học trên địa bàn, xác định nội dung học tập,
điều chỉnh chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.
- Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiêm về tổ chức và hoạt động nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển giáo dục thường xuyên.
- Tổ chức liên kết đào tạo.
Riêng nhiệm vụ bồi dưỡng CBQL hiện nay trên toàn quốc, chỉ có TT
GDTX tỉnh Thanh Hóa và TT GDTX tỉnh Thái Nguyên là được ƯBND tỉnh và
Sử GD&ĐT giao nhiệm vụ: Bồi dưỡng CBOL.
1.3.2. Mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức to chức công tác
bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD tại Trung tàm GDTX cấp Tỉnh
1.3.2. ỉ. Mục đích của công tác bồi dưỡng
Bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD nhằm giúp cho đội ngũ CBQL phát triển và
trang bị thêm những năng lực cần thiết, phù họp để thực hiện tốt các yêu cầu
hoạt động nghề nghiệp thông qua việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về
quản lý trường học, nâng cao năng lực về lãnh đạo và quản lý nhà trường trong

môi trường có nhiều thay đổi, biết gắn tầm nhìn với hành động, phát huy
những giá trị của tổ chức và xã hội theo định hướng đối mới căn bản và toàn
diện GD&ĐT, nâng cao chất lượng GD&ĐT phục vụ công cuộc đổi mới phát
triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD bao gồm kiến thức, kỹ năng
cần thiết để thực hiện các công việc quản lý nhân sự, quản lý tài chính, tài sản,
quản lý hoạt động dạy học hay đào tạo, quản lý công tác kiểm tra đánh giá...
giúp người học có được các kiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng với yêu cầu
thực hiện công việc đó. Mọi kiến thức được trang bị trong chương trình bồi
dưỡng đều liên quan đến khả năng thực hiện một công việc chuyên môn cụ thể,


19

chương trình bồi dưỡng còn bao gồm rất nhiều tình huống hoạt động thực tiễn
cụ thể nhằm giúp học viên tổng hợp được các kiến thức đê vận dụng vào thực
tiễn quản lý một cách khoa học.
1.3.2.2. Nội dung bồi dưõng
a) Bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ QLGD
- Các chủ trương và các văn bản chỉ đạo đổi mới giáo dục phố thông;
- Nghiệp vụ dạy học các môn học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng;
- Xây dựng kế hoạch dạy học khoa học; phân công giảng dạy hợp lý;
- Chỉ đạo thực hiện hiệu quả đối mới PPDH bằng những việc làm phù
hợp điều kiện, hoàn cảnh mỗi nhà trường;
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học để đảm bảo hoạt động dạy học
thực hiện đúng các yêu cầu cơ bản;
- Tạo động lực cho giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học hướng tới
chất lượng.
b) Bồi dưỡng các kỹ năng QLGD
Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia. Trong

đó việc xây dựng một đội ngũ các nhà quản lý giáo dục hiện đại có tầm vóc
quốc tế là một yêu cầu cực kỳ quan trọng. Các nhà trường là nền tảng cốt lõi
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong trong bối cảnh có
nhiều thay đối theo xu hướng hội nhập. Câu hỏi đặt ra: những phâm chất, kỹ
năng cần có ở một nhà quản lý hiện đại là gi?
- Kỹ năng lãnh đạo quản lý
Kỹ năng phân tích và dự báo
- Kỹ năng xác định Tầm nhìn chiến lược
- Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động
- Kỹ năng tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ
- Kỹ năng quản lý hoạt động dạy học
- Quản lý tài chính và tài sản nhà trường


20

- Kỹ năng ứng xử và giao tiếp
- Xử lý thông tin và năng lực tư duy...
1.3.2.3. Phưong pháp bồi dưỡng
Ngoài các phương pháp dạy học truyền thống (nhóm phương pháp trực
quan, dùng lời, thực hành) trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cần hết
sức coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, sáng tạo cho người học:
hướng dẫn họ cách nhận diện và phân tích vấn đề đế tìm cách giải quyết phù
hợp với thực tiễn luôn thay đổi.
Nhiều nghiên cứu đã khắng định trong dạy học các chuyên đề bồi dưỡng
về QLGD việc sưu tầm, thiết kế các tính huống học tập là rất cần thiết và dạy
học thông qua giải quyết tính huống rất hiệu quả.
- Nội dung lý thuyết nên trình bày cô đọng và hướng dẫn học tập qua
việc trả lời các câu hỏi mấu chốt đê người học nắm được các kiến thức cốt lõi.
- Với nội dung phát triển kỹ năng: tăng cường thảo luận, làm bài tập

thực hành, giải quyết tình huống, đóng vai, nghiên cứu trường hợp... Xây
dựng các mô hình, quy trình hay hướng dẫn các thao tác cụ thể để người học
tìm được sự hên hệ giữa kiến thức với việc thực hiện, vận dụng linh hoạt kiến
thức vào giải quyết vấn đề nêu ra phù hợp với bối cảnh, nhờ đó có được các kỹ
năng cần thiết.
- Thực hiện dạy học tích cực đê học viên học tập chủ động và học qua
trải nghiệm thực tế. Trong thực tế khi giảng dạy, người học quan tâm nhiều
đến việc tố chức cho họ thảo luận, trao đối về những thuận lợi, khó khăn và
thực trạng quản lý ở cơ sở; xác định những công việc cần làm và cách làm
trong thực hiện quản lý từng lĩnh vực cụ thể. Sau trao đổi, học viên cho rằng
vai trò của giảng viên tổng hợp, khái quát, hệ thống lại những vấn đề cốt lõi từ
quá trình thảo luận và giới thiệu thêm những vấn đề cần thiết, cung cấp kinh
nghiệm một số điến hình khác trong nước và quốc tế đế người học học tập và
vận dụng là rất quan trọng. Nếu giảng viên làm tốt điều này học viên sẽ rất


21

hứng thú và đánh giá cao. Hơn nữa những ý kiến của học viên trao đổi trên lớp
ở khoa trước giảng viên nên chọn lọc tống hợp lại đê bổ sung nội dung thực
tiễn cho khóa học sau.
1.3.2.4. Hình thức tô chức bồi dưõng
Hiện nay, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho giáo viên theo qui
định của Bộ GD&ĐT có các hình thức:
+ Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ
+ Bồi dưỡng chuyên đề QLGD
+ Bồi dưỡng tập huấn các chương trình theo dự án...
Đẻ thực hiện các hỉnh thức bồi dưỡng này, hiệu trưởng cần chủ động xây dựng
kế hoạch đế cử hay yêu cầu CBQL và giáo viên “nguồn” tiếp cận tham gia theo tìmg
nội dung cụ thể.

Các kế hoạch cần đề ra các yêu cầu và biện pháp cụ thế để thực hiện, có
sự hỗ trợ thiết thực, tạo điều kiện để CBQL và giáo viên “nguồn” có thể tham
gia, cùng với việc kiêm tra đôn đốc và đánh giá nghiêm túc đê việc bồi dưỡng
đạt chất lượng và hiệu quả.
1.3.2.5. Đánh giá kết quả bồi dưỡng
Đê tiến hành đánh giá được kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cần
nắm vững qui trình các bước đánh giá (xem Sơ đồ 1.1)
Các cấp độ đánh giá bao gồm: cấp độ 1: Phản ứng của học viên về khóa
học; Cắp độ 2: Mức độ thu nhận kiến thức / kỹ năng; cấp độ 3: Thay đôi hành
vi; Cấp độ 4: Đánh giá tác động lên tô chức.
Các hình thức đánh giá: bằng phỏng vấn “Tác dộng của khoả học đến
công việc”, yêu cầu giáo viên, CBVC trình bày lại danh mục kiến thức / kỹ
năng chính được cung cấp trong khoá học hoặc phỏng vấn sâu “Tác động của
khoá học đến hiệu quả công tác giáo dục”. Có thể kiểm tra bằng hệ thống câu
hỏi trắc nghiệm khách quan sau mỗi module của quá trình học tập. Cho học
viên làm bài tập tình huống hay báo cáo thu hoạch dưới dạng đề án vận dụng


22

vào hoạt động cụ thể trong quản lý trường học/ cơ sở giáo dục của mình. Kết
hợp tự kiếm tra, đánh giá với kiêm tra, đánh giá của giảng viên và cơ quan
quản lý trực tiếp (Sở Giáo dục và Đào tạo).

Sơ đồ 1.1: Các bước đánh giá đào tạo, bồi dưõng nghiệp vụ ỌLGD
- Đánh giá từng cá nhân về các tiêu chí sau:
+ Phâm chất: Đảm bảo các yêu cầu về phẩm chất chính trị và đạo đức
nhà giáo.
+ Năng lực. Có khả năng thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ được
giao.

- Yêu cầu về trình độ, nghiệp vụ QLGD đối với đội ngũ CBQL các
trường:
+ Nhà giáo đạt chuẩn giáo viên
+ Nhà lãnh đạo đạt chuẩn Hiệu trưởng
+ Nhà quản lý đạt chuẩn nhà quản lý nhà trường
Như vậy, đối mới phương thức bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD bằng cách
đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng, kết hợp hợp lý các phương pháp dạy
học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; thực hiện bồi
dưỡng theo hướng phát triển với cách thức chung là cung cấp cho CBQL cách
học, cách tư duy đế họ chủ động tìm được cách giải quyết vấn đề phù họp với


23

thực tiễn cơ sở giáo dục luôn biến đổi sẽ giúp CBQL phát triển các năng lực
thực hiện tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.
1.4. Nội dung quản lý công tác bồi duỡng nghiệp vụ QLGD tại TTGDTX
cấp Tỉnh
1.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL
Muốn làm tốt công tác xây dựng kế hoạch người lãnh đạo TT GDTX
cấp Tỉnh cần phải:
- Xác định trạng thái xuất phát về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà
trường, kỹ năng quản lý và chỉ đạo chuyên môn, kỹ năng và chất lượng quản
lý tài chính, tài sản công,., của đội ngũ CBQL các trường THCS trong tỉnh và
những phân tích sư phạm về trạng thái đó.
- Xác định nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD, tôn trọng nhu cầu, lợi
ích và khả năng của đội ngũ CBQL các trường THCS, nhiệm vụ và các mục
tiêu của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD ở TT GDTX cấp Tỉnh
- Xây dựng hệ thống biện pháp tối ưu đê thực hiện mục tiêu bồi dưỡng
đã xây dựng, không xác lập chương trình quá xa rời công việc quản lý.

- Lập chương trình hoạt động cho công tác bồi dưỡng nghiệp VỊ1 QLGD
cho đội ngũ CBQL các trường THCS tại TT GDTX cấp Tỉnh; coi trọng công
việc tổ chức tham quan, học tập kinh nghiêm ở các trường trong và ngoài tỉnh
trong khóa học
- Thông qua tập thể sư phạm, tạo được sự thống nhất và trình cấp trên.
- Điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch bồi dưỡng như:
+ Sát mục tiêu bồi dưỡng
+ Sát đối tượng bồi dưỡng
I Sát nhu cầu bồi dưỡng
+ Sát khả năng bồi dưỡng
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng


24

Trong chu trình quản lý đây chính là giai đoạn thực hiện hóa ý tưởng đã
được kế hoạch hóa. Chính là sự sắp đặt một cách khoa học những con người,
những công việc một cách hợp lý để mỗi người đều thấy hào hứng đế công
việc diễn ra trôi trảy, sự phối hợp các tác động thành phần tạo ra tác động tích
hợp, hiệu quả cao. Như vậy tổ chức chính là nhân tố sinh thành ra hệ toàn vẹn
và tạo ra cái gọi là hiệu ứng tổ chức. Trong công tác này người quản lý của
các TT GDTX cấp Tỉnh cần phải thực hiện được các hoạt động sau:
a) Thông báo kế hoạch bồi dưỡng, chương trình hành động đã được
xây dựng đến từng bộ phận, nhà trường, các cá nhân có liên quan đê cho moi
bộ phận, thành viên tự giác chấp hành kế hoạch và tự nguyện hành động theo
kế hoạch.
Muốn vậy nhà quản lý của TT GDTX cấp Tỉnh phải trình bày, phân
tích, thuyết phục và động viên kích thích, nêu lên những viễn cảnh của việc
hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng đã xây dựng, huy động sức mạnh của các tổ
chức cá nhân có liên quan đê họ nỗ lực hành động, góp phần thực hiện kế

hoạch bồi dưỡng với chất lượng cao nhất.
b) Xác định cấu trúc bộ máy quản lý cồng tác bồi dưõng: Bố trí sắp đặt
các bộ phận và các cá nhân cho đúng người đúng việc, quy định chức năng,
quyền hạn cho từng người, từng bộ phận có tính đến năng lực của từng người
cũng như những khó khăn mà họ có thể có.
c) Tiếp nhận và phân phổi các nguồn lực theo cấu tnìc bộ mảy dã xây
dimg: Hàng năm, từ đầu năm học Trung tâm được Sở GD&ĐT Thanh Hóa
giao chỉ tiêu bồi dưỡng CBQLGD của tường cấp học như: Mầm Non, Tiểu
học và Trung học cơ sở. Từ việc giao chỉ tiêu về bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý
giáo dục, ngành phân bố chi tiêu nguồn vốn chương trình mục tiêu dành cho
giáo dục hoặc theo chương trình dự án;


25

Sở Tài chính giao, phân bổ hạn mức kinh phí theo tổng biên chế, bộ
máy được giao cố định trong 3 năm. Nguồn kinh phí hạn mức ngân sách tỉnh
được cấp về đon vị để phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.
d) Xác lập cơ chế phổi hợp giữa các bộ phận và các thành viên, thiết
lập các moi quan hệ quản lý, các cơ chế thông tin, xác định mức độ can thiệp
khỉ cần thiết
1.4.3. Cliỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
Chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của
người lãnh đạo trong quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vào việc
thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà
trường diễn ra trong kỷ cương trật tự.
Người chỉ đạo, điều khiển hoạt động của bộ máy, là người quyết định
thành công hay thất bại của hoạt động chung của bộ máy. Cán bộ lãnh đạo,
chỉ huy là trung tâm trong quản lý và là người biến các quyết định quản lý
thành hiện thực. Nếu quyết định đúng, tố chức chỉ huy thực hiện không tốt,

quyết định kém hiệu quả dẫn tới hiệu quả quản lý kém.
Nội dung của việc chỉ đạo bao gồm:
a) Chỉ huy, ra lệnh nhằm làm cho các bộ phận, cũng như hoạt động
của toàn bộ trung tâm GDTX diễn ra thuận lợi theo đủng chương trình và đạt
được mục tiêu mong muốn
- Phân công giảng viên giảng dạy theo chuyên đề, hướng dẫn thực tế
trong và ngoài tỉnh, nghiên cứu viết tiểu luận hoàn thành khóa học;
- Mời giáo viên thỉnh giảng báo cáo các chuyên đề thực tiễn;
- Xây dựng tiêu chí đánh giá và tổ chức kiểm tra đánh giá khách quan
trong quá trình bồi dưỡng.
b) Động viên, hích thích thường xuyên và kịp thời bằng những lòn khen,
những câu khích lệ khi họ gặp khó khăn, cần thiết có sự khen thưởng bằng
vật chất.


26

- Kịp thời khích lệ động viên, khi cán bộ, giảng viên có yếu tố sáng tạo
khi thực hiện chuyên đề;
- Tạo điều kiện về tài liệu, nội dung chương trình cho cán bộ, giáo viên.
c) Theo dõi và giám sát quả trình thực hiện mục tiêu:
- Luôn theo dõi, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên,
giảng viên theo kế hoạch đã xây dựng;
- Điều chỉnh, sữa chữa, can thiệp kịp thời đế đạt được mục tiêu trong
quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.
1.4.4. Kiếm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
Bao gồm:
- Kiểm tra, đánh giá việc chuẩn bị cho công tác bồi dưỡng
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung,
phương pháp và hình thức bồi dưỡng...theo kế hoạch xây dựng.

- Kiếm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo các chỉ tiêu đặt ra trong kế
hoạch.
Việc kiêm tra nếu được thực hiện tốt, đánh giá được một cách chính
xác việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng sẽ giúp cho người lãnh đạo thấy được
những gì còn tồn tại, thấy được những cái mới trong cái quen thuộc, những
vấn đề mà thực tế đặt ra cần phải giải quyết...giúp lãnh đạo điều khiến tối ưu
hoạt động bồi dưỡng của Trung tâm.
Công tác kiểm tra, đánh giá được thể hiện qua các nội dung sau;
I Xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra rõ ràng.
+ Xây dựng các chuẩn đánh giá thích hợp.
+ Phối hợp các phương pháp, hình thức kiểm tra có hiệu quả.
+ Đánh giá trạng thái kết thúc của công tác bồi dưỡng, xác định chính
xác mức đô đat đươc so với muc tiêu đã đăt ra.


×